Xem mẫu

  1. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THƯỜNG XUYÊN NHẰM HÌNH THÀNH KĨ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHAN QUỐC LÂM Trường Đại học Vinh Tóm tắt: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, từ năm 2002 đến năm 2008, trường Đại học Vinh đã xây dựng được chương trình rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên đảm bảo hình thành được ở sinh viên hệ thống kĩ năng nghề cơ bản, tối thiểu tương ứng với hệ thống tri thức được trang bị, giúp các em đảm nhiệm tốt các nhiệm vụ dạy học và giáo dục, thích nghi với các thay đổi của nhà trường tiểu học. Chương trình đã được phát triển để phù hợp với học chế tín chỉ một cách thành công và đang được tiếp tục phát triển để thích ứng với quá trình đào tạo theo tiếp cận CDIO. Từ khoá: phát triển chương trình, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, kĩ năng sư phạm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc hình thành kĩ năng sư phạm (KNSP) cho sinh viên (SV) là một trong những mục tiêu cơ bản của quá trình đào tạo giáo viên (GV) ở các trường sư phạm. Tuy nhiên, cho đến nay, mặt đào tạo kĩ năng (KN) nghề ở các trường này chưa đạt được kết quả như mong muốn, chưa tương ứng với vốn tri thức mà SV được trang bị và chưa đáp ứng tốt đòi hỏi của thực tiễn dạy học và giáo dục ở trường phổ thông. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân như: chất lượng đầu vào, thời lượng thực hành nghề quá ít so với thời lượng học lý thuyết… Trong đó việc chưa có được một quy trình rèn KN nghề đáp ứng được yêu cầu của nhà trường phổ thông hiện đại cho SV là một nguyên nhân cơ bản. Do đó, trường sư phạm (SP) chưa đảm bảo hình thành một cách chắc chắn, ở mức độ tối thiểu phải có những KN nghề nghiệp cơ bản nhất cho SV. Trong thực tế, trình độ KN nghề giữa các sinh viên khi tốt nghiệp và giữa các GV phổ thông là hoàn toàn không đồng đều, có sự chênh lệch rất lớn. Một số không đạt được mức độ tối thiểu tương ứng với trình độ đào tạo. Vì vậy, việc xác định được những nội dung và trên cơ sở đó xây dựng được một quy trình rèn luyện các KNSP cho sinh viên, đảm bảo cho họ có một vốn KN nghề cơ bản, tối thiểu cần thiết một cách chắc chắn, đạt được một trong những chuẩn nghề nghiệp của GVTH và tương ứng với trình độ đào tạo để họ có thể hoàn thành tốt ngay từ đầu các nhiệm vụ SP ở trường tiểu học và có cơ sở vững chắc để phát triển và hoàn thiện tay nghề trong tương lai là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo GV nói chung và GV tiểu học nói riêng. 293
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 2. NỘI DUNG 2.1. Quá trình xây dựng chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên (RLNVSPTX) nhằm hình thành KN nghề cho SV ngành Giáo dục tiểu học (GDTH) trường Đại học Vinh 2.1.1. Giai đoạn 1995 - 2001: Thực hiện chương trình rèn luyện NVSP theo kế hoạch chung toàn trường. Đây là giai đoạn đầu trường Đại học Vinh đào tạo ngành Giáo dục tiểu học vì vậy chưa có nhiều kinh nghiệm đào tạo nói chung và xây dựng chương trình đào tạo nói riêng. Vì vậy, chương trình đào tạo mới chỉ tập trung nhiều vào việc hình thành vững chắc kiến thức, mặt hình thành KN nghề chưa được chú trọng đúng mức. Việc tổ chức thực hành nghề cho SV ngành Giáo dục tiểu học có thời lượng, nội dung và hình thức tổ chức giống như SV các ngành khác gồm 2 tuần kiến tập và 7 tuần thực tập sư phạm mà chưa lưu ý đến yếu tố đặc thù của cấp học. Vì vậy, SV những khoá đầu của ngành này khi ra trường được đánh giá là vượt trội so với giáo sinh hệ trung học và cao đẳng sư phạm về kiến thức nhưng chưa thể hiện sự hơn hẳn về KN nghề. Đó cũng là tình hình chung của các khoa đào tạo GVTH của các trường đại học. Để thay đổi thực trạng đó, trong chương trình khung đào tạo mới cho ngành Giáo dục tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nâng thời lượng hoạt động thực hành nghề lên và đưa hình thức RLNVSPTX thành một hoạt động bắt buộc với thời lượng 5 đơn vị học trình. Tuy nhiên, trong chương trình đào tạo lại chưa quy định nội dung và chương trình cụ thể của hoạt động này. Vì vậy, việc xác định chính xác nội dung của hoạt động RLNVSPTX và cụ thể hóa nó bằng một qui trình kĩ thuật các việc làm của SV là một việc làm cấp bách để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho SV nói chung và hình thành KN nghề cho SV nói riêng. 2.1.2. Giai đoạn từ năm 2002 - 2008: Xây dựng chương trình RLNVSPTX cho ngành Giáo dục tiểu học Để giúp SV có điều kiện tiếp cận thực tế nhà trường tiểu học, vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn, hình thành bước đầu KN và tình cảm nghề nghiệp... bên cạnh việc tổ chức thực tập sư phạm cuối khóa, khoa Giáo dục tiểu học trường Đại học Vinh đã tổ chức cho SV thực hiện hoạt động RLNVSPTX tại trường tiểu học từ học kì 2 đến học kì 7 thay cho đợt kiến tập tập trung vào năm thứ 3. Qua hoạt động này, SV đã có những thu hoạch nhất định trong đó có sự hình thành KN nghề. Tuy nhiên, đây là một loại hình hoạt động mới mẻ, có tính chất thử nghiệm nên kết quả thu được còn nhiều hạn chế, đặc biệt là về sự hình thành KN nghề cho SV. Sự hạn chế này có nguyên nhân chủ yếu là hoạt động của SV chưa có được những mục tiêu rõ ràng, những nội dung được xác định cụ thể và một quy trình kĩ thuật chi tiết cho các việc làm nhằm bước đầu hình thành KN nghề nghiệp. Để nâng cao chất lượng hoạt động RLNVSPTX của SV ngành Giáo dục tiểu học, nhất là chất lượng hình thành KN nghề, việc đổi mới quá trình đào tạo nghề cho SV là việc làm cần thiết. Trong đó quan trọng nhất là xác định được nội dung và xây dựng quy trình kĩ thuật chi tiết có cơ sở khoa học và tính hiệu quả cho hoạt động này. 294
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Từ những bất cập và hạn chế ở trên, chúng tôi đã tìm xây dựng một cơ sở lí luận và nghiên cứu một cách khoa học và chặt chẽ hơn. a) Những cơ sở lý luận Những công trình nghiên cứu của UNESCO Châu Á và Thái Bình Dương, của K. Barry, L. King, P. Kapkar, X.L. Kixêgôv, O.A. Apđulinna... từ những năm 60 - 80 của thế kỉ XX đã chỉ ra được những nội dung và con đường cơ bản về vấn đề đào tạo tay nghề cho giáo sinh SP nhưng chúng vẫn mang nặng tính hàn lâm và chưa đáp ứng được nhu cầu về tay nghề SP của người GV hiện đại. Trong những năm 70 - 90 của thế kỉ trước, ở Việt Nam cũng có một số tác giả như: Lê Văn Hồng, Nguyễn Quang Uẩn, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn đình Chỉnh, Nguyễn Như An, Trần Tuấn Năm, Phan Thanh Long... đã có những nghiên cứu liên quan đến vấn đề hình thành kĩ năng nghề hoặc tổ chức RLNVSPTX cho SV sư phạm. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu phát triển lý luận hoặc là những nghiên cứu ứng dụng ban đầu cho quá trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông. Mặc dù các tác giả trong và ngoài nước đều đã đề cao vấn đề hình thành KN nghề cho SV SP trong quá trình đào tạo nhưng các công trình nghiên cứu đó chủ yếu chỉ mới đề cập đến những vấn đề chung của KNSP cũng như con đường hình thành chúng một cách chung chung mà chưa đề cập nhiều đến những vấn đề cụ thể như KN nghề của GVTH, những nội dung cơ bản, tối thiểu và quy trình kĩ thuật để hình thành chúng một cách chắc chắn trong quá trình đào tạo. Vì vậy, để đào tạo được người GVTH đáp ứng được yêu cầu của nhà trường hiện đại, phải có những nghiên cứu bổ sung và phát triển vấn đề theo hai hướng: 1) Hệ thống KN nghề cơ bản, tối thiểu của người GVTH hiện đại và 2) Xây dựng được quy trình kĩ thuật của việc hình thành chúng một cách chắc chắn trong quá trình đào tạo GVTH đặc biệt là hệ đào tạo đại học. Trước hết, hầu như các nhà nghiên cứu đều thống nhất về khái niệm KN nhưng lại có nhiều cách phân loại chúng dựa trên những cách tiếp cận khác nhau. Chúng tôi đã có cách tiếp cận khác, đó là căn cứ trên kiến thức cơ sở được sử dụng để giải quyết tình huống. Theo đó, KN có thể được phân thành 2 loại chính: KN kinh nghiệm và KN lý luận. KN kinh nghiệm là sự vận dụng những tri thức kinh nghiệm, những mẫu biểu tượng của hành động cũ vào giải quyết tình huống mới, vì vậy kết quả của nó là không chắc chắn vì không có tính phổ quát. KN lý luận là KN được hình thành trên cơ sở kiến thức khoa học với tính cách là một mô hình hành động có tính phổ quát. Vì vậy nó đảm bảo một kết quả chắc chắn khi con người hành động giải quyết tình huống mới khác với tình huống cũ nhưng có cùng bản chất. Mỗi loại KN có con đường hình thành riêng của nó. KN kinh nghiệm được hình thành bằng con đường luyện tập thực tiễn - kinh nghiệm trực tiếp. KN lý luận được hình thành bằng con đường lý luận, đó là sự vận dụng một tri thức lý luận khoa học vào giải quyết những tình huống cụ thể khác nhau có cùng bản chất. Từ xuất phát lý luận trên, chúng tôi xác định, KNSP cũng có 2 loại với hai con đường hình thành khác nhau về bản chất: con đường lý luận và con đường kinh nghiệm. Trong đó, KNSP lý luận mới đảm bảo cho SV có được khả năng thích ứng được với 295
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 những tình huống SP đa dạng. Trong quá trình xây dựng nội dung, quy trình rèn luyện KN nghề cho SV ngành GDTH, chúng tôi chú ý những vấn đề cơ bản sau: - Sự hình thành KN SP là kết quả của sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau: Hệ thống tri thức cơ sở, hệ thống các thao tác kĩ thuật hành động và kĩ xảo tương ứng, các biện pháp và phương tiện luyện tập, nội dung, quy trình và tính tích cực tập luyện, những đặc điểm tâm - sinh lý vốn có của cá nhân. - Việc tổ chức quá trình hình thành KN SP cho SV dựa trên những cơ sở chủ yếu: Quan trọng nhất là hoạt động rèn luyện nghiệp vụ SP, các quy luật hình thành KN, những thành tựu khoa học về quan hệ của KN với các yếu tố tâm lí khác như: tri thức, kĩ xảo, năng lực, đặc điểm của lao động SP, lý luận dạy học đại học, Những quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tao, của trường đại học Vinh về quy trình đào tạo. - Quá trình hình thành KN SP thường phải qua 3 giai đoạn: định hướng, quan sát mẫu và làm theo mẫu, luyện tập. - Các con đường hình thành KN SP cho SV: Hoạt động học tập trên lớp, các hoạt động khác, hoạt động thực hành nghiệp vụ SP. - Ngoài những đặc điểm chung của KNSP, KNSP tiểu học có những đặc điểm riêng do tính đặc thù của lao động SP tiểu học về: đối tượng và khách thể, về vai trò của người GVTH trong dạy học và giáo dục. - Sự hình thành KN SP ở GVTH trải qua 3 giai đoạn cơ bản: 1) Giai đoạn tiền đào tạo: 2) Giai đoạn đào tạo bao gồm 3 giai đoạn nhỏ: (a) Giai đoạn học tập trên lớp; (b) Giai đoạn luyện tập qua các hoạt động SP mà quan trọng nhất là hoạt động RLNVSPTX với các bước: Định hướng, quan sát mẫu, làm thử theo mẫu, luyện tập trong quá trình hoạt động SP. Kết quả là đa số SV hình thành được những KNSP TH cơ bản để có thể thực hiện nhiệm vụ của người GV TH; (c) Giai đoạn thực tập sư phạm: Đánh giá lại kết quả đã hình thành, củng cố và nâng cao trình độ của hệ thống KN nghề; 3) Giai đoạn hoàn thiện KN nghề trong quá trình lao động SP tiểu học thực sự. b) Hình thành chương trình RLNVSPTX cho SV ngành GDTH trường Đại học Vinh Căn cứ kết quả nghiên cứu lý luận và bước đầu nghiên cứu thực tiễn chúng tôi đã xác định được nội dung và xây dựng được một quy trình RLNVSPTX cho SV ngành GDTH với những nội dung cụ thể: Mục tiêu: Việc xây dựng nội dung và quy trình hình thành KNSP cho SV ngành GDTH phải đảm bảo: - Đáp ứng đòi hỏi của chuẩn nghề nghiệp về KN thuộc các lĩnh vực. - Những KN cơ bản, tối thiểu cần phải được đào tạo của người GV TH có trình độ đại học. - Mức độ cần phải đạt của những KN trên qua hoạt động RLNVSPTX. 296
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 - Quy trình hoạt động để hình thành các KN phải đảm bảo tính xác định (đến mức độ việc làm) và thực hiện được. Kế hoạch thực hiện: Công tác RLNVSPTX toàn khóa được chia làm 6 đợt từ học kì 2 tới học kì 7 với nội dung hoạt động cụ thể: Đợt 1 (1 tuần, HK2) có mục tiêu hình thành các KN: Lập kế hoạch và thực hiện, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh việc thực hiện KH; Tìm hiểu tâm lý trẻ em TH và rèn giao tiếp sư phạm. Đợt 2 (1 tuần, HK 3) nhằm hình thành và rèn luyện các KN: Lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh KH (rèn luyện nâng cao), giao tiếp sư phạm (nâng cao), đánh giá hoạt động dạy, giáo dục và phẩm chất nhân cách người GV TH dưới góc độ tâm lí học hoạt động (hình thành). Hình thành biểu tượng về các hoạt động SP của người GVTH. Viết chữ đúng chuẩn trên giấy. Đợt 3 (1 tuần, HK 4) tiếp tục rèn luyện KN giao tiếp sư phạm, KN lập và thực hiện kế hoạch, hình thành biểu tượng KN hoạt động của người GV TH; đánh giá, nhận xét hoạt động dạy học ở trường TH dưới góc độ lý luận dạy học TH; nhận xét, đánh giá hoạt động GD TH dưới góc độ lý luận giáo dục, nhận xét, đánh giá phẩm chất, năng lực của người GVTH theo chuẩn. Viết chữ đúng chuẩn trên giấy. Đợt 4 (1 tuần, HK 5) tiếp tục nâng cao mức độ hình thành các KN đã hình thành của các đợt trước, vận dụng chúng vào những hoạt động mới và tăng thêm vốn hiểu biết thực tế và biểu tượng về KN SP tiểu học; rèn luyện KN sử dụng ngôn ngữ; hình thành KN chủ nhiệm lớp và tổ chức sinh hoạt tập thể cho HS TH; bước đầu hình thành KN dạy học môn Mỹ thuật (KN đánh giá chương trình, nội dung, sách giáo khoa mĩ thuật ở một lớp, một chương, một bài, nhận xét giờ dạy mỹ thuật ở trường TH theo lý luận dạy học mỹ thuật, soạn giáo án và tập dạy mỹ thuật); bước đầu hình thành KN phân tích, đánh giá nội dung, chương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên - xã hội; bước đầu luyện viết chữ trên bảng. Đợt 5 (3 tuần, HK 6): Trong đợt này có 1,5 tuần ở trường TH và 1,5 tuần thực hành ở Khoa nhằm phát triển, hoàn thiện các KN đã và đang hình thành ở những đợt thực hành trước bằng cách vận dụng chúng vào những hoạt động mới; KN đánh giá chung về phương pháp dạy học các môn học: Tiếng Việt, Toán ở trường TH; KN dạy môn Kỹ thuật, và rèn KN dạy học trên lớp (giảng tập); KN dạy môn Tự nhiên - Xã hội và Đạo đức (đánh giá hoạt động dạy học ở trường TH, KN thiết kế bài dạy và rèn KN dạy học (giảng tập); tiếp tục luyện viết chữ trên bảng trong quá trình giảng tập. Đợt 6 (3 tuần, HK 7) trong đó có 1,5 tuần ở trường TH và 1,5 tuần làm việc ở Khoa: chủ yếu là luyện KN dạy học trên lớp; phát triển hoàn thiện các KN đã và đang hình thành ở những đợt thực hành trước bằng cách vận dụng chúng vào những hoạt động mới; kỹ năng dạy học các môn: Tiếng Việt, Toán, Thể dục ở trường TH (KN đánh giá hoạt động dạy học, KN thiết kế bài dạy và rèn KN dạy học (tập giảng); KN tổ chức 297
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 hoạt động Sao, Đội ở trường TH (đánh giá, thiết kế và tập tổ chức); luyện viết chữ trên bảng kết hợp trình bày bảng phù hợp với đặc trưng của môn dạy. Dựa trên mục tiêu và kế hoạch thực hiện chúng tôi đã tổ chức các nhóm giảng viên viết tài liệu hướng dẫn thực hiện cho 6 đợt. c) Kết quả thực nghiệm chương trình RLNVSPTX ngành GDTH Quy trình hoạt động trên đã được thử nghiệm trong 6 đợt rèn luyện của SV tại các trường Tiểu học ở thành phố Vinh, bắt đầu từ năm học 2006 - 2007. Việc đánh giá được thực hiện ở tất cả các kì và đều cho kết quả tốt. Đặc biệt, kết quả đánh giá kì VI - có vai trò như là một đợt tổng đánh giá kết quả của toàn bộ hoạt động RLNVSPTX đã thực hiện trong ba năm học. Kết quả cho thấy: 100 % SV đã đạt mức tối thiểu của chuẩn KN của GVTH trở lên, trong đó một số khá đông đã vượt chuẩn KN tối thiểu của GVTH. Trong đó, các KN 1 và 2 - những KN đặc trưng của lao động SP tiểu học - hình thành ở mức độ 2 có tỷ lệ SV đạt được rất cao (87,80% và 75,61%). Kết quả thử nghiệm cho thấy, nội dung và quy trình hình thành KN nghề cho SV đã xây dựng là có hiệu quả và có tính khả thi. Chỉ cần sau học kì VII, đa số SV ngành Giáo dục tiểu học đã đạt được mức độ tối thiểu ở phần lớn các tiêu chí về KN nghề của chuẩn nghề nghiệp của GVTH. Quá trình thực tập sư phạm cuối khóa chủ yếu nhằm vào củng cố và phát triển, nâng cao hệ thống KN nghề đã được hình thành. Nhờ đó, trình độ tay nghề của SV khi đi thực tập và sau khi ra trường được đành giá cao hơn hẳn so với giáo sinh các hệ đào tạo khác. Quá trình và kết quả thử nghiệm cũng cho thấy những nhược điểm cần khắc phục của việc trang bị kiến thức và rèn luyện KN nghề cho SV trong quá trình đào tạo hiện nay như: chữ viết, kiến thức và KN về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiểu học. Trên cơ sở kết quả đã đạt được cũng như những nhược điểm đang tồn tại, nội dung quy trình đã tiếp tục được nghiên cứu hoàn chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả. d) Biên soạn giáo trình RLNVSPTX dành cho SV ngành GDTH Sau quá trình thực nghiệm và tổ chức đánh giá chương trình RLNVSPTX và các tài liệu hướng dẫn thực hiện học phần này, chúng tôi đã chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện thành giáo trình dưới dạng các môđun, trong đó chỉ rõ: - Mục đích yêu cầu mà SV cần phải đạt qua mỗi đợt rèn luyện. - Nội dung hoạt động: những nội dung cơ bản ở mức độ việc làm mà SV cần thực hiện để qua đó hình thành KN tương ứng. - Hình thức tiến hành: các hình thức công việc mà SV phải sử dụng để thực hiện các nội dung quy định. - Sản phẩm: quy định rõ các sản phẩm mà SV cần phải có được sau mỗi đợt rèn luyện và yêu cầu về chúng. 298
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 - Quy trình thực hiện: hướng dẫn nội dung, cách thức cụ thể và kế hoạch thực hiện (bao gồm kế hoạch tổng thể và kế hoạch từng buổi). - Nội dung và cách thức tự kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện trong quá trình và sau khi thực hiện mỗi đợt. - Quy trình hướng dẫn SV rèn luyện: xác định mục tiêu, nội dung cụ thể và quy trình hóa hoạt động hướng dẫn của cán bộ giảng dạy và GVTH bằng các tài liệu hướng dẫn cho từng đợt rèn luyện cụ thể. 2.2. Phát triển chương trình RLNVSPTX cho SV ngành GDTH trường Đại học Vinh 2.2.1. Chương trình RLNVSPTX cho SV ngành GDTH được xây dựng và thực nghiệm trong thời gian trường Đại học Vinh thực hiện đào tạo theo niên chế nhưng sau đó, trường chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Để phù hợp với chương trình đào tạo tổng thể mới, chương trình RLNVSPTX đã có thay đổi về khung thời gian và cấu trúc nhưng vẫn giữ lại các nội dung và qui trình cơ bản cơ bản không thay đổi. Cụ thể, chương trình được cấu trúc lại thành 4 tiểu mô đung: 2.2.1.1. Tiểu mô đun 1 - Môn học trước: Tâm lí học, Tâm lí học tiểu học và giao tiếp sư phạm (GTSP), Toán cao cấp, Tiếng Việt, Văn học, Cơ sở Tự nhiên và Xã hội 1. - Mục tiêu: + Kiến thức:Vận dụng những tri thức đã học về Tâm lí học, Tâm lí học tiểu học và GTSP, Toán cao cấp, Tiếng Việt, Văn học, Cơ sở Tự nhiên và Xã hội 1 vào thực tế giảng dạy và giáo dục HS tiểu học. + Kỹ năng: Hình thành các KN: GTSP; sử dụng một số phương pháp nghiên cứu vào tìm hiểu tâm lí HS tiểu học, nhận xét nhân cách GVTH, đánh giá, phân tích các hiện tượng SP tiểu học; tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của HS; viết đúng và đẹp kiểu chữ đứng theo mẫu quy định; tìm hiểu thực tế dạy học các môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học. + Thái độ: Hứng thú với hoạt động rèn luyện, gắn bó với nhà trường, HS, GV; hợp tác chặt chẽ, nhiệt tình với hoạt động của nhóm, đoàn thực hành; nghiêm túc, khoa học khi thực hiện các hoạt động rèn luyện. 2.2.1.2. Tiểu mô đun 2 - Môn học trước: Tiểu mô đun 1, Giáo dục học, Giáo dục học tiểu học và Đánh giá kết quả học tập (ĐGKQHT) ở tiểu học, Sinh lí học trẻ em, Tự chọn 1 (Tiếng Việt), Tự chọn 2 (Toán), Tự chọn 3 (Văn học). - Mục tiêu: 299
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 + Kiến thức: Vận dụng những tri thức đă học về Giáo dục học, Giáo dục học tiểu học và ĐGKQHT ở tiểu học, Sinh lí học trẻ em, Tự chọn 1 (Tiếng Việt), Tự chọn 2 (Toán), Tự chọn 3 (Văn học) vào thực tế hoạt động SP ở tiểu học. + Kỹ năng: Nâng cao các KN đã hình thành ở tiểu mô đun 1; nâng cao các KN nghe, nói, đọc, viết; hình thành các KN: tổ chức hoạt động giáo dục HS tiểu học, chăm sóc HS bán trú; nhận xét đánh giá hoạt động giáo dục và dạy học ở tiểu học; phân tích chương trình, SGK các môn Toán, Tiếng Việt ở tiểu học. + Thái độ: Có tình cảm, thái độ tích cực với nghề dạy học. 2.2.1.3. Tiểu mô đun 3 - Môn học trước: Tiểu mô đun 2, Phương pháp dạy học (PPDH) Tiếng Việt ở tiểu học, Âm nhạc và PPDH âm nhạc, Đạo đức và PPDH đạo đức, Tự chọn 4 (thuộc lĩnh vực DH Tiếng Việt ở tiểu học). - Mục tiêu: + Kiến thức: Vận dụng những tri thức đã học về PPDH Tiếng Việt ở tiểu học; Âm nhạc và PPDH âm nhạc, Đạo đức và PPDH đạo đức, Tự chọn 4 (PPDH tiếng Việt) vào quá trình dạy học ở tiểu học. + Kỹ năng: Hoàn thiện các KN tìm hiểu tâm lí HS tiểu học, GTSP, giáo dục và chăm sóc HS tiểu học; hình thành KN dạy học các môn học Tiếng Việt, Đạo đức, Âm nhạc: phân tích chương trình, đánh giá giờ dạy, thiết kế bài dạy, lên lớp, tổ chức hoạt động ngoại khóa, phụ đạo HS yếu, tập phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi…; rèn luyện và nâng cao KN nghe, nói, đọc, viết… + Thái độ: Hình thành tình cảm, thái độ tốt đẹp với nghề dạy học ở tiểu học. 2.2.1.4. Tiểu mô đun 4 - Môn học trước: Tiểu mô đun 3, PPDH Toán, PPDH Tự nhiên và Xã hội, Thủ công - Kỹ thuật và PPDH Thủ công - Kỹ thuật, Mỹ thuật và PPDH Mỹ thuật, Tự chọn 5 (thuộc lĩnh vực dạy học Toán), Tự chọn 6 (PPDH Âm nhạc và Mĩ thuật), Công tác Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. - Mục tiêu: + Kiến thức: Vận dụng kiến thức đă học ở các học phần PPDH Toán, PPDH Tự nhiên và Xă hội, Thủ công - Kĩ thuật và phương pháp dạy học Thủ công - Kĩ thuật, Mỹ thuật và PPDH Mỹ thuật, Công tác Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh vào quá trình dạy học ở tiểu học. + Kỹ năng: Hoàn thiện các KN: lập và thực hiện kế hoạch, GTSP, giáo dục HS tiểu học…; hình thành KN dạy học các môn học: Toán, Tự nhiên và Xã hội, Thủ công - Kĩ thuật, Mỹ thuật bao gồm các KN: phân tích chương trình, đánh giá giờ dạy, thiết kế bài dạy, lên lớp, tổ chức hoạt động ngoại khóa, phụ đạo HS yếu, tập phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi…; hình thành KN tổ chức hoạt động Đội thiếu niên và Sao nhi đồng. 300
  9. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 + Thái độ: Hình thành tình cảm, thái độ tốt đẹp với nghề dạy học ở tiểu học. Chương trình được thiết kế lại đó dựa trên lôgic của chương trình đào tạo ngành GDTH và thực tế đào tạo theo học chế tín chỉ của trường Đại học Vinh, phù hợp hơn với quy luật tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng của SV và điều kiện tổ chức hoạt động rèn luyện NVSP của các trường thực hành. Trong đó quan trọng là SV có thể cơ động và chủ động tham gia rèn luyện, có điều kiện để học vượt, học ngành hai hoặc phãi dãn lịch học vì những kế hoạch riêng. Điều kiện để tham gia vào các tiểu mô đun phụ thuộc vào các môn học lí thuyết mà SV đã tích lũy được chứ không quy định “cứng” vào những học kỳ nào đó trong khóa học. Hình thức tổ chức hoạt động rèn luyện NVSP của các tiểu môđun là nhóm nhỏ (khoảng 10 SV), phù hợp với việc cá nhân hóa quá trình học tập của SV hiện nay. SV có thể tiến hành các hoạt động rèn luyện kỹ năng SP trong nhóm nhỏ của mình chứ không phải chờ khi có đủ một đoàn 40 - 50 em như trước đây. Khi tham gia các hoạt động, SV kết hợp chặt chẽ nhuần nhuyễn giữa hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể, giữa việc học các học phần lí thuyết; thực hành trên giảng đường, hoạt động tự rèn luyện ở nhà và hoạt động ở trường tiểu học. Việc trường Đại học Vinh xây dựng trường thực hành SP đã tạo điều kiện cho hoạt động RLNVSPTX của SV được thực hiện thuận lợi hơn. Tuy nhiên, chương trình này vẫn còn một số nhược điểm như: vẫn gắn với thời gian cố định của năm học, chưa tạo điều kiện tối đa cho sự tự chủ, tự rèn luyện của mỗi sinh viên. 2.2.2. Phát triển chương trình RLNVSPTX cho SV ngành GDTH theo tiếp cận CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate) Hiện nay, trường Đại học Vinh đang triển khai đổi mới chương trình đào tạo theo cách tiếp cận CDIO, điều đó đòi hỏi chương trình đào tạo phải được xây dựng lại một cách căn bản. Quy trình RLNVSPTX cho SV ngành GDTH vì vậy cũng phải được tiếp tục phát triển để phù hợp với chương trình đào tạo mới và khắc phục nhược điểm của quy trình hiện hành. Việc phát triển chương trình này đang được triển khai theo hướng cơ bản: vẫn giữ nguyên mục tiêu, nội dung cơ bản của môđun nhưng các tiểu môđun sẽ không được xây dựng theo các học kì của năm học mà theo các nhóm môn học gồm: cơ bản, cơ sở và chuyên ngành. Trong mỗi tiểu môđun, các chủ đề sẽ tương ứng và gắn liền với các môn học cụ thể. Việc này sẽ làm cho việc rèn luyện của SV trở nên cơ động, phù hợp với chương trình học mới và điều kiện học tập cụ thể của mỗi SV. Chương trình mới gồm có 4 tiểu môđun, mỗi tiểu mô đun có thời lượng là 01 tín chỉ với các nội dung cụ thể: 2.2.2.1. Tiểu môđun 1 bao gồm các chủ đề tương ứng với kiến thức các học phần: Tâm lý học, Giáo dục học, Nhập môn sư phạm học, Tâm lý học giáo dục trẻ em, Giáo dục học Tiểu học và Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. 301
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 2.2.2.2. Tiểu môđun 2 bao gồm các chủ đề tương ứng với kiến thức các học phần: SV sẽ vận dụng các kiến thức của các học phần: Văn học 1, Tiếng Việt 1, Văn học 2, Tiếng Việt 2, Phát triển chương trình Giáo dục tiểu học. 2.2.2.3. Tiểu môđun 3 sẽ bao gồm các chủ đề tương ứng với kiến thức các học phần: SV sẽ vận dụng các kiến thức của các học phần: Toán học 1, Toán học 2, Cơ sở Tự nhiên và Xã hội 1, Cơ sở Tự nhiên và Xã hội 2, Giáo dục nghệ thuật, Giáo dục lối sống. 2.2.2.4. Tiểu môđun 4 sẽ bao gồm các chủ đề tương ứng với kiến thức các học phần: PPDH các môn học về Tự nhiên và Xã hội, Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS Tiểu học, PPDH các môn học chuyên biệt ở tiểu học 1 (Âm nhạc - Mỹ thuật), PPDH các môn học chuyên biệt ở tiểu học 2 (Thể dục - Thể thao, Thủ công - Kỹ thuật), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học. 3. KẾT LUẬN Từ những kết quả thu được từ việc xây dựng nội dung, quy trình đào tạo nghề cho các ngành Giáo dục tiểu học của Khoa Giáo dục, trường Đại học Vinh, chúng tôi cho rằng, việc xác định nội dung và xây dựng được một quy trình kĩ thuật có cơ sở khoa học và có tính hiệu quả là việc làm cơ bản để nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo nghề cho SV SP. Để làm được điều này, cần có nhiều điều kiện mà cơ bản là: - Trước hết, cần thay đổi quan niệm về đào tạo nghề cho SV SP, có một tỉ lệ thích đáng cho hoạt động đào tạo nghiệp vụ trong quá trình đào tạo. - Cần xác định được nội dung cơ bản của việc rèn luyện nghề cho SV trong quá trình đào tạo. Cần thực hiện quá trình rèn nghề là việc làm thường xuyên - nhất là tiếp cận với thực tiễn giáo dục phổ thông- trong suốt chứ không phải là hai đợt kiến tập và thực tập như hiện nay. - Cùng với các giảng viên nghiệp vụ, các giảng viên giảng dạy các học phần cơ bản và cơ sở phải chỉ ra được mối quan hệ giữa kiến thức học phần với nội dung, chương trình phổ thong để giúp SV hứng thú và tự tin khi học tập. - Phải phân giải được quá trình hình thành của từng KNSP cho SV trong quá trình rèn luyện đến mức độ thao tác. Trên cơ sở các kiến thức cơ sở tương ứng, xây dựng được quy trình hình thành chúng song song với quá trình học tập các môn học tương ứng. - Xây dựng được mối liên hệ gắn bó, hữu cơ giữa các giảng viên cơ bản và nghiệp vụ nhằm tích hợp được những quy trình hình thành KN nghề cụ thể vào một chương trình RLNVSPTX của toàn khóa cho từng ngành học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Quốc Lâm (2005), Kinh nghiệm tổ chức thực hành phần tâm lý học sinh tiểu học của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt - Tháng 11. 302
  11. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 [2] Phan Quốc Lâm (2006), Tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên nhằm hình thành kĩ năng nghề cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học trường Đại học Vinh, Kỉ yếu hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học có trình độ đại học”, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, tháng 5. [3] Phan Quốc Lâm (2006), Mục tiêu, nội dung hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên của sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học vinh, Tạp chí Giáo dục, số 22 - tháng 11. [4] Phan Quốc Lâm (2007), Nội dung, qui trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên học kì 7 của sinh viên ngành giáo dục tiểu học - trường Đại học Vinh, Tạp chí giáo dục, số đặc biệt - tháng 12. [5] Hồ Quang Hoà, Phan Quốc Lâm, 2014, Psykhologitrecki podxod k yzurenhie navưk, Научно-методический и теоретический журнал: Sosiophera, tr110-112, No 4. [6] Hồ Quang Hoà, Phan Quốc Lâm (2014), "Elments constintute teachrs teaching skills", INNOVATIONS AND MODERN TECHNOLLOGIES IN THE EDUCATION SYSTEM, Materials of the IV international scientỡic conferrence on February 20-21, tr173-177 [7] Chu Thị Thủy An, Đổi mới quy trình rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học Trường ĐH Vinh, http://khoagiaoduc.vinhuni.edu.vn/ Title: BUILDING AND DEVELOPING THE PROGRAM OF PRACTISING TEACHING QUALITY FREQUENTLY TO CREATE TEACHING SKILLS FOR PRIMARY SCHOOL STUDENTS AT VINH UNIVERSITY Abstract: It is worth noting that Vinh University has built up a professional practice program in the light of theoretical and practical research from 2002 to 2008. The most crucial point made so far is that this program aims at forming basic professional skills which help students to undertake educating and teaching missions as well as to adapt to any change within primary schools. Recent work has shown that the program has been developed to successfully meet the demands of credit-based system. The program is also said to be developed in order to adapt to the CDIO training approach. Keywords: curriculum development, pedagogic professional training, pedagogical skills TS. PHAN QUỐC LÂM Khoa Giáo dục - trường Đại học Vinh ĐT: 0912079483; Email: lampq@vinhuni.edu.vn 303
nguon tai.lieu . vn