Xem mẫu

  1. I. Thông tin chung Tên Đề tài: Xây dựng mô hình sản xuất và liên kết chuỗi giá trị sản phẩm trong sản xuất bưởi và cam sành theo VietGAP tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Thời gian thực hiện: Cơ quan chủ trì: Viện Cây ăn quả Miền Nam Chủ nhiệm đề tài: Lê Quốc Điền ĐTDĐ: Email: 1. Đặt vấn đề Hiện nay nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước về sản phẩm cây ăn quả và rau màu đang hướng tới chất lượng cao và an toàn thực phẩm. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, những đòi hỏi của nhà nhập khẩu cần biết rõ thông tin sản phẩm qua truy nguyên nguồn gốc sản phẩm và nơi sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP được đảm bảo những nguyên tắc về môi trường sản xuất an toàn, không chứa các tác nhân gây bệnh do nhiễm sinh học (vi khuẩn, nấm, virus,...) và hóa chất tồn dư trong sản phẩm (dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng nitrat, kim loại nặng) có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Người trồng cây bưởi, cam sành phải lựa chọn loại phân bón, thuốc BVTV, phòng trừ sâu bệnh, xử lý sau thu hoạch, vận chuyển sản phẩm, đạt yêu cầu an toàn thực phẩm và không ngừng cải tiến về hệ thống quản lý các hoạt động sản xuất từ ngoài đồng đến nhà đóng gói, giúp tăng năng suất, đạt chất lượng quả tươi, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người trực tiếp sản xuất. Bưởi và cam sành là hai chủng loại cây ăn quả có qui mô sản xuất khá lớn ở hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre so với các tỉnh ở ĐBSCL, đến năm 2016 bưởi và cam sành diện tích là 1267,7 ha với sản lượng 19.154,6 tấn (Sở nông nghiệp và PTNT Bến Tre và Tiền Giang, 2016). Sản xuất bưởi và cam đã và đang góp phần giải quyết công ăn việc làm vào tạo thu nhập cho nhiều hộ nông dân tại hai tỉnh và đem lại nguồn thu cho đất nước thông qua hoạt động bán nội địa và xuất khẩu. Trung Quốc vốn là thị trường lớn và dễ tính cho quả cây Việt Nam nhất là đối với bưởi, nhãn.... Nhưng từ khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2003, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm xuống một cách đột ngột. Họ đòi hỏi quả cây phải được xác nhận an toàn, đóng gói đẹp, được dán nhãn xuất xứ hàng hoá. Quả cây Việt Nam chưa đạt những yêu cầu này, do sản xuất nhỏ, manh mún, quen buôn chuyến qua biên giới. Việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật tổng hợp để sản xuất bưởi và cam sành đạt chất lượng và an toàn, loại quả có thương hiệu, xây dựng các nhóm sản xuất/THT sản xuất theo chuỗi cung ứng áp dụng quy trình thống nhất tại các vùng sản xuất chủ yếu tại tỉnh 1101
  2. Tiền Giang và Bến Tre và đạt chứng nhận VietGAP là rất cần thiết, góp phần nâng cao sản lượng xuất khẩu rau quả Việt Nam, góp phần tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 1,8 tỷ USD vào cuối năm 2017. Thị trường Châu Âu và các nước khác cũng có nhu cầu nhập khẩu quả cây từ Việt Nam như bưởi, cam... nhưng họ đòi hỏi quả cây của ta phải sản xuất theo tiêu chuẩn hàng hóa ổn định theo sản xuất nông nghiệp tốt. Bên cạnh đó, hiệu quả sản xuất cho mô hình bưởi chưa được nghiên cứu để xác định mức chi phí đầu vào hợp lý nhằm đạt hiệu quả năng suất đầu ra, để giúp người trồng bưởi nâng cao thu nhập, ổn định đời sống. Do đó, việc triển khai dự án: “Xây dựng mô hình sản xuất và liên kết chuỗi giá trị sản phẩm trong sản xuất bưởi và cam sành theo VietGAP tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long” là rất cần thiết, để từ đó hướng hình thành mô hình liên kết các hợp tác xã sản xuất theo một qui trình thống nhất các sản phẩm, quản lý chất lượng an toàn theoVietGAP để dễ dàng xâm nhập vào thị trường khó tính 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Xây dựng được mô hình liên kết sản xuất bưởi và cam theo chuỗi giá trị và đạt tiêu chuẩn VietGAP ở đồng bằng sông Cửu Long 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xây dựng được mối liên kết giữa các nông hộ trồng bưởi và cam sành thành các tổ hợp tác/HTX . - Mô hình 40 ha đạt VietGAP và tổ chức và quản lý sản xuất bưởi, cam sành theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGAP cho nông dân trồng bưởi của các tổ hợp tác/THT (năng suất ≥ 25 tấn/ha). - Đào tạo được 500 lượt nông dân tham gia tập huấn (80% hiểu qui trình và áp dụng được vào sản xuất). - Xây dựng được mối liên kết trong cung ứng và tiêu thụ sản phẩm giữa các tổ hợp tác/HTX trồng bưởi, cam sành với các đơn vị kinh doanh quả theo chuỗi giá trị (đảm bảo >80% sản phẩm mô hình được tiêu thụ). 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được 3.1. Hiện trạng về liên kết sản xuất bưởi và cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre 3.1.1. Nhu cầu và khả năng tham gia tổ hợp tác/HTX, doanh nghiệp liên kết sản xuất bưởi và cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre 1102
  3. Kết quả khảo sát thực tế nhóm nông dân trong tổ THT/HTX có đến 88% số nông hộ cho là có nhu cầu hợp tác. Điều đáng nói là trong số chưa tham gia THT/HTX có 91% số hộ vẫn còn nhu cầu hợp tác. Kết quả trên cho thấy các nông hộ đang hợp tác có nhu cầu hợp tác thấp hơn các nông hộ chưa hợp tác, vì họ thấy rõ lợi ích từ việc hợp tác, chỉ có hợp tác mới có thể phát triển mạnh và bền vững. Là do các dịch vụ mà tổ chức hợp tác hiện đang cung cấp chưa phù hợp với nhu cầu của nông hộ hoặc do chất lượng dịch vụ của tổ chức hợp tác là chưa cao. Đối với nông hộ trồng cam sành thì nhu cầu hợp tác còn cao hơn, có tới 92% số hộ có nhu cầu hợp tác. Nhưng đi ngược lại với các nông hộ trồng cây cam chưa tham gia vào THT, các nông hộ trồng cam sành hiện chưa hợp tác có nhu cầu hợp tác chiếm đến 95%. Kết quả trên cho thấy các nông hộ trồng cam sành hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi cần phải có sự hợp tác trong sản xuất. Lý do nhu cầu hợp tác cao như thế này là do trong việc trồng cam sành thì có chu kỳ canh tác ngắn hơn so với cây bưởi, trồng cam sành đòi hỏi phải qua nhiều giai đoạn mà không thể chậm trễ được. Khi thành lập THT/HTX người trồng bưởi và cam sành nhu cầu của nhà vườn muốn THT/HTX có hiệu quả được thể hiện như sau: -Nhu cầu lựa chọn người đứng đầu THT/HTX: phải được sự đồng thuận 90% trên 90 hộ ghi nhận trên bưởi; cam sành đồng thuận 70% trên 90 hộ ghi nhận trên bưởi; - Nhu cầu hợp đồng hợp tác: đồng thuận hai bên tổ THT và tổ viên chiếm 90% trên 90 hộ trên bưởi.Trên cam sành phải đạt 100%. - Nhu cầu minh bạch qui chế quản lý, sử dụng quỹ phát triển sản xuất, quỹ hoạt động tổ hợp tác/ HTX: 100% đồng thuận trên bưởi và cam sành. - Nhu cầu hợp tác trong các dịch vụ sản xuất: Đối với nông hộ trồng cây bưởi thì nhu cầu này chỉ chiếm 10%, nhưng đối với hộ trồng cam sành thì nhu cầu này là 30%. Đó là khi nói đến số hộ được phỏng vấn, còn khi chỉ nói riêng các nông hộ chưa hợp tác thì nhu cầu hợp tác của hộ trồng cây bưởi là 11%, nông hộ trồng cam sành là 34%. Vẫn không có sự chênh lệch gì lớn về nhu cầu hợp tác đối với các nông hộ đã tham gia hợp tác và nông hộ chưa tham gia hợp tác. - Nhu cầu hợp tác trong mua vật tư sản xuất: Phân bón là một thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất của nông hộ. Tuy nhiên, mỗi loại cây trồng khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau, giống trồng trên những loại đất không giống nhau đều có cách bón phân khác nhau. Vì vậy, để cây trồng đạt hiệu quả cao thì cần phải bón đúng lúc và đúng cách đúng liều lượng. Một số loại phân chủ yếu cho cây trồng là: phân đạm, phân lân, phân kali, phân hữu cơ. Ngoài ra, Thuốc bảo vệ thực vật cũng không kém phần quan trọng trong quá trình sản xuất của nông hộ ngày nay. Do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thiên tai, dịch bệnh... Vì thế cần phải phun đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng là điều cực kỳ quan trọng, có như thế mới góp phần nâng cao thu nhập và giảm thiểu chi phí. 1103
  4. Kết quả điều tra cho thấy có đến 60% số hộ trồng cây bưởi có nhu cầu hợp tác trong mua vật tư sản xuất, trong khi nhu cầu này ở các hộ trồng cam sành chỉ là 44%. Nếu không xét đến các hộ hiện đang hợp tác thì, đối với các hộ trồng cây bưởi nhu cầu này là 69%, đối với hộ trồng cam sành thì nhu cầu hợp tác này là 46%. Rõ ràng khi không xét đến hộ đã tham gia hợp tác thì nhu cầu hợp tác này tăng lên, điều này cho thấy người dân đã nhận thấy được vai trò quan trọng của vật tư trong sản xuất và đặc biệt là khi giá vật tư ngày càng gia tăng. - Nhu cầu hợp tác tín dụng (vay vốn): Vốn là một nguồn lực đầu vào cực kỳ quan trọng, không có vốn thì không thể sản xuất, không vốn thì không thể đầu tư,… .Vì thế, nhu cầu về vốn trong sản xuất nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng là rất cao và người sản xuất nông nghiệp luôn có nhu cầu về hợp tác trong tín dụng (vay vốn) để thuận lợi cho việc phát triển kinh tế gia đình, cụ thể nhu cầu hợp tác vay vốn của hộ như sau: Theo kết quả phân tích, các hộ trồng cây bưởi thì họ có nhu cầu hợp tác tín dụng là 16%, trong khi đó hộ trồng cam sành là 40%. Điều này là đúng với thực tế vì cây bưởi là loại cây lâu năm, người nông dân chỉ đầu tư nhiều vào lúc đầu và đây là giai đoạn cần vốn của hộ, đến giai đoạn cho thu hoạch thì thu nhập cao, nên nhu cầu vốn cũng không cao; cam sành trồng sau 4-5 phải đầu tư mới do mùa vụ ngắn nên nhu cầu vốn cũng cao. Đó là xét trên tổng thể, còn khi chỉ xét đến các hộ chưa tham gia tổ chức hợp tác thì kết quả điều tra cho thấy, có 5% có nhu cầu về tín dụng đối với hộ trồng cây bưởi, đối với hộ trồng cam sành thì là 39%. Hộ trồng cam sành thì nhu cầu hợp tác tín dụng không thay đổi lớn khi xét trên tổng thể và xét trên các hộ chưa tham gia hợp tác; còn đối với các hộ trồng cây bưởi thì khi xét trên các hộ chưa tham gia hợp tác và trên tổng thể điều tra thì có sự chênh lệch khá lớn, có điều này là do các hộ chưa tham gia hợp tác thì họ có nguồn vốn khá, và vườn cây bưởi của họ đang đi vào thu hoạch. - Nhu cầu hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm: Tiêu thụ sản phẩm là cực kỳ quan trọng, ta có thể xem đó là một khâu của quá trình hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tiêu thụ hết và kịp thời những sản phẩm làm ra và với một mức giá hợp lý (mức giá mà ở đó lợi nhuận từ việc hoạt động sản xuất nông nghiệp này đủ để người nông dân tin tưởng và tiếp tục sản xuất ở các vụ sau) là một tín hiệu tốt cho người nông dân. Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm không dễ dàng như vậy mà người nông dân luôn bị chèn ép: khi thì bị ép giá, khi thì tiêu thụ khó làm sản phẩm bị hư hao… Xuất phát từ những đòi hỏi thực tế đó, nông hộ có nhu cầu cần phải hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm để giải quyết được phần nào khó khăn. Theo kết quả điều tra thì nhu cầu hợp tác trong sản phẩm của những nông hộ trồng cây bưởi chỉ là 54%, nhưng hộ trồng cam sành chỉ là 12%. Còn khi không tính các nông hộ đang tham gia hợp tác thì nhu cầu hợp tác của nông hộ trồng cây bưởi và cây cam sành lần lượt là 61% và 14%. Kết quả này cho thấy nhu cầu hợp tác của hộ trồng cam sành là rất cao, bởi thị trường cây ăn quả không ổn định, giá cả bấp bênh. 1104
  5. 3.1.2. Nhu cầu và khả năng tham gia của doanh nghiệp kinh doanh quả trong liên kết trong chuỗi giá trị sản phẩm tại Tiền Giang và Bến Tre Kết quả phỏng vấn năm 2016 đối với các cơ sở kinh doanh bưởi, cam sành cho thấy chỉ có 4 cơ sở (chiếm 16,3%) có nhu cầu liên kết với HTX/tổ hợp tác để thu mua - tiêu thụ sản phẩm bưởi, cam sành. Lý giải điều này, các cơ sở cho rằng họ đã có nguồn cung cấp bưởi và cam sành ổn định, mối quan hệ mua bán lâu năm, tọa lạc trong vùng sản xuất nguyên liệu lớn và hạn chế về nguồn lực quản lý. + Các hoạt động tham gia của cơ sở/doanh nghiệp trong quá trình liên kết Trong trường hợp liên kết tiêu thụ sản phẩm bưởi, cam sành với các hợp tác xã/THT cho thấy, các hoạt động tham gia của cơ sở kinh doanh trong quá trình liên kết là: có 100% cơ sở tham gia hoạt động thu mua, phân loại, đóng gói, tiêu thụ sản phẩm và sẵn sàng cung cấp chi tiết các yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm; 87,5% cơ sở chấp nhận cung cấp thông tin thị trường, giá cả bưởi, cam sành. Trong quá trình liên kết, tất các cơ sở kinh doanh không tham gia (không đủ khả năng) cung ứng vật tư, hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ vốn cho nông dân. Các cơ sở cho rằng họ sẽ gặp nhiều rủi ro khi cung ứng vật tư hay hỗ trợ vốn cho nông dân do nhiều hộ nông dân chưa nghiêm túc trong việc thực hiện hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm với các cơ sở, khi giá thị trường tăng cao, vì lợi nhuận các nhà vườn sẵn sàng bán sản phẩm cho các cơ sở/thương lái khác, gây nhiều thiệt hại cho các cơ sở. Bảng 1. Các hoạt động của cơ sở kinh doanh trong quá trình liên kết tiêu thụ với hợp tác xã/THT bưởi, cam sành TT Các hoạt động tham gia của cơ sở Tỷ lệ (%) 1 Thu mua, phân loại, đóng gói và tiêu thụ 100 2 Hỗ trợ vốn cho nông dân 0 3 Cung ứng vật tư và hỗ trợ kỹ thuật 0 4 Cung cấp yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm 100 5 Cung cấp thông tin giá cả, thị trường 85,7 Kết quả điều tra năm 2016 cho thấy, nguồn lực chính các cơ sở tham gia liên kết tiêu thụ bưởi, cam sành bao gồm: sản lượng thu mua trung bình là 1.085,7 tấn/năm, vốn lưu động là 266,4 triệu đồng, mặt bằng phục vụ kinh doanh trung bình là 30,4 m2 và nguồn nhân lực bình quân là 4,3 người. Đối với tài sản cố định, có 100% các cơ sở tham gia liên kết tiêu thụ bưởi, cam sành có nhà phân loại, đóng gói vả phương tiện vận chuyển. Chỉ có 28,6% các cơ sở tham gia 1105
  6. liên kết có kho bảo quản. Từ phân tích trên cho thấy, các cơ sở kinh doanh có đủ năng lực để thực hiện liên kết với các hợp tác xã/THT bưởi, cam sành. Bảng 2. Các nguồn lực chính của cơ sở kinh doanh tham gia liên kết tiêu thụ với hợp tác xã/THT bưởi, cam sành TT Chỉ tiêu Đvt Cơ sở tham gia liên kết 1 Sản lượng thu mua Tấn/năm 1085,7 2 Vốn lưu động* Triệu đồng 266,4 3 Mặt bằng phục vụ kinh doanh m2 30,4 4 Nguồn nhân lực Người 4,3 5 Tài sản cố định - Nhà phân loại, đóng gói % 100,0 - Kho bảo quản % 28,6 - Phương tiện vận chuyển % 100,0 Ghi chú: * Chỉ tính cho sản phẩm bưởi, cam sành Ngoài điều tra khảo sát vùng trồng và các mối liên kết, trong vùng dự án có phát sinh của một số dịch hại nguy hiểm mới xuất hiện như sâu đục quả đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của bưởi và cam sành. Đứng trước những thách thức nêu trên, đòi hỏi cần phải có những giải pháp thích ứng, quản lý hiệu quả dịch hại mới là điều hết sức cần thiết khi triển khai dự án.. 3.1.3. Tình hình nhiễm sâu đục quả trên bưởi/ cam sành ở các vùng dự án ở Tiền Giang và Bến Tre Trong mùa nắng, số giờ nắng cao, ẩm độ đất và ẩm độ không khí thấp thì sâu đục trái gây hại cây có múi có điều kiện phát sinh và gây hại: còn vườn bưởi tại xã Mỹ Lương và Mỹ Đức Tây (không áp dụng biện pháp phòng trừ đối với cây được chọn điều tra) có tỷ lệ trái bị nhiễm sâu lần lượt là 16,40% (tháng 3) và 15,52% (tháng 3). Ngược lại, trong mùa mưa khi lượng mưa cao,số giờ nắng giảm khiến ẩm độ đất và ẩm độ không khí tăng cao thì tỷ lệ trái bị sâu đục trái tấn công giảm thấp; trong các tháng 5-9, tỷ lệ trái bị hại biến động từ 0–5,08% tại xã Mỹ Lương, tại xã Mỹ Đức Tây là 0–0,28% thuộc tỉnh Tiền Giang. Kết quả ghi nhận sự gây hại của SĐT tại hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang cho thấy, mức độ gây hại của SĐT trên vườn qua điều tra nông dân thì bưởi da xanh bị gây hại nặng nhất, với tỷ lệ quả bị hại trên vườn từ 6-10% chiếm tỷ lệ 4,8%. Mức độ gây hại của SĐT trên vườn từ 3-5% của bưởi da xanh và lông cổ cò chiếm tỷ lệ lần lượt là 11,9% và 5,6%. Trong tổng số vườn được điều tra mức độ gây hại của SĐT trên vườn từ 1-2% chiếm tỷ lệ cao nhất, với 50% ở giống bưởi da xanh và 66,7% ở giống bưởi lông cổ cò. Cuối 1106
  7. cùng, là các vườn không bị SĐT gây hại ở bưởi da xanh và lông cổ cò lần lượt là 33,3% và 27,8%. Ở các vườn bưởi da xanh có tỷ lệ gây hại của SĐT cao nhất là do các nông dân ở đây không áp dụng biện pháp bao quả và phun thuốc hóa học định kỳ, mà họ chỉ áp dụng biện pháp chiếu sáng đèn để xua đuổi SĐT. Tỷ lệ nông dân áp dụng thuốc hóa học phòng trừ SĐT 96,7%. Biện pháp bao quả là 8,3% và đây là biện pháp hiệu quả. Tuy nhiên, bà con nông dân chưa áp dụng nhiều, do cần phải tốn nhiều công lao động, đồng thời chỉ dễ áp dụng cho những quả bưởi ở dưới thấp. Mặc dù, đã sử dụng biện pháp bao quả nhưng nông dân vẫn thực hiện song song với biện pháp hóa học, để phòng trị SĐT cho những quả bưởi ở trên cao. Bên cạnh đó, số lượng nông dân áp dụng biện pháp chiếu sáng đèn (chiếm tỷ lệ 3,3%), đây là biện pháp mới ít tốn công lao động, không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng sức khỏe và đặc biệt là dễ áp dụng, với thời gian chiếu sáng từ 18 h-22 h mỗi ngày. Tuy nhiên, có điểm hạn chế là tỷ lệ SĐT gây hại cao hơn so với biện pháp hóa học. Bảng 3.Các biện pháp phòng trừ sâu đục quả của nông dân tại hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang Năm 2016 Biện pháp sử dụng Số vườn thực hiện Tỷ lệ (%) Phun thuốc hóa học 58 96,7 Bao quả+Phun thuốc hóa học 5 8,3 Chiếu sáng đèn 2 3,3 3.2. Xây dựng mô hình 40 ha đạt chứng nhận VietGAP với liên kết theo chuỗi giá trị 3.2.1. Mô hình sản xuất bưởi và cam sành tại Tiền Giang và Bến Tre Các mô hình dự án được quản lý chất lượng quả theo qui trình trồng do hướng dẫn Tổ hợp tác. Dư án đã thành lập/củng cố 4 THT sản xuất bưởi và cam sành Bảng 4. Kết quả thực hiện mô hình sản xuất bưởi vfa cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP THT bưởi da THT Bưởi Mỹ THT bưởi, THT cam sành xanh Nhơn Đức Tây cam sành Mỹ Tân Phú Tây Thạnh Lương Số nông hộ 36 25 38 38 Diện tích (ha) 19,735 ha 12,75 15,85 13,3 Lập ban quản lý Hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành VietGAP 1107
  8. Tập huấn 9 9 9 9 Hội thảo đầu bờ 1 1 1 1 Hướng dẫn và Hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành kiểm tra ghi chép sổ sách của xã viên THT họp định 10 lần 15 lần 10 lần 10 lần kỳ hàng tháng Vẽ sơ đồ, bố trí Hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành lô trong vườn/ruộng, hướng dẫn các qui trình, qui định theo VietGAP Xây dựng cơ sở đạt 100% đạt 100% đạt 100% đạt 100% hạ tầng theo yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP Hướng dẫn sản Hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành xuất áp dụng qui trình canh tác, sử dụng thuốc BVTV an toàn, áp dụng quản lý dịch hại theo IPM,… 04 mô hình sản xuất theo THT tại 02 tỉnh đã được thực hiện đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP. Qua thời gian triển khai từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 06 năm 2016, từ kết quả của thanh tra nội bộ và đánh giá nội bộ, ban tư vấn tiến hành lấy mẫu phân tích tất cả chỉ tiêu theo yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP nhằm kiểm tra hàm lượng kim loại nặng trong đất, nước, việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV và vệ sinh sản phẩm trong quá trình sản xuất. Dự án đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận VietGAP cho cả 4 mô hình sản xuất bưởi, cam sành. Mã số chứng nhận: THT Bưởi da xanh Nhơn Thạnh (VietGAP–TT-12- 03-83-0002, 2/6/2016); THT Cam sành Tân Phú Tây (VietGAP–TT-12-03-83-003, 1108
  9. 19/5/2016), THT Bưởi, cam sành Mỹ Lương (VietGAP–TT-13-04-82-0022, 15/12/2016); THT bưởi Mỹ Đức Tây (VietGAP–TT-13-04-82-0023, 15/12/2016). 3.2.2. Mô hình tiêu thụ theo liên kết chuỗi giá trị sản phẩm trong sản xuất bưởi và cam sành tại Tiền Giang và Bến Tre Quy mô sản lượng bưởi, cam sành mô hình 4 THT sản xuất bưởi, cam sành theo VietGAP ở Tiền Giang và Bến Tre cung ứng cho thị trường năm 2015, 2016 tăng liên tục được thể hiện ở bảng 3.29. Bảng 5. Sản lượng bưởi của hai mô hình THT sản xuất theo VietGAP ở Tiền Giang và Bến Tre Tổ hợp tác Sản lượng bưởi/ha/năm 2015 2016 Diện Sản TB sản Diện Sản TB sản tích lượng lượng tích lượng lượng (ha) (tấn) (tấn/ha) (ha) (tấn) (tấn/ha) THT Bưởi da xanh Nhơn Thạnh, Tp 19,73 520,00 26,36 19,73 550,00 27,87 Bến Tre THT Bưởi Mỹ Đức Tây, Cái Bè, Tiền 12,75 380,00 29,80 12,75 473,75 37,15 Giang Trung bình năng 28,08 32,51 suất Kết quả sản phẩm quả bưởi, quy mô sản lượng bưởi của các thành viên trong mô hình hai tổ hợp tác: THT Bưởi da xanh Nhơn Thạnh, Tp Bến Tre sản xuất theo VietGAP diện tích 19,73 ha có tổng sản lượng năm 2015 là 520 tấn/ha/năm và đạt trung bình 26,36 tấn/ha/năm; năm 2016 có tổng sản lượng là 550 tấn/ha/năm và đạt trung bình 27,87 tấn/ha/năm; THT Bưởi Mỹ Đức Tây, Cái Bè, Tiền Giang sản xuất theo VietGAP diện tích 12,75 ha có tổng sản lượng năm 2015 là 380 tấn/ha/năm và đạt trung bình 29,8 tấn/ha/năm; năm 2016 có tổng sản lượng năm là 473 tấn/ha/năm và đạt trung bình 37,15 tấn/ha/năm. Kết quả sản lượng thu hoạch cam sành của nông hộ trong mô hình THT sản xuất theo VietGAP ở Tiền Giang và Bến Tre Bảng 6. Sản lượng cam sành của hai mô hình THT sản xuất theo VietGAP ở Tiền Giang và Bến Tre 1109
  10. Tổ hợp tác Sản lượng bưởi/ha/năm 2015 2016 Diện Sản TB sản Diện Sản TB sản tích lượng lượng tích lượng lượng (ha) (tấn) (tấn/ha) (ha) (tấn) (tấn/ha) THT cam sành Tân 13,30 344,80 26,12 13,30 386,60 29,29 Phú Tây, Tp Bến Tre THT Bưởi, cam sành Mỹ Lương, Cái Bè, 15,85 467,50 29,50 15,85 489,30 30,87 Tiền Giang Trung bình Năng 27,8 30,08 suất/ha Đối với sản phẩm cam sành, quy mô sản lượng cam sành của các thành viên trong mô hình hai tổ hợp tác: THT Cam sành Tân Phú Tây, Mỏ Cài Bắc, tỉnh Bến Tre sản xuất theo VietGAP diện tích 13,3 ha có tổng sản lượng năm 2015 là 344,8 tấn/ha/năm và đạt trung bình 26,12 tấn/ha/năm; năm 2016 có tổng sản lượng là 386,60 tấn/ha/năm và đạt trung bình 29,29 tấn/ha/năm; THT Bưởi, cam sành Mỹ Lương, Cái Bè, Tiền Giang sản xuất theo VietGAP diện tích 15,85 ha có tổng sản lượng năm 2015 là 467,50 tấn/ha/năm và đạt trung bình 29,50 tấn/ha/năm; năm 2016 có tổng sản lượng năm là 489,3 tấn/ha/năm và đạt trung bình 30,87 tấn/ha/năm. Từ kết quả phân tích chuỗi giá trị của các THT của hai tỉnh, dự án chọn thí điểm ở 4 THT ở hai tỉnh trồng phổ biến hai loại bưởi và cam sành. Các điểm yếu của 4 THT ghi nhận ở mô hình trước khi thực hiện: chưa quảng bá sản phẩm giúp cho các doanh nghiệp và các THT trao đổi mua bán sản phẩm; chuyển giao kỹ thuật mới tạo sản phẩm đồng nhất, chất lượng và năng suất tăng; nghiên cứu rãi vụ; phòng trừ sâu đục trái mới; xây dựng sổ tay chất lượng; đối phó hạn mặn; xây dựng 4THT cung ứng trực tiếp cho doanh nghiệp; các siêu thị...giảm các chi phí trung gian. - Chào hàng, giới thiệu, quảng bá sản phẩm THT với các doanh nghiệp kinh doanh quả tươi - Đã thực hiện thu mua, vận chuyển bưởi da xanh của THT bưởi Nhơn Thạnh đến 15 cơ sở/ doanh nghiệp kinh doanh bưởi, 6 hội chợ triễn lãm quả trong nước để chào hàng và giới thiệu sản phẩm. Đã có Doanh nghiệp Hương Miền Tây ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm bưởi cho THT bưởi da xanh Nhơn Thạnh, xã Nhơn Thạnh, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre. 1110
  11. - Đã thực hiện thu mua, vận chuyển cam sành của THT cam sành Tân Phú Tây đến 4 cơ sở/ doanh nghiệp kinh doanh bưởi, 6 hội chợ triễn lãm quả cây trong nước để chào hàng và giới thiệu sản phẩm. Đã có công ty TNHH thu mua và xuất nhập khẩu nông sản Tân Kỳ ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cam sành choTHT cam sành Tân Phú Tây, xã Tân Phú Tây, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. - Đã thực hiện thu mua, vận chuyển bưởi, cam sành của THT bưởi, cam sành Mỹ Lương đến 4 cơ sở/ doanh nghiệp kinh doanh bưởi, 6 hội chợ triễn lãm quả cây trong nước để chào hàng và giới thiệu sản phẩm. Đã có HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp Mỹ Lương ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm bưởi, cam sành choTHT bưởi, cam sành Mỹ Lương, Xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. - Đã thực hiện thu mua, vận chuyển bưởi của THT bưởi Mỹ Đức Tây đến 15 cơ sở/ doanh nghiệp kinh doanh bưởi, 6 hội chợ triễn lãm quả trong nước để chào hàng và giới thiệu sản phẩm. Đã có HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp Mỹ Lương ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm bưởi choTHT bưởi Mỹ Đức Tây, Xã Mỹ Đức Tây, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. 3.3. Tập huấn kỹ thuật về quy trình sản xuất bưởi và cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP Dự án đã chuyển giao các công nghệ mới và hoàn thiện công nghệ hỗ trợ cho việc thực hiện mô hình sản xuất tiêu thụ bưởi, cam sành theo VietGAP bền vững chuyển giao kết quả các quy trình công nghệ sẳn có để ứng dụng vào mô hình sản xuất bưởi, cam sành theo tiêu chuẩn VietGA Dự án đã tổng hợp và chuyển giao 12 qui trình áp dụng vào sản xuất bốn mô hình bưởi, cam sành ở Tiền Giang và Bến Tre -Tổng hợp và chuyển giao Quy trình quản lý tổng hợp bệnh thối rễ cây có múi -Tổng hợp và chuyển giao Quy trình quản lý tổng hợp bệnh vàng lá Greening -Tổng hợp và chuyển giao Quy trình quản lý tổng hợp sâu bệnh hại CCM theo tiêu chuẩn VietGAP -Tổng hợp và chuyển giao quy trình giám định nhanh bệnh vàng lá Greening trên cây có múi bằng phép thử nhuộm màu iod -Tổng hợp và chuyển giao Quy trình trồng ổi xen cây có múi trong xua đuổi rầy chổng cánh, phòng chống tái nhiễm bệnh vàng lá Greening -Tổng hợp và chuyển giao Sử dụng gốc ghép kháng/chống chịu với điều kiện mặn, ngập và bệnh thối rễ CCM -Tổng hợp và chuyển giao Ứng dụng chế phẩm vi sinh SOFRI - Paecilomyces trong quản lý rầy chổng cánh (Diaphorina citri Kuwayama) và rệp sáp (Dysmicoccus sp.), SOFRI- Trichoderma và SOFRI- Streptomyces quản lý bệnh thối rễ trên cây có múi -Xây dựng quyển sổ tay chất lượng quả cho bưởi da xanh 1111
  12. -Xây dựng quyển sổ tay chất lượng quả cho cam sành -Xây dựng qui trình quản lý sâu đục quả bưởi -Xây dựng sổ tay hướng dẫn thực hành VietGAP trên cây bưởi da xanh -Xây dựng sổ tay hướng dẫn thực hành VietGAP trên cây cam sành. Tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT là công việc rất cần thiết cho các nông hộ hiện nay trong sản xuất cây ăn quả nhằm giúp cho người trồng quản lý hiệu quả, phát triển kinh tế gia đình và nâng cao thu nhập. Theo kết quả khảo sát 160 nông hộ trồng bưởi, cam sành trong vùng nghiên cứu, trong năm 2016, có 143 hộ được tập huấn (chiếm 89,4%), trong đó các lớp tập huấn có số lượng nông hộ tham gia nhiều nhất là quy trình và sử dụng thuốc BVTV trong danh mục (96,5%), kỹ thuật canh tác (93,7%) và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (92,3%). Nội dung tập huấn là một yếu tố rất quan trọng trong công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu thực tế mà người tham gia đang gặp phải trong quá trình sản xuất. Kết quả cho thấy, nội dung tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông hộ rất đa dạng và phù hợp với nhu cầu và xu hướng sản xuất quả an toàn, chất lượng và truy nguyên được nguồn gốc. Hầu hết các thành viên tham gia mô hình THT sản xuất bưởi, cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP ở Tiền Giang và Bến Tre đều được tập huấn, đào tạo và nhiều hơn hẳn so với nhóm nông hộ sản xuất truyền thống. Cụ thể, trong 130 nông hộ tham gia mô hình THT sản xuất bưởi, cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP ở Tiền Giang và Bến Tre thì có 100% số hộ tham gia tập huấn, trong khi đó các hộ sản xuất truyền thống chỉ chiếm tỷ lệ 43,3% (13/30 người). Khi tham gia vào mô hình THT sản xuất bưởi, cam sành VietGAP, các thành viên đều được tham gia nhiều lớp tập huấn như sản xuất an toàn; sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; kỹ thuật canh tác; quy trình và sử dụng thuốc BVTV trong danh mục; quy trình thu hoạch và xử lý sau thu hoạch; thông tin nhu cầu thị trường và giá cả; xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu; đào tạo kiểm tra viên nội bộ; an toàn, bảo hộ lao động, đào tạo cán bộ quản lý. Ngoài ra, các thành viên trong mô hình THT sản xuất bưởi, cam sành VietGAP còn được tham quan, học tập và trao đổi kinh nghiệm mô hình sản xuất hiệu quả nhiều hơn so với các nông hộ sản xuất theo truyền thống, chiếm 65,4%, còn các nông hộ sản xuất truyền thống chỉ chiếm 15,4%. Đối với nhóm hộ sản xuất bưởi, cam sành truyền thống chủ yếu là tham gia các lớp tập huấn về quy trình và sử dụng thuốc BVTV (chiếm 61,5% số người được tập huấn), kỹ thuật canh tác (chiếm 46,2% số người được tập huấn) và sản xuất rau quả an toàn (46,2% số người được tập huấn). 3.4. Đánh giá hiệu quả mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ chuỗi giá trị sản phẩm trong sản xuất bưởi, cam sành của các THT ở Tiền Giang và Bến Tre 3.4.1. Hiệu quả kinh tế 1112
  13. Kết quả điều tra thực tế về chi phí sản xuất của mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm trong sản xuất bưởi, cam sành của các THT ở Tiền Giang và Bến Tre được trình bày ở Bảng 3.72 kết quả phân tích cho thấy: Đối với sản phẩm bưởi, chi phí bình quân của mô hình THT sản xuất bưởi, VietGAP ở Tiền Giang và Bến Tre năm 2016 là 162 triệu đồng/ha/năm và sản xuất bưởi theo hình thức truyền thống là 171,7 triệu đồng/ha/năm. Như vậy, chi phí trung bình của các hộ trong mô hình sản xuất bưởi VietGAP ở Tiền Giang và Bến Tre cao thấp hơn so với sản xuất bưởi truyền thống là 9,7 triệu đồng/ha/năm (giảm hơn 5,6%), nguyên nhân là do các mô hình THT sản xuất bưởi VietGAP có chi phí lao động (tăng 1,5 triệu đồng/ha/năm), khấu hao tài sản cố định (tăng 1,1 triệu đồng/ha/năm) và chi khác (tăng 1,8 triệu/đồng/ha/năm) cao hơn so với sản xuất theo truyền thống. Bảng 7.Tổng hợp chi phí sản xuất của mô hình THT sản xuất bưởi, cam sành VietGAP ở Tiền Giang và Bến Tre, năm 2015-2016 Đvt: triệu đồng/ha/năm Khoản mục Mô hình sản xuất Sản xuất So sánh mô hình sản VietGAP(mới) truyền thống(cũ) xuất VietGAP và truyền thống Bưởi Cam Bưởi Cam Bưởi Cam sành sành sành 1. Chi phí đầu vào 91,6 82,4 105,7 92,4 -14,1 -10 Phân bón 46,5 36,2 46,8 37,5 -0,3 -1,3 Thuốc BVTV 39 41,2 57,4 56,6 -18,4 -15,4 Xử lý ra hoa 4,2 5,8 4,8 6,5 -0,6 -0,7 2. Chi phí lao động 56 58,9 54,5 56,9 1,5 2 Lao động gia đình 42,2 44,5 41,3 43,5 0,9 1 Lao động thuê ngoài 13,8 14,4 13,2 13,4 0,6 1 3. Khấu hao 9 8,6 7,9 7,3 1,1 1,3 Tài sản cố định 7,6 6,8 6,5 5,5 1,1 1,3 Khấu hao vườn cây* 1,4 1,8 1,4 1,8 0 0 4. Chi khác ** 5,4 5,2 3,6 3,2 1,8 2 Tổng cộng 162 155,1 171,7 159,8 -9,7 -4,7 (* Không bao gồm chi phí cơ hội của đất; ** Chỉ bao gồm chi phí thuê tổ chức chứng nhận VietGAP, điện/nhiên liệu) 1113
  14. Đối với sản phẩm cam sành, chi phí bình quân của mô hình THT sản xuất cam sành VietGAP ở Tiền Giang và Bến Tre năm 2016 là 155,1 triệu đồng/ha/năm và sản xuất cam sành theo hình thức truyền thống là 159,8 triệu đồng/ha/năm. Như vậy, chi phí trung bình của các hộ trong mô hình sản xuất cam sành VietGAP ở Tiền Giang và Bến Tre thấp hơn so với sản xuất cam sành truyền thống là 4,7 triệu đồng/ha/năm (giảm hơn 2,9%), nguyên nhân là do các mô hình THT sản xuất cam sành VietGAP có chi phí vật tư thấp, chi phí lao, khấu hao tài sản cố định và chi khác thấp hơn so với sản xuất theo truyền thống. Do áp dụng sản xuất bưởi, cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP nên các nông hộ phải tốn thêm công lao động để ghi chép sổ sách, nhật ký công việc. Các nhà vườn xây dựng thêm nhà kho tồn trữ phân bón, thuốc BVTV, hố xử lý nước thải, nhà vệ sinh, mua sắm thêm vật dụng chuyên dùng, bảo hộ lao động... Ngoài ra, mô hình sản xuất bưởi, cam sành VietGAP còn phải thuê đơn vị/tổ chức chứng nhận để kiểm tra, đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP nên phát sinh thêm chi phí. Tuy nhiên, mô hình THT sản xuất bưởi, cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP ở Tiền Giang và Bến Tre có chi phí đầu vào thấp hơn (giảm lần lượt là 14,1 triệu đồng/ha/năm và 10,0 triệu đồng/ha/năm) so với sản xuất truyền thống. Các hộ trồng bưởi, cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP ở Tiền Giang và Bến Tre luôn tuân thủ quy trình bón phân, thuốc BVTV, sử dụng hợp lý phân bón và các loại thuốc BVTV theo khuyến cáo, do đó đã giảm được lượng thuốc BVTV phân bón, không chỉ giúp cho các nông hộ trong mô hình THT sản xuất bưởi, cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP ở Tiền Giang và Bến Tre tiết kiệm được chi phí sản xuất mà còn làm cho môi trường được cải thiện theo hướng tốt hơn. Ngoài ra, sức khỏe của người lao động và cộng đồng trong vùng trồng bưởi, cam sành cũng như người tiêu dùng sản phẩm cũng sẽ được cải thiện. Đây cũng chính là hiệu quả về mặt xã hội và môi trường mà mô hình THT sản xuất bưởi, cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại. Doanh thu của các hộ trong mô hình THT sản xuất bưởi, cam sành VietGAP ở Tiền Giang và Bến Tre phụ thuộc rất lớn vào nhiều yếu tố như: năng suất, giá bán và hình thức sản xuất. Giá bán bưởi, cam sành cao hay thấp tùy thuộc vào thời điểm cung ứng cho thị trường (mùa vụ) và tỷ lệ quả đạt tiêu chuẩn hàng hóa. Theo kết quả điều tra các mô hình THT sản xuất bưởi, cam sành VietGAP ở Tiền Giang và Bến Tre năm 2016, giá bán trung bình của bưởi là 38.500 đ/kg và cam sành là 17.300 đ/kg, trong khi đó, giá bán bưởi và cam sành của sản xuất theo truyền thống là 36.500 đ/kg và 15.500 đ/kg. Năm 2016 doanh thu của mô hình THT sản xuất bưởi1.252,02 triệu đồng/ha/năm; THT sản xuất cam sành 520,37 triệu đồng/ha/năm, trong khi sản xuất bưởi theo truyền thống là 1.138,80 triệu đồng/ha/năm và cam sành truyền thống 381,3 triệu đồng/ha/năm, tức sản xuất bưởi, cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP có doanh thu cao hơn lần lượt là 113,20 triệu đồng/ha/năm và 139,07 triệu đồng/ha/năm so với sản xuất truyền thống. Các chỉ tiêu hiệu quả của mô hình THT sản xuất bưởi, cam sành VietGAP bao gồm: 1114
  15. - Tỷ suất lợi nhuận/chi phí = 6,73 lần đối với sản phẩm bưởi và 2,35 lần đối với sản phẩm cam sành. - Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu = 0,87 bưởi và cam sành là 0,7. - Tỷ suất doanh thu/chi phí = 6,3 lần và 2,35 lần cho biết với 1 đồng chi phí đầu tư vào sản xuất bưởi sẽ thu được 6,3 đồng doanh thu và với 1 đồng chi phí đầu tư vào sản xuất cam sành sẽ thu được 2,35 đồng doanh thu. Hai mô hình liên kết ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật mới trong chuỗi giá trị bưởi và cam sành so với mô hình cũ bằng tỷ suất lợi nhuận cận biên của CIMMYT,1988) MBCR= Ghi chú: MBCR>1,5 trung bình; MBCR=1,5 -2,0 Khá; MBCR >2,0 cao • Trên Bưởi da xanh MBCR= 29,35 ở mức cao được đánh giá mô hình liên kết tốt. • Trên Cam sành MBCR= 29,58 ở mức cao được đánh giá mô hình liên kết tốt. Cũng cố hoạt động của 4 THT sản xuất bưởi và cam tạo ra sự chuyển biến mới trong tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa những nông dân có diện tích nhỏ lẻ thành một tổ chức có quy mô lớn, tập trung. Giúp tăng thêm tính cộng đồng trong sản xuất, áp dụng kỹ thuật và sinh hoạt hàng tháng giúp xã viên của 4 THT từ chỗ thiếu thông tin về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã tiếp cận và vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất bưởi và cam. Đạt được giấy chứng nhận VietGAP trong sản xuất bưởi và cam là minh chứng khẳng định nông dân Bến Tre và Tiền Giang hoàn toàn có khả năng sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế khi có yêu cầu. Giấy chứng nhận VietGAP là công cụ hỗ trợ cho hoạt động quảng bá sản phẩm của 4 THT ở thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần tạo thương hiệu cho bưởi và cam của tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Dự án đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất bưởi và cam sành, cụ thể sản xuất bưởi theo VietGAP ở hai THT bưởi da xanh Nhơn Thạnh và THT bưởi Mỹ Đức Tây có doanh thu cao hơn sản xuất truyền thống 294,30 triệu đồng/ha/ năm (chiếm 36,9%) và hai THT cam sành có doanh thu cao sản xuất truyền thống là 143,60 triệu đồng/ha/năm chiếm (64,83%). Các mô hình do đề tài triển khai là những mô hình điểm để các địa phương nhân rộng trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. 3.4.2. Hiệu quả xã hội và môi trường 1115
  16. Hiệu quả xã hội và môi trường được đánh giá dựa vào kết quả khảo sát thực tế và thảo luận nhóm với các nông hộ trong mô hình THT sản xuất bưởi, cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP ở Tiền Giang và Bến Tre. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội và môi trường bao gồm: - Giải quyết công ăn việc làm ở khu vực nông thôn: Hoạt động trồng bưởi, cam sành đã tạo ra cơ hội giải quyết công ăn việc làm cho chính bản thân của các nông hộ ở khu vực nông thôn và tận dụng lực lượng lao động nhàn rỗi tham gia vào các khâu chăm sóc vườn cây, phun xịt thuốc BVTV, bón phân, tưới nước, vét mương, thu hoạch, vận chuyển....Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, nguồn thu nhập từ công lao động gia đình của các nông hộ trồng bưởi là 42,2 triệu đồng/ha/năm, lao động thuê ngoài là 13,8 triệu đồng/ha/năm và nguồn thu nhập từ công lao động gia đình của các nông hộ trồng cam sành là 44,5 triệu đồng/ha/năm, lao động thuê ngoài là 14,4 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, hiệu quả xã hội của hoạt động sản xuất bưởi, cam sành còn tác động và giúp phát triển một số ngành nghề kinh doanh phụ kiện khác như kinh doanh vật tư nông nghiệp, dụng cụ, bốc vác, vận tải và dịch vụ ăn uống.... - Mối quan hệ xã hội: Các nông hộ trong mô hình THT sản xuất bưởi, cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP ở Tiền Giang và Bến Tre cho rằng, thông qua việc tham gia mô hình sản xuất bưởi, cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp cho họ dễ dàng tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chia sẻ thông tin với các thành viên khác có cùng nghề sản xuất như trao đổi kỹ thuật và giá cả đầu vào, thông tin thị trường, biến động giá cả và thị trường tiêu thụ. - Tham gia vào mô hình THT sản xuất bưởi, cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP giúp cho các thành viên của THT nâng cao được kiến thức kỹ thuật và cả kiến thức xã hội cho các thành viên tham gia. - Áp dụng sản xuất bưởi, cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP ở Tiền Giang và Bến Tre đã giúp giảm được lượng thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, các nông hộ trong mô hình sản xuất bưởi, cam sành VietGAP đã giảm được 1,7 triệu đồng/ha/năm đối với sản xuất bưởi và 2,1 triệu đồng/ha/năm đối với sản xuất cam sành. Lượng phân bón hóa học được sử dụng hợp lý hơn đã góp phần cải thiện môi trường sản xuất, môi trường sống và sức khỏe cho chính bản thân và người thân trong gia đình của các nông hộ. Các nông hộ trong mô hình sản xuất bưởi, cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP đã lần lượt giảm 0,3 triệu đồng/ha/năm và 1,7 triệu đồng/ha/năm. - Sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng: sản xuất bưởi, cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP đã góp phần đảm bảo sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm và không có tồn dư lượng thuốc BVTV khi cung ứng cho thị trường, cải thiện điều kiện sức khỏe và tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong thời kỳ an toàn vệ sinh thực phẩm và sản phẩm “bẩn” đang là vấn đề nổi cộm và bức xức của xã hội hiện nay. 1116
  17. - Áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hiện là xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp và là yêu cầu/ điều kiện bắt buộc để đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu cao cấp và khó tính. Từ đó, mang lại lợi ích, thu nhập cao hơn cho người sản xuất thông qua cung ứng cho xuất khẩu nên giá bán sẽ cao hơn. - Ngoài những hiệu quả kinh tế lâu dài, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP góp phần tạo sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức, tư tưởng, hành động của người dân, giúp nhà vườn hiểu được rằng: trong sản xuất, kinh doanh, chất lượng sản phẩm mới là điều kiện tiên quyết và sống còn để duy trì và phát triển. Các thành viên tham gia vào mô hình THT sản xuất bưởi, cam sành VietGAP ở Tiền Giang và Bến Tre đã được tập huấn, chuyển giao quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên nhận thức của các nông hộ được cải thiện đáng kể, nhất là am hiểu quy trình sản xuất và thay đổi tập quán canh tác theo hướng sản xuất quả an toàn. Mức độ am hiểu quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của nông hộ được thể hiện qua Hình 3.23.Có tất cả 5 mức độ từ 1 đến 5, trong đó mức độ 1 là hoàn toàn không hiểu biết và mức độ 5 là hoàn toàn hiểu biết về quy trình kỹ thuật sản xuất bưởi, cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP. Kết quả điều tra cho thấy, các hộ tham gia mô hình THT sản xuất bưởi, cam sành VietGAP ở Tiền Giang và Bến Tre đạt mức bình quân là 4,5 trong đó có đến 61,5% thành viên của mô hình THT hoàn toàn hiểu biết về quy trình sản xuất bưởi, cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP (mức 5). Các hộ sản xuất bưởi, cam sành truyền thống chỉ đạt 2,3; trong đó có đến 53,3% số hộ hiểu biết ít (mức 3) về quy trình sản xuất bưởi, cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, các thành viên tham gia mô hình THT sản xuất bưởi, cam sành VietGAP ở Tiền Giang và Bến Tre đã thay đổi nhận thức về tập quán canh tác truyền thống như không có ghi chép nhật ký sản xuất, nơi bảo quản thuốc BVTV và tồn trữ phân bón không đúng cách dễ gây ô nhiễm môi trường… Kết quả khảo sát 130 nông hộ trong mô hình THT sản xuất bưởi, cam sành VietGAP cho thấy có 100% nông hộ có sổ ghi chép nhật ký sản xuất hoàn chỉnh (công lao động, vật tư đầu vào, thu hoạch và bán sản phẩm), 100% thành viên có nơi bảo quản, tồn trữ thuốc BVTV, đảm bảo không ô nhiễm môi trường, 100% hộ có nơi tồn trữ phân bón chưa sử dụng đảm bảo không ô nhiễm môi trường, 100% số hộ có hố cát xử lý nước thải đảm bảo hạn chế ô nhiễm ra môi trường bên ngoài và có 92,3% số hộ có vật dụng lót chuyên dùng khi thu hoạch quả đảm bảo không bị ô nhiễm chéo. Bảng 8. Một số chỉ tiêu phản ảnh nhận thức của nông hộ tham gia mô hình sản xuất bưởi, cam sành VietGAP và sản xuất truyền thống (mô hình cũ) TT Chỉ tiêu Đvt Mô hình Sản xuất So sánh mô hình VietGAP truyền VietGAP và sản thống xuất truyền thống 1117
  18. 1 Sổ nhật ký sản xuất (công lao % 100,0 13,3 86,7 động, vật tư đầu vào, thu hoạch và bán sản phẩm) 2 Kho bảo quản và tồn trữ thuốc % 100,0 20,0 80,0 BVTV, hóa chất chưa sử dụng đảm bảo không ô nhiễm môi trường 3 Nơi tồn trữ phân bón chưa sử % 100,0 26,7 73,3 dụng đảm bảo không ô nhiễm môi trường 4 Hố cát xử lý nước thải hạn chế ô % 100,0 0,0 100,0 nhiễm môi trường 5 Vật dụng lót chuyên dùng khi thu % 92,3 36,7 63,3 hoạch quả đảm bảo không bị ô nhiễm chéo Đối với các hộ sản xuất bưởi, cam sành theo truyền thống thì tỷ lệ các tiêu chí đảm bảo không ô nhiễm môi trường còn khá thấp. Cụ thể, chỉ có 13,3% hộ có sổ nhật ký sản xuất (chưa hoàn chỉnh); 20,0% hộ có nơi bảo quản thuốc BVTV; 26,7% hộ có nơi tồn trữ phân bón, không hộ nào có hố cát xử lý nước thải và 36,7% hộ có vật dụng lót chuyên dùng khi thu hoạch sản phẩm. 4. Kết luận - Dự án đã đánh giá được hiện trạng sản xuất cam sành và bưởi da xanh tại cam sành Tân Phú Tây và bưởi da xanh Nhơn Thạnh, Bưởi ở Mỹ Đức Tây, Cam sành Mỹ Lương, đã phản ánh được kết quả điều tra trong sản xuất so với tiêu chuẩn VietGAP - Dự án đã thành lập được 4 tổ hợp tác sản xuất bưởi, cam sành bao gồm: Tổ hợp tác bưởi da xanh Nhơn Thạnh, tại xã Nhơn Thạnh, Tp. Bến Tre, tỉnh Bến Tre, có diện tích 19,735 ha và 36 hộ tham gia; Tổ hợp tác cam sành Tân Phú Tây, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre, có diện tích là 13,3 ha và 31 hộ tham gia; Tổ hợp tác bưởi, cam sành Mỹ Lương, tại xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, có 38 hộ, diện tích 15,85 ha; Tổ hợp tác bưởi Mỹ Đức Tây, tại xã Mỹ Đức Tây, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, có 38 hộ, diện tích 12,75 ha; Nông dân tự nguyện tham gia 4 tổ hợp tác đã thực hiện sản xuất bưởi, cam sành theo VietGAP. - Dự án hoàn thiện quy trình quản lý tổng hợp sâu đục quả trên bưởi; quy trình áp dụng đơn giản, dễ hiểu, có 100% nông dân trong mô hình áp dụng và phòng trừ sâu đục quả đạt hiệu quả và có trên 80% quả không bị nhiễm sâu đục quả. 1118
  19. - Dự án đã tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản theo VietGAP cho 1103 lượt nông hộ trồng bưởi, cam sành. Kết quả tập huấn đã nâng cao được kiến thức về kỹ thuật thâm canh, thu hoạch và bảo quản theo VietGAP cho nông dân trồng bưởi cam sành. - Đã có 4 mô hình sản xuất bưởi và cam sành đã đạt chứng nhận VietGAP - Đã thực hiện nghiên cứu về thị trường bưởi, cam sành. Kết quả nghiên cứu đã được chuyển giao cho nông dân trồng bưởi, cam sành tham gia các tổ hợp tác thông qua 4 lớp tập huấn chuyển giao thông tin thị trường bưởi, cam sành. - Đã khảo sát nhu cầu và khả năng liên kết tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở/DN kinh doanh quả với các tổ hợp tác sản xuất bưởi và cam sành. Đã xây dựng được tờ giới thiệu sản phẩm bưởi, cam sành cho Tổ hợp tác bưởi da xanh Nhơn Thạnh, Tổ hợp tác cam sành Tân Phú Tây và Tổ hợp tác bưởi, cam sành Mỹ Lương; THT bưởi Mỹ Đức Tây. - Đã đào tạo 500 lượt nhà vườn tham gia tập huấn và tiếp nhận các qui kỹ thuật mới được áp dụng vào sản xuất bưởi da xanh, cam sành có hiệu quả cao. - Mô hình liên kết trong sản xuất bưởi và cam sành giúp nông dân nâng cao mức độ am hiểu qui trình sản xuất, sử dụng vật tư và lao động hợp lý và thay đổi tập quán canh tác theo hướng thống nhất qui trình sản xuất, cung cấp quả hàng hóa chất lượng cao và an toàn thực phẩm, góp phần cải thiện môi trường và mang lại kết quả cũng như hiệu quả kinh tế cao hơn so với đối chứng (nông dân không tham gia tổ hợp tác). - Hiệu quả của mô hình bưởi da xanh có thu nhập của nhóm nông dân tham gia trong mô hình liên kết chuỗi giá trị và tiêu thụ tăng lợi nhuận hơn của dự án lợi nhuận tăng 27% hơn mô hình không áp dụng. Sản phẩm hầu hết được doanh nghiệp tiêu thụ trên 80%. Hiệu quả của mô hình cam sành dự án có thu nhập của nhóm nông dân tham gia trong mô hình liên kết chuỗi giá trị và tiêu thụ tăng lợi nhuận hơn của dự án lợi nhuận tăng 39,3% hơn mô hình không áp dụng. Sản phẩm hầu hết được doanh nghiệp tiêu thụ trên 80%. 1119
nguon tai.lieu . vn