Xem mẫu

  1. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG HƯỚNG TỚI CHUYỂN ĐỔI SỐ Lê Thị Thu Giang, Email: lethugiang@hpstic.vn Giám đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TP Hải Phòng Ủy viên thường vụ BCH Hội thông tin KH&CN Việt Nam Tóm tắt: Trên cơ sở xem xét các cách tiếp cận về chuyển đổi số, đồng thời phân tích đánh giá hiện trạng qua các kết quả đã triển khai thực hiện việc xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ thành phố Hải Phòng, tác giả nêu những khuyến nghị chính sách nhằm thực hiện chuyển đổi số thành công trong thời gia tới. Từ khóa: Chuyển đổi số, Mạng lưới thông tin, Trung tâm thông tin, Hải Phòng Chuyển đổi số và tác động đến hoạt động thông tin KH&CN Thế giới đang trong giai đoạn bắt đầu của Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, một cuộc cách mạng công nghệ mới, đặc biệt khác với các cuộc cách mạng trước đây. Về tốc độ, tăng theo hàm lũy thừa; Về phạm vi và chiều sâu, đây là Cuộc cách mạng dựa trên cách mạng số và kết hợp nhiều công nghệ, dẫn đến sự thay đổi chừa từng có tiền lệ trong mô hình kinh tế - xã hội; Về tác động hệ thống, bao gồm sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống, khắp các quốc gia, các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp và toàn xã hội. Để không tụt hậu, bắt kịp với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng 4.0 việc thực hiện “Chuyển đổi số” ngày càng trở thành yêu cầu cấp thiết. Theo khảo sát năm 2018 của IDC, chuyển đổi số (digital transformation) đang trở thành chiến lược tại các doanh nghiệp, tổ chức trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Gần 90% doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển đổi số với các bước khác nhau từ tìm hiểu, nghiên cứu, cho tới bắt đầu triển khai, thực hiện. Hơn 30% lãnh đạo doanh nghiệp được khảo sát xem chuyển đổi số là vấn đề sống còn, xác nhận hiệu quả trên nhiều khía cạnh như thấu hiểu khách hàng, tăng năng suất lao động, tăng tốc sáng tạo... Có nhiều định nghĩa và cách hiểu về chuyển đổi số. Theo Gartner, công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới, chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. Microsoft cho rằng chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới. Còn theo quan điểm của FPT, chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công 185
  2. nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)... thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời. Qua đó, hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao. Trong hoạt động thông tin KH&CN, chuyển đổi số càng có ý nghĩa quan trọng. Chuyển đổi số đã tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và hoạt động thông tin KH&CN nói riêng. Chuyển đổi số góp phần quan trọng chuyển tải các sản phẩm truyền thông (ấn phẩm KH&CN, các bản tin, tập san, chuyên đề, tổng luận..., các file dữ liệu, các bộ tra cứu phiếu phổ thông, các băng, đĩa hình...) đến với đông đảo bạn đọc, nghe, xem trên phạm vi rộng lớn. Nhờ đó, góp phần đưa nhanh tri thức KH&CN vào đời sống xã hội, dễ dàng ăn sâu vào tiềm thức của mọi người và của toàn xã hội. Chuyển đổi số góp phần quan trọng đưa kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin với kinh tế tri thức, xã hội thông tin... Chuyển đổi số trong hoạt động thông tin KH&CN rất quan trọng, việc đầu tư phát triển mạng lưới thông tin KH&CN sẽ phụ thuộc vào giá trị mang lại của nguồn thông tin đó đối với sự phát triển của xã hội. Chuyển đổi số ở bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, trong đó có hoạt động thông tin KH&CN phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng chủ chốt. Các yếu tố đó gồm: Xác định đúng mục tiêu, tầm nhìn của doanh nghiệp/tổ chức; Đào tạo đội ngũ; Thực hiện tái cấu trúc tổ chức; Thực hiện phân công hợp tác và làm việc theo nhóm phát huy thế mạnh của từng thành viên và sự tự chịu trách nhiệm của người điều hành; Phân tích xử lý dữ liệu dựa trên việc tập hợp thường xuyên và liên tục các dữ liệu lớn có liên quan đến hoạt động của tổ chức; Thực hiện mọi khâu tiếp cận thị trường, phát triển các hoạt động dịch vụ trực tuyến; Luôn quan tâm tới thị trường, chăm sóc và coi khách hàng là thượng đế. Nếu thiếu bất kỳ một yếu tố nào thì quá trình chuyển đổi số sẽ có nguy cơ thất bại. Các điều kiện cần bảo đảm cho chuyển đổi số thành công bao gồm: Phát triển hạ tầng số; Phát triển lực lượng lao động có kỹ năng số; Đẩy mạnh công tác nghiên cứu công nghệ số mới; Xây dựng môi trường pháp lý để đảm bảo môi trường an toàn, tin cậy thúc đẩy chuyển đổi số. 7 bước cần phải thực hiện để thành công trong hoạt động chuyển đổi số của các tổ chức thông tin KH&CN cũng như nhiều tổ chức, doanh nghiệp nói chung như sau: Bước 1 - Xác định đúng mục tiêu, tầm nhìn của doanh nghiệp: Đây là bước quan trọng nhất đòi hỏi ban lãnh đạo phải có tầm nhìn bao quát, nắm được thế mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp mình để đề ra chiến lược hoạt động thích hợp. Đặc biệt phải hiểu biết và tận dụng thế mạnh mà công nghệ số đem lại. 186
  3. Bước 2 - Đào tạo đội ngũ: Từ bộ phận chỉ đạo quản lý đến đội ngũ nhân viên phải được đào tạo để có hiểu biết và thành thạo sử dụng các công cụ của kỹ thuật số, kinh tế hợp tác và chia xẻ. Luôn lấy con người làm trung tâm. Biết sử dụng các phần mềm chuyên dụng trong công việc. Quan tâm đến việc nghiên cứu và phát triển và đổi mới sáng tạo. Bước 3 - Thực hiện tái cấu trúc tổ chức: Dựa trên mô hình điển hình tiên tiến và phân tích những hạn chế của mô hình hiện hành. Tiếp theo, cần mạnh dạn đầu tư công nghệ mới phù hợp với định hướng phát triển của tổ chức. Bước 4 - Thực hiện phân công hợp tác và làm việc theo nhóm phát huy thế mạnh của từng thành viên và sự tự chịu trách nhiệm của người điều hành. Nhờ công nghệ số có thể phối hợp nhiều thành viên ở các địa điểm, thậm chí ở các quốc gia khác nhau làm việc từ xa theo một dự án. Bước 5 - Phân tích xử lý dữ liệu dựa trên việc tập hợp thường xuyên và liên tục các dữ liệu lớn có liên quan đến hoạt động của tổ chức để nắm lấy cơ hội kinh kịp thời đúng lúc. Bước 6 - Thực hiện mọi khâu tiếp cận thị trường, phát triển các hoạt động dịch vụ trực tuyến bằng công cụ thương mại điện tử. Bước 7 - Luôn quan tâm tới thị trường, chăm sóc và coi khách hàng là thượng đế. Tóm lại, việc chuyển đổi từ tổ chức thông tin KH&CN truyền thống sang tổ chức thông tin KH&CN số là yêu cầu cấp bách, cần có sự chuẩn bị và quyết tâm cao để không tụt hậu trong thế giới phát triển sôi động hiện nay. Mạng lưới thông tin KH&CN thành phố Hải Phòng hướng tới chuyển đổi số Mạng lưới Thông tin Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng được thành lập từ 10/2015, trên cơ sở đề án “Phát triển mạng lưới thông tin KH&CN trên địa bàn thành phố Hải Phòng” do Trung tâm Thông tin KH&CN thành phố Hải Phòng nghiên cứu, triển khai. Cho tới thời điểm năm 2014, giữa các tổ chức này hầu như chưa có bất kỳ mối liên kết, hợp tác nghiệp vụ về hoạt động thông tin-tư liệu cũng như cơ chế hợp tác, kết nối và chia sẻ các nguồn lực thông tin KH&CN. Điều này làm cho thông tin KH&CN Hải Phòng không phát huy được sức mạnh tổng lực trong cung cấp, tra cứu thông tin, cũng như phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin KH&CN đầy đủ, phong phú và đa dạng, hay tạo đà cho việc phát triển các dịch vụ thông tin KH&CN… Vì vậy việc xây dựng hệ thống các tổ chức thực hiện chức năng thông tin KH&CN trên địa bàn thành phố nhằm nâng cao năng lực thông tin KH&CN, đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ phát triển KH&CN, phát triển kinh tế - xã hội của thành 187
  4. phố, việc hình thành Mạng lưới thông tin KH&CN thành phố Hải Phòng trở nên hết sức cần thiết. Ngày 09/10/2015, Mạng lưới thông tin KH&CN thành phố Hải Phòng được thành lập với sự tham gia của 10 thành viên, gồm: 1. Trung tâm Thông tin KH&CN TP. Hải Phòng. 2. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn. 3. Sàn Giao dịch Công nghệ và Thiết bị. 4. Viện Tài nguyên và Môi trường biển. 5. Viện Y học biển. 6. Viện nghiên cứu Hải sản. 7. Trung tâm Thông tin thư viện Trường đại học Y dược Hải Phòng. 8. Thư viện trường Đại học Hàng hải. 9. Thư viện trường Đại học Hải Phòng. 10. Thư viện trường Đại học Dân lập Hải Phòng. Mạng lưới Thông tin Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng là hình thức tập hợp các cơ quan/đơn vị có chức năng thông tin khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hải Phòng nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin khoa học và công nghệ phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu, giảng dạy, học tập và phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Hoạt động của Mạng lưới phù hợp với các quy định của pháp luật, trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa các thành viên, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên. Mạng lưới có cơ quan chỉ đạo điều hành là Sở KH&CN, có đầu mối tổ chức thực hiện là Trung tâm Thông tin KH&CN thành phố Hải Phòng. Mạng lưới thông tin KH&CN Hải Phòng ra đời góp phần gắn kết các tổ chức có chức năng thông tin KH&CN tại Hải Phòng, cùng chia sẻ nguồn tài liệu thông tin KH&CN, phát huy hiệu quả trong việc tập hợp, liên kết, trao đổi, chia sẻ thông tin khoa học và công nghệ phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu, giảng dạy, học tập và phát triển kinh tế - xã hội thành phố trong tương lai. Từ khi thành lập, Mạng lưới đã tích cực hướng tới chuyển đổi số để hỗ trợ sự phát triển của các đơn vị thành viên và phát triển các hoạt động dịch vụ, quảng bá thế mạnh của đơn vị mình. Theo đó, các thành viên Mạng lưới đã thống nhất và xây dựng Cổng thông tin Mạng lưới thông tin KH&CN TP Hải Phòng (www.hpstin.vn). Hiện nay tài nguyên trên Cổng Mạng lưới thông tin gồm dữ liệu chung của 10 thành viên mạng lưới, bao gồm các mục: Tin hoạt động: là những tin tức sự kiện nổi bật phản ánh những hoạt động chung của Mạng lưới và những hoạt động tiêu biểu tại các đơn vị thành viên Mạng lưới. 188
  5. Nhiệm vụ KH&CN mới cập nhật: bao gồm những nhiệm vụ KH&CN mới nhất được các thành viên cập nhật lên CSDL kết quả nghiên cứu KH&CN trên cổng thông tin Mạng lưới Các cơ sở dữ liệu (CSDL) do các thành viên Mạng lưới chia sẻ để truy cập trực tuyến trên Cổng Mạng lưới. Cụ thể như sau: T Đơn vị Cơ sở dữ liệu Địa chỉ truy cập T Thư viện ảnh http://hpstic.vn:118 CSDL Báo cáo Kết quả nghiên http://hpstic.vn:81/index.a cứu sp Trung tâm http://hpstic.vn:8080/dspa CSDL Tài liệu KH&CN Thông tin ce 1 KH&CN Hải CSDL Thông tin KHCN phục vụ http://hpstic.vn:96 Phòng nông thôn mới CSDL Phim Khoa học http://hpstic.vn:779 http://hpstic.vn:82/index.a CSDL Nhiệm vụ đang tiến hành sp Trung tâm Thư viện - Trường Đại học Dân http://libol.hpu.edu.vn/Op Thông tin Thư lập Hải Phòng ac/WIndex.aspx 2 viện Trường Thư viện Dspace http://lib.hpu.edu.vn Đại học Dân lập Hải Phòng Thư viện Tài liệu Thư viện số http://tailieuso.vimaru.edu Trường Đại .vn 3 học Hàng hải Tài liệu điện tử http://csdl.vimaru.vn Việt Nam CSDL Tài liệu in http://opac.vimaru.edu.vn Trung tâm Thư viện Đại học Hải Phòng http://113.160.100.176/op Thông tin Thư acdigital 4 viện Trường Đại học Hải Phòng Trung tâm Thư viện Đại học Y-Dược Hải http://www.who.int/hinari Thông tin Thư Phòng /en/ viện Trường 5 Đại học Y Dược Hải Phòng 189
  6. Đặc biệt, Mạng lưới xây dựng riêng 1 CSDL dùng chung cho các thành viên: CSDL kết quả nghiên cứu KH&CN. Đây là CSDL thư mục bao gồm các kết quả nghiên cứu KH&CN nổi bật tại các đơn vị thành viên Mạng lưới, gồm: kết quả thực hiện nhiệm KH&CN các cấp, kết quả nghiên cứu Tiến Sỹ, Thạc sỹ tiêu biểu. CSDL được các thành viên Mạng lưới xử lý, cập nhật dữ liệu trực tuyến, cũng như khai thác trực tuyến trên Cổng thông tin Mạng lưới tại địa chỉ: http://hpstin.vn/tra-cuu-de-tai- khcn.html. Tính đến nay, CSDL kết quả nghiên cứu KH&CN có trên 2000 biểu ghi, gồm 805 biểu ghi kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp, 1.265 biểu ghi luận án, luận văn. Có thể thấy, đến nay, Mạng lưới đã có Cổng Mạng lưới Thông tin KH&CN thành phố Hải Phòng đi vào hoạt động, CSDL Kết quả nghiên cứu được các đơn vị thành viên Mạng lưới chọn lọc và cập nhật lên CSDL để khai thác dùng chung. Tuy nhiên số lượng dữ liệu được cập nhật còn ít so với tiềm năng hiện có của các thành viên Mạng lưới. Trong khi đó, việc chuyển đổi số trong hoạt động thông tin chuyên biệt của các đơn vị thành viên Mạng lưới thông tin KH&CN thành phố Hải Phòng tập trung chủ yếu ở việc xây dựng CSDL phục vụ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Hoạt động này đặc biệt được chú trọng tại tổ chức đầu mối thông tin KH&CN tại Hải Phòng là Trung tâm Thông tin KH&CN Hải Phòng, và tại thư viện các trường đại học nhằm phục vụ hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại nhà trường. Tại các Viện nghiên cứu, các CSDL ít được đầu tư xây dựng, chỉ có rất ít CSDL được xây dựng nhằm phục vụ hoạt động chuyên môn nội bộ của Viện. Cụ thể: Tại Trung tâm Thông tin KH&CN thành phố Hải Phòng, hiện tại đang quản lý, cập nhật, khai thác sử dụng 08 CSDL, trong đó 07 CSDL được quản lý, khai thác trực tuyến qua mạng Internet và 01 CSDL quản lý, khai thác trên mạng LAN của Trung tâm. Các CSDL được xây dựng, cập nhật liên tục hàng tuần và hàng tháng, thường xuyên được khai thác sử dụng và đưa vào sử dụng với mục đích cung cấp thông tin phục vụ quản lý nhà nước về KH&CN (CSDL nhiệm vụ KH&CN đang tiến hành - 119 biểu ghi, CSDL kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN - 500 biểu ghi, CSDL quản lý cấp giấy chứng nhận - 150 biểu ghi); Phục vụ hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm (CSDL Ấn phẩm thông tin KH&CN - 150 biểu ghi, CSDL thư viện ảnh KH&CN - 4500 biểu ghi. Bên cạnh đó, cung cấp thông tin KH&CN tới đông đảo người dùng tin có nhu cầu khai thác thông tin KH&CN áp dụng vào sản xuất, phát triển kinh tế xã hội và chăm sóc sức khỏe nâng cao chất lượng cuộc sống (CSDL phim KH&CN - 600 biểu ghi, CSDL tài liệu KH&CN - 2500 biểu ghi, CSDL thông tin KH&CN phục vụ xây dựng nông thôn mới - 2500 biểu ghi). Hiện tại, các CSDL trên phục vụ tốt nhu cầu của người dùng tin, được đông đảo người dùng tin đánh giá cao; 190
  7. Tuy vậy, vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu cung cấp thông tin KH&CN phục vụ hoạt động quản lý nhà nước tại Hải Phòng hiện nay. Tại Sàn Giao dịch Công nghệ và thiết bị Hải Phòng, có Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến với địa chỉ: www.hatex.vn và các CSDL như: CSDL công nghệ và thiết bị chào bán : 2.800 biểu ghi; CSDL doanh nghiệp Hải Phòng: 17.000 biểu ghi; CSDL chuyên gia tư vấn: gần 200 biểu ghi. Các CSDL được quản lý khai thác trực tuyến trên www.hatex.vn. Tại Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn, xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng CSDL Khoa học xã hội và Nhân văn từ tháng 01/01/2018. CSDL cung cấp thông tin về: Báo cáo kết quả nghiên cứu do Trung tâm thực hiện; Tài liệu Khoa học Xã hội và Nhân văn; Văn bản Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tính đến tháng 08/2018 có 309 biểu ghi. CSDL được khai thác offline trên mạng LAN của Trung tâm. Tại Trung tâm Thông tin Thư viện, Trường Đại học Dân lập Hải Phòng, có Thư viện số Dspace (20.835 tên tài liệu bằng tiếng Việt, gồm tất cả các lĩnh vực: khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, văn học, ngôn ngữ...; 5.443 file đồ án, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên). Tại đây bạn đọc hoàn toàn có thể download tài liệu toàn văn miễn phí, chỉ cần đăng nhập bằng tài khoản acc) và Thư viện điện tử Libol 6.0 (hiện quản lý dữ liệu thư mục của: Tổng số ấn phẩm đơn bản: 17416 biểu ghi; Tổng số xếp giá: 6073 biểu ghi; Tổng số ấn phẩm định kỳ: 175 ấn phẩm). Tại Thư viện, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, có CSDL tài liệu in (Được quản lý trên phần mềm thư viện điện tử Ilib 4.0, tra cứu cung cấp thông tin dưới dạng thư mục. Dữ liệu bao gồm sách, luận văn và luận án, nghiên cứu khoa học, ấn phẩm định kỳ), CSDL tài liệu số (Cung cấp dữ liệu toàn văn cho người dùng tin được cấp tài khoản sử dụng gần 800 biểu ghi là các bài trích báo tạp chí khoa học và luận văn luận án được bảo vệ tại Trường Đại học Y dược Hải Phòng). Tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu, Trường Đại học Hàng Hải có CSDL tài liệu in cung cấp thông tin dưới dạng thư mục. Cụ thể: sách (9.662 biểu ghi, giáo trình, bài trích (895 biểu ghi), luận văn và luận án (14.097 biểu ghi), nghiên cứu khoa học (979 biểu ghi), ấn phẩm định kỳ (1.125 biểu ghi); CSDL Thư viện số (cung cấp dữ liệu toàn văn cho người dùng tin được cấp tài khoản sử dụng 3.837 biểu ghi chia thành 16 chuyên mục: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Kiến trúc; Hàng hải – máy tàu biển; Cơ khí – đóng tàu; Điện – điện tử; Công trình; Công nghệ thông tin; Kinh tế; Ngoại ngữ; Giáo dục quốc phòng – Lý luận chính trị; Cơ sở - Cơ bản; Luận văn – luận án; Đề tài khoa học; Tài liệu hội thảo; Văn bản – biểu mẫu; Tài liệu khác). Ngoài ra: Trung tâm Thông tin - Tư liệu, Trường Đại học Hàng Hải còn sử dụng CSDL Thông tin thư mục và toàn văn online của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (NASATI). CSDL liên kết, các CSDL quốc tế, CSDL sách ngôn ngữ anh, CSDL khoa học kỹ thuật. 191
  8. Tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Hải Phòng có CSDL thư mục: sách (31.252 biểu ghi); Luận án – luận văn (2.705 biểu ghi); Tài liệu đa phương tiện (50 biểu ghi); Tài liệu hướng dẫn tự học (04 biểu ghi); Đề tài (204 biểu ghi). Tại Viện Nghiên cứu Hải sản, chưa xây dựng CSDL, hiện tại quản lý dữ liệu tại kho tư liệu: 3.800 đầu sách; 05 tên tạp chí; 720 báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học và 30 luận án. Tại Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, xây dựng và quản lý 03 CSDL: Ảnh viễn thám (450 ảnh); Bản đồ nền địa hình (300 mảnh) và CSDL Bản đồ chuyên đề. Các CSDL này hoạt động trên mạng LAN phục vụ hoạt động nghiệp vụ của Viện, không khai thác trực tuyến và có kho tư liệu tài liệu nghiên cứu phục vụ hoạt động tại chỗ. Tại Viện Y học Biển, chưa xây dựng CSDL dữ liệu. Hiện tại có kho tư liệu tài liệu nghiên cứu phục vụ hoạt động tại chỗ với 84 kết quả nghiên cứu khoa học và luận án luận văn. Có thể nhận thấy, Mạng lưới có đội ngũ thành viên với tiềm lực thông tin số tương đối mạnh, việc liên kết các tiềm lực này đã được thực hiện thông qua Cổng thông tin Mạng lưới, tuy nhiên, viêc phát triển thông tin dùng chung vẫn còn nhiều bất cập, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trước hết, đó là khó khăn về kinh phí hoạt động. Năm đầu tiên hoạt động, Mạng lưới được sự trợ giúp tích cực từ phía Sở KH&CN. Tuy nhiên các năm sau, chỉ được trợ giúp 1 phần nhỏ, kinh phí hoạt động của Mạng lưới chủ yếu lấy từ kinh phí nghiệp vụ của tổ chức đầu mối là Trung tâm Thông tin. Do đó, khó triển khai được hoạt động của Mạng lưới trên quy mô lớn. Thứ hai, do đây là hoạt động tự nguyện giữa các đơn vị thành viên, mỗi đơn vị thành viên có đặc thù hoạt động khác nhau, có nguồn lực thông tin KH&CN; cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động thông tin KH&CN không đồng nhất, nên cũng gây ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác cập nhật, bổ sung thông tin các nhiệm vụ KH&CN lên CSDL chung, và đôi lúc khó sắp xếp thời gian cho hoạt động chung của Mạng lưới. Thứ ba, mặc dù muốn phát triển dịch vụ cung cấp thông tin các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ toàn văn trực tuyến qua mạng, nhưng trong quá trình triển khai gặp phải nhiều khó khăn. Như: vướng trong việc cung cấp thông tin toàn văn qua mạng, cơ chế thu phí, lệ phí… Do đó, tổ chức, cá nhân có nhu cầu cung cấp thông tin về nhiệm vụ KH&CN hiện nay chỉ có thể liên hệ trực tiếp với các đơn vị thành viên để hỏi và nhận thông tin… Trong sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng chuyển đổi số để phát triển, thời gian tới rất cần sự quan tâm của thành phố hải Phòng 192
  9. để Mạng lưới nói chung và các thành viên Mạng lưới nói riêng triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau: Một là, đầu tư phát triển hoạt động thông tin KH&CN. Gồm: Đầu tư xây dựng và hiện đại hóa hạ tầng thông tin (hệ thống CSDL về KH&CN của thành phố, mạng thông tin KH&CN thành phố); Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho tổ chức thực hiện chức năng thông tin KH&CN cấp tỉnh; Hỗ trợ các tổ chức thông tin KH&CN trên địa bàn trong việc xây dựng các CSDL, nâng cao năng lực để có thể tham gia trao đổi, chia sẻ thông tin và liên kết, hợp tác trong hoạt động thông tin KH&CN; Bảo đảm kinh phí xây dựng, duy trì và phát triển hệ thống CSDL, thông tin, thống kê về KH&CN đủ mạnh để kết nối toàn bộ nguồn lực thông tin của các thành viên thành một khối thống nhất. Hai là, đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thông tin KH&CN để có thể: Hiểu đầy đủ và chính xác nhu cầu của người dùng tin; Sử dụng các nguồn thông tin (truyền thống, hiện đại) bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh; Sử dụng trang thiết bị hiện đại để khai thác, chia sẻ các nguồn tin; Triển khai thực hiện các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng chất xám cao (như: phân tích, tổng hợp thông tin xây dựng các báo cáo tổng quan, tổng luận, tài liệu phân tích thông tin); Tham mưu, tư vấn trong lĩnh vực thông tin, tư liệu, thống kê KH&CN và công nghệ thông tin; Xây dựng và chủ trì triển khai các đề tài, dự án, đề án quy mô trung bình trở lên trong lĩnh vực thông tin, tư liệu, thống kê KH&CN và CNTT… Ba là, đào tạo người dùng tin về vai trò của thông tin KH&CN, phương thức và kỹ năng khai thác, sử dụng thông tin KH&CN, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của các cơ quan thông tin,... Bốn là, chuẩn hoá các tiêu chí quản lý thông tin, áp dụng thống nhất hệ thống phân loại tài liệu KH&CN, các chuẩn trong xây dựng các hệ thống thông tin tin học hoá, xây dựng các CSDL đảm bảo tính tương thích trong hệ thống để có thể trao đổi, chia sẻ thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng trên môi trường mạng. Năm là, tăng cường công tác số hoá thông tin, kết hợp thu thập, bổ sung với số hoá và xây dựng các CSDL, xây dựng thư viện điện tử, thư viện số. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin KH&CN. Sáu là, đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN, đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ phát triển KH&CN, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; Đồng thời, mở rộng liên kết, giao lưu, hợp tác trong nước và quốc tế trong lĩnh vực thông tin KH&CN. 193
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các yếu tố thành công cho việc chuyển đổi số-Lê Văn Doanh-Đỗ Đức Anh (https://anhsangvacuocsong.vn/cac-yeu-to-thanh-cong-cho-viec-chuyen-doi-so/) 2. Chuyển đổi số là gì - Châu An https://vnexpress.net/so-hoa/chuyen-doi-so-la- gi-3921707.html 3. Dự thảo Đề án “Chuyển đổi số quốc gia”- Bộ Thông tin và Truyền thông 4. Đề án “Phát triển mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hải Phòng” – Đặng Trần Kiên (Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng) 5. Đề án “Xây dựng CSDL Thông tin Khoa học công nghệ tổng hợp phục vụ công tác quản lý nhà nước về KH&CN tại thành phố Hải Phòng gắn với việc xây dựng CSDL quốc gia về Khoa học công nghệ” – Lê Thị Thu Giang (Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng) 6. Một số vấn đề về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ trong tình hình mới - Cao Minh Kiểm (https://slideshare.vn/thuvienthongtin/mot-so-van-de-ve-hoat- dong-thong-tin-khoa-hoc-va-cong-nghe-trong-tinh-hinh-moi-thwauq.html) 194
nguon tai.lieu . vn