Xem mẫu

  1. Thông tin chung Tên Đề tài: Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nhân giống và sản xuất rau an toàn tại xã Thụy Hương - huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội Thời gian thực hiện: từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2016 Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Rau quả Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Quốc Hùng ĐTDĐ: 0912265778 Email: hungnqrifav@hn.vnn.vn 1. Đặt vấn đề Rau là loại thực phẩm thiết yếu trong cuộc sống con người, cung cấp phần lớn khoáng chất và vitamin, góp phần cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Rau cũng là cây trồng có giá trị kinh tế cao, là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới và là một trong những cây trồng chủ lực có sự tăng trưởng vượt bậc trong thời gian qua. Sản lượng rau trên thế giới đã tăng hơn gấp 2 lần trong khoảng 30 năm trở lại đây và đã vượt qua ngũ cốc về tổng giá trị thương mại toàn cầu. Hiện nay, nhiều nước trồng rau với diện tích lớn, tại các nước đang phát triển tỷ lệ cây rau/cây lương thực là 2/1, còn ở các nước đang phát triển tỷ lệ này là ½. Tại Việt Nam, trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp nói chung và rau, quả nói riêng đã phát triển đã tạo ra nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm phong phú và ổn định cho người tiêu dùng trong nước, ngoài ra giá trị xuất khẩu của ngành rau quả có bước tiến vượt bậc đạt 2,36 tỷ USD cao hơn so với xuất khẩu lúa gạo (Kết quả năm 2016), hứa hẹn đây là ngành nông nghiệp có giá trị gia tăng cao và được quan tâm phát triển. Tuy nhiên, các kỹ thuật sản xuất vẫn còn tập trung chủ yếu vào phát triển số lượng hơn là chất lượng sản phẩm, đặc biệt còn hạn chế trong việc áp dụng các quy phạm thực hành nông nghiệp tốt (GAP), nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất từ cánh đồng tới bàn ăn. Xã Thuỵ Hương nằm ở phía Đông của huyện Chương Mỹ, có tổng diện tích đất tự nhiên: 519,39ha. Trong đó đất nông nghiệp là 394,69 ha chiếm 76,4% tổng diện tích, có đường đê Đáy nối với quốc lộ 6 với chiều dài 2km. Vùng dự án có đặc điểm khí hậu đặc trưng của đồng bằng Bắc bộ: khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, ít m¬ưa và mùa hè nóng, m¬ưa nhiều. Khí hậu xã Thụy Hương cho phép phát triển sản xuất đa dạng nhiều loại rau khác nhau. Địa bàn triển khai dự án đã đủ điều kiện cho sản xuất RAT với diện tích canh tác 97,4 ha của các hộ xã viên Hợp tác xã Rau an toàn Thụy Hương đã được Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội cấp giấy chứng nhận điều điều kiện sản xuất rau an toàn. 1031
  2. Với hạ tầng cơ sở, điều kiện tự nhiên, giao thông thuận tiện cho phép Thụy Hương phát triển thành vùng nông nghiệp sinh thái chuyên canh rau an toàn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân trong huyện và Thủ đô. Mặc dù vậy, việc sản xuất rau tại các vùng trồng rau của thành phố Hà Nội nói chung, của Thụy Hương nói riêng còn có những hạn chế: Việc sản xuất không theo kế hoạch, chủ yếu mang tính chất cá thể nên diện tích cũng như đối tượng cây trồng chủ yêu căn cứ vào giá cả của thời vụ trước đó. Do vậy, mất cân đối trong cơ cấu và diện tích dẫn đến việc sản xuất không ổn định. Đa phần người dân sản xuất các loại rau, thông dụng dễ làm nên thu nhập trên đơn vị diện tích thấp; tiêu thụ chủ yếu trong địa bàn xã và huyện. Sản lượng rau của Thụy Hương cung cấp cho người tiêu dùng nội thành Hà Nội và các vùng lân cận còn rất hạn chế. Sản xuất với quy mô nhỏ còn chiếm tỷ lệ lớn, gây khó khăn cho việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất mới, quy trình thực hành sản xuất tốt và quản lý VSATTP; Sản xuất rau an toàn chưa được triển khai đồng bộ, khép kín từ việc quy hoạch sản xuất tới tổ chức quản lý và tiêu thụ sản phẩm. Sản lượng rau lớn được sản xuất chính vụ (vụ đông xuân) do đó gây hiện tượng dư thừa, mất giá khi chính vụ nhưng lại khan hiếm và thiếu rau trong thời kỳ giáp hạt (trái vụ). Trình độ của người sản xuất rau còn hạn chế, chưa nhận thức hết các nguy cơ của việc sản xuất không an toàn ảnh hưởng tới sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và nguy cơ gây ô nhiễm cho môi trường canh tác. Chính vì vậy, việc Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nhân giống và sản xuất rau an toàn tại xã Thụy Hương - huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội là cần thiết để ứng dụng và nhân rộng trong sản xuất trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Xây dựng được mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nhân giống và sản xuất rau an toàn, hiệu quả kinh tế cao cho vùng chuyên canh rau, góp phần phục vụ xây dựng nông thôn mới ngoại thành Hà Nội 2.2. Mục tiêu cụ thể - Chuyển giao được một số quy trình kỹ thuật sản xuất các loại rau từ đơn vị chuyển giao công nghệ. - Xây dựng được 01 mô hình liên kết sản xuất cây giống rau quy mô trên 20 vạn cây giống/năm, cung cấp cây giống cho các vùng dự án và các vùng lân cận. 1032
  3. - Xây dựng được 01 mô hình liên kết sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ rau an toàn quy mô hơn 10 ha/mô hình, hiệu quả kinh tế tăng trên 20% so với trồng đại trà. - Bước đầu xây dựng mạng lưới sản xuất, quản lý chất lượng và tiêu thụ RAT theo hướng VietGAP. 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được 3.1. Chuyển giao công nghệ 3.1.1. Chuyển giao các quy trình sản xuất RAT Viện Nghiên cứu Rau quả đã tiến hành chuyển giao cho hợp tác xã sản xuất và kinh doanh Rau an toàn Thụy Hương và Công ty Cổ phần kinh tế Thiên trường 12 quy trình công nghệ, bao gồm: 1 Quy trình sản xuất cây giống và 11 quy trình sản xuất rau an toàn (rau mồng tơi, rau muống, bí xanh, cải ăn lá, măng tây, cà pháo, cà chua, cải bắp, su hào, đậu cô ve, súp lơ). Các quy trình đã được cán bộ của Viện Nghiên cứu rau quả hướng dẫn đầy đủ các bước từ khâu chuẩn bị, làm đất, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế đóng gói… Tổng số cán bộ kỹ thuật của Công ty Thiên Trường và HTX RAT Thụy Hương được hướng dẫn, và tiếp nhận các quy trình chuyển giao là 20 người. Về mức độ tiếp thu, làm chủ công nghệ của đơn vị tiếp nhận công nghệ: Qua thực tế đánh giá, 20 kỹ thuật viên nắm vững quy trình công nghệ được tiếp nhận. Thông qua các lớp hướng dẫn lý thuyết kết hợp với thực hành ngay trên đồng ruộng cùng với việc tham quan, học tập thực tế trên đồng ruộng tại các mô hình sản xuất rau an toàn trên địa bàn Hà Nội, các cán bộ kỹ thuật của Công ty Thiên Trường và HTX RAT Thụy Hương đã nắm vững được quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc 11 loại rau thuộc dự án và quy trình sản xuất cây giống rau. Các cán bộ này có thể đứng lớp để hướng dẫn, truyền đạt lại kỹ thuật sản xuất các loại rau nói trên cho các hộ nông dân và công nhân sản xuất trên địa bàn. Đây cũng là đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, kinh nghiệm để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất các loại rau nói trên khi mô hình được nhân rộng sau khi dự án kết thúc. 3.1.2. Chuyển giao quy trình công nghệ, thiết bị sơ chế, bao gói rau an toàn Dự án chuyển giao 11 quy trình công nghệ sơ chế, bao gói, bảo quản rau an toàn, áp dụng cho các đối tượng: rau muống, rau mồng tơi, rau cải ngọt, rau cải xanh, rau cải bắp, rau cải ngồng, đậu côve, cà chua, cà pháo, bí xanh, măng tây; và chuyển giao các thiết bị sơ chế, bao gói, bảo quản rau an toàn: thiết bị rửa, thiết bị làm ráo, thiết bị đóng gói. Quá trình chuyển giao đã đạt được kết quả như sau: + Các cán bộ kĩ thuật thực hiện Dự án của Viên cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã chuyển giao cho các công nhân và nông dân của Công ty Cổ phần kinh tế 1033
  4. Thiên trường và HTX sản xuất và kinh doanh rau Thụy Hương 11 quy trình công nghệ sơ chế, bao gói, bảo quản rau an toàn, áp dụng cho các đối tượng: rau muống, rau mồng tơi, rau cải ngọt, rau cải xanh, rau cải bắp, rau cải ngồng, đậu cove, cà chua, cà pháo, bí xanh, măng tây. + Kết quả vận hành thử nghiệm mô hình sơ chế, bao gói một số loại rau an toàn cho thấy các cán bộ, công nhân của HTX đã thực hành thành thạo các công đoạn xử lý trong các quy trình công nghệ. + Các thiết bị rửa, thiết bị làm ráo, thiết bị đóng gói đã được các cán bộ kĩ thuật của Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch lắp đặt và chuyển giao quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa cho các cán bộ kĩ thuật của Công ty và HTX. Kết quả vận hành thử nghiệm cho thấy các cán bộ kĩ thuật và công nhân của Công ty và HTX đã vận hành thành thạo các thiết bị, biết khắc phục sự cố kĩ thuật khi xảy ra hư hỏng. 3.2. Xây dựng mô hình liên kết sản xuất cây giống rau quy mô 200.000 cây giống rau các loại 3.2.1. Xây dựng nhà lưới nhân giống rau Dự án đã xây dựng được 01 nhà lưới sử dụng cho nhân giống rau với diện tích 720 m2, tương đương 200.000 cây giống các chủng loại rau/năm. Nhà lưới được khởi công ngày 4 tháng 8 năm 2015, hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng vào ngày 08 tháng 10 năm 2015. 3.2.2. Xây dựng mô hình liên kết sản xuất cây giống rau * Chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất cây con giống: Viện Nghiên cứu Rau quả đã hướng dẫn, chuyển giao cho Công ty Cổ phần kinh tế Thiên trường và HTX sản xuất và kinh doanh rau Thụy Hương 01 quy trình sản xuất cây con giống rau trong vườn ươm bằng phương pháp gieo trên khay bầu giá thể. Cây con giống trong dự án được sản xuất trên khay bầu giá thể sử dụng máy gieo hạt rau. Sau khi được hướng dẫn, cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần kinh tế Thiên trường và nông dân của HTX sản xuất và kinh doanh rau Thụy Hương đã nắm vững được quy trình sản xuất cây con giống và chủ động được cây giống trong suốt quá trình thực hiện dự án cũng như cung cấp cho người sản xuất vùng lân cận. * Xây dựng mô hình sản xuất cây giống rau: Bảng 1: Tổng hợp số lượng cây giống rau sản xuất trong dự án năm 2015-2016 Chủng loại cây Năm 2015 Năm 2016 Tổng Tiêu chuẩn cây con Cải bắp 40.100 117.710 157.810 Cây khoẻ mạnh, thân mập, Cà chua 17.000 50.070 67.070 đốt sít, cao 10-12 cm, 4-5 lá Cà tím 3.000 9.500 12.500 thật, (bí xanh 3-4 lá thật) 1034
  5. Súp lơ 13.000 60.000 73.000 không dị hình, rễ trắng quấn đều bầu, ngọn phát triển tốt, Su hào 25.000 65.060 90.060 không có biểu hiện nhiễm sâu Bí xanh 2.000 4.600 6.600 bệnh Tổng 100.100 306.940 407.040 Kết quả của mô hình cho thấy: - Gieo trong khay bầu có tỷ lệ nảy mầm cao do vậy tiết kiệm được hạt giống. - Cây con sinh trưởng khỏe và đồng đều, số cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn cao. - Có thể rút ngắn thời gian chăm sóc 5-7 ngày do không mất thời gian cây bén rễ hồi xanh như với phương pháp gieo hạt, nhổ và trồng lại. Tổng số lượng cây con sản xuất trong 2 năm đạt 407.040 cây, đạt 101,8% kế hoạch. Lượng cây giống này chủ yếu phục vụ cho việc thực hiện mô hình của dự án 3.3. Xây dựng mô hình liên kết sản xuất, sơ chế, đóng gói và tiêu thụ rau an toàn 3.3.1. Xây dựng mô hình liên kết rau an toàn 3.3.1.1. Xây dựng nhà lưới sản xuất rau an toàn Dự án đã xây dựng được 4.900 m2 nhà lưới đơn giản sản xuất rau trái vụ trong nhà lưới cho Hợp tác xã rau an toàn Thụy Hương. Sau khi xây dựng xong Viện Nghiên cứu rau quả đã bàn giao nhà lưới cho đơn vị sử dụng là HTX sản xuất và kinh doanh rau Thụy Hương. Bên cạnh việc xây dựng các nhà lưới như đã nêu trên, dự án cũng triển khai xây dựng được 5.000 m2 nhà lưới đơn giản sản xuất rau trái vụ tại Công ty Cổ phần kinh tế Thiên Trường bằng vốn đối ứng của Công ty. Nhà lưới đã được sử dụng để sản xuất rau trái vụ đối với một số chủng loại rau như: cà chua, cải ăn lá, súp lơ, su hào… Trong suốt quá trình triển khai dự án, nhà lưới đã được sử dụng hết công suất và sử dụng đúng mục đích để sản xuất các loại rau trong dự án đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP. 3.3.1.2. Tổ chức sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Mô hình sản xuất rau an toàn được triển khai tại xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội với 11 chủng loại rau: Cà chua, đậu cô ve, bí xanh, súp lơ xanh, su hào, bắp cái, cải ăn lá, cà pháo, mồng tơi, rau muống, măng tây từ tháng 2 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016. *Kết quả mô hình sản xuất rau an toàn năm 2015. Trong năm 2015, mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP được triển khai với 11 chủng loại rau, tổng diện tích là 5 ha (đạt 100% kế hoạch). Diện tích sản xuất các loại rau trong mô hình được thể hiện cụ thể ở bảng sau: 1035
  6. Bảng 2. Diện tích và thời vụ triển khai các chủng loại rau trong mô hình tại xã Thụy Hương Diện tích gieo trồng của các vụ (ha) TT Cây trồng Xuân hè 2015 Thu đông 2015 Tổng 1 Cải bắp 0,87 0,87 2 Cải ăn lá (cải xanh, cải ngồng, …) 0,3 1 1,3 3 Cà chua 0,5 0,5 4 Cà 0,1 0,1 5 Su lơ 0,3 0,3 6 Su hào 0,3 0,3 7 Đậu cô ve 0,3 0,3 8 Bí xanh 0,03 0,03 9 Mồng tơi 0,3 0,2 0,5 10 Rau muống 0,2 0,1 0,3 11 Măng tây 0,5 0,5 Cộng 1,3 3,7 5 Như vậy, trong năm 2015 dự án đã triển khai được 5 ha mô hình sản xuất 13 loại rau với sản lượng thu được là 165,09 tấn. Các loại rau này đều đảm bảo chất lượng VSATTP và được công ty Thiên trường phân phối trên hệ thống cửa hàng của công ty. Bảng 3: Tổng hợp diện tích và sản lượng các loại rau sản xuất năm 2015 trong dự án tại xã Thụy Hương TT Chủng loại rau Diện tích(ha) Sản lượng(tấn) 1 Cải bắp 0,87 42,11 2 Cải xanh 0,5 12,61 3 Cải ngồng 0,4 11,46 4 Cải canh 0,4 8,47 5 Cà chua 0,5 26,33 6 Cà pháo 0,1 3,35 7 Su lơ 0,3 7,60 8 Su hào 0,3 8,02 1036
  7. 9 Đậu cô ve 0,3 8,92 10 Bí xanh 0,03 1,72 11 Mồng tơi 0,5 18,97 12 Rau muống 0,3 17,94 13 Măng tây 0,5 3,10 Tổng 5,0 170,60 * Kết quả mô hình sản xuất rau an toàn năm 2016. Trong năm 2016, mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP được triển khai với 11 chủng loại rau, tổng diện tích là 10,45 ha (đạt 104,5% kế hoạch). Diện tích cụ thể của các loại rau trong mô hình được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4. Diện tích và thời vụ triển khai các cây rau trong mô hình tại xã Thụy Hương Diện tích gieo trồng của các vụ (ha) TT Cây trồng Xuân hè 2016 Thu đông 2016 Tổng 1 Cải bắp 0,5 1,25 1,75 2 Cải ăn lá (cải xanh, cải ngồng, …) 1,5 1,2 2,7 3 Cà chua 0,3 0,7 1 4 Cà pháo 0,2 0,1 0,3 5 Su lơ 0,2 0,8 1 6 Su hào 0,2 0,4 0,6 7 Đậu cô ve 0,3 0,4 0,7 8 Bí xanh 0,05 0,05 0,1 9 Mồng tơi 0,9 0,2 1,1 10 Rau muống 0,6 0,1 0,7 11 Măng tây 0,5 0,5 Cộng 5,25 5,2 10,45 Kết quả bảng 5 cho thấy năm 2016 dự án đã triển khai mô hình sản xuất rau an toàn với 13 loại rau với tổng diện tích 10,45 ha và sản lượng 364,18 tấn trong đó diện 1037
  8. tích các loại rau sản xuất trong nhà lưới là 2,19 ha sản lượng đạt 61,51 tấn, chủ yếu là các loại rau ăn lá ngắn ngày và cà chua. Bảng 5: Tổng hợp diện tích và sản lượng các loại rau sản xuất năm 2016 trong dự án tại xã Thụy Hương Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Tổng Chủng TT Trong Ngoài Trong Ngoài Diện tích Sản lượng loại rau nhà lưới đồng nhà lưới đồng (ha) (tấn) 1 Cải bắp 1,75 79,26 1,75 79,26 2 Cải xanh 0,5 0,5 13,63 12,69 1 26,32 3 Cải ngồng 0,6 0,3 18,29 8,25 1 26,54 4 Cải canh 0,5 0,3 12,13 6,77 0,7 18,90 5 Cà chua 0,14 0,86 8,75 45,90 1 54,65 6 Cà pháo 0,3 9,25 0,3 9,25 7 Su lơ 0,25 0,75 6,97 20,55 1 27,52 8 Su hào 0,2 0,4 5,25 11,09 0,6 16,34 9 Đậu cô ve 0,7 20,15 0,7 20,15 10 Bí xanh 0,1 5,60 0,1 5,60 11 Mồng tơi 1,1 38,30 0,7 38,30 12 Rau muống 0,7 38,77 1,1 38,77 13 Măng tây 0,5 4,8 0,5 4,80 Tổng 2,19 8,26 65,02 301,37 10,45 366,39  Tổng hợp kết quả triển khai mô hình trong 2 năm thực hiện dự án Kết quả bảng 6 cho thấy, trong 2 năm thực hiện dự án đã thực hiện được 15,45 ha 13 loại rau các loại với tổng sản lượng đạt 529,27 tấn đảm bảo chất lượng VSATTP và được phân phối tại các cửa hàng của Công ty Thiên Trường. Bảng 6: Tổng hợp diện tích và sản lượng các loại rau trong 2 năm thực hiệndự án TT Chủng loại rau Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) 1 Cải bắp 2,62 121,37 2 Cải xanh 1,50 38,93 3 Cải ngồng 1,40 38,00 1038
  9. 4 Cải canh 1,10 27,38 5 Cà chua 1,50 80,98 6 Cà pháo 0,40 12,60 7 Su lơ 1,30 35,12 8 Su hào 0,90 24,36 9 Đậu cô ve 1,00 29,07 10 Bí xanh 0,13 7,32 11 Mồng tơi 1,60 56,24 12 Rau muống 1,00 57,74 13 Măng tây 1,00 7,90 Tổng 15,45 536,99 3.3.1.3. Cấp chứng nhận VietGAP Song song với quá trình sản xuất, Viện Nghiên cứu Rau quả đã mời VinaCERT - đơn vị đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ định là đơn vị chứng nhận sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Mã số chỉ định: VietGAP-TT-13-02 giám sát, đánh giá quá trình sản xuất. Quá trình giám sát, đánh giá các bước thực hành nông nghiệp tốt, các tiêu chí đánh giá cơ sở sản xuất rau tại Công ty Cổ phần Kinh tế Thiên trường và HTX sản xuất và kinh doanh rau Thụy Hương cơ bản đã đạt yêu cầu. Trong quá trình giám sát, đánh giá, cơ quan chứng nhận cũng đã lấy mẫu sản phẩm gửi đi phân tích. Kết quả các chỉ tiêu đánh giá như hàm lượng nitrat (NO3), Hàm lượng kim loại nặng (As, Hg, Pb, Cd), và một số chủng loại vi sinh vật đều ở dưới ngưỡng cho phép, các loại rau trong dự án sản xuất đều đảm bảo tiêu chuẩn ATVSTP và được cấp chứng nhận rau an toàn VietGAP cụ thể như sau: -Cải ăn lá (cải ngọt, cải ngồng, cải mơ), mồng tơi, rau muống, cải bắp, súp lơ, su hào, đậu cô ve, bí xanh, cà chua, cà pháo: Giấy chứng nhận số VietGAP-TT-13-02-01- 0012 ngày 14 tháng 6 năm 2016 theo quyết định số 986/QĐ-VICB ngày 14 tháng 6 năm 2016. -Cải ăn lá, mồng tơi, măng tây, cải bắp, cà chua: Giấy chứng nhận số VietGAP- TT-13-02-01-0014 ngày 19 tháng 7 năm 2017 theo quyết định số 1975/QĐ-VICB ngày 19 tháng 7 năm 2016. 3.3.2. Xây dựng mô hình liên kết sơ chế rau an toàn 1039
  10. Căn cứ theo năng suất mô hình, các tiêu chuẩn khác về VSATTP và kích thước các thiết bị sơ chế bảo quản rau an toàn, nhà sơ chế đóng gói được thiết kế 120m2, và được bố trí như sơ đồ mặt bằng nhà sơ chế bảo quản rau an toàn. Hệ thống thiết bị sơ chế, đóng gói sản phẩm rau an toàn (theo tiêu chuẩn VietGAP) được Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch thiết kế, lựa chọn Công ty TNHH xây dựng kỹ thuật và thương mại Quyết Thắng chế tạo theo yêu cầu công nghệ với năng suất 500 - 700kg/h. Trên các thiết bị, phần tiếp xúc với sản phẩm được chế tạo bằng vật liệu SUS 304, dễ vận hành và vệ sinh công nghiệp, không bám bụi bẩn. Sản phẩm rau an toàn thành phẩm sau khi sơ chế, bảo quản phải đạt các yêu cầu về dinh dưỡng, cảm quan, thương mại và đặc biệt đảm bảo các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Thời gian vận hành mô hình thử nghiệm công nghệ và thiết bị sơ chế, đóng gói một số loại rau an toàn: 15/10/2016 đến 11/12/2016. Trong quá trình triển khai mô hình các cán bộ kĩ thuật của Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã hướng dẫn các cán bộ kĩ thuật và công nhân của Công ty Thiên Trường chi tiết từng công đoạn của quy trình công nghệ, áp dụng thử nghiệm triển khai trên 11 đối tượng rau, chia thành nhiều đợt (16 đợt) để phù hợp với thực tế sản xuất . Các loại rau sau khi thu hoạch đều được chuyển qua khâu sơ chế (ngâm rửa, loại bỏ và làm sạch chất bẩn), sau đó chuyển qua khâu làm ráo, đóng gói và bảo quản. 3.4. Xây dựng mạng lưới sản xuất, quản lý chất lượng và tiêu thụ sản phẩm RAT theo hướng VietGAP Sản xuất, quản lý chất lượng và tiêu thụ sản phẩm là các khâu quan trong trong chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Đây là một hình thức tiền đề của chuỗi giá trị; là phương thức hợp tác của các chủ thể trong chuỗi dựa trên quan hệ hợp đồng giữa các đơn vị sản xuất (tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp) với các doanh nghiệp phân phối (sơ chế, đóng gói, chế biến) và doanh nghiệp tiêu thụ nhằm chủ động giải quyết " đầu ra" cho sản xuất, tạo lợi thế ứng dụng KHCN, đảm bảo chất lượng an toàn và phát triển bền vững sản phẩm. Viện Nghiên cứu rau quả là đơn vị chủ trì và đồng thời là đơn vị chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyển giao công nghệ về kỹ thuật về sản xuất các loại rau theo tiêu chuẩn VietGAP. HTX sản xuất RAT Thụy Hương thực hiện sản xuất các loại rau thuộc dự án theo VietGAP như mồng tơi, cải ăn lá, cà pháo, măng tây.. Công ty Cổ Phần Kinh tế Thiên Trường có trách nhiệm tổ chức sản xuất các loại rau (cà chua, su hào, su lơ, cải bắp, cải các loại cả trong và ngoài nhà lưới, bên cạnh việc sản xuất các loại rau trong dự án, công ty còn có trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm rau của dự án thông qua bảng phân công trách nhiệm, hợp đồng thực hiện dự án giữa Viện và Công ty. 3.4.1. Tổ chức sản xuất 1040
  11. Việc sản xuất các loại rau thuộc dự án được thực hiện tại HTX sản xuất RAT Thụy Hương và Công ty Cổ phần Kinh tế Thiên Trường. Kết quả thực hiện mô hình về diện tích, năng suất, chất lượng của các loại rau đã thực hiện được trình bầy ở mục 2.3. Tất cả các khâu trong quá trình sản xuất được thực hiện nghiêm túc, bài bản theo quy trình đã được hướng dẫn chuyển giao. 3.4.2. Quản lý chất lượng Trong quá trình sản xuất, toàn bộ các yếu tố đầu vào như nước tưới, giống, phân bón, thuốc BVTV…đều được kiểm soát thông qua nhật ký sản xuất, đảm bảo theo tiêu chuẩn VietGAP (Các loại vật tư hóa chất đều phải rõ xuất xứ nguồn gốc, do các công ty có uy tín sản xuất và kinh doanh) đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Áp dụng nghiêm ngặt các bước trong quy trình sản xuất có chuyên gia trực tiếp theo dõi, hướng dẫn trong quá trình sản xuất để kịp thời giải quyết những yếu tố phát sinh Sau khi thu hoạch, các loại rau đều được sơ chế, đóng gói trước khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Về kỹ thuật sơ chế, đóng gói sản phẩm do Viện Cơ điện Nông nghiệp hướng dẫn thực hiện. Việc sơ chế, đóng gói sản phẩm được thực hiện tại xưởng sơ chế tại Công ty Thiên Trường Các sản phẩm đều được lấy mẫu, phân tích chất lượng và chứng nhận VietGAP do đơn vị chứng nhận VietGAP là Vinacert thực hiện 3.4.3. Tiêu thụ sản phẩm Để làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, dự án đã thực hiện một số hoạt động quảng bá, hội nghị đầu bờ giới thiệu sản phẩm, hội nghị khách hàng để kết nối giữa sản xuất với người mua hàng… Tiêu thụ sản phẩm của dự án: Toàn bộ các loại rau sản xuất ra trong dự án được Công ty Cổ Phần kinh tế Thiên trường cam kết bao tiêu sản phẩm trên hệ thống cửa hàng rau sạch của công ty. Các hoạt động phục vụ công tác tiêu thụ sản phẩm cụ thể như sau: *Các hoạt động để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Trong quá trình thực hiện dự án,Viện Nghiên cứu rau quả xây dựng Website và tổ chức quảng bá các sản phẩm rau của dự án qua website (http://www.rauantoanthuyhuong). Thông qua Website những người quan tâm có thể biết được các hoạt động của dự án cũng như hình ảnh về các mô hình sản xuất rau trong dự án. Ngoài ra Viện còn tổ chức được 2 hội nghị khách hàng, hội nghị giới thiệu sản phẩm. Hội nghị đã thu hút được 240 người trực tiếp tham gia sản xuất, người phân phối sản phẩm và người quan tâm đến thăm quan mô hình, trực tiếp được thử, nếm các sản phẩm 1041
  12. rau của dự án. Khách tham dự hội nghị đánh giá cao kết quả thực hiện mô hình và sẵn sàng nhân rộng mô hình và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm rau của dự án. Viện còn in các tờ rơi, tờ bướm, bao bì sản phẩm để giới thiệu sản phẩm cũng như làm tăng tính hấp dẫn và giá trị sản phẩm. Kết quả tiêu thụ sản phẩm: Các sản phẩm RAT của dự án được Công ty Cổ phần kinh tế Thiên trường tổ chức tiêu thụ, kết quả này được thể hiện thông qua các hóa đơn bán hàng và biên bản giao nhận hàng giữa Thiên Trường với các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm. a) Kết quả tiêu thụ sản phẩm năm 2015 Trong năm 2015, sản phẩm của dự án được Công ty Cổ phần kinh tế Thiên Trường cung cấp chính cho 3 đơn vị là Bà Hà Thị Bích Liên, 53 Vạn Bảo, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, đơn vị kinh doanh Bà Ninh Thị Hương. Số 46 Ngõ 165 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội và đơn vị kinh doanh Bà Nguyễn Thị Phương, Kiot 21 Chung cư Vinaconex 3, Trung Văn, Nam từ Liêm. Tổng sản lượng rau bán được là 141,5 tấn rau các loại với tổng kinh phí thu được là 1,282 tỷ đồng. b) Kết quả tiêu thụ sản phẩm năm 2016 Trong năm 2016 là năm rất khó khăn cho các đơn vị sản xuất cũng như kinh doanh do giá rau của năm rất thấp. Tuy nhiên do các loại rau sản xuất trong dự án được đảm bảo về chất lượng, do có mô hình liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, công ty đã ký hợp đồng mua rau với bà con từ trước đồng thời cũng có các ký kết với các đơn vị bán hàng từ trước do vậy lượng rau sản xuất ra trong dự án cơ bản vẫn được tiêu thụ, còn một lượng nhỏ bà con phải tự tiêu thụ Với lượng rau dự án sản xuất ra là 366,39 tấn rau các loại, công ty Thiên Trường đã tổ chức tiêu thụ được 297,15 tấn trong đó lượng rau tiêu thụ cho bà con HTX Thụy Hương là 141,023 tấn và lượng rau do công ty tự sản xuất được tiêu thụ là 156,129 tấn. Tổng kinh phí bán sản phẩm rau của dự án đạt 2,528 tỷ đồng Như vậy qua quá trình thực hiện dự án đã hình thành mối liên kết 3 nhà gồm nhà khoa học (gồm Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện cơ điện Nông nghiệp), nhà nông ( các xã viên của HTX sản xuất RAT Thụy Hương, và nhà doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Kinh tế Thiên Trường). Trong đó, nhà khoa học giữ vai trò tư vấn, chuyển giao các TBKT cho nhà sản xuất: Viện Nghiên cứu rau quả tư vấn, chuyển giao TBKT về sản xuất RAT theo VietGAP, Viện Cơ điện Nông nghiệp tư vấn và chuyển giao TBKT về sơ chế đóng gói và bảo quản các loại rau theo VietGAP. Nhà sản xuất gồm các xã viên HTX Rau an toàn Thụy Hương Công ty Cổ phần Kinh tế Thiên trường có nhiệm vụ tiếp nhận và thực hiện tốt các TBKT mà các nhà khoa học chuyển giao, tổ chức sản xuất các loại rau trong dự án. Cam kết quản lý các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất và tạo ra được sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm được tổ chức chứng nhận kiểm tra và cấp giấy 1042
  13. chứng nhận đủ tiêu chuẩn VietGAP. Nhà doanh nghiệp là Công ty Cổ phân kinh tế Thiên trường có nhiệm vụ tổ chức sản xuất một số loại rau trong dự án và đặc biệt là cam kết tiêu thụ các sản phẩm rau của dự án khi đảm bảo được các cam kết trong mối liên kết trên. Mối liên kết này đã được thực hiện và đang được duy trì bước đầu xây dựng được mối liên kết giữa sản xuất, quản lý chất lượng và tiêu thụ sản phẩm, vấn đề cốt lõi cho việc hạn chế vấn đề được mùa mất giá và là hướng đi cho cho nông sản Việt nam trong giai đoạn hiện nay. 3.5. Đào tạo, tập huấn kỹ thuật 3.5.1. Đào tạo tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP Ngay sau khi dự án được phê duyệt, Viện Nghiên cứu Rau quả đã cùng các đơn vị phối hợp tiến hành tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo VietGAP theo 2 hình thức đào tạo cán bộ kỹ thuật và đào tạo nông dân. Đào tạo kỹ thuật viên (TOT, với 2 lớp cho 15 học viên): Đối tượng được đào tạo là những cán bộ kỹ thuật của HTX rau an toàn Thụy Hương và Công ty Cổ phần kinh tế Thiên Trường. Các thành viên tham gia được đào tạo về kỹ thuật sản xuất rau và kỹ năng quản lý, giám sát sản xuất theo các tiêu chí của VietGAP. Tập huấn nông dân (FFS, 10 lớp với 235 học viên nông dân): Đối tượng được đào tạo là xã viên HTX rau an toàn Thụy Hương, công nhân của Công ty Thiên Trường và một số nông dân khác trong xã Thụy Hương. Kết quả: - Với các cán bộ kỹ thuật: Thông qua các lớp đào tạo tập huấn các cán bộ kỹ thuật đã được bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng về chuyên môn. Nắm vững được những yêu cầu cơ bản trong sản xuất rau an toàn và RAT theo VietGAP, quy trình sản xuất từng loại rau trong dự án, từ đây họ sẽ là những cán bộ nòng cốt cho việc tiếp nhận công nghệ được chuyển giao và sẽ là những cán bộ kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo thực hiện mô hình, và là nguồn giáo viên cơ sở giúp cho việc mở rộng dự án sau khi dự án kết thúc - Với người trực tiếp sản xuất: Qua quá trình đào tạo bà con cơ bản nắm được yêu cầu của sản xuất rau an toàn và rau an toàn theo VietGAP. Từ đó họ có thể áp dụng được tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất cũng như nâng cao thu nhập cho người sản xuất. Qua các lớp tập huấn đã giúp người sản xuất nắm được các bước cơ bản trong sản xuất rau theo VietGAP và quy trình kỹ thuật sản xuất an toàn theo VietGAP 11 loại rau trong dự án, sau quá trình học tập bà con đã tự tin cam kết áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong sản xuất các loại rau và sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng VSATTP. 1043
  14. 3.5.2. Đào tạo tập huấn kỹ thuật sơ chế đóng gói và bảo quản sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP Giới thiệu và hướng dẫn áp dụng công nghệ và thiết bị sơ chế, bao gói rau an toàn cho các cán bộ kĩ thuật, công nhân của các cơ sở sản xuất rau, củ có nhu cầu về sơ chế, bao gói, bảo quản rau an toàn. Kết quả: Cán bộ kĩ thuật của Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã hướng dẫn được 40 học viên thành thạo các bước thực hiện trong quy trình sơ chế, bao gói, bảo quản rau an toàn. Các học viên cũng đã vận hành thành thạo các thiết bị sơ chế, gói, bảo quản rau an toàn do Dự án thiết kế, chế tạo và lắp đặt tại Hợp tác xã. Các học viên của lớp tập huấn đã được đi tham quan mô hình sản xuất kinh doanh rau an toàn tại HTX Nông Nghiệp Kinh Bắc, địa chỉ: Huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh và HTX sản xuất và tiêu thu rau an toàn Đạo Đức, đại chỉ: Huyện Đông Anh - TP Hà Nội. 3.6. Hiệu quả kinh tế của dự án, hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường 3.6.1. Hiệu quả kinh tế Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất rau an toàn trong 2 năm thực hiện dự án cho thấy: Trong năm 2015, với mức đầu tư hơn 1,23 tỷ đồng cho sản xuất 5 ha rau các loại, sản lượng thu được 170,6 tấn, tiêu thụ trong mô hình liên kết được 141,5 tấn với tổng kinh phí 1,282 tỷ, số còn lại bà con tự tiêu thụ ước tính lãi thuần thu được hơn 244 triệu. Trong năm 2016 tổng đầu tư cho mô hình hơn 2,48 tỷ trên quy mô 10,45 ha, tổng sản lượng các loại rau thu được 366,39 tấn, tiêu thụ trong mô hình liên kết được 297,15 tấn với tổng kinh phí thu được là 2,528 tỷ đồng, số còn lại người dân tự tiêu thụ. Ức tính lãi thuần thu được hơn 492 triệu đồng (Bảng 11). Trong các loại rau sản xuất, một số chủng loại rau đạt hiệu quả kinh tế khá cao như: bắp cải, cải ăn lá các loại, cà chua, mồng tơi, rau muống.... Kết quả so sánh hiệu quả kinh tế của các chủng loại rau trong mô hình với sản xuất đại trà cho thấy: Tổng thu nhập của các chủng loại rau sản xuất trong mô hình dự án cao hơn đáng kể so với sản xuất đại trà, dao động từ 14,79-41,60%, mức bình quân là 27,87%. Như vậy, có thể thấy rau được sản xuất trong mô hình do được ứng dụng kỹ thuật tiên tiến và áp dụng quy trình sản xuất RAT theo VietGAP, được sơ chế và đóng gói, được bao tiêu sản phẩm theo chuỗi là lý do giúp hiệu quả kinh tế của sản xuất cao hơn so với sản xuất đại trà. 3.6.2. Hiệu quả xã hội 1044
  15. - Áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP sẽ tạo ra các sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và góp phần bảo vệ môi trường. Sản xuất cây giống rau, rau an toàn thương phẩm yêu cầu chủ yếu những lao động trẻ và phụ nữ nên cũng góp phần giải quyết việc làm cho 1 bộ phận nông dân là phụ nữ ở nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập và ổn định xã hội. - Cây giống rau được sản xuất bằng quy trình công nghệ tiên tiến (Gieo trên khay bầu giá thể) lần đầu tiên được thực hiện tại địa bàn của xã Thụy Hương giúp sản xuất ra các loại cây giống rau có chất lượng cao, khỏe mạnh giúp cây sau trồng phát triển nhanh hơn, hạn chế được sâu bệnh hại so với cây giống sản xuất bằng phương pháp truyền thống, giá bán hạ chỉ bằng 70-80% giá cây giống cùng loại trên thị trường giúp làm tăng hiệu quả cho người sản xuất. - Việc trồng rau an toàn là một hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nông thôn theo hướng sản xuât hàng hoá. - Ngoài những mô hình sản xuất rau an toàn tập trung, dự án còn đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật viên và kỹ thuật viên nắm vững khoa học công nghệ trong sản xuất RAT theo hướng VietGAP. Đây là lực lượng nòng cốt của địa phương, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho bà con nông dân trong sản xuất RAT. Sau khi dự án kết thúc mô hình sẽ được mở rộng với quy mô gấp 2-3 lần so với quy mô dự án, phát huy hiệu quả tăng thu nhập cho người dân. - Mạng lưới sản xuất, quản lý chất lượng và tiêu thụ rau theo VietGAP được nhân rộng sẽ đảm bảo sản xuất ra được sản phẩm rau an toàn mang lại công ăn việc làm ổn định, thu nhập cao cho người sản xuất. Người tiêu dùng được tiêu thụ các sản phẩm an toàn, góp phần bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Mô hình liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau được hình thành góp phần giải quyết nỗi lo về đầu ra cho người sản xuất, giúp người dân an tâm sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân góp phần xây dựng nông thôn mới 3.6.3. Hiệu quả môi trường Việc thực hiện các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong sản xuất rau an toàn, sẽ làm giảm rất đáng kể những tác động xấu đến môi trường, giảm ảnh hưởng của các loại thuốc bảo vệ thực vật dùng cho rau, giảm trên 50% lượng rác thải về bao bì thuốc BVTV gây ô nhiễm, bảo vệ và phát triển tốt hơn các đối kí sinh, thiên địch của các loài sâu bệnh hại, bảo vệ sức khỏe của người dân, bảo vệ môi trường. 4. Kết luận Sau 2 năm triển khai, đến nay dự án đã hoàn thành các mục tiêu, nội dung, quy mô sản phẩm thể hiện ở các nội dung sau: * Công tác điều tra: 1045
  16. Đã điều tra bổ sung, đánh giá hiện trạng sản xuất rau của địa phương từ đó lựa chọn điểm và có giả pháp về kỹ thuật thích hợp cho sản xuất rau của dự án và địa phương. * Về đầu tư cơ sở vật chất cho thực hiên dự án: - Dự án đã đầu tư xây dựng 01 nhà lưới kiên cố để sản xuất cây giống rau diện tích 720 m2 đảm bảo cung cấp cho thị trường 20 vạn cây con giống/năm. - Trang bị và xây dựng 1 ha nhà lưới đơn giản để sản xuất RAT quanh năm trong đó 4900 m2 sư dụng vốn ngân sách và 5000 m2 vốn đối ứng của dân. - Nâng cấp, xây dựng được 01 nhà sơ chế diện tích 120m2 phục vụ công tác sơ chế rau sau thu hoạch. - Đầu tư dây chuyền sơ chế gồm các chậu rửa, máy đóng túi rau thương phẩm - Đầu tư máy gieo hạt giúp từng bước cơ giới hóa ngành sản xuất cây con giống giúp sản xuất ra cây giống rau có chất lượng cao hơn. - Đầu tư một số máy móc đơn giản như 2 bình phun thuốc trừ sâu và một số thiết bị khác phục vụ quá trình trồng và chăm sóc các loại cây trong mô hình. * Công tác xây dựng mô hình sản xuất - Sản xuất được 407.040 cây con giống rau các loại trên khay bầu giá thể có chất lượng tốt, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt hơn vượt so với hợp đồng 7.040 cây tương đương 1,8% - Xây dựng được mô hình sản xuất RAT các loại rau trong dự án với diện tích 15,45 ha trong đó 2,19 ha trong nhà lưới và 13,66 ha trồng ngoài đồng, tăng 0,45 ha tương đơng 3% so với kế hoạch, sản lượng thu được 5536,99 tấn đạt tiêu chuẩn VietGAP và thu lãi được 736,441triệu đồng. - Xây dựng được mô hình sơ chế các loại rau công suất 500-700 kg/h giúp nâng cao chất lượng các loại rau khi cung cấp ra thị trường. - Chứng nhận VietGAP cho 11 loại rau sản xuất trong mô hình, cung cấp sản phẩm rau đảm chất chất lượng cho người tiêu dùng. - Xây dựng được mối liên kết giữa nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp (Viện Nghiên cứu rau quả- HTX sản xuất và kinh doanh rau Thụy Hương- Công ty Cổ phần Kinh tế Thiên Trường) về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, hầu hết các loại rau sản xuất trong dự án được doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Kinh tế Thiên Trường) tiêu thụ giúp người dân yên tâm sản xuất, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao đảm bảo VSATTP nâng cao hiệu quả mô hình, có tác dụng lan tỏa và mở rộng sản xuất. * Công tác chuyển giao và đào tạo tập huấn kỹ thuật 1046
  17. - Chuyển giao, tiếp nhận thành công 12 quy trình công nghệ sản xuất các loại rau trong dự án. Trong đó có 01 quy trình công nghệ sản xuất cây giống rau trên khay bầu giá thể và 11 quy trình sản xuất RAT theo VietGAP ( cà chua, cà pháo, măng tây,đậu cô ve leo, cải bắp, su hào, sup lơ xanh, cải canh, cải ngồng, mồng tơi, rau muống). Hiện cán bộ kỹ thuật của HTX sản xuất và kinh doanh rau Thụy Hương và Công ty Cổ phần Quốc tế Thiên Trường đã làm chủ các quy trình công nghệ trên và đang tiếp tục duy trì, ứng dụng các công nghệ đó vào sản xuất tại đơn vị. - Tổ chức đào tạo chuyên sâu cho 10 người về kỹ thuật sản xuất cây giống rau, 10 cán bộ kỹ thuật về kỹ thuật sản xuất RAT theo VietGAP và 5 người về giám sát viên nội bộ. Đào tạo cho 225 lượt nông dân về quy trình sản xuất các loại RAT theo VietGAP, 40 người về quy trình sơ chế đóng gói các loại rau. Các cán bộ, công nhân và nông dân được đào tạo đã nắm vững được kỹ thuật và chủ động ứng dụng các kỹ thuật trong sản xuất, sơ chế các loại rau tại địa phương. *Một số hoạt động khác - Tổ chức được 02 hội nghị đầu bờ và hội nghị khách hàng giới thiệu các hoạt động của dự án cũng như các sản phẩm trong dự án nhằm kết nối giữa người sản xuất với người tiêu thụ giúp quảng bá, lan tỏa kết quả của dự án đến những người quan tâm trong vùng và khu vực lân cận. - Dự án không những góp phần nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ, công nhân của HTX sản xuất và kinh doanh rau Thụy Hương và Công ty Cổ phần Kinh tế Thiên Trường mà còn nâng cao trình độ dân trí cho người dân địa phương. - Dự án đã góp phần tích cực vào chương trình an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Qua việc quản lý, giám sát các hoạt động sản xuất, dần dần, người lao động đã bỏ được các thói quen thường gặp trước đây trong sản xuất rau: Sử dụng phân bón mất cân đối, lạm dụng quá nhiều phân đạm, sử dụng phân chưa qua ủ hoai mục hay còn dùng phân tươi ngâm và bón cho rau. Phun thuốc không có bảo hộ lao động, vứt bừa bãi các loại bao bì thuốc BVTV, phun thuốc không theo chỉ dẫn, không cách ly đúng thời gian quy định… Sản phẩm tạo ra được chứng nhận đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của VietGAP giúp quá trình lưu thông phân phối được thuận lợi hơn, xây dựng được mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn hình thành vùng sản xuất rau an toàn quy mô tập trung của thành phố Hà Nội. + Công tác phối hợp, tổ chức thực hiện giữa các đơn vị Trong quá trình triển khai dự án đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chủ trì, cơ quan chuyển giao, cơ quan quản lý, chính quyền địa phương trong việc tổ chức khảo sát địa điểm, xây dựng và chuyển giao quy trình công nghệ; tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật; xây dựng các mô hình ứng dụng; tổ chức kiểm tra tiến độ, nghiệm thu, đánh 1047
  18. giá các mô hình nên tất cả các nội dung thực hiện dự án đều được thực hiện nghiêm túc, đạt và vượt yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng so với yêu cầu của thuyết minh và hợp đồng đã ký. 1048
nguon tai.lieu . vn