Xem mẫu

  1. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Nguyễn Hồng Hạnh Phó Giám đốc Trung tâm CSDL quốc gia về KH&CN, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia Những thay đổi mang tính cách mạng về khoa học và công nghệ dẫn tới thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu, mô hình kinh tế, hệ thống quản lý nhà nước, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với đặc điểm là tận dụng một cách triệt để sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin đồng thời cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng đặt ra những thách thức đối với một số ngành, lĩnh vực cụ thể như: Yêu cầu về đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin; đẩy mạnh khoa học phân tích và quản lý và xử lý dữ liệu lớn tạo ra tri thức mới, hỗ trợ việc đưa ra quyết định và tạo lợi thế cạnh tranh. CSDL quốc gia về KH&CN giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển KH&CN của đất nước, đặc biệt để tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và đảm bảo thông tin cho phát triển tiềm lực KH&CN cũng như hội nhập quốc tế về KH&CN. Do đó, hoạt động xây dựng và phát triển CSDL nhận được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ và được đảm bảo bằng hệ thống văn bản pháp luật vững chắc. 1. Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ được xác định là một trong những định hướng quan trọng của hoạt động KH&CN. Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 04/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có nêu rõ chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch và nhiệm vụ trọng tâm của ngành khoa học và công nghệ để tổ chức triển khai phù hợp với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đồng thời chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan kết nối các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Trong đó, tập trung thực hiện có hiệu quả các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia về Toán học, Vật lý, Khoa học cơ bản; các chương trình Đổi mới công nghệ, Phát triển công nghệ cao, Sản phẩm quốc gia, Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, Sở hữu trí tuệ, Công nghiệp sinh học.... 1
  2. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử: Xây dựng hệ thống thông tin quản lý đề tài, dự án khoa học và công nghệ trên mạng điện tử, thực hiện đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp qua mạng điện tử; Hệ thống các CSDL về KH&CN là thành phần quan trọng của hạ tầng thông tin KH&CN. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá XI (Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương) đã xác định "phát triển hạ tầng thông tin và thống kê KH&CN quốc gia hiện đại."; Nội dung về cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN đã được đề cập trong Luật KH&CN số 29/2013/QH13 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2013. Đồng thời Luật cũng quy định Bộ KH&CN có trách nhiệm: "Điều 68. Xây dựng hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia và thống kêvề khoa học và công nghệ; hệ thống thống kê khoa học và công nghệ và các tiêu chí thống kê thống nhất trong cả nước; phát triển thị trường khoa học và công nghệ" (Điều 73. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ). Tại điểm d khoản 7 Điều 2 Nghị định 20/2013/NĐ-CP ngày 26/02/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm, vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN đã xác định "Hướng dẫn hoạt động thông tin, truyền thông, thư viện, thống kê trong lĩnh vực KH&CN, phát triển thị trường công nghệ; xây dựng hạn tầng thông tin, thống kê KH&CN quốc gia; tổ chức các chợ công nghệ và thiết bị, các trung tâm giao dịch công nghệ, triển lãm KH&CN; xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN; đầu tư phát triển các mạng thông tin KH&CN tiên tiến kết nối với khu vực và quốc tế." Chương trình hành động của Bộ KH&CN triển khai thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 24/4/2012 của Chính phủ triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015 (ban hành kèm theo Quyết định số 1427/QĐ-BKHCN ngày 25/06/2012 của Bộ trưởng Bộ KH&CN) đã giao Cục Thông tin KH&CN Quốc gia chủ trì xây dựng nhiệm vụ xây dựng Đề án hiện đại hóa công tác thông tin, thư viện, thống kê KH&CN, đẩy mạnh phát triển Mạng thông tin KH&CN Việt Nam (VISTA), mở rộng kết nối Mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (VinaREN). 2
  3. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 2. Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động thông tin KH&CN nhằm phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý hoạt động KH&CN, triển khai nhiệm vụ KH&CN, phục vụ hoạt động NC&PT cũng như giáo dục và đào tạo; hỗ trợ hội nhập quốc tế về KH&CN Khoa học và công nghệ luôn được xác định giữ vai trò then chốt trong công cuộc đổi mới của nước ta, đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một nền công nghiệp phát triển luôn dựa trên một nền khoa học và công nghệ tiên tiến và ngược lại, công nghiệp phát triển sẽ tạo điều kiện cho khoa học và công nghệ phát triển … Trong đó, việc quản lý, lưu trữ phục vụ khai thác hiệu quả CSDL về Khoa học và Công nghệ là một trong những cơ sở, thước đo đánh giá kết quả, chất lượng và hiệu quả của hoạt động phổ biến, tuyên truyền hỗ trợ thông tin KH&CN, góp phần thiết thực nâng cao hiệu quả cho công tác nghiên cứu, ứng dụng, phát triển KH&CN Trong những năm gần đây hoạt động quản lý, cung cấp, khai thác thông tin KH&CN có các bước phát triển mạnh mẽ. Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18/02/2014 của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ đã nêu rõ hoạt động thông tin khoa học và công nghệ phải chính xác, khách quan, đầy đủ, kịp thời và đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân về chất lượng, khối lượng sản phẩm, dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ dựa trên cơ sở của việc phát triển hạ tầng thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu, các trang thông tin và cổng thông tin điện tử về khoa học và công nghệ; thiết lập, triển khai các mạng thông tin khoa học và công nghệ; ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong hoạt động thông tin khoa học và công nghệ. Với chủ trương đó, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ đã chỉ đạo thực thực hiện nghiên cứu, chuẩn hóa quy trình quản lý và cung cấp thông tin, đồng thời triển khai xây dựng các công cụ hỗ trợ công tác lưu trữ, xuất bản, khai thác được thuận lợi. Các cơ sở dữ liệu về tài liệu, nhiệm vụ, thông tin về nhà nghiên cứu, các tổ chức liên quan đến lĩnh vực KH&CN đã từng bước được hình thành, xuất bản lên các phương tiện báo chí điện tử, trang thông tin, bước đầu đã phục vụ nhu cầu tra cứu, khai thác của đông đảo các tầng lớp độc giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Để tăng cường hơn nữa năng lực trong hoạt động quản lý và cung cấp thông tin và đáp ứng yêu cầu tra cứu khai thác của người, Cục Thông tin KH&CN quốc gia nhận thấy cần thiết phải xây dựng một hệ thống đồng bộ về CSDL, tăng cường các chức năng xử lý và cung cấp thông tin nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên trong công tác quản lý 3
  4. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 thông tin KH&CN. Đây cũng là hoạt động nhằm tăng cường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cung cấp thông tin về khoa học và công nghệ gop phần xây dựng Chính phủ điện tử theo tinh thần Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử vàQuyết định 572/QĐ-BKHCN của Bộ trưởng Bộ KH&CN ban hành ngày 24/3/2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ. 3. Tổ chức cung cấp công khai, minh bạch thông tin theo các quy định của pháp luật, phục vụ nhu cầu tra cứu, khai thác, nghiên cứu của công dân/tổ chức được đầy đủ, kịp thời trên CSDL quốc gia về KH&CN Với số lượng tăng trưởng trung bình hàng năm với hơn 12.000 tài liệu, 1.500 nhiệm vụ và hàng chục nghìn các bài báo, tạp chí … CSDL quốc gia về khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc cung cấp thông tin phục vụ các tổ chức/cá nhân trao đổi, nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào mọi lĩnh vực của cuộc sống trên phạm vi toàn quốc và giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế. Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18/02/2014 của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ đã nêu rõ hoạt động thông tin khoa học và công nghệ phải chính xác, khách quan, đầy đủ, kịp thời và đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân về chất lượng, khối lượng sản phẩm, dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ dựa trên cơ sở của việc phát triển hạ tầng thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu, các trang thông tin và cổng thông tin điện tử về khoa học và công nghệ; thiết lập, triển khai các mạng thông tin khoa học và công nghệ; ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.. Quyết định số 1318/QĐ-BKHCN ngày 05/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu cụ thể là đảm bảo 100% các kết quả nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, cấp bộ/tỉnh được đăng ký và lưu trữ trên hệ thống thông tin KH&CN quốc gia song song với công tác tổng hợp và công bố công khai trên trang thông tin hoặc cổng thông tin điện tử của các đơn vị. Vì thế cần thiết phát triển khai nhiệm vụ riêng biệt về xây dựng và cập nhật CSDL quốc gia về KH&CN với kinh phí tăng lên đáng kể so với trước đây. 4
  5. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 4. Cơ sở pháp lý của Nhiệm vụ: Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển của ngành Khoa học và Công nghệ, hoạt động thông tin KH&CN ở nước ta luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo. Tính đến nay đã có nhiều văn bản Quy phạm pháp luật về chính sách phát triển hoạt động thông tin, thị trường và thống kê KH&CN đã được ban hành kịp thời, làm khung khổ pháp lý cho hoạt động thông tin KH&CN. • Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá XI (Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương) đã xác định "phát triển hạ tầng thông tin và thống kê KH&CN quốc gia hiện đại."; • Luật KH&CN số 29/2013/QH13 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2013. Nội dung về cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN đã được đề cập trong Luật KH&CN. Đồng thời Luật cũng quy định Bộ KH&CN có trách nhiệm: "Điều 68. Xây dựng hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia và thống kêvề khoa học và công nghệ; hệ thống thống kê khoa học và công nghệ và các tiêu chí thống kê thống nhất trong cả nước; phát triển thị trường khoa học và công nghệ" (Điều 73. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ). • Nghị định 20/2013/NĐ-CP ngày 26/02/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm, vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN. Nghị định đã xác định "Hướng dẫn hoạt động thông tin, truyền thông, thư viện, thống kê trong lĩnh vực KH&CN, phát triển thị trường công nghệ; xây dựng hạ tầng thông tin, thống kê KH&CN quốc gia; tổ chức các chợ công nghệ và thiết bị, các trung tâm giao dịch công nghệ, triển lãm KH&CN; xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN; đầu tư phát triển các mạng thông tin KH&CN tiên tiến kết nối với khu vực và quốc tế." • Quyết định số 418/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 nêu rõ: Phát triển khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bên vững. Khoa học và công nghệ phải đóng vai trò chủ đạo để tạo được bước phát triển đột phá về lực lượng sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước...Nhà nước tăng mức đầu tư và ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia, các sản phẩm quốc gia. Đầy mạnh xã hội hoá, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của các doanh nghiệp cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ. Nhiệm vụ Phát triển dịch vụ khoa học và công nghệ được định hướng: - Phát triển mạnh mẽ dịch vụ cung cấp, tổng hợp-phân tích thông tin, số liệu thống kê khoa học và công nghệ bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu lãnh đạo, quản lý, dự 5
  6. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 báo, hoạch định chiến lược, chính sách phát triển, sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường khoa học và công nghệ. - Tăng cường cập nhật, chia sẻ và cung cấp thông tin phục vụ đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ tại các trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp khoa học và công nghệ. - Nhân rộng và tăng cường mô hình phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ phục vụ phát triển phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. • Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 2 năm 2014 của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ đã quy định và nhấn mạnh nhiệm vụ thu thập, cập nhật, xử lý các dữ liệu, số liệu, dữ kiện, thông tin nhằm tạo lập và phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ; bảo quản, tổ chức khai thác, sử dụng và chia sẻ nguồn thông tin KH&CN; phát triển hạ tầng thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ, các biện pháp bảođảm phát triển thông tin khoa học và công nghệlà những nội dung hoạt động thông tin KH&CN quan trọng hàng đầu. Nhiệm vụ này bao gồm: - Thu thập, đăng ký, lưu giữ, xử lý, công bố và sử dụngthông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệđang tiến hành, kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, thông tin vềứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các công bố khoa học. - Hạ tầng thông tin quốc gia về khoa học công nghệ - Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ bao gồm: + Thông tin về các tổ chức khoa học và công nghệ; + Thông tin về cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; + Thông tin về các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đang tiến hành, kết quả thực hiện và kết quảứng dụng); + Thông tin về tài liệu sở hữu trí tuệ, các công bố khoa học và công nghệ và chỉ số trích dẫn trên các tạp chí, kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế; + Thông tin về công nghệ, công nghệ cao, chuyển giao công nghệ; + Thông tin về thống kê khoa học và công nghệ; + Thông tin về khoa học và công nghệ trong khu vực và trên thế giới, 6
  7. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 - Đầu tư, xây dựng, duy trì và phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gai về khoa học và công nghệ. - Khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ. - Định hướng phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà. - Phối hợp phát triển, cập nhật và chia sẻ các nguồn tin khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế. • Quyết định số 1285/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 01/10/2018 về Phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” nhấn mạnh trong mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Hoàn thiện và đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu về nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tích hợp và đưa vào sử dụng các cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ như Công bố khoa học và công nghệ trong nước,…. • Quyết định số 1785/QĐ-BKHCN ngày 26/6/2018 của Bộ trưởng Bộ KH&CNvềviệcban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia. Trong số các nhiệm vụ và quyền hạn: “Xây dựng và phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN.” • Thông tư số 10/2017/TT-BKHCN Quy định về xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng, duy trì và phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ. • Quyết định 572/QĐ-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 24/3/2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ. • Thông tư số 139/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 21/9/2010 về Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 7
  8. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 5. Cơ chế quản lý CSDL quốc gia về KH&CN 5.1. Cơ chế tổ chức hệ thống CSDL quốc gia về KH&CN (Hình 1) Hình .1. Sơ đồ tổ chức hệ thống CSDL quốc gia về KH&CN 8
  9. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 5.2.Cơ chế đầu tư xây dựng và phát triển CSDL Căn cứ đề xuất cơ chế đầu tư xây dựng và phát triển CSDL quốc gia về KH&CN là các văn bản pháp luật sau: + Luật KH&CN 2013: - Khoản 2 Điều 66 quy định “Bộ KH&CN chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan có liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của tổ chức KH&CN quan trọng; phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; CSDL quốc gia về KH&CN”; - Điều 68 quy định: “Nhà nước đầu tư xây dựng, khuyến khích tổ chức, cá nhân tài trợ cho việc xây dựng hạ tầng thông tin, CSDL quốc gia và thống kê về KH&CN hiện đại nhằm bảo đảm thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về hoạt động KH&CN trong nước và thế giới”. + Nghị định số 11/2014/NĐ-CP về hoạt động thông tin KH&CN: - Điều 13 quy định CSDL quốc gia về KH&CN là bộ phận cấu thành hạ tầng thông tin quốc gia về KH&CN. Đồng thời, cũng quy định rõ trách nhiệm về đầu tư, xây dựng, duy trì và phát triển CSDL quốc gia về KH&CN của Bộ KH&CN như sau: ”Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đầu tư, xây dựng, duy trì và phát triển CSDL quốc gia về KH&CN”; - Khoản 4 Điều 15 quy định “Kinh phí xây dựng, duy trì và phát triển CSDL quốc gia về KH&CN được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước”. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế hợp tác, tài trợ cho việc đầu tư, xây dựng và phát triển CSDL quốc gia về KH&CN”; - Điều 21 quy định chi cho xây dựng và phát triển hạ tầng thông tin, CSDL quốc gia về KH&CN thuộc nội dung chi đầu tư phát triển hoạt động thông tin KH&CN. Nguồn kinh phí để xây dựng, cập nhật và khai thác CSDL quốc gia về KH&CN được bảo đảm từ kinh phí sự nghiệp KH&CN. + Quyết định số 1285/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 01/10/2018 về Phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”nhấn mạnh trong mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Hoàn thiện và đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu về nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tích hợp và đưa vào sử dụng các cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ như Công bố khoa học và công nghệ trong nước; công bố quốc tế của các tác giả Việt Nam; chỉ số trích dẫn khoa học; thông tin sở hữu trí tuệ;… 9
  10. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 Đến năm 2025: Hệ thống hóa, tích hợp đầy đủ và vận hành đồng bộ các nguồn tri thức trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ để phục vụ công chúng. Từ căn cứ pháp lý trên, kết hợp với nhu cầu đầu tư lớn do quy mô của CSDL quốc gia về KH&CN, cơ chế đầu tư xây dựng và phát triển CSDL quốc gia về KH&CN được phác thảo với những nội dung chủ yếu như sau: + Đầu tư cho CSDL quốc gia về KH&CN chủ yếu từ NSNN và phải bảo đảm duy trì và phát triển CSDL để bổ sung, cập nhật thông tin một cách liên tục, đầy đủ và chất lượng. Bảng 1. Lộ trình đầu tư cho CSDL quốc gia về KH&CN TT Giai đoạn đầu tư Nội dung chủ yếu Thời gian dự kiến - Hoàn thiện và đưa vào sử dụng CSDL 2018 1 Đầu tư ban đầu về Nhiệm vụ KH&CN - Mua sắm máy móc, thiết bị - Thu thập, xử lý, cập nhật dữ liệu cho thử nghiệm - Vận hành thử nghiệm - Hiệu chỉnh sau thử nghiệm - Đào tạo, tập huấn vận hành, khai thác 2 Đầu tư duy trì và - CSDL Cán bộ nghiên cứu khoa học và 2019 -2020 phát triển CSDL phát triển công nghệ; - CSDL tổ chức khoa học và công nghệ 2019 3 Đầu tư mới - Xây dựng CSDL Công bố quốc tế; 2019 4 Đầu tư duy trì và - Hoàn thiện , chuẩn hóa CSDL công bố 2019 phát triển CSDL khoa học và công nghệ 5 Đầu tư mới Xây dựng CSDL chỉ số trích dẫn trên các 2020-2021 tạp chí 6 Đầu tư duy trì và - Thu thập, xử lý, cập nhật dữ liệu đối phát triển CSDL với các CSDL thành phần 2020 - 2025 7 Đầu tư nâng cấp - Nâng cấp CSDL thành phần 2030 CSDL - Nâng cấp chương trình (phần mềm) quản trị CSDL 10
  11. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 - Nâng cấp máy móc, thiết bị - Tích hợp vào Cổng thông tin các CSDL thành phần như Sở hữu trí tuệ,… + Việc đầu tư cho xây dựng CSDL cần phân chia thành các giai đoạn với các phương thức đầu tư phù hợp với thực tế xây dựng, vận hành và phát triển CSDL. Lộ trình và phương thức đầu tư cho CSDL quốc gia về KH&CN được đề xuất như sau: - Đầu tư ban đầu: đầu tư để tạo lập CSDL theo phương thức một Đề án cấp quốc gia; - Đầu tư duy trì và phát triển CSDL: đầu tư cho thu thập, xử lý, cập nhật thông tin; nâng cấp CSDL đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ phát triển KH&CN của đất nước. Đầu tư cho giai đoạn này được thực hiện theo phương thức kinh phí cho nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của cơ quan quản lý CSDL quốc gia về KH&CN; - Đầu tư nâng cấp CSDL: được thực hiện theo phương thức nhiệm vụ KH&CN hoặc dự án, đề án nâng cấp CSDL do Cục Thông tin KH&CN quốc gia đề xuất và tổ chức thực hiện. + Tập trung đầu tư cho hạng mục công việc quan trọng và cần thiết nhất của hoạt động xây dựng và phát triển CSDL quốc gia về KH&CN. Trong đó, công việc quan trọng hàng đầu là tạo lập nội dung thông tin của CSDL. Vì vậy, cần tập trung đầu tư cho việc thu thập, chọn lọc, xử lý và cập nhật dữ liệu. Việc thu thập, chọn lọc, xử lý và cập nhật dữ liệu cần định hướng lĩnh vực ưu tiên của dữ liệu theo từng giai đoạn phát triển của hoạt động KH&CN. Lộ trình đầu tư cho CSDL quốc gia về KH&CN được trình bày trong bảng 1. 6. Kết luận Trong xu thế hướng tới một cuộc cách mạng 4.0 về thông tin hiện nay, việc xây dựng các hệ thống thông tin tích hợp như CSDL quốc gia về KH&CN là yêu cầu tất yếu khách quan. Với một hệ thống thông tin lớn như CSDL quốc gia, ngoài yêu cầu đảm bảo đặc biệt về cơ sở hạ tầng, còn có yêu cầu về bảo đảm cơ sở lý luận, phương pháp luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong triển khai xây dựng CSDL. Cụ thể là: - Cung cấp thông tin về hiện trạng xây dựng CSDL KH&CN trên thế giới và ở Việt Nam, giúp các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà triển khai thực tiễn có 11
  12. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 được góc nhìn thực tế về trình độ của thế giới và của Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển CSDL KH&CN; - Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn về CSDL KH&CN nói chung, CSDL quốc gia về KH&CN nói riêng. Đây là nguồn tài liệu tham khảo giúp các tổ chức, cá nhân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận, tìm hiểu và nhìn nhận những vấn đề cơ bản về CSDL KH&CN. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Khoa học và Công nghệ 2013 2. Nghị định số 11/2014-NĐ-CP ngày 18/02/2014 của Chính phủ về hoạt động thông tin KH&CN 3. Thông tư số 14/2015/TT-BKHCNcủa Bộ KH&CN về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành KH&CN,ban hành ngày 19/8/2015 4. Lê Xuân Định và các cộng sự (2013), Nghiên cứu xây dựng khung và hệ tiêu chí phát triển CSDL KH&CN quốc tế cho hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN của Việt Nam/BCTH kết quả đề tài nghiên cứu KH&CN cấp nhà nước, mã số KX06.02/11-15.-Cơ quan chủ trì: Cục TTKHCNQG.-Năm hoàn thành: 2013 5. Nguyễn Hồng Hạnh và các cộng sự (2016), Nghiên cứu đề xuất cấu trúc, tiêu chí dữ liệu CSDL quốc gia về KH&CN /BCTH (Đã đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở) kết quả nghiên cứu KH&CN cấp bộ.-Cơ quan chủ trì: Cục TTKHCNQG 12
nguon tai.lieu . vn