Xem mẫu

  1. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN GIÁO DỤC CÔNG DÂN THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN CDIO TẠI ĐẠI HỌC VINH HOÀNG THỊ NGA Trường Đại học Vinh Tóm tắt: Nghiên cứu này xác định quy trình xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo giáo viên Giáo dục công dân theo định hướng tiếp cận CDIO tại Đại học Vinh. Chương trình đào tạo sẽ giúp sinh viên ngành sư phạm Giáo dục chính trị đạt được trình độ năng lực mong muốn về kiến thức, kỹ năng, thái độ, để đáp ứng với sự vận động và phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Từ khóa: xây dựng chương trình, chuẩn đầu ra, khung chương trình, đề cương, đánh giá. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phương pháp tiếp cận CDIO (Conceive-Design-Implement-Operate, nghĩa là: Hình thành ý tưởng - thiết kế ý tưởng - thực hiện - vận hành) là cách thức tiếp cận mô hình lý thuyết về đào tạo theo định hướng năng lực đầu ra cho sinh viên. Bắt kịp với xu hướng đổi mới đào tạo, trường Đại học Vinh đã tiến hành thực hiện đào tạo tất cả các ngành theo hướng tiếp cận CDIO bắt đầu từ năm học 2017 - 2018. Trong xu thế đó Khoa Giáo dục chính trị (GDCT) cũng đã triển khai thực hiện việc xây dựng chương trình theo hướng tiếp cận CDIO, nhằm mục đích đào tạo những thế hệ sinh viên có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của đổi mới giáo dục phổ thông. 2. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN GDCD THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CDIO CDIO là một quá trình đào tạo chuẩn, căn cứ đầu ra để thiết kế đầu vào và được xây dựng đảm bảo tính khoa học, lôgic và phương pháp tổng thể mang tính chung hóa, do vậy, CDIO có thể xây dựng cho nhiều chương trình đào tạo khác nhau. Trên cơ sở quy trình phát triển chương trình đào tạo giáo viên, khoa GDCT Trường Đại học Vinh đã thực hiện quy trình phát triển chương trình đào tạo giáo viên theo hướng tiếp cận CDIO như sau: 2.1. Điều tra và khảo sát Để có thể đào tạo đáp ứng được yêu cầu của xã hội, Khoa GDCT cần tiến hành công tác điều tra, khảo sát trên các đối tượng khác nhau để có cơ sở điều chỉnh nội dung đào tạo. Đối tượng điều tra, khảo sát phải đa dạng, phản ánh được đúng yêu cầu của xã hội. Các đối tượng được khảo sát gồm: Đội ngũ giáo viên GDCD, cán bộ quản lý ở trường THPT; Học sinh THPT; Cựu sinh viên GDCT chuyển đổi nghề nghiệp và cán bộ quản lý tương đương. 347
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Cần xây dựng mẫu phiếu điều tra khảo sát khoa học, đa chiều, toàn diện về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, phản ánh được mặt tích cực và đặc biệt là những hạn chế cần khắc phục cho sản phẩm đào tạo của các trường sư phạm. Nhà trường và khoa cần xử lý và tôn trọng kết quả khảo sát, coi đây như là một cơ sở quan trọng để hoạch định chủ trương đào tạo sinh viên. 2.2. Xây dựng chuẩn đầu ra và hồ sơ năng lực sinh viên Xác định chuẩn đầu ra là căn cứ quan trọng để xây dựng khung chương trình đào tạo. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản so với chương trình đào tạo hiện nay. Bảng 1: Chuẩn đầu ra theo hướng tiếp cận CDIO TT Chủ đề Thành tố cơ bản Ghi chú 1. Kiến thức cơ bản ngành sư phạm xã hội Kiến thức và lập luận 2. Kiến thức cơ sở ngành sư phạm xã hội 1 ngành 3. Kiến thức cốt lõi ngành GDCT 4. Kiến thức nâng cao, phương pháp dạy học 1. Kỹ năng nghề nghiệp Kỹ năng, phẩm chất cá 2 2. Phẩm chất cá nhân và đạo đức nghề nghiệp nhân và nghề nghiệp 3. Năng lực cá nhân Kỹ năng hoạt động 1. Kỹ năng hoạt động trong nhà trường 3 trong môi trường nhà 2. Kỹ năng hoạt động xã hội trường và xã hội 3. Kỹ năng ứng xử Năng lực hình thành 1. Nhận biết bối cảnh ý tưởng, thiết kế, thực 2. Thiết kế chương trình, kế hoạch dạy học 4 hiện và đánh giá 3. Tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục chương trình, kế hoạch, dự án giáo dục 4. Tự đánh giá và đảm bảo chất lượng giáo dục Chuẩn đầu ra và hồ sơ năng lực sinh viên phải thể hiện được năng lực chung của giáo viên THPT, giáo viên khoa học xã hội và năng lực đặc thù của bộ môn. Hồ sơ năng lực sinh viên phải là cơ sở cho việc định hướng mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học trong quá trình đào tạo, cũng là cơ sở để sinh viên tự đánh giá, tự rèn luyện, tự điều chỉnh để đạt được các tiêu chí trong hồ sơ năng lực. Bảng 2: Đề xuất thành tố của năng lực cá nhân TT Năng lực cá nhân Các thành tố Ghi chú 1. Lập kế hoạch làm việc cá nhân Năng lực làm việc độc 1 2. Thực hiện kế hoạch làm việc lập 3. Kiểm soát, điều chỉnh hoạt động 1. Kỹ năng thuyết trình 2 Hợp tác trong công việc 2. Kỹ năng thảo luận 3. Kỹ năng phát triển các mối quan hệ xã hội 348
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 1. Tư duy lôgic 3 Năng lực tư duy 2. Tư duy sáng tạo 3. Tư duy phản biện 1. Giao tiếp 4 Sử dụng ngoại ngữ 2. Đọc, viết Ứng dụng công nghệ 1. Thiết kế và thực hiện bài giảng 5 thông tin 2. Đánh giá kết quả học tập Bảng 3: Năng lực đặc thù của môn GDCD TT Năng lực thành phần 1 Năng lực nhận thức và phân tích các vấn đề văn hóa, chính trị, tôn giáo 2 Năng lực nhận thức, tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện pháp luật 3 Năng lực nhận thức, thực hành giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, lối sống 4 Năng lực nhận thức và tổ chức giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống. 5 Năng lực tìm hiểu các vấn đề kinh tế và tổ chức giáo dục đạo đức kinh doanh. 6 Năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 7 Năng lực nhận thức và thực hành giáo dục môi trường. 2.3. Hình thành khung chương trình đào tạo Chuẩn đầu ra và hồ sơ năng lực sinh viên là cơ sở để hình thành hệ thống môn học, đảm bảo cho quá trình hình thành năng lực cụ thể. Có thể một môn học hình thành nhiều năng lực và ngược lại, một năng lực có thể được hình thành từ nhiều môn học khác nhau. Các môn học trong hệ thống đào tạo phải chứng minh được nó có khả năng trong việc hình thành một hoặc một số năng lực nhất định cho sinh viên. Trong quá trình đào tạo và kiểm định nếu một môn học nào đó không đáp ứng được trong quá trên, có thể thay đổi môn học khác, việc chuyển đổi này có thể được thực hiện thường xuyên trong quá trình đào tạo. Bảng 4: Dự kiến Mô-đun kiến thức và môn học tương ứng Mục tiêu Mục tiêu Mục tiêu Mô-đun Dự kiến Năng lực kiến thức kĩ năng thái độ kiến thức môn học - Trình bày được - Thiết kế và thực - Trân trọng các giá - Đạo đức học - Đạo đức - PP giáo dục những khái niệm hiện kế hoạch dạy trị đạo đức, lối và nhân văn. cơ bản của đạo đức học các nội dung đạo sống, truyền thống đạo đức 3 Năng lực - Thẩm mỹ học và mỹ học đức, thẩm mỹ, lối của dân tộc. Trân - Cơ sở văn nhận thức, và thị hiếu. như: thiện, ác, sống trong chương trọng các giá trị hóa Việt thực hành Giáo dục lối nghĩa vụ, lương trình môn Giáo dục đạo đức cao đẹp Nam giáo dục sống. tâm, nhân phẩm, công dân ở trường của quê hương, - Giáo dục đạo đức, - PP tổ chức danh dự, hạnh THPT. dòng họ, gia đình thẩm mỹ thẩm mỹ, và biện pháp phúc, cái đẹp, cái - Thiết kế và thực thích ứng với sự - Mỹ học đại lối sống tác động về bi, cái hài. hiện các biện pháp thay đổi về chuẩn cương. mặt đạo đức - Trình bày được thích hợp để giáo mực đạo đức, thẩm - Mỹ học mỹ, lối sống phù cho học sinh sơ sở hình thành dục đạo đức, thẩm Mác- Lênin. 349
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 đặc điểm, văn hóa mỹ, lối sống. hợp với sự phát của cộng đồng - Giải quyết được triển của kinh tế, người, nhận thức các tình huống đạo chính trị, xã hội. được tính tất yếu đức, thẩm mỹ, lối - Có tinh thần phát của sự đa dạng sống trong dạy học huy, bổ sung các văn hóa. và giáo dục. chuẩn mực đạo đức - Trình bày được - Phân tích, đánh giá mới phù hợp với sự những đặc trưng các quan hệ đạo đức, phát triển của đất của văn hóa Việt thẩm mỹ, lối sống về nước, xã hội. Nam, phân tích mặt lí luận và trong - Có thái độ và được quá trình tiếp thực tiễn cuộc sống. hành vi sống phù biến văn hóa trong hợp chuẩn mực đạo lịch sử phát triển đức tiến bộ của xã của dân tộc. hội, biết thực hiện, - Trình bày được bảo vệ những hành thị hiếu thẩm mỹ vi đạo đức tiến bộ trong văn hóa dân và lên án những tộc, phân tích, đánh hành vi đạo đức, giá được các thẩm mỹ, lối sống khuynh hướng, thị không phù hợp với hiếu thẩm mỹ của chuẩn mực chung. thanh thiếu niên - Tôn trọng chuẩn trong giai đoạn mực đạo đức nghề hiện nay. nghiệp, coi đạo đức - Trình bày và nghề nghiệp Giáo đánh giá được viên Giáo dục công những mặt tích dân là nền tảng cực, hạn chế của quan trọng quan văn hóa truyền trọng của quá trình thống trong tiến dạy học bộ môn trình toàn cầu hóa trong nhà trường. hiện nay. 2.4. Quy trình xây dựng đề cương môn học Quy trình này bao gồm: Thứ nhất, xác định mục tiêu môn học: Xác định mục tiêu tóm tắt của môn học, sự tương quan giữa môn học đang xây dựng với các môn khác trong tổng thể hệ thống chương trình, nhằm xác định môn học tiên quyết, môn học đồng thời và các môn sau đó. Mỗi môn học được coi như là điều kiện để đảm bảo chuẩn đầu ra cho một môn học khác và các môn học thừa kế hay sử dụng chuẩn đầu ra của môn học đang xây dựng. Thứ hai, xác định chuẩn đầu ra theo 4 nội dung (Bảng 1). Việc xác định chuẩn đầu ra của môn học trong mối tương quan với chuẩn đầu ra của toàn bộ chương trình để đảm bảo rằng chuỗi các môn học đảm bảo thực hiện được chuẩn đầu ra của chương trình. Thứ ba, xác định nội dung các môn học. Nội dung các môn học phải đáp ứng được chuẩn đầu ra và hồ sơ năng lực sinh viên. Nội dung môn học có thể sửa đổi và bổ 350
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 sung trong quá trình dạy học để đáp ứng cao hơn với thực tiễn luôn vận động và biến đổi. Thứ tư, xác định hệ thống phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cụ thể cho từng học phần và môn học. Phương pháp dạy học phải góp phần chuyển tải nội dung, hình thành các kỹ năng và năng lực của người giáo viên. Đây là yếu tố rất quan trọng đối với đào tạo giáo viên. Các giảng viên không chỉ sử dụng phương pháp để truyền đạt tri thức mà qua đó còn là hình mẫu cho sinh viên học tập cách sử dụng phương pháp và kỹ năng xác định, sử dụng phương pháp trong dạy học ở trường THPT. Thứ năm, xác định cách thức kiểm tra, đánh giá. Hiện tại, Khoa Giáo dục chính trị - trường Đại học Vinh đang thực hiện đánh giá theo định hướng kỹ năng, vì vậy, trong mỗi đề thi tự luận có cấu trúc (5;3;2) điểm. Để đảm báo đánh giá theo định hướng năng lực, cần xây dựng ngân hàng đề thi theo hướng: Nhận biết - Tái hiện; Hiểu - Vận dụng; Sáng tạo với sự đa dạng về hình thức đánh giá và trọng số điểm. Thứ sáu, xác định hệ thống tài liệu tham khảo. Tài liệu tham khảo là là yếu tố quan trọng trọng việc góp phần nâng cao chất lượng tự học - yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo đại học. Giảng viên phải xây dựng được hệ thống tài liệu phong phú và xác định những yêu cầu cụ thể cho sinh viên khi nghiên cứu tài liệu. 2.5. Thực hiện và đánh giá chương trình Thực hiện chương trình là quá trình chuyển hóa những yêu cầu đặt ra thành hiện thực với sinh viên, vì vậy trên cơ sở tính thống nhất và đa dạng của đề cương môn học, giảng viên phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học với sự linh hoạt về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá. Đây là một vấn đề khó khăn đối với đào tạo sinh viên sư phạm Giáo dục chính trị hiện nay ở Đại học Vinh bởi chất lượng đầu vào của sinh viên chưa cao, chưa năng động trong tiếp nhận tri thức và hình thành kỹ năng. Thời gian đào tạo sinh viên sư phạm trong 4 năm, vì vậy, phải cần ít nhất 6 đến 7 năm mới có thể đánh giá được sản phẩm đào tạo có thể đáp ứng hay không đáp ứng được yêu cầu của nhà trường phổ thông và xã hội. Sau khi thực hiện một chu trình đào tạo cần thực hiện các cuộc khảo sát để đánh giá khách quan chương trình, cũng là cơ sở để điều chỉnh cho một chu trình đào tạo mới. 3. KẾT LUẬN Phát triển chương trình có nghĩa là xem xét chương trình như một quá trình vận động và phát triển. Vì vậy, đây là một quá trình liên tục làm cho chương trình ngày càng hoàn thiện, là một việc làm thường xuyên để đáp ứng với sự vận động và phát triển của việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội. Xây dựng và phát triển chương trình theo hướng tiếp cận CDIO là hình thức đào tạo rất phù hợp với các ngành kỹ thuật, tự nhiên. Đối với các ngành khoa học xã hội, đặc biệt là ngành sư phạm Giáo dục chính trị gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự 351
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 nỗ lực của các cán bộ, giảng viên, khoa Giáo dục chính trị - trường Đại học Vinh quyết tâm thực hiện xây dựng chương trình và thực hiện đào tạo theo khung chương trình mới từ khóa 58, năm 2017 của nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Thế Hưng, 2016, Phát triển chương trình đào tạo theo phương pháp tiếp cận CDIO, Tập huấn phát triển chương trình đào tạo giáo viên phổ thông. [2] Hồ Tấn Nhựt, 2010, Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2010. [3] Hồ Bảo Quốc, Lê Hoài Bắc, 2010, Một số kinh nghiệm xây dựng đề cương môn học theo CDIO, Hội thảo CDIO, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Tittle: BUILDING TRAINING PROGRAM ORIENTING CIVICS TEACHERS APPROACH CIDIO AT VINH UNIVERSITY Abstract: This article identifies a process to build and carry out training Civics teacher-oriented programs approach CDIO at Vinh Universty. This training program will help students of Political Education Pedagogy achieve the desired capacity level of knowledge, skills, atttudes, in response to the movement and development of education in Viet Nam. Keywords: build programs, outcomes, curriculum, syllabus and evaluation ThS. HOÀNG THỊ NGA Khoa GDCT - Trường Đại học Vinh ĐT: 0983067973, Email: hoangngadhv11@gmail.com 352
nguon tai.lieu . vn