Xem mẫu

  1. I. Thông tin chung Tên Đề tài: Xây dựng mô hình cơ sở hạ tầng thủy lợi mặt ruộng kết hợp cơ giới hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp tiên tiến hiệu quả bền vững đạt tiêu chí về thủy lợi tại xã điểm nông thôn mới Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ Thời gian thực hiện: Cơ quan chủ trì: Viện Thủy điện và Năng lượng tái tạo Chủ nhiệm đề tài: Ths. Đỗ Xuân Ninh ĐTDĐ: Email: 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, tăng cả về năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy vậy, thực tế sản xuất của người dân, đặc biệt vùng trung du miền núi vẫn còn rất nhiều khó khăn, do chưa được áp dụng các tiến bộ khoa học tiên tiến vào sản xuất, khả năng tiếp cận thị trường còn khó khăn. Đất đai ngày càng bị thoái hóa, bạc màu, rửa trôi do sử dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác cũ, lạc hậu. Cây trồng chưa cho năng suất cao do chưa được quy hoạch, chuyển đổi, chưa áp dụng các biện pháp canh tác hiện đại. Việc lựa chọn các loại giống cây trồng chưa phù hợp, hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi chưa đồng bộ dẫn đến không áp dụng được các kỹ thuật canh tác hiện đại. Nhằm bảo đảm an ninh lương thực cho dân số tăng nhanh đồng thời bảo vệ môi trường, có lợi cho con người thì việc canh tác nông nghiệp bền vững được xem là chìa khóa quan trọng, động lực thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trong tương lai. Ngày 5/01/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 27/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015” trong đó một trong các nội dung của Chương trình là Xây dựng một số mô hình trình diễn về nông thôn mới trên cơ sở ứng dụng các thành tựu, giải pháp khoa học và công nghệ. Trong 19 tiêu chí đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, bộ tiêu chí về quy hoạch sản xuất và phát triển hạ tầng, giao thông đồng ruộng được đánh giá là bộ chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế và thu nhập hộ dân. Khi cơ sở hạ tầng được cải thiện phục vụ sản xuất như đường giao thông nội đồng, hệ thống tưới tiêu hiện đại được trang bị,… người dân có điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, từ đó giúp tăng năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế mang lại. Khi thu nhập của hộ dân được nâng lên, sẽ là điều kiện tốt để thực hiện các tiêu chí còn lại. 931
  2. Để có một mô hình mẫu trong việc hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt thực hiện dự án: “Xây dựng mô hình cơ sở hạ tầng thủy lợi mặt ruộng kết hợp cơ giới hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp tiên tiến hiệu quả bền vững đạt tiêu chí về thủy lợi tại xã điểm nông thôn mới Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Xây dựng được mô hình cơ sở hạ tầng thủy lợi giao thông mặt ruộng kết hợp các biện pháp nông nghiệp tiên tiến phục vụ sản xuất nông nghiệp hiệu quả bền vững đạt tiêu chí về thủy lợi trong xây dựng NTM và tăng thu nhập của người dân lên trên 20%, góp phần xóa đói giảm nghèo, Mô hình tổ chức quản lý tưới tiêu khoa học phục vụ phát triển sản xuất lúa bền vững (SRI). 2.2. Mục tiêu cụ thể - Ứng dụng công nghệ tưới tiêu hiện đại, tiết kiệm nước và công nghệ canh tác tiên tiến nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng năng suất, hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. - Xây dựng được 01 mô hình trình diễn về hệ thống thủy lợi đồng bộ, hiện đại phục vụ tưới quy mô xã đáp ứng yêu cầu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng năng suất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp và tiết kiệm nước 15% trở lên với quy mô 20 ha. - Xây dựng được mô hình tổ chức quản lý sản xuất đạt hiệu quả kinh tế tăng trên 20% với quy mô: + Mô hình sản xuất lúa giống cấp nông hộ theo RSI quy mô 2ha, mô hình sản xuất lúa thương phẩm theo SRI và cây vụ đông, quy mô 11ha/vụ. + Mô hình sản xuất rau an toàn chuyên canh theo hướng VIETGAP, quy mô 3 ha/vụ; + Mô hình sản xuất rau giống, quy mô 1000m2/vụ. - Tập huấn chuyển giao công nghệ cho 300 lượt người dân và cán bộ địa phương. Giúp nông dân ứng dụng, vận hành thành thạo các công nghệ tưới và các mô hình sản xuất nông nghiệp - Tăng thu nhập người dân trên 20% của những hộ dân tham gia vào dự án - Xóa đói giảm nghèo cho những hộ dân tham gia vào dự án. 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được 3.1. Xây dựng mô hình hệ thống thủy lợi tưới, tiêu hiện đại 932
  3. Từ các các số liệu đầu vào đã điều tra khảo sát về địa hình, địa chất, thủy văn, thổ nhưỡng các loại đất, cao độ địa hình từng khu vực lựa chọn được các khu vực xây dựng các mô hình nông nghiệp: Hệ thống tưới tràn có khống chế, hệ thống giao thông nội đồng cho mô hình sản xuất lúa và cây vụ đông với quy mô 17 ha (1 khu 10 ha, và 1 khu 7 ha). Hệ thống tưới phun mưa: hệ thống tưới phun mưa trong nhà màng phục vụ 1000m2 rau giống và hệ thống tưới phun mưa ngoài nhà màng phục vụ tưới 3ha rau. Nhà màng ươm cây con giống với quy mô 1000m2 933
  4. Hình 1. Sơ đồ bố trí các khu sản xuất 3.2. Áp dụng công nghệ tưới tiêu hiện đại vào mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp 3.2.1. Xây dựng mô hình sản xuất lúa bền vững SRI Trong quá trình thực hiện các hộ dân tham gia sản xuất giống đã thực hiện tốt và đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất giống lúa thuần theo QCVN 01-54: 2011 BNNPTNT. Các cán bộ kỹ thuật Viện nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã cùng với cán bộ Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia, theo dõi, đánh giá từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của mô hình sản xuất giống. Trong xây dựng mô hình sản xuất lúa giống, theo dõi các chỉ tiêu từ đầu vụ đến cuối vụ là rất cần thiết, diều này quyết định đến chất lượng hạt giống sau này. Qua theo dõi trên đồng ruộng chúng tôi tổng hợp lại bảng số liệu về các chỉ tiêu nông sinh học và các yếu tố cấu thành năng suất lúa HT1. Qua theo dõi ở 3 vụ thực hiện so sánh với tiêu chuẩn giống gốc HT1, các chỉ tiêu đều nằm trong thang chuẩn của giống gốc, như vậy về mặt sinh trưởng và phát triển trên đồng ruộng đều đạt tiêu chuẩn về sản xuất lúa giống. - Kết quả kiểm định đồng ruộng: Trong quá trình sản xuất lúa giống HT1, Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống & sản phẩm cây trồng Quốc gia đã tiến hành kiểm định 4 lần/vụ với tổng số cây kiểm tra 1.000 cây/lần. Toàn bộ diện tích 6ha/3 vụ sản xuất giống HT1 cấp xác nhận đã được cách không gian và cách ly thời gian đúng theo quy định. Quy trình sản xuất đúng theo yêu cầu của sản xuất giống, lô giống sinh trưởng phát triển tốt. Kết quả kiểm định cho thấy: Qua lấy mẫu tại 5 điểm với 200 cây/điểm cho 1 lần kiểm định, ở lần kiểm định đầu tiên và lần kiểm định thứ 2, thứ 3 lô giống HT1 có cây khác dạng trên tổng số 1.000 cây kiểm tra. Ở lần kiểm định thứ 4 cho kết quả lô ruộng giống đạt tiêu chuẩn độ thuần là 100%, với 0 có cây khác dạng trên 1.000 cây kiểm tra. Tổng số cây cỏ dại nguy hại lô sản xuất giống qua 4 lần kiểm tra/vụ đều
  5. kê trong mô hình cán bộ kỹ thuật cũng gặt thống kê lúa HT1 ngoài nô hình (lúa thương phẩm) kết quả cụ thể qua các vụ như sau: Bảng 1: Năng suất thực thu giống HT1 Vụ Giống Xuân 2016 Mùa 2016 Xuân 2017 HT1 50 47 52 HT1 ngoài mô hình 51 45 53 Qua thống kê năng suất ở cả 3 vụ cho thấy mô hình sản xuất giống HT 1 cấp xác nhận đạt năng suất trung bình dao động từ 4,7-5,2 tấn/ha, sản lượng sau 3 vụ với diện tích 6 ha đạt 29,6 tấn thấp hơn 0,4 tấn so với dự kiến đạt 30 tấn, trung bình 3 vụ đạt 4,93 tấn/ha, năng suất này cũng tương đương với năng suất lúa thương phẩm ngoài mô hình (4,96 tấn/ha). - Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất lúa giống HT1 cấp xác nhận: Mục tiêu của dự án là nâng cao được hiệu quả kinh tế cho người dân, thông qua việc giúp nông dân nâng cao năng lực trong sản xuất giống và cuối cùng để nâng cao được giá trị thặng dư trong sản xuất nông nghiệp, với mô hình sản xuất lúa giống các hộ nông dân tham gia đã tăng thu nhập lên đáng kể. Bảng 2: Hiệu quả kinh kế mô hình sản xuất lúa giống HT1 năm 2016 và 2017 (triệu đồng/ha) Mùa vụ Vụ Xuân 2016 Vụ Mùa 2016 Vụ Xuân 2017 Trong mô Ngoài mô Trong mô Ngoài mô Trong Ngoài Chỉ tiêu hình hình hình hình mô hình mô hình Chi phí sản xuất 49.500 42.500 50.000 42.700 49.010 40.750 Tổng thu nhập 60.000 35.700 56.400 31.500 62.400 37.100 Năng suất (tấn) 5,0 5,1 4,7 4,5 5,2 5,3 Giá bán 12 7 12 7 12 7 Lãi thuần (chưa tính 46.500 23.200 42.400 18.800 48.890 24.850 công lao động) Lãi dòng 10.500 -6.800 6.400 -11.200 13.390 -3.650 % tăng lãi thuần so với 99% 125,5 % 96,7 % ngoài mô hình * Ghi chú: Trong mô hình: Mô hình sản xuất lúa giống HT1. Ngoài mô hình: Sản xuất lúa HT1 đại trà. 935
  6. Lãi thuần trên 1 ha của mô hình: sau khi trừ chi phí sản xuất (chưa tính công) thu nhập thuần túy trong vụ xuân 2016÷2017, đạt 46,5÷48,89 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn so với ngoài mô hình 24÷24,3 triệu đồng/ha/vụ, trong vụ mùa 2016 được 42,4 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn so với so với lãi thuần thu được ngoài mô hình 23,6 triệu đồng/ha/vụ. Tổng lãi thuần thu nhập 1 năm/1 ha trong mô hình là 88,9 triệu đồng, cao hơn so với ngoài mô hình 46,9 triệu đồng/ha/năm. Mô hình sản xuất lúa giống HT1 mang lại thu nhập cho người dân tăng lên 111,7% so với các hộ trồng lúa HT1 bên ngoài mô hình đạt yêu cầu so với hợp đồng là tăng thu nhập cho người dân trên 20% cho những hộ tham gia vào dự á 3.2.2. Xây dựng mô hình sản xuất lúa thương phẩm theo SRI và cây vụ đông (11ha). a) Mô hình sản xuất lúa Thiên ưu 8 theo SRI Dự án đã tổ chức nông dân sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn, cùng 1 giống lúa Thiên ưu 8, đồng loạt xuống giống cùng ngày, cùng áp dụng quy trình SRI. Trong quá trình thực hiện các hộ dân tham gia sản xuất đã thực hiện tốt và đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo đúng quy trình canh tác lúa cải tiến (SRI) trên cây lúa. Kết quả mô hình cho thấy: Về thời gian sinh trưởng của giống lúa Thiên ưu 8 qua các vụ: Vụ xuân 2016 và vụ xuân 2017 có thời gian sinh trưởng 135-137 ngày, vụ mùa năm 2016 có thời gian sinh trưởng 100 ngày, đây là giống thuộc nhóm giống ngắn ngày, ngắn hơn giống lúa Khang Dân 18 đang cấy đại trà ở địa phương 7-10 ngày. Với các giống lúa vụ mùa có thời gian sinh trưởng dưới 110 ngày ở vụ mùa, sẽ là điều kiện tốt để bố trí gieo cấy ở trà mùa sớm, thu hoạch trước 15/9 và như vậy sẽ có thể tiến hành vụ đông thuận lợi. Nhờ áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật mà mô hình lúa sinh trưởng tốt, năng suất đạt cao. Thống kê năng suất trong 3 vụ cho kết quả cụ thể như sau: Bảng 3: Năng suất thực thu giống Thiên ưu 8 (tấn/ha) Giống Vụ Xuân 2016 Mùa 2016 Xuân 2017 Thiên ưu 8 7,0 7,0 7,1 Thiên ưu 8 ngoài mô hình 6,1 5,5 5,8 Năng suất trung bình đạt được trên diện tích 11 ha của vụ xuân 2016, xuân 2017 là 7,0- 7,1 tấn/ha, vụ mùa 2016 đạt 7,0 tấn/ha đạt yêu cầu so với chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu trong hợp đồng (năng suất lúa vụ xuân đạt trên 6,5 tấn/ha, vụ mùa đạt trên 6 tấn/ha), tổng sản lượng thóc của mô hình đạt được trong 03 vụ là 232,1 tấn, vượt so với mục tiêu ban đầu đề ra là 209 tấn, năng suất trong mô hình tăng cao hơn so với ngoài mô hình từ 0,9-1,5 tấn/ha Bảng 4: Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình (1.000 đồng) 936
  7. Vụ Xuân 2016 Vụ Mùa 2016 Vụ Xuân 2017 Mùa vụ Trong Ngoài Trong Ngoài Trong Ngoài Chỉ tiêu mô hình mô hình mô hình mô hình mô hình mô hình Chi phí sản xuất 43.400 43.700 43.400 43.400 43.400 43.200 Tổng thu nhập 49.000 42.700 49.000 38.500 49.700 40.600 Năng suất (tấn) 7,0 6,1 7,0 5,5 7,1 5,8 Giá bán 7 7 7 7 7 7 Lãi thuần (chưa tính 35.600 29.000 35.600 25.100 36.300 27.400 công lao động) Lãi dòng 5.600 -1.000 5.600 -4.900 6.300 -2.600 b) Mô hình sản xuất cây vụ đông (11ha). Người dân Tuy Lộc sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã đòi hỏi phải nâng cao được giá trị kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh các giải pháp về xây dựng mô hình sản xuất các cây trồng có giá trị kinh tế cao dự án còn tập chung vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng vụ. Đây là cách tốt cho nông hộ, vừa đảm bảo an toàn lương thực, vừa tạo được thức ăn chăn nuôi, vừa có sản phẩm bán để có vốn đầu tư cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên việc chuyển đổi cơ cấu vấp phải các dào cản như: thiếu nước tưới, áp lực về công lao động, thị trường tiêu thụ.... Do đó hướng giải quyết của dự án là: xây dựng hệ thống tưới, tiêu giao thông nội đồng từ đó giải quyết được vấn đề khô hạn thiếu nước ở vụ đông và thuận tiện cho việc vận chuyển vật tư, nông sản.... Về giải pháp kỹ thuật dùng các giống lúa ngắn ngày cho thu hoạch sớm để dành quỹ thời gian phát triển được thêm vụ đông, bên cạnh đó lựa chọn các giống cây trồng vụ đông có giá trị kinh tế cao và dễ tiêu thụ.. Mô hình được thực hiện 2 vụ đông cho kết quả như sau: * Đánh giá hiệu quả kinh tế cây trồng vụ đông và cơ cấu 3 vụ/năm. Qua rất nhiều các chương trình đề tài dự án và mô hình thực tế về tăng vụ đông tại nhiều địa phương đã khẳng định cây vụ đông đem lại hiệu quả kinh tế cao thậm chí cao hơn cả 2 vụ. Hiệu quả kinh tế cây trồng vụ đông 2015 và 2016 như sau: Bảng 2.1: Hiệu quả kinh tế mô hình cây vụ Đông tại xã Tuy Lộc (1.000 đồng) Vụ Vụ đông Vụ đông 2015 2016 bí Goldstar bí Goldstar Chi phí Ngô DK6919 Ngô HN88 998 998 Chi phí sản xuất 35.200 47.900 60.100 61.100 937
  8. Tổng thu nhập 38.500 72.500 100.800 103.600 Năng suất 5.500 7.250 25.200 25.900 Giá bán 7 10 4 4 Lãi thuần (chưa tính 25.800 54.600 78.200 80.000 công lao động) Lãi dòng 3.300 24.600 40.700 42.500 Lãi thuần trên 1 ha của mô hình: sau khi trừ chi phí sản xuất (chưa tính công) thu nhập trong vụ đông 2015, bí thu được 78,2 triệu đồng/ha/vụ, ngô tẻ đạt 25,8 triệu đồng/ha/vụ, ngô nếp đạt 54,6 triệu đồng/ha/vụ. Trong vụ đông 2016 bí được 80 triệu đồng/ha/vụ. Lãi dòng: sau khi trừ chi phí sản xuất (bao gồm cả công lao động) lãi dòng cao nhất là bí 40,7- 42,5 triệu đồng/ha/vụ, tiếp theo là ngô nếp đạt 24,6 triệu đồng/ha/vụ và ngô đạt 3,3 triệu đồng/ha/vụ. So sánh hiệu quả kinh tế giữa cơ cấu 3 vụ/năm với cơ cấu 2 vụ lúa: Bảng 2.2: So sánh cơ cấu 3 vụ với 2 vụ lúa Lãi thuần tăng Tổng lãi thuần (triệu TT Cơ cấu so với trồng 2 đồng/ha) vụ lúa (%) 1 2 vụ lúa + ngô DK6919 79,9 47,7 2 2 vụ lúa + ngô HN88 108,7 100,1 3 2 vụ lúa + bí goldstar 998 132,3 144,5 4 2 vụ lúa 54,1 So sánh hiệu quả kinh tế với đất trồng 2 lúa: Với mức lãi thuần 2 vụ lúa tại vùng sản xuất là 54,1 triệu đồng/ha/năm thì cơ cấu 3 vụ (2 lúa + 1 ngô đông hoặc 2 lúa + bí đông) cho lãi thuần tăng 47,7-144,5% so với cơ cấu 2 lúa đạt yêu cầu so với chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu trong hợp đồng (tăng thu nhập cho người dân trên 20% cho các hộ tham gia vào dự án). Như vậy đây là mô hình sản xuất mang lại lợi nhuận cao cho nông dân. Với cơ cấu 2 lúa + ngô tẻ DK6919 thị trường ngô tẻ đầu ra ổn định nên đây là mô hình cho lợi nhuận không cao nhưng rất bền vững, do thị trường đầu ra cho ngô rất ổn định. Với cơ cấu 2 lúa + bí vụ đông hoặc 2 lúa + ngô nếp HN 88 cho lợi nhuận cao, có thể mở rộng ra đại trà. Tuy nhiên khi phát triển rộng mô hình này, cần tính toán nhu cầu thị trường đầu ra cho sản phẩm. Đây là sản phẩm ăn tươi nên khi sản xuất trên quy mô lớn, sản phẩm thu đồng loạt, rất dễ rơi vào tình trạng cung vượt cầu, đặc biệt khi là nông dân sản xuất hàng loạt không theo quy hoạch hay hợp đồng bao tiêu sản phẩm. 3.2.3. Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn 938
  9. Để xây dựng được mô hình sản xuất rau an toàn đạt hiệu quả cao dự án đã thành lập tổ hợp tác trong điều hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Dưới sự giúp đỡ của Đảng ủy, UBND xã Tuy Lộc, mô hình sản xuất rau an toàn đã thành lập được tổ hợp tác gồm 50 hộ dân tại khu 3. Tổ hợp tác thông qua đại hội đã bầu ra tổ trưởng, tổ phó và các thành viên ban điều hành tham gia điều hành sản xuất và liên kết chuỗi tiêu thụ sản phẩm. Tổ hợp tác hoạt động tự chủ dưới sự chỉ đạo của UBND và HTX dịch vụ nông nghiệp Tuy Lộc. Tổ hợp tác là đơn vị tiếp nhận, vận hành, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất, trang thiết bị dự án hỗ trợ, dưới sự giám sát của UBND xã và các đơn vị chức năng. Tổ hợp tác trong điều hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Tổ kỹ thuật: Tổ dịch vụ: Thị trường điều tiết nước tưới, Thu gom, sơ chế tiêu thụ máy móc, vật tư và bán sản phẩm Nông hộ sản xuất rau Sơ đồ hoạt động tổ hợp tác sản xuất rau an toàn tại xã Tuy Lộc Nội dung sản xuất rau giống trong nhà lưới được thực hiện trong 5 vụ, trong đó 4 vụ phục vụ sản xuất của dự án, 1 vụ nông dân bán sản phẩm ra ngoài thị trường, mỗi vụ rau giống thời gian kéo dài từ 15-30 ngày. Khi cây rau đủ tiêu chuẩn xuất vườn, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nông dân chuyển cây con ra sản xuất ngoài đồng ruộng sản xuất. a. Xây dựng mô hình vườn ươm cây con giống. Dự án đã hỗ trợ nông dân trong việc sản xuất rau giống trong nhà màng diện tích 1.000 m2 có hệ thống tưới phun sương để sản xuất 4 loại rau giống: Dưa chuột Sakura, su hào B40, cải bắp CB26 và bí rau VA308. Với sự tham gia của 4 hộ nông dân, mỗi hộ chuyên sản xuất một loại rau giống nhất định, mô hình có khả năng sản xuất 120.000 -150.000 cây rau giống/vụ. Trong thời gian từ tháng 1/2016 – 1/2017, qua 5 vụ, mô hình đã sản xuất ra 625.000 cây rau giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Toàn bộ số cây này đã được đưa vào sản xuất rau đại trà của dự án và một phần tiêu thụ tại địa phương. Qua theo dõi, đánh giá cho thấy: tất cả 4 loại rau sản xuất trong nhà màng đều có tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn cao, đạt từ giao động từ 85,71% - 96,15%, cao hơn so với sản xuất rau giống ngoài trời. Bảng 2.3: Sản lượng và tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn của mô hình sản xuất rau giống trong nhà màng (diện tích 1000 m2 ) tại xã Tuy Lộc 939
  10. SX trong nhà màng1 SX ngoài trời2 Số cây Thời vụ Loại giống xuất Tỷ lệ cây Số cây xuất Tỷ lệ cây vườn xuất vườn vườn (cây)3 xuất vườn (cây)3 Vụ xuân Bí rau VA308 120.000 92,30 90.000 69,23 2016 Dưa chuột 45.000 95,74 38.000 80,85 sakura Vụ xuân hè 2016 Su hào B40 42.000 93,33 38.000 84,44 Bắp cải BC26 35.000 87,50 33.000 82,50 Dưa chuột 30000 90,91 25.000 75,76 sakura Vụ thu Su hào B40 35.000 92,10 33.000 86,84 đông 2016 Bắp cải BC26 35.000 92,11 23.000 60,52 Bí rau VA308 40.000 95,23 37.000 88,09 Dưa chuột 25.000 96,15 20.000 76,92 sakura Vụ xuân 2017 Su hào B40 40.000 90,91 37.000 84,09 (vụ 1) Bắp cải BC26 33.000 94,29 25.000 71,43 Bí rau VA308 30.000 85,71 25.000 71,43 Dưa chuột 35.000 92,11 29.000 76,32 sakura Vụ xuân 2017 Su hào B40 25.000 89,29 20.000 71,43 (vụ 2) Bắp cải BC26 25.000 92,95 22.000 81,48 Bí rau VA308 30.000 93,75 20.000 62,50 1 Số liệu thực tế thu được từ mô hình nhà màng; 2Số liệu ước tính thông qua thống kê tại các hộ sản xuất; 3Cây xuất vườn là cây đạt tiêu chuẩn. Tỷ lệ cây xuất vườn cao ở mô hình là do những ảnh hưởng tích cực của việc sản xuất trong nhà màng và áp dụng công nghệ tưới phun sương. Sản xuất rau trong nhà màng cây rau tránh được các hiện tượng cực đoan của thời tiết (gió, bão, sương muối...) nên chất lượng cây giống tốt hơn và giảm sự sâm nhiễm của sâu bệnh, mà sản xuất ngoài 940
  11. trời không thể. Bên cạnh đó, hệ thống tưới phun giúp chủ động và kịp thời cung cấp nước cho cây con khi cần. Sản xuất giống sạch bệnh là rất quan trọng đối với phát triển mô hình sản xuất rau theo Vietgap ngoài đồng ruộng, rau giống được sản xuất trong nhà màng tương đối sạch sâu bệnh nên khi đem ra sản xuất ngoài đồng ruộng mức độ sâu bệnh ít hơn là sản xuất ngay từ đầu ngoài đồng ruộng. Bảng...: Mức độ nhiễm sâu, bệnh trên các loại rau trong mô hình sản rau giống Vụ Thu Xuân Xuân Xuân Xuân hè 2017 2017 Đông 2016 2016 Loại rau 2016 Vụ 1 Vụ 2 Bí rau + - - - Bí rau (Đối chứng) ++ + + + Su hào + - - + Su hào (đối chứng ++ + + ++ Cải Bắp + - - - Cải Bắp (đối chứng) ++ + + + Dưa chuột + - - - Dưa chuột (đối chứng) ++ + + + Chú thích: -: không bị nhiễm; +: nhẹ; ++: trung bình; +++: nặng Hiệu quả kinh tế: Nhờ sản xuất trong nhà màng và áp dụng hệ thống tưới phun mưa tự động mà mô hình vừa có tỷ lệ cây xuất vườn cao lại giảm được chi phí thuốc bảo vệ thực vật và công lao động, dẫn đến hiệu quả cao hơn đáng kể so với sản xuất ngoài trời. Rau bí giống sản xuất trong nhà màng của mô hình cho lãi dòng từ 4,25- 10,01 triệu đồng/1.000m2/vụ, trong khi đó sản xuất ngoài trời chỉ cho lãi từ 2,01-10,8 triệu đồng/1.000m2/vụ. Tương tự, các mô hình sản giống su hào, bắp cải và dưa chuột cũng đều cho hiệu quả kinh tế rất cao so với đối chứng. Hiệu quả kinh tế đạt cao nhất là mô hình dua chuột cho lãi dòng đạt tới 22,64 triệu đồng/1.000m2/vụ. Tác động xã hội của mô hình: Hiệu quả kinh tế của mô hình sản rau giống trong nhà màng, có áp dụng hệ thống tưới phun mưa tự động là rất cao và rõ ràng nên đã thu hút được nhiều sự quan tâm, học hỏi của nhiều hộ sản xuất rau giống không tham gia mô hình. Sau khi được phổ biến kỹ thuật, một số hộ đã tiến hành làm theo và đầu tư xây dựng nhà màng, hệ thống tưới phun để sản xuất rau giống. Điều đó chứng tỏ mô hình đã có tác động rất tích cực trong việc nâng cao kỹ thuật và thay đổi phương thức sản xuất rau giống tại xã Tuy Lộc. Do vậy, mô hình có khả năng nhân rộng tại địa phương. 941
  12. b. Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn chuyên canh theo hướng VietGAP. Dự án đã xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn chuyên canh theo hướng Vietgap, diện tích 3 ha tại xã Tuy Lộc – huyện Cẩm Khê – tỉnh Phú Thọ với 50 hộ dân tham gia thực hiện mô hình sản xuất 4 loại rau: Dưa chuột Sakura, su hào B40, cải bắp CB26, bí rau VA308. Qua 4 vụ sản xuất rau an toàn theo hướng Vietgap, năng suất của tất cả các loại rau mô hình đều ổn định và cao hơn so với đối chứng (là những mô hình sản xuất theo tập quán ở địa phương). Cụ thể, năng suất bí rau đạt trung bình 42,44 tấn/ha, tăng 6,6- 12,2 % so với đối chứng. Năng suất su hào cũng đạt ổn định từ 42,25 – 43,5 tấn/ha, tăng 6,57 – 9,7% so với đối chứng. Cải bắp áp dụng quy trình sản xuất theo hướng Vietgap này cũng cho năng suất đạt 41,72 – 43,1 tấn/ha, tăng từ 8,9-11,8% so với sản xuất thông thường. Tương tự, phương pháp sản xuất này cũng làm tăng 2,75-6,32% năng suất của dưa chuột, so với đối chứng. Năng suất thực thu của các loại rau trong mô hình sản xuất rau an toàn qua các vụ khác nhau (tấn/ha) Vụ Xuân Xuân hè Thu đông Xuân Loại rau 2016 2016 2016 2017 Bí rau 43,221 41,27 42,44 Bí rau (Đối chứng) 38,522 38,39 39,37 Tăng so với đối chứng (%) 12,2 7,5 6,82 Su hào 42,25 43,5 43,17 Su hào (đối chứng) 38,54 40,82 39,47 Tăng so với đối chứng (%) 9,7 6,57 9,37 Cải Bắp 40,05 43,72 41,72 Cải Bắp (đối chứng) 38,56 40,15 38,12 Tăng so với đối chứng (%) 11,8 8,9 9,4 Dưa chuột 53,83 51,5 53,5 Dưa chuột (đối chứng) 50,63 50,12 51,26 Tăng so với đối chứng (%) 6,32 2,75 4,37 1 Trung bình năng suất thực thu của các hộ trong mô hình; 2Trung bình của ngoài mô hình. Sự gia tăng năng suất của các loại rau là tổng hòa các ảnh hưởng tích cực giữa việc áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất hợp lý và công nghệ tưới phun mưa, tạo điều kiện tối ưu cho cây sinh trưởng – phát triển một cách khỏe mạnh, tăng cường sức chống chịu và 942
  13. giảm sự thiệt hại do sâu bệnh…dẫn đến tăng năng suất. Với năng suất của các loại rau sản xuất theo hướng Vietgap và áp dụng đồng bộ hệ thống tưới tiêu hiện đại, năng suất trung bình đạt trên 40 tấn/ha; sản lượng rau từng loại rau đạt trên 85,4 tấn, tổng sản lượng rau an toàn qua 4 vụ sản xuất liên tục đạt 532,5 tấn. Qua theo dõi đánh giá trong các vụ cho thấy: dịch hại chủ yếu trên các loại rau này là các loại sâu ăn lá. Ở mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng Vietgap, trong cả 4 vụ sản xuất, thường có mức độ nhiễm và gây hại của sâu ăn lá thấp hơn so với mô hình sản xuất thông thường (đối chứng). Việc này dẫn đến mô hình sản xuất rau an toàn ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hơn, làm giảm chi phí đầu tư. Bảng: Mức độ nhiễm sâu ăn lá trên các loại rau trongmô hình sản xuất rau an toàn qua các vụ Vụ Xuân Xuân hè Thu Đông Xuân 2017 2016 2016 2016 Loại rau Bí rau + + + Bí rau (Đối chứng) + + + Su hào + + + Su hào (đối chứng ++ + ++ Cải Bắp + + + Cải Bắp (đối chứng) +++ + ++ Dưa chuột + + + Dưa chuột (đối chứng) + ++ + Ghi chú: +: nhẹ; ++: trung bình; +++: nặng Hiệu quả kinh tế: Tất cả các loại rau, ở tất cả vụ của mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng Vietgap hiệu quả kinh tế cao hơn từ 9,17 -39,594 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất rau thông thường. Cụ thể, với giá bán ổn định từ 3.000 – 3.300đ/kg, mô hình sản xuất bí rau an toàn cho lãi từ 38,186-41,66 triệu đồng/ha/vụ, tăng 31-52% so với sản xuất thông thường (25,078 – 31,86 triệu đồng/ha/vụ). Mô hình sản xuất su hào an toàn cũng cho lãi từ 61,294 – 65,377 triệu đồng/ha/vụ. Trong khi đó, sản xuất thường thông thường cho lãi thấp hơn từ 30-58%, chỉ đạt 42,5-47,124 triệu đồng/ha/vụ. Tương tự, mô hình sản xuất bắp cải an toàn cũng cho lãi từ 52,482- 68,246 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn so với sản xuất thông thường từ 25,2-31,9% . Chênh lệch lãi giữa mô hình sản xuất dưa chuột an toàn và thông thường 25-39 %, sản xuất dưa chuột an toàn cho lãi thuần cao nhất và đạt tới 83,495 triệu đồng/ha/vụ. Như vậy khi thực hiện mô hình sản xuất rau an 943
  14. toàn theo hướng VietGap tất cả các loại rau trong mô hình đã làm tăng thu nhập của người dân trên 20% so với canh tác truyền thống. Khi chưa có hệ thống tưới phun sương khu 3 ha trong dự án nông dân sử dụng để sản xuất ngô, hiệu quả trung bình đạt 3,3 triệu đồng/ha (bảng 3.15), như vậy mô hình sản xuất rau an toàn đạt lợi nhuận từ 38,186 triệu/ha/vụ (bí) đến 80,422 triệu/ha/vụ (dưa chuột) cao hơn trồng ngô từ 34,886- 77,122 triệu đồng/ha/vụ, tăng >100%. Tác động xã hội của mô hình: Do có hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn nên mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng Vietgap có những tác động về mặt xã hội rõ rệt. Trước hết, qua mô hình này đã giúp những hộ tham gia tiếp cận và nâng cao kiến thức về kỹ thuật bón phân, tưới nước hợp lý, kỹ thuật phòng trừ dịch hại. Từ đó giúp thay đổi tập quán canh tác cũ, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Tiếp đến, mô hình đã trở thành hình mẫu về cách sản xuất rau an toàn tại địa phương. Qua đây, thu hút được người sản xuất không tham gia mô hình đến để học hỏi cách tổ chức và các kỹ thuật sản xuất rau an toàn. Do đó, mô hình có khả năng nhân rộng tại xã Tuy Lộc và các địa phương khác. 3.3. Đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ Trong năm 2015 và 2016 cùng với quá trình xây dựng các hệ thống tưới và triển khai các mô hình nông nghiệp nhóm thực hiện dự án đã đã tổ chức thực hiện 6 lớp tập huấn cho 300 lượt người dân ở các địa điểm thực hiện dự án. Trong đó: 02 lớp tập huấn về quy trình tổ chức, quản lý vận hành, bảo trì hệ thống tưới. 04 lớp tập huấn về quy trình canh tác cây trồng, Sau khi được tập huấn, người nông dân đã nắm được các kiến thức về vận hành, bảo dưỡng hệ thống tưới, lợi ích của cây vụ đông trong sản xuất nông nghiệp, qui trình trồng, chăm sóc, thu hoạch lúa để đạt hiệu quả canh tác cao nhất, quy trình sản xuất rau an toàn. Kết quả: đã có 300 lượt người nông dân trong khu vực dự án được đào tạo, tập huấn về sử dụng vaanh hành hệ thống tưới, hoạt động sản xuất lúa hàng hóa và rau an toàn: - Nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động sản xuất, bảo quản lúa, rau được chia sẻ trong khóa học. - Khóa học đã giúp bà con nâng cao được ý thức trong hoạt động sản xuất lúa và rau an toàn. - Khóa học giúp bà con có kiến thức khoa học trong hoạt động sản xuất lúa và rau, đặc biệt là là 50 hộ gia đình tham gia trong mô hình sản xuất rau an toàn đã trở thành những “công nhân nông nghiệp” thực thụ . 3.4. Đánh giá chung về kết quả đạt được của dự án 944
  15. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh tế nông thôn là mục tiêu hàng đầu của Chương trình khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, trong dự án việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật là một trong các kết quả đạt được của dự án, trong đó các tiến bộ kỹ thuật bao gồm công nghệ tưới tiết kiệm nước, quy trình tưới tiết kiệm nước, cơ giới hóa đồng bộ, kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến theo SRI, sản xuất giống lúa cấp xác nhận có chất lượng, kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo hướng Việtgap. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng góp phần tăng hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế của mô hình thực hiện. a) Hiệu quả về giảm lượng nước tưới khi áp dụng canh tác SRI Qua 3 năm thực hiện dự án 2015 - 2017 kết quả sử dụng nước sau khi xây dựng mô hình: Vụ xuân tiết kiệm được 20,45% lượng nước tưới và vụ mùa tiết kiệm được 22,78% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống trước khi thực hiện dự án b) Giảm lượng nước tưới cho rau khi áp dụng công nghệ tưới hiện đại: Hệ thống tưới trong nhà màng là tưới phun sương, phun mưa cấp hạt mịn, được áp dụng cho mô hình vườn ươm rau giống. Ưu điểm của kỹ thuật tưới chỉ tổn thất nước do bốc hơi trong quá trình tưới, tiết kiệm khoảng 40-50% so với phương pháp tưới mặt, không gây xói mòn, trôi màu, không phá vỡ kết cấu đất. Hệ thống tưới tự động nên có thể tiết kiệm được nhân công. c) Hiệu quả kinh tế từ mô hình sản xuất: Mô hình sản xuất lúa giống HT1 cấp nông hộ cho năng suất bình quân đạt 4,97 tấn/ha, toàn bộ lô hạt giống đều đạt tiêu chuẩn theo quy định, với tổng lượng giống đạt cấp xác nhận là 29,82 tấn. Tổng lãi thuần thu nhập 1 năm/1 ha trong mô hình là 88,9 triệu đồng, cao hơn so với ngoài mô hình 46,9 triệu đồng/ha/năm. Mô hình sản xuất lúa theo SRI, năng suất lúa đã tăng từ 0,9-1,5 tấn/ha và tổng lãi thuần thu nhập 1 năm/1 ha trong mô hình là 71,2 triệu đồng, cao hơn so với ngoài mô hình 17,1 triệu đồng/ha/năm. Mô hình sản xuất cây vụ đông và cơ cấu 3 vụ/năm: Mô hình sản xuất cây vụ đông cho hiệu quả kinh tế rất cao đặc biệt là mô hình sản xuất bí đông lãi thuần đạt >78,2 triệu đồng/ha. So sánh cơ cấu 3 vụ (2 lúa + bí vụ đông hoặc ngô đông) với cơ cấu 2 vụ lúa/năm thì cơ cấu 3 vụ/năm cho lãi thuần tăng > 47,7 % so với cơ cấu 2 vụ lúa/năm. Mô hình sản xuất rau giống: Kết quả phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất rau giống trong nhà màng tại xã Tuy Lộc qua 5 vụ cho thấy: tất cả các loại rau giống sản xuất trong nhà màng đều cho hiệu quả kinh tế rất cao, đạt lãi thuần từ 4,2 – 14,01 triệu đồng/1.0002/vụ. Mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng Vietgap, qua 4 vụ (từ tháng 1/2016 – 4/2017): Tất cả các loại rau, ở tất cả vụ của mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng Vietgap hiệu quả kinh tế cao hơn từ 9,17 -39,594 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất rau thông 945
  16. thường. Mô hình sản xuất bí rau an toàn cho lãi từ 38,186-41,66 triệu đồng/ha/vụ, tăng 31-52% so với sản xuất thông thường (25,078 – 31,86 triệu đồng/ha/vụ). Mô hình sản xuất su hào an toàn cũng cho lãi từ 61,294 – 65,377 triệu đồng/ha/vụ. Trong khi đó, sản xuất thường thông thường cho lãi thấp hơn từ 30-58%, chỉ đạt 42,5-47,124 triệu đồng/ha/vụ. Tương tự, mô hình sản xuất bắp cải an toàn cũng cho lãi từ 60,834- 68,246 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn so với sản xuất thông thường từ 27,2-31,9% . Mô hình dưa chuột an toàn cho lãi thuần cao nhất và đạt tới 83,495 triệu đồng/ha/vụ. d) Hiệu quả về mặt môi trường: Mô hình lúa SRI bên cạnh việc tăng năng suất cây lúa cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế, SRI còn góp phần bảo vệ môi trường nông thôn cũng như sức khỏe người nông dân bằng việc giảm bón đạm cho cây lúa; không sử dụng thuốc trừ cỏ và hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu trên ruộng lúa. Làm theo SRI ruộng lúa thông thoáng hơn, cứng cây hơn, sâu bệnh ít hơn do đó số lần phun thuốc BVTV giảm 1,6-3 lần so với làm theo tập quán; canh tác lúa SRI còn giúp giảm phát thải khí nhà kính CH 4. e) Chuyển gia công nghệ: Dự án đã tiến hành các hoạt động đào tạo, chuyển giao công nghệ cho địa phương và người dân tham gia trong mô hình bao gồm 02 đợt tập huấn tập trung về quy trình vận hành bảo trì sửa chữa hệ thống tưới và các quy trình canh tác tiên tiến, đồng thời dự án cũng cử cán bộ toàn thời gian tại vùng dự án để theo dõi, giám sát các hoạt động tại mô hình. Kết quả của 2 buổi tập huấn tập trung có 300 lượt nông dân tham dự. Qua đợt tập huấn có trên 90% nông dân tham dự có thể hiểu được toàn bộ kiến thức của người hướng dẫn. Qua kết quả khảo sát có thể thấy, việc tiếp thu và ứng dựng tiến bộ khoa học, kỹ thuật của người dân trong sản xuất nông nghiệp đã tăng so với trước khi thực hiện dự án (Trước khi có dự án, 90% người dân được hỏi sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau, chỉ có 10% người dân tìm hiểu qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng). 4. Kết luận - Xây dựng được hệ thống tưới tràn khống chế và đường giao thông nội đồng phục vụ tưới cho mô hình canh tác lúa tiên tiến theo SRI quy mô 17ha, tiết kiệm nước 21,6% so với phương pháp tưới cũ. - Xây dựng hệ thống tưới phun mưa phục vụ cho mô hình sản xuất rau an toàn chuyên canh theo hướng Vietgap quy mô 3ha tưới tiết kiệm nước 43,7% so với phương pháp tưới cũ. - Xây dựng nhà màng và hệ thống tưới phun sương cho mô hình sản xuất rau giống quy mô 1.000 m2 đảm bảo yêu cầu chất lượng. - Xây dựng mô hình sản xuất lúa giống HT1 quy mô 6ha/ 3 vụ , lợi nhuận trung bình đạt triệu đồng/ha, tăng 96,7% so với sản xuất lúa HT1 ngoài mô hình. 946
  17. - Xây dựng mô hình sản xuất lúa thương phẩm theo SRI quy mô 33ha/3 vụ, năng suất lúa vụ xuân và vụ mùa đều đạt trên 7 tấn/ha, tăng 0,9 -1,5 tấn/ha so với sản xuất lúa thiên ưu 8 truyền thống. Tăng hiệu quả kinh tế >22,7-41,8 % so với sản xuất đại trà - Xây dựng mô hình cây vụ đông chuyển đổi từ đất 2 vụ lúa sang 2 vụ lúa + vụ đông, quy mô 22ha/vụ/2 vụ, lợi nhuận trung bình tăng trên 47,7% so với canh tác 2 vụ lúa . - Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn chuyên canh theo hướng VietGap quy mô 12ha/vụ/4 vụ, lợi nhuận tăng (34,886 – 77,112 triệu đồng/ha/vụ) trên 100% so với cơ cấu cây trồng cũ. - Xây dựng mô hình vườn ươm cây rau giống trong nhà màng, quy mô 0,5ha/5 vụ, dự án đã sản xuất được 625.000 cây giống các loại khỏe, sạch bệnh đưa ra sản xuất đại trà và thương mại. - Tập huấn đào tạo, chuyển giao công nghệ cho 300 lượt người dân nắm bắt được quy trình tổ chức vận hành và bảo trì hệ thống tưới, quy trình canh tác lúa tiên tiến theo SRI, quy trình sản xuất lúa giống, quy trình sản xuất cây vụ đông, quy trình sản xuất rau an toàn theo hướng Vietgap. 5. Kiến nghị Chuỗi giá trị như mô hình sản xuất của dự án cần được tiếp tục theo dõi, nghiên cứu thêm để đưa ra giải pháp nhằm phát triển và mở rộng chuỗi. Cần có các giải pháp trợ giúp người dân trong việc phát triển qui trình sản xuất quy chuẩn, hệ thống kiểm soát chất lượng, hệ thống quản lý mới trong điều kiện số hộ tham gia tăng lên, quy mô sản xuất lớn hơn. Bên cạnh đó cần có những hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, chính sách về vốn để tổ hợp tác xã sản xuất hoạt động có hiệu quả hơn trong điều hành tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 947
  18. Tài liệu tham khảo Tài liệu Tiếng Việt 31. Nguyễn Tuấn Anh (2011). Đề tài “Nghiên cứu xây dựng lộ trình về công nghiệp hóa và hiện đại hóa thủy lợi Việt Nam đến năm 2020.”, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. 32. Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thị Kim Dung (2011). Đề tài cấp Nhà nước “Hiện đại hóa thủy lợi phục vụ xây dựng nông thôn mới”. Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. 33. Võ Đại Chung, Quảng Bình (2016): Hiệu quả từ mô hình canh tác lúa cải tiến SRI, Trung tâm khuyến nông quốc gia. 34. Dự án ‘‘Quy hoạch, phát triển vùng rau an toàn cho thành phố Yên Bái tại xã Tuy Lộc thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái”. 35. Dự án “Sản xuất giống lúa cho các tỉnh miền núi phía Bắc”. 36. Dự án FAO 039 “Xây dựng nhóm hộ sản xuất giống lúa tại các tỉnh miền núi phía Bắc”. 37. Dự án “Xây dựng mô hình canh tác lúa cải tiến SRI cho lúa Hương Chiêm tại Yên Bái và Bắc Thơm 7 tại Điện Biên”. 38. Đề tài ‘‘Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 2 vụ lúa truyền thống thành 2 vụ lúa + cây vụ đông tại cánh đồng Mường Lò tỉnh Yên Bái’’. 39. Đề tài: “Nghiên cứu giải pháp tăng vụ đông trên cánh đồng Mường Thanh” đã được thực hiện và áp dụng rộng tại xã Thanh Chăn huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên (11 xã điểm nông thôn mới của cả nước). 40. Mô hình thí điểm tưới nước cho lúa bằng ống nhựa khép kín tại xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 41. Oxfarm Việt Nam (2011). Đơn giảm và hiệu quả SRI và nông nghiệp sáng tạo. 42. Hoàng Văn Phụ (2005). Kết quả nghiên cứu kỹ thuật thâm canh lúa SRI (System of Rice Intensification) vụ xuân 2005 tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Thái Nguyên. 43. Hoàng Văn Phụ và Vũ Trí Đồng (2005). “Triển vọng của kỹ thuật thâm canh lúa SRI ((System of Rice Intensification) trong canh tác lúa vùng Trung du Bắc bộ”. Hội nghị khoa học công nghệ toàn quốc: Nghiên cứu KH&CGCN phục vụ phát triển nông thôn miền núi phía Bắc giai đoạn 2000-2005. 44. Lê Sâm, Nguyễn Văn Lân, Nguyễn Đình Vượng (1997). “Nghiên cứu các giải pháp công nghệ tưới hiện đại tiết kiệm cho các vùng hiếm nước” thuộc đề tài cấp Nhà nước mã số KC.08-09, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam. 45. Lê Sâm (2002). Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 948
  19. 46. Phương Thu (2016). Kết quả mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật canh tác lúa cải tiến (SRI) trên giống Bao thai tại huyện Chợ Đồn, Báo cáo sở nông nghiệp Bắc Kạn. 47. Đoàn Doãn Tuấn, Trần Việt Dũng (2009). Đề tài cấp Nhà nước: "Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ phòng chống hạn hán phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc", Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. 48. Đoàn Doãn Tuấn (2005). Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi vùng ĐBSH”, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. Tài liệu Tiếng Anh 49. Darius mans (2010). More rice for people and more water for planet, WWF- ICRISAT project, Hyderabad, India. 50. Dalit Ben-Zoor (2015). The Israel agritech sector. 51. Jun Tsurui (2010). Accepting system of rice intensification by farmers in rainfed lowland paddy area of Cambodia, International journal of environmental and rural development, Cambodia. 52. Khem Ra Dabal (2014). System of rice intensification: A potential approach to enhance rice productivity and food security, Journal of forest and livelihood. 53. Ravindra Krishnamurthy (2014). Vertical farming: Singapore’s solution to feed the local urban population, Permaculture research institute. 54. Suphendi Rustiadi (2014). System of Rice intensification and conventional rice farming and its role in the Indramayu regency economy, Bogor Agriculture university. 55. Wei Wu (2015). A review of the system of rice intensification in China, plant soil. Anthony Hall and James Midgley. Social Policy for Development. London:SAGE Publications. 2004. 949
nguon tai.lieu . vn