Xem mẫu

  1. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA XÂY DỰNG DỰ ÁN HỌC TẬP HỌC PHẦN “PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHO TRẺ MẦM NON” Lê Thị Nhung Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế lethinhung@dhsphue.edu.vn Nguyễn Thị Bích Thảo Bộ Giáo dục và Đào tạo ntbthao@moet.gov.vn Tóm tắt: Dự án học tập (DAHT) đang được sử dụng ở nhiều trường học trên thế giới. Bài báo giới thiệu quy trình xây dựng DAHT trong quá trình giảng dạy học phần (HP) “Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh (MTXQ) cho trẻ mầm non (MN)” nhằm tích cực hóa hoạt động của sinh viên (SV), tăng chất lượng đào tạo giáo viên mầm non Từ khóa: Dự án học tập, khám phá môi trường xung quanh, trẻ mầm non. 1. MỞ ĐẦU Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học ở Việt Nam giai đoạn 2006-2020 chỉ rõ: “… Việc mở rộng quy mô phải đi đôi với nâng cao chất lượng; thực hiện công bằng xã hội đi đôi với đảm bảo hiệu quả đào tạo; phải tiến hành đổi mới từ mục tiêu, quy trình, nội dung đến phương pháp dạy và học, phương thức đánh giá kết quả học tập…”. Theo đó, cần đổi mới tất cả các thành tố của quá trình giáo dục đại học để thực hiện mục tiêu chung là “Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân” (Luật Giáo dục Đại học, 2012). Đáp ứng được những đòi hỏi của nền giáo dục hiện đại, các DAHT được sử dụng ngày càng nhiều ở các trường học. DAHT là một kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu học tập, do người học thực hiện dưới sự hướng dẫn của người dạy và quy mô nhỏ hơn DA trong thực tiễn. DAHT có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau như phân loại theo chuyên môn, theo sự tham gia của người học, theo sự tham gia của người dạy, theo quỹ thời gian, theo nhiệm vụ trọng tâm. Như vậy, có thể thấy DAHT rất phong phú và đa dạng. Tùy từng lĩnh vực chuyên môn và nội dung sẽ có những DA mang tính chất đặc thù. Đối với HP “Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ MN” trong Chương trình đào tạo ngành Giáo dục Mầm non, sử dụng DAHT là một trong những cách thức tổ chức tối ưu. Vì vậy, cần xây dựng các DAHT mang tính đặc trưng, đảm bảo những yêu cầu về nội dung, thời lượng và điều kiện tổ chức học phần này nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, đào tạo. 2. CƠ SỞ ỨNG DỤNG DỰ ÁN HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN “PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHO TRẺ MẦM NON” 2.1. Dưới góc độ lý luận Ngày nay, dạy học theo dự án (DHTDA) được sử dụng nhiều trong các trường học, đặc biệt là ở Đại học với cách tiếp cận như là một phương pháp, hình thức hay mô hình dạy học. Tuy 148
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 nhiên, dù dưới góc độ nào, việc sử dụng các DAHT vẫn luôn thể hiện hiệu quả trong việc phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Nghiên cứu của Thomas (2000), Intel (2003), R.Keith Sawyer (2006), Nguyễn Văn Cường (2010), Đậu Thị Hoa (2011) đã chỉ ra: Thông qua các DAHT, người học dưới sự điều khiển và giúp đỡ của người dạy sẽ tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập phức hợp mang tính thực tiễn. Nhiệm vụ này được thực hiện theo hình thức nhóm là chủ yếu, với tính tự lực cao, tạo ra những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu. Nhờ đó, người học có cơ hội gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, phát triển năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác để tham gia vào hoạt động lao động xã hội trong tương lai… Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng nêu lên những mặt hạn chế của việc DHTDA. Đối với người học, việc xác định chủ đề hoặc nhiệm vụ học tập là bước đầu tiên nhưng thường gặp nhiều khó khăn vì không có nhiệm vụ nghiên cứu khi chủ đề quá đơn giản hoặc là nhiệm vụ nghiên cứu quá lớn, quá sâu, vượt ngoài khả năng, điều kiện cho phép. Sẽ khó khăn trong việc lập kế hoạch, tạo ra hệ thống câu hỏi khoa học và có ý nghĩa, chuyển đổi dữ liệu và xây dựng lập luận hợp lý, đặc biệt là với các dự án phức tạp. Đối với người dạy, DHTDA thường mất nhiều thời gian tổ chức, cần thường xuyên trau dồi thông tin trong dòng chảy thời gian, đôi khi gặp khó khăn trong việc hỗ trợ người học giải đáp các vấn đề của DA và cũng có thể sao nhãng trong việc hướng dẫn người học. DHTDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính hệ thống cũng như rèn luyện kỹ năng cơ bản; đòi hỏi nhiều thời gian, phương tiện vật chất, tài chính phù hợp và không phải nội dung nào cũng tổ chức được theo mô hình dạy học dự án… Điều đó cho thấy, DHTDA có nhiều ưu việt nhưng cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Vấn đề ở chỗ, cần xác định chiến lược xây dựng cũng như sử dụng các DAHT hiệu quả. Muốn vậy, trước hết phải xem xét việc ứng dụng DAHT vào hoạt động dạy học có mang tính khả thi không. “Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ mầm non” là một HP chuyên ngành không thể thiếu trong bất kỳ Chương trình đào tạo giáo viên mầm non nào. Đây là HP có phạm vi kiến thức rộng, thuộc nhiều lĩnh vực khoa học đa dạng. Không chỉ cung cấp lý thuyết, HP còn chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành cho SV. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện HP, vấn đề tự học của SV cũng được đề cao. Điều này có nghĩa, SV còn phải dành nhiều thời gian tự học để tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề liên quan. Như vậy, hạn chế về mặt thời gian của các DAHT không ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện HP. SV có trình độ kiến thức, tư duy, năng lực và sở trường không đồng đều, tất yếu dẫn đến kết quả học tập không giống nhau giữa SV này với SV kia, thậm chí có những SV đạt kết quả học tập rất thấp so với mặt bằng chung. Vì vậy, các DAHT sẽ giúp xây dựng môi trường học tập tương tác để các SV có năng lực khác nhau được chia sẻ trách nhiệm và hiểu biết của mình với những SV khác trong nhóm. Khi sử dụng DAHT trong dạy học HP “Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ MN”, một phương thức phổ biến được sử dụng là hoạt động hợp tác theo nhóm nhỏ. Hoạt động này làm tăng hiệu quả học tập, giải quyết được những vấn đề phức tạp, phối hợp, chia sẻ, giúp đỡ giữa các thành viên để hoàn thành nhiệm vụ chung. Nếu thực hiện một cách nghiêm túc, GV không phải xa rời mà là người hướng dẫn, hỗ trợ tối thiểu đến việc tương tác giữa các thành viên trong các nhóm, tạo ra môi trường giáo dục mà ở đó tính cách năng lực của SV được bộc lộ, rèn luyện. Các DAHT với sự đa dạng của nó sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng, đào sâu 149
  3. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ của SV để tổ chức cho trẻ khám phá MTXQ. Trên cơ sở định hướng của GV, nhờ việc giải quyết vấn đề của DA, SV tự tìm hiểu về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện, lập kế hoạch cho hoạt động và đánh giá hiệu quả hoạt động của trẻ. Đặc biệt, SV sẽ được tổ chức trải nghiệm áp dụng những tri thức và kỹ năng đã thu nhận được vào hoạt động thực tiễn chăm sóc, giáo dục trẻ MN. Trong các DAHT, SV được đóng vai làm giáo viên hay trực tiếp thực hiện vai trò của một giáo viên MN thực thụ để tổ chức hoạt động cho trẻ. Một trong những nguyên tắc dạy và học là phải bám sát thực tiễn, nhất là chương trình giáo dục hiện hành. Chương trình GDMN trong quá trình thực hiện có sự chỉnh sửa, bổ sung nhất định. Gần đây nhất là Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung hoạt động khám phá MTXQ của trẻ MN cũng có một số điều chỉnh. Các DAHT nếu được sử dụng sẽ giúp SV tìm hiểu các vấn đề liên quan, tiếp nhận nhanh chóng sự thay đổi, phù hợp với sự phát triển của xã hội và đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục. Để tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ, SV cần sử dụng đa dạng phương tiện dạy học. Thông qua các đề tài DAHT, SV được rèn luyện kỹ năng thiết kế và sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi... Ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm tài liệu, xây dựng sơ đồ, phân công nhiệm vụ, hoàn thành báo cáo, thiết kế sản phẩm, giáo án,… cũng là cơ hội để SV nâng cao kỹ năng nghề trong thời đại cách mạng 4.0. 2.2. Cơ sở thực tiễn Để có cơ sở thực tiễn của việc sử dụng DAHT trong giảng dạy HP “Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ MN”, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 15 GV giảng dạy học phần này tại 07 trường Đại học và 144 sinh viên đang học năm thứ 3 tại Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế . Kết quả thu được như sau: Bảng 1. Sự phù hợp của DAHT trong giảng dạy HP “Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ MN” GV SV Sự phù hợp ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Đáp ứng thời lượng của HP 4,13 0,35 3,82 0,69 Phù hợp với nội dung HP 4,26 0,70 4,26 0,45 Tạo ra môi trường tương tác 4,40 0,50 4,17 0,62 Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của SV khi tham 4,46 0,51 4,19 0,74 gia hoạt động nhóm Giúp SV tiếp cận nhanh chóng những thay đổi của chương trình 4,26 0,45 4,04 0,64 giáo dục MN Đào sâu, mở rộng, phát triển kiến thức, kỹ năng cho SV về tổ chức 4,46 0,51 4,11 0,75 cho trẻ làm quen với MTXQ Rèn kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại 4,20 0,56 4,13 0,81 Ghi chú: 1≤ ĐTB≤ 5 Đa số GV và SV cho rằng, DAHT rất phù hợp để tổ chức dạy học HP “Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ MN”. DAHT mang lại nhiều lợi ích cho cả phía người dạy lẫn người học nhưng có thể nhận thấy tác động lớn nhất của hình thức này đến đối tượng 150
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 người học. Nó là một hình thức dạy học tích cực, phù hợp với đổi mới giáo dục đại học lẫn giáo dục MN. Khi được hỏi sâu về việc sẽ sử dụng DAHT như thế nào, cả GV và SV đều khẳng định, không thể tổ chức học phần từ đầu đến cuối bằng DAHT. Các DA đưa ra cần dựa vào nội dung bài học, không phải nội dung nào cũng có thể tổ chức theo DA mà cần kết hợp với các hình thức dạy học truyền thống và hiện đại khác. Bảng 2. Mức độ cần thiết của việc xây dựng DAHT HP “ Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ MN” Giảng viên Sinh viên Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Rất cần thiết 9 60 12 8,3 Cần thiết 5 33,3 95 66 Bình thường 1 6,7 35 24,3 Không cần thiết 0 0 1 0,7 Hoàn toàn không cần thiết 0 0 1 0,7 Trên cơ sở tính khả thi của việc sử dụng DAHT trong dạy học HP “Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ MN”, GV và SV đánh giá cao mức độ cần thiết của việc xây dựng DAHT học phần này. Đối với đào tạo ngành GDMN, HP “Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ MN” thuộc phần kiến thức chuyên ngành sâu nên cần có các hệ thống DA đặc thù, giúp SV tìm hiểu những vấn đề liên quan đến việc cung cấp lý luận, rèn kỹ năng và thái độ tổ chức hoạt động hướng dẫn trẻ khám phá môi trường xung quanh cho SV. Các DAHT cần được xây dựng theo quy trình nhất định, phù hợp với HP “Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ MN”. 3. QUY TRÌNH XÂY DỰNG DỰ ÁN HỌC TẬP HỌC PHẦN “PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHO TRẺ MẦM NON” 3.1. Quy trình chung Mỗi DAHT được xây dựng theo 03 giai đoạn. Cụ thể: Giai đoạn 1: Chuẩn bị DA Bước 1: Tìm ý tưởng (chủ đề) DA Ý tưởng của DA có thể xuất phát từ GV hoặc SV hoặc nhóm SV. Tuy nhiên, SV là người quyết định lựa chọn ý tưởng trên cơ sở đảm bảo nội dung phù hợp với mục đích học tập, phù hợp chương trình và điều kiện thực tế. Từ nội dung học phần, GV hướng dẫn SV suy nghĩ về ý tưởng của DA từ những vấn đề trọng tâm, cần sự tích cực của sinh viên và chính xác hóa của GV như quá trình lĩnh hội tri thức về MTXQ ở trẻ MN; nội dung, phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ… Ngoài ra, ý tưởng phải mang lại nhiều cơ hội kích thích SV tác động tương hỗ, hoạt động nhóm tích cực để tăng cường sự hiểu biết, kỹ năng và hiệu quả hoạt động. Ý tưởng DA cũng có thể xuất phát từ việc trải nghiệm thực tiễn của SV. Một ý tưởng DA cần đảm bảo các yếu tố: Xuất phát từ nhu cầu, hứng thú, đặc điểm tâm, sinh lý của SV; tạo cơ hội cho SV tham gia tích cực vào các hoạt động; gắn với HP “Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ MN”, chứa đựng nội dung bài học; gắn với thực tiễn công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường MN; phù hợp tình hình của nhà trường, địa phương; cho thấy sự quan tâm, nhiệt tình, sự say mê và hứng thú của GV. 151
  5. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Sau khi đã có ý tưởng (dự kiến), GV hướng dẫn SV dùng sơ đồ tư duy để xây dựng mạng các vấn đề SV đã biết và muốn biết. Công việc này sẽ là bước chuẩn bị cần thiết để xác định mục tiêu của DA. Cũng từ đó, GV nhận ra bản thân và SV cần bổ sung kiến thức, kỹ năng gì và còn là cơ sở để có những dự kiến về đồ dùng dạy học, thời gian và không gian thực hiện dự án. Bước 2: Xác định mục tiêu của DA Sau khi hình thành ý tưởng, GV xác định mục tiêu DA, gồm: mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ, trong đó chú ý đến các hoạt động học tập với tư duy bậc cao như phân tích, tổng hợp, đánh giá. Mục tiêu của DA được xây dựng dựa theo mục tiêu của học phần, mục tiêu đào tạo bậc đại học ngành GDMN, chuẩn nghề nghiệp của giáo viên MN. Mục tiêu DA sẽ định hướng đến việc xây dựng các thành tố còn lại của DA. Một mục tiêu cụ thể là tác động của hoạt động (còn gọi là kỹ năng) lên đối tượng, nội dung cần tìm hiểu, khám phá, tiếp thu. Bước 3: Xây dựng bộ câu hỏi định hướng Bước quan trọng nhất của việc thiết kế DA là xây dựng bộ câu hỏi định hướng. Nó giúp SV tập trung vào những hoạt động học tập chủ yếu. Những câu hỏi gợi ý, có tính mở, buộc SV phải tư duy về những vấn đề cần phải giải quyết. Có 3 dạng câu hỏi định huớng: câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung. Câu hỏi khái quát (CHKQ): Là yếu tố trọng tâm của DA, xuất hiện một cách tự nhiên thông qua SV và HP, dẫn đến những câu hỏi quan trọng khác. CHKQ gợi mở hướng nghiên cứu, mở rộng ý tưởng, khuyến khích thảo luận, đặt nền tảng cho các câu hỏi tiếp theo. SV có thể đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau, nhưng không có câu trả lời duy nhất đúng. Từ CHKQ, SV sẽ tự chọn nhóm để thực hiện các cách giải quyết vấn đề khác nhau trong DA. Từ đó, các tiểu DA được hình thành. Và để thực hiện các tiểu DA, cần sử dụng hệ thống câu hỏi bài học. Câu hỏi bài học (CHBH): Là câu hỏi có liên quan trực tiếp đến DA cụ thể và phát triển CHKQ, hướng SV vào một chủ đề hoặc bài học cụ thể (tiểu DA). CHBH có đặc điểm là đưa ra những chỉ dẫn liên quan đến chủ đề và môn học cụ thể đối với CHKQ, không có câu trả lời đúng duy nhất, được thiết kế nhằm khuyến khích và duy trì hứng thú của học sinh. CHKQ và CHBH là một thể thống nhất, không thể tách rời, chúng đều có chung mục đích là: định hướng cho việc học, khuyến khích, hướng dẫn SV khám phá và thực hiện ý tưởng DA. Câu hỏi nội dung (CHND): Là những câu hỏi cụ thể, đòi hỏi các yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng. CHND liên quan đến định nghĩa, sự nhận biết và thông tin có tính tổng quát, tương tự như các câu hỏi trong các bài kiểm tra. Chúng hỗ trợ CHKQ và CHBH. CHND có câu trả lời cụ thể, rõ ràng, thuộc loại câu hỏi “đóng”. Bước 4: Xây dựng kế hoạch DA Kế hoạch là bản dự kiến các công việc cần thực hiện trong DA. Kế hoạch của GV thường được thể hiện bằng các câu hỏi định hướng, kiểm tra kế hoạch của các nhóm. Kế hoạch của SV gồm: hoạt động thảo luận, dùng bản đồ tư duy để xác định các vấn đề cần nghiên cứu, phân chia nhiệm vụ cho các thành viên, dự kiến sản phẩm của nhóm, xác định tiêu chí đánh giá kết quả DA… Trong kế hoạch DA còn cần phải xác định cụ thể mục tiêu, dự kiến thời gian, không gian, dự tính các vấn đề về tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật, các chuyên gia tư vấn, các đơn vị phối hợp, tài liệu… Giai đoạn 2: Thực hiện dự án SV làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch. Để thực hiện được DA, SV cần thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin, với các hoạt động như: tìm kiếm và nghiên cứu tài liệu, đề xuất các 152
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 phương án giải quyết và kiểm tra, tiến hành các thí nghiệm, trao đổi và hợp tác với các thành viên trong nhóm… Trên cơ sở đó, SV sử dụng bản đồ tư duy về sản phẩm DA, chuẩn bị cho việc giới thiệu sản phẩm. Sản phẩm DA có thể là bài trình diễn, bài thuyết trình, bài báo cáo, bài báo hay sinh hoạt xã hội… Thực hiện DA cũng không thể thiếu vai trò định hướng, giúp đỡ của GV. Giai đoạn 3: Kết thúc dự án SV thu thập kết quả, công bố sản phẩm DA trước lớp. Các đối tượng có thể tham gia đánh giá, bao gồm: SV (tự nhận xét quá trình thực hiện DA và tự đánh giá sản phẩm); GV (đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện DA của SV, đánh giá sản phẩm và rút kinh nghiệm để thực hiện những DA tiếp theo); các đối tượng liên quan như chuyên gia, cộng đồng xã hội… Thông qua việc đánh giá này, nếu DA đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện mục tiêu đã đặt ra thì đó là cơ sở để tiến hành các hoạt động tiếp theo; nếu không đạt yêu cầu thì cần phải sửa lại bằng cách tiến hành lại từ khâu xây dựng câu hỏi định hướng. Có thể khái quát quy trình xây dựng DAHT HP ““Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ MN” theo sơ đồ: Sơ đồ 1. Quy trình xây dựng DAHT HP “Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ mầm non” 153
  7. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 3.2. Ví dụ minh họa về dự án học tập Sau đây là một trong những DAHT HP “Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ MN” được xây dựng theo quy trình ở mục 3.1: Giai đoạn chuẩn bị Ý tưởng: Ngay từ khi mới sinh ra, trẻ đã được tiếp xúc với thế giới xung quanh. Thông qua quá trình lĩnh hội tri thức, những biểu tượng đầu tiên về sự vật, hiện tượng, con người được hình thành ở trẻ. Dần dần, cùng với sự lớn lên và mở rộng phạm vi tiếp xúc, các biểu tượng về TGXQ phong phú lên, đặt nền tảng cho việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Vấn đề nảy sinh là: Tri thức có vai trò gì trong sự phát triển của trẻ? Quá trình lĩnh hội tri thức ở trẻ có đặc điểm gì? Trẻ em lĩnh hội tri thức ở mức độ nào?... Mạng các vấn đề SV đã biết, muốn biết và cần phải biết: Cho SV xem video hoặc trực tiếp tham dự một hoạt động khám phá MTXQ (hoạt động học hoặc chơi, tham quan…) của trẻ MN để chỉ ra: Qua hoạt động, trẻ thu nhận được tri thức gì về MTXQ, tri thức đó có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của trẻ, trẻ lĩnh hội tri thức thông qua hoạt động bằng cách nào, những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ, việc lĩnh hội tri thức của trẻ MN có đặc điểm gì khác với người lớn… Từ những phát biểu của SV, GV yêu cầu SV lập mạng vấn đề đã biết, muốn biết theo hình thức sơ đồ tư duy. Trên cơ sở đó, GV bổ sung những vấn đề SV cần biết để giúp kiến thức SV thu nhận được thông qua DA được đầy đủ hơn. Mục tiêu: DA “Quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ mầm non” giúp SV biết các chức năng tri thức đối với sự phát triển của trẻ MN; xác định được bản chất của quá trình lĩnh hội tri thức ở trẻ thông qua việc phân tích các quan điểm, quy trình lĩnh hội tri thức, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lĩnh hội tri thức ở trẻ; biết giải thích đặc điểm quá trình lĩnh hội tri thức ở trẻ MN. Bộ câu hỏi định hướng: - CHKQ: Trên cơ sở tổ SV được quan sát hoạt động thực tiễn, GV cho SV thảo luận DA lớn có chủ đề “Quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ mầm non” thông qua CHKQ: “Quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ mầm non diễn ra như thế nào?”. - CHBH: Để định hướng SV vào các dự án cụ thể, tức là các tiểu DA, GV đề xuất hệ thống câu hỏi bài học: Tri thức là gì? Tri thức có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của trẻ? Quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ MN có đặc điểm gì? Tương ứng với 03 CHBH, GV hướng SV vào 03 tiểu DA về quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ Mầm non. - CHND: (1) DA “Tri thức”: Tri thức là gì? Tri thức có nguồn gốc từ đâu? Tri thức tồn tại dưới hình thức nào? Tri thức của trẻ mầm non có đặc điểm gì?; (2) DA “Vai trò của tri thức đối với sự phát triển của trẻ mầm non”: Vì sao cần xác định vai trò tri thức đối với sự phát triển của trẻ em? Tri thức có chức năng gì? Tại sao nói: “Tri thức mang thông tin, xúc cảm và có thể điều khiển hành vi của trẻ”?; (3) DA “Quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ mầm non”: Trẻ mầm non lĩnh hội tri thức như thế nào? Việc lĩnh hội tri thức của trẻ có gì đặc trưng? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ? Kế hoạch DA: - Dự kiến thời gian thực hiện DA: DA thuộc phần kiến thức ở chương 2, được tổ chức trong vòng 1 tuần, sau khi SV đã có những kiến thức chung về giáo dục học mầm non, sinh lý học trẻ em, tâm lý học trẻ em. - Chuẩn bị điều kiện thực hiện DA: Về phía GV, cần chuẩn bị kế hoạch tổ chức DA, các trang thiết bị (phòng học, giấy bút, máy vi tính, máy chiếu, mạng internet, bảng hướng dẫn SV thực 154
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 hiện DA), tài liệu hỗ trợ (tài liệu hướng dẫn lập bản đồ tư duy; tài liệu DHTDA; mẫu kế hoạch, sổ theo dõi DA, bảng phân công công việc, các phiếu quan sát, phiếu đánh giá…), lực lượng liên kết (giảng viên trong tổ chuyên môn, chuyên gia giáo dục MN, Trường MN), tài liệu liên quan. Về phía SV, cần chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ học theo DA (giấy, bút, máy vi tính, máy ảnh…), mời chuyên gia GDMN, Ban Giám hiệu (hoặc giáo viên) Trường MN tham dự. Giai đoạn thực hiện Sinh viên sẽ được tổ chức xem video và thảo luận về hoạt động khám phá MTXQ của trẻ mầm non trong thời gian 60 phút. Sau khi hoạt động kết thúc, GV nêu câu hỏi khái quát, đồng thời tổ chức cho HS thảo luận: “Quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ mầm non diễn ra như thế nào?”. Sinh viên tiến hành thảo luận dưới sự điều khiển của lớp trưởng, lớp phó làm thư ký và sử dụng bản đồ tư duy để tìm câu trả lời. GV thống kê câu trả lời của các nhóm, hệ thống lại thành CHBH (các tiểu DA), cho SV điền phiếu thăm dò. Căn cứ phiếu thăm dò cá nhân, GV có thể chia lớp thành 03 nhóm tương ứng với 03 tiểu DA: 1) Tri thức; 2) Vai trò của tri thức đối với sự phát triển của trẻ MN; 3) Quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ MN. Mỗi nhóm học tập bầu 01 nhóm trưởng, 01 thư kí. GV đề xuất: “Trong DA, chúng ta cần nghiên cứu, giải quyết những vấn đề gì? Trong mỗi DA, các sản phẩm cần trình bày dưới hình thức nào?”. Từ đó, các nhóm SV thảo luận, dùng bản đồ tư duy để xác định các vấn đề cần nghiên cứu và sản phẩm trong DA của nhóm, phân công công việc cho các thành viên trong nhóm. Sau đó, các nhóm lên kế hoạch chi tiết; lập bảng dự trù kinh phí, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng, gặp chuyên gia, thực tế cơ sở. Hoạt động này diễn ra trong khoảng 120 phút. Tiếp theo, các nhóm báo cáo kế hoạch phân công công việc các thành viên và xây dựng lịch làm việc cụ thể với GV. GV hướng dẫn thu thập thông tin: Có thể tìm hiểu thông tin về quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ MN ở đâu, từ khóa là gì? Nếu không có quá trình lĩnh hội tri thức diễn ra, sự phát triển của trẻ sẽ như thế nào? Tri thức và quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ MN khác gì so với người lớn? Dựa trên những định hướng và gợi ý của GV về việc gặp chuyên gia, cách xử lý thông tin,… mỗi cá nhân SV tự lực thu thập thông tin theo bảng phân công của nhóm như tìm và đọc các tài liệu liên quan đến DA, nghiên cứu lý thuyết, tìm hiểu thực tiễn, gặp chuyên gia. SV cũng tiến hành thảo luận và khảo sát thực tế để lựa chọn phương án thể hiện sản phẩm theo hình thức đã chọn. Các nhóm tập hợp và lựa chọn các thông tin cần thiết để vẽ bản đồ tư duy thiết kế sản phẩm trong 03 ngày. SV có 02 ngày để hoàn thành sản phẩm DA, bao gồm việc báo cáo quá trình thực hiện DA của nhóm với GV và họp bàn để kiểm tra sản phẩm, các tài liệu trình bày, phân công báo cáo viên, người đánh giá, người phỏng vấn, hỗ trợ. Giai đoạn kết thúc Trong 01 buổi, các nhóm lần lượt lên báo cáo kết quả quá trình thực hiện DA bằng bản trình chiếu Power Point, giới thiệu sản phẩm thật của nhóm (nếu có). Những SV khác theo dõi, phỏng vấn nhóm báo cáo sản phẩm. Các báo cáo viên/đại diện các nhóm trả lời và giải trình các câu hỏi của ban giám khảo và các bạn trong lớp. GV hướng dẫn cho SV tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng và đánh giá hợp tác. GV và SV sử dụng bảng kiểm quan sát, phiếu đánh giá và sổ theo dõi DA để tiến hành đánh giá quá trình thực hiện DA của các nhóm, đánh giá sản phẩm và đánh giá cá nhân.Từ đó, đối chiếu để đưa ra nhận xét: Các mục tiêu đề ra cho DA của nhóm có đạt yêu cầu không? Sản phẩm có đạt các tiêu chí không? 155
  9. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 4. KẾT LUẬN DAHT là một bản kế hoạch có mục tiêu, quy trình tổ chức, nguồn lực và điều kiện thực hiện. DAHT có nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại một số hạn chế. Đối với HP “Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ MN”, sử dụng DAHT hoàn toàn mang tính khả thi, tác động lớn đến tính tích cực của người học. Vì vậy, cần xây dựng DAHT phù hợp để hỗ trợ các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại khác trong quá trình dạy học HP này. Việc xây dựng hệ thống DAHT cần tuân thủ theo quy trình gồm 03 giai đoạn: Chuẩn bị DA, thực hiện DA, kết thúc DA. Mỗi giai đoạn lại được tiến hành theo các bước nhất định. GV và SV cần nắm vững quy trình xây dựng DAHT để sử dụng vào dạy học HP “Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ MN” nhằm mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016). Chương trình Giáo dục Mầm non. [2] Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005). Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học ở Việt Nam giai đoạn 2006-2020. [3] Nguyễn Văn Cường (2010). Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông. Dự án phát triển trung học phổ thông Đức - Việt. [4] Đậu Thị Hoa (2011). Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy các học phần tài nguyên khoáng sản, khí hậu, đất, nước và ô nhiễm môi trường ở Khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng. [5] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012). Luật Giáo dục Đại học. [6] John W. Thomas, Ph. D. (2000). A review of research on project-based learning. [7] https://www.intel.vn/content/dam/www/program/education/apac/vn/vi/documents/project- design/project-design/dep-pbl-research.pdf. [8] http://www.cambridge.org/catalogue/catalogue.asp?isbn=0521607779. Title: DEVELOPING LEARNING PROJECT OF “METHODS FOR ORGANIZING PRESCHOOLERS’ DISCOVERY ACTIVITY ABOUT THE SURROUNDING ENVIRONMENT” Le Thi Nhung University of Education, Hue University lethinhung@dhsphue.edu.vn Nguyen Thi Bich Thao Ministry of Education and Training ntbthao@moet.gov.vn Abstract: Learning Project has been used in many schools around the world. The paper introduces the process of developing Learning Project in the teaching module "The method of organizing activities to explore the surrounding environment for preschoolers" to activate students' activities and contribute improving the quality of training preschool teachers. Keyworks: Learning project, discovering the surrounding environment, preschoolers. 156
nguon tai.lieu . vn