Xem mẫu

  1. I. Thông tin chung Tên Đề tài: Xây dựng mô hình VACB (vườn, ao, chuồng và khí sinh học) gắn với bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh miền Núi phía Bắc Thời gian thực hiện: Tháng 12/2015 - 12/2016 Cơ quan chủ trì: Trung tâm Tư vấn, chuyển giao Khoa học công nghệ Kinh Bắc – Hội làm vườn Việt Nam Chủ nhiệm đề tài: Lê Thị Nhung ĐTDĐ: Email: 1. Đặt vấn đề VAC là một mô hình thâm canh sinh học cao được triển khai xây dựng tại Việt Nam hơn 30 năm đã đem lại hiệu quả rõ rệt: sản phẩm hàng hóa tăng gấp 5-10 lần, góp phần tăng thu nhập cho hộ nông dân từ 3 – 5 lần, cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân so với phương thức sản suất cũ. Tuy nhiên theo xu thế phát triển kinh tế nông nghiệp hiện nay thì mô hình kinh tế VAC có những nhược điểm như sau: - Mô hình VAC cũ là một hệ sinh thái khép kín, sản phẩm do người nông dân trồng trọt, chăn nuôi được sử dụng để nuôi cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm rồi quay trở lại làm thức ăn cho người. Hơn nữa nhiều sản phẩm của mô hình VAC không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho rau, quả, cá, thịt gia súc, gia cầm…gây ô nhiễm môi trường tại nhiều địa phương, khu vực dân cư. Các phế thải chăn nuôi gia súc, thậm chí cả phân người đổ xuống ao nuôi cá làm ô nhiễm nguồn nước, phát tán dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, cho con người ngày càng trầm trọng hơn. - Làm kinh tế VAC kiểu cũ là hình thức sản xuất tự túc, tự cấp của nông dân, với quy mô nhỏ, sản phẩm không đồng đều, không an toàn, sản lượng cung ứng cho thị trường không đủ lớn, thiếu đồng bộ về qui cách, chất lượng, rất khó để thực hiện truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. - Vấn đề ô nhiễm môi trường. Do phát triển mạnh VAC trang trại, nhiều hộ nông dân tăng số lượng đàn gia súc từ 5 – 10 con thành 20 – 50 con thậm chí có trang trại nuôi hàng trăm con/lứa. Các phế thải rắn từ chăn nuôi không được sử lý, mà chỉ được thu gom đổ vào hố phân sau chuồng nuôi hoặc đổ xuống ao gần nhà đã gây hôi thối, ruồi muỗi nhiều, ô nhiễm nguồn nước ao/hồ. Một số hộ đã có xây dựng hầm Bioga, nhưng do dung tích hầm khi mới xây nhỏ khoảng 7 - 10 m3, khi hộ mở rộng tăng số lượng gia súc thì lượng phân thừa nhiều cộng với phế thải hầm Bioga đã gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe người, vật nuôi, gây hiệu ứng khí nhà kính, góp phần làm biến đổi khí hậu toàn cầu. 1158
  2. - Vấn đề vốn để phát triển VAC: Hầu hết những gia đình hộ nông dân làm VAC đều thiếu vốn để mở rộng quy mô sản xuất, họ sản xuất theo kiểu lấy ngắn nuôi dài, nhiều hộ phải vay vốn ngân hàng, nhưng do thủ tục vay còn nhiều bất cập nên các hộ vùng sâu, vùng xã thường bán sản phẩm cho tư thương ngay tại vườn, để có tiền mua nhu yếu phẩm cho gia đình, mua vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ….thậm chí nhiều hộ nông dân phải mua phân bón, thuốc BVTV chịu với giá cao. - Phòng trừ dịch bệnh kém: do không được trang bị kiến thức sâu về kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trên các cây vải, cam, rau nên các hộ nông dân thường tự mua thuốc BVTV về phun, họ hỗn hợp nhiều loại thuốc/lần phun đã tiêu diệt các loài thiên địch gây nên các trận dịch sâu đục thân, sâu vẽ bùa, sâu đục quả và làm cho các hộ thường phải phun 10 – 12 lần thuốc/năm, gây hại đến sức khỏe người dân do môi trường sống bị ô nhiễm. - Vấn đề tiêu thụ sản phẩm VAC không gắn với thị trường: Kết quả khảo sát tại xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, xã Nam Phong, Cao Phong Hòa Bình cho thấy hầu hết các hộ nông dân phải tự xoay sở để tiêu thụ sản phẩm. Đến mùa thu hoạch cam, vải thiều 100% hộ nông dân tự bán cho tư thương ngay tại thôn/xã, giá cả do tư thương quyết định. Việc tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với việc bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sẽ đem lại nhiều hơn thu nhập cho nông dân, giúp họ tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Xuất phát từ những lý do trên việc tiến hành Dự án: “Xây dựng mô hình VACB (Vườn, ao, chuồng và khí sinh học) gắn với bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh miền Núi phía Bắc" là vô cùng bức thiết nhằm phá vỡ thế khép kín của mô hình VAC cũ, thiết lập mối liên kết giữa các nông hộ chăn nuôi, trồng cây ăn quả, giúp tổ chức kết nối nông dân với nông dân sản xuất theo một quy trình thống nhất, tạo ra sản phẩm đồng đều chất lượng cao, an toàn, đáp ứng nhu cầu thị trường, giúp kết nối nông dân với doanh nghiệp/tổ chức để xây dựng mối liên kết mới trong việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm sẽ khắc phục hiện tượng sản xuất quá thừa, hiệu quả thấp, bị ép cấp, ép giá. Mô hình VACB thành công sẽ là mô hình thí điểm về hình thành cách làm ăn mới cho nông dân tại các vùng sâu/xa, vùng khó khăn, giúp tăng thu nhập, làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng nông thôn mới hiệu quả, bền vững. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Xây dựng được 3 dạng mô hình và đề xuất được các chính sách hỗ trợ phát triển mô hình VACB liên kết với doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm an toàn gắn với tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm, giảm thiểu chất phát thải ở một số tỉnh miền núi phía Bắc- 2.2. Mục tiêu cụ thể 1159
  3. (1) Đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế theo mô hình VACB ở một số tỉnh miền Núi phía Bắc gồm 3 tỉnh: Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La; Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm, giảm thiểu chất thải một số mô hình VACB gắn với bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm ở 3 tỉnh. (2) Xây dựng 3 loại mô hình VACB với tổng số 04 mô hình gồm: + 01 mô hình VACB quy mô hộ cho cây cam tại xã Nam Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình: 30 hộ, 15ha; + 01 mô hình VACB quy mô hộ cho cây vải thiều tại xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang: 30 hộ, 15ha; + 01 mô hình VACB quy mô trang trại cho cây vải thiều tại xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang: 5 hộ, 30ha; + 01 mô hình VACB quy mô hợp tác xã tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La: 30 hộ, 30ha + Liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm vải thiều, cam, rau gắn với 3 loại mô hình, đảm bảo bao tiêu 50 – 70% sản phẩm, hiệu quả tăng 15%. (3) Đề xuất được các chính sách và giải pháp cụ thể, phù hợp để phát triển các mô hình VACB liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm cho các tỉnh miền Núi phía Bắc. (4) Tổ chức tập huấn cho 300 lượt người ở một số vùng sản xuất VACB cho vải thiều, cam, rau trọng điểm 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được 3.1. Thực trạng phát triển kinh tế theo mô hình VACB tại các tỉnh thuộc vùng dự án 3.1.1. Quy mô sản xuất và các dạng mô hình VAC tại 3 xã điều tra - Điều tra tại 3 xã thực hiện Dự án VACB thì mô hình VC (Vườn, chuồng) là phổ biến nhất (Quý Sơn: 38,0%, Nam Phong: 76,0%, Đông Sang: 52,0%). Mô hình có đủ cả 3 yếu tố VAC (Vườn, ao, chuồng) chiếm tỷ lệ rất thấp : Quý Sơn: 6%, Nam Phong: 10%, Đông Sang: 16%. Các mô hình VA, AC chiếm tỷ lệ rất nhỏ < 10%. Từ số liệu điều tra đã giải thích nguyên nhân dự án không triển khai nội dung A (Ao) mà chỉ triển khai xây dựng các nội dung VCB (Vườn, chuồng và Biogas) trong xây dựng mô hình VACB tại 3 xã tham gia dự án thuộc 3 tỉnh theo đúng Thuyết minh được phê duyệt. 3.1.2 Quy mô và cơ cấu sản xuất tại các xã điều tra 3.1.2.1 Về quy mô và cơ cấu trồng trọt: Kết quả điều tra tại 3 xã cho thấy: Diện tích cây lúa chiếm tỷ lệ thấp so với tổng diện tích trồng trọt : Quý Sơn: 22%, Nam Phong: 11,5%, Đông Sang: 5,1%. Tại 3 xã thực 1160
  4. hiện dự án cây ăn quả là cây hàng hóa chủ lực chiếm tỷ lệ diện tích cao: Vải ở xã Quý Sơn - Lục Ngạn chiếm 65,0% diện tích trồng trọt, cây có múi (cam, quýt…) ở Nam Phong - Cao Phong chiếm 22,1%, cây hàng hóa chủ lực xã Đông Sang - Mộc Châu là ngô chiếm 82,5 % diện tích trồng trọt, cây rau chỉ chiếm 5,6 %. 3.1.2.2 Quy mô và cơ cấu chăn nuôi Khảo sát tại 3 xã thực hiện Dự án cho thấy: xã Quý Sơn - Lục Ngạn có 1.200 hộ chăn nuôi hàng hóa trâu, bò, lợn và gia cầm chiếm tỷ lệ 28,8% số hộ/xã, trong đó hộ chủ yếu nuôi lợn, gia cầm. Xã Nam Phong - Cao Phong có 765 số hộ chăn nuôi hàng hóa chiếm tỷ lệ 76,8% số hộ/xã, trong đó các hộ chủ yếu nuôi trâu bò, gia cầm. Xã Đông Sang - Mộc Châu có 640 hộ chăn nuôi hàng hóa chiếm 51,1% số hộ/xã, hộ chủ yếu nuôi trâu bò, gia cầm. Đây là thể hiện tính dân tộc trong chăn nuôi gia súc, gia cầm của các hộ dân tại 3 xã tham gia dự án. 3.1.2.3 Quy mô và cơ cấu thủy sản Tại 3 xã thực hiện Dự án diện tích nuôi trồng thủy sản rất nhỏ, theo Báo cáo của UBND hai xã Nam Phong, Đông Sang chỉ có 4-5 ha nuôi trồng thủy sản. Đây chính là cơ sở giải thích nguyên nhân dự án không triển khai nội dung A (Ao) mà chỉ triển khai xây dựng các nội dung VCB (Vườn, chuồng và Biogas - Khí sinh học) trong xây dựng mô hình VACB tại 3 xã/3 tỉnh theo đúng thuyết minh được phê duyệt. 3.1.3 Cơ cấu thu nhập hộ Tại 3 xã thực hiện Dự án cơ cấu thu nhập ngành trồng trọt chiếm cao nhất từ 57,7 đến 81,7%, chăn nuôi từ 15,1 đến 41,6%, thấp nhất là thủy sản chỉ đóng góp từ 0,7 đến 3,2% tổng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Như vậy với tỷ lệ thu nhập từ thủy sản rất nhỏ chỉ chiếm từ 0,7 đến 3,2% tổng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, giá trị thu nhập không cao thì đây chính là nguyên nhân chủ yếu để dự án không triển khai nội dung A (thủy sản) trong xây dựng mô hình VACB tại 3 xã tham gia dự án/3 tỉnh. Cơ cấu thu nhập theo các loại cây trồng ở 3 xã Dự án/năm/ha cho thấy: Tổng giá trị thu được từ trồng trọt cao nhất là xã Quý Sơn chiếm 89,3%, gía trị thu nhập bình quân đạt 240.18 triệu đồng. Riêng cây vải thiều chiếm 83,3%, đây là cây hàng hóa có ý nghĩa quyết định đến tổng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp ở xã Quý Sơn, tiếp đến là xã Nam Phong 34,3% tổng giá trị thu được từ trồng trọt, với gía trị thu nhập bình quân đạt 7,6 triệu đồng. Riêng xã Đông Sang giá trị thu nhập từ cây ngô chiếm 61,3% tổng giá trị thu được từ trồng trọt, gía trị thu nhập bình quân đạt 19,7 triệu đồng. Rau màu chiếm 12,1%. 3.1.4 Tình hình áp dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất 3.1.4.1 Tình hình xây Hầm Biogas tại 3 huyện điều tra 1161
  5. Tỉ lệ hộ sử dụng hầm Biogas ở 3 huyện là rất thấp chỉ có 11,7 %, trong đó cao nhất là huyện Mộc Châu 13,3 %, tiếp đến huyện Lục Ngạn 12,6, thấp nhất là huyện Cao Phong 9,4%. Loại hầm Biogas được các hộ sử dụng phổ biến là loại hầm Composit chiếm tỷ lệ 66,1%. Huyện Mộc Châu 100% hộ lắp đặt hầm Composit vì thi công nhanh gọn, đơn giản, giá thành rẻ, có tính năng phá váng và không bị vỡ khi xây ở địa bàn miền núi có nhiều đá nhọn. Riêng huyện Lục Ngạn các hộ chủ yếu xây hầm gạch kiểu KT1 chiếm 78,9%. 3.1.4.2 Phân bón hữu cơ vi sinh Kết quả điều tra lý do chưa sử dụng phân HCVS tại 3 xã thực hiện Dự án chủ yếu do người dân chưa biết về loại phân này: tỷ lệ cao nhất xã Nam Phong chiếm 50,0%; xã Đông Sang: 43,0%, thấp nhất xã Quý Sơn 38,1%, Lý do tiếp theo là do thiếu vốn: xã Đông Sang 31,0%, xã Quý Sơn: 28,5%, xã Nam Phong 25,0%. 3.1.4.3 Sử dụng chế phẩm khử mùi hôi trong chăn nuôi Kết quả điều tra tại 3 xã cho thấy: có 52,0% số hộ xã Nam Phong, 44,0% hộ ở xã Đông Sang và 20,0% hộ ở xã Quý Sơn cho biết là do chưa hiểu về tác dụng của chế phẩm này. Có 41,0% hộ ở xã Quý Sơn, 29,0% hộ xã Đông Sang, 24% hộ xã Nam Phong cho lý do thiếu vốn. Và có 29% hộ xã Quý Sơn, 14% hộ xã Nam Phong và 13% hộ xã Đông Sang nêu lý do chăn nuôi nhỏ hoặc không có chăn nuôi nên chưa có nhu cầu. 3.1.4.4 Áp dụng quy trình VietGAP trong sản xuất cây ăn quả, rau Kết quả điều tra tại 3 xã thực hiện dự án về lý do chưa thực hiện quy trình VietGAP thì có 62,0% hộ ở xã Đông Sang, 60,0% hộ ở xã Nam Phong và 59,0% hộ ở xã Quý Sơn trả lời do chưa có thị trường. Lý do đầu tư cao ở 3 xã tương ứng là 26,0%; 27,0% và 31,0%. Lý do sản xuất theo VietGAP có yêu cầu kỹ thuật cao thì có 12,0% hộ xã Đông Sang, 11,0% hộ xã Nam Phong và 7,0% hộ xã Quý Sơn. 3.1.5 Tình hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Kết quả điều tra 3 xã thực hiện Dự án cho biết: hình thức tiêu thụ nông sản thông dụng nhất của các hộ là bán chợ: Cao nhất là xã Nam Phong: 62,0%, Quý Sơn: 54%, Đông Sang: 34,0. tiếp theo là bán tại vườn: tỷ lệ tại 2 xã Quý Sơn, Nam Phong 38,0%. Riêng xã Đông Sang có 24,0% số người được hỏi cho biết tiêu thụ qua HTX rau An toàn. Về hình thức hợp đồng mua bán sản phẩm tại 3 xã chủ yếu là hợp đồng miệng 94,5%, chỉ có 5,5% số người được hỏi cho biết có ký hợp đồng. 3.2. Xây dựng mô hình VACB quy mô hộ, trang trại, hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp để bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm 3.2.1. Xây dựng mô hình VACB quy mô hộ gắn với bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm cam tại xã Nam Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình 1162
  6. Kết quả điều tra đánh giá hiệu quả kinh tế của 10 hộ tham gia mô hình cho thấy: Thu nhập trung bình của các hộ đạt 102,0 triệu đồng/hộ/năm, tổng chi 67,4 triệu đồng/hộ/năm, lãi thuần của hộ tham gia mô hình năm 2016 là 34,8 triệu đồng/hộ. Hiệu quả sản xuất giữa năm 2016 so với năm 2015 là 18,6%, tăng 3,6% so với mục tiêu dự án (là 15%). 3.2.2. Xây dựng mô hình VACB quy mô hộ gắn với bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm vải thiều tại xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang - Thu nhập bình quân của 5 hộ tham gia mô hình VACB quy mô trang trại đạt 456,6 triệu đồng/hộ/năm, tổng chi 271,4 triệu đồng/hộ/năm, lãi thuần là 185,1 triệu đồng/hộ. Hiệu quả sản xuất giữa năm 2016 so với năm 2015 là 19,1%, tăng 4,1% so với mục tiêu dự án (là 15%). - Thu nhập trung bình của 10 hộ tham gia mô hình VACB quy mô hộ đạt 226,2 triệu đồng/hộ/năm, tổng chi 119,0 triệu đồng/hộ/năm, lãi thuần là 106,6 triệu đồng/hộ. Hiệu quả sản xuất giữa năm 2016 so với năm 2015 là 19,6%, tăng 4,6% so với mục tiêu dự án (là 15%). 3.2.3. Xây dựng mô hình VACB quy mô Hợp tác xã sản xuất rau an toàn tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La - Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau tại HTX rau an toàn bản Tự nhiên xã Đông Sang cho thấy: Tổng thu trung bình các loại rau là 88,47 triệu đồng/ha, tổng chi trung bình 15,02 triệu đồng/ha. Lợi nhuận sản xuất rau đạt 73,65 triệu đồng/ha, trong đó lợi nhuận từ hành lá là cao nhất (179,03 triệu đồng/ha). Tỷ suất lợi nhuận (lợi nhuận trên đồng vốn) trung bình 6,1 lần và tỷ suất cao nhất là cải mèo 15,6 lần. 3.2.4. Đánh giá chung: Bảng 1: Tổng hợp các nội dung, chỉ số xây dựng mô hình VACB tại 3 xã tham gia dự án. TT Nội dung xây Đơn vị Xã Nam Xã Quý Sơn Xã Đông dựng mô Phong Dang hình VACB Mô hình Mô hình Mô hình Mô hình VACB quy VACB quy VACB quy VACB quy mô hộ trồng mô hộ trồng mô trang mô hợp tác cam vải thiều trại trồng xã trồng rau vải 1 Hướng dẫn Tấn/18 75 75 75 45 hộ nông dân ha/3 xã sản xuất phân 1163
  7. hữu cơ vi sinh từ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ để bón cho cam. 2 Hỗ trợ nông Chuồng/ 15 15 5 0 dân sử dụng hộ chế phẩm sinh học (dung dịch và bột) khử mùi hôi chuồng trại 3 Hỗ trợ nông Chuồng/ 15 10 05 0 dân sử dụng hộ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn, gà, gia cầm 4 Hỗ trợ các hộ Hầm/hộ 15 5 10 chăn nuôi xây dựng mới 30 hầm khí sinh học Biogas quy mô < 50 m3 tại xã Quý Sơn, xã Đông Sang 5 Hỗ trợ xây Hệ 01 dựng hệ thống thống tưới phun cho rau tại HTX rau an toàn, xã Đông Sang, 1164
  8. Mộc Châu, Sơn La 6 Hỗ trợ các hộ Hợp 1 1 1 nông dân đồng tham gia mô hình liên kết với doanh nghiệp/tổ chức để tiêu thụ sản phẩm 7 Tập huấn kỹ 9 lớp 3 lớp với 3 lớp với 3 lớp với 90 thuật cho các 90 lượt 120 lượt lượt người hộ tham gia người người mô hình VACB 8 Hội thảo đầu 50 1 1 0 1 bờ tham quan người/H mô hình tại 3 T xã tham gia dự án Toàn dự án có 45 hộ dân và 05 hộ trang trại sản xuất, sử dụng 270 tấn phân HCVS tại chỗ đã góp phần tạo việc làm khoảng 20 công/hộ/năm, tăng thêm thu nhập khoảng 4,0 triêu đồng/hộ/năm. - Với 30 hầm Biogas xây dựng tại 30 hộ/2 xã Quý Sơn, Đông Sang đã giúp các hộ tiết kiệm tiền điện, khí gas mỗi tháng 150.000đ/hộ, đây là một khoản tiền không nhỏ đối với các hộ nông dân. 3.3. Xây dựng kiến nghị chính sách và giải pháp phát triển mô hình VACB (vườn, ao, chuồng và khí sinh học) 3.3.1. Chính sách và giải pháp về vốn, tổ chức sản xuất theo mô hình VACB - Tổ chức sản xuất cần thực hiện hình thức liên kết theo chuỗi giá trị, từ người sản xuất đến các doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân tiêu thụ cam, vải thiều, rau đến người tiêu dùng. Gắn quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất với đầu tư công nghệ mới. Giải pháp: Trong chuỗi giá trị, cần nêu cao vai trò quan trọng của các doanh nghiệp/tổ chức tiêu thụ sản phẩm. - Nhà nước cần có các chính sách để khuyến khích phát triển hợp tác xã kiểu mới như HTX rau an toàn bản Tự nhiên, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La như: Cần hỗ trợ chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nuôi trồng các giống cây/con mới, hỗ trợ các thủ 1165
  9. tục cấp giấy chứng nhận sản phẩm Vietgap, Organic, hỗ trợ quảng bá, thiết kế, in ấn mẫu mã, bao bì với mức hỗ trợ của nhà nước là 100% kinh phí; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho HTX: nhà sơ chế, chế biến cam, vải thiều, rau tại xã với mức hỗ trợ của nhà nước 50%, vốn đối ứng của dân 50%; Giải pháp hiệu quả nhất là hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức đào tạo nhân sự cho các HTX về kỹ năng tiếp thị, marketing sản phẩm, hạch toán lợi nhuận trong sản xuất, kỹ năng lãnh đạo, quản lý sản xuất. - Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hộ, trang trại (Kết quả điều tra tại 3 huyện: Cao Phong, Lục Ngạn, Mộc Châu, hiện có 94,7% là quy mô hộ gia đình, chỉ có 5,6% là Trang trại, doanh nghiệp), thông qua các giải pháp: + Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo tăng cường năng lực quản lý, sở hữu trí tuệ, xúc tiến thương mại trong tiêu thụ sản phẩm. + Cần thành lập quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế hộ, thành lập Tổ, Hợp tác xã sản xuất các sản phẩm chủ lục của từng địa phương, mở rộng quy mô trang trại thông qua các giải pháp cho vay vốn với lãi suất ưu đãi 0,5 – 0,6%/tháng trong thời gian dài 15 – 20 năm để các hộ có điều kiện có thể tích tụ ruộng đất, mở rộng quy mô sản xuất cam, vải thiều, rau. 3.3.2. Chính sách và giải pháp về kỹ thuật, công nghệ, khuyến nông và đào tạo chuyển giao KHCN - Cần có các chính sách hỗ trợ khuyến khích nông dân sản xuất theo hướng nông nghiệp xanh thông qua việc các hộ tự sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ các nguồn phế thải nông nghiệp tại chỗ để giảm sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, giảm ô nhiễm môi trường, giảm lây lan dịch bệnh cho công đồng dân cư, tạo việc làm mới cho nông hộ, góp phần giảm suy thoái đất, chống xói mòn, trả lại độ phì cho đất tại các vùng chuyên canh tập trung trồng cam, vải thiều, rau với mức hỗ trợ nhà nước 50%, vốn đối ứng của dân 50%. Cần xây dựng quy trình và tiêu chuẩn sản xuất phân hữu cơ vi sinh trong nông hộ đảm bảo chất lượng chuẩn không vì mục đích thương mại. - Tiếp tục có chính sách hỗ trợ nông hộ áp dụng quy trình VietGAP vào sản xuất cam, vải thiều, rau vì đây là các sản phẩm tươi sống, hấp dẫn thì cần phải đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở, nông dân chủ chốt làm nòng cốt để tập huấn nhân rộng cho nông dân tại các thôn, xã trong/ngoài huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La và các tỉnh khác trong cả nước có điều kiện sản xuất tương tự …, tổ chức các chuyến tham quan thị trường tiêu thụ sản phẩm (Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí). Tuy nhiên cũng cần có sự thay đổi quy trình thực hiện VietGAP theo hướng đơn giản hơn để phù hợp với trình độ và khả năng của người sản xuất tại các vùng sâu/xa. 1166
  10. - Chính sách hỗ trợ người dân áp dụng các TBKT mới: + Làm đệm lót sinh học, phun khử mùi hôi chuồng trại chăn nuôi, nhà nước hỗ trợ 70%, vốn đối ứng của dân 30%; + Lắp đặt hệ thống tưới phun tiết kiệm nước tại các vùng sản xuất cam, vải thiều, rau với tỷ lệ Nhà nước hô trợ 50%, vốn đối ứng của hộ dân 50%. - Cần có chính sách khuyến khích các tổ chức, các nhà khoa học tham gia vào chuyển giao các tiến bộ KHCN tại các vùng sâu/xa, đặc biệt cần tính đúng, tính đủ các khoản cho phí trong thực hiện các hoạt động của dự án và có chính sách ứng kinh phí kịp thời để thực hiện các nội dung đã được phê duyệt. 3.3.3. Chính sách và giải pháp về hỗ trợ phát triển thị trường liên kết theo chuỗi giá trị để tiêu thụ sản phẩm cam, vải thiều, rau - Cần xây dựng hệ thống thông tin và dự báo về sản xuất, thị trường tiêu thụ nông sản tại địa phương và trên phạm vi cả nước để người nông dân, doanh nghiệp/tổ chức. cá nhân nắm bắt kịp thời, để điều chỉnh các khâu trong chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Giải pháp cụ thể là Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí lắp đặt các hệ thống thông tin nối mạng cho các xã, thiết kế phần mềm, các hộ dân tự mua điện thoại có kết nối 4G, 5G. - Chính sách hỗ trợ cho các xã đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam, vải thiều, rau an toàn. Hỗ trợ các tổ chức, HTX, các doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cam, vải thiều, rau với mức hỗ trợ 100%. - Cần có chính sách thu hút, kết nối để hình thành các kênh tiêu thụ chủ lực với sự tham gia của các doanh nghiệp nòng cốt với hệ thống chợ đầu mối, hệ thống thu mua, phân phối hàng hóa nông sản ở địa phương. Cần có các chính sách hô trợ xây dựng mối liên kết bền vững giữa người sản xuất và các doanh nghiệp/cơ sở chế biến nông sản để đảm bảo tiêu thụ 50 – 70% sản phẩm cho nông hộ. - Phát triển các kênh tiêu thụ trực tiếp bán hàng qua mạng, các tổ chức, cá nhân có uy tín trên cơ sở tăng cường trách nhiệm của các bên trong chuỗi giá trị cam, vải thiều, rau 3.3.4. Chính sách và giải pháp về đầu tư xây hầm Biogas, thâm canh sản xuất, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch - Tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ nông hộ tại các xã vùng sâu/xa xây dựng hầm Biogas để giảm ô nhiễm môi trường chăn nuôi, ô nhiễm không khí, góp phầm làm giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu ảnh hưởng của biến đối khí hậu. Nhà nước hỗ trợ 30% thông qua việc hỗ trợ xây dựng, lắp đặt hệ hầm Biogas, hệ thống thiết bị nhằm sử dụng hết khí gas (bình nóng lạnh, bóng đèn sưởi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, bơm nước...), vốn đối ứng của dân 70%; 1167
  11. - Có chính sách khuyến khích hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp/tổ chức, cá nhân áp dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Thông qua các giải pháp: + Quy hoạch vùng nguyên liệu (nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí) + Đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị từ khâu thu hái đến khâu bảo quản: Nhà nước hỗ trợ từ 30 – 50%, cho vay tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi. Hỗ trợ địa điểm, đất đai để các doanh nghiệp liên kết với chính quyền địa phương đầu tư xây dựng các cơ sở sơ chế, chế biến cam, vải thiều, rau ngay tại huyện/xã để lựa chọn, phân loại cam, vải thiều, rau ngay sau khi thu hái: loại có chất lượng cao cấp sẽ bán cho thị trường khó tính (Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh), loại trung bình, vừa bán cho cơ sở chế biến, chợ, khu du lịch để giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành, tận dụng nhân công tại chỗ và thế mạnh tiềm năng ngay tại cơ sở. Miễn giảm thuế đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 3 - 5 năm đầu 3.3.5. Chính sách và giải pháp về xây dựng mô hình điểm và tập huấn dạy nghề cho các hộ nông dân - Chính sách phát triển mô hình điểm tại các địa phương, mở các lớp dạy nghề sản xuất phân HCVS từ phế thải chăn nuôi và phế thải nông nghiệp tại chỗ cho các hộ dân để sử dụng bón cho các loại cây trồng thay thế dần phân hóa học để bảo vệ môi trường, sản xuất rau, quả an toàn theo VietGap. Nhà nước hỗ trợ sẽ theo mô hình nông nghiệp xanh với tỷ lệ hỗ trợ: Nhà nước: 70%, đối ứng của dân: 30%; - Chính quyền các địa phương các cấp từ xã/huyện/tỉnh cần phát triển mô hình lan tỏa ra về sử dụng đệm lót sinh học, phun chế phẩm khử mùi hôi chuồng trại ra các thôn khác trong xã, các huyện khác và các tỉnh khác trong phạm vi cả nước. 3.3.6. Chính sách đồng quản lý và chia sẻ lợi ích giữa nông hộ và nhà đầu tư - Áp dụng chính sách đồng quản lý, cùng chia sẻ lợi ích giữa các bên trong chuỗi tiêu thụ sản phẩm cam, vải thiều, rau, kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương cơ sở. - Chính sách hỗ trợ để phát triển mô hình liên kết sản suất: Người nông dân có đất đai, vườn cam, vải thiều, rau, có công lao động liên kết sản xuất với nhà đầu tư có kinh nghiệm sản xuất theo VietGAP, có vốn đầu tư, áp dụng công nghệ tiên tiến và đảm bảo bao tiêu sản phẩm cho nông hộ với tỷ lệ ăn chia 50:50%. Giải pháp cần là hỗ trợ cho doanh nghiệp liên kết thông qua các tổ chức sản xuất và chi trả cho doanh nghiệp tiền hoa hồng/tấn sản phẩm đã tiêu thụ, ngoài ra cần nêu cao trách nhiệm đối với xã hội của các hộ dân tham gia trong chuỗi Người sản xuất – Nhà thu mua, cung ứng – Người tiêu dùng, trong đó sự trung thực của các bên là điều kiện quan trọng nhất đảm bảo liên kết bền vững. 3.4. Đánh giá hiệu quả xã hội, môi trường dự án 3.4.1. Hiệu quả xã hội 1168
  12. - Với việc 45 hộ dân và 05 hộ trang trại sản xuất 270 tấn phân HCVS tại chỗ đã góp phần tạo việc làm khoảng 1000 công/năm. Việc người dân tự sản xuất phân HCVS tại chỗ để bón cho cam, vải thiều, rau…góp phần làm tăng chất lượng sản phẩm, mẫu mã quả đẹp, sức khỏe người sản xuất và người sử dụng sản phẩm được đảm bảo, làm tăng thu nhập cho nông hộ. - Đã có 35 hộ dân làm đệm lót sinh học và phun chế phẩm khử mùi hôi chuồng trại chăn nuôi lợn, gia cầm giúp các gia đình chăn nuôi, các hộ dân sống xung quanh có bầu không khí trong lành, không bị hôi thối, ruồi muỗi, bẩn, sức khỏe người, gia súc đảm bảo, lợn, gà ít bị dịch bệnh. - Với việc xây mới 30 hầm khí sinh học góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí CO2, tiết kiệm nước dùng trong việc dọn rửa chuồng trại chăn nuôi lợn, gà. Tiết kiệm chi phí nhân công cho việc cọ rửa chuồng trại chăn nuôi. Việc đun nấu hàng ngày bằng bếp gas thay cho bếp củi làm cho công việc bếp núc của chị em được nhẹ nhàng, sạch sẽ hơn. - Việc lắp đặt 01 hệ thống tưới phun mưa tại HTX rau an toàn, bản Tự nhiên, xã Đông Sang được các hộ đánh giá cao nhờ tiết kiệm công lao động, giải phóng sức lao động nặng nhọc cho người trồng rau (chủ yếu là chị em phụ nữ). Theo tính toán, để tưới cho 2.000 m2 rau với việc sử dụng ô doa tưới, các hộ phải cần đến 01 ngày công, nhưng khi tưới bằng hệ thống này chỉ còn cần 1,5 giờ với các thao tác rất đơn giản, nhẹ nhàng. 1 ha rau khi áp dụng cách tưới này tiết kiệm được 32,5 giờ công lao động. Ngoài ra, phương pháp tưới này tiết kiệm được lượng nước rất lớn, tiết kiệm được khoảng 70- 75% lượng nước so với cách tưới thông thường, góp phần hạn chế cạn kiệt nguồn nước ngầm cho các vùng chuyên canh rau. Rau được tưới đều, không bị dập nát và luôn đảm bảo độ ẩm cần thiết, cây sinh trưởng tốt. - Nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, trình độ kỹ thuật cho cán bộ lãnh đạo, nông dân các xã Quý Sơn, Nam Phong, Đông Sang, nâng cao kỹ năng tiếp thị thị trường cho 300 lượt hộ nông dân tham gia mô hình thông qua các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, các chuyến chào hàng giới thiệu sản phẩm, nâng cao ý thức tự hạch toán trong sản xuất cho nông hộ. - Đáp ứng được nhu cầu của dân trong việc sử dụng nguồn phân HCVS tại chỗ để bón cho vải thiều, cam, rau, làm đệm lót sinh học, phun chế phẩm khử mùi hôi truồng trại chăn nuôi nên được các hộ dân tích cực tham gia. Một số hộ dân xã Quý Sơn, Nam Phong, Đông Sang đã tự nguyện bỏ tiền mua thêm chế phẩm EMBALASA, mua thêm phế thải từ các trang trại chăn nuôi gà. mùn ngô, trấu, mùn cưa... để sản xuất phân HCVS bón cho cam, vải thiều, rau của gia đình sau khi dự án kết thúc, đảm bảo tính bền vững của dự án. - Dự án đã liên kết để tiêu thụ sản phẩm vải thiều thông qua việc tổ chức ký hợp đồng mua bán vải thiều giữa Hợp tác xã Tiến Hưng, UBND xã Quý Sơn và Công ty cổ phần 1169
  13. thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao – Ninh Bình, Công ty đã tổ chức thu mua vải ngay tại xã Quý Sơn vào thời điểm vải chín rộ (28/6/2016 – 08/7/2016) với giá thu mua từ 13.000 – 13.500đ/kg, cao hơn giá thị trường khoảng 300 –500đ/kg, Giá cả ổn định, giúp tiêu thụ 250 tấn vải thiều cho mô hình VACB quy mô hộ, quy mô trang trại (tiêu thụ 50 - 70% sản phẩm vải thiều, đạt 100% kế hoạch). 3.4.2. Hiệu quả về môi trường - Với việc xây dựng hầm Biogas đã khai thác nguồn năng lượng tái tạo từ chất thải chăn nuôi thông qua công trình khí sinh học, có ý nghĩa rất lớn trong việc tiết kiệm nguồn điện năng: mỗi hộ tiết kiệm được 268 KW/h điện/tháng. Chỉ tính riêng 30 hộ trong dự án có xây hầm khí sinh học đã tiết kiệm được 96.480 KW/h/năm. Các hộ sử dụng khí sinh học để đun nấu, không cần sử dụng đến củi đã tiết kiệm được 179,5 kg củi/hộ/tháng, tương đương 64.620 kg củi/năm, góp phần giảm thiểu nạn phá rừng, góp phần giải phóng sức lao động cho phụ nữ, làm cho công việc bếp núc của chị em được nhẹ nhàng, sạch sẽ hơn. - Lượng chất thải chăn nuôi lợn của 30 hộ xây hầm khí sinh học ước tính trên 1.000kg/ngàyđêm, với lượng khí CO2 phát thải khoảng 1,8 tấn/hầm/năm, như vậy, với 30 hầm Biogas lượng CO2 phát thải sẽ giảm được 54,0 tấn CO2/năm, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu. - Việc sản xuất, sử dụng 270 tấn phân HCVS từ phế thải chăn nuôi và phế thải nông nghiệp tại chỗ giúp cây cam, vải thiều rau sinh trưởng tốt, góp phần giảm ô nhiễm môi trường không khí, nước, khuôn viên gia đình không còn mùi hôi thối, ruồi muỗi. * Kết quả phân tích giá trị dinh dưỡng, mức độ giảm thiểu ô nhiễm môi trường của phân HCVS tại nông hộ và trang trại: - Kết quả phân tích phân HCVS cho thấy: Sau khi ủ 40 ngày hàm lượng nước trong phân HCVS ở lô thí nghiệm ủ bằng EMBALASA đã giảm 14,58% so với ủ bằng phương pháp thông thường. Hàm lượng các chất dinh dưỡng đều tăng so với ủ truyền thống: Hàm lượng Nitơ tổng số tăng 27,64%, hàm lượng P tổng số tăng 37,33% và hàm lượng K tổng số tăng 21,29%. Phân sau khi ủ 40 ngày hoai mục, khô, tơi xốp, màu đen sẫm, không còn mùi hôi thối. - Phân lợn trước khi xử lý còn một số mầm bệnh như E.coli, trứng giun sán. Sau khi xử lý ủ các vi khuẩn E.coli, trứng ký sinh trùng bị tiêu diệt hoàn toàn (âm tính). - Hàm lượng khí độc NH3 ở lô thí nghiệm là 55,60 mg/m3¬, trong khi đó lô đối chứng ủ bằng phương pháp truyền thống (phủ bạt lên đống phân) còn tới 98,40 mg/m3, giảm 56,5%. Đối với khí H2S, ở lô thí nghiệm là 8,70 mg/Nm3 và lô đối chứng còn 15,60 mg/m3, giảm 55,7%. - Kết quả phân tích thành phần các chất dinh dưỡng trong đất có bón phân HCVS cho thấy: hàm lương N tổng số ở lô thí nghiệm tăng 50%. Hàm lượng lân tổng số tăng 1170
  14. 42,85%. Hàm lượng kali tổng số tăng tăng 19,70%. Hàm lượng VSV tổng số của lô đối chứng là 2,68x107 cfu/g đất, trong khi đó ở lô thí nghiệm là 1,4x107 cfu/g đất, thấp hơn 47,70 %. Hàm lượng vi khuẩn Ecoli của lô TN giảm 17,35% so với lô đối chứng. Hàm lượng Salmonella âm tính ở lô TN. - Bón phân HCVS đã làm giảm hàm lượng VSV tổng số và vi khuẩn Ecoli trong nước ao chỉ còn tương ứng 5,00x105 và 62,45 CFU/100 ml, giảm từ 40,79 - 82,26% so với lô đối chứng, gần đạt mức nước sạch theo QCVN 39:2011/BTNMT. * Hiệu quả sử dụng chế phẩm EMQH khử mùi hôi chuồng trại: Kết quả phòng vấn các hộ chăn nuôi đã sử dụng EMQH phun khử mùi cho thấy, 100% các hộ đều cảm thấy hài lòng về hiệu quả của chế phẩm (chế biến và sử dụng đơn giản, dễ làm và giá thành rẻ hơn 20% so với các chế phẩm khác trên thị trường). Tại thời điểm lấy mẫu kiểm tra vào buổi sáng, trước khi dọn phân và rửa chuồng, nồng độ khí NH3 trong chuồng nuôi được phun bằng chế phẩm EMQH, hàm lượng khí độc NH3 đã giảm xuống còn 50,30 mg/m3 đạt tiêu chuẩn cho phép. Tương tự như vậy, hàm lượng khí H2S trong chuồng phun chế phẩm giảm từ 40,30 mg/m3 xuống còn 7,56 mg/m3 so với chuồng không phun chế phẩm. 4. Kết luận Dự án xây dựng mô hình VACB gắn với bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm cam, vải thiều rau tại 3 xã Quý Sơn, Lục Ngạ, Bắc Giang, xã nam Phong, Cao Phong, Hòa Bình, xã Đông Sang, Mộc Châu Sơn La đã hoàn thành 100% các nội dung theo Thuyết minh được phê duyệt và Hợp đồng đã ký giữa trung tâm Tư vấn, chuyển giao KHCN Kinh Bắc và Ban Chương trình KHCN phục vụ xây dựng Nông thôn mới, ngày 28/12/2015. Cụ thể: 4.1. Về quy mô sản xuất và mô hình VAC - Kết quả điều tra về qui mô sản xuất ở 3 huyện cho thấy có 94,7% là quy mô hộ gia đình, chỉ có 5,6% có quy mô Trang trại. Riêng huyện Lục Ngạn, huyện Cao Phong có trên 99% là quy mô hộ gia đình, chỉ có 1% là qui mô trang trại. Mộc Châu thì tỉ lệ qui mô hộ gia đình chiếm 85%, qui mô trang trại chiếm 15%. - Về mô hình sản xuất tại 3 huyện: Mô hình sản xuất VC (Vườn + chăn nuôi) là phổ biến nhất: Lục Ngạn: 50,4%; Cao Phong: 68,0% và Mộc Châu: 53,3 %. Số hộ gia đình có mô hình đủ cả 3 yếu tố VAC (vườn, ao, chuồng) chiếm tỉ lệ thấp: Cao Phong 14,8%, Lục Ngạn 7,7 %. Mô hình sản xuất VA (Vườn + Ao), AC (Ao + Chuồng) không có ở 2 huyện Lục Ngạn, Mộc Châu, huyện Cao Phong chỉ có tương ứng là 6,6% hộ và 1,6%. - Điều tra tại 3 xã thực hiện Dự án VACB thì mô hình VC cũng là mô hình phổ biến nhất: xã Quý Sơn 38%, Nam Phong 76%, Đông Sang: 52%. Mô hình VAC xã Quý Sơn: 6%, Nam Phong: 10%, Đông Sang: 16%. Các mô hình VA, AC chiếm tỷ lệ rất nhỏ < 10%. 1171
  15. 4.2. Về cơ cấu thu nhập: Về cơ cấu thu nhập ở 3 xã thực hiện Dự án: Trồng trọt chiếm cao nhất từ 57,7 - 81,7%, chăn nuôi từ 15,1 - 41,6%, ít nhất là thủy sản chỉ từ 0,7 - 3,2% tổng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. 4.3 Tình hình áp dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất 1) Hầm Biogas - Chỉ có 11,7 % số hộ khảo sát ở 3 huyện đang có sử dụng hầm Biogas. Trong đó: Mộc Châu 13,3 %, Lục Ngạn 12,6, thấp nhất là huyện Cao Phong 9,3%. Loại hầm Biogas được các hộ sử dụng phổ biến là loại composit (66%). Riêng huyện Lục Ngạn – Bắc Giang các hộ chủ yếu xây hầm gạch kiểu KT1 chiếm 78,9%. 2) Phân bón hữu cơ vi sinh - Có 38,4 % số hộ đã sử dụng phân vi sinh. Trong đó chỉ có 12,7% hộ tự ủ phân hữu cơ vi sinh, còn lại 87,3 % số hộ mua phân hữu cơ vi sinh có sẵn trên thị trường. Kết quả điều tra ở 3 xã thực hiện Dự án cho thấy có từ 38% - 50% hộ cho biết lý do chưa sử dụng phân vi sinh là do chưa biết về loại phân này, 12% - 19% hộ chưa biết nơi cung ứng. 3) Sử dụng chế phẩm khử mùi trong chăn nuôi - Tỉ lệ hộ có sử dụng chế phẩm khử mùi 3 huyện là rất thấp 9,6 %. Cao nhất huyện Cao phong đạt 14%, Lục Ngạn đạt 11,3 %, thấp nhất là huyện Mộc Châu chỉ có 3%, còn 97% số hộ chưa sử dụng chế phẩm khử mùi trong chăn nuôi. 4) Áp dụng quy trình VietGAP trong sản xuất cây ăn quả, rau - Tỉ lệ số hộ áp dụng qui trình VietGAP ở 3 huyện là 18 %. Trong đó, huyện Lục Ngạn 22,0%, Mộc Châu 32,0 %, huyện Cao Phong tỉ lệ thấp nhất chỉ đạt 2,6 %. Nguyên nhân có 42,7% số hộ được hỏi trả lời do chưa có thị trường, có 26 % do đầu tư cao, 28% do yêu cầu kỹ thuật cao. 5) Tình hình áp dụng công nghệ bảo quả sau thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm - Chỉ có 16,2% số người được hỏi cho biết có áp dụng công nghệ bảo quản STH. Huyện Lục Ngạn có 20,6%, biện pháp dân áp dụng chủ yếu ở đây là sấy khô vải, bảo quản lạnh ngắn hạn. Huyện Cao Phong chỉ có 8,0% số hộ có áp dụng biện pháp sơ chế bảo quản STH với cam, biện pháp chủ yếu là bao gói, bảo quản lạnh. 6) Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm - Hình thức tiêu thụ nông sản thông dụng nhất của các hộ là bán chợ chiếm tỷ lệ 34% - 62%, bán tại vườn từ 36% - 76%. Về ký hợp đồng mua bán sản phẩm: chỉ có 5,5% số người được hỏi cho biết có ký hợp đồng, 94,4% số người cho biết hình thức mua ban chủ yếu là thỏa thuận miệng, trong đó Lục Ngạn, Cao Phong là 100%. 4.4. Kết quả xây dựng mô hình VACB tại 3 xã/3 tỉnh: 1172
  16. - Dự án đã xây dựng thành công 04 mô hình VACB gồm: + Mô hình VACB quy mô hộ trồng cam tại xã Nam Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình; Quy mô 30 hộ, 15 ha cam; + Mô hình VACB quy mô hộ trồng vải thiều tại xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang; Quy mô 30 hộ, 15 ha vải thiều; + Mô hình VACB quy mô trang trại trồng vải thiều tại xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang; Quy mô 05 hộ trang trại, 30 ha vải thiều; + Mô hình VACB quy mô HTX trồng rau tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; Quy mô 30 hộ trang trại, 30 ha rau; - Đã ký được 03 hợp đồng tiêu thụ cam, vải thiều, rau với Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao – Ninh Bình và Công ty cổ phần Nhất Nam – Hà Nội, đảm bảo tiêu thụ 50 – 70% sản phẩm cam, vải thiều, rau cho 04 mô hình VACB tại 3 xã/3 tỉnh. Hiệu quả sản xuất của các của các mô hình tăng từ 18,6 – 19,6%. Tài liệu tham khảo Tài liệu Tiếng Việt 124. Phát. 125. Tài liệu Tiếng Anh 126. 1173
nguon tai.lieu . vn