Xem mẫu

  1. Thông tin chung - Tên Dự án : Xây dựng mô hình liên kết sản xuất, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm từ một số cây dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO (Sa nhân, Sả, Hoắc hương, Cát cánh góp phần phát triển sinh kế và xây dựng nông thôn mới tại hai tỉnh vùng Tây Bắc. - Thời gian thực hiện: 36 tháng (1/2019 - 6/2021). - Cơ quan chủ trì: Công ty THHH giống Lâm nghiệp Tây Bắc - Chủ nhiệm Dự án: TS. Hoàng Thanh Lộc. ĐTDĐ: 0912776701 Email: Loc.hoangthanh@gmail.com 1. Đặt vấn đề Nhằm phát huy lợi thế về nguồn tài nguyên cây thuốc cũng như đảm bảo nguồn dược liệu phục vụ điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân; Nhà nước, ngành y tế và các ngành liên quan đã ban hành hơn 50 văn bản khác nhau và nhận được sự đồng thuận rộng rãi của các doanh nghiệp và cộng đồng. Năm 2013, Chính phủ đã ban hành quyết định 1976 phê duyệt Quy hoạch phát triển dược liệu Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; trong dó, dược liệu được phát triển trên cả 8 vùng trồng chính với diện tích trên 28.000 ha các loài cây dược liệu để cung ứng khoảng 110.0000 tấn dược liệu từ nguồn trồng trọt, đồng thời lựa chọn và khai thác hợp lý các loài dược liệu tự nhiên để cung cấp đủ nguồn dược liệu cho công nghiệp dược, y học cổ truyền, các lĩnh vực khác và xuất khẩu. Đặc biệt, để đảm bảo an toàn cho người dùng dược liệu và thuốc từ dược liệu, tổ chức y tế thế giới đưa ra khuyến nghị thực hành tốt việc trồng trọt và thu hái cây thuốc (GACP-WHO, 2003 = Good Agricultural and Collection of medicinal plants); trong đó, việc trồng cây thuốc phải đảm bảo yêu cầu về giống, về quy trình trồng, sơ chế sau thu hoạch để có được sản phẩm dược liệu tốt và an toàn nhất. 5 loài cây dược liệu Sa nhân, Sâm cau, Sả, Hoắc hương, Cát cánh là những loài cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao đã được nghiên cứu và gây trồng ở nước ta. Tuy nhiên, tại mỗi vùng cần được ưu tiên đầu tư khoa học công nghệ về giống, kỹ thuật trồng, phân bón thích hợp cho từng loài và cần có mô hình tổ chức sản xuất phù hợp. Hai tỉnh Điện Biên và Hòa Bình thuộc vùng Tây Bắc của nước ta, có nhiều tiểu vùng sinh thái có điều kiện khí hậu đất đai phù hợp với việc gây trồng nhiều loài cây dược liệu, trong đó 5 loài cây dược liệu: Sa nhân, Sâm cau, Sả, Hoắc hương, Cát cánh là những loài cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, dự án “Xây dựng mô hình liên kết sản xuất, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm từ một số cây dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO (Sa nhân, Sả, Hoắc hương, Cát cánh 557
  2. góp phần phát triển sinh kế và xây dựng nông thôn mới tại hai tỉnh vùng Tây” là thực sự cấp thiết để góp phần thực hiện quyết định 1976 của Chính phủ, góp phần phát triển kinh tế xã hội trong xây dựng nông thôn mới tại hai tỉnh vùng Tây Bắc. 2. Mục tiêu dự án 2.1. Mục tiêu chung Xây dựng được mô hình liên kết sản xuất, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm từ một số cây dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO (Sa nhân, Sâm cau, Sả, Hoắc hương, Cát cánh) góp phần phát triển sinh kế và xây dựng nông thôn mới tại hai tỉnh vùng Tây Bắc (Điện Biên và Hòa Bình). 1.2. Mục tiêu cụ thể 1/ Hoàn thiện quy trình nhân giống, trồng, thu hoạch, sơ chế và bảo quản 5 loài cây dược liệu (Sa nhân, Sâm cau, Sả, Hoắc hương, Cát cánh) theo tiêu chí GACP tại tỉnh Điện Biên và Hòa Bình. 2/ Xây dựng 5 mô hinh trồng cây dược liệu quy mô 25 ha, Điện Biên 2 mô hình (Sa nhân, Sâm cau), Hòa Bình 3 mô hình (Sả, Hoắc hương, Cát cánh), mỗi mô hình 5 ha, theo tiêu chuẩn GACP-WHO. 3/ Xây dựng 2 mô hinh liên kết sản xuất, sơ chế, tiêu thụ (Điện Biên 1 mô hình, Hòa Bình 1 mô hình) với sự tham gia của doanh nghiệp để gây trồng, thu hoạch, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO. 4/ Xây dựng được 01 bộ sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất 5 loài dược liệu được chọn (giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản). 5/ Đào tạo 20 cán bộ kỹ thuật (mỗi tỉnh 10 người) và tập huấn cho 300 hộ dân (mỗi mô hình trồng cây dược liệu 60 hộ) để phát triển 5 loài cây dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO. 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt dược 3.1. Hoàn thiện quy trình nhân giống, trồng, thu hoạch, sơ chế và báo quản 5 loài cây dược liệu (Sa nhân, Sâm cau, Sả, Hoắc hương, Cát cánh) tại tỉnh Điện Biên và Hòa Bình 3.1.1. Kết quả thí nghiệm hoàn thiện quy trình 5 loài cây dược liệu Sa nhân, Sâm cau, Sả, Hoắc hương, Cát cánh 3.1.1.1. Kết quả thí nghiệm cây Sa nhân tím i)Thí nghiệm xử lý hạt giống:Công thức xử lý hạt giống Sa nhân tím CT3 (GA3 500 ppm) là tốt nhất, có tỉ lệ hạt mọc mầm 91,33%, tỉ lệ cây sống 96,42%, tỉ lệ cây bị sâu bệnh hại 5,17%, tỉ lệ cây xuất vườn 92,96%. Công thức CT1 (thuốc tím 0,5%) đứng 558
  3. hàng thứ hai, có tỉ lệ hạt mọc mầm 86,33%, tỉ lệ cây sống 94,05%, tỉ lệ cây bị sâu bệnh hại 4,08%, tỉ lệ cây xuất vườn 90,08%. Tuy vậy, trong thực tiễn sản xuất hiện nay, nên sử dụng dung dịch thuốc tím 0,5% để xử lý hạt giống Sa nhân tím vẫn đạt tỉ lệ cây xuất vườn khá cao 90,08% và thuốc tím vừa rẻ tiền vừa dễ mua trên thị trường tại các tỉnh vùng núi. ii) Thí nghiệm phân bón:Công thức phân bón CT1 (25 tấn phân chuồng + 700 kg VS+ 500 kg NPK/ha) có tỉ lệ cây sống cao nhất, đạt 92,00%; tỉ lệ cây bị sâu bệnh hại 4,29%; tỉ lệ cây ra hoa cao nhất, đạt 89,90%; năng suất quả khô cao nhất, đạt 126,7 kg/ha/năm. Do đó, phân bón cho trồng cây Sa nhân tím tại tỉnh Điện Biên có thể sử dụng loại phân bón và liều lượng cho 1 ha như sau: 25 tấn phân chuồng + 700 kg VS+ 500 kg NPK (16:16:8). 3.1.1.2. Kết quả thí nghiệm cây Sâm cau i) Thí nghiệm thời vụ trồng: Công thức CT1 (Thời vụ trồng 30/T3) có tỉ lệ cây sống cao nhất, đạt 94,93%; tỉ lệ cây bị bệnh cháy lá thấp nhất là 2,53%; năng suất củ khô cao nhất, đạt 2.213 kg/ha. Như vậy, thời vụ trồng cây Sâm cau tại tỉnh Điện Biên tốt nhất là vào khoảng 30 tháng 3 dương lịch; cây trồng vào vụ này vừa có tỉ lệ sống cao nhất, tỉ lệ cây bị sâu bệnh hại thấp nhất và năng suất củ khô đạt cao nhất. ii) Thí nghiệm phân bón: Công thức phân bón CT1 (25 tấn phân chuồng + 300 kg phân vi sinh + 500 kg NPK(16:16:8)/ha) có tỉ lệ cây sống cao nhất, đạt 94,67%; tỉ lệ cây bị bệnh cháy lá thấp nhất là 1,97%; năng suất củ khô cao nhất đạt 2.287 kg/ha. Như vậy, phân bón cho trồng cây Sâm cau tại tỉnh Điện Biên có thể sử dụng loại phân bón và liều lượng cho 1 ha như sau: 25 tấn phân chuồng + 300 kg phân vi sinh + 500 kg NPK(16:16:18). 3.1.1.3. Kết quả thí nghiệm đối cây với cây Sả chanh i) Thí nghiệm phân bón: Công thức phân bón CT1 (25 tấn phân chuồng + 300 kg phân vi sinh + 500 kg NPK/ha) có tỉ lệ cây sống cao nhất, đạt 93,33%, tỉ lệ cây bị bệnh rỉ sắt thấp nhất là 5,68%, có năng suất lá tươi cao nhất, đạt 3.997 kg/ha/1 lần thu hái, tương ứng với năng suất tinh dầu đạt 19,2 kg/ha. Do đó, phân bón cho trồng cây Sả tại tỉnh Hòa Bình có thể sử dụng loại phân bón và liều lượng cho 1 ha như sau: 25 tấn phân chuồng + 300 kg phân vi sinh + 500 kg NPK. 3.1.1.4. Kết quả thí nghiệm cây Hoắc hương i) Thí nghiệm thời vụ trồng:Công thức CT1 (Thời vụ trồng 1/T4) có tỉ lệ cây sống cao nhất, đạt 89,42%; tỉ lệ cây bị bệnh xoăn lá thấp nhất là 4,14%; năng suất thân lá khô cao nhất, đạt 3.380 kg/ha. Do đó, thời vụ trồng cây Hoắc hương tại tỉnh Hòa Bình tốt nhất là vào khoảng 1 tháng 4 dương lịch; cây trồng vào vụ này vừa có tỉ lệ sống cao nhất, tỉ lệ cây bị sâu bệnh hại thấp và năng suất thân lá khô cao nhất. ii) Thí nghiệm phân bón:Công thức phân bón CT1 (20 tấn phân chuồng + 500 kg NPK/ha) có tỉ lệ cây sống cao nhất, đạt 91,53%, tỉ lệ cây bị sâu bệnh xoăn lá thấp nhất là 3,50%; năng suất thân lá khô cao nhất, đạt 3.463 kg/ha. Do đó, phân bón cho trồng 559
  4. cây Hoắc hương tại tỉnh Hòa Bình có thể sử dụng loại phân bón và liều lượng cho 1 ha như sau: 20 tấn phân chuồng + 500 kg NPK. 3.1.1.5. Kết quả thí nghiệm đối với cây Cát cánh i) Thí nghiệm thời vụ trồng:Công thức CT1 (Thời vụ trồng 30/T3) có tỉ lệ cây sống cao nhất, đạt 89,33%; tỉ lệ cây bị rệp hại lá và ngọn lá là 4,18%; năng suất củ khô cao nhất, đạt 2.780 kg/ha. Như vậy, thời vụ trồng cây Cát cánh tại tỉnh Hòa Bình tốt nhất là vào khoảng 30 tháng 3 dương lịch; cây trồng vào vụ này vừa có tỉ lệ sống cao nhất, tỉ lệ cây bị sâu bệnh hại thấp và năng suất củ đạt cao nhất. ii) Thí nghiệm phân bón:Công thức phân bón CT1 (25 tấn phân chuồng + 500 kg NPK/ha) có tỉ lệ cây sống cao nhất, đạt 91,87%, tỉ lệ cây bị rệp hại lá và ngọn là 3,20%; năng suất củ khô cao nhất, đạt 2.867 kg/ha. Như vậy, phân bón thích hợp cho trồng cây Cát cánh tại tỉnh Hòa Bình là CT 1: 20 tấn phân chuồng + 500 kg NPK (16:16:8). 3.1.2. Hoàn thiện quy trình nhân giống, trồng, thu hoạch, sơ chế và báo quản dược liệu Sa nhân tím, Sâm cau, Sả chanh, Hoắc hương, Cát cánh Dự án đã xây dựng 5 quy trình kỹ thuật, gồm có: - 01 quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế vào bảo quản dược liệu Sa nhân tím tại tỉnh Điện Biên. - 01 quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế vào bảo quản dược liệu Sâm cau tại tỉnh Điện Biên. - 01 quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế vào bảo quản dược liệu Sả chanh tại tỉnh Hòa Bình. - 01 quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế vào bảo quản dược liệu Hoắc hương tại tỉnh Hòa Bình. - 01 quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế vào bảo quản dược liệu Cát cánh tại tỉnh Hòa Bình. 5 quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế vào bảo quản dược liệu được biện soạn dựa trên kết quả các thí nghiệm hoàn thiện quy trình nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản dược liệu Sa nhân tím, Sâm cau, Sả chanh, Hoắc hương, Cát cánh; kết hợp với tham khảo các tài liệu có liên quan. Nội dung của 5 quy trình kỹ thuật gồm có những mục chính sau: (1) Những quy định chung: Mục tiêu, nội dung; Đối tượng và phạm vi áp dụng. (2) Giải thích từ ngữ. (3) Đặc điểm của cây dược liệu: đặc điểm thực vật, phân bố, đặc điểm sinh thái, giá trị làm thuốc. (4) Kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch dược liệu. (5) Kỹ thuật sơ chế, đóng gói, bảo quản dược liệu. (6) Tiêu chuẩn dược liệu. 5 quy trình kỹ thuật đã có quyết định ban hành ở cấp cơ sở. 3.2. Kết quả xây dựng mô hình trồng cây Sa nhân, Sâm cau, Sả, Hoắc hương, Cát 560
  5. cánh theo hướng tiêu chuẩn GACP-WHO 3.2.1. Hỗ trợ nhà lưới ươm giống, nhân giống - Dự án đã hỗ trợ cột trụ làm vườn ươm, thanh ngang làm mái che để xây dựng vườn ươm cây giống, nhân giống Sa nhân, Sâm cau, Sả, Hoắc hương, Cát cánh. - Công ty TNHH giống Lâm nghiệp Tây Bắc đã hoàn thành xây dựng 01 nhà lưới ươm cây giống, nhân giống vào tháng 5 năm 2019: + Địa điểm của nhà lưới ươm giống, nhân giống: tại vưởn ươm của Công ty TNHH giống Lâm nghiệp Tây Bắc, phường Him Lam, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên. + Diện tích nhà lưới ươm giống, nhân giống: 500 m2. 3.2.2. Xây dựng mô hình trồng cây Sa nhân tím theo hướng tiêu chuẩn GACP- WHO i) Xây dựng vườn giống gốc cây Sa nhân tím - Địa điểm trồng: tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên - Số hộ dân trồng: 1 hộ. - Diện tích: 1.000 m2. - Thời vụ trồng: Đầu tháng 4/2019. - Kết quả vườn giống gốc: Tỉ lệ sống 92%; cây sinh trưởng, phát triển tốt; tháng 7 năm 2021 đã cho thu hoạch 14 kg quả để làm giống. ii) Xây dựng mô hình trồng thâm canh cây Sa nhân tím, diện tích 5 ha - Địa điểm trồng: Tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên và xã Xuân Lao, huyện Mường Ảng; tỉnh Điện Biên. - Diện tích trồng: 5,0 ha tại 2 huyện: huyện Điện Biên 2,5 ha và huyện Mường Ảng 2,5 ha. - Mật độ trồng: 25.000 cây/ha. - Số hộ dân tham gia xây dựng mô hình: 10 hộ. - Thời vụ trồng: Đầu tháng 4/2019. - Kết quả mô hình trồng thâm canh: Năng suất trung bình quả khô của mô hình trồng thâm canh cây Sa nhân tím diện tích 5 ha tại Điện Biên đạt 110 kg/ha. Theo chỉ tiêu sản phẩm trong Mục 17.Sản phẩm của dự án (trong Thuyết minh dự án): mô hình trồng Sa nhân tại Điện Biên đảm bảo năng suất đạt 100 kg/ha. Như vậy, mô hình trồng thâm canh cây Sa nhân tím của dự án đã triển khai tại Điện Biên đạt yêu cầu về năng suất. 561
  6. 3.2.3. Xây dựng mô hình trồng cây Sâm cau theo hướng tiêu chuẩn GACP-WHO i) Xây dựng vườn giống gốc cây Sâm cau - Địa điểm trồng: tại xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. - Số hộ dân trồng: 1 hộ. - Diện tích: 1.000 m2. - Thời vụ trồng: Cuối tháng 3/2019. - Kết quả vườn giống gốc: Tỉ lệ sống 91%, cây sinh trưởng, phát triển tốt. ii) Xây dựng mô hình trồng thâm canh cây Sâm cau, diện tích 5 ha - Địa điểm trồng: Tại xã Thanh Yên, huyện Điện Biên và xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng;tỉnh Điện Biên. - Diện tích trồng: 5,0 ha tại 2 huyện: huyện Điện Biên 2,5 ha và huyện Mường Ảng 2,5 ha. - Mật độ trồng: 250.000 cây/ha. - Số hộ dân tham gia xây dựng mô hình: 10 hộ. - Thời vụ trồng: Cuối tháng 3/2019. - Kết quả mô hình trồng thâm canh: Năng suất trung bình củ khô của mô hình trồng thâm canh cây Sâm cau diện tích 5 ha tại Điện Biên đạt 2.068 kg/ha. Theo chỉ tiêu sản phẩm trong Mục 17.Sản phẩm của dự án (trong Thuyết minh dự án): mô hình trồng Sâm cau tại Điện Biên đảm bảo năng suất đạt 2 tấn dược liệu khô/ha. Như vậy, mô hình trồng thâm canh cây Sâm cau của dự án đã triển khai tại Điện Biên đạt yêu cầu về năng suất 3.2.4. Xây dựng mô hình trồng cây Sả chanh theo hướng tiêu chuẩn GACP-WHO i) Xây dựng vườn giống gốc cây Sả chanh - Địa điểm trồng: tại xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. - Số hộ dân trồng: 1 hộ. - Diện tích: 1.000 m2. - Thời vụ trồng: Đầu tháng 4/2019. - Kết quả vườn giống gốc: Tỉ lệ sống 95%, cây sinh trưởng, phát triển tốt, đã cung cấp hom giống. ii) Xây dựng mô hình trồng thâm canh cây Sả chanh, diện tích 5 ha - Địa điểm trồng: Tại xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình - Diện tích trồng: 5,0 ha. 562
  7. - Mật độ trồng: 25.000 cây/ha. - Số hộ dân tham gia xây dựng mô hình:10 hộ. - Thời vụ trồng: Đầu tháng 4/2019. - Kết quả mô hình trồng thâm canh: Năng suất trung bình tinh dầu của mô hình trồng thâm canh cây Sả chanh diện tích 5 ha tại Hòa Bình đạt 16,64 kg/ha. Theo chỉ tiêu sản phẩm trong Mục 17.Sản phẩm của dự án (trong Thuyết minh dự án): mô hình trồng Sả tại Hòa Bình đảm bảo năng suất tinh dầu đạt 16 kg/ha. Như vậy, mô hình trồng thâm canh cây Sả chanh của dự án đã triển khai tại Hòa Bình đạt yêu cầu về năng suất. 3.2.5. Xây dựng mô hình trồng cây Hoắc hương theo hướng tiêu chuẩn GACP- WHO i) Xây dựng vườn giống gốc cây Hoắc hương - Địa điểm trồng: tại xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. - Số hộ dân trồng: 1 hộ. - Diện tích: 1.000 m2. - Thời vụ trồng: Đầu tháng 4/2019. - Kết quả vườn giống gốc: Tỉ lệ sống 89%, cây sinh trưởng, phát triển tốt, đã cung cấp hom giống. ii) Xây dựng mô hình trồng thâm canh cây Hoắc hương, diện tích 5 ha - Địa điểm trồng: Tại xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. - Diện tích trồng: 5,0 ha. - Mật độ trồng: 62.500 cây/ha. - Số hộ dân tham gia xây dựng mô hình: 10 hộ. - Thời vụ trồng: Đầu tháng 4/2019. - Kết quả mô hình trồng thâm canh: Năng suất trung bình thân lá khô của mô hình trồng thâm canh cây Hoắc hương diện tích 5 ha tại Hòa Bình đạt 3.192 kg/ha. Theo chỉ tiêu sản phẩm trong Mục 17. Sản phẩm của dự án (trong Thuyết minh dự án): mô hình trồng Hoắc hương tại Hòa Bình đảm bảo năng suất đạt 3 tấn dược liệu khô/ha. Như vậy, mô hình trồng thâm canh cây Hoắc hương của dự án đã triển khai tại Hòa Bình đạt yêu cầu về năng suất. 3.2.6. Xây dựng mô hình trồng cây Cát cánh theo hướng tiêu chuẩn GACP-WHO i) Xây dựng vườn giống gốc cây Cát cánh 563
  8. - Địa điểm trồng: tại xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. - Số hộ dân trồng: 1 hộ. - Diện tích: 1.000 m2. - Thời vụ trồng: Cuối tháng 4 năm 2019 (do hạt giống nhập từ Trung Quốc về muộn). - Kết quả vườn giống gốc: Tỉ lệ sống 88%, cây sinh trưởng, phát triển tốt, đã có một số cây có hoa. ii) Xây dựng mô hình trồng thâm canh cây Cát cánh, diện tích 5 ha - Địa điểm trồng: Tại xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. - Diện tích trồng: 5,0 ha. - Mật độ trồng: 25.000 cây/ha. - Số hộ dân tham gia xây dựng mô hình: 10 hộ. - Thời vụ trồng: Cuối tháng 4/2019 (do hạt giống nhập từ Trung Quốc về muộn). - Kết quả mô hình trồng thâm canh: Năng suất trung bình củ khô của mô hình trồng thâm canh cây Cát cánh diện tích 5 ha tại Hòa Bình đạt 2.588 kg/ha. Theo chỉ tiêu sản phẩm trong Mục 17.Sản phẩm của dự án (trong Thuyết minh dự án): mô hình trồng Cát cánh tại Hòa Bình đảm bảo năng suất đạt 2,5 tấn dược liệu khô/ha. Như vậy, mô hình trồng thâm canh cây Cát cánh của dự án đã triển khai tại Hòa Bình đạt yêu cầu về năng suất. 3.2.7. Kết quả phân tích và kiểm nghiệm mẫu dược liệu của 5 mô hình trồng thâm canh - Việc phân tích và kiểm nghiệm các chỉ tiêu các mẫu dược liệu 5 loài cây của 5 mô hình trồng thâm canh theo dược điển Việt Nam V và theo tiêu chuẩn GACP-WHO được thực hiện tại Phòng thí nghiệm của Trung tâm Ứng dụng KHCN Dược liệu -Viện dược liệu. - Chất lượng dược liệu của 04 mô hình trồng thâm canh Sa nhân tím, Sâm cau, Hoắc hương, Cát cánh, đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam V và đạt tiêu chuẩn GACP-WHO. Chất lượng dược liệu của 01 mô hình trồng thâm canh Sả chanh đạt tiêu chuẩn cơ sở (vì Dược điển Việt Nam V chưa có tiêu chuẩn chất lượng Sả chanh) và đạt tiêu chuẩn GACP-WHO. 3.3. Kết quả xây dựng mô hình liên kết sản xuất, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm của dự án 3.3.1. Xây dựng mô hình liên kết sản xuất, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm của dự án 3.3.1.1. Xây dựng mô hình liên kết sản xuất, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm của dự án tại tỉnh Điện Biên 564
  9. i) Thành lập tổ nhóm ưa thích cây dược liệu tại tỉnh Điện Biên Dự án đã thành lập 2 tổ nhóm ưa thích 2 loài cây dược liệu Sa nhân tím và Sâm cau để xây dựng mô hình liên kết sản xuất, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm dược liệu Sa nhân tím, Sâm cau tại tỉnh Điện Biên. - Tổ nhóm ưa thích cây dược liệu Sa nhân tím: Tổng số 10 hộ gia đình: 5 hộ gia đình tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên và 5 hộ gia đình tại xã Xuân Lao, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. - Tổ nhóm ưa thích cây dược liệu Sâm cau: Tổng số 10 hộ gia đình: 5 hộ gia đình tại xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên và 5 hộ gia đình tại xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. ii) Xây dựng quy chế hoạt động của mô hình liên kết tại tỉnh Điện Biên Dự án đã xây dựng Quy chế hoạt động của mô hình liên kết sản xuất, sơ chế và tiêu thụ dược liệu Sa nhân tím, Sâm cau theo tiêu chuẩn GACP-WHO tại tỉnh Điện Biên. iii) Vận hành mô hình liên kết tại tỉnh Điện Biên 1/ Dự án đã ký hợp đồng Xây dựng mô hình trồng thâm canh và bao tiêu sản phẩm dược liệu Sa nhân số 01/HĐPHSX giữa Công ty TNHH giống lâm nghiệp Tây Bắc với đại diện 5 hộ dân tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. 2/ Dự án đã ký hợp đồng Xây dựng mô hình trồng thâm canh và bao tiêu sản phẩm dược liệu Sa nhân, số 02/HĐPHSX giữa Công ty TNHH giống lâm nghiệp Tây Bắc với đại diện 5 hộ dân tại xã Xuân Lao, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. 3/ Dự án đã ký hợp đồng Xây dựng mô hình trồng thâm canh và bao tiêu sản phẩm dược liệu Sâm cau, số 03/HĐPHSX giữa Công ty TNHH giống lâm nghiệp Tây Bắc với đại diện 5 hộ dân tại xã Ẳng nưa, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. 4/ Dự án đã ký hợp đồng Xây dựng mô hình trồng thâm canh và bao tiêu sản phẩm dược liệu Sâm cau, số 04/HĐPHSX giữa Công ty TNHH giống lâm nghiệp Tây Bắc với đại diện 5 hộ dân tại xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. 3.3.1.2. Xây dựng mô hình liên kết sản xuất, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm của dự án tại tỉnh Hòa Bình i) Thành lập tổ nhóm ưa thích cây dược liệu tại tỉnh Hòa Bình Dự án đã thành lập 3 tổ nhóm ưa thích 3 loài cây dược liệu Sả chanh, Hoắc hương, Cát cánh để xây dựng mô hình liên kết sản xuất, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm dược liệu Sả chanh, Hoắc hương, Cát cánh tại tỉnh Hòa Bình. - Tổ nhóm ưa thích cây dược liệu Sả chanh: Tổng số 10 hộ gia đình tại xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. 565
  10. - Tổ nhóm ưa thích cây dược liệu Hoắc hương: Tổng số 10 hộ gia đình tại xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. - Tổ nhóm ưa thích cây dược liệu Cát cánh: Tổng số 10 hộ gia đình tại xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. ii) Xây dựng quy chế hoạt động của mô hình liên kết tại tỉnh Hòa Bình Dự án đã xây dựng Quy chế hoạt động của mô hình liên kết sản xuất, sơ chế và tiêu thụ dược liệu Sả chanh, Hoắc hương và Cát cánh theo tiêu chuẩn GACP-WHO tại tỉnh Hòa Bình iii) Vận hành mô hình liên kết tại tỉnh Hòa Bình 1/ Dự án đã ký hợp đồng Xây dựng mô hình trồng thâm canh và bao tiêu sản phẩm dược liệu Sả, số 01/HĐPHSX giữa Công ty cổ phần dược liệu Hòa Bình (Tổ chức tham gia chính của Dự án) với đại diện 10 hộ nông dân tại xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. 2/ Dự án đã ký hợp đồng Xây dựng mô hình trồng thâm canh và bao tiêu sản phẩm dược liệu Hoắc hương, số 02/HĐPHSX giữa Công ty cổ phần dược liệu Hòa Bình (Tổ chức tham gia chính của Dự án) với đại diện 10 hộ nông dân tại xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. 3/ Dự án đã ký hợp đồng Xây dựng mô hình trồng thâm canh và bao tiêu sản phẩm dược liệu Cát cánh, số 03/HĐPHSX giữa Công ty cổ phần dược liệu Hòa Bình (Tổ chức tham gia chính của Dự án) với đại diện 10 hộ nông dân tại xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. 3.3.2. Xúc tiến thương mại hóa sản phẩm của dự án 3.3.2.1. Xây dựng bộ sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất: Dự án đã xây dựng bộ sổ tay hướng dẫn kỹ thuật gồm 5 sổ tay: - 01 sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu Sa nhân tím. - 01 sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu Sâm cau - 01 sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu Sả chanh. - 01 sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu Hoắc hương. - 01 sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu Cát cánh.. 566
  11. 5 sổ tay hướng kỹ thuật sản xuất giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế vào bảo quản dược liệu được biện soạn dựa trên kết quả các thí nghiệm hoàn thiện quy trình nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản dược liệu Sa nhân tím, Sâm cau, Sả chanh, Hoắc hương, Cát cánh; kết hợp với tham khảo các tài liệu có liên quan. Nội dung của 5 số tay hướng dẫn kỹ thuật gồm có những mục chính sau: (1) Những quy định chung: Mục tiêu, nội dung; Đối tượng và phạm vi áp dụng. (2) Giải thích từ ngữ. (3) Phần 1. Đặc điểm của cây dược liệu: Đặc điểm thực vật, phân bố, đặc điểm sinh thái, giá trị làm thuốc.(4) Phần 2. Kỹ thuật sản xuất giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch dược liệu.(5) Phần 3. Kỹ thuật sơ chế, đóng gói, bảo quản dược liệu. (6) Phần 4. Tiêu chuẩn dược liệu. 5 số tay hướng dẫn kỹ thuật đã có quyết định ban hành ở cấp cơ sở. 3.3.2.2. Lập website; thiết kế tem, nhãn mác cho các sản phẩm của dự án: Dự án đã lập website và thiết kế tem, nhãn mác cho các sản hẩm của dự án 3.3.3. Đào tạo cán bộ kỹ thuật cơ sở Dự án đã mở 2 lớp đào tạo cán bộ kỹ thuật cơ sở, mỗi lớp 10 học viên, tại Điện Biên 01 lớp và tại Hòa Bình 01 lớp để phục vụ thực hiện dự án. 1/ Lớp đào tạo cán bộ kỹ thuật cơ sở tại tỉnh Điện Biên - Số lượng học viên: 10 người. - Đối tượng đào tạo: Cán bộ, công nhân kỹ thuật của Công ty TNHH giống Lâm nghiệp Tây Bắc, cán bộ khuyến nông của huyện, xã. - Nội dung đào tạo: Lý thuyết và thực hành về nhân giống, chọn đất trồng, trồng, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu Sa nhân tím, Sâm cau theo tiêu chuẩn GACP-WHO. - Thời gian đào tạo: 5 ngày. - Địa điểm đào tạo: Tại tổ dân phố 6, phường Him Lam, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên. - Kết quả đào tạo: Các học viên nắm vững được lý thuyết và thực hành các nội dung nhân giống, chọn đất trồng, trồng, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu Sa nhân tím, Sâm cau theo tiêu chuẩn GACP-WHO. 2/ Lớp đào tạo cán bộ kỹ thuật cơ sở tại tỉnh Hòa Bình - Số lượng học viên: 10 người.. - Đối tượng đào tạo: Cán bộ, công nhân kỹ thuật của Công ty cổ phần dược liệu Tây Bắc, cán bộ khuyến nông của huyện, xã. - Nội dung đào tạo: Lý thuyết và thực hành về nhân giống, chọn đất trồng, trồng, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu Sả chanh, Hoắc hương, Cát cánh theo tiêu chuẩn GACP-WHO. 567
  12. - Thời gian đào tạo: 5 ngày. - Địa điểm đào tạo: Xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. - Kết quả đào tạo: Các học viên nắm vững được lý thuyết và thực hành các nội dung nhân giống, chọn đất trồng, trồng, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu Sả chanh, Hoăc hương, Cát cánh theo tiêu chuẩn GACP-WHO. 3.3.4. Tập huấn kỹ thuật cho hộ dân Dự án đã mở 5 lớp tập huấn kỹ thuật cho 300 hộ dân tại tỉnh Điện Biên và tỉnh Hòa Bình về các khâu nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản dược liệu 5 loài cây trong dự án theo tiêu chuẩn GACP-WHO. 1/ Lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cây dược liệu Sa nhân tím tại tỉnh Điện Biên - Số lượng học viên: 60 người thuộc 2 xã, mỗi xã 30 người. - Đối tượng tập huấn: Cán bộ thôn và nông dân trong vùng dự án. - Nội dung tập huấn: Các bước thực hành sản xuất cây thuốc Sa nhân tím: nhân giống, chọn đất trồng, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO. - Thời gian tập huấn: 3 ngày/xã x 2 xã. - Địa điểm tập huấn: Tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên và xã Xuân Lao, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. - Kết quả tập huấn: Các học viên đã nắm được thao tác kỹ thuật và có thể áp dụng vào sản xuất các khâu nhân giống, chọn đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản dược liệu Sa nhân tím theo tiêu chuẩn GACP-WHO. 2/ Lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cây dược liệu Sâm cau tại tỉnh Điện Biên - Số lượng học viên: 60 người thuộc 2 xã, mỗi xã 30 người. - Đối tượng tập huấn: Cán bộ thôn và nông dân trong vùng dự án. - Nội dung tập huấn: Các bước thực hành sản xuất cây thuốc Sâm cau: nhân giống, chọn đất trồng, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO. - Thời gian tập huấn: 3 ngày/xã x 2 xã. - Địa điểm tập huấn: Tại xã Thanh Yên, huyện Điện Biên và xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. - Kết quả tập huấn: Các học viên đã nắm được thao tác kỹ thuật và có thể áp dụng vào sản xuất các khâu nhân giống, chọn đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản dược liệu Sâm cau theo tiêu chuẩn GACP-WHO. 3/ Lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cây dược liệu Sả chanh tại tỉnh Hòa Bình - Số lượng học viên: 60 người. 568
  13. - Đối tượng tập huấn: Cán bộ thôn và nông dân trong vùng dự án. - Nội dung đào tạo: Các bước thực hành sản xuất cây thuốc Sả: nhân giống, chọn đất trồng, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO. - Thời gian tập huấn: 3 ngày. - Địa điểm tập huấn: Tại xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. - Kết quả tập huấn: Các học viên đã nắm được thao tác kỹ thuật và có thể áp dụng vào sản xuất các khâu nhân giống, chọn đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản dược liệu Sả chanh theo tiêu chuẩn GACP-WHO. 4/ Lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cây dược liệu Hoắc hương tại tỉnh Hòa Bình - Số lượng học viên: 60 người - Đối tượng tập huấn: Cán bộ thôn và nông dân trong vùng dự án. - Nội dung đào tạo: Các bước thực hành sản xuất cây thuốc Hoắc hương: nhân giống, chọn đất trồng, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO. - Thời gian tập huấn: 3 ngày. - Địa điểm tập huấn: Tại xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. - Kết quả tập huấn: Các học viên đã nắm được thao tác kỹ thuật và có thể áp dụng vào sản xuất các khâu nhân giống, chọn đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản dược liệu Hoắc hương theo tiêu chuẩn GACP-WHO. 5/ Lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cây dược liệu Cát cánh tại tỉnh Hòa Bình - Số lượng học viên: 60 người. - Đối tượng tập huấn: Cán bộ thôn và nông dân trong vùng dự án. - Nội dung đào tạo: Các bước thực hành sản xuất cây thuốc Cát cánh: nhân giống, chọn đất trồng, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO. - Thời gian tập huấn: 3 ngày. - Địa điểm tập huấn: Tại xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. - Kết quả tập huấn: Các học viên đã nắm được thao tác kỹ thuật và có thể áp dụng vào sản xuất các khâu nhân giống, chọn đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản dược liệu Hoắc hương theo tiêu chuẩn GACP-WHO. 3.3.5. Hội nghị giới thiệu kết quả thực hiện dự án Dự án đã tổ chức 1 hội nghị giới thiệu kết quả thực hiện dự án: - Địa điểm tổ chức hội nghị: Tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên. - Nội dung Hội nghị: Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án và giải pháp phát triển 569
  14. cây dược liệu Sa nhân tím, Sâm cau, Sả chanh, Hoắc hương, Cát cánh tại hai tỉnh Điện Biên và Hòa Bình. - Số lượng người tham gia: 50 người, bao gồm: đại diện Văn phòng điều phối NTM tỉnh Điện Biên; đại diện cán bộ của 4 huyện tại 2 tỉnh Điện Biên và Hòa Bình đã triển khai xây dựng mô hình trên địa bàn huyện; đại diện cán bộ của 6 xã tại 2 tỉnh Điện Biên và Hòa Bình đã triển khai xây dựng mô hình trên địa bàn xã; đại diện các hộ nông dân tiêu biểu tại 2 tỉnh Điện Biên và Hòa Bình đã tham gia xây dựng mô hình của dự án; đại diện Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp của 2 huyện tại tỉnh Điện Biên, đại diện Hợp tác xã dịch vụ du lịch Nông nghiệp tại tỉnh Điện Biên. - Kết quả hội nghị: Đã để xuất giải pháp phát triển trồng cây dược liệu có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Điện Biên và tỉnh Hòa Bình. 3.4. Tác động đối với kinh tế, xã hội và môi trường 3.4.1. Tác động và lợi ích về khoa học và công nghệ - Dự án đã kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu, chuyển giao công nghệ với thu hút đầu tư của doanh nghiệp, liên kết sản xuất các loại sản phẩm dược liệu có giá trị cao, đưa ngành sản xuất dược liệu trở thành ngành sản xuất hàng hóa có đóng góp vào phát triển kinh tế của 2 tỉnh vùng Tây Bắc. - Dự án đã đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát triển bền vững, tạo thêm việc làm cho người nông dân, nhất là nông dân miền núi, dân tộc ít người; đồng thời nâng cao kiến thức, trình độ dân trí cho nông dân tại vùng dự án. 3.4.2. Tác động và lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường - Hiệu quả kinh tế: Dự án đã xây dựng được 25 ha mô hình trồng thâm canh cây dược liệu Sa nhân tím, Sâm cau, Sả chanh, Hoắc Hương, Cát cánh theo tiêu chuẩn GACP-WHO, đã làm tăng năng suất dược liệu so với các mô hình hiện tại đang sản xuất, tạo ra thu nhập đáng kể cho người lao động. Sản phẩm được tiêu thụ theo dạng hàng hóa lớn, tạo thành vùng sản xuất thương phẩm, ổn định, bền vững, gắn sản xuất với doanh nghiệp, có đóng góp vào phát triển kinh tế của 2 tỉnh Điện Biên và Hòa Bình. - Hiệu quả xã hội: - Dự án đã giúp chuyển đổi cây trồng có thu nhập thấp sang cây trồng có thu nhập cao, từ đó tăng thu nhập cho người dân, giúp xóa đói giảm nghèo; tạo thêm được công ăn việc làm trong vùng trồng Sa nhân tím, Sâm cau, Sả chanh, Hoắc Hương, Cát cánh; góp phần ổn định dân sinh. 570
  15. - Dự án đã góp phần cho ngành Dược làm chủ được nguồn cung cấp dược liệu Sa nhân tím, Sâm cau, Sả chanh, Hoắc Hương, Cát cánh trong sản xuất thuốc phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần đảm bảo an ninh dược liệu. - Dự án đã góp phần hoàn thành kế hoạch theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Điện Biên, huyện Mường Ảng thuộc tỉnh Điện Biên và của huyện Tân Lạc, huyện Lạc Thủy thuộc tỉnh Hòa Bình; phù hợp với mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới. - Hiệu quả về môi trường: - Dự án đã góp phần làm tăng chức năng phòng hộ của rừng, tăng độ che phủ của đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, hạn hán, lũ quét; góp phần cải thiện điều kiện khí hậu, thời tiết, thay đổi môi trường sống có lợi cho người dân. - Hệ thống vườn cây dược liệu được thành lập đã tạo nên sự đa dạng sinh học đặc biệt là các loài cây thuốc tại hai tỉnh vùng Tây Bắc; dồng thời tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho vùng dự án. 3.4.3. Khả năng địa phương đầu tư mở rộng quy mô sản xuất Trên cơ sở triển khai mô hình trồng thâm canh cây Sa nhân tím diện tích 5 ha của dự án tại tỉnh Điện Biên; tính đến năm 2021, tỉnh Điện Biên đã mở rông quy mô trồng Sa nhân lên đến 44,74 ha; tại huyện Điện Biên và huyện Tủa Chùa. Huyện Điên Biên trồng 19,27 ha Sa nhân tím; huyện Tủa Chùa trồng 25,45 ha, trong đó có 20,85 ha Sa nhân tím và 4,6 ha Sa nhân xanh. 4. Kết luận 1/ Dự án đã triển khai 9 thí nghiệm hoàn thiện quy trình 5 loài cây dược liệu Sa nhân tím, Sâm cau, Sả chanh, Hoắc hương, Cát cánh. Dự án đã hoàn thiện được 5 Quy trình nhân giống, trồng, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu cho 5 loài Sa nhân tím, Sâm cau, Sả chanh, Hoắc Hương, Cát cánh phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai tại tỉnh Điện Biên và tỉnh Hòa Bình. 2/ Dự án đã xây dựng được 5 mô hình vườn giống gốc cho 5 loài Sa nhân tím, Sả chanh, Hoắc hương, Cát cánh, diện tích mỗi vườn 1.000 m2 để cung cấp vật liệu nhân giống 5 loài cho sản xuất. 3/ Dự án đã xây dựng được 05 mô hình trồng thâm canh cho 5 loài cây dược liệu: 01 mô hình trồng thâm canh Sa nhân tím tại Điện Biên, diện tích 05 ha; 01 mô hình trồng thâm canh Sâm cau tại Điện Biên, diện tích 05 ha; 01 mô hình trồng thâm canh Sả chanh tại Hòa Bình, diện tích 05 ha; 01 mô hình trồng thâm canh Hoắc hương tại Hòa Bình, diện tích 05 ha; 01 mô hình trồng thâm canh Cát cánh tại Hòa Bình, diện tích 05 ha. Năng suất dược liệu của 5 mô hình trồng thâm canh đều đạt yêu cầu về năng suất trong sản phẩm của Thuyết minh dự án. 571
  16. - Chất lượng dược liệu của 04 mô hình trồng thâm canh Sa nhân tím, Sâm cau, Hoắc hương, Cát cánh, đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam V và đạt tiêu chuẩn GACP- WHO. - Chất lượng dược liệu của 01 mô hình trồng thâm canh Sả chanh đạt tiêu chuẩn cơ sở (vì Dược điển Việt Nam V chưa có tiêu chuẩn chất lượng Sả chanh) và đạt tiêu chuẩn GACP-WHO. - 02 mô hình trồng thâm canh cây dược liệu Sa nhân tím, Sâm cau đã đươc Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên chấp thuận. - 03 mô hình trồng thâm canh cây dược liệu Sả chanh, Hoắc hương, Cát cánh đã được Sở NN7 PTNT tỉnh Hòa Bình chấp thuận. 4/ Dự án đã xây dựng: 01 mô hình liên kết sản xuất, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm dược liệu Sa nhân tím, Sâm cau của dự án tại tỉnh Điện Biên và đã được Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên chấp thuận; 01 mô hình liên kết sản xuất, sơ chế, tiêu thụ dược liệu Sả chanh, Hoắc hương, Cát cánh của dự án tại tỉnh Hòa Bình và đã được Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình chấp thuận. 5/ Dự án đã xây dựng 05 sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho 5 loài cây dược liệu trong dự án: 01 sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu Sa nhân tímn; 01 sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu Sâm cau; 01 sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu Sả chanh; 01 sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu Hoắc hương; 01 sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu Cát cánh. 6/ Dự án đã đào tạo được 10 cán bộ kỹ thuật cơ sở tại Điện Biên; các học viên đã nắm vững được lý thuyết và thực hành các nội dung nhân giống, chọn đất trồng, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản được liệu Sa nhân tím, Sâm cau theo tiêu chuẩn GACP- WHO. Dự án đã đào tạo được 10 cán bộ kỹ thuật cơ sở tại Hòa Bình; các học viên đã nắm vững được lý thuyết và thực hành các nội dung nhân giống, chọn đất trồng, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản được liệu Sả chanh, Hoắc hương, Cát cánh theo tiêu chuẩn GACP-WHO. 7/ Dự án đã tập huấn cho 300 hộ dân của 2 tỉnh Điện Biên và Hòa Bình về kỹ thuật sản xuất giống, trồng, thu hoạch, sơ chế, bảo quản dược liệu Sa nhân tím, Sâm cau, Sả chanh, Hoắc Hương Cát cánh theo tiêu chuẩn GACP-WHO; các hộ dân đã nắm được thao tác kỹ thuật và có thể áp đụng vào sản xuất các khâu sản xuất giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản dược liệu theo tiêu chuẩn GAC-WHO cho các loài cây được tập huấn. 5. Kiến nghị 572
  17. - Chất lượng dược liệu của 04 mô hình trồng thâm canh Sa nhân tím, Sâm cau, Hoắc hương, Cát cánh, đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam V và đạt tiêu chuẩn GACP- WHO. - Chất lượng dược liệu của 01 mô hình trồng thâm canh Sả chanh đạt tiêu chuẩn cơ sở (vì Dược điển Việt Nam V chưa có tiêu chuẩn chất lượng Sả chanh) và đạt tiêu chuẩn GACP-WHO. - 02 mô hình trồng thâm canh cây dược liệu Sa nhân tím, Sâm cau đã đươc Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên chấp thuận. - 03 mô hình trồng thâm canh cây dược liệu Sả chanh, Hoắc hương, Cát cánh đã được Sở NN7 PTNT tỉnh Hòa Bình chấp thuận. 4/ Dự án đã xây dựng: 01 mô hình liên kết sản xuất, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm dược liệu Sa nhân tím, Sâm cau của dự án tại tỉnh Điện Biên và đã được Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên chấp thuận; 01 mô hình liên kết sản xuất, sơ chế, tiêu thụ dược liệu Sả chanh, Hoắc hương, Cát cánh của dự án tại tỉnh Hòa Bình và đã được Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình chấp thuận. 5/ Dự án đã xây dựng 05 sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho 5 loài cây dược liệu trong dự án: 01 sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu Sa nhân tímn; 01 sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu Sâm cau; 01 sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu Sả chanh; 01 sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu Hoắc hương; 01 sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu Cát cánh. 6/ Dự án đã đào tạo được 10 cán bộ kỹ thuật cơ sở tại Điện Biên; các học viên đã nắm vững được lý thuyết và thực hành các nội dung nhân giống, chọn đất trồng, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản được liệu Sa nhân tím, Sâm cau theo tiêu chuẩn GACP- WHO. Dự án đã đào tạo được 10 cán bộ kỹ thuật cơ sở tại Hòa Bình; các học viên đã nắm vững được lý thuyết và thực hành các nội dung nhân giống, chọn đất trồng, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản được liệu Sả chanh, Hoắc hương, Cát cánh theo tiêu chuẩn GACP-WHO. 7/ Dự án đã tập huấn cho 300 hộ dân của 2 tỉnh Điện Biên và Hòa Bình về kỹ thuật sản xuất giống, trồng, thu hoạch, sơ chế, bảo quản dược liệu Sa nhân tím, Sâm cau, Sả chanh, Hoắc Hương Cát cánh theo tiêu chuẩn GACP-WHO; các hộ dân đã nắm được thao tác kỹ thuật và có thể áp đụng vào sản xuất các khâu sản xuất giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản dược liệu theo tiêu chuẩn GAC-WHO cho các loài cây được tập huấn. 5. Kiến nghị 572
  18. Từ những kết quả dự án đã đạt được, Công ty TNHH giống Lâm nghiệp Tây Bắc xin kiến nghị: - Văn phòng Chương trình Khoa học và Công nghê phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018 -2020, Ban chủ nhiệm Chương trình Khoa học và Công nghê phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đọan 2018 -2020 cho Công ty TNHH giống Lâm nghiệp Tây Bắc làm các thủ tục nghiệm thu Dự án. - Các đơn vị, cá nhân tham gia dự án tiếp tục phối hợp với Công ty TNHH giống Lâm nghiệp Tây Bắc để mở rộng quy mô trồng, sơ chế dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP- WHO tại các xã đã triển khai Dự án và các xã khác có điều kiện tự nhiên tương tự tại 2 tỉnh Điện Biên và Hòa Bình. - Tiếp tục nghiên cứu mở rộng mô hình trồng thâm canh, mô hình liên kết sản xuất, sơ chế tiêu thu dược liệu 5 loài cây trong dự án và các loài cây dược liệu khác tại các tỉnh khác thuộc vùng Tây Bắc. 573
  19. Tài liệu tham khảo I. Tài liệu tiếng Việt 1. Dự án Hỗ trợ Chuyên nghành Lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam- Pha II (2007): Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. 2. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004): Cây thuốc và động vật làm thuốc. NXB KHoa học và Kỹ thuật. 3. Đỗ Tất Lợi (1995): Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 4. Hội khoa học đất Việt Nam (2000): Đất Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 5. Lê Trần Đức (1997): Cây thuốc Việt Nam trồng hái, chế biến và trị bệnh ban đầu. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Lê Bá Thảo (2001): Việt Nam- Lãnh thổ và các vùng địa lý. Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội. 7. Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Duy Thuần (2005): Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 8. Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Duy Thuần (2006): Tiềm năng và hiện trạng nguồn tài nguyên dược liệu Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 9. Nguyễn Khánh Vân, Nguyễn Thị Hiền, Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp (2000): Các biểu đồ sinh khí hậu Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Nguyễn Tập (2004): Danh mục cây thuốc nguy cấp ở Việt Nam.Viện dược liệu Hà Nội. 11. Nguyễn Tập (2007): Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam. Mạng lưới Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam. 12. Phạm Hoàng Hộ (1999): Cây cỏ Việt Nam. Nhà xuất bản Tuổi trẻ, Quyển 1. 13. Phạm Ngọc Toản, Phan Tất Đắc (1993): Khí hậu Việt Nam (In lần thứ hai). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 14. Võ Văn Chi (1997): Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. 15. Võ Văn Chi và Trần Hợp (1999): Cây cỏ có ích ở Việtt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 16. Viện dược liệu (2005): Kỹ thuật trồng sử dụng và chế biến cây thuốc. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 17. Viện dược liệu (2013): Kỹ thuật trồng cây thuốc. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 574
  20. 18. Viện dược liệu (2013): Danh lục cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh 1. Harmann and Kester (2002): Plant propagation, principles and pratices. Printed in United States of America. 2. Michael Lerner (1964): The genetic basis of selection. Printed in United States of America. 4. Jonathan W. Wright (1976): Introduction to forest genetics. Printed in the united sataes of America. 575
nguon tai.lieu . vn