Xem mẫu

  1. Thông tin chung Tên Dự án: “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để sản xuất rau theo hướng hữu cơ, rau an toàn và chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới vùng miền núi phía Bắc” Thời gian thực hiện: 25 tháng, từ tháng 11/2018 đến tháng 12/2020 Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên Chủ nhiệm dự án: PGS.TS Nguyễn Viết Hưng ĐTDĐ: 0912 386 574 Email: nguyenviethung@tuaf.edu.vn 1. Đặt vấn đề Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Sử dụng rau xanh trong bữa ăn hàng ngày của người dân không những bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất và xơ giúp tăng khả năng tiêu hóa mà còn giúp hạn chế các loại bệnh béo phì,tiểu đường, tim mạch, gout... Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay nói chung và sản xuất rau nói riêng, người sản xuất phần lớn vẫn sử dụng lượng lớn phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật, không đúng nồng độ, liều lượng, thời gian cách ly và quá ngưỡng an toàn nên chất lượng sản phẩm không đảm bảo cho sức khỏe con người, chính vì điều đó để thay đổi tập quán canh tác của người dân từ nền nông nghiệp hóa học sang nên sản xuất nông nghiệp hữu cơ đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm thì việc chuyển đồi này cẩn phải có lộ trình. Đặc biệt do thói quen truyền thống của người dân đã ăn sâu vào tiềm thức canh tác của họ. Nên việc chuyển đổi canh tác từ sản xuất hóa học sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngay là hết sức khó khăn do đó để thích ứng dần với nền sản xuất này thì trước tiên cần sản xuất theo hướng hữu cơ nhằm giảm lượng phân bón hóa học để thay thế dần phân hữu cơ sau một thời gian ngắn sẽ chuyển hoàn toàn sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ một cách bền vững. Thực tế cho thấy việc sản xuất rau của khu vực miền núi phía Bắc còn rất manh mún, đặc biệt chưa có sự kết nối theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, sản xuất rau chưa tạo được sản phẩm hàng hóa có giá trị cao mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Vì vậy, dự án được triển khai thực hiện sẽ là cơ hội để hình thành mạng lưới liên kết người nông dân, nhà khoa học và doanh nghiệp theo chuỗi giá trị tạo mẫu ban đầu về quản lý chất lượng rau an toàn, ứng dụng các công nghệ mới như nhà lưới đơn giản, hệ thống tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt phát triển sản xuất các loại rau chất lượng cao, rải vụ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rau quanh năm, đặc biệt là những lúc giáp hạt phù hợp với mùa vụ, chủng loại rau. Qua đó sẽ hình thành nên hệ thống tổ chức sản xuất rau đảm bảo an toàn ngay từ đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra thông qua việc giám sát tổ chức sản xuất, đồng thời đem lại thu nhập cao cho tất cả các kênh trong chuỗi giá trị sản xuất 1209
  2. rau, đặc biệt là người nông dân giúp họ yên tâm phát triển sản xuất rau an toàn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Xây dựng được mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để chuyển đổi đất trồng lúa, trồng màu, vườn tạp kém hiệu quả sang sản xuất rau theo hướng hữu cơ và rau an toàn, liên kết nông dân, doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xây dựng 04 mô hình ứng dụng TBKT trong sản xuất rau theo hướng hữu cơ, rau an toàn trên đất lúa, đất màu, đất trồng cây ăn quả kém hiệu quả, qui mô 10ha/mô hình, hiệu quả kinh tế tăng ít nhất 50% so với sản xuất đại trà, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mỗi loại rau. - Xây dựng 02 mô hình liên kết doanh nghiệp - nhóm hộ nông dân sản xuất rau theo hướng hữu cơ qui mô 01 mô hình: 01ha đảm bảo cung cấp ít nhất 75 - 100 tấn rau/năm, thu nhập trên đơn vị diện tích cao hơn ít nhất 3 lần so với sản xuất đại trà. - Xây dựng 02 xưởng sơ chế sản phẩm rau sau thu hoạch qui mô 100m2/xưởng đảm bảo rau được đóng gói, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc thích hợp cho từng loại sản phẩm, chứng nhận sản phẩm rau an toàn, được các siêu thị và người tiêu dùng chấp nhận. - Xây dựng Tài liệu tổng kết về hướng dẫn quy trình sản xuất rau theo hướng hữu cơ và rau an toàn. - Tập huấn được 500 lượt nông dân, cán bộ về kỹ thuật sản xuất RAT và kỹ năng tiếp cận thị trường. - 80-150 hộ dân được hưởng lợi trực tiếp từ dự án thông qua việc phối hợp tham gia sản xuất rau theo hướng hữu cơ an toàn. 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được 3.1. Kết quả đánh giá tổng quan về nông thôn mới và tình hình nghiên cứu sản xuất rau vùng dự án và lựa chọn hộ tham gia thực hiện dự án 3.1.1. Kết quả đánh giá tổng quan về nông thôn mới và tình hình nghiên cứu sản xuất rau vùng dự án * Thực trạng nghiên cứu sản xuất rau tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn Theo số liệu của ngành nông nghiệp huyện Chợ Mới, diện tích trồng rau cả huyện khoảng 255 ha (tất cả các xã, thị trấn trong huyện đều trồng rau). Các loại rau được trồng chủ yếu là các loại rau bắp cải, xu hào, rau cải, đỗ các loại,.... và chưa có chứng nhận hay truy xuất nguồn gốc cho rau. 1210
  3. Các hộ gia đình chủ yếu sử dụng các biện pháp tưới tiêu bằng phương pháp bắc ống vòi phun qua bể chứa nước tự xây gần nhà. Các hộ sản xuất độc lập và không có liên kết ngang, liên kết dọc trong sản xuất. Chưa có thị trường tiêu thụ ổn định. Kết quả khảo sát cho thấy, các địa phương mới chỉ được hỗ trợ một số lớp tập huấn về kỹ thuật và hỗ trợ thành lập THT, HTX. Chưa có THT liên kết sản xuất và tiêu thụ rau. * Thực trạng nghiên cứu sản xuất rau tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Trong năm 2018 diện tích trồng rau các loại của huyện Nguyên Bình là: 151,5 ha. Có 15/20 xã, thị trấn có diện tích trồng rau. Trong đó diện tích rau lớn nhất tại xã Thái Học (43,5 ha) và Quang Thành (36,4 ha) trồng chủ yếu là rau bắp cải được trồng tập trung tại các xóm. Tại xã Thành Công có diện tích trồng rau là 26,0 ha (đứng thứ 3 toàn huyện). Các loại rau trồng tại các xã chủ yếu là rau cải các loại, mồng tơi, rau muống, rau bí….. Người dân chủ yếu trồng giống địa phương, được tập huấn kỹ thuật thông qua các lớp học tập cộng đồng, chương trình của khuyến nông khuyến lâm. Hiện tại chưa có điểm tập trung sơ chế, người dân trồng theo từng hộ gia đình bán nhỏ lẻ, hoặc thương lái thu mua tại nhà nhưng số lượng còn ít. Các hộ gia đình chủ yếu sử dụng các biện pháp tưới tiêu bằng tay, bắc ống vòi phun qua bể chứa nước tự xây gần nhà, một số địa phương còn gặp khó khăn trong việc chủ động về nguồn tưới sinh hoạt và nước tưới phục vụ cho sản xuất. Đặc biệt các xã còn khó khăn, trồng rau theo phương thức tự cung, tự cấp, một số ít diện tích cung cấp tại các điểm chợ tại xã, huyện. Chưa có chứng nhận cho sản phẩm rau của người dân. * Thực trạng nghiên cứu sản xuất rau tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng Diện tích rau gieo trồng tại thành phố Cao Bằng khoảng 305 ha. Năng suất 95,5 tạ/ha. Rau trồng chủ yếu tập trung ở phường Hòa Chung và xã Hưng Đạo. Các loại rau được trồng phổ biến là: Rau cải ăn lá, bí xanh bí đỏ, bắp cải, su hào, ... Tuy nhiên các loại rau này mới được trồng ở các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ, chưa có chứng nhận cho sản phẩm và chưa có thị trường tiêu thụ ổn định. Bà con nông dân vẫn chủ yếu tưới tiêu bằng tay hoặc lắp ống tưới bằng máy bơm. Trên địa bàn thành phố hiện chưa có cơ sở chế biến và thu gom sản phẩm rau ổn định cho người dân. * Thực trạng nghiên cứu sản xuất rau tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Diện tích gieo trồng rau của toàn huyện đạt 1.759 ha, sản lượng 27.037 tấn. 1211
  4. Tại huyện Mộc Châu đã có khoảng 30 ha diện tích trồng rau sử dụng hệ thống tưới phun mưa (tuy nhiên hệ thống còn rất đơn giản và chưa phát huy hiệu quả). Trên địa bàn huyện có hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ của Isarel nhưng mới áp dụng trên cây cà phê. Ở đây cũng đã hình thành các HTX, tổ hợp tác,... sản xuất rau và đăng ký chứng nhận VietGAP. Tuy nhiên HTX,... hoạt động chưa hiệu quả, số lượng thành viên và quy mô hoạt động của HTX nông nghiệp còn nhỏ, hiệu quả kinh tế chưa cao. Nhiều hợp tác đăng ký thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh nhưng sau đó không triển khai thực hiện theo nội dung đã đăng ký nên thừa nguồn vốn được giao. Sản xuất rau thiếu tính bền vững do một bộ phận nông dân sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học chưa đúng cách; nhiều nơi vẫn canh tác trên đất có độ dốc quá cao; mối liên kết giữa sản xuất, chế biến, bao tiêu sản phẩm thiếu gắn kết chặt chẽ, sản xuất vẫn mang tính phong trào, chạy theo lợi ích trước mắt, chưa quan tâm chú trọng đến việc bảo vệ tài nguyên, đất, nước, sức khỏe của cộng đồng dân cư. Vì vậy thị trường tiêu thụ chủ yếu ở các chợ xã, huyện hoặc bán cho thương lái tại một số địa phương khác. * Thực trạng nghiên cứu sản xuất rau tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Theo số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ tính đến năm 2018, có khoảng 13.654,2 ha là đất nông nghiệp. Tất cả 15 xã, thị trấn của huyện Đồng Hỷ đều trồng rau với tổng diện tích trồng là 262,93 ha (chiếm 1,93% trong cơ cấu đất nông nghiệp). Trong đó Nam Hòa (56,71 ha) là xã có diện tích trồng rau lớn nhất huyện. Các loại rau được trồng chủ yếu là: rau lấy lá (rau muống, rau bắp cải, ...), rau lấy quả (dưa chuột, bí xanh, bí đỏ,...) và rau lấy củ, rễ hoặc thân (su hào, cà rốt, khoai tây...). Tính đến thời điểm thu thập thông tin, sản xuất rau tại huyện Đồng Hỷ vẫn mang tính chất tự phát, nhỏ lẻ. Chưa có công nghệ tưới, chưa có công nghệ sơ chế rau sau thu hoạch; sản phẩm sản xuất ra chủ yếu được tiêu thụ ở chợ xã, tỉnh. Đã có 01 mô hình (5 ha) tại xã Nam Hòa được chứng nhận VietGAP. 3.1.2. Kết quả lựa chọn hộ tham gia thực hiện dự án Kết quả được thể hiện ở bảng 1 như sau: Bảng 1: Kết quả lựa chọn hộ tham gia xây dựng mô hình tại tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Sơn La và Thái Nguyên Số hộ tham Số hộ tham TT Điểm trình diễn gia theo gia thực tế 1212
  5. kế hoạch (lượt hộ) (lượt hộ) 1 Xã Yên Đĩnh, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn 30 30 Huyện Nguyên Bình, huyện Hòa An và thành phố 2 30 57 Cao Bằng 3 Xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên 30 30 4 Xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 30 30 Tổng cộng 120 147 Cơ quan chủ trì đã lắp đặt 23 ha hệ thống tưới (20 ha hệ thống tưới phun mưa và 3,0 ha hệ thống tưới nhỏ giọt). * Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn; mong đợi của người dân trồng rau và chính quyền địa phương * Thuận lợi - Được sự quan tâm và chỉ đạo của tỉnh uỷ, HĐND và UBND các ngành của tỉnh và huyện. - Cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật của các huyện đã được nâng cấp; hệ thống kết cấu hạ tầng được cải thiện đáng kể, góp phần thuận lợi cho việc phát triển kinh tế-xã hội. - Hầu hết các hộ dân đều có kinh nghiệm trồng rau. - Lợi thế về điều kiện tự nhiên, có nguồn tài nguyên đất đai rộng lớn, có nhiều vùng tiểu khí hậu khác nhau là lợi thế để đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp và đầu tư phát triển những sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương. - Cây rau là một trong những cây trồng chủ lực trong cơ cấu thu nhập của các hộ dân tại vùng thực hiện dự án. * Khó khăn - Quy mô sản xuất nhỏ, manh mún; - Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển; - Công nghệ cao tuy đã được áp dụng nhưng vẫn còn hạn chế; - Năng suất, chất lượng chưa cao, khả năng cạnh tranh sản phẩm thấp. - Hầu hết người dân chưa được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản cây rau theo hướng hữu cơ an toàn. - Trong năm tình hình thời tiết diễn biến phức tạp như: như sương muối, rét đậm, 1213
  6. rét hại đầu năm, nắng hạn kéo dài, mưa lũ, mưa đá,…làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản.. - Chưa hình thành nhiều hợp tác xã để tổ chức sản xuất theo quy trình thống nhất và liên kết với các nhà máy để cùng hỗ trợ sản xuất và thu mua sản phẩm theo chuỗi giá trị. * Đề xuất của người dân, cán bộ kỹ thuật và lãnh đạo vùng thực hiện dự án - Để ổn định được sản xuất và đầu tư thâm canh người dân mong muốn có sự đảm bảo về đầu ra và giá bán hàng năm theo phương thức ký kết hợp đồng với doanh nghiệp. - Các hộ gia đình đều mong muốn được Nhà nước và địa phương quan tâm hỗ trợ về kỹ thuật và công nghệ. - Mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản rau theo hướng hữu cơ, an toàn. - Xây dựng các mô hình sản xuất rau theo hướng hữu cơ an toàn trên địa bàn để người dân học tập. - Xây dựng thương hiệu rau cho từng địa phương. 3.2. Kết quả xây dựng mô hình ứng dụng TBKT sản xuất rau theo hướng hữu cơ an toàn trên đất lúa, đất màu, đất trồng cây ăn quả kém hiệu quả, qui mô 10ha/mô hình, hiệu quả kinh tế tăng ít nhất 50% so với sản xuất đại trà, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mỗi loại rau - Địa điểm xây dựng mô hình: xã Yên Đĩnh (nay là thị trấn Đồng Tâm), huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn; xã Thành Công, huyện Nguyên Bình và xã Bình Long (nay là thị trấn Nước Hai), huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng; xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La và xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Diện tích, quy mô của mô hình: Mỗi tỉnh thực hiện 10 ha/2 năm (2019-2020), tổng diện tích là 40 ha với sự tham gia của 119 hộ nông dân. - Kết quả MH ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất rau theo hướng hữu cơ an toàn trên đất lúa, đất màu, đất trồng cây ăn quả kém hiệu quả được thể hiện như sau: 1214
  7. Bảng 2: Đánh giá hiệu quả kinh tế của xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau theo hướng hữu cơ, rau an toàn trên đất màu tại xã Yên Đĩnh (nay là thị trấn Đồng Tâm), huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn so với đặt hàng Hiệu quả kinh tế Chênh Vượt Thu nhập tăng so với SX lệch so so với tăng so với đại trà (%)* TT Tên mô hình với đặt đặt sản xuất Kết hàng hàng đại trà Theo đặt quả (triệu đồng) hàng (%) (%) MH Mô hình ứng dụng TBKT sản xuất 2,0 ha bí đỏ theo hướng hữu 1 cơ an toàn trên đất màu tại xã Yên 50 55 5,0 10,0 76,9588 Đĩnh, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn năm 2019 Mô hình ứng dụng TBKT sản xuất 3,0 ha bắp cải theo hướng 2 hữu cơ an toàn trên đất màu tại xã 50 60 10,0 20,0 81,4955 Yên Đĩnh, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn năm 2019 Mô hình ứng dụng TBKT sản xuất 5,0 ha bí đỏ theo hướng hữu 3 cơ an toàn trên đất màu tại thị 50 63,8 13,8 27,6 72,6838 trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn năm 2020 Mô hình tại xã Yên Đĩnh, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn năm 2019: + Sản xuất 2,0 ha bí đỏ có hiệu quả kinh tế tăng 55% - thu nhập tăng 76,9588 triệu đồng/ha so với sản xuất đại trà (đặt hàng 50%), chênh lệch 5,0% và vượt 10,0% so với đặt hàng. + Sản xuất 3,0 ha bắp cải có hiệu quả kinh tế tăng 60% - thu nhập tăng 81,4955 triệu đồng/ha so với sản xuất đại trà (đặt hàng 50%), chênh lệch 10,0% và vượt 20,0% so với đặt hàng. Năm 2020 mô hình sản xuất 5,0 ha bí đỏ tại thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn năm 2020 có hiệu quả kinh tế tăng 63,8% - thu nhập tăng 72,6838 triệu đồng/ha so với sản xuất đại trà (đặt hàng 50%), chênh lệch 13,8% và vượt 27,6% so với đặt hàng. 1215
  8. Bảng 3: Đánh giá hiệu quả kinh tế của xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau theo hướng hữu cơ, rau an toàn trên đất màu tại xã Thành Công, huyện Nguyên Bình và xã Bình Long (nay là thị trấn Nước Hai), huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng so với đặt hàng Hiệu quả kinh tế tăng so với SX Chênh Vượt so Thu nhập đại trà (%)* lệch so với đặt tăng so với TT Tên mô hình với đặt hàng sản xuất Theo Kết hàng đại trà quả (%) (%) (triệu đồng) đặt hàng MH Mô hình ứng dụng TBKT sản xuất 2,0 ha rau bắp cải theo hướng hữu cơ an toàn trên đất 1 50 60 10 20,0 79,4975 màu tại xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng năm 2019 Mô hình ứng dụng TBKT sản xuất 1,0 ha rau bắp cải theo hướng hữu cơ an toàn trên đất 2 50 65 15 30,0 79,9675 màu tại xã Bình Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng năm 2019 Mô hình ứng dụng TBKT sản xuất 2,0 ha rau cải ăn lá theo hướng hữu cơ an toàn 3 50 70 20 40,0 90,9565 trên đất màu tại xã Bình Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng năm 2019 Mô hình ứng dụng TBKT sản xuất 5,0 ha rau cải ăn lá theo hướng hữu cơ an toàn 4 50 65,4 15,4 30,8 88,6140 trên đất màu tại thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng năm 2020 Mô hình sản xuất 2,0 ha rau bắp cải tại xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng năm 2019 hiệu quả kinh tế của mô hình tăng 60% - thu nhập tăng 79,4975 triệu đồng/ha so với sản xuất đại trà (đặt hàng 50%), chênh lệch 10% và vượt 20,0% so với đặt hàng. 1216
  9. Mô hình sản xuất 1,0 ha rau bắp cải tại xã Bình Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng năm 2019: hiệu quả kinh tế của mô hình tăng 65% - thu nhập tăng 79,9675 triệu đồng/ha so với sản xuất đại trà (đặt hàng 50%), chênh lệch 15% và vượt 30,0% so với đặt hàng. Mô hình sản xuất 2,0 ha rau cải ăn lá tại xã Bình Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng năm 2019 hiệu quả kinh tế của mô hình tăng 70,0% - thu nhập tăng 90,9565 triệu đồng/ha so với sản xuất đại trà (đặt hàng 50%), chênh lệch 20% và vượt 40,0% so với đặt hàng. Mô hình sản xuất 5,0 ha rau cải ăn tại thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng năm 2020 hiệu quả kinh tế của mô hình tăng 65,4% - thu nhập tăng 88,614 triệu đồng/ha so với sản xuất đại trà (đặt hàng 50%), chênh lệch 15,4% và vượt 30,8% so với đặt hàng. Bảng 4: Đánh giá hiệu quả kinh tế của xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau theo hướng hữu cơ, rau an toàn trên đất màu tại xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La so với đặt hàng Hiệu quả kinh tế tăng so với Chênh Vượt Thu nhập SX đại trà (%)* lệch so so với tăng so với TT Tên mô hình với đặt đặt sản xuất Theo hàng hàng đại trà Kết quả đặt (%) (%) (triệu đồng) MH hàng Mô hình ứng dụng TBKT sản xuất rau bắp cải theo hướng hữu 1 cơ an toàn trên đất màu tại xã 50 65 15 30,0 94,5430 Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La năm 2019 Mô hình ứng dụng TBKT sản xuất rau cải mèo theo hướng 2 hữu cơ an toàn trên đất màu tại 50 70 20 40,0 97,8515 xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La năm 2019 Mô hình ứng dụng TBKT sản xuất rau cải mèo theo hướng 3 hữu cơ an toàn trên đất màu tại 50 56,2 6,2 12,4 76,2380 xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La năm 2020 1217
  10. Kết quả của mô hình đạt được như sau: Mô hình sản xuất rau bắp cải xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La năm 2019 mang lại hiệu quả kinh tế tăng 65% - thu nhập tăng 94,543 triệu đồng/ha so với sản xuất đại trà (đặt hàng của 50%), chênh lệch 15% và vượt 30,0% so với đặt hàng. Mô hình sản xuất rau cải mèo tại xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La năm 2019 mang lại hiệu quả kinh tế của tăng 70% - thu nhập tăng 97,8515 triệu đồng/ha so với sản xuất đại trà (đặt hàng 50%), chênh lệch 20% và vượt 40,0% so với đặt hàng. Mô hình sản xuất rau cải mèo tại xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La năm 2020 mang lại hiệu quả kinh tế tăng 56,2% - thu nhập tăng 76,238 triệu đồng/ha so với sản xuất đại trà (đặt hàng 50%), chênh lệch 6,2% và vượt 12,4% so với đặt hàng. Bảng 5: Đánh giá hiệu quả kinh tế của xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau theo hướng hữu cơ, rau an toàn trên đất lúa tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên so với đặt hàng Hiệu quả kinh tế tăng so với Chênh Vượt Thu nhập SX đại trà (%)* lệch so so với tăng so với TT Tên mô hình với đặt đặt sản xuất Theo Kết hàng hàng đại trà quả (%) (%) (triệu đồng) đặt hàng MH Mô hình ứng dụng TBKT sản xuất 3,0 ha rau cải ăn lá theo hướng hữu cơ an toàn trên đất 1 50 70 20 40,0 93,2415 lúa tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2019 Mô hình ứng dụng TBKT sản xuất 2,0 ha rau bắp cải theo hướng hữu cơ an toàn trên đất 2 50 68 18 36,0 93,1125 lúa tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2019 Mô hình ứng dụng TBKT sản xuất 5,0 ha rau cải ăn lá theo hướng hữu cơ an toàn trên đất 3 50 73,2 23,2 46,4 92,6390 lúa tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2020 1218
  11. Kết quả bảng 5 cho thấy: Mô hình sản xuất 3,0 ha rau cải ăn lá tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2019 mang lại hiệu quả kinh tế của mô hình tăng 70% - thu nhập tăng 93,2415 triệu đồng/ha so với sản xuất đại trà (đặt hàng 50%), chênh lệch 20% và vượt 40,0% so với đặt hàng. Mô hình sản xuất 2,0 ha rau bắp cải tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2019 mang lại hiệu quả kinh tế của mô hình tăng 68% - thu nhập tăng 93,1125 triệu đồng/ha so với sản xuất đại trà (đặt hàng 50%), chênh lệch 18% và vượt 36,0% so với đặt hàng. Mô hình sản xuất 5,0 ha rau cải tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2020 mang lại hiệu quả kinh tế của mô hình tăng 73,2% - thu nhập tăng 92,639 triệu đồng/ha so với sản xuất đại trà (đặt hàng 50%), chênh lệch 23,2% và vượt 46,4% so với đặt hàng. 3.3. Kết quả xây dựng mô hình liên kết doanh nghiệp-nhóm hộ nông dân sản xuất rau theo hướng hữu cơ qui mô 01 mô hình: 01ha đảm bảo cung cấp ít nhất 75 - 100 tấn rau/năm, thu nhập trên đơn vị diện tích cao hơn ít nhất 3 lần so với sản xuất đại trà tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên và tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng - Địa điểm xây dựng mô hình: xã Chu Trinh, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng và xã Bình Long (nay là thị trấn Nước Hai), huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng; xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Diện tích, quy mô của mô hình: Mỗi tỉnh thực hiện 3,0 ha/2 năm (2019-2020), tổng diện tích là 6,0 ha với sự tham gia của 28 hộ nông dân. - Kết quả lựa chọn doanh nghiệp tham gia mô hình liên kết với nhóm hộ nông dân sản xuất rau theo hướng hữu cơ an toàn: 2 doanh nghiệp được chọn là: Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Hòa Xanh và Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ xanh CAB. - Kết quả triển khai thực hiện được thể hiện như sau: Bảng 6: Đánh giá hiệu quả kinh tế của xây dựng mô hình liên kết doanh nghiệp - nhóm hộ nông dân sản xuất rau theo hướng hữu cơ tại xã Chu Trinh, thành phố 1219
  12. Cao Bằng và xã Bình Long (nay là thị trấn Nước Hai), huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng so với đặt hàng Hiệu quả kinh tế tăng so với Chênh Vượt Thu nhập SX đại trà lệch so so với tăng so với TT Tên mô hình (lần)* với đặt đặt sản xuất Theo Kết hàng hàng đại trà đặt quả (lần) (%) (triệu đồng) hàng MH Mô hình liên kết doanh nghiệp- nhóm hộ nông dân sản xuất 1,0 ha 1 bí đỏ theo hướng hữu cơ tại xã 3 3,5 0,5 16,67 147,4188 Chu Trinh, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng năm 2019 Mô hình liên kết doanh nghiệp- nhóm hộ nông dân sản xuất 1,0 ha 2 cà chua theo hướng hữu cơ tại xã 3 3,5 0,5 16,67 189,12875 Bình Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng năm 2019 Mô hình liên kết doanh nghiệp- nhóm hộ nông dân sản xuất 1,0 ha bí đỏ theo hướng hữu cơ tại xã 3 3 3,5 0,5 16,67 158,0848 Bình Long (nay là thị trấn Nước Hai), huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng năm 2020 Số liệu bảng 6 cho thấy: Mô hình liên kết sản xuất bí đỏ tại xã Chu Trinh, và xã Bình Long (nay là thị trấn Nước Hai) thành phố Cao Bằng tỉnh Cao Bằng đều cho thu nhập trên đơn vị diện tích cao hơn 3,5 lần so với sản xuất đại trà (đặt hàng 3 lần), chênh lệch 0,5 lần và vượt 16,67% so với đặt hàng của dự án. Thu nhập tăng so với sản xuất đại trà từ 147,4188 đến 189,12875 triệu đồng/ha. 1220
  13. Bảng 7: Đánh giá hiệu quả kinh tế của xây dựng mô hình liên kết doanh nghiệp - nhóm hộ nông dân sản xuất rau theo hướng hữu cơ tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên so với đặt hàng Hiệu quả kinh tế tăng so với Chênh Vượt Thu nhập SX đại trà lệch so so với tăng so với TT Tên mô hình (lần)* với đặt đặt sản xuất Theo Kết hàng hàng đại trà đặt quả (lần) (%) (triệu đồng) hàng MH Mô hình liên kết doanh nghiệp- nhóm hộ nông dân sản xuất dưa 1 chuột theo hướng hữu cơ tại xã 3 4 1 33,33 220,98650 Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên năm 2019 Mô hình liên kết doanh nghiệp- nhóm hộ nông dân sản xuất cà 2 chua theo hướng hữu cơ tại xã 3 3,5 0,5 16,67 211,60675 Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2019 Mô hình liên kết doanh nghiệp- nhóm hộ nông dân sản xuất dưa 3 chuột theo hướng hữu cơ tại xã 3 3,3 0,3 10,0 209,33110 Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên năm 2020 Bảng số liệu 7 cho thấy hiệu quả kinh tế của mô hình liên kết tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên đạt được như sau: Năm 2019: + Mô hình sản xuất dưa chuột cho thu nhập trên đơn vị diện tích cao hơn 4 lần (tăng 220,9865 triệu đồng/ha) so với sản xuất đại trà (đặt hàng 3 lần), chênh lệch 1 lần và vượt 33,33% so với đặt hàng của dự án. + Mô hình sản xuất cà chua có thu nhập trên đơn vị diện tích cao hơn 3,5 lần (tăng 211,60675 triệu đồng/ha) so với sản xuất đại trà (đặt hàng của dự án 3 lần), chênh lệch 0,5 lần và vượt 16,67% so với đặt hàng. 1221
  14. Năm 2020: Mô hình sản xuất dưa chuột cho thu nhập trên đơn vị diện tích cao hơn 3,3 lần (tăng 209,33110 triệu đồng/ha) so với sản xuất đại trà (đặt hàng của dự án 3 lần), chênh lệch 0,3 lần và vượt 10,0% so với đặt hàng của dự án. 3.4. Kết quả hỗ trợ lắp đặt thiết bị xưởng sơ chế sản phẩm rau sau thu hoạch qui mô 100m2/xưởng đảm bảo rau được đóng gói, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc thích hợp cho từng loại sản phẩm, được các siêu thị và người tiêu dùng chấp nhận 3.4.1. Kết quả lắp đặt thiết bị xưởng sơ chế sản phẩm rau sau thu hoạch qui mô 100m2/xưởng Đã triển khai lắp đặt thiết bị cho 02 nhà xưởng sơ chế sản phẩm rau sau thu hoạch của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ xanh CAB và Công ty cổ phần đầu tư Nam Hòa Xanh, quy mô 100 m2/xưởng. 3.4.2. Kết quả xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trực tuyến truy xuất được nguồn gốc và chất lượng sản phẩm Cơ quan chủ trì và chủ nhiệm dự án đã ký hợp đồng thực hiện công việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trực tuyến truy xuất được nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. 3.4.3. Kết quả xây dựng chứng nhận MH sản xuất rau theo hướng hữu cơ an toàn Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) - Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành điều tra, hướng dẫn, giám sát, đánh giá và duy trì đánh giá quá trình sản xuất rau của các hộ dân tham gia mô hình tại vùng thực hiện dự án và dựa trên các kết quả phân tích theo quy chuẩn Quốc gia của các chỉ tiêu về mẫu đất (Arsen, Cadimi, Chì, Đồng và Kẽm), mẫu nước (Thủy ngân, Arsen, Cadimi, Chì và vi sinh vật Ecoli.), mẫu rau (Arsen, Cadimi, Chì, Thủy ngân, Methyl Thủy ngân, Thiếc, Coliforms và E.coli.) đã cấp giấy chứng nhận vùng sản xuất rau an toàn cho toàn bộ diện tích tham gia mô hình tại tỉnh Bắc Kạn (Nhóm sản xuất rau theo hướng hữu cơ an toàn xã Yên Đĩnh), Cao Bằng (Nhóm sản xuất rau theo hướng hữu cơ an toàn xóm Thái Cường; Nhóm sản xuất rau theo hướng hữu cơ an toàn xóm Pù Vài), Sơn La (Hợp tác xã rau quả an toàn An Tâm Mộc Châu) và Thái Nguyên (HTX Dịch vụ Nông nghiệp Nam Hòa) với sự tham gia của 147 lượt hộ dân. 3.5. Kết quả tập huấn cho nông dân, cán bộ về kỹ thuật sản xuất RAT và kỹ năng tiếp cận thị trường Theo đúng yêu cầu và nội dung dự án được phê duyệt với tổng số lượt người được tập huấn là: 500 lượt người tham gia đều nắm được tầm quan trọng của việc trồng rau hữu cơ an toàn, tổ chức và quản lý sản xuất rau theo chuỗi giá trị trong giai đoạn hiện nay. Tiếp thu và thực hành được kỹ thuật xử lý hạt giống, gieo trồng chăm sóc sản xuất cây giống; trồng chăm sóc rau (chuẩn bị đất, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại); thu hái, sơ chế và đóng gói cho sản phẩm rau; kỹ thuật tổ chức và quản lý sản xuất 1222
  15. theo chuỗi giá trị và kỹ thuật truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Sau khi kết thúc lớp tập huấn 100% học viên có khả năng làm chủ được kỹ thuật và chuyển giao được kỹ thuật cho các hộ dân khác. 3.6. Kết quả hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật sản xuất rau theo hướng hữu cơ an toàn Để triển khai thực hiện nội dung hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật sản xuất rau theo hướng hữu cơ an toàn, cơ quan chủ trì đã ký hợp đồng thuê khoán chuyên môn với các giảng viên có trình độ chuyên môn, kỹ năng đào tạo phù hợp để hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật cho các hộ dân tham gia mô hình. 3.7. Khả năng mở rộng của dự án Dự kiến diện tích có khả năng mở rộng tại từng địa phương như sau: Tại tỉnh Thái Nguyên có thể phát triển diện tích lên 25-30 ha tại huyện Đồng Hỷ và huyện Đại Từ; tại Cao Bằng có thể phát triển diện tích lên 20-35 ha tại thành phố Cao Bằng, huyện Nguyên Bình và huyện Hòa An; tại Sơn La có thể phát triển diện tích lên 30-40 ha tại huyện Mộc Châu và Mai Sơn; tại Bắc Kạn có thể phát triển diện tích lên 20-35 ha tại huyện Chợ Mới và Bạch Thông. 4. Kết luận Dự án đã tiến hành đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu và thực trạng về sản xuất rau tại vùng thực hiện dự án từ đó đã xác định được những thuận lợi, khó khăn, mong đợi của người dân trồng rau và chính quyền địa phương. Mặt khác trong quá trình điều tra đã xác định được địa điểm, chọn được hộ tham gia thực hiện các nội dung của dự án. Mô hình ứng dụng TBKT sản xuất rau theo hướng hữu cơ an toàn trên đất lúa và đất màu (sử dụng giống sạch bệnh, bón phân cân đối, sử dụng công nghệ tưới phun mưa,....) với quy mô 40 ha/2 năm (2019 - 2020) tại tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Sơn La, Thái Nguyên đã góp phần: tăng thêm từ 55,0% đến 73,2% thu nhập so với sản xuất đại trà, vượt so với đặt hàng (50%) từ 10,0% đến 46,4%. Trong đó mô hình ứng dụng TBKT sản xuất 5,0 ha rau cải ăn lá theo hướng hữu cơ an toàn trên đất lúa tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2020 có hiệu quả kinh tế cao nhất so với các mô hình còn lại (thu nhập tăng so với sản xuất đại trà là 92,639 triệu đồng/ha). Mô hình liên kết doanh nghiệp - nhóm hộ nông dân sản xuất bí đỏ, dưa chuột và cà chua theo hướng hữu cơ kết hợp sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tại tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên đã được triển khai thực hiện thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Thu nhập trên đơn vị diện tích cao hơn từ 3,3 đến 4 lần so với sản xuất đại trà đặt hàng của dự án là 3 lần. Mô hình rau được chứng nhận VietGAP và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có sự liên kết giữa doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ xanh CAB; Công ty CP Đầu tư Nam Hòa Xanh) và các hộ nông dân. Sản phẩm rau được đóng gói, dán tem nhãn mác truy xuất nguồn gốc rõ ràng. 1223
  16. Đã triển khai lắp đặt thiết bị bao gồm: hệ thống bồn rửa, bàn sơ chế, hệ thống phân loại - sàng phân loại inox, máy litam tách nước làm khô, hệ thống đóng gói, kệ inox đựng sản phẩm và quạt thông gió cho 02 nhà xưởng sơ chế sản phẩm rau sau thu hoạch của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ xanh CAB và Công ty cổ phần đầu tư Nam Hòa Xanh, quy mô 100 m2/xưởng. Tại tất cả các địa phương xây dựng mô hình đều có bộ cơ sở dữ liệu và phần mềm về sản xuất rau phục vụ cho xây dựng phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Các loại rau trong phần diện tích đã cam kết tham gia mô hình của các hộ dân đều có tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm và được chứng nhận VietGAP bởi Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) - Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ. Cơ quan chủ trì đã xây dựng bộ tài liệu tổng kết về hướng dẫn quy trình sản xuất rau theo hướng hữu cơ và rau an toàn. Bộ tài liệu đều có xác nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại các địa phương triển khai thực hiện dự án, được Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn chấp nhận. Đào tạo tập huấn: Tổ chức tập huấn được 500 lượt người trong đó có: 200 lượt người tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế, đóng gói sản phẩm rau thu hoạch và 300 lượt người tập huấn về kỹ thuật tổ chức và quản lý sản xuất theo chuỗi giá trị, kỹ thuật truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Các nội dung thực hiện của dự án đã góp phần hoàn thành một số tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020: Tiêu chí số 3.1: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đặt từ 80% trở lên; tiêu chí số 10: thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn; tiêu chí 13.2: Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững và tiêu chí 17.8: Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định và đảm bảo an toàn thực phẩm theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng chính phủ. 5. Kiến nghị Trong quá trình chọn địa điểm xây dựng mô hình cần chọn những vùng có diện tích tập trung, người dân, chính quyền địa phương cùng quyết tâm vào cuộc và có định hướng phát triển lâu dài nghề trồng rau. Tiếp tục phát triển mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất rau theo hướng hữu cơ, an toàn; mô hình liên kết theo phương thức chuỗi giá trị trong sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế, đảm bảo đầu ra cho người sản xuất rau. Văn phòng Chương trình phục vụ xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh thực hiện dự án tiếp tục quan tâm tạo điều kiện để các mô hình được nhân ra diện rộng ở địa phương trực tiếp tham gia và các địa phương có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và điều kiện sản xuất tương tự. 1224
  17. Chính quyền địa phương các cấp cần quan tâm chỉ đạo để mô hình nhanh được phổ triển ra diện rộng. 1225
nguon tai.lieu . vn