Xem mẫu

  1. 604 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP, DOANH NHÂN HÂI PHÒNG TRƯỚC YÊU CÆU CÁCH MÄNG CÔNG NGHIỆP 4.0 PGS.TS Nguyễn Thanh Tú Tạp chí Văn nghệ Quân đội ThS. Đào Thị Ngân Huyền Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội Tóm tắt: Lịch sử đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước nói chung, nhất là qua hai cuộc kháng chiến vệ quốc gần đây và công cuộc đổi mới hiện nay đã chứng minh tính cách Hải Phòng, người Hải Phòng thông minh, sắc sảo, mạnh mẽ, kiên cường, táo bạo, nhạy bén, lãng mạn. Hai doanh nhân lớn tiêu biểu cho tính cách Hải Phòng là Bạch Thái Bưởi và Nguyễn Sơn Hà. Kinh tế tư nhân đang là điểm tựa của nền kinh tế Việt Nam. Văn hoá kinh doanh là tài sản vô hình của doanh nghiệp, là nền tảng, là bệ đỡ để doanh nghiệp phát triển. Căn cứ vào các yếu tố địa văn hoá - chính trị, vào đặc trưng con người Hải Phòng, vào hình mẫu hai doanh nhân, vào đặc trưng cách mạng công nghiệp 4.0 và bối cảnh kinh tế - xã hội – văn hoá hôm nay, bài viết đưa ra 5 giải pháp xây dựng và phát triển doanh nghiệp, doanh nhân Hải Phòng. Từ khoá: Văn hoá doanh nghiệp, Doanh nhân, Hải Phòng, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Cách mạng 4.0. BUILDING AND DEVELOPING BUSINESS CULTURE AND HAI PHONG BUSINESSMEN IN THE COMMANDS OF 4.0 INDUSTRIAL REVOLUTION Abstract: The history of struggle, building and protecting the country in general, especially the two past nation- protecting battlesof Vietnam nearby and the present renovation has proved Hai Phong characteristics, Hai Phong people are intelligent, astute, strong, consistent, reckess, flexible and romantic. The two great businessmen representing Hai Phong characteristics are Mr Bach Thai Buoi and Mr Nguyen Son Ha. Private economy has been the fulcrum of Vietnam economy. Business culture has been the invisible property of business, the basis, the pedestal in order to develop business. Basing on politics situation, the character of Hai Phong people, the sample of the two great businessmen, the character of 4.0 industrial revolution and the present background of economy- society- culture, this articles suggests five solutions of building and developing business and businessmen of Hai Phong. Keywords: Business culture, Businessmen, Hai Phong, Mr Bach Thai Buoi, Mr Nguyen Son Ha, 4.0 industrial revolution.
  2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 605 I. ĐẶT VÇN ĐỀ Trên Diễn đàn kinh tế tư nhân do Chính phủ và Ban Kinh tế trung ương đồng chủ trì ngày 02/5/2019 cho biết đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân hiện chiếm 42,1% GDP cả nước, tốc độ tăng trưởng cao hơn mức chung của nền kinh tế cùng năm (6,81%). Kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể hiện chiếm 26% giá trị xuấ khẩu, 34% giá trị nhập khẩu, đóng góp 32,26% vào ngân sách Nhà nước năm 2017, 38,2% năm 2018. Như vậy Kinh tế tư nhân đang là điểm sáng, là điểm tựa của nền kinh tế Việt Nam. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1.Văn hoá doanh nghiệp, doanh nhân thế giới và Việt Nam-Cái nhìn khái lược. Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp, doanh nhân đến nay không còn là mới nhưng vẫn luôn là thời sự, nhất là cả thế giới chuẩn bị bước vào cuộc cách mạng 4.0 thì những yêu cầu, nội dung, bài học, giải pháp mới mẻ vẫn là cấp thiết. Xu hướng chung của giới nghiên cứu văn hoá trên thế giới hôm nay định nghĩa văn hoá là tất cả những gì (vật chất và tinh thần) do con người sáng tạo ra. Sáng tạo tức là đã mang tính giá trị. Và hầu như tất cả thừa nhận vai trò lớn lao của văn hoá: là nền tảng tinh thần của xã hội; là mục tiêu, là động lực của sự phát triển xã hội; vừa là linh hồn vừa là hệ điều tiết sự phát triển xã hội. Văn hoá kinh doanh là một khía cạnh của văn hoá. Hiểu từ ý nghĩa phổ quát nhất của khái niệm văn hoá đã nói ở trên thì có thể hiểu văn hoá kinh doanh là hệ thống các giá trị văn hoá do chủ thể kinh doanh tạo ra để xây dựng bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp mình. Nhìn từ góc độ yếu tố đơn vị cơ sở, thì văn hoá doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các quan điểm, các biểu tượng, các quy định ứng xử…tạo thành điểm tựa phát triển cho doanh nghiệp đó. Nhìn từ góc độ quản lý, nhân lực thì văn hoá doanh nhân là hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm của người lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp. Người phương Đông thường khoanh các giá trị này vào bốn yếu tố: tâm, tài, trí, đức. Trên thế giới người Mỹ quan tâm đến vấn đề văn hoá doanh nghiệp hơn cả. Năm 1996 tác giả Richard D. Lewis viết When Cultures Collide – Managing successfully across cultures nghiên cứu những khác biệt văn hoá trong quản trị doanh nghiệp. Năm 2000 tác giả John R. Boatright viết cuốn Ethics and the Conduct of Bussiness bàn nhiều về sự trung thực trong kinh doanh. Năm 2002 các tác giả O.C. Ferrell, John Fraedrich, Linda Ferrell cho xuất bản Business Ethics, Ethical Decision Making and Case bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm của doanh nghiệp, văn hoá doanh nghiệp. Gần đây tác giả Richard R. Gesteland xuất bản Cross-Cultural Business Behavior: Negotiating Seling, Sourcing and Managing Across Cultures (2005)…lưu tâm đến vai trò bệ đỡ văn hoá, phát huy những nét dị biệt văn hoá trong phát triển doanh nghiệp… Ở Việt Nam khi kinh tế thị trường mở ra thì văn hoá doanh nghiệp mới bắt đầu được chú ý. Một số hội thảo văn hoá và kinh doanh được tổ chức. Năm 1996 Nhà xuất bản Khoa học xã hội tổ chức cuốn Văn hoá và kinh doanh do GS Phạm Xuân Nam chủ biên được ấn
  3. 606 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP hành. Đây có thể coi là cuốn sách đầu tiên về văn hoá doanh nghiệp, từ đó đến nay vẫn được coi là cuốn “gối đầu giường” của nhiều doanh nhân. Chúng tôi đặt vấn đề mang tính cập nhật hơn: Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp, doanh nhân Hải Phòng trước yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0. Phạm vi khảo sát cụ thể hơn ở địa danh Hải Phòng. Nhưng mô hình thì cổ điển, từ những hình mẫu tiêu biểu (cụ thể là hai trường hợp doanh nhân Bạch Thái Bưởi và Nguyễn Sơn Hà). Yêu cầu đặt ra của bài viết là căn cứ vào đặc trưng cách mạng 4.0, vào đặc trưng văn hoá và thực tiễn doanh nghiệp Hải Phòng, lấy hình mẫu hai doanh nhân tiêu biểu của Hải Phòng làm hệ quy chiếu để tìm ra những giải pháp phát triển. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang là vấn đề trung tâm của thế giới. 2. Nhận thức về thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Nhân loại đã đi qua 3 cuộc cách mạng khoa học lớn, Cuộc cách mạng công nghiệp (1784) phát minh ra động cơ hơi nước. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (cuối thế kỷ XIX) với sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (những năm 1960) phát minh ra bóng bán dẫn, điện tử, vệ tinh, máy tính, điện thoại, Internet… Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra từ những năm 2000. Năm 2013, thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” chính thức xuất hiện. Thực ra đặc trưng Cách mạng 4.0 vẫn đang còn tranh luận ở ngay các nước phát triển. Về cơ bản có thể coi đó là cuộc cách mạng dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất để tạo ra 3 công nghệ nền tảng là điện toán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big Data) và chuỗi khối (Blockchain). Ba vấn đề cơ bản của cách mạng 4.0 là dữ liệu lớn, tự động hoá và mô phỏng hoá. Một là, việc sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu trên các thiết bị siêu máy tính nên dễ dàng có những dữ liệu lớn và phân tích chính xác làm tiền đề cho những kế hoạch kế tiếp. Hai là, việc ứng dụng phổ biến các robot tự động hóa vào quá trình sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ. Ba là, việc phản ánh thế giới tự nhiên sẽ thông qua mô hình ảo (máy móc, thiết bị, sản phẩm, con người). Những khâu sản xuất tiếp theo trong thế giới ảo sẽ được điều chỉnh trước khi trở lại thực tế, nhờ vậy sẽ giảm thiểu thấp nhất thời gian lắp đặt máy móc và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhìn từ mô hình trên nét lớn của cách mạng 4.0 ta cũng thấy những xu thế phát triển mới và những thách thức được đặt ra. Đó là những phát triển vượt bậc và những thay đổi lớn về kinh tế, văn hoá, xã hội. Một là, lực lượng lao động trí thức của nền kinh tế tri thức đúng nghĩa sẽ thay thế lực lượng lao động thông thường của nền kinh thế dựa vào vật liệu. Các sản phẩm sẽ mang hàm lượng tri thức lớn, có giá trị cao. Hai là, thị trường lao động sẽ phân hoá sâu sắc, khả năng thất nghiệp cao, kể cả những lao động có học vấn nhưng thiếu kỹ năng thích ứng. Phân hoá tầng lớp nhanh hơn, giàu nghèo càng rõ ràng, bất bình đẳng trong xã hội sẽ ngày một phức tạp thêm. Vấn đề giảm nghèo và phát triển toàn diện là ưu tiên cơ bản. Ba là, mô
  4. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 607 hình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội sẽ đi theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu đang và sẽ diễn ra gay gắt. Bốn là, vấn đề việc làm, tuyển dụng và đào tạo sẽ thay đổi căn bản, toàn diện nhiều lĩnh vực, kể cả làm thay đổi cách nghĩ, lối sống, phương thức làm việc và quan hệ của con người trong mọi hoạt động xã hội. Như vậy sẽ có những thách thức mới. Thách thức lớn nhất là đào tạo con người đáp ứng với sự phát triển mạnh mẽ, nhảy vọt của khoa học kỹ thuật. Sẽ có những ngành nghề chưa từng có trước đó sử dụng công nghệ chưa từng phát minh. Hệ luỵ về khủng hoảng xã hội như thất nghiệp căng thẳng, phân cực giàu nghèo sâu sắc. Con người ngày càng dời xa các giá trị văn hoá truyền thống. Nguy cơ tụt hậu càng rõ với các nước chậm phát triển. Nước nghèo chịu sự chi phối, phụ thuộc nước giàu. Văn hoá doanh nghiệp hiển nhiên chịu sự chi phối của cả một nền văn hoá, do vậy không thể không tìm hiểu đặc trưng văn hoá Hải Phòng, phải tìm hiểu tâm lý, tính cách con người Hải Phòng, lấy đó làm điểm tựa để soi vào văn hoá doanh nghiệp Hải Phòng có nét gì riêng. 3. Đặc trưng văn hoá, con người Hải Phòng. Theo chính sử, Nữ tướng Lê Chân là người đầu tiên sáng lập ra mảnh đất Hải Phòng. Bà quê làng An Biên, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là thôn An Biên, xã Thủy An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Là người có nhan sắc, lại giỏi võ nghệ và có tài thơ phú nên Thái thú Tô Định nhà Hán đòi cưới Bà làm thiếp. Dĩ nhiên bị cự tuyệt, Tô Định hèn hạ trả thù bằng cách giết cha mẹ Bà. Lê Chân bỏ quê đến vùng An Dương (cửa sông Cấm) lập trang trại, chiêu mộ trai tráng ở các vùng lân cận rồi luyện binh đợi ngày đuổi giặc. Năm 40, khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa, Bà Lê Chân đem theo binh lính hưởng ứng và được cử làm Nữ tướng quân tiên phong, lập nhiều chiến công… Có thể từ đó con người Hải Phòng thừa hưởng tính cách của bậc tiên hiền, vừa mềm mại, nữ tính lại vừa giàu ý chí, kiên quyết, “hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu” (lời một bài hát). Như vậy, Hải Phòng không phải là vùng đất cổ mà do quá trình bồi tụ tự nhiên đã hình thành một vùng đất “địa linh nhân kiệt” nổi tiếng. Đã trải qua hàng ngàn năm, nay vẫn còn lại một quần thể di tích lịch sử văn hóa Tràng Kênh - Bạch Đằng minh chứng sống động về những chiến công oanh liệt của cha ông ta chống giặc ngoại xâm. Năm 938, anh hùng dân tộc Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng khép lại 1.000 năm thống trị của phong kiến phương Bắc, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự chủ cho nước ta. Năm 981, cũng trên sông Bạch Đằng, vua Lê Đại Hành chống quân Tống xâm lược bảo vệ nền độc lập chủ quyền của dân tộc. Năm 1288, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn với trận Bạch Đằng lần thứ ba đã đập tan dã tâm xâm lược của đế chế Nguyên Mông. Lịch sử anh hùng đã đi vào tâm lý, tính cách không chịu khuất phục trước mọi khó khăn gian khổ của người Hải Phòng. Theo nghĩa từ Hán Việt, “Hải” là biển, “Phòng” là bảo vệ, phòng thủ, phòng ngự, “Hải Phòng” có nghĩa là phòng thủ biển. Đúng với tên gọi, Hải Phòng tự hào là thành phố
  5. 608 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP cửa biển vùng Đông Bắc Tổ quốc, là một “phên giậu” chắc chắn phòng thủ đất nước ở phía biển. Hải Phòng là thành phố cảng biển lớn nhất miền Bắc, cửa ngõ giao lưu với thế giới bằng đường biển về kinh tế, văn hoá, xã hội…Những năm trước đây, khi hàng không chưa phát triển mạnh, internet chưa ra đời thì Hải Phòng là nơi tiếp xúc sớm nhất với văn minh thế giới qua đường biển. Thậm chí có nét văn hoá ngoại nhập bị khúc xạ qua văn hoá Hải Phòng rồi mới lan dần ra các địa phương khác. Điều này cho thấy người Hải Phòng nhanh nhạy với cái mới. Lẽ tự nhiên Hải Phòng là trung tâm buôn bán. Hàng hoá nhập ngoại từ Hải Phòng dễ dàng lưu thông bằng đường sông, đường sắt, đường bộ, đường không mà lan ra miền Bắc và sang cả nước Lào anh em. Hoàn cảnh, môi trường này tạo cho người Hải Phòng sắc sảo, trí tuệ, khôn ngoan, biết tính toán tầm chiến lược cũng như những sách lược cụ thể. Hải Phòng có bờ biển dài nên phát triển về kinh tế biển (giao thông, đánh cá, đóng tàu…) và kinh tế du lịch (tiêu biểu là khu nghỉ mát Đồ Sơn đã nổi tiếng). Là tỉnh có nhiều lễ hội văn hoá (tiêu biểu là Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn…). Do vậy Hải Phòng luôn là địa phương có GDP ở mức khá. Tìm vào nguồn gốc người Việt cổ thì, theo các di chỉ, người Hải Phòng là sự “lai ghép” giữa chủng tộc người Hán từ phương Bắc xuống và người Nam Đảo từ phía các đảo Thái Bình Dương và các nước Đông Nam Á lên. Một nghiên cứu gần đây nhất (6/2019) cho biết gen chủ yếu người Việt thuộc về chủng tộc Nam Đảo, gần với người Thái, người Ấn thì càng cho thấy tính trội của chủng Nam Đảo khoẻ mạnh, dẻo dai, thích nghi tốt với mọi điều kiện thời tiết, giàu sức sống. Lại sống gần biển quen với bão tố sóng gió đã phú cho người Hải Phòng tính tình phóng khoáng, dễ hoà đồng, mau chóng hoà nhập, kiên cường, mạnh mẽ, táo bạo và cũng không kém phần lãng mạn. Trình độ dân trí của Hải Phòng tương đối cao, với khoảng gần 1 triệu lao động, có tới 1/3 vạn lao động có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học. Lịch sử văn hoá Hải Phòng chứng minh đây là vùng đất của văn hoá, văn nhân. Về văn chương khoa bảng, tính đến đầu thế kỷ XX, Hải Phòng có tới gần 100 vị đỗ đại khoa. Tiêu biểu là đại khoa Lê ích Mộc (Thuỷ Nguyên) đỗ trạng nguyên khoa Nhâm Tuất (1502), đại khoa Trần Tất Văn (An Lão) đỗ trạng nguyên khoa Bính Tuất (1526). Đặc biệt là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Bảo) đỗ trạng nguyên khoa Ất Mùi (1535) …Thời hiện đại, Hải Phòng là nơi sinh ra các nhà văn nghệ tên tuổi như nhà thơ Thế Lữ, nhà văn Khái Hưng, Nguyễn Đình Thi, nhà viết kịch Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng, nhạc sỹ Văn Cao, nhà văn Nguyên Hồng…Hội Văn nghệ Hải Phòng hôm nay tập trung nhiều tài năng văn chương, hội hoạ, âm nhạc… Về võ quan, tiêu biểu là Mạc Đăng Dung, quê huyện Nghi Dương (Kiến Thụy), người đã lập ra triều Nhà Mạc. Lịch sử đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước nói chung, nhất là qua hai cuộc kháng chiến vệ quốc gần đây và công cuộc đổi mới hiện nay đã chứng minh cho tính cách Hải Phòng, người Hải Phòng thông minh, sắc sảo, mạnh mẽ, kiên cường, táo bạo, nhạy bén.
  6. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 609 Đây cũng chính là địa phương vừa tiên phong vừa là hình mẫu việc khoán sản phẩm cho nông dân mở ra công cuộc Đổi mới với nhiều thành tích lớn lao. Hai doanh nhân lớn rất tiêu biểu cho tính cách Hải Phòng là Bạch Thái Bưởi và Nguyễn Sơn Hà nên được nghiên cứu nhiều hơn để làm tấm gương cho các doanh nghiệp, doanh nhân, không chỉ cho Hải Phòng mà còn cho cả nước hôm nay. Tuy cả hai ông không quê ở Hải Phòng nhưng khởi nghiệp, lập nghiệp, gắn bó, sống và hít thở không khí sinh thái văn hoá tinh thần nơi đây, được hưởng thụ, hấp thụ những nếp sống, tính cách ở vùng đất Cảng. Như đã nói ở trên, dân cư Hải Phòng hầu hết là người nơi khác về lập nghiệp nên tự nhiên mảnh đất này thích ứng nhanh, cởi mở và dễ chấp nhận cái mới. Nên những ai dù nơi khác đến đều có cảm giác yên tâm, yêu mến đất đai, con người nơi đây và hết sức mình vì sự giàu có, phồn vinh của quê hương mới. Hai doanh nhân trên cũng trong trường hợp này. Có thể ví các ông như cây xanh bứng từ vùng đất khác về trồng ở mảnh đất văn hoá Hải Phòng, bén rễ và vươn cao lá cành quang hợp ánh sáng tinh thần mà trở thành các đại thụ doanh nhân lớn của cả nước. Bạch Thái Bưởi (1874 – 1932) là doanh nhân khởi nghiệp từ tay trắng làm nên nghiệp lớn, được xếp vào bốn người giàu nhất Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20 (nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Bưởi). Các lĩnh vực kinh doanh nổi bật nhất của Bạch Thái Bưởi là hàng hải, khai thác than và in ấn. Bài học văn hoá kinh doanh mà ông để lại là: - Tinh thần tự tôn dân tộc. Tiếp thu kỹ thuật tiên tiến của người Pháp, nhưng Bạch Thái Bưởi thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc. Ông mua lại tàu từ đối thủ nước ngoài rồi đặt lại bằng những tên Việt Nam gợi về dòng giống dân tộc vẻ vang, về các anh hùng dựng nước và giữ nước: Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Hàm Nghi. - Cạnh tranh quyết liệt với tư bản nước ngoài, bất chấp đó là đối thủ nào. Thống sứ Bắc Kỳ René Robin (vừa là tay chính trị/cai trị cáo già vừa là nhà buôn sành sỏi) đe dọa: Nơi nào có Robin thì không có Bạch Thái Bưởi. Ông khẳng khái đáp lại: Nước này còn Bạch Thái Bưởi thì không còn Robin. - Luôn quan tâm đến đời sống của giới thợ thuyền. Ông dành chế độ an sinh cho nhân viên, trợ cấp cho học sinh nghèo có chí du học. Ông giáo dục con cái lòng quý trọng những người cần lao, nghèo khó; các con được giao công việc quản lý các bến tàu hay các khu mỏ. - Triệt để tuân thủ 10 tôn chỉ vàng: thương phẩm, thương hội, tín thực, kiên tâm, nghị lực, trọng nghề, thương học, giao thiệp, tiết kiệm, coi trọng hàng nội hóa. - Là tấm gương tự học, tự học nghề (bắt đầu từ bán hàng rong), tự học tiếng Pháp để hiểu người Pháp và tiếp thu kinh nghiệm từ phương Tây (trực tiếp sang Pháp học hỏi). Là người lăn lộn với thương trường, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không sợ thất bại (từng buôn ngô hạt, nhưng thất bại và lỗ nặng). - Biết tìm cơ hội (xin làm giám đốc công trình cầu Long Biên) và tận dụng cơ hội (thấy người Pháp cần gỗ xây dựng đường sắt bèn góp vốn với một người Pháp làm đại lý cung cấp tà vẹt gỗ cho Sở Hoả xa Đông Dương).
  7. 610 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP - Cạnh tranh với các hãng lớn bằng cách lấy tinh thần dân tộc làm điểm tựa. Hãng vận tải của ông cho tàu chạy hai tuyến đường: Nam Định- Hà Nội và Nam Định - Bến Thủy (Vinh). Bị sự cạnh tranh của chủ tàu người Pháp và người Hoa. Ông cho hạ giá vé một thì người Hoa hạ giá vé xuống hai. Dựa vào đồng bào và tác động tới họ lòng tự tôn, tình nghĩa dân tộc, ông cho người tới các bến tàu nêu rõ những thiệt thòi của người Việt, kêu gọi tinh thần tương thân tương ái. Ông đã thắng lợi. - Là một trong những người sớm nhất khai thác khía cạnh kinh tế của văn hoá (kinh tế hoá văn hoá) khi đầu tư cho lĩnh vực in ấn. (Hiện nay trên thế giới đã rất phổ cập quan niệm đầu tư cho văn hoá là đầu tư cho phát triển. Văn hoá lại đang là lĩnh vực kinh tế sôi động, khái niệm “công nghiệp văn hoá” đang trở nên phổ biến. Có khoảng một nửa số tỷ phú đứng đầu liên quan đến lĩnh vực văn hoá điện ảnh, truyền thông…). Ông đầu tư xây dựng Công ty in và Xuất bản Bạch Thái Bưởi (sau là Đông Kinh ấn quán). Cho ra đời tờ nhật báo Khai hóa nhật báo với tôn chỉ: “Một là giúp đồng bào ta tự khai hoá, dạy bảo lẫn nhau... mở mang con đường thực nghiệp. Hai là giãi bày cùng Chính phủ bảo hộ những yêu cầu thiết thực, chính đáng của quốc dân. Ba là diễn giải những ý kiến, những lợi ích, tác hại của các công việc Chính phủ đang làm...”. Mục đích cuối cùng và cao nhất của doanh nghiệp, doanh nhân là “vì dân giàu thì nước mới giàu”. Nguyễn Sơn Hà (1894- 1980) quê quán tại huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội) khởi nghiệp từ hãng sơn dầu Sauvage Cottu ở Hải Phòng. Về sau trở thành doanh nhân lớn về sơn dầu. Bài học ông để lại là: - Tinh thần tự lập, tự mày mò, tự tìm ra con đường kinh doanh của riêng mình. Sau khi làm cho hãng sơn Sauvage Cottu một thời gian, ông tự tìm cách sản xuất sơn, ban đầu bằng phương pháp thủ công, sau đó tiếp cận dần với kỹ thuật hiện đại. - Là người có đầu óc nhạy bén năng động, ông sớm biết tận dụng thế mạnh của quảng cáo và rất biết cách quảng cáo, ở rất nhiều nơi, biếu hàng mẫu cho các cai thầu, gửi sơn cho các hãng buôn lớn bán mà không đòi hỏi phải trả tiền hàng ngay. Hãng sơn lấy tên là Gecko với logo hình con tắc kè xanh cong đuôi bám bốn chân vào thân cây cổ thụ. Đây là bài học cho hôm nay, các doanh nghiệp phải có logo vừa khái quát được nội dung ngành nghề, vừa bắt mắt, gợi cảm…Hãng Sơn Hà lấy hình ảnh tắc kè làm biểu trưng vì đó là con vật gần gũi với người Việt, có nhiều màu sắc (sơn nhiều màu), chân có nhiều móng bám rất chắc vào cây, tường (như sơn Sơn Hà!!!)… - Biết tận dụng nhân công rẻ, khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước nên sơn có giá thành thấp hơn sơn ngoại và chất lượng đảm bảo nên đã chiếm được lòng tin của khách hàng. - Doanh nhân Nguyễn Sơn Hà có một tấm lòng thương người luôn quan tâm đến việc nâng cao vị thế của nhân dân. Ông tranh cử dân biểu Hội đồng thành phố Hải phòng, tham gia các hoạt động xã hội của Hội Trí Tri, thành lập Ban Cứu tế, Hội Truyền Bá quốc ngữ. Ông xuất tiền chi phí giấy bút và hỗ trợ đời sống giáo viên thúc đẩy phong trào Truyền bá quốc ngữ ở Hải Phòng. Nguyễn Sơn Hà thành lập các cơ sở từ thiện, mở trường Dục Anh nuôi dạy trẻ lang thang, cơ nhỡ…
  8. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 611 - Là người yêu nước, trong Tuần lễ vàng (1945), Nguyễn Sơn Hà đóng góp nhiều tiền vàng cho Chính phủ Lâm thời. Gia đình ông hiến tặng toàn bộ số nữ trang của gia đình (10,5 kg vàng, bạc, đá quý). Riêng ông ủng hộ chiếc nhẫn quý cẩn kim cương… Nguyễn Sơn Hà từ tay trắng làm nên sự nghiệp, kiên trì, bền bỉ, sáng tạo và vì người tiêu dùng. Nhà cách mạng Phan Bội Châu tặng Nguyễn Sơn Hà câu đối thật xứng đáng: Hoá học bác âu trường, tô điểm sơn hà tâm hữu tất – Công khoa tồn Việt chủng, chuyển di thời thế thủ vi cơ (Lấy hoá học người Âu điểm tô sông núi bằng tấm lòng son/ Làm công nghệ đất Việt, đổi thời thế từ tay trắng). 4. Giải pháp phát triển cho hôm nay Văn hoá kinh doanh là tài sản vô hình của doanh nghiệp, là nền tảng, là bệ đỡ để doanh nghiệp phát triển. Xây dựng và phát triển doanh nghiệp, doanh nhân phải bắt đầu từ cái gốc là văn hoá. Căn cứ vào địa chính trị, vào đặc trưng con người Hải Phòng, vào hình mẫu hai doanh nhân lớn, vào đặc trưng cách mạng công nghiệp 4.0 và bối cảnh kinh tế - xã hội – văn hoá hôm nay, xin đưa ra một vài giải pháp: Một là, kinh doanh phải hướng tới mục tiêu cao nhất là vì lợi ích dân tộc và cũng lấy dân tộc làm điểm tựa xây dựng và phát triển. Hai là, phải vì người tiêu dùng Việt, coi lợi ích người tiêu dùng là tối thượng. Người tiêu dùng là mục tiêu, là động lực, là điểm tựa. Vì lẽ này chữ “tín” là cực kỳ quan trọng. Bài học nóng hổi từ một “đại gia” bất động sản mắc tội “lừa dối khách hàng” dẫn tới việc phải truy tố hình sự cho thấy sự trung thực, niềm tin mang tính quyết định. Ba là, doanh nhân phải giỏi ngoại ngữ để học hỏi trực tiếp từ nước ngoài, biết tận dụng và tạo cơ hội. Luôn tiếp thu và cập nhật kiến thức, tri thức mới. Thế giới đang đề ra khẩu hiệu: “Tri thức là văn hoá” vì ngày nay có tri thức mới có thể có những ứng xử văn hoá phù hợp, đúng mực. Bốn là, phải nắm rõ nhu cầu thị trường, không chỉ nhu cầu địa phương Hải Phòng mà còn là của cả nước, của thế giới. Vì thời buổi hội nhập, nhất là trong cách mạng 4.0 thì sự chi phối lẫn nhau là tất yếu và rõ nét. Năm là, doanh nhân phải hiểu thời thế chính trị quốc tế và Việt Nam. Trong cách mạng 4.0 thì sự chi phối của chính trị đến kinh tế là đương nhiên. Ví như cuộc “thương chiến” Mỹ - Trung tất yếu sẽ ảnh hưởng đến “bát cơm” của từng doanh nghiệp ở bất cứ nước nào. TÀI LIỆU THAM KHÂO. 1. Richard D. Lewis (1996) - When Cultures Collide – Managing successfully across cultures. Nicholas Brealy. 2. John R. Boatright (2000) - Ethics and the Conduct of Bussiness. Prentice Hall. 3. O.C. Ferrell, John Fraedrich, Linda Ferrell (2002) - Business Ethics, Ethical Decision Making and Case. Houghton Miflin Company. 4. Richard R. Gesteland (2005) - Cross-Cultural Business Behavior: Negotiating Seling, Sourcing and Managing Across Cultures. Copenhagen Business School Press. 5. GS Phạm Xuân Nam chủ biên (1996) – Văn hoá kinh doanh. Nxb Khoa học xã hội.
nguon tai.lieu . vn