Xem mẫu

  1. I. Thông tin chung Tên Đề tài: Xây dựng mô hình sản xuất lúa-thủy sản chất lượng cao gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm cho vùng chiêm trũng Đồng bằng sông Hồng Thời gian thực hiện: từ tháng 12/2015 đến tháng 3/2017 Cơ quan chủ trì: Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông Chủ nhiệm đề tài: Phạm Văn Dân ĐTDĐ: 0975 888 979 Email: phamdanvaas@gmail.com 1. Đặt vấn đề Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có diện tích tự nhiên 21.059,3 km3, chiếm khoảng 6,4% diện tích cả nước, trong khi đó dân số lại bằng 22,8% cả nước (thống kê 2013). Diện tích bình quân đất nông nghiệp/đầu người của vùng thấp, chỉ đạt 470 m2, thấp hơn 2,46 lần so với trung bình cả nước. Dù là vùng kinh tế trọng điểm, tập trung cao độ các Viện nghiên cứu, trường Đại học, nông dân có truyền thống canh tác lâu đời... nhưng sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSH hiện nay vẫn cho hiệu quả thấp. Nguyên nhân chủ yếu là tỷ lệ trồng trọt vẫn ở mức cao (trên 60% năm 2013), trong bản thân ngành trồng trọt lại chủ yếu là lúa nên giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha canh tác rất thấp, chỉ đạt 35,0 - 40,0 triệu đ/ha/năm. Cho dù nông dân ĐBSH có sự chuyển dịch về thành phố và khu công nghiệp nhưng tỷ lệ dân cư nông thôn vẫn ở mức cao (trên 70%), lượng lao động dư thừa lớn. Nếu không có hướng giải quyết sẽ gây ra các hậu quả không lường trước được về kinh tế-xã hội. Bên cạnh đó, hàng năm vùng còn mất đi hàng chục ngàn ha đất nông nghiệp cho đô thị hoá và công nghiệp hoá. Do vậy, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, khai thác lợi thế về thị trường, điều kiện tự nhiên và lao động là yêu cầu cấp thiết. Trong những năm gần đây, mô hình lúa - thủy sản tại một số địa phương trên cả nước đã tỏ rõ sự hiệu quả về nhiều mặt: kinh tế, chính trị xã hội và môi trường sinh thái. Kết quả của các mô hình trên đã góp phần đắc lực vào công cuộc chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp và công cuộc xây dựng nông thôn mới mà chính phủ đã đề ra. Vùng đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước, toàn vùng có 207.858 ha diện tích ruộng ngập úng và 44.499 ha đất ruộng trũng mất trắng (Viện Thiết kế quy hoạc Nông nghiệp, 2006) nên tiềm năng xây dựng mô hình lúa-thủy sản là rất lớn. Tuy nhiên hiện nay hiệu quả sử dụng đất ruộng ngập úng tại các địa phương là chưa cao. Phần lớn người nông dân vẫn chỉ tập trung trồng lúa đơn thuần với rủi ro lớn, hiệu quả thấp. Phần diện tích nhỏ còn lại đã chuyển 1174
  2. sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên hình thức này phần nhiều do sự tự phát của người dân mà ít được chuyển giao công nghệ của các cơ quan nghiên cứu khoa học. Một thực trạng khác cần quan tâm là vấn đề liên kết người dân và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm tránh những thất thoát trong sản xuất ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Các gia đình vẫn chủ yếu sản xuất nông nghiệp theo lối truyền thống, hình thức nuôi nhỏ lẻ, với quy mô hộ gia đình và mang nặng tính chất tự cung tự cấp, đối tượng nuôi chủ yếu là các giống cá truyền thống năng suất, chất lượng thấp. Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”; “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020”; định hướng sử dụng linh hoạt và chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả của chính phủ; ứng dụng các biện pháp KHCN ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay đang là cơ hội lớn cho việc xây dựng và mở rộng mô hình sản xuất lúa-thủy sản có hiệu quả kinh tế cao, bền vững và đáp ứng được mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra các quy trình công nghệ mới về giống, biện pháp kỹ thuật hiện nay trong lĩnh vực trồng trọt và thủy sản rất đa dạng và hiệu quả là cơ sở để xây dựng và phát triển mô hình lúa-thủy sản ra ngoài sản xuất. Xuất phát từ thực tế trên, việc thực hiện dự án: “Xây dựng mô hình sản xuất lúa- thủy sản chất lượng cao gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm cho vùng chiêm trũng Đồng bằng sông Hồng” sẽ góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất của người dân. Dự án vừa có ý nghĩa khoa học, vừa mang tính kinh tế-xã hội, bảo đảm phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, dự án còn tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, góp phần tạo ra bước đột phá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Xây dựng được mô hình khai thác hiệu quả và bền vững vùng chiêm trũng đồng bằng sông Hồng phục vụ chương trình nông thôn mới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xây dựng mô hình canh tác lúa-thủy sản đặc sản, chất lượng cao, có hiệu quả kinh tế cao. - Xây dựng được mô hình liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm.- 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được 3.1. Thực trạng và xác định vùng xây dựng mô hình lúa-thủy sản 1175
  3. 3.1.1. Những thuận lợi trong việc phát triển mô hình canh tác lúa - cá - Được nhà nước, chính quyền các cấp khuyến khích phát triển, có các thông tư, nghị định hướng dẫn rõ ràng. - Điều kiện cơ sở vật chất, hệ thống thủy lợi hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu để triển khai dự án. - Người dân tại các địa phương đã có những kinh nghiệm nhất định sản xuất lúa - cá. - Sản phẩm tiêu thụ khá dễ dàng. - Phù hợp với thực tiễn sản xuất và mong muốn của người nông dân. 3.1.2. Những khó khăn trong việc phát triển mô hình canh tác lúa - cá Tuy người dân đã có kinh nghiệm nhưng trình độ canh tác và hiểu kiết về nuôi cá-lúa còn ở mức thấp, đặc biệt trong lĩnh vực phòng và chữa trị các bệnh cho cá. Đường giao thông tại một số địa phương đi lại còn khó khăn, hệ thống mương thủy lợi đã xuống cấp cần thiết phải được tu sửa khi thực hiện dự án. Thị trường tiêu thụ cá khá dễ dàng nhưng còn phụ thuộc vào thương lái địa phương, có hiện tượng ép giá dẫn đến giá bán sản phẩm thấp. Tại một số điểm triển khai, nguồn điện chưa tới được một số hộ trong vùng lựa chọn thực hiện dự án nên sẽ khó khăn trong quản lý mương, ao nuôi cá và làm chi phí tăng cao. 3.1.3. Kết quả khảo sát, đánh giá tại vùng triển khai Dự án đã khảo sát 4 địa điểm thuộc 3 xã (xã Yên Chính, xã Yên Khánh, xã Yên Đồng). Các địa điểm khảo sát đều thuộc khu vực đồng bằng chiêm trũng điển hình trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, là khu vực có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng để phát triển ngành nông nghiệp và đặc biệt mô hình nuôi cá ruộng trũng. Trên cơ sở các địa điểm được đề xuất, dự án đã phối hợp với phòng Nông nghiệp huyện Yên Mô và huyện Ý Yên kiểm tra thực địa và đánh giá lại sự phù hợp của khu vực triển khai với quy hoạch của địa phương cũng như các ảnh hưởng khác khi triển khai dự án. Bảng: Kết quả phân tích các yếu tố môi trường tại vùng dự định triển khai dự án năm 2016 Các chỉ tiêu môi Xã Yên Khánh Xã Yên Chính Xã Yên Đồng trường Nhiệt độ nước (oc) 23,8 22,8 22,4 Độ trong (cm) 30 30 35 pH 5,4 6,7 7,2 1176
  4. oxy hoà tan (mg/l) 5,4 6,2 5,6 Độ kiềm 98 124 108 Độ dẫn điện (μS/cm) 160 150 170 Phosphorus (mg/l) 0,04 0,03 0,05 Nitrite (mg/l) 0,05 0,05 0,05 Nhận xét: về mặt tổng thể, các yếu tố môi trường nước tại ba địa điểm kiểm tra là phù hợp cho các loài cá nuôi phát triển, đạt tiêu chuẩn về chất lượng nước để nuôi cá của dự án. 3.2. Xây dựng mô hình canh tác lúa-thủy sản 3.2.1. Xây dựng mô hình 1 vụ lúa-1 vụ cá Số lượng cá và mật độ từng loài cá thả tại xã Yên Khánh và xã Yên Đồng là giống nhau. Cụ thể số lượng con và mật độ thả tại 2 mô hình là: cá Trắm cỏ 17.500 con (mật độ thả là 0,175 con/m2), cá Chép 35.000 con (0,35 con/m2), cá Trôi 14.000 con (0,14 con/m2) và cá Mè là 3500 con (0,035 con/m2). Mật độ thả chung cho tất cả các loài cá nuôi là 0,7 con/m2 tổng diện tích canh tác lúa + thủy sản. Bảng 1. Mật độ, số lượng và tỷ lệ % từng loài cá thả trong mô hình Xã Yên Khánh Xã Yên Đồng Tỷ lệ % loài Loài cá thả Số con/ Số con/ cá thả Mật độ * Mật độ* 20 ha 20 ha Trắm cỏ 25 35.000 0,175 35.000 0,175 Chép lai 50 70.000 0,35 70.000 0,35 Trôi Ấn 20 28.000 0,14 28.000 0,14 Mè trắng 5 700 0,035 7000 0,035 Bảng 2 cho thấy: Các loài cá trong mô hình đều tăng trưởng khá. Khối lượng trung bình từng loài cá thả ban đầu giữa hai xã Yên Đồng và Yên Khánh là không có sự sai khác. Tuy nhiên khối lượng trung bình của từng loài cá khi thu hoạch là có sự sai khác. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của cá Trắm cỏ tại xã Yên Đồng (1.954 gam/con/năm) là nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng của cá Trắm cỏ nuôi tại xã Yên Khánh (1.820 gam/con/năm). Ngược lại, tốc độ tăng trưởng của cá Chép, cá Trôi, cá Mè tại xã Yên Đồng lại thấp hơn (p < 0,05) so với xã Yên Khánh. Bảng 2. Tỷ lệ sống và tăng trưởng trung bình (gam/con) của các loài cá nuôi tại mô hình 1 vụ lúa-1 vụ cá 1177
  5. Tỷ lệ thả KL cá TB khi thả KL cá TB khi thu Tăng trọng TB Loài cá nuôi (%) (gam/con) hoạch (gam/con) (gam/con/năm) Yên Khánh Trắm cỏ 25 200,6 ± 4,4 1.920 ± 92,5 1.820 Chép 50 90,2 ± 4,6 1.547 ± 107,1 1.457 Trôi 20 80,5 ± 3,9 1.044 ± 89,9 964 Mè trắng 5 204,6 ± 6,6 1.324 ± 111,8 1.220 Yên Đồng Trắm cỏ 25 204,4 ± 6,0 2.058 ± 110,4 1.954 Chép 50 98,2 ± 3,7 1.598 ± 129,5 1.500 Trôi 20 92,5 ± 4,5 1.012 ± 112,5 920 Mè trắng 5 206,2 ± 7,6 1.354 ± 110,1 1.248 ANOVA: Mức độ ý nghĩa p < 0,05. Mặc dù tỷ lệ sống trung bình của cá nuôi tại xã Yên Khánh (82%)vàxã Yên Đồng (82,3%) là như nhau nhưng năng suất cá trung bình khi thu hoạch tại xã Yên Đồng (4.536 kg/ha) lại cao hơn xã Yên Khánh (4.248 kg/ha). Lý do là loài cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, cho sản lượng chính (Trắm cỏ) ở xã Yên Đồng có tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cá Trắm cỏ nuôi tại xã Yên Khánh. Bảng 3: Tỉ lệ sống (%) và năng suất cá (kg/ha) trong mô hình 1 vụ lúa-1 vụ cá Tỉ lệ sống Sản lượng Năng suất* Loài cá nuôi (%) (kg) (kg/ha/năm) Xã Yên Khánh Trắm cỏ 85 27.352 1.368 Chép 86 41.936 2.097 Trôi 80 11.983 599 Mè trắng 78 3.685 184 Tổng sản lượng (kg) 84.956 Năng suất TB (kg/ha) 4.248 Xã Yên Đồng Trắm cỏ 92 33.910 1.696 1178
  6. Chép 84 44.088 2.204 Trôi 74 9.728 486 Mè trắng 78 2.992 150 Tổng sản lượng (kg) 90.718 Năng suất TB (kg/ha) 4.536 Bảng 4 cho thấy, năng suất trung bình cá nuôi tại xã Yên Khánh là 4,248 tấn/ha/12 tháng nuôi và xã Yên Đồng là 4,536 tấn/năm/12 tháng nuôi, trong khi mục tiêu đề ra của dự án trước khi triển khai là năng suất phải đạt từ 3-3,5 tấn/ha/năm. Như vậy, kết quả của dự án là cao hơn so với mục tiêu dự án tại xã Yên Khánh là 0,478 tấn/ha và tại xã Yên Đồng là 1,036 tấn/ha. Bảng 4: So sánh năng suất cá thu được của dự án với năng suất cá dự kiến trước khi triển khai dự án Năng suất vượt so Địa điểm triển Năng suất cá dự Năng suất cá thực TT với dự kiến khai kiến (tấn/ha) thu (tấn/ha) (tấn/ha) 1 Xã Yên Khánh 3,0-3,5 4,248 0,748 2 Xã Yên Đồng 3,0-3,5 4,536 1,036 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống lúa trong mô hình: Số liệu bảng 5 cho thấy: các giống lúa mới trong mô hình đều cho các chỉ tiêu cấu thành năng suất cao hơn hoặc tương đương các giống đối chứng người dân đang sử dụng. - Tại xã Xã Yên Khánh, huyện Ý Yên, Nam Định, năng suất giống lúa RVT đạt từ 58,3 tạ/ha, giống GL159 đạt 61,4 tạ/ha. So sánh năng suất với giống lúa BT7 ngoài mô hình, các giống lúa RVT, GL159 trong mô hình cho năng suất cao hơn giống BT7 ngoài mô hình 2,2-5,1 tạ/ha. - Tại Xã Yên Đồng, huyện Yên Mô, Ninh Bình, năng suất giống lúa RVT đạt 59,0 tạ/ha, giống lúa LH12 đạt 62,4 tạ/ha, thấp hơn giống lúa lai Nam ưu 209 5,6-9,0 tạ/ha. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của hai giống lúa mới lại cao hơn nhiều so với giống đối chứng. Hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác lúa – cá: mô hình canh tác lúa - cá cho thu nhập từ 192,405 - 202,440 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu được từ 59,197 - 68,632 triệu đồng/ha, cao hơn mô hình đối chứng 2 vụ lúa của người dân từ 3,0 – 3,3 lần. Bảng 5. Hiệu quả từ mô hình nuôi kết hợp 1 vụ lúa-1 vụ cá so với mô hình lúa chưa chuyển đổi tại các địa phương năm 2016 Đơn vị tính: 1000 đồng 1179
  7. MH 2 vụ lúa MH 1 lúa – 1 cá Hạng mục Yên Khánh Yên Đồng Yên Khánh Yên Đồng 1. Chi phí đầu tư/ha 40.000 42.000 133.208 133.808 - Đầu tư sản xuất lúa xuân 24.000 24.500 24.000 24.600 - Đầu tư sản xuất lúa mùa 16.000 17.500 0 0 - Khấu hao KP đầu tư hệ thống 0 0 10.000 10.000 mương, ao giữ cá - Đầu tư con giống 0 0 10.000 10.000 - Đầu tư thức ăn cho cá 0 0 89.208 89.208 2. Năng suất - Năng suất lúa vụ Xuân (kg/ha) 5.610 6.800 5.830 6.240 - Năng suất lúa vụ mùa (kg/ha) 3.450 3.500 0 0 - Năng suất cá (kg/ha) 0 0 4.248 4.536 3. Thu nhập/ha - Thu nhập từ lúa vụ Xuân 33.660 40.800 43.725 43.680 - Thu nhập từ lúa vụ Mùa 24.150 24.500 0 0 - Thu nhập từ cá 0 0 148.680 158.760 4. Tổng thu nhập 57.810 65.300 192.405 202.440 5. Lợi nhuận thu được 17.810 23.300 59.197 68.632 Vượt so mô hình 2 lúa (lần) 3,3 3,0 Ghi chú: Giá cá trung bình 1 kg cá = 35.000 đ, giá trung bình 1kg thức ăn = 14,000 đ, 1 kg giống thương phẩm RVT, BT07, LH12, GL159 = 7.000 đ, 1 kg lúa lai Nam ưu 209 = 6.000 đ, năm 2016. Mô hình canh tác lúa - cá theo công nghệ và quy trình kỹ thuật mới cho thu nhập từ 192,405 - 202,440 triệu đồng/ha. Lợi nhuận thu được từ mô hình đạt 58,597 - 68,632 triệu đồng/ha, cao hơn mô hình đối chứng của người dân (mô hình cũ) từ 13,227 - 19,607 triệu đồng/ha, tương ứng 29,2 - 40,0%. Bảng 6. Hiệu quả từ mô hình nuôi kết hợp 1 vụ lúa - 1 vụ cá so với ngoài sản xuất tại các điểm triển khai dự án Đơn vị tính: 1000 đồng 1180
  8. SX ngoài MH (Người Mô hình mới Hạng mục dân) (Dự án) Yên Khánh Yên Đồng Yên Khánh Yên Đồng 1. Chi phí đầu tư/ha 73.500 77.500 133.808 133.808 - Đầu tư sản xuất lúa 24.000 24.500 24.600 24.600 - Khấu hao KP đầu tư hệ thống 9.000 10.000 10.000 10.000 mương, ao giữ cá - Đầu tư con giống 8.000 8.000 10.000 10.000 - Đầu tư thức ăn 42.500 45.000 89.208 89.208 2. Năng suất - Năng suất lúa vụ Xuân (kg/ha) 5.610 6.800 5.830 6.240 - Năng suất lúa vụ mùa (kg/ha) 0 0 0 0 - Năng suất cá (kg/ha) 2.560 2.735 4.248 4.536 3. Thu nhập/ha - Thu nhập từ lúa vụ Xuân 39.270 40.800 43.725 43.680 - Thu nhập từ lúa vụ Mùa 0 0 0 0 - Thu nhập từ cá 89.600 95.725 148.680 158.760 4. Tổng thu nhập 128.870 136.525 192.405 202.440 5. Lợi nhuận thu được 45.370 49.025 58.597 68.632 Vượt so mô hình cũ (%) 29,2 40,0 Ghi chú: Giá cá trung bình 1 kg cá = 35.000 đ, giá trung bình 1kg thức ăn = 14,000 đ, 1 kg giống RVT, BT07, LH12, GL159 = 7.000 đ, 1 kg lúa lai Nam ưu 209 = 6.000 đ, năm 2016. 3.2.2. Xây dựng mô hình 2 vụ lúa-1 vụ cá Bảng 7 cho thấy, số lượng cá và mật độ từng loài cá thả tại mô hình 2 lúa-1 cá ở xã Yên Chính là cá Trắm cỏ 7000 con (mật độ thả là 0,14 con/m 2), cá Chép 14.000 con (0,28 con/m2), cá Trôi 8750 con (0,175 con/m2), cá Rô phi là 3500 con (0,07 con/m 2) và cá Mè là 1750 con (0,035 con/m2). So với quy trình kỹ thuật và các tài liệu hướng dẫn, mật độ này là phù hợp và đảm bảo cho các loài thủy sản, sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện tại mỗi địa phương. Bảng 7: Thời gian thả, tỷ lệ thả, mật độ, số lượng và kích thước từng loài cá thả 1181
  9. Loài cá Tỷ lệ thả (%) Mật độ thả (con/m2) Số con (20ha) Trắm cỏ 20 0,14 28.000 Chép lai V1 40 0,28 56.000 Trôi Ấn 25 0,175 35.000 Rô phi 10 0,07 14.000 Mè trắng 5 0,035 7.000 Tổng cộng 100 0,7 140.000 Bảng 8 cho thấy, cá Trắm cỏ có mức tăng trưởng là 1.773 gam/con, cá Chép (1.456 gam/con), cá Trôi (927 gam/con), cá Rô phi (626 gam/con) và cá Mè (1.180 gam/con). Với mức tăng trưởng của cá như vậy được cho là nhanh hơn so với các mô hình nuôi thủy sản bán thâm canh khác. Bảng 8. Tăng trưởng trung bình (gam/con) của các loài cá nuôi trong mô hình 2 vụ lúa-1 vụ cá tại Ý Yên, Nam Định Khối lượng cá TB khi Khối lượng cá TB khi Tăng trọng TB Loài cá nuôi thả (gam/con) thu hoạch (gam/con) (gam/con) Trắm cỏ 98,6 ± 4,5 1.852 ± 90 1.773 Chép 41,2 ± 3,2 1.508 ± 105 1.456 Trôi 40,5 ± 3,9 1.068 ± 92 927 Rô phi 10 ± 1,6 676 ± 57 626 Mè trắng 102,6 ± 6,0 1.387 ± 99 1.180 Bảng 9 cho thấy cá Chép, cá Trắm cỏ cho sản lượng khi thu hoạch là cao nhất lần lượt là 36.024 kg và 21.521 kg, tiếp đến là cá Trôi (11.372 kg), cá Rô phi (5.350 kg) và thấp nhất là cá Mè (2.645 kg). Nguyên nhân là cá Chép và cá Trắm cỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, tỷ lệ sống cao hơn so với cá Trôi, cá Rô phi và cá Mè. Thêm vào đó, số lượng cá giống thả của cá Trắm cỏ và cá Chép cũng nhiều hơn so với các loài cá còn lại. Bảng 9. Tỷ lệ sống và tăng trưởng trung bình (gam/con) của các loài cá nuôi tại mô hình 1 vụ lúa-1 vụ cá Loài cá nuôi Tỉ lệ sống (%) Sản lượng (kg) Năng suất (kg/ha/năm) Trắm cỏ 88 21.521 1.076 Chép 85 36.024 1.801 1182
  10. Trôi 76 11.372 569 Rô phi 82 5.350 267 Mè trắng 78 2.645 132 Tổng sản lượng (kg) 76.912 Năng suất TB (kg/ha) 3.846 Bảng 10 cho thấy, năng suất trung bình cá nuôi tại mô hình 2 vụ lúa-1 vụ cá tại xã Yên Chính là 3,846 tấn/ha/12 tháng nuôi, là cao hơn 0,846 tấn/ha so với mục tiêu đề ra của dự án trước khi triển khai (2,5-3,0 tấn/ha/năm). Kết quả này mới chỉ phản ánh năng suất cá sau 12 tháng nuôi, nếu cá của mô hình tiếp tục được nuôi thêm 3 tháng nữa thì năng suất chắc chắn sẽ là cao hơn nữa vì cá nuôi (đặc biệt là cá Trắm cỏ và cá Chép) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở giai đoạn nuôi này. Bảng 10. So sánh năng suất cá thu được của mô hình 2 lúa-1 cá với năng suất cá dự kiến trước khi triển khai dự án Kết quả dự Kết quả thực tế Vượt so với TT Nội dung kiến của dự án dự kiến 1 Thời gian nuôi (tháng) 12 12 - 2 Năng suất cá (tấn/ha/vụ) 2,5-3,0 3,846 0,846 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống lúa trong mô hình: Bảng 11. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa trong mô hình 2 lúa-1 cá vụ Xuân 2016 tại Nam Định. Tỷ lệ Tên Bông/ Bông ∑ hạt hạt P1000 NSTT khóm /m2 /bông NSLT(tạ/ha) giống chắc hạt (g) (tạ/ha) (bông) (bông) (hạt) (%) ĐS1 5,7 228 148 86,3 23,7 69,02 56,2 Nhị ưu 838 (đ/c) 6,4 256 152 85,7 23,3 77,70 61,6 BT7 (đ/c) 5,6 224 148 88,3 21,9 64,11 52,4 - Năng suất lý thuyết: Các giống lúa có năng suất lý thuyết đạt từ 64,1-77,1 tạ/ha, cao nhất là giống nhị ưu 838 (đạt 77,8 tạ/ha), thấp nhất là giống BT7 (đạt 64,11 tạ/ha). - Năng suất thực thu: Năng suất của các giống lúa Nhị ưu 838 đạt cao nhất 61,6 tạ/ha . Giống lúa ĐS1 có năng suất đạt 56,2 tạ/ha, thấp nhất là giống BT7. Năng suất thực thu của giống lúa ĐS1 trong mô hình được lấy bằng phương pháp thống kê 10 hộ ngẫu nhiên tham gia mô hình. 1183
  11. Bảng 12. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa trong mô hình 2 lúa-1 cá vụ Mùa 2016 tại Nam Định. Tên Bông/ Tỷ lệ Bông ∑ hạt P1000 khóm 2 hạt NSLT(tạ/ha) NSTT(tạ/ha) giống /m (bông) /bông(hạt) hạt(g) (bông) chắc(%) GL159 5,6 224 143 84,3 23,4 63,19 53,6 Nhị ưu 838 5,9 236 158 82,7 23,2 71,54 58,2 (đ/c) BT7 4,0 160 153 80,2 21,8 42,80 36,8 (đ/c) Năng suất thực thu của giống Nhị ưu 838 đạt 58,2 tạ/ha cao hơn giống ĐS1 và giống BT7 lần lượt là 4,6 tạ/ha và 21,4 tạ/ha. Năng suất thực thu của giống lúa ĐS1 trong mô hình được lấy bằng phương pháp thống kê 10 hộ ngẫu nhiên tham gia mô hình. Bảng 13. Phân tích hiệu quả, lợi nhuận từ mô hình nuôi kết hợp 2 vụ lúa-1 vụ cá tại Ý Yên, Nam Định năm 2016 Đơn vị tính: 1000 đồng MH 2 vụ lúa MH 2lúa-1cá MH 2lúa-1cá Hạng mục (Ngoài SX) (Ngoài SX) (Trong dự án) 1. Chi phí đầu tư/1ha 52.500 111.260 154.046 - Đầu tư sản xuất lúa Xuân 26.500 24.880 24.640 - Đầu tư sản xuất lúa Mùa 26.000 25.080 24.640 - Khấu hao KP đầu tư hệ thống 0 13.000 14.000 mương, ao giữ cá - Đầu tư con giống 0 8.000 10.000 - Đầu tư thức ăn 0 40.300 80.766 2. Năng suất - NS lúa vụ Xuân (kg/ha) 6.800 6.160 5.620 - NS lúa vụ mùa (kg/ha) 6.400 5.820 5.360 - Năng suất cá (kg/ha) 0 2.480 3.846 3. Thu nhập/1ha - Thu nhập từ lúa vụ Xuân 40.800 36.960 50.580 1184
  12. - Thu nhập từ lúa vụ mùa 41.600 37.830 40.200 - Thu nhập từ cá 0 86.800 134.610 4. Tổng thu nhập 82.400 161.590 225.390 5. Lợi nhuận thu được 29.900 50.330 71.344 Vượt so MH ngoài SX (lần) 2,4 1,4 0 Ghi chú: Giá cá trung bình 1 kg cá = 35.000 đ, giá trung bình 1kg thức ăn = 14,000 đ, 1 kg giống ĐS1 (vụ Xuân) = 9.000 đ, 1 kg giống lúa GL159 = 7.500 đ, 1kg giống Nhị ưu 838 vụ Xuân = 6.000 đồng; vụ mùa = 6.500 đồng năm 2016. Kết quả bảng 13 cho thấy, lợi nhuận thu được mang lại từ mô hình 2 vụ lúa-1 vụ cá tại xã Yên Chính là 71,344 triệu đồng/ha, cao hơn mô hình 2 vụ lúa chưa chuyển đổi của người dân 2,4 lần, tương ứng 138,6% và cao hơn mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ cá ngoài sản xuất 1,4 lần, tương ứng 41,8%. 3.3. Xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất gắn tới tiêu thụ sản phẩm 3.3.1. Các tác nhân tham gia mô hình Để giải quyết được mục tiêu và nội dung của dự án, mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, cá được hình thành trên cơ sở liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị và có sự tham gia của các cơ quan, đơn vị (hình 15). Trong hình 15, các tác nhân, tổ chức tham gia mô hình gồm: - Các tác nhân trong chuỗi giá trị (hộ nông dân, HTX, doanh nghiệp) + Các hộ nông dân đang sản xuất tham gia mô hình lúa cá và có Hợp tác xã đứng ra đại diện. + Doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm: Doanh nghiệp, đại lý cung cấp vật tư đầu vào: Thức ăn, lúa giống và phân bón, thuốc BVTV cho cá, lúa - Các cơ quan, tổ chức tham gia hỗ trợ + Cơ quan nhà nước: UBND xã, các cơ quan khuyến nông nhà nước như: Trạm BVTV, Phòng khuyến nông huyện. + Cơ quan khoa học: Trung tâm chuyển giao Công nghệ và Khuyến Nông, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1. 3.3.2. Tổ chức thực hiện 1185
  13. Doanh nghiệp HĐ mua vật tư bao tiêu sản Đ.Lý Trung tâm Đ.lý chuyển Thông Hợp thức tin thị đồng Đ.Lýth Chuyể trương, mua n giao Hợp tác xã Giá m Cung HĐ Chính Tổ Giá quyền địa chức Tư Dịch vụ Hộ Hộ vấn, công Mô hình lúa - cá Hình 1. Sơ đồ mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa – cá theo chuỗi giá trị a) Quy hoạch và tổ chức thực hiện - Căn cứ thực tiễn: Trước khi triển khai dự án, vùng sản xuất lúa - cá là các vùng trũng khó khăn trong sản xuất lúa của hai tỉnh Nam Định và Ninh Bình đều thuộc vùng quy hoạch sản xuất lúa - cá thuộc vùng Quy hoạch chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp... Cơ sở hạ tầng tại khu vực đã khá hoàn thiện. Đường trục chính đã được rải nhựa, phương tiện cơ giới có thể tiếp cận đến sát khu mô hình của hộ để vận chuyển cúng ứng cá giống và tiêu thụ các sản phẩm: Cá tươi sống, lúa. - Thực hiện quy hoạch: Việc quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch sẽ được thực hiện theo trình tự sau: + Xác định các căn cứ xây dựng quy hoạch vùng chuyển đổi: Đất trũng, ngập nước, canh tác một vụ hoặc hai vụ lúa bấp bênh đã được phê duyệt chuyển đôi và nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định. + Xây dựng, thẩm định và phê duyêt kế hoạch đất lúa kém hiệu quả. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) 1186
  14. xây dựng Kế hoạch chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả ở vùng trũng và thương xuyên bị ngập nước và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hội đồng thẩm định, phê duyệt và công bố Kế hoạch quy hoạch. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hội đồng thẩm định, phê duyệt và công bố kế hoạch, quy hoạch vùng chuyển đôi. + Tổ chức thực hiện quy hoạch và xây dựng dự án: Sau quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt, UBND huyện sẽ tổ chức triển khai quy hoạch và thông báo cho các xã triển khai biết để tiến hành thực hiện các nội dung quy hoạch như tuyên truyền, vận động dồn điền đổi thửa, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nội đồng, tạo điều kiện để hợp tác xã, tổ hợp tác và nông dân tổ chức sản xuất theo dự án. Trong bước này, các hoạt động xây dựng dự án và thực hiện quy hoạch sẽ được tiến hành song song để bảo đảm các nội dung quy hoạch như giao thông, thủy lợi được hoàn thành, đáp ứng đủ điều kiện để dự án có thể triển khai được. b) Vận động tuyên truyền tham gia mô hình Tổ chức sản xuất mô hình lúa - cá trong đó có liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị là cách thức tổ chức hoàn toàn mới đối với địa phương. Vì vậy chính quyền và các tổ chức đoàn thể tại địa phương cần tích cực vận động tuyên truyền các hộ tại địa phương tham gia vào mô hình. Các nội dung truyên truyền cần thực hiện gồm: - Vận động nhân dân đăng ký tham gia mô hình, đóng góp công lao động, để đầu tư xây dựng đường nội đồng, kênh mương, lạo vét ao hồ. - Vận động các tác nhân tham liên kết theo chuỗi gồm nông dân, HTX, doanh nghiệp. Phân tích về lợi ích kinh tế cho hộ nông dân, HTX, doanh nghiệp khi tham gia liên kết sản xuất so với phương án không liên kết; vận động các bên đối ứng kinh phí đầu tư vật tư, theo quy định của nhà nước. - Tuyên truyền về vai trò, trách nhiệm của nông dân tham gia mô hình trong việc tuân thủ quy trình sản xuất, thực hiện cam kết trong sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm theo sự tổ chức của HTX. Kết quả của hoạt động tuyên truyền vận động này là bản danh sách các hộ nông dân đăng ký tham gia mô hình, bảng danh sách các hộ nông dân đóng góp tài chính, công lao động khi tham gia thực hiện quy hoạch vùng chuyển đổi. 3.4. Đào tạo, tập huấn và tài liệu hướng dẫn 3.4.1. Xây dựng bộ sổ tay hướng dẫn quy trình sản xuất lúa kết hợp nuôi thủy sản Dựa trên kết quả của dự án: Xây dựng mô hình sản xuất lúa-thủy sản chất lượng cao gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm cho vùng chiêm trũng Đồng Bằng Sông Hồng, Trung tâm Chuyển giao công nghệ & Khuyến nông kết hợp với Viện nghiên cứu Nuôi 1187
  15. trồng thủy sản I xây dựng “Bộ sổ tay hướng dẫn quy trình sản xuất lúa kết hợp nuôi thủy sản”. Bộ sổ tay gồm các nội dung được tóm tắt như sau: - Sơ đồ quy trình canh tác lúa-thủy sản Xây dựng Cải tạo Cấy Chăm sóc Thu và thiết đồng lúa, quản lý hoạch kế ruộng ruộng thả cá nuôi cá nuôi cá 3.4.2.Tổ chức hội thăm quan đầu bờ kết hợp tập huấn cho nông dân Để người dân tham gia mô hình nắm được kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc tốt cho lúa, cá trong mô hình, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I tổ chức 03 lớp tập huấn kỹ thuật với 312 lượt người dân tham gia. Giảng viên bao gồm cán bộ của Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn, có khả năng truyền đạt tốt, tài liệu biên soạn đã truyền tải đầy đủ các kỹ thuật canh tác lúa thủy sản kết hợp. 3.5. Đánh giá hiệu quả dự án 3.5.1. Hiệu quả về kinh tế * Hiệu quả trực tiếp: Hiệu quả kinh tế nổi bật của dự án là tại các khu vực có diện tích ruộng trũng vốn không thể cấy trồng vào mùa ngập úng, không thể trồng được cây vụ đông và không khai thác hết tiềm năng của đất, mặt nước, thì việc nuôi luân canh lúa - cá đã góp phần tăng vụ sản xuất trên cùng một diện tích, từ đó tăng thu nhập cho nông dân, giảm được công làm đất, thuốc bảo vệ thực vật, tăng năng suất lúa là điều rất quan trọng hiện nay. Mô hình canh tác 1 vụ lúa – 1 vụ cá cho thu nhập từ 192,405 - 202,440 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu được từ 59,197 - 68,632 triệu đồng/ha, cao hơn mô hình trồng 2 vụ lúa đơn canh lúa của người dân từ 41,387 – 45,332 triệu đồng/ha, hiệu quả kinh tế gấp 3,0 – 3,3 lần. So với mô hình canh tác lúa – cá ngoài sản xuất, mô hình trong dự án cho lợi nhuận cao hơn từ 13,587 – 19,607 triệu đồng/ha, tương ứng 29,2 – 40,0%. Mô hình canh tác 2 vụ lúa – 1 vụ cá cho thu nhập 225,390 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu được từ 71,344 triệu đồng/ha, cao hơn mô hình trồng 2 vụ lúa đơn canh lúa của người dân 41,444 triệu đồng/ha, hiệu quả kinh tế gấp 2,4 lần. So với mô hình canh tác 2 lúa lúa – 1 vụ cá ngoài sản xuất, mô hình trong dự án cho lợi nhuận cao hơn từ 20,014 triệu đồng/ha, tương ứng 41,8%. * Hiệu quả lâu dài: Dự án triển khai sẽ làm tiền đề mở rộng trên 200 nghìn ha diện tích đất chiêm trũng vùng đồng bằng sông Hồng trong những năm tiếp theo. Đồng thời sẽ tận dụng tài 1188
  16. nguyên đất, nước và nguồn lao động dư giả để biến vùng đất kém hiệu quả này dần dần hình thành vùng sản xuất nông nghiệp đặc thù của vùng với các sản phẩm an toàn cung cấp cho xã hội như các loại lúa gạo chất lượng, các chủng loại thủy sản khác nhau đa dạng và phong phú về sản phẩm. 3.5.2. Hiệu quả về xã hội của dự án Cung cấp cho thị trường sản phẩm cá chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao đời sống cho hộ tham gia mô hình, thúc đẩy phong trào nuôi cá tại địa phương. Thông qua dự án người dân nâng cao được cả năng suất cá và lúa, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái tốt hơn. Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra giám sát và đánh giá trong triển khai mô hình cho cán bộ kỹ thuật các địa phương và chủ nhiệm dự án. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, môi sinh do hạn chế được thuốc bảo vệ thực vật; giảm phân hóa học..., bảo vệ sức khỏe cho người lao động do việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, sản xuất sản phẩm đạt chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành. 3.5.5. Hiệu quả về môi trường Hệ thống canh tác lúa – thủy sản được xem như một dạng IPM, chính hình thức này sẽ giúp cho môi trường canh tác được cải thiện tốt hơn, thông qua việc giảm thiểu sử dụng các chất hóa học và thuốc trừ sâu. Đồng thời chất lượng nước, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp cũng được cải thiện. Bảng 14: Lợi ích của hệ thống canh tác lúa – cá trong mô hình với việc độc canh cấy lúa ngoài sản xuất của người dân Yếu tố so sánh Độc canh cấy lúa Hệ thống lúa - cá Sử dụng đất và nước Chỉ sử dụng cho lúa Sử dụng cho lúa và cá Nguồn và sự kết hợp Không có sự kết hợp giữa Có sự liên kết giữa cá và các nguồn các nguồn khác Vòng quay của các sản Không có sự quay trở lại Có sự quay trở lại của các sản phẩm hữu cơ của các sản phẩm hữu cơ phẩm hữu cơ vào đất Thu nhập Chỉ có thể cung cấp lúa Cung cấp lúa gạo và cá, thu nhập gạo, thu nhập trung bình cao hơn 2 – 3 lần so với cấy lúa Cải tạo đất Không có hoặc ít có vai trò Có tác dụng cải tạo đất do giảm cải tạo đất do sử dụng các lượng sử dụng các loại phân hoá loại phân hoá học, ít sử học (20-30%) và thuốc BVTV (1,5 dụng phân hữu cơ, sử dụng - 2,0 lần). Bổ sung chất hữu cơ từ nhiều thuốc BVTV. thức ăn, chất thải của cá. 1189
  17. Sâu bệnh hại Theo mùa vụ và điều kiện Giảm một số loài sâu hại lúa (rầy cụ thể nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ trĩ) so với mô hình cấy lúa truyền thống. Tác động khác Không - Đa dạng hoá phương thức sản xuất trong nông nghiệp. - Đa dạng hoá sản phẩm, thị trường, chế biến. - Hình thành xu hướng sản xuất mới, hiệu quả và bền vững. 3.6. Tác động của dự án 3.6.1. Tác động đến phong trào xây dựng NTM ở địa phương Dự án triển khai đã mang lại hiệu quả về nhiều mặt và có tác động to lớn đối với sản xuất, góp phần đắc lực trong công cuộc xây dựng NTM tại các địa phương. Cụ thể: - Dự án mang tính đột phá trong việc tổ chức sản suất nông nghiệp tại địa phương theo hướng hàng hóa, gắn kết người nông dân với Doanh nghiệp thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Bình quân mỗi hecta đất canh tác đều trong dự án cho thu nhập cao hơn sản xuất ngoài mô hình khoảng 15,000 triệu đồng/ha. Những kết quả trên đã góp phần nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người nông dân (tiêu chí 10). - Dự án triển khai đã tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn, giúp 100% các hộ tham gia dự án thoát nghèo (5 hộ tham gia dự án), tạo sự ổn định trong sản xuất, nâng cao sức lao động (tiêu chí thứ 11). - Dự án đã hình thành và gắn kết các tổ chức nông dân theo các hình thức hợp tác phù hợp (HTX, Tổ hợp tác). Trong qua trình thực hiện dự án đã hỗ trợ xây dựng 03 mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm lấy trung tâm là các HTX, HTX dịch vụ Nông nghiệp. Qua đó thúc đẩy hoạt động HTX một cách có hiệu quả (tiêu chí 13). - Các kết quả đạt được của dự án về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường đã tạo niềm tin và phấn khởi cho người dân tại địa phương, góp phần ổn định hệ thống chính trị, an ninh, trật tự xã hội được giữ vững (tiêu chí 18, 19). 3.6.2. Tác động đến phát triển mô hình canh tác lúa – thủy sản tại địa phương • Xây dựng các mô hình canh tác lúa – cá hiệu quả, bền vững Dự án đã thu hút trên 100 hộ nông dân tham gia tại các vùng triển khai. Việc triển khai xây dựng các mô hình tại địa phương đã giúp người nuôi tiếp cận được với 1190
  18. quy trình kỹ thuật nuôi kết hợp lúa - cá tiên tiến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, các mô hình được xây dựng khá đa dạng để người dân có thể lựa chọn, ứng dụng và mở rộng trong thực tiễn sản xuất phù hợp với điều kiện của từng vùng, hộ nuôi, mùa vụ nuôi và nhu cầu thị trường về các sản phẩm đầu ra. Trên cơ sở triển khai xây dựng mô hình, dự án đã tiến hành cải tạo 60 ha diện tích ruộng, mương và ao nuôi cá, đào đắp hơn 120.000 m3 ao mương cho các hộ của ba xã Yên Chính, Yên Khánh và Yên Đồng tham gia vào dự án. Đây là nguồn cơ sở vật chất quan trọng để các hộ có thể tiếp tục đầu tư nuôi thủy sản trong thời gian tới. • Tập huấn kỹ thuật, nâng cao kiến thức cho người dân Dự án đã tập huấn cho 312 hộ dân tham gia về kỹ thuật nuôi lúa - cá kết hợp. Những kiến thức về kỹ thuật nuôi, phòng trị bệnh cho cá đã được dự án tập huấn và chuyển giao cho người nuôi cá tại các vùng triển khai dự án. Thông qua các buổi tập huấn, dự án đã giúp cán bộ huyện, xã và người dân nắm rõ hơn các kiến thức từ lý thuyết đến thực tế của quy trình nuôi lúa - cá kết hợp. Người nuôi có thể ứng dụng những kiến thức đã học vào các mô hình nuôi của riêng gia đình mình khi dự án kết thúc. • Xây dựng mô hình liên kết trong sản xuất Dự án đã liên kết được các hộ dân tham gia dự án, tạo thành một nhóm nuôi trồng thủy sản, cùng hỗ trợ nhau về kỹ thuật, công lao động, chia sẻ các tư liệu sản xuất như: máy bơm, máy xục khí, cống tiêu thoát nước, lưới đánh cá...vv.Những người tham gia dự án sẽ là đầu mối để chia sẽ thông tin, kiến thức hiểu biết của mình cho người dân địa phương- những người muốn học hỏi và phát triển nghề nuôi thủy sản. • Nâng cao năng lực nuôi lúa - cá kết hợp Dự án triển khai nhằm nâng cao kiến thức về thực hành với mô hình nuôi kết hợp lúa - cá cho người dân và cán bộ địa phương. Sau một năm thực hiện dự án, những hộ dân tham gia dự án đã có những thay đổi nhất định về kỹ thuật nuôi lúa - cá kết hợp cũng như cách tiếp cận thị trường. Người nuôi nhận thức được việc tiếp cận với nguồn giống có chất lượng và địa chỉ cung cấp có uy tín là rất cần thiết. Các hộ đã nhận thức được vai trò của việc thực hành tốt các bước trong quá trình nuôi. 1191
  19. 4. Kết luận Qua 16 tháng triển khai, dự án đã tiến hành đầy đủ các nội dung công việc và hoàn thành xuất sắc các mục tiêu đề ra. Kết quả của dự án được thể hiện ở những nội dung sau: - Dự án đã tiến hành khảo sát, điều tra bổ sung, đánh giá thực trạng sản xuất lúa cá tại các vùng chiêm trũng đồng bằng sông Hồng; nêu được những thuận lợi và khó khăn trong mô hình canh tác lúa-thủy sản tại các địa phương để từ đó đề xuất những giải pháp triển khai hiệu quả. - Dự án đã chuyển giao thành công quy trình sản xuất lúa - thủy sản đến với người nông dân thông qua việc xây dựng thành công hai mô hình canh tác 1 vụ lúa-1 vụ cá và một mô hình 2 vụ lúa-1 vụ cá trên quy mô 60ha tại các địa bàn triển khai. Tổng thu nhập từ các mô hình đạt từ 192,405 - 225,390 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu được từ 59,197 - 71,344 triệu đồng/ha, gấp 2,4 – 3,3 lần so với mô hình trồng 2 vụ lúa đơn canh và gấp 1,2- 1,4 lần so với mô hình canh tác lúa – cá ngoài sản xuất. - Dự án đã xây dựng 03 mô hình tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm giữa 4 nhà, góp phần ổn định sản xuất và tăng thu nhập cho người nông dân tại các vùng triển khai. - Dự án đã xây dựng được 01 bộ sổ tay hướng dẫn Quy trình sản xuất lúa - thủy sản kết hợp cho cán bộ và người nông dân tại các vùng triển khai. - Dự án đã tổ chức đào tạo, tập huấn cho 312 lượt người dân nắm vững kỹ thuật canh tác lúa-thủy sản. Kết quả của dự án đã có những tác động to lớn về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong sản xuất nông nghiệp tại vùng chiêm trũng đồng bằng sông Hồng, góp phần đắc lực trong công cuộc xây dựng Nông thôn mới tại các địa phương. 1192
nguon tai.lieu . vn