Xem mẫu

  1. XÂY DỰNG TRÒ CHƠI TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI VỚI SỰ HỖ TRỢ TỪ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐINH THỊ TRÚC SƯƠNG LÊ THỊ HUYỀN TRANG – NGUYỄN CAO PHƯƠNG THANH Khoa Giáo dục Tiểu học 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ mầm non luôn rất nhạy cảm với cái đẹp xung quanh, đây là thời kỳ phát triển những cảm xúc thẩm mỹ – đó là những cảm xúc tích cực được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp trong các nghệ thuật trong đó có nghệ thuật tạo hình. Hoạt động tạo hình có vai trò rất lớn đối với sự nhận thức cho trẻ. Thông qua hoạt động tạo hình trẻ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được hiểu biết, hình dung về đối tượng đó, từ đó trẻ xây dựng các đối tượng. Hoạt động tạo hình là phương tiện để phát triển tư duy, trí nhớ, tưởng tượng… điều đó giúp tăng thêm vốn hiểu biết của trẻ. Hoạt động tạo hình cũng là con đường để giáo dục tình cảm – xã hội cho trẻ mầm non. Trẻ được tiếp thu cái đẹp qua hoạt động tạo hình, trẻ trực tiếp trải nghiệm các xúc cảm, các trạng thái tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kỹ năng xã hội và trẻ biết cách đánh giá các hành vi xã hội. Hoạt động tạo hình giúp trẻ có thói quen tự giác làm việc. Hoạt động tạo hình đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động nghệ thuật. Hoạt động này giúp cho trẻ có điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, tri giác thẩm mỹ, giúp trẻ nhận ra màu sắc, hình dạng, đường nét, tỷ lệ, sự sắp xếp trong không gian… nhận thấy được cái đặc trưng và nét đẹp trong sự vật, hiện tượng mà trẻ miêu tả. Hoạt động tạo hình giúp phát triển thể chất cho trẻ mầm non. Hoạt động tạo hình giúp cho đôi bàn tay của trẻ linh hoạt, phát triển khả năng kết hợp khéo léo của đôi tay và đôi mắt. Hoạt động tạo hình giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ tạo ra sản phẩm tạo hình muốn giới thiệu về hoạt động đó, qua đó làm tăng thêm vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Qua hoạt động tạo hình còn giúp trẻ vững vàng hơn khi bước vào trường phổ thông. Hoạt động này giúp cho trẻ biết những kiến thức sơ đẳng về tự nhiên, xã hội để trẻ nhanh chóng bắt kịp cùng các môn học ở trường tiểu học. Giúp trẻ có thói quen nề nếp học tập. Hoạt động tạo hình cùng với các hoạt động khác giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Vậy nên chúng ta cần tạo môi trường đặc biệt là môi trường kích thích tính tò mò, ham hiểu biết, muốn tạo ra cái đẹp cho trẻ tham gia một cách tích cực nhất.Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình. Ở trường Mầm non từ nhiều năm nay, hoạt động tạo hình là một môn học chính, bao gồm nhiều hoạt động như: vẽ, nặn, cắt, xé, dán. Đây là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và phản ánh thế giới thông qua các hình tượng nghệ thuật, trong các hình thức hoạt động mang tính nghệ thuật. Hoạt động tạo hình giúp cho trẻ mẫu giáo không những được tiếp cận một cách tích cực với thế giới xung quanh mà còn là cơ hội để trẻ thể hiện tình cảm, cảm xúc và suy nghĩa của bản thân. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014 Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 407-422
  2. 408 ĐINH THỊ TRÚC SƯƠNG và cs. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động học tập sẽ kích thích hứng thú học tập của trẻ, hình thành cho trẻ những biểu tượng trực quan, sinh động về thế giới tự nhiên và xã hội. Hiện nay, chưa có nhiều trường mầm non ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, đặc biệt là tiết hoạt động hình bởi kĩ năng tin học của giáo viên mầm non còn hạn chế, việc thiết kế trò chơi (có ứng dụng công nghệ thông tin) hỗ trợ hoạt động tạo hình có nhiều kĩ thuật khó, điều kiện cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn. Vì vậy những tiết học tạo hình chưa được nhiều nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Độ tuổi mẫu giáo lớn – độ tuổi cuối của trường mầm non sắp bước vào lớp 1. Cần cho trẻ làm quen với công nghệ thông tin, giúp trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin, tạo cho trẻ một tâm thế sẵn sàng khi bước vào lớp 1. 2. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH TRONG VIỆC GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CHO TRẺ Đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em, hoạt động tạo hình có một vị trí rất quan trọng. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những xúc cảm, tình cảm tích cực. Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất, kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực, sáng tạo. 2.1. Vai trò của hoạt động tạo hình với sự phát triển trí tuệ, nhận thức Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính hình tượng. Trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được hiểu biết, sự hình dung về các đối tượng đó, từ đó xây dựng các biểu tượng, hình ảnh. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện tích cực để phát triển ở trẻ các khả năng hoạt động trí tuệ như: óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. Trong quá trình tri giác các đối tượng miêu tả, các tính chất, các thuộc tính của các sự vật, hiện tượng như màu sắc, hình dạng, kích thước, tỷ lệ... được trẻ tích cực ghi nhận, đối chiếu với các chuẩn mẫu cảm giác mà trẻ biết, để tiếp đó trẻ được phân loại, bổ sung và hình thành những biểu tượng, dần dần đến những hình tượng mang tính nghệ thuật. Quá trình này đòi hỏi hoạt động nỗ lực của các thao tác trí tuệ như phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, cụ thể hóa. Hoạt động tạo hình giúp trẻ tiếp thu, mở rộng và hệ thống hóa các chuẩn mực cảm giác về hình, màu, kích thước, tỷ lệ... Nhờ quá trình quan sát đối tượng miêu tả mà trẻ thường xuyên sử dụng tích cực các chuẩn cảm giác để tìm hiểu, khám phá những điều chưa biết về các sự vật hiện tượng. Thông qua hoạt động này, trẻ tích lũy được một lượng lớn các thông tin hình ảnh cùng những hiểu biết về các sự vật, hiện tượng trong
  3. XÂY DỰNG TRÒ CHƠI TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ 5-6 TUỔI... 409 cuộc sống xung quanh: chính trên cơ sở sự hiểu biết sâu sắc về các đặc điểm, tính chất của các sự vật, hiện tượng mà trẻ có dịp nắm biết về các mối quan hệ có tính chất quy luật của mọi vật trong thế giới xung quanh. Khi thực hiện nhiệm vụ tạo hình, trẻ cần huy động vốn hiểu biết, vốn biểu tượng đã tích lũy được để “nhào nặn”, “chế biến” thành những hình tượng mới. Các điều kiện và yêu cầu sáng tạo của hoạt động tạo hình làm cho các biểu tượng được hình thành ở trẻ trong quá trình tri giác sẽ luôn được đổi mới, bổ sung và trở nên phong phú hơn. Như vậy là, chính nhờ hoạt động tạo hình mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh luôn được tăng lên, ngày càng trở nên “giàu có” hơn cả về lượng và chất. Quá trình vẽ, nặn, xếp dán, thiết kế chắp ghép (đặc biệt là hoạt động với các loại vật liệu thiên nhiên)... đòi hỏi trẻ phải luôn tìm hiểu, khám phá, phát hiện ra tính chất của các loại vật liệu cũng như khả năng tạo hình, khả năng tạo ra sức truyền cảm của chúng. Trong quá trình tạo hình trẻ được lĩnh hội các kỹ năng sử dụng các loại dụng cụ, chất liệu như những công cụ lao động của con người. Đây chính là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển trí tuệ và nhân cách. Hoạt động tạo hình với các quá trình tìm hiểu, đánh giá đối tượng miêu tả và sản phẩm tạo hình sẽ tạo điều kiện phát triển ở trẻ vốn từ, lời nói hình tượng truyền cảm và phát triển ở trẻ ngôn ngữ mạch lạc. Tham gia quan sát, phân tích và thể hiện trong tạo hình, trẻ sẽ dần dần học hỏi, nắm bắt được các kinh nghiệm hoạt động nhận thức, sẽ được rèn luyện khả năng độc lập tổ chức, điều khiển, điều chỉnh quá trình nhận thức của mình. Hoạt động tạo hình chính là môi trường thuận lợi làm hình thành ở trẻ các phẩm chất trí tuệ như: tính tự giác, tính ham hiểu biết, tính tích cực nhận thức và óc sáng tạo... 2.2. Vai trò của hoạt động tạo hình với việc giáo dục tình cảm, đạo đức, kỹ năng giao tiếp xã hội Hoạt động tạo hình có một vai trò rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ nhỏ. Hoạt động này không chỉ đơn thuần là sự phản ánh các ấn tượng, kinh nghiệm mà trẻ thu được từ thế giới xung quanh, đây còn là sự biểu lộ thái độ, tình cảm của trẻ đối với những gì mà chúng thể hiện. Tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều điều kiện tiếp thu các chuẩn mực thẩm mĩ – đạo đức trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kỹ năng xã hội và đánh giá các hành vi văn hóa xã hội qua các hình tượng, các sự kiện, hiện tượng được miêu tả. Hoạt động tạo hình của trẻ em có nguồn gốc xã hội và thể hiện sự định hướng xã hội cho sự phát triển nhân cách của trẻ em: + Sự định hướng xã hội của hoạt động tạo hình làm cho trẻ luôn hướng tới những người khác như một thành viên của cộng đồng. Coi sự thể hiện trong hoạt động tạo hình là một phương tiện giao tiếp, đứa trẻ luôn mong muốn được người khác tiếp nhận, cảm nhận và hiểu được ý nghĩa của những hình ảnh mà chúng đã tạo nên, luôn chờ đón những ý kiến, những lời động viên từ phía người khác và sẵn sàng biểu lộ thái độ tích cực đối với hoạt động khi có được sự đồng tình, đồng cảm.
  4. 410 ĐINH THỊ TRÚC SƯƠNG và cs. + Sự định hướng xã hội của hoạt động tạo hình, thể hiện rõ ở nội dung miêu tả: những gì trẻ phản ánh trong sản phẩm tạo hình là những sự vật, hiện tượng gần gũi trong thiên nhiên và cuộc sống xung quanh; những gì làm trẻ rung động, suy nghĩ, những gì gợi cho trẻ những tình cảm yêu, ghét... Như vậy, nội dung của hoạt động tạo hình là con đường dẫn dắt trẻ nhanh chóng hòa nhập vào xã hội xung quanh, nhanh chóng trở thành một thành tố của xã hội đó. + Tính xã hội của cấc hoạt động vẽ, nặn, xếp dán, chắp ghép... còn biểu hiện ở động cơ của hoạt động. Mục đích, động cơ mang tính xã hội cảu hoạt động tác động rất rõ rệt tới sự hình thành các phẩm chất và hành vi đạo đức của trẻ. Khi được tham gia vào hoạt động tạo hình với mục đích tạo ra thứ gì đó thật đẹp cho mình, cho người khác (làm đồ chơi, đồ dùng để làm quà tặng, cho mình, để trang trí...) trẻ sẽ được trải nghiệm những xúc cảm đặc biệt như tình yêu thương, lòng mong muốn làm điều tốt cho người khác – đó chính là điều kiện để hình thành ở trẻ tính chu đáo, ý thức cộng đồng, thói quen chia sẻ, quan tâm chăm sóc tới người khác và các kỹ năng giao tiếp xã hội. Quá trình tạo hình của trẻ mầm non thường và có thể được tổ chức như một hoạt động cùng nhau tạo nên sản phẩm chung. Sự tương tác, hợp tác trong các hoạt động tập thể có ảnh hưởng tích cực tới sự hình thành ở trẻ phẩm chất đạo đức như: tính kiên trì, thói quen làm việc đến nơi đến chốn, khả năng vượt khó để đạt mục đích, thói quen biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn, biết cùng nhau làm việc và điều hòa giữa lợi ích chung và lợi ích cá nhân. Các hoạt động “thiết kế”, “kiến tạo”, “chế tạo” các sản phẩm tạo hình chính là những hình thức hoạt động tạo nên điều kiện tối ưu giúp giáo viên tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục lao động cho trẻ: quá trình hoạt động sáng tạo ra sản phẩm vật thể sẽ giúp trẻ được rèn luyện các kỹ năng hoạt động thực tiễn, thói quen làm việc một cách tự giác, tích cực có hiệu quả. Đây là môi trường lý tưởng để hình thành ở trẻ ý thức lao động (lao động tạo ra sản phẩm không chỉ cho bản thân mình mà còn để phục vụ người khác), hình thành hứng thú, lòng yêu lao động và thái độ trân trọng đối với sản phẩm lao động, với người lao động. 2.3. Vai trò của hoạt động tạo hình với việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ Với tư cách là một hoạt động nghệ thuật, hoạt động tạo hình tạo nên những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, tri giác thẩm mĩ: việc quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng giúp trẻ nhận ra các đặc điểm thẩm mĩ (hình dáng, màu sắc, cấu trúc, tỷ lệ, sự sắp xếp không gian...), nhận ra được những nét độc đáo tạo nên sức hấp dẫn của đối tượng miêu tả. Các đặc điểm thẩm mĩ phong phú, đa dạng của các đối tượng miêu tả là những yếu tố kích thích sự xuất hiện của những rung động, những xúc cảm thẩm mĩ (cảm xúc về vẻ đẹp của hình, màu, nhịp điệu, vẻ cân đối, hài hòa...). Từ các xúc cảm thẩm mĩ mà hình thành nên những tình cảm thẩm mĩ và thái độ thẩm mĩ, giúp trẻ biết thưởng thức cái đẹp từ thiên nhiên và các tác phẩm nghệ thuật. Sự phối hợp của các khả năng tri giác thẩm mĩ, nhận thức thẩm mĩ với yếu tố tình cảm thẩm mĩ
  5. XÂY DỰNG TRÒ CHƠI TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ 5-6 TUỔI... 411 và thái độ thẩm mĩ sẽ làm cho quá trình tiếp xúc, quan sát, tìm hiểu các đối tượng miêu tả trong tạo hình thực sự trở thành một quá trình cảm thụ thẩm mĩ. Quá trình thể hiện các sản phẩm tạo hình (vẽ, nặn, xếp hình, xé dán...) là điều kiện thuận lợi cho trẻ vận dụng tích cực vốn biểu tượng hình tượng đã tích luỹ được để phối hợp, xây dựng hình tượng mới làm cho các sản phẩm tạo hình của trẻ ngày càng trở nên sinh động, đầy sức hấp dẫn và mang màu sắc nghệ thuật. Sự thể hiện nội dung tạo hình bằng phương tiện truyền cảm mang tính trực quan (đường nét, hình dạng, màu sắc...) sẽ làm cho các xúc cảm thẩm mĩ của trẻ ngày càng trở nên sâu sắc hơn, trí tưởng tượng mang tính nghệ thuật của trẻ ngày càng phong phú hơn. Hoạt động thực tiễn tạo ra các sản phẩm nghệ thuật tạo hình không chỉ là cơ hội thuận lợi cho trẻ luôn được tiếp xúc với cái đẹp, luôn được rèn luyện trong việc tìm kiếm, tìm hiểu về cái đẹp mà còn làm nảy sinh và nuôi dưỡng ở chúng hứng thú với hoạt động nghệ thuật và niềm say mê sáng tạo nghệ thuật. Chính hứng thú trong tạo hình đã giúp trẻ khám phá cái đẹp, cái mới, lạ trong thế giới xung quanh – cái mà khi chưa tham gia vào hoạt động, trẻ có thể đã nhìn nhưng không nhìn thấy, đã nghe nhưng không nghe thấy. Khác với mọi hoạt động khác trong trường mầm non, tham gia hoạt động tạo hình trẻ được làm quen không chỉ với cái đẹp trong đời sống mà cả trong nghệ thuật (qua các tranh, ảnh, tượng, các sản phẩm thủ công mĩ nghệ...). Các tác phẩm nghệ thuật tạo hình phù hợp với lứa tuổi sẽ mở ra trước mắt trẻ sự phong phí sống động, vẻ rực rỡ của các màu sắc, hình dạng, ánh sáng, không gian… và sự biến đổi sinh động của chúng trong thế giới xung quanh. So sánh, đối chiếu giữa hiện thực có thật với hiện thực được thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật sẽ giúp trẻ nhận ra giá trị thẩm mĩ của các sự vật, hiện tượng xung quanh và mong muốn thể hiện cái đẹp đó một cách sáng tạo nhất. Sự phản ánh hiện thực và biểu lộ tình cảm qua các phương tiện truyền cảm đặc trưng cho loại hình nghệ thuật vật thể như đường nét, hình dạng, màu sắc, bố cục không gian... chính là con đường lĩnh hội các kinh nghiệm văn hóa thẩm mĩ rất phù hợp với lứa tuổi trẻ em, trên cơ sở đó hình thành thị hiếu thẩm mĩ sau này. 2.4. Vai trò của hoạt động tạo hình đối sự phát triển thể chất của trẻ Hoạt động tạo hình dường như không có tác động trực tiếp tới sự phát triển thể lực của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ người ta thấy ảnh hưởng của nó tới sức khỏe tinh thần và sự phát triển về thể chất của trẻ là rất to lớn. Những giờ phút hoạt động tự do trong môi trường thẩm mĩ, trong bầu không khí thoải mái sinh động sẽ tạo cho trẻ niềm vui sướng. Chính sự vui vẻ, phấn khởi này tác động rất tích cực tới hoạt động của tim mạch, điều hòa hoạt động của hệ thần kinh, điều chỉnh toàn bộ hoạt động của cơ thể. Những công trình nghiên cứu tâm lý học và giáo dục học ngày nay (ở các nước như Mỹ, Nga, Anh) đã nhấn mạnh vai trò của hoạt động nghệ thuật, đặc biệt là hoạt động tạo hình như những biện pháp tâm lý trị liệu rất có hiểu quả trong việc nâng cao sức khỏe và điều trị cho những trẻ khuyết tật, những trẻ em mắc một số bệnh có nguồn gốc tinh thần. Có thể coi hoạt động tạo hình như “món ăn tinh thần”, như một loại “vitamin” đặc biệt cho sự phát triển tâm lý, sinh lý của trẻ em.
  6. 412 ĐINH THỊ TRÚC SƯƠNG và cs. 2.5. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc chuẩn bị cho trẻ đi học ở trường phổ thông Hoạt động tạo hình chính là môi trường, một phương tiện để hình thần ở trẻ những cơ sở bạn đầu của hoạt động học tập trong trường phổ thông. Trong các hoạt động vẽ, nặn, xếp dán... trẻ được bồi dưỡng khả năng độc lập tổ chức một quá trình hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn để tạo nên các sản phẩm vật thể: Xác định mục tiêu – Lựa chọn nội dung – Xây dựng kế hoạch – Tìm kiếm thông tin phương thức tạo hình và Tổ chức quá trình hoạt động thực hiện dự định tạo hình. Hoạt động tạo hình giúp hình thành và rèn luyện ở trẻ khả năng đánh giá và tự đánh giá: khả năng đánh giá, tự đánh giá thẩm mĩ được bồi dưỡng không chỉ khi đã kết thúc quá trình tạo hình, đã có sản phẩm hoàn thiện mà còn được thực hiện ngay từ khi bắt đầu các quá trình quan sát, và trong quá trình thể hiện. Hoạt động tạo hình góp phần không nhỏ trong việc chuẩn bị cho trẻ một vốn kiến thức sơ đẳng về tự nhiên, xã hội, về khoa học kỹ thuật để giúp trẻ nhanh chóng làm quen với các môn học mới mẻ ở trường phổ thông. Việc bồi dưỡng các kỹ năng tạo hình, đặc biệt là việc rèn luyện kỹ năng đồ họa trên cá giờ vẽ, tập nặn sẽ giúp phát triển ở trẻ khả năng phối hợp, điều chỉnh hoạt động của mắt và tay, rèn luyện sự khéo léo, linh hoạt trong vận động của tay, từ đó giúp cho việc học viết ở trường phổ thông sẽ đạt kết quả tốt. Hoạt động tạo hình góp phần chuẩn bị về tâm lý cho trẻ bước vào học tập ở trường phổ thông: hoạt động này giáo dục ở trẻ lòng ham muốn nhận thức, ham muốn tiếp thu những điều mới lạ, nhưng phương thức hoạt động mới, giúp trẻ hình thành thói quen học tập một cách có mục đích, có tổ chức, biết lắng nghe và thực hiện lời chỉ bảo của thầy cô. Hoạt động tạo hình là môi trường cho trẻ rèn luyện năng lực điều khiển hành vi của mình nhằm thực hiện nhiệm vụ đã đề ra. 3. TRÒ CHƠI VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CNTT Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Công nghệ thông tin đã và đang có những đóng góp đa dạng và quan trọng vào quá trình dạy và học ở trường mầm non, hỗ trợ công tác giảng dạy và nâng cao chất lượng các hoạt động học tập cho hiệu quả hơn, tạo ra nhiều phương pháp tiếp cận học tập, bảo đảm sự tiếp cận với chương trình dạy và học. Qua đó người giáo viên mầm non không những phát huy được tối đa khả năng làm việc của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại, phù hợp với sự phát triển của người giáo viên nhân dân trong thời đại công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người giáo viên mầm non như Bộ Office, Lesson Editor/Violet,
  7. XÂY DỰNG TRÒ CHƠI TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ 5-6 TUỔI... 413 Active Primary, Flash, Photoshop, Converter, Kispix, Kismas... Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, đầu Video... vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy. Đặc biệt với hoạt động tạo hình ở trường mầm non thì nó có vai trò rất lớn. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài cái “nhấp chuột” là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của học sinh vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục của Vưgotxki “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” một cách dễ dàng. Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học sinh. 3.1. Trò chơi với hoạt động tạo hình a. Trò chơi Trong HĐTH ta có thể thực hiện rất nhiều kiểu trò chơi khác nhau. Chẳng hạn như chơi để tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh. Loại trò chơi này nhằm tổ chức cho trẻ tìm hiểu, tiếp thu, củng cố, hiểu biết về các sự vật hiện tượng xung quanh, hệ thống hóa các chuẩn cảm giác, tiếp thu các phương thức hoạt động. Tiếp đến là chơi – miêu tả chủ đề. Các trò chơi tạo hình này thương mang tính “sắm vai”. Tính vui chơi của tình huống tạo hình gắn liền với kinh nghiệm sống và vốn xúc cảm, tình cảm của trẻ sẽ làm tăng hứng thú thẫm mĩ và sự thỏa mãn nhu cầu thẫm mĩ của trẻ trong hoạt động thực tiễn. Sau đó là chơi nhằm ôn luyện. Đây là các trò chơi giúp cho quá trình rèn luyện, ôn tập củng cố không bị tẻ ngắt, nhàm chán, đồng thời tạo điều kiện phát triển trí tưởng tượng của trẻ. Tính nhịp điệu của sự lặp, đi lặp lại các thao tác trong tạo hình và các hình ảnh trong trò chơi tạo hình là yếu tố tạo nên ở trẻ nhỏ niềm vui thích, cảm hứng trong hoạt động. Bởi vậy loại trò chơi này thường được dùng khi tổ chức hoạt động của trẻ ở các độ tuổi nhỏ. Tính hình tượng của đề tài tạo hình, được phát triển trong tình huống chơi sẽ kích thích trí tưởng tượng và làm cho trẻ luôn cảm nhận và tạo ra sự mới mẻ trong sự lặp đi lặp lại.
  8. 414 ĐINH THỊ TRÚC SƯƠNG và cs. Cuối cùng là trò chơi với sản phẩm tạo hình. Đây là loại trò chơi được sử dụng khi đã có các sản phẩm tạo hình hoàn thiện, chúng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khả năng tưởng tượng và sáng tạo của trẻ. Động cơ chơi lúc này gắn liền với hứng thú, ham muốn của trẻ là được chơi, được vận động với các sản phẩm mà mình tạo nên. Các hoạt động chơi lúc này hầu như không còn gắn với các hành động tạo hình và các hành động chơi thường được thực hiện ở dạng tưởng tượng. Qua các trò chơi và các sản phẩm tạo hình trẻ sẽ có ý thức rõ hơn về ý tưởng tạo hình và từ đó dễ nảy sinh ý tưởng mới. Sử dụng các sản phẩm tạo hình, vận động thực sẽ giúp trẻ dễ dàng nhận xét, đánh giá và thưởng thức các giá trị thẫm mĩ cũng như chất lượng kĩ thuật của các sản phẩm tạo hình đã hoàn thiện. Chơi và HĐTH của trẻ MG rất gần gũi với nhau, những kĩ năng tạo hình của trẻ giúp cho trẻ dễ dàng thực hiện ý định chơi, đặt biệt trò chơi lắp ghép ra đời trên cơ sỡ của HĐTH vì trẻ có thể tạo ra các mô hình, hình ảnh khi trẻ nắm vững các kĩ năng cần thiết trên các tiết học tạo hình trước đó. Thực tế đã chỉ ra rằng, việc dạy trẻ kĩ năng lắp ghép tạo cho trẻ phát triển trò chơi của mình. Tóm lại chơi có mối quan hệ chặt chẽ với học tập, với HĐTH. Chính các mối quan hệ qua lại này đã cuốn hút trẻ MG và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chung của trẻ MG nói chung và MGL nói riêng. b. Hoạt động tạo hình Trẻ em vẽ gì? – Đó là câu hỏi được đặt ra cho những nhà nghiên cứu. Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ giúp các nhà nghiên cứu lý giải về nguồn gốc của sự nảy sinh, phát triển hoạt động tạo hình và bản chất hoạt động tạo hình của trẻ em. + Hoạt động tạo hình của trẻ nhỏ chưa phải là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật thực thụ. Quá trình hoạt động và sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ thể hiện các đặc điểm của một nhân cách đang được hình thành. Hoạt động tạo hình của trẻ em không nhằm mục đích tạo nên những sản phẩm phục vụ xã hội, cải tạo thế giới hiện thực xung quanh. Mục đích và kết quả to lớn nhất của quá trình hoạt động chính là sự biến đổi, phát triển của chính bản thân chủ thể hoạt động (trẻ em). + Một đặc điểm rõ nét trong hoạt động tạo hình của trẻ em đó là tính duy kỷ. Xem tranh vẽ của trẻ nhỏ ta thấy cái mà trẻ quan tâm hơn cả trong quá trình vẽ đó là việc “vẽ cái gì” chứ không phải “vẽ như thế nào”. Tính duy kỷ làm cho trẻ nhỏ đến với hoạt động tạo hình một cách dễ dàng: trẻ sẵn sàng vẽ bất cứ cái gì, không biết sợ, không biết tới khó khăn trong miêu tả. Càng nhỏ tuổi, trẻ càng dễ lựa chọn đối tượng miêu tả bởi lẽ đối tượng đó thường là cái nó thích, nó muốn chứ không phải cái dễ vẽ. Mối quan tâm chính trong hoạt động tạo hình của trẻ tập trung vào sự thể hiện, biểu cảm chứ chưa phải là “hình thức nghệ thuật” thực sự của tác phẩm. Trẻ càng nhỏ càng ít quan tâm tới sự đánh giá thẩm mĩ của người xem mà chỉ cố gắng truyền đạt, giúp người xem hiểu được những suy nghĩ, thái độ, tình cảm của mình qua những gì được miêu tả. Bởi vậy, sự hạn chế của khả năng tạo hình thường dược trẻ bù đắp rất tích cực bằng âm thanh,
  9. XÂY DỰNG TRÒ CHƠI TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ 5-6 TUỔI... 415 lời nói, cử chỉ, điệu bộ... Sự chú tâm vào ý tưởng của tranh vẽ thường làm cho trẻ (đặc biệt là các lứa tuổi mẫu giáo bẽ, mẫu giáo nhỡ) hài lòng với các hình vẽ sơ đồ đơn giản. Cùng với tính duy kỷ, tính không chủ định cũng là một đặc điểm tâm lý rất đặc trưng tạo cho sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ vẻ hấp dẫn riêng. Do tính không chủ định mà trong quá trình tạo hình, trẻ mẫu giáo chưa có khả năng độc lập suy tính công việc sắp tới một cách chi tiết, các ý định miêu tả của trẻ thường nảy sinh một cách tình cờ. Để thực hiện ý định tạo hình trẻ cũng phát ra kế hoạch chung, song các kế hoạch đó thường dễ bị thay đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên xuất hiện trong quá trình quan sát, trong hoạt động của trí nhớ hay cảm xúc. Tranh vẽ của trẻ nhỏ dường như là một câu chuyện đồ họa. Khi kể “câu chuyện” ấy, cũng như khi kể câu chuyện bằng lời nói, trẻ thường vẽ bắt đầu từ một chi tiết nào đó, sau đó thêm dần các chi tiết mới. Đôi khi trẻ liên kết vào một bức tranh tới vài hành động, vài sự kiện xảy ra với cùng một nhân vật (nhân vật đó được vẽ nhiều lần, ở nhiều vị trí, tư thế trong bức tranh) và kết quả là tạo nên một bố cục rất ấu trĩ. Khi vẽ tranh, trẻ thường khó phân biệt sự vật, nhân vật chính và chưa biết cách làm cho chúng nổi bật, những gì trẻ muốn thể hiện thường được liệt kê theo luồng suy nghĩ chưa mạch lạc của trẻ. Chú tâm vào thể hiện nội dung các ý tưởng, trẻ thường vẽ rất say sưa nhưng khác với người lớn, vẽ xong từng chi tiết trẻ hầu như không xem xét lại, không quan tâm tới chúng nữa và không biết sủa sang, tô vẽ lại. Tóm lại, khi nghiên cứu các tranh vẽ tự do của trẻ người ta nhận thấy chúng thể hiện ở đó phần nhiều là những gì nó nhìn thấy, nó biết, theo cảm nhận của trẻ thơ chứ chưa hẳn là những gì giống như cái mà chúng ta nhìn thấy. Đây là một đặc điểm đáng lưu ý, một điều kiện thuận lợi mà người ta đã tận dụng để đi sâu tìm hiểu tâm lý trẻ em. Tuy nhiên, cứ để lặp lại hiện tượng này thì có thể là một nhược điểm gây cản trở cho sự phát triển hoạt động tạo hình của trẻ, hạn chế sự phát triển của hình tượng nghệ thuật. Để khắc phục nhược điểm này, cần giúp trẻ bổ sung cho nội dung tranh vẽ của mình bằng những kinh nghiệm thu được từ quá trình quan sát, từ các sự vật, hiện tượng có trong hiện thực, những hình tượng trong các tác phẩm nghệ thuật. c. Một số trò chơi có thể sử dụng trong HĐTH cho trẻ độ tuổi 5-6 Chơi những trò chơi kích hoạt, khích lệ trí não: như xếp hình, cắt / xé dán, tô màu, vẽ, tạo hình các con vật từ các vật liệu như củ quả, lá cây; phân biệt màu sắc, hình dạng, kích thước; so sánh, phân loại con vật, đồ vật theo đặc điểm / thuộc tính, suy luận nếu... thì..., suy luận nhân quả. Tất cả những trò chơi này đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành khả năng tư duy cho trẻ, giúp trẻ phát triển các dạng thức thông minh khác nhau. Cần tạo cảm xúc tích cực trong khi chơi, chuyển trò khác khi trẻ tỏ ra không hứng thú hoặc chán. Ngoài ra trong HĐTH ta còn có rất nhiều dạng trò chơi phong phú như là: vẽ, nặn, xé dán, chắp ghép theo mẫu, theo yêu cầu hoặc mẫu có sẵn và cũng có thể chơi theo trí tưởng tượng của mình.
  10. 416 ĐINH THỊ TRÚC SƯƠNG và cs. STT BÀI TẬP TRÒ CHƠI 1 Xé dán theo ý thích Bé đến lớp (Chủ đề trường mầm non) 2 Xé dán theo ý thích Về thăm ông bà (Chủ đề gia đình) 3 Cắt dán vườn cây ăn quả Bé và cây (Chủ đề thực vật) 4 Cắt dán con cá (theo mẫu) Thả cá vào ao (Chủ đề động vật) 5 Vẽ theo ý thích Bông hoa tặng mẹ (Chủ đề thực vật) 6 Nặn con mèo Mèo con trong vườn (Chủ đề động vật) 7 Xé dán theo ý thích Bứ tranh quê hương (Chủ đề quê hương đất nước) 3.2. Phần mềm với việc thiết kế và sử dụng trò chơi a. Vai trò của việc sử dụng phần mềm trong dạy học Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin. Tốc độ phát triển vũ bão của công nghệ làm cho việc luân chuyển thông tin trở nên cực kỳ nhanh chóng và vai trò của thông tin ngày càng trở nên quan trọng. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của CNTT đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người. Chính do tốc độ tăng trưởng và đặc điểm của CNTT nó mà đã có tác động to lớn và toàn diện đến xã hội loài người, và hiển nhiên cũng tác động mạnh mẽ trực tiếp đến giáo dục. Có 3 tác nhân trong một hệ thống giáo dục là người học, người dạy và môi trường dạy và học. Trong thời đại hiện nay CNTT là giải pháp quan trọng cần triệt để khai thác khi dạy và học, môi trường ở đây chính là nơi chứa thông tin. CNTT có thể giúp con người chọn nhập và xử lý thông tin nhanh chóng để biến thành tri thức. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, chúng ta đang thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá khuyến khích giáo viên, học sinh học và sử dụng CNTT để nâng cao kỹ năng dạy và học, từ đó cải thiện chất lượng giáo dục. Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao. Với tác động của CNTT môi trường dạy học cũng thay đổi, nó tác động mạnh mẽ tới mọi thành tố của quá trình quản lý, giảng dạy, đào tạo và học tập dựa trên sự hỗ trợ của hệ thống các hạ tầng CNTT và các phần mềm ứng dụng đi kèm. Việc ứng dụng CNTT- TT vào phương pháp giảng dạy đã thay đổi cả vai trò của học sinh và giáo viên b. Một số phần mềm thường được sử dụng Hiện nay việc ứng dụng CNTT trong việc đỗi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề được giáo viên và nhà trường quan tâm hàng đầu. Trong những năm gần đây, rất nhiều giáo viên sử dụng máy tính để tiến hành soạn thảo và thiết kế bài giảng điện tử. Hầu hết
  11. XÂY DỰNG TRÒ CHƠI TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ 5-6 TUỔI... 417 các chương trình tập huấn đều hướng dẫn giáo viên thiết kế bài giảng bằng phần mềm PowerPoint. Phần mềm này rất hay nhưng nó vẫn thiên về trình chiếu hơn là giúp người học tương tác. Chính vì vậy mà trong thời gian qua đã có rất nhiều phầm mềm hỗ trợ cho công tác giảng dạy ra đời như: - Flash: phần mềm mô phỏng - Phần mềm violet (bạch kim – Việt Nam): tận dụng các tính năng của Flash để thiết kế bài giảng. - Lectura Marker & Teaching Mate (Hàn Quốc): hệ thống thiết kế bài giảng điện tử về quản lý tài nguyên, ngân hàng đề thi. - Microsoft LCDs: chương trình thiết kế bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM của hãng Microsoft. - Activinspire: phần mềm hỗ trợ dạy học tương tác của hãng Promethean (Anh). Ở đây chúng tôi muốn nói rõ hơn về phần mềm Flash 8, một loại phần mềm khá quen thuộc và thường được dùng nhiều trong giảng dạy. Và chúng tôi cũng sử dụng phần mềm này để xây dựng trò chơi trong HĐTH cho trẻ 5 – 6 tuổi. Flash còn có tên gọi phức tạp hơn đó là Adobe hoặc là Macromedia Flash, được dùng dể chỉ chương trình sáng tạo đa phương tiện (multimedia) lẫn phần mềm dùng để hiển thị chúng Macromedia Flash Player. Chương trình điện toán này được viết và phân phối bởi Adobe Systems (công ty đã mua Macromedia). Flash dùng kĩ thuật đồ họa vecto và đồ họa điểm (raster graphics). Ngoài ra Flash còn có một ngôn ngữ văn lệnh riêng gọi là ActionScript, và có khả năng truyền tải luồn âm thanh hoặc hình ảnh. Đúng ra thì từ Macromedia Flash nên được dùng để chỉ chương trình tạo ra các tập tin Flash. Còn từ Flash Player nên được dành để chỉ ứng dụng có nhiệm vụ thi hành hay hiển thị các tập tin Flash. Tuy vậy, Chữ Flash được dùng để chỉ cả hai chương trình nói trên. Flash là công cụ để phát triển các ứng dụng như thiết kế các phần mềm mô phỏng. Sử dụng ngôn ngữ lập trình ActionScript để tạo các tương tác, các hoạt cảnh trong phim. Điểm mạnh của Flash là có thể nhúng các file âm thanh, hình ảnh động. Người lập trình có thể chủ động lập các điều hướng cho chương trình. Flash cũng có thể xuất bản đa dạng các file kiểu html, exe, jpj… để phù hợp với các ứng dụng của người sử dụng như trên Web, CD… Flash còn được dùng để tạo các thí nghiệm (mô phỏng trong vật lý, hóa), minh họa cho các bài toán dựng hình, quỷ tích, đồ thị... tạo các đoạn hoạt hình minh họa cho các bài giảng các môn sinh, sử, địa, đặt biệt là có thể tạo ra được các bài trắc nghiệm, ô chữ, các dạng bài tập kéo, thả, nhanh tay nhanh mắt, điền từ, rèn luyện được rất nhiều kĩ năng cho học sinh. Các tập tin Flash, thường thường mang phần mở rộng là .swf và có thể hiển thị bởi các chương trình duyệt trang Web hay ứng dụng Flash Player. Các tập tin Flash thường là hoạt họa, quảng cáo hay các phần trang trí của các trang Web. Gần đây Flash còn được sử
  12. 418 ĐINH THỊ TRÚC SƯƠNG và cs. dụng để tạo ra các ứng dụng internet phong phú. Với một kích thước tương tự, một tập tin Flash có thể chứa nhiều thông tin hơn là một tập tin hành dạng GIP hay dạng JPEG. Một số ưu điểm về Flash khiến chúng ta nên sử dụng phần mềm này đó là: - Flash có dung lượng nhỏ gọn, và có thể chạy được trên hầu hết các máy có nối mạng hiện nay, không phân biệt hệ điều hành hay trình duyệt. - Flash có thể nhúng vào rất nhiều ứng dụng, có thể đưa vào bài giảng PowerPoint và các bài giảng khác để tăng tính sinh động. - Flash sử dụng đồ họa dạng vecto nên không bị vỡ khi phóng to hình, hình ảnh cũng rất đẹp và sinh động. Ngoài ra Flash làm việc rất tốt với Audio, video và các định dạng ảnh thông thường. - Flash có thể tạo ra được các ứng dụng tương tác được với người dùng khá dễ dàng, nhanh chóng. - Flash tương đối dễ học hơn so với các công cụ lập trình khác và có phần thú vị hơn vì có phần kết hợp cả công cụ đồ họa với công cụ lập trình và tính ứng dụng phong phú. Ở trên là những thông tin về phần mềm Flash mà chúng tôi đưa ra để các bạn hiểu thêm về phần mềm này. Sau đây là hình ảnh minh họa và hướng dẫn về trò chơi cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi được làm từ phần mầm Flash 8. Trò chơi ghép hình Ghép hình: Ghép con bướm Bước 1: Mở Flash More Templates Quiz lựa chọn Quiz_style 1 hoặc Quiz_style 2 hoặc Quiz_style 3 theo ý đồ thiết kế. Bước 2: Đổi chữ tiếng Anh thành tiếng Việt và xóa bớt các Frame không phục vụ thiết kế trò chơi.
  13. XÂY DỰNG TRÒ CHƠI TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ 5-6 TUỔI... 419 - Kích chuột vào Frame thứ 2 ở layer Interactions chọn Modify Break Apart (Ctrl + B). - Chọn selection Drag and Drop Interaction Window Component Inspector (Alt + F7). - Chọn Selection Tool điền nội dung cho mục Options và Assets.
  14. 420 ĐINH THỊ TRÚC SƯƠNG và cs. Bước 3: Nhập các ảnh vào thư viện: File Import Import Library chọn các ảnh cần cho thiết kế để đưa vào. Bước 4: Nhập hình nền, điều chỉnh kích cỡ. Mở khóa Background kéo hình nền vào chọn Free Transform Tool để điều chỉnh kích cỡ. Bước 5: Chọn lần lượt từng Drag ở Frame 2 của layer Interactions và đưa ảnh vào. (Chú ý: ảnh đã được cắt thành các mảnh bằng nhau tùy ý.) Thông số ảnh phù hợp là 95/ 95 và - 47.5/ - 47.5. Nhập câu hỏi: Bạn hãy kéo thả các mảnh ghép vào khung ảnh.
  15. XÂY DỰNG TRÒ CHƠI TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ 5-6 TUỔI... 421 Bước 6: Câu hỏi + Window Component Inspector (Alt + F7). + Chọn Selection Tool điền nội dung Question. Bước 7: Bảng kết quả. Chỉnh sửa sang tiếng Việt. Nhấn Ctrl + Enter để chạy thử và kiểm tra kết quả.
  16. 422 ĐINH THỊ TRÚC SƯƠNG và cs. * Hướng dẫn sử dụng: - Mở tập tin cuối cùng của file Flash có đuôi .swf để hiển thị trò chơi. - Kích vào dấu mũi tên để đi đến lần lượt các trang của trò chơi ghép hình. - Lần lượt làm theo các hướng dẫn có trên từng trang để hoàn thành trò chơi. Kích vào nút hoặc của từng trang để kiểm tra và nút để được làm lại (chỉ có ở các trang yêu cầu ghép hình). - Kiểm tra kết quả của mình sau khi hoàn thành trò chơi tại trang cuối cùng (Trang KẾT QUẢ). 4. KẾT LUẬN Trong hoạt động tạo hình, trò chơi nói chung và trò chơi ghép hình, nặn ghép khối nói riêng là một trong những phương tiện dạy học hiệu quả được áp dụng trong nhà trường mầm non. Riêng đối hoạt động tạo hình, việc áp dụng các hình thức tổ chức khác nhau của trò chơi ghép hình, nặn ghép khối mang lại những hiệu quả nhất định. Thông qua những nội dung dạy học được chọn lọc kĩ càng và phù hợp, các trò chơi chơi ghép hình, nặn ghép khối góp phần kích thích hứng thú nhận thức, rèn luyện và phát triển các thao tác tư duy cũng như nhân cách cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi một cách toàn diện hơn. Với các tính năng vượt trội, phần mềm Flash được chọn lựa để thiết kế các trò chơi ghép hình, nặn ghép khối hỗ trợ dạy học nội dung hoạt động tạo hình đã thực sự lôi cuốn được trẻ trong việc chơi mà học, tiếp thu, củng cố và bước đầu mở rộng kiến thức. Chính vì thế, các trò chơi chơi ghép hình, nặn ghép khối được thiết kế trên phần mềm Flash đã thể hiện tính khả thi của nó, góp một phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học Tạo hình ở trường mầm non hiện nay. ĐINH THỊ TRÚC SƯƠNG LÊ THỊ HUYỀN TRANG NGUYỄN CAO PHƯƠNG THANH SV lớp GDMN 4B, Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
nguon tai.lieu . vn