Xem mẫu

XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG TÂY NGUYÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ThS Vũ Thái Dũng1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết các dân tộc là ngọn cờ tập hợp các lực lượng cách mạng, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng đó đã góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác vận động đồng bào các dân tộc miền núi trong quá trình đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong công cuộc đổi mới đất nước, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặt ra là đoàn các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chống mọi âm mưu chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch, phản động chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta. Tây Nguyên là vùng đất có đặc điểm khác biệt về địa lý, kinh tế, văn hoá xã hội, với số lượng lớn đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Nơi đây được coi là vùng trọng điểm về vấn đề dân tộc ­ an ninh quốc phòng nên luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, nhất là công tác vận động đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc, cũng như việc quán triệt tư tưởng này vào việc xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong khối đoàn kết toàn dân có giá trị lý luận và thực tiễn mang tính cấp bách và lâu dài. 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết các dân 1 Viện Lịch sử Đảng ­ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 tộc Điểm đặc sắc khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc chính là: Các dân tộc tuy khác nhau nhưng họ là anh em của nhau, đồng bào của nhau. Nghĩa là các dân tộc với các phong tục, tập quán, văn hoá… khác nhau, rất đa dạng nhưng các dân tộc không tách biệt nhau, đều có chung một gốc, một dòng máu, chung một tổ tiên ­ Đồng bào. Do đó, tình cảm giữa các dân tộc là tình cảm anh em ruột thịt, tình cảm gia đình, không phân biệt người Kinh hay người Thượng, từ miền núi đến miền xuôi đều là anh em một nhà. Tư tưởng đặc sắc về dân tộc của Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ trong các bài nói, bài phân tích và trong hành động của Người. Người thường đặt chữ đồng bào trước tên riêng của mỗi dân tộc, mỗi nhóm dân tộc, mỗi cộng đồng có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Trong thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku ngày 19­ 4­1946, Người viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt”2. Hay trong thư gửi các cháu học sinh miền núi nhân dịp khai giảng ngày 19­3­1955, Người cùng căn dặn: “Các cháu thuộc nhiều dân tộc ở nhiều địa phương, nhưng các cháu đều là con em của đại gia đình chung: Là gia đình Việt Nam”3. Quan điểm đặc sắc về dân tộc là anh em ruột thịt, Hồ Chí Minh nêu lên nguyên tắc rất đặc sắc về vấn đề dân tộc ở Việt Nam: Sự bình đẳng, đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau như người trong một gia đình. Đây là quan điểm nhân văn, nhân ái của Người, luôn xuất phát từ tình cảm chân thành và sâu sắc với đồng bào mình. Tư tưởng đại đoàn kết các dân tộc của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống tốt đẹp trong mối quan hệ giữa các dân tộc trong trường kỳ lịch sử, được 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2000, Tr.217. 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2000, Tr.496. 2 phản ánh trong các truyền thuyết, nó cũng xuất phát từ quan điểm lấy dân làm gốc “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu vẫn xong”, Người luôn coi các mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, sự bình đẳng giữa các dân tộc là sự bình đẳng toàn diện về kinh tế, văn hoá chính trị xã hội trên tinh thần các dân tộc là chủ nhân của đất nước, bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm. Tinh thần đó được thể hiện ngay từ buổi đầu mới giành được độc lập và xuyên suốt trong tư tưởng của Người cũng như trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến đồng bào các dân tộc thiểu số nước nhà. Trước khi diễn ra Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam, tại Hà Nội cũng đã diễn ra Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số toàn quốc ngày 03­12­ 1945. Tại hội nghị này trong diễn văn khai mạc, Người nêu rõ: “Nhờ sức đoàn kết tranh đấu chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập, các dân tộc thiểu số được bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều như anh chị em trong một nhà, không còn có sự phân biệt nòi giống, tiếng nói gì nữa. Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy độc lập càng cần phải đoàn kết hơn nữa”4. Người còn nhấn mạnh: “Anh em thiểu số chúng ta sẽ được: 1. Dân tộc bình đẳng. Chính phủ sẽ bãi bỏ hết những điều hủ tệ cũ, bao nhiêu bất bình (đẳng) trước sẽ sửa chữa đi. 2. Chính phủ sẽ gắng sức giúp cho các dân tộc thiểu số về mọi mặt: a) Về kinh tế, sẽ mở mang nông nghiệp cho các dân tộc được hưởng; b) Về văn hóa, Chính phủ sẽ chú ý trình độ học thức cho dân tộc. Các dân tộc được tự do bày tỏ nguyện vọng và phải cố gắng để cùng giành cho bằng được độc lập hoàn toàn, tự do và thái bình”5... 4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2000, Tr.110. 5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2000, Tr.110. 3 Có thể nói, trong suy nghĩ và tình cảm của mình, Người luôn coi các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em một nhà, là thành viên không thể chia cắt của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Cũng trong lời phát biểu tại Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày 3­12­1945, Người đã chỉ rõ: “Anh em thiểu số chúng ta sẽ được: Các dân tộc sẽ được tự do bày tỏ nguyện vọng và phải cố gắng để cùng giành cho bằng được độc lập hoàn toàn, tự do và thái bình”6. Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh luôn toát lên tình thương yêu vô bờ bến đối với đồng bào các dân tộc trên đất nước ta. Người nhắc nhở, căn dặn cán bộ, quân, dân phải luôn thương yêu các dân tộc, luôn chăm lo đến lợi ích của đồng bào. Người nhắc nhở các dân tộc đa số và thiểu số “phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu cầu hành phúc chung của chúng ta và con cháu chung ta”, “là anh em ruột thịt, chúng ta sống chế có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”7. 2. Những nguyên tắc và phương pháp xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh Tây Nguyên là khu vực địa lý ­ dân tộc rộng lớn, đóng vai trò trong yếu trong tiến trình phát triển của đất nước ta. Từ lâu Tây Nguyên là địa bàn sinh tụ của những dân tộc thiểu số thuộc hai ngữ hệ: Nam Á (Nhóm Môn Khơme bao gồm các dân tộc như: Ba Na, Xê Đăng, Cơ Ho, Mơ Nông, Gié Triêng, Mạ, H Rê, BRâu, Rơ Măm) và Nam Đảo (Nhóm Malayo­Polynesia bao gồm: Gia Rai, Ê Đê, Chu Ru, Ra Glai). Việc xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên là một trong những công tác quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Vận động 6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2000, Tr.110. 7 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2000, Tr.217­218. 4 đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên phải gắn với những nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh. 2.1. Những nguyên tắc đoàn kết các dân tộc vùng Tây Nguyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh Nguyên tắc thứ nhất: Xây dựng khối đoàn kết các dân tộc là bảo đảm tốt hơn những lợi ích của Tổ quốc, tạo điều kiện phát triển và thực hiện quyền bình đẳng các dân tộc cho đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên. Theo tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh thì đại đoàn kết phải xây dựng trên cơ sở bảo đảm những lợi ích tối cao của dân tộc và những quyền lợi của đồng bào các dân tộc. Khối đại đoàn kết sẽ làm tăng sức mạnh cho tấm lá chắn bảo vệ biên giới phía Tây của Tổ quốc, tạo đà phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện để các dân tộc Tây Nguyên được đóng gió sức lực và trí tuệ của mình vào sự nghiệp phát triển đất nước. Nguyên tắc thứ hai: Tin vào dân, dựa vào dân, vì dân, là một nguyên tắc cơ bản trong chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, cũng nguyên tác quan trọng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh “Nước lấy dân làm gốc”; “Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”. Nguyên tắc này được Người khái quát ngắn gọn nhưng vô cùng sâu sắc: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân”8 và “Gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”9. Có thể nói mọi tư tưởng, mọi sáng tạo của Người đều xuất phát từ lòng thương yêu, kinh trọng, tin tưởng ở nhân dân. Nguyên tắc thứ ba: Đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đại đoàn kết lâu dài, bền vững giữa các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ 8 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2000, Tr.544. 9 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2000, Tr.79. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn