Xem mẫu

  1. XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN, PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU Phòng Giáo dục và Đào tạo Diễn Châu Diễn Châu là một huyện đồng bằng ven biển - một trong những huyện có số lượng xã và dân số lớn nhất Nghệ An, là mảnh đất địa linh nhân kiệt với nhiều truyền thống của dân tộc được kết tinh, hun đúc nơi đây, trong đó truyền thống hiếu học và học giỏi luôn được giữ vững và phát huy mạnh mẽ. Trong những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Giám đốc, các phòng ban chuyên môn sở GD&ĐT Nghệ An; của Ban Thường vụ Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện; sự quan tâm, chăm lo đến chất lượng và phong trào giáo dục của cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân các xã, thị trấn; sự phối hợp của Ban ngành, đoàn thể cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở tất cả các trường trong huyện, đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong các nhà trường và trong toàn ngành giáo dục. Ngành Giáo dục và Đào tạo Diễn Châu luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên tất cả các mặt. Kết quả đó càng khẳng định Diễn Châu là một trong những huyện có truyền thống về giáo dục của tỉnh Nghệ An, xứng đáng là đơn vị tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh.Đến nay, Diễn Châu đã xây dựng được một hệ thống giáo dục với quy mô ổn định, đủ các cấp học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá; từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của toàn dân để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Để làm được điều đó, một trong những yếu tố mà ngành giáo dục huyện nhà luôn luôn coi trọng, làm tiền đề để nâng cao chất lượng dạy và học của các nhà trường, đó là xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. I. Thuận lợi, khó khăn 1. Thuận lợi: - Diễn Châu nói riêng và các địa bàn khác nói chung luôn được sự chỉ đạo sát sao của các cấp bộ, ngành,...về vấn đề xây dựng môi trường giáo dục: Tiếp tục quán triệt và thực hiện Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 167
  2. 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021 và các văn bản quy định về phòng, chống bạo lực học đường, ngày 12/4/2019 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục. Cùng với đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, UBND huyện Diễn Châu cũng đã chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường một cách thường xuyên trên nhiều kênh khác nhau. - Diễn Châu là địa bàn có tỉ lệ trường chuẩn quốc gia đạt tốp đầu của tỉnh Nghệ An, cơ sở vật chất tương đối tốt, trang thiết bị dạy học cơ bản được đảm bảo, đó là một trong những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn. - Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên của Diễn Châu có tỉ lệ trên chuẩn khá cao, cơ bản đã nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của môi trường giáo dục và đã vào cuộc mạnh mẽ. Đặc biệt nhiều giáo viên chủ nhiệm cũng như giáo viên bộ môn có kĩ năng mềm tốt nên đã tạo được sự thân thiện, gần gũi, an toàn, lành mạnh của môi trường lớp học nói riêng, môi trường giáo dục nói chung. - Diễn Châu là một huyện đồng bằng, điều kiện kinh tế tương đối thuận lợi, cha mẹ học sinh có trình độ dân trí cao, hiểu biết xã hội tốt, con cái cơ bản được gia đình quan tâm, dạy bảo đúng mức, nên hầu hết học sinh có phẩm chất đạo đức tốt, biết sống đùm bọc, yêu thương, hòa đồng, biết tôn trọng thầy cô, bè bạn, biết giúp đỡ những người xung quanh. - Các ban ngành đoàn thể cấp huyện, ủy ban nhân dân các xã đã có sự quan tâm đúng mức, phối hợp chặt chẽ với nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các trường học trên địa bàn để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện. 2. Khó khăn: - Diễn Châu là địa bàn chạy dọc theo tuyến quốc lộ 1, kinh tế sớm phát triển, một số trường học lại đóng trên địa bàn đông dân cư, ngay cạnh quốc lộ nên nhà trườngsớm chịu sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập; sự bùng bổ công nghệ thông tin, mạng xã hội, khiến cho một bộ phận nhỏ học sinh có lối sống vô cảm, thờ ơ, lãnh đạm, thiếu trách nhiệm, dẫn 168
  3. đến có những biểu hiện nổi loạn, chống đối, thách thức, làm tổn thương tới chính bản thân mình và những người xung quanh, thậm chí gây ra những vụ việc bạo lực. - Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, sự phát triển không đều giữa các địa phương trên địa bàn huyện Diễn Châu vẫn tiếp tục là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu bình đẳng, hình thành ở các em lối sống vị kỉ, phân biệt, coi khinh kẻ dưới. - Tình hình an ninh xã hội ở một số địa phương trên địa bàn huyện Diễn Châu những năm gần đây có những diễn biến phức tạp, gây những khó khăn nhất định đối với công tác giáo dục của nhà trường, khiến cho nhiều giáo viên rất vất vả trong việc vận động các em đến trường, kêu gọi xã hội hóa, duy trì và nâng cao chất lượng dạy và học, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện... - Diễn Châu là vùng ven biển, có một số xã đặc biệt khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa, thiếu sự phối hợp với nhà trường, dẫn đến con cái không được quản lý, giáo dục đúng mức. Thậm chí một số phụ huynh còn nhận thức chưa đúng đắn, xem việc giáo dục con cái là của nhà trường, thầy cô, nên bỏ bê con cái, khi xảy ra sự cố thì không chịu trách nhiệm về phía gia đình mà chỉ đổ lỗi cho công tác giáo dục của nhà trường. Chính vì vậy, khi đã xảy ra những vụ bạo lực học đường, các nhà trường gặp quá nhiều khó khăn trong việc giải quyết hậu quả vì gia đình không hợp tác. - Về phía nhà trường: còn một bộ phận nhỏ giáo viên chưa đủ nhiệt huyết, còn ngại khó khăn, nên việc nắm bắt tâm sinh lí học trò còn yếu kém, dẫn đến có những phương pháp thiếu tính sư phạm, chưa tạo được niềm tin đối với phụ huynh, với đồng nghiệp, với học trò, dẫn đến thiếu hiệu quả trong công tác giáo dục; một số trường học còn chưa chú trọng đến việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh, chỉ đạo các hoạt động dạy - học còn cứng nhắc, khiên cưỡng, dẫn đến những hệ lụy nhất định về nhận thức của học trò; cùng với đó, công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật cho học sinh; hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, trải nghiệm sáng tạo, hoạt động của Đoàn, Hội, Đội chưa hiệu quả để tạo ra môi trường an toàn, phòng, chống bạo lực học đường. 169
  4. II. Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường 1. Phối hợp chặt chẽ các môi trường giáo dục - Môi trường gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho học sinh. Chính vì thế, Nhà nước, các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư phải có trách nhiệm giúp đỡ, định hướng cho các gia đình về những điều kiện tối thiểu, cần thiết về kinh tế, về nếp sống văn minh, về trình độ học vấn và kiến thức giáo dục học sinh, đặc biệt là vai trò của cha mẹ học sinh cần phải phát huy tối đa. - Môi trường nhà trường: Nhà trường là trung tâm, thông qua giáo dục trong nhà trường sẽ góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người. Nhà trường không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức về văn hóa, mà còn rèn luyện và phát triển đạo đức, tư duy sáng tạo, hành vi ứng xử giúp các em trở thành con người phát triển toàn diện. - Môi trường xã hội: Môi trường giáo dục xã hội ảnh hưởng không nhỏ tới hành vi ứng xử, đạo đức học sinh. Môi trường xã hội ta đang có những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ, có tác động lớn đến việc giáo dục thế hệ trẻ. Vì thế, cần huy động toàn xã hội vào việc xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, có ý nghĩa giáo dục tích cực, luôn hướng các em đến cái thiện, cái tốt. 2. Trau dồi phẩm chất, phương pháp giảng dạy, chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người giáo viên Giáo viên là người có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự phát triển tâm sinh lí và nhân cách của học trò. Vì thế, trước hết giáo viên phải là người gương mẫu, sống chuẩn mực, có chuyên môn vững vàng để tạo niềm tin đối với nhà trường, với phụ huynh và các em học sinh. Cùng với đó, người giáo viên cần có phương pháp sư phạm tốt, biết cách nắm bắt tâm sinh lí học trò, sử dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng. Hơn hết, giáo dục học trò bằng nhiệt huyết, tình yêu nghề nghiệp và tình yêu thương trò hết mực. 3. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục lòng nhân ái, tình yêu thương con người 170
  5. Cần phổ biến giáo dục pháp luật để các em biết những việc không được làm, phổ biến cho các em những quy tắc ứng xử phù hợp, cần lên án những hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, tác hại của trào lưu “Nói là làm” về những hành động tiêu cực của giới trẻ hiện nay; một số hành động tự phát, thiếu suy nghĩ của các em chỉ để thực hiện lời hứa khi đủ số lượng “like” trên facebook và các trào lưu không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, lứa tuổi của các em thông qua hệ thống loa phát thanh, bảng tin, các phương tiện truyền thông trực quan,hoạt động của Đội thanh niên xung kích; mạng xã hội. 4. Đa dạng các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí trong trường và trên cộng đồng dân cư Bên cạnh các hoạt động học tập, lao động của lớp, giáo viên bộ môn cùng với giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm cố vấn cho đội ngũ cán sự lớp tổ chức học sinh tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí… nhằm giúp học sinh sảng khoái tinh thần, minh mẫn học tập, mở mang trí tuệ, phát triển thể chất, giáo dục thẩm mĩ, phát triển nhân cách nói chung của học sinh. Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục này rất phong phú, đa dạng như: các hoạt động giao lưu thể thao (bóng đá, bóng chuyền, cầu lông…), hoạt động cắm trại, du lịch, tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích… 5. Tăng cường xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học Cần tăng cường xây dựng cơ sở vật chất để đảm bảo an toàn cho các phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành, các giờ học giáo dục thể chất, đảm bảo an toàn ở các khu vực vui chơi, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt dộng ngoại khóa, trải nghiệm của thầy và trò; ngoài ra để có môi trường thân thiện cũng cần đến sự bài bố, sắp xếp, trang trí, chăm sóc cảnh quan xanh-sạch-đẹp, trang trí lớp học yêu thương để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. 6. Phát huy vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh Ban đại diện CMHS là một tổ chức quần chúng đặc biệt quan trọng trong tổ chức, hoạt động giáo dục. Việc củng cố, phát huy hoạt động của Ban đại diện CMHS chính là nâng cao, tăng cường sự phối hợp, liên kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục... III. Kết luận 171
  6. Nghị quyết 29/NQ/TW của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII, khoá XI, khi đánh giá tình hình giáo dục đào tạo đã khẳng định: “Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức lối sống và kỹ năng làm việc”. Trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, Bộ GD&ĐT cũng xác định sự thay đổi quan trọng nhất là chuyển từ coi trọng truyền thụ nội dung tri thức sang giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách của người công dân. Nhà trường chỉ chú trọng truyền thụ tri thức một chiều hay chỉ “dạy chữ” mà quên đi “dạy người” là một khiếm khuyến lớn của giáo dục. Giáo dục toàn diện phải chú trọng trang bị kiến thức cùng với giáo dục các phẩm chất. Những phẩm chất nhà trường phải hướng tới là phẩm chất của một con người mới, phẩm chất công dân mới biết “sống yêu thương, sống tự chủ, sống có trách nhiệm”. 172
nguon tai.lieu . vn