Xem mẫu

Phan Thị Huệ

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

186(10): 171 - 176

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỌC LIỆU PHỤC VỤ ĐÀO TẠO
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG
Phan Thị Huệ*
Trường Đại học Hạ Long

TÓM TẮT
Việc triển khai mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ phải gắn liền với nhiều yếu tố, trong đó có
một yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của mô hình đào tạo này đó chính là học liệu. Bài
viết đã có những đánh giá về vai trò của học liệu trong đào tạo theo học chế tín chỉ, thực trạng về
nguồn tài liệu phục vụ dạy và học của nhà trường lưu trữ tại Trung tâm Thông tin - Thư viện, từ đó
đề xuất những giải pháp xây dựng và phát triển học liệu nhằm phục vụ hiệu quả việc dạy và học tại
trường Đại học Hạ Long.
Từ khóa: chương trình đào tạo, học chế tín chỉ, học liệu, thư viện, trường Đại học Hạ Long

ĐẶT VẤN ĐỀ *
Học chế tín chỉ (HCTC) được hiểu là chương
trình đào tạo trong đó sử dụng tín chỉ làm đơn
vị đo kiến thức, đồng thời là đơn vị để đánh giá
kết quả học tập của sinh viên. Sau khi tích luỹ
được một số lượng tín chỉ tối thiểu là sinh viên
đã hoàn thành chương trình đào tạo. Tín chỉ
(Credit) là đơn vị đo lượng kiến thức sinh viên
tích luỹ được qua quá trình nghe giảng lý
thuyết, làm bài tập, tự nghiên cứu và tham gia
các hoạt động thảo luận, thuyết trình, viết tiểu
luận… theo yêu cầu và hướng dẫn của giảng
viên [1]. Một tín chỉ được tính bằng khối lượng
làm việc của sinh viên, bao gồm giờ học trên
lớp và giờ tự học của sinh viên (Student’s
workload = Contact hours + Self-studyhours).
Đặc điểm quan trọng của HCTC là lấy người
học làm trung tâm, giảng viên đóng vai trò là
người hướng dẫn. Vì vậy, muốn có giờ giảng
đạt hiệu quả, giảng viên phải đầu tư thời gian
nghiên cứu, viết giáo trình, soạn tài liệu tham
khảo, hướng dẫn, chấm bài, sửa bài cho sinh
viên nhiều hơn. Sinh viên phải chủ động tự
học, tương ứng với một giờ học trên lớp phải
dành từ 2 đến 3 giờ tự học, chuẩn bị bài, làm
bài tập, nghiên cứu tài liệu... Điều này, bắt
buộc sinh viên phải có kỹ năng làm việc độc
lập, biết sắp xếp kế hoạch cho riêng mình. [5]
Để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu cho giảng
viên và khả năng tự học của sinh viên, thư
viện (TV) nhà trường phải có hệ thống giáo
trình, tài liệu tham khảo phong phú đó chính
là học liệu. Học liệu là những vật thể được sử
*

Tel: 0986 132 478; Email: phanhue72@gmail.com

dụng để giúp việc truyền thụ kiến thức gồm:
đề cương bài giảng, giáo trình, tài liệu
hướng dẫn, bài tập, bài thi, bài thí nghiệm,
chuyên khảo, bài báo khoa học, luận án…
có nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung
dạy - học thuộc các ngành đào tạo để giảng
viên và sinh viên có thể tham khảo phục vụ
giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
Với khái niệm trên, có thể khẳng định học
liệu là một trong những yếu tố quyết định đến
sự thành bại của mô hình đào tạo theo HCTC.
Bởi khi bắt đầu giảng dạy một môn học theo
HCTC, giảng viên luôn chú trọng cung cấp
danh mục tài liệu bắt buộc và đọc thêm để
sinh viên tham khảo. Giảng viên muốn giảng
dạy và định hướng tốt, sinh viên muốn học
tập tốt phải đều cần có nguồn học liệu đầy đủ
chất lượng. TV là đơn vị cung cấp nguồn học
liệu, dịch vụ thông tin dưới nhiều hình thức,
mức độ khác nhau, tạo các điều kiện để duy
trì sự tương tác diễn ra giữa các cặp “người
dạy - người học”, “người dạy - người dạy”,
“người học - người học”, “người dạy, người
học với môi trường học”. Sự tương tác này sẽ
mạnh nếu có học liệu đầy đủ, theo sát chương
trình đào tạo, được xử lý, sắp xếp, lưu trữ, tổ
chức, quản lý và khai thác hiệu quả đáp ứng
nhu cầu người dùng tin, khi đó TV đóng vai
trò là “giảng đường thứ hai”, “người thầy thứ
hai” của giảng viên và sinh viên.
THỰC TRẠNG HỌC LIỆU TẠI TRUNG
TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC HẠ LONG
TV là yếu tố không thể thiếu trong quá trình
đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo, nên
171

Phan Thị Huệ

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

ngay sau lễ công bố thành lập trường (ngày
20/12/2014), Trường Đại học Hạ Long (trên
cơ sở nền tảng hai trường: Cao đẳng Văn hóa,
Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long và Cao đẳng
Sư phạm Quảng Ninh) đã dành nguồn kinh
phí không nhỏ triển khai ứng dụng công nghệ
thông tin, ứng dụng phần mềm phục vụ công
tác quản trị thư viện, lắp đặt hệ thống máy vi
tính, wifi miễn phí, bổ sung tài liệu, số hóa tài
liệu, chú trọng phát triển nguồn học liệu bao
gồm tài liệu truyền thống và tài liệu số cho
thư viện:
Với tài liệu truyền thống: việc bổ sung được
thực hiện từ hai nguồn chính: (1) Mua tài liệu
từ cơ quan phát hành, nhà xuất bản, bưu điện;
(2) Thu nhận tài liệu nội bộ do nhà trường xuất
bản: công trình khoa học, kỉ yếu hội thảo, giáo
trình, tài liệu giảng dạy. Ngoài ra, thư viện còn
nhận tài liệu qua hình thức tặng biếu nhưng số
lượng không đáng kể.
Với tài liệu số: đã và đang triển khai số hóa tài
liệu, liên kết chia sẻ tài nguyên số với một số
thư viện thuộc Hội liên hiệp thư viện các
trường đại học phía Bắc; mua 02 CSDL
online theo hình thức đăng ký và trả phí hàng
năm để được quyền sử dụng khai thác là:
ProQuest, EBSCO.
Tính đến tháng 05/2018, học liệu của TV nhà
trường tại hai cơ sở có hơn 15.000 tên tài liệu
với gần 90.000 bản, 01 cơ sở dữ liệu thư mục
tra cứu, 01 cơ sở dữ liệu trực tuyến với gần
1.400.000 tài liệu số được chia sẻ từ nguồn tài
nguyên thuộc Hội liên hiệp thư viện các
trường đại học, qua đó từng bước đảm bảo
cho giảng viên và sinh viên tìm đọc và tra cứu
tài liệu. Năm học 2017-2018 TV đã phục vụ
22.000 lượt đọc/mượn tài liệu truyền thống,
12.050 lượt truy cập vào kho tài nguyên số.
Với con số như trên, nếu dùng phép tính lấy
tổng số lượt tài liệu, lượt truy cập chia cho
với số lượng hơn 280 giảng viên, gần 5000
học sinh, sinh viên của Trường, có thể thấy
bạn đọc/người dùng tin sử dụng sản phẩm và
dịch vụ TV để tìm thông tin phục vụ giảng
dạy, học tập và nghiên cứu chưa nhiều, lượt
tài liệu luân chuyển còn thấp, kho học liệu
phục vụ bạn đọc đạt hiệu quả chưa cao,
nguyên nhân có nhiều, song tựu chung lại, có
một số nguyên nhân chính sau:
172

186(10): 171 - 176

- Trường Đại học Hạ Long mới thành lập nên
có nhiều việc cần giải quyết như: ổn định tổ
chức, bổ sung cơ sở vật chất, mở rộng quy mô
đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên… Nhà
trường chưa xây dựng chính sách, kế hoạch
phát triển học liệu. Mặt khác, nguồn thu của
nhà trường chưa nhiều, kinh phí sử dụng cho
bổ sung tài liệu còn hạn chế (khoảng từ 100 –
300 triệu đồng/năm học).
- Tài liệu hiện có của TV chủ yếu là tài liệu về
lĩnh vực giáo dục, tài liệu phục vụ các ngành
đào tạo thuộc hệ cao đẳng hoặc là tài liệu tham
khảo, trong khi nhà trường đang tập trung đào
tạo hệ đại học, song lượng tài liệu dành cho
các ngành thuộc hệ đại học chưa nhiều, chiếm
khoảng 20%.
- Giáo trình gắn kết với môn học/học phần
chiếm khoảng 50% (chưa kể đến một số giáo
trình đang sở hữu đã lạc hậu về nội
dung/không phù hợp với yêu cầu đào tạo theo
học chế tín chỉ). Một số học phần chưa có
giáo trình mà phụ thuộc vào tập bài giảng của
giảng viên, một số tập bài giảng chưa được
lưu giữ tại thư viện; cùng với đó nhà trường
chưa có nhiều tạp chí chuyên ngành gắn với
ngành đào tạo đại học của trường.
- Cách tổ chức quản lý kho tài liệu: TV đang sử
dụng phương pháp quản lý kho tài liệu theo
môn loại của Bảng phân loại thư viện - thư mục,
tức là quản lý tài liệu theo nội dung. Điều này
đúng với nghiệp vụ thư viện, nhưng chưa sát
và phù hợp hợp yêu cầu quản lý tài liệu theo
ngành đào tạo, theo môn học trong nhà trường.
Cùng với đó, TV chưa triển khai xây dựng
CSDL bài trích báo – tạp chí; CSDL toàn văn
về các lĩnh vực khoa học phù hợp với từng
ngành đào tạo của Trường.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỌC
LIỆU TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG
Để có nguồn học liệu đáp ứng nhu cầu đào
tạo theo học chế tín chỉ, TV cần phải thực
hiện một số giải pháp sau:
Định hướng phát triển học liệu
Trường Đại học Hạ Long cần đầu tư đúng mức
về tài chính, công nghệ, nhân lực để xây dựng
phát triển, học liệu. Có chính sách ưu tiên bổ
sung tài liệu dành cho các ngành đào tạo hệ đại

Phan Thị Huệ

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

học, đặc biệt chú trọng ngành đào tạo trọng
tâm của nhà trường: du lịch, ngoại ngữ, môi
trường, công nghệ thông tin; tăng kinh phí bổ
sung tài liệu phù hợp với nhu cầu từng năm,
đảm bảo 100% các học phần đều có giáo trình,
có sự cân đối giữa các loại tài liệu như: giáo
trình, tài liệu tham khảo, sách chuyên khảo, ấn
phẩm định kỳ, tạp chí chuyên ngành, CSDL
online; đa dạng hóa nguồn lực thông tin trên
cơ sở số hóa tài liệu, tăng cường việc liên kết
chia sẻ nguồn lực thông tin/tài liệu với thư viện
các trường đại học có cùng ngành đào tạo trên
cơ sở các bên cùng có lợi góp phần làm giàu
kho tài nguyên chung.
Tài liệu được thể hiện dưới nhiều dạng khác
nhau: kho học liệu phải bao gồm cả tài liệu
truyền thống (tài liệu giấy) và tài liệu hiện đại
(tài liệu số). Đối với tài liệu truyền thống, bổ
sung đủ đầu giáo trình, tài liệu tham khảo
phục vụ sinh viên theo các kỳ học tín chỉ. Đối
với tài liệu số, triển khai việc số hóa các tài
liệu truyền thống hiện có trong TV, đồng thời
mua quyền sở hữu, quyền truy cập các CSDL
chuyên ngành có uy tín, liên kết chia sẻ dữ
liệu với các cơ sở đào tạo có cùng ngành đào
tạo trong và ngoài nước, cung cấp cho sinh
viên nhiều dịch vụ hơn trong việc truy cập và
khai thác, phát huy vai trò của học liệu trong
hoạt động dạy và học.
Bổ sung tài liệu đảm bảo về chất lượng gắn
kết với học phần/ chương trình đào tạo
Để việc bổ sung tài liệu bám sát các học phần,
các khoa/trưởng bộ môn lên danh mục giáo
trình (học liệu chính), tài liệu tham khảo, sách
công cụ (từ điển, công cụ tra cứu), tài liệu liên
quan khác đề xuất TV bổ sung. Với những tài
liệu TV không thể tìm mua được trên thị
trường trong nước, hoặc những học phần cần
có những kiến thức học thuật mới, đạt chuẩn
mực thế giới, TV lập danh sách, trình Ban
Giám hiệu nhà trường cho phép mua theo
đường nhập khẩu hoặc mua bản quyền dịch
thuật của các tác giả, các cơ sở đào tạo có uy
tín trên thế giới.
Với những học phần chưa có giáo trình,
những học phần mang kiến thức đặc thù của
địa phương, nhà trường hỗ trợ kinh phí và
tính định mức giờ nghiên cứu khoa học cho
giảng viên biên soạn giáo trình theo quy đinh

186(10): 171 - 176

hiện hành; với các học phần thực hành
khuyến khích biên soạn giáo trình điện tử.
Sau khi hoàn tất việc biên soạn, nhà trường in
ấn, phát hành và lưu tại TV.
Với cuộc cách mạng 4.0, để đáp ứng được
nhu cầu người học, nhà trường nên cung cấp
các khoá học E-learning. Để phục vụ khóa
học, nhà trường không chỉ đầu tư hạ tầng
công nghệ, kỹ thuật mà còn chú trọng xây
dựng học liệu điện tử dưới nhiều dạng
(richmedia, Mp3, text), khuyến khích giảng
viên soạn bài giảng đa phương tiện, giáo trình
điện tử, bài giảng phiên bản audio, ngân hàng
câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến, bài tập tình
huống, chủ đề thảo luận...
Thu nhận tài liệu nội bộ do nhà trường, các
đơn vị thuộc trường phát hành (kỉ yếu hội
nghị, hội thảo các cấp); bài viết nghiên cứu
đăng trong các tạp chí chuyên ngành trong
nước và quốc tế của các cán bộ, giảng viên;
luận văn, luận án của cán bộ, giảng viên theo
học chương trình cao học, nghiên cứu sinh xử
lí lưu trữ và xây dựng thành CSDL toàn văn.
Hàng năm, vào dịp nghỉ hè các khoa/trưởng bộ
môn phối hợp với TV kiểm kê đầu sách và số
bản/đầu sách đã đủ đáp ứng nhu cầu cho cả
khóa học? Đề xuất bổ sung kịp thời, đồng
thời thanh lọc những giáo trình, tài liệu lạc
hậu về nội dung ra khỏi kho tài liệu truyền
thống và kho tài liệu số.
Tiếp tục tăng cường liên kết, hợp tác chia sẻ
học liệu với thư viện tỉnh Quảng Ninh, thư
viện các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước
thông qua nhiều cách khác nhau như: thiết lập
hệ thống mục lục liên hợp trực tuyến, thực
hiện việc cho mượn liên thư viện, trao đổi
thông tin, chia sẻ các cơ sở dữ liệu toàn văn,
trao đổi nguồn học liệu, tài nguyên mạng …
giúp nguồn học liệu phục vụ đào tạo tín chỉ
trở nên đầy đủ và hoạt động hiệu quả, tạo cơ
hội cập nhật kiến thức mới cho giảng viên và
sinh viên nhanh nhất.
Cải tiến cách tổ chức, quản lý và sắp xếp
học liệu khoa học, hợp lý
Xây dựng và hoàn thiện CSDL phục vụ đào
tạo tín chỉ
Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ
sở dữ liệu toàn văn phục vụ hoạt động đào tạo
173

Phan Thị Huệ

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

tín chỉ. Nội dung các CSDL này là chương
trình môn học, giáo trình, bài giảng, bài tập,
tài liệu tham khảo... với chủ đề phân chia theo
môn học chung cho các ngành đào tạo và các
môn học theo chuyên ngành đào tạo hiện có
của trường Đại học Hạ Long. Trong mỗi môn
học lại phân thành giáo trình chính và tài liệu
tham khảo, tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
CSDL tạo nhiều điểm truy cập giúp người
dùng tin dễ dàng tìm kiếm tài liệu.
Quản lý học liệu theo môn học và công nghệ
quản lý học liệu
Để quản lý nguồn học liệu phục vụ đào tạo
theo tín chỉ bên cạnh kí hiệu phân loại theo kỹ
thuật thư viện, TV nghiên cứu xây dựng bảng
kí hiệu thể hiện từng ngành/ từng môn học
trong trường Đại học Hạ Long để khi biên
mục sẽ “phân loại” tài liệu theo “kí hiệu môn
học”. Việc này sẽ rất có ích cho công tác quản
lý và phục vụ học liệu cho đào tạo theo tín
chỉ, đặc biệt phù hợp với mô hình xây dựng
CSDL [2].
Ngoài việc áp dụng công nghệ thông tin vào
quản trị thư viện theo phần mềm hiện có, TV
cần tăng cường công nghệ quản lý nguồn học
liệu số hóa, thực sự là trung tâm tích hợp
nguồn học liệu dạng số của nhà trường. Trong
đào tạo theo tín chỉ, sinh viên sẽ được sử

186(10): 171 - 176

dụng nhiều dạng bài giảng điện tử do giáo
viên biên soạn, không đơn thuần chỉ có dạng
dữ liệu toàn văn (fulltext) mà cả dạng dữ liệu
là âm thanh và hình ảnh. Do vậy, thư viện
phải có phần mềm quản trị tích hợp, có chuẩn
về nghiệp vụ TT-TV, về CNTT phù hợp tiêu
chuẩn quốc tế. Đồng thời phải đầu tư hạ tầng
CNTT đủ mạnh đảm bảo cho giảng viên và
sinh viên truy nhập và sử dụng CSDL học
liệu mọi lúc và mọi nơi.
Sắp xếp kho học liệu hợp lý
Đối với kho tài liệu truyền thống, ngoài việc
đảm bảo tổ chức kho đúng nghiệp vụ, nên chú
ý những tài liệu nào thường xuyên khai thác
bố trí ở vị trí thuận lợi, đặt tên cho các giá
đựng tài liệu… bố trí không gian bàn ghế và
ánh sáng phòng đọc, mượn khoa học, đảm
bảo việc tìm kiếm và sử dụng tài liệu thuận
lợi nhất.
Đối với kho tài nguyên số: sắp xếp theo ngành
học, cung cấp công cụ tra cứu và khai thác tài
liệu thân thiện, hiệu quả trong môi trường
mạng. Đối với các cơ sở dữ liệu cần phải có
những hướng dẫn cụ thể và tỉ mỉ về cách thức
tìm kiếm, khai thác để sinh viên có thể sử dụng
các tài nguyên số một cách hữu dụng.

Hình 1. Mô hình CSDL tài liệu phục vụ đào tạo tín chỉ tại Trường Đại học Hạ Long

174

Phan Thị Huệ

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

186(10): 171 - 176

Bảng 1. Sơ đồ hóa yêu cầu nhiệm vụ trong mối quan hệ tương tác
Tương tác
Người dạy người học

Nhiệm vụ của TV
Bao quát đầy đủ các nguồn tin theo yêu cầu
của người dạy, trên cơ sở đó, thực hiện việc
kiểm soát và khả năng truy cập hợp pháp
đến nguồn tin.

Người học người học

Kiểm soát và khai thác các nguồn thông tin
hiện có làm nguyên liệu cho hoạt động giảng
dạy, khả năng này được thực hiện trên cơ sở
nguồn thông tin đầy đủ, có tính hệ thống và
có độ cập nhật cao.
Giúp người học thuận lợi trong quá trình
làm việc và học tập theo nhóm ...

Người dạy người học với
môi trường
học

Cung cấp các tài liệu cần thiết, máy tính nối
mạng để truy cập tìm tài liệu khi cần thiết,
hỗ trợ sinh viên định hình và tham gia các
hoạt động nghiên cứu, học tập.

Người dạy người dạy

Tạo điều kiện cho người dùng tin khai thác
nguồn học liệu có hiệu quả
* TV phải nắm vững kế hoạch đào tạo của các
khoa, thậm chí cả lịch học của từng môn học
để có kế hoạch đáp ứng học liệu kịp thời, xây
dựng thư mục giới thiệu tài liệu gắn với từng
ngành, từng hệ đào tạo, hướng dẫn người
dùng tin cách tra tìm, chỉ dẫn quyền và mức
được phép khai thác các tài liệu, các nguồn
tin, bộ sưu tập, cung cấp điều kiện thuận lợi
đảm bảo sự tương tác giữa người dạy - người
dạy, người dạy - người học, người học người học, người dạy - người học với môi
trường học thông qua các dịch vụ thông tin và
tổ chức các diễn đàn, hội thảo, phòng thảo
luận nhóm...
* Để kích thích sinh viên tìm kiếm tài liệu,
thông tin của TV ngoài việc tăng cường các
dịch vụ thư viện hiện có: mượn tài liệu về nhà,
đọc tài liệu tại chỗ, tra cứu tài nguyên số tại
thư viện, sao chụp tài liệu, sao lưu sách điện
tử... TV nên mở thêm một số dịch vụ như:
Tổ chức triển lãm giới thiệu tài liệu theo
chuyên đề, theo ngành đào tạo; tổ chức hội
thảo, nói chuyện chuyên đề với sự tham gia
của các chuyên gia, doanh nhân trong và
ngoài trường về các lĩnh vực, ngành nghề đào
tạo hiện có của nhà trường.
Triển khai hình thức đăng kí mượn qua mạng,
mở diễn đàn trao đổi, tư vấn thông tin trên

Yêu cầu cụ thể
- Cung cấp cho người dùng tin quyền
truy cập và mức độ khai thác nguồn học
liệu của trường.
- Cung cấp dịch vụ trao đổi thông tin giữa
người dạy và người học (giải đáp, hướng
dẫn, kiểm tra...)
Cung cấp dịch vụ phổ biến thông tin
chọn lọc, cung cấp thông tin theo
chuyên đề, tìm tin, phổ biến thông tin
hiện đại; tổ chức diễn đàn, hội thảo dưới
nhiều hình thức khác nhau..
Cung cấp dịch vụ tài liệu gốc, dịch vụ
trao đổi thông tin, tạo lập các diễn đàn,
hội thảo nhóm...
Cung cấp dịch vụ tư vấn thông tin, thiết
bị hỗ trợ, không gian học tập, giúp
người dạy - người học tự học và tự
nghiên cứu.

website của TV, bạn đọc có thể giao tiếp trực
tuyến, gọi điện trao đổi hay tư vấn thông tin
trực tiếp từ cán bộ thư viện. Dịch vụ này
không chỉ cung cấp thông tin học thuật phục
vụ cho việc dạy và học theo mô hình đào tạo
tín mà còn tư vấn, hỗ trợ sinh viên trong việc
tìm kiếm, khai thác thông tin.
Tổ chức dịch vụ cung cấp thông tin theo
chuyên đề theo nhu cầu bạn đọc; triển khai
dịch vụ mượn liên thư viện.
Đánh giá chất lượng học liệu của TV trong
phục vụ đào tạo
Hàng năm, TV xây dựng kế hoạch đánh giá
chất lượng học liệu dựa vào một số chỉ tiêu cơ
bản: số lượng người dùng tin/bạn đọc thường
xuyên sử dụng sản phẩm và dịch vụ của TV,
số lượt tài liệu đọc, mượn, số lượt truy cập
vào kho tài nguyên số; Đặc biệt chú trọng ba
chỉ số:
* Chỉ số thống kê vòng quay trung bình của
tài liệu, được tính theo công thức:
Vqt = L
Vtl

Trong đó: Vqt: Vòng quay trung
bình của tài liệu/vốn tài liệu
L: Tổng số lượt mượn, đọc; lượt
truy cập
Vtl: Số tài liệu hiện có của thư viện

* Chỉ số thống kê đánh giá mức độ đáp ứng
của tài liệu với ngành/ học phần đang đào tạo,
được tính theo công thức:
175

nguon tai.lieu . vn