Xem mẫu

  1. XÂY DỰNG CHUẨN GIẢNG DẠY CÁC BỘ MÔN KHOA HỌC - BÀI HỌC TỪ HOA KỲ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ CHO GIÁO VIÊN Ở VIỆT NAM HÀ THỊ LAN HƯƠNG Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên đang là vấn đề cần thiết trong việc đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện của giáo dục Việt Nam hiện nay nhất là năng lực giảng dạy các bộ môn khoa học. Việc phát triển năng lực giảng dạy các bộ môn khoa học cho giáo viên phổ thông trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn về thách thức ở cả hai phía người giáo viên và người quản lý, xa hơn nữa là tầm nhìn về dạy học. Nghiên cứu này đề cập đến việc xây dựng chuẩn giảng dạy các bộ môn khoa học ở Hoa Kỳ từ quan điểm xây dựng chuẩn đến giới thiệu bộ chuẩn giảng dạy các bộ môn khoa học. Dựa vào kinh nghiệm của Hoa Kỳ để đưa ra các nhận định về các điểm nhấn trong việc phát triển năng lực giảng dạy bộ môn khoa học cho giáo viên, thông qua đó đưa ra một số định hướng cho việc phát triển năng lực dạy học các bộ môn khoa học cho giáo viên Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Từ khóa: chuẩn giảng dạy, bộ môn khoa học, giáo viên, năng lực giảng dạy khoa học, giáo dục phổ thông. 1. MỞ ĐẦU Trong một thế giới đa dạng các sản phẩm của nghiên cứu khoa học, có hiểu biết khoa học đã trở thành một điều cần thiết cho tất cả mọi người. Với sự phối hợp giữa các giáo viên, cán bộ quản lý trường học, cha mẹ học sinh, các nhà phát triển chương trình giảng dạy, các giảng viên và nhà quản lý trong trường đại học, các nhà khoa học, các kỹ sư và các quan chức chính phủ,… Hoa Kỳ đã xây dựng các chuẩn quốc gia về khoa học giáo dục trong đó có chuẩn giảng dạy các bộ môn khoa học cho giáo viên [6]. Họ quan niệm rằng, việc giảng dạy các bộ môn khoa học là một hoạt động phức tạp và cũng là cốt lõi trong quá trình tiếp thu các kiến thức khoa học của nhân loại. Họ xây dựng chuẩn giảng dạy các bộ môn khoa học nhằm cung cấp các tiêu chí để đưa ra đánh giá về sự tiến bộ đối với quá trình tiếp thu kiến thức khoa học; đồng thời các chuẩn này mô tả hiểu biết cũng như khả năng tổ chức dạy học của giáo viên bộ môn khoa học ở tất cả các cấp học. Tuy khẳng định giáo viên là trung tâm của giáo dục, nhưng giáo dục Hoa Kỳ cho rằng không nên đặt họ ở vị trí là những người chịu trách nhiệm duy nhất đối với quá trình cải cách. Giáo viên cần hợp tác với học sinh, với tổ chức và các nhà hoạch định chính sách là những người đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình thực hành giảng dạy tốt các bộ môn khoa học trên cơ sở được học sinh công nhận và chia sẻ trách nhiệm học tập của chính các em. 210
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Khi thực hiện chuẩn giảng dạy bộ môn khoa học, giáo viên phải có phương pháp giảng dạy hiệu quả để tạo ra một môi trường mà trong đó họ và các em học sinh sẽ cùng làm việc với nhau như những người học chủ động. Trong khi học sinh tham gia vào quá trình học tập về thế giới tự nhiên và các nguyên lý khoa học cần thiết để hiểu về thế giới tự nhiên này, giáo viên làm việc với đồng nghiệp của mình để mở rộng kiến thức giảng dạy khoa học về mặt lý thuyết cũng như thực tế [7,8]. Trong bối cảnh hợp tác và hội nhập quốc tế, ngành giáo dục nước ta đã ban hành các chuẩn nghề nghiệp giáo viên [1,2,3]. Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến đánh giá của các nhà khoa học, các giáo viên, cha mẹ học sinh thì chuẩn nghề nghiệp giáo viên mới chỉ dừng ở mức độ đánh giá, làm cơ sở để xây dựng và phát triển chương trình đào tạo và bồi dưỡng cũng như làm cơ sở để xây dựng các chế độ chính sách mà chưa hướng tới phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Trên thực tế, Việt Nam cũng chưa có chuẩn giảng dạy cho giáo viên nói chung và chuẩn giảng dạy bộ môn khoa học cho giáo viên nói riêng. Đứng trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà trong đó chú trọng đến phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh [4,5]; ngoài việc ban hành và xây dựng các chuẩn về chương trình giảng dạy, kiểm tra đánh giá,… thì việc xây dựng và ban hành chuẩn giảng dạy các bộ môn trong đó có các bộ môn khoa học cho giáo viên là cấp bách và cần thiết. Cách tiếp cận xây dựng chuẩn giảng dạy các bộ môn khoa học ở Hoa Kỳ [6] là những bài học kinh nghiệm đáng quý để Việt Nam học hỏi và triển khai trong công cuộc đổi mới giáo dục trong thời gian tới. 2. NỘI DUNG 2.1. Chuẩn giảng dạy bộ môn khoa học là gì? Chuẩn giảng dạy cung cấp các tiêu chí để đưa ra đánh giá về sự tiến bộ đối với quá trình tiếp thu kiến thức khoa học, các chuẩn này mô tả hiểu biết cũng như khả năng dạy học của giáo viên bộ môn khoa học ở tất cả các cấp học. Giảng dạy có hiệu quả là trái tim của giáo dục khoa học, và giáo viên khoa học giỏi phải biết tạo ra môi trường thích hợp để giáo viên và học sinh cùng làm việc với nhau như những người học hỏi tích cực. Họ phải liên tục mở rộng tri thức về khoa học, về học tập và giảng dạy khoa học cả về lý thuyết lẫn thực hành. Họ sử dụng những đánh giá về học sinh và về hoạt động giảng dạy của bản thân để lập kế hoạch và tiến hành giảng dạy. Họ xây dựng những mối quan hệ chặt chẽ và bền vững với học sinh dựa trên những kiến thức của họ về những điểm tương đồng và khác biệt giữa các học sinh. Và họ cũng là những thành viên tích cực trong các cộng đồng học tập khoa học. 2.2. Chuẩn giảng dạy các bộ môn khoa học của Hoa Kỳ 2.2.1. Quan điểm xây dựng chuẩn a) Hệ thống giáo dục phải thay đổi để duy trì hiệu quả giảng dạy các bộ môn khoa học Các thay đổi đối với hệ thống giáo dục nhằm mục tiêu hỗ trợ chương trình giảng dạy khoa học có chất lượng và hiệu quả. Mỗi thành phần của hệ thống giáo dục cần thay 211
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 đổi ở các mức độ khác nhau và có thể lượng hóa được. Các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống giáo dục cần được giải quyết triệt để trước khi thực hiện giảng dạy bộ môn khoa học để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Đặc biệt là việc xác định tầm nhìn trong việc giảng dạy khoa học và xác định những ưu đãi, hỗ trợ cho giáo viên cả về nguồn lực và thời gian làm việc. b) Giáo viên phải trang bị cho mình những kiến thức lý thuyết, kinh nghiệm thực tiễn về giảng dạy bộ môn khoa học để truyền tải nội dung khoa học cho học sinh Giáo viên là người đưa ra các nội dung và hoạt động học tập để học sinh tiếp nhận tri thức khoa học. Vì vậy, năng lực và trình độ chuyên môn của giáo viên cần được trau dồi và trang bị kể cả mặt lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân truyền tải tri thức cho học sinh; giúp cho học sinh xây dựng kiến thức, hiểu biết, phát triển phẩm chất và năng lực cho họ. c) Giáo viên nhận thức rõ về bộ môn khoa học mà họ đang giảng dạy nhất là quan điểm xây dựng chuẩn giảng dạy Tất cả giáo viên bộ môn khoa học phải có niềm tin tuyệt đối và rõ ràng về việc giảng dạy và học tập bộ môn khoa học. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh học tập khoa học một cách hiệu quả chỉ khi họ có cơ hội để kiểm tra niềm tin của họ, cũng như xây dựng hiểu biết về các quan điểm mà chuẩn dựa vào. d) Sự hiểu biết của học sinh được xây dựng một cách chủ động thông qua quá trình phát triển của cá nhân và xã hội Cũng giống như cách mà các nhà khoa học xây dựng kiến thức và hiểu biết của họ khi họ tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi về thế giới tự nhiên, học sinh cũng xây dựng hiểu biết về thế giới tự nhiên khi các em tích cực tham gia vào quá trình tìm hiểu khoa học một cách độc lập và với những người khác. e) Hành động của giáo viên chịu ảnh hưởng sâu sắc từ hiểu biết của họ cũng như mối quan hệ của họ đối với học sinh Chuẩn giảng dạy các bộ môn khoa học cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và bền vững với học sinh. Các mối quan hệ này dựa trên sự hiểu biết và nhận thức về sự giống và khác nhau về nền tảng kiến thức, kinh nghiệm và quan điểm khoa học của học sinh; cũng như niềm tin vững chắc rằng tất cả học sinh đều có khả năng học tập các bộ môn khoa học. 2.2.2. Chuẩn phát triển chuyên môn cho giáo viên giảng dạy khoa học Việc phân chia giảng dạy các bộ môn khoa học thành các thành phần riêng biệt làm đơn giản hóa một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, một số việc phân chia là cần thiết cho việc quản lý việc thể hiện các tiêu chí cần thiết để có phương pháp giảng dạy các bộ môn khoa học có chất lượng với chấp nhận rằng điều này tạo ra một số hiện tượng chồng chéo. Ngoài ra, các chuẩn giảng dạy có thể không có khả năng thể hiện được tất cả hiểu biết và khả năng của các giáo viên nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, các chuẩn giảng 212
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 dạy tập trung vào những phẩm chất có liên quan chặt chẽ nhất đến việc giảng dạy khoa học và đến quá trình tiếp thu các kiến thức khoa học được mô tả trong phần chuẩn. Chuẩn giảng dạy các bộ môn khoa học được chia thành sáu tiêu chuẩn và 28 tiêu chí. Chuẩn giảng dạy bắt đầu với việc tập trung vào các kế hoạch dài hạn mà giáo viên thực hiện. Sau đó sẽ chuyển hướng sang việc tạo điều kiện cho việc học tập, đánh giá và môi trường lớp học. Cuối cùng, chuẩn giảng dạy hướng đến vai trò của giáo viên trong cộng đồng trường học. Chuẩn có thể áp dụng được ở tất cả các cấp học, nhưng việc giảng dạy ở các cấp học khác nhau sẽ phải khác nhau để phản ánh được năng lực và sở thích học tập của học sinh ở các độ tuổi khác nhau. Tiêu chuẩn 1. Hoạch định chương trình khoa học dựa trên hoạt động tìm hiểu Giáo viên bộ môn khoa học lập kế hoạch cho chương trình giảng dạy bộ môn khoa học trên cơ sở tìm hiểu học sinh. Trong quá trình này, giáo viên sẽ: - Xây dựng khung mục tiêu dài hạn và ngắn hạn cho học sinh học tập bộ môn khoa học. - Lựa chọn nội dung khoa học, sửa đổi, thiết kế chương trình giảng dạy để đáp ứng sở thích, kiến thức, hiểu biết, khả năng, và kinh nghiệm của học sinh. - Lựa chọn chiến lược giảng dạy và đánh giá để hỗ trợ cho việc xây dựng hiểu biết của cá nhân học sinh và cộng đồng các học sinh trong học tập bộ môn khoa học. - Làm việc với các đồng nghiệp khác của các cấp học về kế hoạch giảng dạy bộ môn khoa học. Tiêu chuẩn 2. Tiến hành các hoạt động nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho học sinh học tập bộ môn khoa học Giáo viên hướng dẫn và tạo điều kiện cho học sinh học tập bộ môn khoa học. Trong quá trình này, giáo viên sẽ: - Tập trung và hỗ trợ sự tìm tòi trong khi tương tác với các học sinh. - Bố trí các bài thuyết trình giữa các học sinh về ý tưởng khoa học. - Đưa ra những khó khăn cho học sinh trong việc học tập bộ môn khoa học. - Công nhận và đáp ứng sự đa dạng của học sinh và khuyến khích tất cả học sinh tham gia đầy đủ vào quá trình học tập khoa học. - Khuyến khích và mô hình hóa kỹ năng tìm hiểu khoa học, sự tò mò, sự cởi mở với những ý tưởng và dữ liệu khoa học mới cũng như thái độ hoài nghi trong khoa học của học sinh. Tiêu chuẩn 3. Đánh giá công tác giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh Giáo viên bộ môn khoa học tham gia vào quá trình đánh giá liên tục công tác giảng dạy của họ và việc học tập của học sinh. Trong quá trình này, giáo viên sẽ: 213
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 - Sử dụng nhiều phương pháp để thu thập một cách có hệ thống dữ liệu về hiểu biết và khả năng của học sinh. - Phân tích dữ liệu để hướng dẫn giảng dạy. - Hướng dẫn học sinh tự đánh giá. - Sử dụng dữ liệu học sinh, quan sát quá trình giảng dạy và tương tác với các đồng nghiệp để phản ánh và cải thiện phương pháp giảng dạy. - Sử dụng dữ liệu học sinh, quan sát quá trình giảng dạy, và tương tác với các đồng nghiệp để báo cáo thành tích và cơ hội học tập của học sinh cho học sinh, giáo viên, phụ huynh, các nhà hoạch định chính sách và công chúng. Tiêu chuẩn 4. Thiết kế môi trường và nguồn lực cho việc học tập hiệu quả của học sinh Giáo viên bộ môn khoa học thiết kế môi trường học tập cho học sinh; cung cấp cho học sinh thời gian, không gian và nguồn lực cần thiết cho việc học tập khoa học. Trong quá trình thực hiện điều này, giáo viên cần: - Bố trí khoảng thời gian để học sinh có thể tham gia vào các cuộc điều tra mở rộng. - Tạo ra môi trường cho học sinh làm việc một cách linh hoạt và hỗ trợ cho việc tìm tòi khoa học. - Đảm bảo một môi trường làm việc an toàn. - Tạo điều kiện cho học sinh có thể tiếp cận được với công cụ, tài liệu, phương tiện khoa học và các nguồn lực công nghệ có sẵn. - Xác định và sử dụng nguồn lực bên ngoài trường học. - Thu hút sự tham gia của học sinh vào việc thiết kế môi trường học tập. Tiêu chuẩn 5. Hình thành, quản lý và xây dựng các nhóm nghiên cứu khoa học của học sinh Giáo viên bộ môn khoa học xây dựng cộng đồng để tạo ra môi trường học tập của học sinh, hình thành nhóm nhiên cứu khoa học; ở đó chính học sinh phải có thái độ nghiêm túc trong tìm tòi khoa học tìm ra những giá trị có tích của việc học tập khoa học. Trong quá trình này, giáo viên sẽ: - Thể hiện và yêu cầu sự tôn trọng với những ý tưởng, kỹ năng và kinh nghiệm đa dạng của tất cả các học sinh. - Tạo điều kiện cho học sinh có tiếng nói quan trọng trong các quyết định về nội dung và bối cảnh của công việc của họ cũng như yêu cầu học sinh phải chịu trách nhiệm cho việc học tập của tất cả các thành viên của cộng đồng. - Giáo dục sự hợp tác giữa các học sinh trong học tập. - Cơ cấu và tạo điều kiện cho các thảo luận chính thức và không chính thức một cách liên tục dựa trên hiểu biết chung về quy tắc của bài thuyết trình khoa học. 214
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 - Mô hình hóa và nhấn mạnh các kỹ năng thái độ và giá trị của tìm tòi khoa học. Tiêu chuẩn 6. Hoạch định và phát triển chương trình bộ môn khoa học trong nhà trường Giáo viên khoa học tham gia một cách chủ động vào quá trình lập kế hoạch liên tục và xây dựng cải tiến chương trình khoa học trong trường học. Trong quá trình này, giáo viên sẽ: - Lập kế hoạch và xây dựng chương trình khoa học trong trường học. - Tham gia vào các quyết định liên quan đến việc phân bổ thời gian và các nguồn lực khác cho chương trình khoa học này. - Tham gia đầy đủ vào việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện chiến lược tăng trưởng và phát triển chuyên môn cho bản thân họ và các đồng nghiệp của họ. 2.3. Những cốt lõi trong chuẩn giảng dạy các bộ môn khoa học ở Hoa Kỳ và bài học vận dụng kinh nghiệm cho Việt Nam 2.3.1. Nhận định về các điểm nhấn trong chuẩn giảng dạy các bộ môn khoa học Nhìn nhận và phân tích 6 tiêu chuẩn về chuẩn giảng dạy các bộ môn khoa học ở Hoa Kỳ nhận thấy các tiêu chuẩn này thay đổi ở các điểm nhấn, cụ thể như sau: ÍT NHẤN MẠNH HƠN NHẤN MẠNH NHIỀU HƠN Đối xử công bằng với tất cả học sinh và Hiểu và đáp ứng với sở thích, điểm mạnh, kinh đáp ứng với toàn bộ nhóm nghiệm và nhu cầu học tập của cá nhân học sinh Tuân thủ chương trình giảng dạy một Lựa chọn và thay đổi chương trình giảng dạy cho cách nghiêm túc phù hợp Tập trung vào hiểu biết của học sinh và việc sử Tập trung vào việc thu nhận thông tin dụng các kiến thức, ý tưởng khoa học cũng như của học sinh các quá trình tìm tòi khám phá Hướng dẫn học sinh trong quá trình tìm tòi Thể hiện kiến thức khoa học thông qua khám phá khoa học một cách chủ động và được bài giảng và ví dụ minh họa mở rộng Mang lại cơ hội thảo luận và tranh luận khoa học Yêu cầu thuật lại kiến thức thu được giữa các học sinh Kiểm tra học sinh về các thông tin thực Đánh giá hiểu biết của học sinh về khoa học một tế ở cuối mỗi bài học hay mỗi chương cách liên tục Duy trì trách nhiệm và thẩm quyền của Chia sẻ trách nhiệm học tập với học sinh giáo viên Hỗ trợ sự cạnh tranh giữa các cá nhân Hỗ trợ cộng đồng lớp học bằng sự hợp tác, chia học sinh sẻ trách nhiệm và tôn trọng giữa các học sinh Làm việc và hợp tác với các giáo viên khác để Làm việc độc lập giữa các cá nhân giáo luôn cải thiện và nâng cao chương trình các bộ viên môn khoa học 215
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Ngoài các điểm nhấn ở trên, chuẩn giảng dạy bộ môn khoa học làm cho giáo viên thấy rằng một số phương pháp giảng dạy hiện tại của họ được phản ánh trong chuẩn. Họ cũng sẽ thấy các tiêu chí gợi ý một số phương pháp giảng dạy mới khác so với các phương pháp họ đang sử dụng. Do vậy việc giảng dạy bộ môn khoa học có sự khác biệt giữa các giáo viên trong một trường, giữa các trường với nhau ở cấp độ địa phương tùy theo mức độ cải cách và mục đích trọng tâm khác nhau. Ví dụ, một giáo viên mới vào nghề phải tập trung vào việc phát triển các kỹ năng quản lý môi trường học tập chứ không phải vào việc xây dựng các kế hoạch dài hạn, trong khi nhóm giáo viên có kinh nghiệm hơn phải làm việc cùng nhau để đưa ra phương thức đánh giá mới đối với thành tích học tập của học sinh. Bước đi thận trọng theo thời gian hướng đến tầm nhìn về giảng dạy khoa học được mô tả ở đây sẽ rất quan trọng nếu cải cách được tiến hành theo cách lan tỏa và thường xuyên. Điểm nhấn trên cũng khẳng định rằng: thách thức đối với giáo viên bộ môn khoa học là cân bằng và tích hợp nhu cầu trước mắt với những dự định khung mục tiêu lâu dài. 2.3.2. Định hướng vận dụng trong xây dựng và phát triển chuyên môn cho giáo viên giảng dạy khoa học ở Việt Nam Việt Nam đã ban hành ba bộ chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên: chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông. Ba bộ chuẩn này đều hướng đến mục đích là: làm cơ sở để giáo viên tự đánh giá; làm cơ sở để các cơ quan quản lý đánh giá giáo viên hàng năm; làm cơ sở để nghiên cứu và đề xuất chế độ chính sách cho giáo viên và cán bộ quản lý; làm cơ sở để phát triển chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Ba bộ chuẩn đều đưa ra các tiêu chuẩn trong đó có các tiêu chuẩn về: năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực đánh giá, năng lực phát triển nghề nghiệp,… cho giáo viên các cấp học. Tuy nhiên, ở các chuẩn đều đưa ra các tiêu chí chung chung và chưa cụ thể nhất là cho việc giảng dạy bộ môn khoa học của giáo viên. Như trên đã phân tích, khi đưa rachuẩn giảng dạy bộ môn khoa học giáo dục đã nhấn mạnh hơn một số vấn đề và ít nhấn mạnh hơn một số vấn đề như trình bày ở bảng trên. Chuẩn giảng dạy bắt đầu với việc tập trung vào các kế hoạch dài hạn mà giáo viên thực hiện. Sau đó sẽ chuyển hướng sang việc tạo điều kiện cho việc học tập, đánh giá và môi trường lớp học. Cuối cùng, chuẩn giảng dạy hướng đến vai trò của giáo viên trong cộng đồng trường học Bỏ qua sự chênh lệch về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, hướng tới sự phát triển chuyên môn cho giáo viên giảng dạy khoa học với mục đích cuối cùng tạo ra nguồn nhân lực có tri thức khoa học và kỹ thuật. Nhận định thấy giáo dục Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với các nước có nền giáo dục tiên tiến nhất là Hoa Kỳ, chúng tôi đề xuất những định hướng vào đổi mới giáo dục Việt Nam nói chung và phát triển chuyên môn giảng dạy bộ môn khoa học cho giáo viên nói riêng ở một số khía cạnh sau: 216
  8. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 a. Để đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam đạt hiệu quả cao thì ngoài việc xây dựng kế hoạch, thiết kế chương trình, chuẩn bị cơ sở vật chất,… thì vấn đề nguồn lực giáo viên cần được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Giáo viên phải được phát triển chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên, liên tục và suốt đời từ giảng đường đại học đến các môi trường làm việc ở phổ thông. Giáo viên phải được phát triển chuyên môn nghiệp vụ trên nền tảng phối hợp giữa cơ sở đào tạo giáo viên và các trường phổ thông. Giáo viên phải được tạo cơ hội cho họ phát triển về tri thức chuyên môn trong chính quá trình giảng dạy bộ môn khoa học dựa trên đối tượng học sinh. Có như vậy giáo viên mới phát triển chuyên môn bền vững nhất là chuyên môn giảng dạy để đáp ứng yêu cầu và kế hoạch đổi mới thường xuyên và lâu dài. b. Giảng dạy có hiệu quả là trái tim của giáo dục khoa học, giáo viên khoa học giỏi phải biết tạo ra môi trường thích hợp để giáo viên và học sinh cùng làm việc với nhau như những người học hỏi tích cực. Họ phải liên tục mở rộng tri thức về khoa học, về học tập và giảng dạy khoa học cả về lý thuyết lẫn thực hành. Họ sử dụng những đánh giá về học sinh và về hoạt động giảng dạy của bản thân để lập kế hoạch và tiến hành giảng dạy. Họ xây dựng những mối quan hệ chặt chẽ và bền vững với học sinh dựa trên những kiến thức của họ về những điểm tương đồng và khác biệt giữa các học sinh. Và họ cũng là những thành viên tích cực trong các cộng đồng học tập khoa học. c. Trong từng lĩnh vực nêu trên, giáo viên cần sự hỗ trợ từ phần còn lại trong hệ thống giáo dục nếu muốn đạt được những mục tiêu nằm trong Chuẩn. Trường học, chính quyền và cộng đồng tại địa phương cần cung cấp cho giáo viên những nguồn lực cần thiết - bao gồm thời gian, số lượng học sinh thích hợp ứng với mỗi giáo viên, các nguyên vật liệu và thời khóa biểu. Để giáo viên có thể thiết kế và thực hiện một phương pháp giảng dạy và học tập khoa học mới, cần phải thay đổi các thói quen, các chính sách và toàn bộ hoạt động giáo dục văn hóa ở hầu hết các trường học. Những cải cách như vậy không thể chỉ thực hiện từng phần hoặc mang tính đối phó. d. Cần cân nhắc đến sự công bằng có ý nghĩa quyết định đối với các tiêu chuẩn về giảng dạy khoa học. Tất cả học sinh đều có khả năng tham gia đầy đủ và có những đóng góp ý nghĩa trong các lớp học khoa học. Sự đa dạng trong nhu cầu, kinh nghiệm và nền tảng của học sinh đòi hỏi giáo viên và nhà trường phải hỗ trợ các cơ hội đa dạng, có chất lượng cao để tất cả học sinh có thể học tập khoa học. e. Có hiểu biết khoa học đã trở thành một điều cần thiết cho tất cả mọi người, con người cần sử dụng thông tin khoa học để giải quyết những vấn đề phát sinh trong cuộc sống hàng ngày. Để đào tạo ra những con người như vậy thì giáo viên phải có kiến thức về khoa học, về phương pháp học, phương pháp giảng dạy các khoa học. Trong một xã hội thay đổi liên tục về khoa học và công nghệ, muốn làm được điều đó thì giáo viên phải liên tục phát triển về chuyên môn nghiệp vụ nhất là chuyên môn giảng dạy mới có thể hành nghề. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng bộ chuẩn giảng dạy bộ môn khoa học cho giáo viên để họ được học tập và phát triển suốt đời. Đây cũng là căn cứ để giáo viên tự đánh giá họ và các cơ sở quản lý đánh giá giáo viên hàng năm. Đồng thời căn cứ vào 217
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 chuẩn có thể xây dựng các chương trình đào tạo cho sinh viên trong trường sư phạm và xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên ở phổ thông. Nó cũng là cơ sở để đề xuất các chế độ chính sách cho giáo viên. Việc xây dựng chuẩn phải theo mục đích có thể được áp dụng cho mọi hoạt động và chương trình giảng dạy bộ môn khoa học trong sự nghiệp của một người giáo viên. Chính vì vậy, việc xây dựng chuẩn giảng dạy bộ môn khoa học ở Việt Nam phải định hướng dựa trên các quan điểm phù hợp với xu hướng quốc tế - nhất là các nước có nền giáo dục phát triển như Hoa Kỳ. Bộ chuẩn nên hướng tới xây dựng sáu tiêu chuẩn liên quan đến: (1) Hoạch định các chương trình khoa học dựa trên hoạt động tìm hiểu; (2) Các hoạt động cần tiến hành nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho học sinh học tập; (3) Những đánh giá cần tiến hành đối với hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập của học sinh; (4) Phát triển những môi trường cho phép học sinh học tập khoa học; (5) Hình thành các nhóm nghiên cứu khoa học; (6) Hoạch định và phát triển chương trình khoa học trong nhà trường. f. Xây dựng cộng đồng phát triển chuyên môn giảng dạy bộ môn khoa học hỗ trợ thường xuyên và chuyên nghiệp cho đội ngũ giáo viên trong và ngoài trường. g. Xây dựng đồng bộ các chuẩn khác như chuẩn về chương trình giảng dạy, chuẩn đánh giá khoa học giáo dục, chuẩn về hệ thống khoa học giáo dục. Nếu xây dựng được hệ thống đồng bộ như vậy mới tác động đến học sinh và hướng tới đào tạo con người có tri thức khoa học và kỹ thuật. 3. KẾT LUẬN Nỗ lực cải cách giáo dục khoa học hiện nay đòi hỏi một sự thay đổi đáng kể về cách thức giảng dạy khoa học. Ẩn sau cải cách này là một sự thay đổi cũng đáng kể không kém trong cách thực hiện phát triển chuyên môn cho giáo viên ở mọi cấp học trong đó có phát triển năng lực giảng dạy bộ môn khoa học. Phần lớn hoạt động phát triển chuyên môn cho giáo viên ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại là những bài giảng theo kiểu truyền thống, để truyền tải nội dung khoa học với trọng tâm đặt nặng vào huấn luyện phương pháp giảng dạy mà chưa xem dạy khoa học như một quá trình dạy tìm tòi, khám phá khoa học và chưa có chuẩn giảng dạy bộ môn khoa học có hiệu quả. Nếu muốn đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục nước nhà trong đó có đổi mới đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, quá trình phát triển chuyên môn phải bao gồm những trải nghiệm có sự tham gia của các giáo viên tương lai và đang hành nghề vào việc học tập chủ động cho phép họ xây dựng vốn kiến thức, hiểu biết và năng lực trong đó có năng lực giảng dạy bộ môn khoa học. Tầm nhìn về khoa học, cách học khoa học, về học sinh được mô tả trong chuẩn sẽ gần như không thể được truyền đạt tới học sinh nếu bản thân các giáo viên chưa từng trải nghiệm qua. Đứng trước yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục, xu thế phát triển nghề nghiệp cho giáo viên về giảng dạy khoa học của các quốc gia phát triển trong đó có Hoa Kỳ; những kinh nghiệm về xây dựng các chuẩn trong đó có chuẩn giảng dạy bộ môn khoa học là kinh nghiệm đáng quý để Việt Nam học tập và từng bước vận dụng vào thực tiễn cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của chúng ta. 218
  10. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học. [4] Ban Chấp hành Trung ương (2013), Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013. [5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. [6] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Các chuẩn quốc gia về giáo dục Hoa Kỳ (bản dịch). [7] Glatthorn, A. (1995). Teacher development. In: Anderson, L. (Ed.), International encyclopedia of teaching and teacher education (second edition). London: Pergamon Press. [8] Walling, B., Lewis, M. (2000). Development of professional identity among professional development school pre-service teachers: longitudinal and comparative analysis. Action in Teacher Education, 22 (2A), 63-72. Title: DEVELOPING STANDARDS OF TEACHING SCIENCE SUBJECTS – EXPERIENCE FROM UNITED STATES ON DEVELOPING PROFESSIONAL COMPETENCE FOR TEACHERS IN VIETNAM Abstract: Developing teacher’s professional competences which includes capacity on teaching science subjects, is considered as an essential theme to meet the requirements of basic and comprehensive innovation in Vietnamese education. In fact, there are many difficulties and challenges related to teachers and managers as well as the mission of education and training. The article points out how United States develop teaching standards, what the approachs they choose to design this standard and presents the standard of teaching science subjects. Based on the USA experience, several main points related to developing teaching standards will be stated; thus, some orientations on developing competence of teaching science subjects for Vietnamese teachers will be proposed to meet the requirements of general education innovation. Keywords: teaching standards, science subjects, teacher, competence on teaching science subjects, general education. ThS. HÀ THỊ LAN HƯƠNG Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội ĐT: 0989.061.998, Email: huonghtl@hnue.edu.vn 219
nguon tai.lieu . vn