Xem mẫu

  1. I. Thông tin chung Tên Đề tài: Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết sản xuất thâm canh lạc cao sản theo hướng cánh đồng mẫu lớn tại 2 xã xây dựng Nông thôn mới Diễn Thịnh và Diễn Phong huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Thời gian thực hiện: 2016-2016 Cơ quan chủ trì: Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Doãn Hùng ĐTDĐ: Email: 1. Đặt vấn đề Lạc là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh Nghệ An. Ở Nghệ An đang từ sản xuất 1 vụ lạc/năm (vụ Xuân), nông dân đã triển khai thêm vụ lạc Hè Thu và Thu Đông thành 3 vụ/năm. Vụ lạc Hè Thu và Thu Đông chủ yếu sản xuất giống cho vụ Xuân năm sau. Nghệ An đã đưa rất nhiều giống lạc mới như lạc sen lai 75/23, L14, L18, L20, L23, L26 ... cùng các TBKT mới như phủ nilon, IPM... để tăng năng suất. Tuy nhiên, năng suất lạc vụ Xuân (vụ sản xuất hàng hóa chính) bình quân mới đạt từ 25 - 27 tạ/ha. Do các nguyên nhân: Sản xuất lạc ở Nghệ An vẫn theo hình thức nhỏ lẻ, manh mún, trên diện tích 50,0 ha sản xuất lạc có thể có đến vài trăm hộ nông dân tham gia canh tác; Mặc dù quy trình thâm canh lạc đã được hệ thống khuyến nông giới thiệu và phổ biến đến nông dân, nhưng việc áp dụng chưa thật sự đồng đều và đầy đủ trong toàn bộ hệ thống dẫn đến chưa khai thác hết tiềm năng về năng suất và chất lượng lạc. Và một vấn đề rất cần quan tâm ở đây là giống lạc. Bộ giống lạc được người dân sử dụng đều là giống trôi nổi, không có nguồn gốc rõ ràng và ít được kiểm duyệt. Giống thường do người dân tự sản xuất, không tuân thủ theo quy trình sản xuất giống, tự để giống từ vụ trước đến vụ sau, bảo quản không tốt, mất sức nảy mầm ... Các giống đang được sử dụng trên địa bàn hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Dẫn đến, năng suất lạc không đồng đều giữa các hộ và giữa các vùng và còn thấp (chỉ đạt bình quân 2,5 – 2,8 tấn/ha ở vụ Xuân), lạc đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chiếm khoảng 30% tổng sản lượng lạc trong toàn tỉnh, tỷ lệ lạc bị nhiễm nấm Aspergillus Aflavus gây độc tố Aflatoxin còn cao, khó khăn cho xuất khẩu. - Giống lạc mới và quy trình canh tác tiên tiến cho lạc đã được hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học, hệ thống khuyến nông chuyển giao cho địa phương, tuy nhiên việc triển khai thực hiện đồng bộ trên cánh đồng mẫu lớn theo định hướng xây dựng nông thôn mới hầu như chưa được triển khai thực hiện. Diễn Châu là huyện sản xuất lạc trọng điểm của tỉnh Nghệ An. Hiện nay, diện tích lạc của huyện khoảng 3.300,0 ha. Hệ thống giao thông thuận lợi, gần quốc lộ 1A, 1084
  2. liên lạc thuận tiện, đầy đủ đến các xã. Hệ thống điện, nước và các điều kiện khác phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp tương đối hoàn thiện. Hai xã: Diễn Phong và Diễn Thịnh là những xã thuộc quy hoạch xây dựng nông thôn mới của huyện Diễn Châu rất thuận lợi để triển khai thâm canh lạc theo hướng cánh đồng mẫu lớn, áp dụng cơ giới hóa. - Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lạc chưa được triển khai trong sản xuất lạc ở Diễn Châu. Theo khảo sát, gần như 100% các vùng sản xuất lạc ở huyện Diễn Châu, đặc biệt là tại hai xã Diễn Phong và Diễn Thịnh chưa áp dụng bất kỳ một thiết bị máy móc cơ giới hóa nào, toàn bộ quá trình từ làm đất, gieo hạt, che phủ nylon ... đến thu hoạch đều làm thủ công bằng sức người và sức kéo của trâu bò. + Tại xã Diễn Phong đã quy hoạch các cánh đồng có hệ thống đường giao thông nội đồng, kênh tưới tiêu. Nguồn vốn xây dựng do nhân dân tự đầu tư góp đất mở rộng đường và làm kênh mương xây được 4km mương bê tông. Sản xuất lạc chủ yếu ở vụ Xuân, diện tích đạt trên 160ha/năm, năng suất trung bình năm đạt từ 1,84 tấn/ha đến 2,8 tấn/ha/vụ. Bộ giống chủ yếu là các giống L20, L26, L14 và lạc Sen thắt Nghệ An. Các giống này hiện đã và đang xuống cấp, nguồn giống do người dân tự để giống và một phần mua trôi nổi trên thị trường, không có nguồn gốc rõ ràng. + Tại xã Diễn Thịnh hiện đang áp dụng cơ cấu 3 vụ/năm: Vụ Xuân trồng lạc, vụ Hè Thu trồng vừng và vụ Thu Đông sản xuất ngô - lạc, rau màu các loại. Diện tích lạc vụ Xuân đạt 432ha, vụ Thu Đông sản xuất khoảng từ 40 - 50 ha sử dụng để làm giống trong vụ Xuân, tỷ lệ giống đạt rất thấp, khoảng 20-30% sản lượng đạt được. Năng suất lạc vụ Xuân của xã đạt cao hơn xã Diễn Phong, trung bình đạt 30,6 đến 32 tạ/ha. Điều kiện đất đai tương đối bằng phẳng, tập trung thành từng vùng và dễ áp dụng cơ giới hóa. Kỹ thuật thâm canh và tuân thủ quy trình trồng lạc được người dân áp dụng khá tốt, nhưng lượng giống sử dụng khá cao, lên đến 300kg giống/ha/vụ. Dẫn đến tăng chi phí đầu vào, do giá giống tại thị trường 46.000 đồng/kg giống. Chính những lý do trên việc thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết sản xuất thâm canh lạc cao sản theo hướng cánh đồng mẫu lớn tại 2 xã xây dựng Nông thôn mới Diễn Thịnh và Diễn Phong huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An”là rất cấp thiết, giải quyết được yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt là trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nâng cao thu nhập của người dân trên 20%, góp phần xóa đói giảm nghèo, 100% không còn hộ nghèo thông qua xây dựng mô hình liên kết nông dân và doanh nghiệp sản xuất lạc theo hướng cánh đồng mẫu lớn tại xã điểm Nông thôn mới huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. 1085
  3. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Thu nhập của người dân tăng trên 20%; - 01 mô hình nhân giống lạc vụ Thu Đông, quy mô 8,0 ha, năng suất 2,5 tấn/ha, với 80% đảm bảo đủ tiêu chuẩn làm giống phục vụ 02 mô hình thâm canh ở vụ Xuân. - 02 mô hình đại diện cho 2 vùng trồng lạc chính của huyện Diễn Châu, cho năng suất trên 4,0 tấn/ha. Quy mô 30 ha/mô hình (cho vụ Xuân). - Mô hình tổ chức quản lý sản xuất lạc đạt hiệu quả kinh tế tăng trên 20%. - Tập huấn, đào tạo chuyển giao công nghệ cho 500 lượt người dân. 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được 3.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lạc tại vùng dự án Nghệ An luôn là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất lạc với diện tích gieo trồng hàng năm dao động từ 18 -23 nghìn ha, chiếm gần ¼ diện tích lạc của cả nước. Cây lạc được địa phương chú trọng, đánh giá đây là cây trồng mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân. Năng suất trung bình đạt khoảng 2 tấn/ha. Hàng năm, Nghệ An sản xuất lạc ở cả 3 vụ xuân – hè – đông với sản lượng lạc sản xuất ra dao động từ 36-46 nghìn tấn/năm. Diễn Châu là huyện sản xuất lạc lớn nhất của tỉnh Nghệ An. Diện tích đất sản xuất lạc của huyện hàng năm khoảng 3500 ha, chiếm 21% tổng diện tích lạc toàn tỉnh. Do có điều kiện đặc thù về đất đai, khí hậu cộng với kinh nghiệm sản xuất truyền thống lâu đời nên lạc diễn châu nổi tiếng là sản phẩm có chất lượng cao nhất cả nước. Sản xuất lạc của huyện tập trung ở các xã Diễn Kỷ, Diễn Phong, Diễn Thịnh... So với các địa phương khác, lạc Diễn Châu cũng cho năng suất cao hơn với năng suất trung bình đạt từ 2,5 -3 tấn/ha. Chính vì vậy, cây lạc được huyện Diễn Châu xác định là cây trồng chủ lực ở địa phương. Trong các năm từ năm 2010 đến 2014 năng suất lạc của địa phương có nhiều biến động, sở dĩ năng suất thay đổi một phần là bị ảnh hưởng của thời tiết khí hậu dẫn đến tỷ lệ nảy mầm thấp đồng thời sản lượng không cao. Ngoài ra, một số hộ nắm bắt nhu cầu thị trường nhạy biến đã chuyển diện tích đất màu trồng lạc sang trồng các loại cây màu khác có giá trị kinh tế cao hơn như rau màu, dưa hấu. Diện tích trồng lạc tại huyện Diễn Châu khoảng trên 3000 ha và đang có xu hướng giảm trong 2 năm gần đây. Diện tích trồng lạc năm 2014 giảm 7% so với năm 2013. Sản lượng lạc năm 2013 của toàn huyện đạt 8170 tấn giảm 13% so với năm 2014. Giống lạc Sen lai chiếm ưu thế và được người dân ưa chuộng nhất mặc dù năng suất của Sen lai không phải cao nhất trong 4 giống được trồng chủ yếu tại địa phương. Ở vụ Xuân chiếm 58% và vụ Đông chiếm tỉ lệ tương đương 59% cho thấy do đặc điểm giống này có khối lượng 100 hạt 53- 56g, trong khi đó: Các giống L14, L23, L26 chiếm diện tích ít do nguồn giống không có và đặc biệt khối lượng 100 hạt khá cao: từ 58- 61g đối với 2 giống là 1086
  4. L23 và L14; đạt 75- 85g/100 hạt đối với giống L26, trong khi đó tỉ lệ nhân chỉ đạt cao nhất là 73%. Canh tác lạc ở các hộ dân huyện Diễn Châu hiện nay hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời. Đây là một trong những yếu tố làm hạn chế sử ổn định của năng suất lạc tại địa phương, nước là yếu tố rất quan trọng vào giai đoạn ra hoa, vào những năm thuận lợi vào giai đoạn ra hoa có trời mưa, năng suất lạc cao. Những năm bất thuận, không có mưa vào giai đoạn này năng suất thấp. Nhận thấy được điều đấy, một số hộ nông dân đã khoan giếng để lấy nước ngầm tưới cho lạc và một số cây trồng trong cơ cấu đất màu, tuy nhiên số lượng này rất ít. Công lao động phổ thông của người dân phục vụ sản xuất 1ha lạc rất nhiều: (Làm đất: 60 công; lên luống 40 công; Rạch hàng, bón lót phân, trồng, che phủ nilon 60 công ... thu hoạch gồm nhổ lạc và vặt lạc: 120 công. Như vậy, công lao động của người dân bỏ ra khoảng 280 công/ha). Thời điểm thu hoạch lạc vụ Xuân vào tháng 5,6 – đầu mùa mưa cũng là giai đoạn cấy lúa Mùa lên rất thiếu lao động. Khi thu hoạch lạc hoàn toàn bằng thủ công, chủ yếu dựa vào đôi tay của người nông dân lên năng suất lao động rất thấp và thiếu lao động trầm trọng. Bên cạnh đó, do thời tiết mưa nhiều việc phơi và bảo quản lạc rất khó khăn. Để tránh sự thiệt hại năng suất, hạn chế bệnh hại quả và độc tố Aflatoxin làm giảm chất lượng sản phẩm cần thu hoạch lạc đúng độ chín khi số quả già đạt 80- 85% tổng số quả/cây. Thu hoạch xong cần làm sạch, phân loại, phơi khô và bảo quản, trung bình lạc để đạt được độ ẩm cũng như đảm bảo chất lượng cần phơi khô khoảng 5 ngày nắng. Đối với lạc nhân thường các hộ sẽ bóc tay, giá lạc nhân bóc tay thường sẽ cao hơn vì khi để đóng túi hút chân không sẽ không bị mốc và bảo quản lâu hơn so với lạc bóc máy vì lạc bóc máy phải cho thêm một chút nước vào thì mới bóc được. Ngoài ra sản phẩm vỏ lạc được người dân dùng làm nguyên liệu đun, hoặc bán cho các công ty đóng bánh làm nguyên liệu đốt và các nơi mua về làm thức ăn trong chăn nuôi, giá bán trung bình cho 10 kg vỏ là 4 nghìn đồng. Với sản lượng lạc sản xuất ra hàng năm từ 80.000 -90.000 tấn, thị trường tiêu thụ lạc chủ yếu của huyện Diễn Châu là xuất khẩu. Riêng huyện Diễn Châu có 29 đại lý, cơ sở chế biến hàng nông sản; trong đó có hai Doanh nghiệp lớn là Sỹ Thắng và Thái Thịnh chuyên thu mua lạc với số lượng lớn; lượng hàng tiêu thụ mỗi ngày 3 - 4 xe, tương đương 30 - 40 tấn/xe. Đầu vụnăm 2014, giá lạc nhân sơ chế được bán với giá 38 triệu đồng/tấn; thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011 là 40 triệu đồng/tấn. Hiện tại, giá lạc nhân đang giảm dần, lạc nhân loại I là 36.500 đồng/kg, giá lạc nhân xô là 34.500 đồng/kg. Theo Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu, Sở Công Thương Nghệ An, kim ngạch xuất khẩu lạc của huyện Diễn Châu đạt trên 7 triệu USD. Thị trường xuất khẩu chủ yếu hiện nay là Trung Quốc. Việc thu mua và xuất khẩu lạc hiện nay do các đầu lậu và một số doanh nghiệp trong tỉnh thực hiện. Hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm lạc hiện nay chủ yếu do các doanh nghiệp thực hiện mà chưa có sự hỗ trợ của nhà nước. 1087
  5. Đối với hộ sản xuất thì thông tin thị trường rất hạn chế. Một số hộ khi được hỏi về thông tin thị trường thì hầu như không biết, và cũng ít quan tâm đến giá cả trên thị trường, giá biến động như thế nào. Thường thông tin thị trường hộ có là giá sản phẩm tại thời điểm hộ cần bán sản phẩm đó, thông tin đó được hiểu biết qua những đơn vị kinh doanh hay qua hàng xóm theo kiểu truyền miệng. Hộ tham gia hoạt động tiêu thụ lạc chủ yếu vào thời điểm đầu vụ và chính vụ. Hộ thường mua bán theo kiểu “mua đứt bán đoạn” nghĩa là mua sản phẩm dưới dạng vỏ sau đó về sơ chế rồi hoặc bán ngay sản phẩm mới mua về khi thấy giá bán phù hợp và có lãi và lấy vốn tiếp tục kinh doanh. Nhóm hộ có hoạt động sản xuất và kinh doanh bán sản phẩm dưới dạng nhân sơ chế chiếm tỷ lệ cao nhất (73,33%). Nhóm hộ này thường thu gom sản phẩm củ trong vùng và của các vùng lân cận đem về xay vỏ và bán lạc nhân cho các tư thương, cơ sở kinh doanh trên địa bàn hoặc mua lạc củ vùng khác về và bán cho người thu gom khác. Sản phẩm của hộ sản xuất được bán ở các thời điểm đầu, chính, cuối vụ và thời điểm khác. Trong đó ở thời điểm đầu vụ (đầu tháng 5 đến đầu tháng 6) số lượng bán của hộ là lớn nhất chiếm 30.65% với giá bán ở mức cao nhất 27.400 đồng/kg. Bước vào chính vụ (cuối tháng 6 đến đầu tháng 8) tuy giá bán có giảm hơn, trung bình khoảng 23.000 – 24.000 đ/ kg nhưng số lượng bán vẫn nhiều do hộ phải bán để trả chi phí vật tư của vụ trước và mua vật tư cho vụ sau, cuối vụ (tháng 8 đến tháng 9) số lượng, giá bán ở thời điểm này thường thấp và cũng ít hộ bán. Thời điểm khác trong năm, số lượng bán cũng tương đối lớn chiếm 24,04% với giá bán 25.000 đ/kg. Ở nhóm hộ sản xuất sản phẩm được bán ở cả 3 dạng: vỏ (10%), nhân sơ chế (50%), cả hai (40%). Dạng vỏ thường được bán ở đầu vụ là vỏ tươi hoặc hơi khô cho người thu gom. Dạng sản phẩm được bán phổ biến và nhiều nhất là dạng nhân sơ chế, dạng sản phẩm này thường dễ bán và có giá trị hơn khi bán dạng vỏ vì lạc địa phương có thành phẩm cao (80%), chất lượng tốt được thị trường ưa chuộng. Những hộ chọn hình thức bán này thường là những hộ có sản lượng lớn, có thu nhập khá, chủ động về tài chính của gia đình. Hộ quyết định bán sản phẩm khi thấy giá phù hợp. Đối với hộ sản xuất tiêu thụ chủ yếu cho các thu gom và nhà buôn, theo số liệu khảo sát 300 hộ thì có đến 85% số hộ bán trực tiếp cho thu gom thương lái. Lượng hộ để dùng cho gia đình hoặc để giống cho vụ sau vào khoảng 14,03% và còn lại để tặng biếu khoảng 1%. Trong hình thức mua bán thì có đến 95,3% hộ chọn hình thức thanh toán là thanh toán tiền mặt ngay, chỉ có 4,70 % hộ là thanh toán sau bởi thường các hộ bán cho các mối quen và bán liên tục nhiều ngày vì vậy họ thường gom lại vài ngày thanh toán một lần. 3.2. Xây dựng mô hình ứng dụng đồng bộ các giải pháp KHCN sản xuất lạc theo hướng CĐML tại huyện Diễn Châu 3.2.1. Mô hình nhân giống lạc vụ Thu Đông Dự án xây dựng mô hình nhân lạc L23 với quy mô 8,0 ha, năng suất 2,5 tấn/ha, trong đó 80% đảm bảo đủ tiêu chuẩn làm giống phục vụ cho 60 ha mô hình thâm canh ở vụ Xuân. Năng suất lý thuyết trong mô hình đạt 6,066 tấn quả tươi/ha; năng suất thực thu 1088
  6. (năng suất quả khô) của mô hình đạt 2,78 tấn/ha. Các chỉ tiêu về độ sạch, nảy mầm, độ ẩm của lạc giống phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN01- 48:2011/BNNPTNT. Xây dựng mô hình nhân giống lạc theo qui trình cho thu nhập hơn 133,440 triệu đồng/ha, lãi thuần đạt 29.440 triệu/vụ; trong khi đó trồng lạc theo qui trình của nông dân chỉ thu được 79,170 triệu đồng/ha, lãi thuần đạt 6,540 triệu/ha/vụ. So sánh Hiệu quả kinh tế giữa Mô hình nhân giống và mô hình sản xuất lạc của người dân cho thu nhập lãi chênh lệch 22,9 triệu đồng. 3.2.2. Hoàn thiện thiết kế máy canh tác phù hợp với Quy trình thâm canh lạc 5 tấn/ha Trên cơ sở quy trình sản xuất lạc 5 tấn/ha của Viện KHNN Việt Nam, các kết quả của đề tài, dự án do Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch chủ trì thực hiện, dự án tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện gói kỹ thuật phục vụ sản xuất lạc. Nguồn động lực sử dụng Máy kéo 4 bánh KUBOTA công suất 30-35 hp là nguồn động lực được sử dụng liên hợp với toàn bộ các các máy canh tác đồng sử dụng trong dự án. 3.2.3. Mô hình áp dụng công nghệ đồng bộ sản xuất lạc theo cánh đồng mẫu lớn Theo Quyết định số 417/QĐ-UBND ngày 30/1/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy hoạch vùng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất lạc tại Nghệ An, dự án lựa chọn được hai xã: Diễn Phong và Diễn Thịnh là những xã thuộc quy hoạch xây dựng nông thôn mới của huyện Diễn Châu có điều kiện thuận lợi để triển khai thâm canh lạc theo hướng cánh đồng mẫu lớn, áp dụng cơ giới hóa. Xác định được quy mô mô hình là (30,0 ha/điểm/xã) thỏa mãn: - Quy mô vừa để có vùng điển hình cho doanh nghiệp đầu tư đầu vào, thu mua sản phẩm. - Tổ chức sản xuất với quy mô vừa, rút kinh nghiệm để tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu với quy mô lớn hơn. - Quy mô vừa điều kiện canh tác của địa phương, tổ chức ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật đồng loạt. - Định hướng cho việc xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội trước mắt và lâu dài. Nông dân tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật trước khi xây dựng mô hình, cam kết áp dụng triệt để theo quy trình canh tác như trên. Nông dân được phát sổ tay để ghi chép qua trình sản xuất lạc. Đây là cơ sở và nền tảng bước đầu cho việc hoàn thiện Quy trình áp dụng đồng bộ cơ giới hóa sản xuất lạc. Tổng số diện tích triển khai: 60,0 ha trong đó tại xã Diễn Phong là 30,0 ha, xã Diện Thịnh là 30,0 ha. Kết quả áp dụng gói kỹ thuật canh tác lạc áp dụng cơ giới hóa đã được hoàn thiện cho thấy: năng suất lạc tại Diễn Phong đạt trung bình 7,2 tấn lạc tươi (= 4,32 tấn/ha lạc khô), tại Diễn Thịnh đạt trung bình 6,84 tấn lạc tươi (= 4,12 tấn/ha lạc khô). Chi phí vật tư đầu vào của mô hình sản xuất thủ công thấp hơn mô hình áp dụng cơ giới hóa đồng bộ là 9.850.000,0 đồng. Chi phí lao động phổ thông của mô hình sản xuất thủ 1089
  7. công là 38.560.000,0 đồng, trong khi mô hình áp dụng cơ giới hóa là 10.800.000,0 đồng; Như vậy, giảm chi phí sản xuất 27.760.000,0 đồng/ha. Năng suất mô hình áp dụng cơ giới hóa đạt trên 7.020 kg/ha (lạc tươi), cao hơn năng suất của mô hình sản xuất thủ công 1.700 kg do: Mức thâm canh cao hơn, sử dụng chế phẩm dinh dưỡng, mật độ đảm bảo, giảm chi phí BVTV (do cánh đồng dồn điền đổi thửa, phá bỏ bờ ngăn cách giữa các hộ, không còn chỗ cho sâu bệnh hại cư trú…). Giá bán sản phẩm lạc của mô hình áp dụng cơ giới hóa cao hơn 1.800 đồng/kg: Sản phẩm lạc đồng đều, doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ cao hơn giá thị trường tại thời điểm là 1.300 đồng/kg và chi phí cho dịch vụ quản lý HTX là 500 đồng/kg). Do đó, thu nhập của mô hình áp dụng cơ giới hóa đạt 110.916.000,0 đồng/ha cao hơn so với sản xuất đại trà 36.436.000,0 đồng/ha. Bảng 1. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi áp dụng xây dựng mô hình theo cánh đồng mẫu lớn. Tổng Chi phí Tổng Lãi Năng thu thêm chi dòng MBCR Mô hình suất (1.000 (1.000 (1.000 (1.000 (lần) (kg/ha) đ/ha) đ/ha) đ/ha) đ/ha) Sản xuất thủ công 5.320 74.480 17.910 64.860 18.526 Áp dụng cơ giới 7.020 110.916 46.950 2,03 hóa Lãi thuần thu được của mô hình áp dụng cơ giới hóa sản xuất lạc theo CĐML là 63.966.000,0 đồng/ha. Do đó, nếu kết quả Dự án được nhân rộng ra các vùng khác có điều kiện tương tự như ở Diễn Châu khoảng 10.000 ha/năm thì hiệu quả kinh tế thu được sẽ vô cùng lớn. trị số MBCR = 2,03 >2 nên áp dụng cơ giới hóa trong xây dựng mô hình mang lại lợi nhuận cao và được chấp nhận cho phát triển. 3.3. Xây dựng mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ lạc theo chuỗi giá trị 3.3.1. 1090
  8. Doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm Đ.Lý năng Đ.lý Trung tâm Thông tin phân bón Chuyển giao CN thị trương, Hợp đặt hàng; và KN và các Cung ứng đồng thu Đ.Lýthuốc Tư vấn, nguyên vật mua sản liệu BVTV chuyển phẩm.. giao gói kỹ thuật Hợp tác xã Giám sát, hỗ HĐ mua Chính Cung ứng trợ Tổ sản phẩm quyền địa vật tư Giám chức phương sát KT Các cơ quan chuyên môn Hộ SX Hộ SX cấp huyện, 1- 2 Giống lạc Cùng gói kỹ thuật Diện tích: ≥ 30 ha Hình 1: Sơ đồ mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ lạc theo chuỗi giá trị Liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm với tổ chức đại diện của các hộ hiện nay là HTX. Đây là liên kết trụ cột trong mô hình CĐML sản xuất và tiêu thụ lạc theo chuỗi giá trị. Trong liên kết này, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các hộ nông dân thông qua tổ chức đại diện là HTX (có tư cách pháp nhân). HTX đóng vai trò trung gian, điều phối các hoạt động theo hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm với hộ nông dân. Liên kết giữa công ty/ đại lý với Doanh nghiệp để cung ứng các loại vật tư theo nhu cầu của hộ nhằm đảm bảo chất lượng các loại vật tư sử dụng trong CĐML. Liên kết (ngang) của các hộ nông dân. Các hộ nông dân sẽ hợp tác với nhau dưới hình thức hợp tác xã (HTX). HTX có tư cách pháp nhân có thể thực hiện hợp đồng liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ lạc cũng như các hoạt động khác. HTX quản lý và điều hành sản xuất trên CĐML. HTX sẽ đại diện cho hộ nông dân kí hợp đồng với doanh nghiệp tiêu thu lạc cũng như các hợp đồng khác. Ngoài ra, HTX có thể tổ chức cung ứng các dịch vụ phục vụ sản xuất như thủy lợi, làm đất, thu hoạch sản phẩm, cung ứng vật tư đầu vào, cung cấp dịch vụ sản xuất… cho thành viên của HTX và hộ nông dân khác. 1091
  9. Thông qua tổ chức đại diện của mình, giúp các hộ nông dân giảm chi phí sản xuất, chi phí giao dịch; tăng khả năng tiếp cận với công nghệ, nguồn lực sản xuất và thị trường mới; tăng vị thế đàm phán và khả năng cạnh tranh; nâng cao năng lực về tổ chức và nâng cao kiến thức nhờ vào sự chia sẻ kinh nghiệm trong nhóm; chia sẻ rủi ro. Liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ lạc và chính quyền. Chính quyền hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đảm bảo thực hiện hợp đồng giữa doanh nghiệp và HTX được tôn trọng, hỗ trợ dịch vụ công cho doanh nghiệp (khuyến nông, BVTV, đào tạo tập huấn,..). Liên kết giữa HTX, doanh nghiệp và cơ quan cung cấp dịch vụ công. Các cơ quan khuyến nông, BVTV có thể hỗ trợ HTX trong quá trình thực hiện CĐL thông qua mạng lưới khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật, giám sát thực hành kỹ thuật canh tác lúa. Hình thức này có lợi cho cả doanh nghiệp, HTX và cơ quan cung cấp dịch vụ công của nhà nước. Doanh nghiệp không phải thành lập, nuôi một bộ máy phục vụ hỗ trợ kỹ thuật cho liên kết do đó chi phí sẽ rẻ hơn. Ngoài ra, các quy định của nhà nước về sản xuất lạc được mạng lưới khuyến nông kịp thời cung cấp cho doanh nghiệp, HTX và vận dụng áp dụng vào thực tế. Đối với cơ quan khuyến nông, vừa có thêm nguồn thu dịch vụ, vừa kết hợp hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn. Liên kết giữa nhà khoa học và các tác nhân khác trong mô hình CĐL. Tác nhân đóng vai nhà khoa học trong mô hình là Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông và Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch. Đây là hai đơn vị chuyển giao gói kỹ thuật áp dụng trong cánh đồng lớn giúp cơ giới hóa các khâu trong sản xuất lạc. Giống lạc mới và kỹ thuật canh tác cũng được các đơn vị này chuyển giao cho HTX và hộ sản xuất góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra công nghệ sau thu hoạch cũng được chuyển giao cho doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra để giúp doanh nghiệp chủ động trong sơ chế, chế biến sản phẩm theo nhu cầu thị trường. Trong mô hình, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm được hỗ trợ và chuyển giao công nghệ sấy nông sản sử dụng để sấy lạc. Nội dung xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất lạc theo cánh đồng lớn có liên kết theo chuỗi giá trị tại hai xã Diễn Phong và Diễn Thịnh đã đạt được một số kết quả như sau (chi tiết thể hiện trong các chuyên đề kèm theo báo cáo): 1) Hỗ trợ địa phương xây dựng được mô hình tổ chức sản xuất lạc theo cánh đồng lớn có liên kết để triển khai dự án, trong đó xác định vai trò của các tác nhân trong chuỗi giá trị, vai trò hỗ trợ của các bên; các bước triển khai mô hình CĐML trên thực tế. 2) Hỗ trợ HTX xây dựng quy chế hoạt động, trong đó: xác định vai trò của bộ máy quản lý HTX với công tác điều hành sản xuất tại mô hình cánh đồng lớn; quy định về quy tắc cung ứng dịch vụ, mức giá cung ứng dịch vụ đầu vào, trách nhiệm của xã viên tham gia mô hình, cơ chế chi trả chi phí quản lý từ nguồn thu dịch vụ, cơ chế phân chia lợi nhuận của hợp tác xã. 1092
  10. 3) Hỗ trợ HTX xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh theo quy định của Luật HTX 2012. Trong đó, xác định các hoạt động chính của HTX đến năm 2018, phân tích thị trường, dự kiến doanh thu, chi phí và lợi nhuận; đánh giá hiệu quả đầu tư thiết bị cơ giới phục vụ canh tác và giải pháp thu hút vốn đầu tư, các giải pháp triển khai phương án sản xuất lạc theo mô hình CĐML. 4) Hỗ trợ HTX quản lý, giám sát sản xuất dựa trên hồ sơ theo dõi sản xuất lạc. 5) Hỗ trợ HTX Diễn Phong và HTX Nam Thịnh ký hợp đồng với Doanh nghiệp Sỹ Thắng trong sản xuất và tiêu thụ lạc trên mô hình CĐML. 6) Hỗ trợ HTX, Doanh nghiệp xây dựng logo, biển quảng cáo, hệ thống nhận diện để từng bước quảng bá hình ảnh, thương hiệu của HTX cũng như mô hình CĐML. 7) Đánh giá được kết quả triển khai mô hình tổ chức sản xuất lạc theo hướng CĐML; hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, xã hội của các giải pháp KHCN ứng dụng vào dự án; tổng kết và rút kinh nghiệm về cách thức và các bước triển khai mô hình CĐML cho sản xuất lạc tại Nghệ An. Mô hình liên kết tổ chức sản xuất giữa 4 nhà: nhà quản lý, nhà nông, nhà khoa học và Doanh nghiệp đã tạo thành mối liên kết – thông qua các Hợp đồng, phương án sản xuất, theo dõi, ghi chép ... Đây là yếu tố tác động lớn đến sự chuyển dịch kinh tế ở khu vực nông thôn, tạo ra những vùng chuyên canh tập trung và sản xuất có kế hoạch. Nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý phù hợp với phương thức sản xuất theo CĐML. 3.4. Tổ chức tập huấn, đào tạo, hội nghị, hội thảo và thông tin, tuyên truyền Dự án đã tổ chức 14 lớp tập huấn và đào tạo phục vụ cho các nội dung của dự án cụ thể như sau: - Về lĩnh vực trồng trọt: Dự án đã tập huấn cho 12 lớp về quy trình kỹ thuật nhân giống lạc và quy trình kỹ thuật sản xuất lạc đạt 5 tấn/ha để phục vụ xây dựng mô hình nhân giống lạc trong vụ Thu Đông và xây dựng mô hình ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học công nghệ sản xuất lạc theo hướng cánh đồng mẫu lớn cho 480 hộ nông dân ở hai xã (xã Diễn Phong và Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An). Sau các lớp tập huấn, các học viên đã nắm được quy trình kỹ thuật sản xuất hạt giống lạc phục vụ cho quá trình nhân giống và quy trình kỹ thuật sản xuất lạc năng suất cao. Từ đó, họ có thể áp dụng vào thực tiễn sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc. Tóm lại, trong lĩnh vực trồng trọt: + Số lớp tập huấn: 12 lớp. + Số lượng các hộ nông dân tham gia: 480 hộ (40 người/lớp). + Thời gian triển khai: năm 2014 (3 lớp) và 2015 (9 lớp). - Về lĩnh vực cơ giới hóa và bảo quản, chế biến sau thu hoạch: Dự án đã đào tạo cho 20 học viên là nông dân (công nhân của doanh nghiệp) của hai xã Diễn Phong và Diễn 1093
  11. Thịnh (mỗi xã 10 người) về sử dụng, sửa chữa máy cơ giới canh tác lạc trong sản xuất lạc cơ giới hóa và đào tạo, tập huấn cho nông dân, công nhân sử dụng thành thạo các loại thiết bị bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Quá trình tập huấn được Trung tâm triển khai lên kế hoạch từ khâu tổ chức lớp học đến mời giảng viên tập huấn. Người nông dân được tập huấn về kỹ thuật canh tác lạc có sử dụng thiết bị cơ giới hóa, quy trình kỹ thuật nhân giống trong sản xuất giống lạc chất lượng, Giảng viên đều là những chuyên gia/cán bộ giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn, am hiểu về công tác khuyến nông và có khả năng truyền đạt tốt nên hiệu quả của công tác tập huấn là khá rõ nét. Nội dung và chất lượng các buổi tập huấn được người dân và các cấp, ban, ngành đánh giá cao. Trong 2 năm 2014-2016, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông đã tổ chức được 03 hội nghị đầu bờ thăm quan và đánh giá kết quả thực hiện Dự án với tổng số trên 200 lượt đại biểu tham gia tại 2 xã Diễn Phong và Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Thành phần bao gồm: Ban Chương trình Nông thôn mới, vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường – Bộ Nông nghiệp và PTNT, viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm Chuyển giao công nghệ & Khuyến nông, Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An, Phòng NN&PTNT huyện Diễn Châu, Trạm Khuyến nông huyện Diễn Châu, báo Nghệ An, đài truyền hình của tỉnh cùng đại diện lãnh đạo địa phương, các hộ nông dân tham gia mô hình,… Tại các buổi hội nghị đầu bờ, các đại biểu đánh giá cao kết quả của Dự án, các thiết bị cơ giới hóa sử dụng trong Dự án thể hiện ưu điểm giảm chi phí đầu vào (giảm công làm đất, gieo hạt,…), năng suất và chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao. Đa số các đại biểu địa phương tham dự đều đánh giá cao và có ý muốn tiếp nhận, nhân rộng mô hình sản xuất lạc cơ giới hóa ở các vụ tiếp theo. Phóng viên Báo nông nghiệp Việt Nam và Đài Truyền hình tỉnh Nghệ An đã có mặt và ghi nhận các kết quả của Dự án đưa tin tuyên truyền nhân rộng cho các địa phương lân cận. Ngoài các Hội nghị đầu bờ, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông cũng đã tổ chức được 02 Hội thảo khoa học về nghiệm thu, đánh giá các thiết bị canh tác (18/01/2016) tại cánh đồng thuộc xã Diễn Phong và nghiệm thu đánh giá các thiết bị bảo quản, chế biến sau thu hoạch (20/4/2016) tại Doanh nghiệp tư nhân Sỹ Thắng. Thành phần tham gia Hội nghị nghiệm thu bao gồm: Hội đồng khoa học, Lãnh đạo Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An, Trạm Khuyến nông huyện Diễn Châu,…. và đại diện lãnh đạo địa phương, cán bộ kỹ thuật, các hộ nông dân tham gia mô hình,…Tại các buổi hội thảo rất nhiều đại biểu phát biểu và đánh giá cao về các thiết bị cơ giới hóa áp dụng trong Dự án, đặc biệt là trong sản xuất lạc quy mô lớn áp dụng cơ giới hóa phục vụ xuất khẩu tại Nghệ An. 3.5. Tác động dự án 1094
  12. - Kết quả mô hình là động lực có tính đột phá trong việc tổ chức sản suất với quy mô cánh đồng mẫu lớn, sản xuất hàng hóa tập trung với số lượng lớn, gắn kết với Doanh nghiệp thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa Hợp tác xã và doanh nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. - Cơ giới hóa trong canh tác lạc, trên cánh đồng mẫu lớn: giải phóng sức lao động, giảm chi phí nhân công, qua đó giải phóng sức lao động của người dân theo đúng tiêu chí thứ 11 trong 19 tiêu chí nông thôn mới. - Thông qua các Hội nghị, tham quan, đánh giá trên mô hình; các lớp đào tạo, tập huấn cho tất cả các hộ nông dân, cán bộ khuyến nông sẽ tư duy, tiếp thu nhanh và hiểu được lợi ích khi tham gia xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn: Tăng thu nhập nhờ tăng năng suất, giảm chi phí, hạ giá thành, lợi nhuận thu được cao hơn so với trước đây; Tăng tính cộng đồng, hạn chế chênh lệch giữa các hộ trong canh tác; vật tư đầu vào được cung ứng tốt, kịp thời; áp dụng kỹ thuật cơ giới hóa đồng bộ; giảm chi phí các dịch vụ làm đất, tưới nước, gieo trồng, thu hoạch; Sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường; tăng khả năng cạnh tranh... - Xây dựng cánh đồng mẫu lớn gắn kết và hình thánh các tổ chức nông dân theo các hình thức hợp tác phù hợp (HTX, Tổ hợp tác), qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác tại địa phương, góp phần thực hiện thành công tiêu chí phát triển hình thức kinh tế hợp tác có hiệu quả trong 19 tiêu chí nông thôn mới. - Trên cơ sở kết quả dự án, cơ quan chủ trì đã xây dựng dự án: “Xây dựng mô hình sản xuất lạc áp dụng cơ giới hóa tại các vùng trồng chính” trong chương trình khuyến nông và đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt thực hiện tiếp tục trong 3 năm 2017 – 2019. 3.5. Bài học kinh nghiệm Từ kết quả thực hiện, bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức xây dựng mô hình CĐML được rút ra như sau: - Một là, cần thực hiện kịp thời công tác tuyên truyền, vận động tham gia xây dựng cánh đồng lớn. Các nội dung truyên truyền cần triển khai gồm: chính sách và quy định về sản xuất theo CĐML; vận động nông dân dồn điền đổi thửa, sản xuất tập trung trên cùng một cánh đồng lớn; yêu cầu đối ứng của nhân dân, địa phương, doanh nghiệp khi tham gia mô hình; vai trò của chính quyền; sự đóng góp của địa phương, hợp tác xã; cách thức huy động vốn đối ứng của địa phương. Để nông dân tham gia chủ động và có trách nhiệm cao thì nội dung tuyên truyển cần phân tích rõ được hiệu quả kinh tế mang lại do dồn điền đổi thửa, sản xuất tập trung theo cánh đồng lớn, lợi nhuận từ liên kết với doanh nghiệp. - Hai là, công tác quy hoạch cánh đồng lớn phải gắn với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu hàng hóa. Quá trình quy hoạch cánh đồng lớn phải do UBND huyện thực 1095
  13. hiện theo quy định nhằm đảm bảo tính khả thi. Tiếp theo, tiêu chí cánh đồng lớn cho sản phẩm lạc cần phù hợp với thực trạng sản xuất của địa phương, có diện tích tối thiểu là 20 ha, có khả năng mở rộng quy mô trong vùng nguyên liệu là 100 ha; vùng quy hoạch phải có sự đồng thuận của nông dân, xây dựng cơ sở hạ tầng tốt để đưa cơ giới hóa vào sản xuất. - Ba là, làm tốt công tác tổ chức sản xuất trên cánh đồng lớn là yếu tố then chốt dẫn đến sự thành công của mô hình. Trước tiên cần xác định rõ chuỗi giá trị chủ lực của sản phẩm để xác định các tác nhân tham gia, đơn vị tổ chức nông dân sản xuất. Để hợp tác xã có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ tổ chức nông dân sản xuất thì nội dung hỗ trợ nâng cao năng lực cho HTX trước khi dự án triển khai là rất cần thiết. Tiếp theo, cần triển khai các thỏa thuận liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị thông qua hội nghị triển khai dự án và ký kết hợp đồng, có sự chủ trì của UBND cấp huyện và sự tham gia của UBND xã để tạo nên sự ràng buộc về mặt pháp lý cũng như xây dựng trách nhiệm của các bên liên quan. Cuối cùng, quá trình tổ chức sản xuất sẽ do cơ quan đại diện nông dân, mà nòng cốt là HTX thực hiện. - Bốn là, cần xác định được vai trò của các cơ quan nhà nước, cụ thể: UBND cấp xã có vai trò: xây dựng quy hoạch vùng CĐML; tuyên truyền, vận động nông dân tham gia sản xuất theo CĐML; triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất (đường giao thông nội đồng, hệ thống kênh mương tưới, tiêu nước,…); hỗ trợ thành lập và hỗ trợ hoạt động của các tổ chức nông dân (HTX, THT); xác nhận hợp đồng liên kết và giám sát tuân thủ hợp đồng của các bên; hỗ trợ cung ứng dịch vụ công cho hộ nông dân tham gia CĐML như dịch vụ hành chính, khuyến nông, BVTV... - Năm là, cần triển khai các giải pháp vĩ mô để hỗ trợ doanh nghiệp chủ động tham gia xây dựng mỗi liên kết với nông dân. Trong dự án trên, bước lựa chọn doanh nghiệp có năng lực là rất quan trọng bởi đây sẽ là bước chuẩn bị cho tổ chức sản xuất lạc với quy mô vùng nguyên liệu lớn, gắn với xuất khẩu. Các hỗ trợ cho doanh nghiệp về hệ thống máy móc sơ chế, kho bãi phải xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại với các thị trường quốc tế. 4. Kết luận 1. Đã điều tra đánh giá được Hiện trạng sản xuất, tiêu thụ lạc, nêu được khó khăn, tồn tại, hạn chế và cơ hội trong sản xuất và tiêu thụ lạc tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An: - Diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng như cơ cấu mùa vụ, sản xuất còn manh mún; - Sản xuất lạc đa số là thủ công, vẫn sử dụng “con trâu, cái cuốc và sức người là chính”; Tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa còn rất thấp, chưa hình thành tập trung được vùng cánh đồng lớn để đưa máy móc vào sản xuất. 1096
  14. - Bộ giống lạc sử dụng trôi nổi, chất lượng giống không đảm bảo, không được cơ quan có thẩm quyền kiểm duyệt; Chủ yếu là trao đổi giữa các hộ và tự để nguồn giống; - Sản xuất lạc theo quy trình kỹ thuật khuyến cáo còn thực hiện chưa tốt. Năng suất và chất lượng lạc phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Chi phí đầu vào cao và thiếu lao động khi thu hoạch; - Công nghệ thu hoạch, chế biến bảo quản còn lạc hậu và manh mún dẫn đến chất lượng lạc sau thu hoạch không được đảm bảo. - Nhu cầu của hộ hiện nay ngoài việc vay vốn trong sản xuất mở rộng thị trường 79,49% các hộ có nhu cầu. Ngoài ra tỷ lệ yêu cầu cải tạo giống lạc chiếm 77,49% và nhu cầu cơ giới hóa là 87,6% trong sản xuất. - Thiếu thông tin thị trường, thông tin thị trường không đầy đủ và nguồn thông tin kém chất lượng là nguyên nhân làm cho người sản xuất và kinh doanh gặp nhiều rủi ro trong tiêu thụ lạc và hoạt động của chuỗi thị trường lạc; - Việc tổ chức triển khai các hợp đồng tiêu thụ với các thị trường tiềm năng và an toàn như Nhật, Nga gặp nhiều khó khăn và thách thức do chi phí sản xuất cao, chi phí vận chuyển lớn trong khi các sản phẩm tương tự của các địa phương khác có sức cạnh tranh tốt hơn về giá. Đối với thị trường Trung Quốc bấp bênh do bị phụ thuộc và không có định hướng rõ, rủi ro cao; - Việc quản lý chất lượng sản phẩm, nhận diện thương hiệu lạc Diễn Châu gặp nhiều khó khăn; - Chưa có sự liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ nên việc tiêu thụ sản phẩm bấp bênh, giá cả không ổn định. 2. Xây dựng được mô hình sản xuất giống, quy mô 8,0 ha, năng suất đạt 2,78 tấn/ha, sản lượng đạt 22,24 tấn, trong đó 89% đạt tiêu chuẩn làm giống. Đảm bảo mục tiêu dự án; 3. Xây dựng được 02 mô hình áp dụng cơ giới hóa sản xuất lạc theo CĐML, giảm chi phí đầu vào 27.760.000,0 đồng/ha nhờ áp dụng cơ giới hóa, hiệu quả kinh tế tăng 21,8%; Giải phóng sức lao động, sản phẩm được doanh nghiệp tiêu thụ 100%…; Quy mô 60,0 ha, sản lượng đạt 252,7 tấn lạc thương phẩm (lạc vỏ), trong đó: + Tại xã Diễn Phong, quy mô 30,0 ha/ mô hình, năng suất 4,32 tấn/ha, sản lượng đạt 129,7 tấn. Đảm bảo mục tiêu dự án; + Tại xã Diễn Thịnh, quy mô 30,0 ha/ mô hình, năng suất 4,05 tấn/ha, sản lượng đạt 121,5 tấn. Đảm bảo mục tiêu dự án; - Tổng số lạc hạt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đạt 158 tấn, chiếm 88,8%, đảm bảo mục tiêu dự án, trong đó: + Lạc đảm bảo xuất khẩu loại I: 120 tấn hạt, chiếm 66,8% 1097
  15. + Lạc đảm bảo xuất khẩu loại II: 38 tấn hạt, chiếm 21,1% 4. Xây dựng 01 mô hình tổ chức liên kết sản xuất lạc giữa 4 nhà, góp phần giúp thu nhập của hộ nông dân tăng lên 21,84%, thu nhập từ sản xuất lạc của hộ tham gia mô hình tăng cao hơn 21,13% so với hộ không tham gia mô hình, góp phần thực hiện thành công tiêu chí phát triển hình thức kinh tế hợp tác có hiệu quả trong 19 tiêu chí nông thôn mới; 5. Tập huấn, đào tạo chuyển giao công nghệ cho 500 lượt người dân, trong đó: Lĩnh vực trồng trọt: 480 người; Lĩnh vực cơ giới hóa và chế biến, bảo quản sau thu hoạch: 20 người. Dự án tổ chức 03 hội nghị trong 2 năm (2014-2016) thu hút trên 200 lượt người tham gia đánh giá kết quả của Dự án và 02 hội thảo nghiệm thu đánh giá các thiết bị cơ giới hóa trong canh tác và trong bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Đại đa số các đại biểu đều đánh giá cao các kết quả đạt được của Dự án và đồng ý tiếp nhận kết quả đạt được, nhân rộng kết quả trong sản xuất vào các vụ tiếp theo. Tài liệu tham khảo Tài liệu Tiếng Việt 95. Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, 2012, Báo cáo tình hình 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dụng nông thôn mới; 96. Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới tỉnh Nghệ An, số 23/BC-BCĐ năm 2016, Báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, giai đoạn 2011-2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016 97. Ban kinh tế Trung ương Đảng, 2001, Chỉ thị 49 về xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới; 98. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2002. Quyết định số 77/2002/QĐ-BNN ngày 28/8/2002 hướng dẫn về mẫu hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa; 99. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2014). Báo cáo tổng kết công tác năm 2014 và Phương hướng nhiệm vụ năm 2015 của ngành kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn; 100. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2014). Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/1013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; 101. Bộ Xây dựng, 2009, Thông tư số 31/2009/TT- BXD về Huơng dẫn xây dựng các công trình xây dựng ở nông thôn; 102. Bùi Tất Thắng, năm 2011, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong xây dựng nông thôn mới, Viện Xã hội học, số 4 (116); 103. Cục kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Bộ NN và PTNT, 2011, Báo cáo tổng kết mô hình phát triển nông thôn mới 1098
  16. 104. Cục trồng trọt, 2012, Báo cáo tổng kết cánh đồng mẫu lớn: Kết quả và những giải pháp, Hà Nội; 105. Cục Trồng trọt, Tiêu chí xây dựng cánh đồng mẫu lớn, Nhà xuất bản nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (tái bản lần 1) 106. Đỗ Kim Chung, 2002, Một số vấn đề đặt ra và giải pháp xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã, Kỷ yếu khoa học: Nghiên cứu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn 1996-2002, Nhà xuất bản nông nghiệp; 107. Đỗ Kim Chung, 2011, Phương pháp tiếp cận phát triển nông thôn: Vận dụng của Trung Quốc và gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí Kinh tế phát triển, Kinh tế phát triển, 169 (10), tháng 7 năm 2011; 108. Đỗ Kim Chung, 2012, Kết quả khảo sát tình hình triển khai xây dựng mô hình nông thôn cấp xã; 109. Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung, Cánh đồng mẫu lớn trong nông nghiệp: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển, Đại học nông nghiệp Hà Nôi; 110. Đỗ Kim Chung, 2010, Vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa: Quan điểm và những định hướng chính sách, Nghiên cứu kinh tế số 1 (380) tháng 1 năm 2010, Viện Kinh tế Việt Nam, Hà Nội; 111. Hải Hà, 2012, Cánh đồng mẫu lớn: Khó tìm đầu ra; Dân Việt, 30/3/2012; 112. Http://ipsard.gov.vn/news/tID7269_Doanh-nghiep-bo-roi-canh-dong- mau.html 113. Nguyễn Đăng Khoa, năm 2011, Nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Việt nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Viện Xã hội học, số 4 (116); 114. Tăng Minh Lộc, 2012, Phát triển cánh đồng mẫu lớn trong xây dựng nông thôn mới. Báo cáo trình bày tại hội thảo Cánh đồng mẫu lớn, tổ chức tại Hà Nội ngày 18 tháng 7 năm 2012; 115. Nguyễn Trí Ngọc, 2012, Kết quả triển khai mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trong sản xuất lúa của cả nước trong vụ hè thu 2011, Đông xuân 2011-2012 và định hướng phát triển trong thời gian tiếp theo, Báo cáo trình bày tại hội thảo Cánh đồng mẫu lớn, tổ chức tại Hà Nội ngày 18 / 7 / 2012; 116. Nguyễn Danh Sơn, năm 2015, Một số vấn đề kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở nước ta, Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam, số 6; 117. Thủ tướng chính phủ, 2010, Quyết định 800-QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 về Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; 118. Tỉnh Ủy Nghệ An (2012), Chỉ thị 08 – CT/TUngày 08/05/2012 của Tỉnh Ủy tỉnh Nghệ An về công tác dồn điền đổi thửa và khuyến khích tích tụ ruộng đất; 119. Tỉnh Ủy Nghệ An (2016), Báo cáo kết quả 05 năm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 06/6/2011của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh vềđẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 1099
  17. 120. Tỉnh Ủy Nghệ An (2016), Chỉ thị 06 – CT/TUngày 14/6/2016 của Tỉnh Ủy tỉnh Nghệ An về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016 – 2020; 121. UBND Tỉnh Nghệ An, 2009. Quyết định số 75/2009/QĐ-UBND ngày 25/8/2009 về việc khuyến khích tiêu thụ hàng nông sản. 122. UBND tỉnh Nghệ An (2013). Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 15/1/2013 về việc quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình "cánh đồng mẫu lớn’’ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013-2015; 123. UBND tỉnh Nghệ An, 2013. Quyết định số 417/QĐ-UBND ngày 30/1/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch vùng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất lạc tại Nghệ An. 1100
nguon tai.lieu . vn