Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 XÁC ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG MANGAN VÀ KẼM TRONG LÁ CÂY ĐINH LĂNG (Polyscias fruticosa (L.) Harms) Ở THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ NGUYỄN MẬU THÀNH Trường Đại học Quảng Bình Email: Thanhhk18@gmail.com Tóm tắt: Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS) được áp dụng để xác định hàm lượng mangan và kẽm trong lá cây đinh lăng trồng ở khu vực thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. Phương pháp này cho độ lặp lại cao với RSD < 3,5%, độ đúng tốt với độ thu hồi 95  106 %, giới hạn phát hiện thấp. Kết quả thu được cho thấy hàm lượng mangan và kẽm trong lá cây đinh lăng lần lượt là: 2,379 ÷3,652 mg/kg tươi và 5,503 ÷ 10,736 mg/kg tươi, hàm lượng này nằm trong giới hạn cho phép theo quy định 46/BYT 2007. Từ khóa: Đồng Hới, lá cây đinh lăng, mangan, kẽm, phương pháp F-AAS. 1. MỞ ĐẦU Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) là cây có thể sử dụng các bộ phận khác nhau để làm thức ăn, dược liệu hoặc phục vụ cho các mục đích khác nhau. Cây đinh lăng là 1 trong 40 loài được Bộ Y tế ban hành (04/01/2012) có tiềm năng khai thác và phát triển trên thị trường. Đặc biệt, lá đinh lăng còn là một vị thuốc nam có tính năng chống dị ứng, giải độc thức ăn, giảm mệt mỏi và tăng cường sức dẻo dai của cơ thể. Hiện nay, đinh lăng đang được khuyến khích trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm tươi, sạch, an toàn và bổ dưỡng thì cây đinh lăng được người dân ở địa bàn thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình trồng nhiều trong những năm trở lại đây. Thành phố Đồng Hới là một trong những trung tâm du lịch của tỉnh Quảng Bình nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung. Là nơi chịu nhiều hậu quả của chiến tranh để lại, những tác hại của chất độc chiến tranh cùng với các tác động của con người như sử dụng phân bón hóa học, lạm dụng thuộc bảo vệ thực vật,... nên có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của cây trồng. Ngày nay, trong Y học, người ta đã khẳng định được rằng nhiều nguyên tố kim loại có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể sống. Sự thiếu hụt hay mất cân bằng của nhiều kim loại vi lượng như Fe, Zn, Cu, Mn, Se... trong gan, tóc, máu, huyết thanh... là những nguyên nhân hay dấu hiệu của bệnh tật. Ở một nồng độ nhất định mangan (Mn) và kẽm (Zn) được nhìn nhận như một nguyên tố vi lượng thiết yếu cho người và động vật [3]. Phương pháp phân tích quang phổ hấp thụ nguyên tử là một phương pháp phân tích hiện đại đã và đang được ứng dụng rộng rãi để xác định hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong các đối tượng mẫu như: mẫu quặng, mẫu nước, thực phẩm, dược phẩm,... [1]. Vì vậy, trong bài báo này chúng tôi trình bày kết quả xác định, đánh giá hàm lượng mangan và kẽm trong lá cây đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) ở khu vực thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F-AAS). 2. THỰC NGHIỆM 2.1. Thiết bị và hóa chất Các cốc thủy tinh chịu nhiệt, bình định mức, chai nhựa PE sạch; Các micropipette Eppendorf và đầu hút; cân phân tích, bếp điện, máy xay, lò vi sóng, tủ sấy. Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử Zeenit 700P của hãng Analytik Jena (Đức). 312
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 Dung dịch làm việc mangan và kẽm được pha chế từ các dung dịch chuẩn (1000 ± 2 ppm) của hãng Merck (Đức), chuyên dùng cho phép đo AAS. Các hóa chất sử dụng có độ tinh khiết PA: axit HNO3, HCl và Mg(NO3)2 đặc,… đều của hãng Merck (Đức), nước cất hai lần. 2.2. Lấy mẫu, xử lý mẫu Mẫu lá cây đinh lăng được lấy theo phương pháp tổ hợp, ở 2 khu vực trồng trên 2 vùng đất đặc trưng khác nhau thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình vào 2 đợt (đợt 1: 7/8/2018, đợt 2: 4/11/2018), mỗi đợt gồm 4 mẫu, theo thứ tự là: Phường Đồng Sơn trồng trên đất sỏi-đồi, ký hiệu là ĐLĐSĐi (vị trí 1, 2) và xã Quang Phú được trồng trên đất cát pha, ký hiệu là CNĐCPi (vị trí 3, 4); trong đó: i = 1  2 (thứ tự đợt lấy mẫu). Mẫu lá cây đinh lăng được chuyển ngay về phòng thí nghiệm sau khi lấy. Mẫu được xử lý sơ bộ trước khi tiến hành phân tích: Rửa sạch bằng nước cất nhiều lần, để ráo nước, cân khối lá tươi; sau đó cắt nhỏ bằng dao inox, xay mịn, rồi được vô cơ hóa như sau: Cân trên cân phân tích một lượng mẫu chính xác từ 5,57 – 7,05 g rồi cho vào cóc nung có nắp, thêm 10 ÷ 15 mL HNO3 đặc và 5 mL Mg(NO3)2 5%, khuấy đều rồi đun nhẹ trên bếp điện đến than đen. Chuyển vào lò nung, nung ở nhiệt độ 4500C trong vòng 8 tiếng hoặc để qua đêm, sau đó thấm ướt tro bằng một ít nước cất và lặp lại quá trình trên đến khi đạt được tro trắng. Chuyển mẫu sang cóc thủy tinh, tiếp tục thêm nước cất và đun đến cạn để đuổi hết lượng axit dư. Dùng 2 mL HNO3 1 % để hòa tan mẫu và chuyển định lượng vào bình định mức dung tích 50 mL, định mức bằng nước cất được dung dịch phân tích [6, 7]. 2.3. Phương pháp phân tích Trong nghiên cứu này, áp dụng kỹ thuật phân tích quang phổ hấp thụ nguyên tử với kỹ thuật vô cơ hóa ướt và chấp nhận những điều kiện hoạt động của thiết bị đã được công bố [1], như nêu ở Bảng 1. Bảng 1. Điều kiện đo F-AAS xác định mangan và kẽm trong lá cây đinh lăng Thông số Mn Zn λ (nm) 279,5 213,9 Khe đo (mm) 0,2 0,5 Chiều cao buner 5 6 Cường độ đèn (mA) 7 4,0 Hỗn hợp khí đốt C2H2- KK C2H2- KK Kiểu đèn Catot rỗng mangan Catot rỗng kẽm Thời gian chờ (s) 5 5 Thời gian đo (s) 3 3 Để xác định hàm lượng của một nguyên tố trong mẫu phân tích theo phép đo F-AAS chúng tôi thực hiện theo phương pháp đường chuẩn. Lấy một thể tích xác định dung dịch mẫu sau đó pha loãng theo các hệ số pha loãng phù hợp với mangan và kẽm như khi khảo sát sơ bộ hàm lượng của chúng trong lá cây đinh lăng, rồi tiến hành đo độ hấp thụ quang của dung dịch đó. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Xây dựng đường chuẩn, khảo sát giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng Để khảo sát khoảng tuyến tính, chúng tôi tiến hành xác định độ hấp thụ của dung dịch chuẩn chứa đồng thời 2 kim loại Mn và Zn rồi lập đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa độ hấp thụ và nồng độ dãy chuẩn. Kết quả được trình bày ở Bảng 2. 313
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 Bảng 2. Kết quả xác định độ hấp thụ của mangan và kẽm Nồng độ (ppm) 0,05 0,1 0,2 0,4 0,6 0,8 1 Độ hấp thụ (A) Mn 0,0092 0,0178 0,0321 0,0664 0,1068 0,1301 0,1651 Zn 0,0161 0,0317 0,0570 0,1168 0,1701 0,2149 0,2617 Từ kết quả Bảng 2 áp dụng phương pháp bình phương tối thiểu để xác định quan hệ tuyến tính giữa độ hấp thụ với nồng độ kim loại thu được các đường hồi quy tuyến tính của mangan và kẽm được thể hiện trên Hình 1. 0.30 Equation Weight y = a + b*x No Weighting Mn 5.94763E-5 1.3289E-4 Residual Sum of Squares 0.99863 0.99877 Zn 0.25 Pearson's r Adj. R-Square 0.99671 0.99705 Value Standard Error §é hÊp thô (A) B Intercept 0.00113 0.00217 B Slope 0.16493 0.00387 C Intercept 0.00685 0.00325 0.20 C Slope 0.26043 0.00578 0.15 0.10 0.05 yMn  (0,001  0,002)  (0,165  0,004)C 0.00 yZn  (0,007  0,003)  (0,260  0,006)C 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 Nång ®é (ppm) Hình 1. Đường chuẩn xác định mangan và kẽm Đối với mangan phương trình có dạng: yMn = (0,001 ± 0,002) + (0,165 ± 0,004)C, và với kẽm phương trình có dạng: yZn = (0,006 ± 0,003) + (0,260 ± 0,007)C, trong đó C là nồng độ (ppm). Nồng độ của mangan cũng như kẽm đều có sự tương quan tuyến tính tốt trong khoảng nồng độ 0,005 ÷ 1,0 ppm, với R ≥ 0,9986 Để xác định giới hạn phát hiện (LOD) và độ nhạy của phương pháp, chúng tôi áp dụng quy tắc “3” [2]. Theo quy tắc này, giới hạn phát hiện được tính như sau: y = yb + 3 hay y = yb + 3Sb . Trong đó, y là giới hạn phát hiện hoặc tín hiệu ứng với giới hạn phát hiện. Biết tín hiệu y sẽ tính được giới hạn phát hiện từ phương trình đường chuẩn y = a + bC do đó C = (y – a)/b). Trong đó, yb là nồng độ hoặc tín hiệu mẫu trắng; b (hoặc Sb) là độ lệch chuẩn của nồng độ hoặc tín hiệu mẫu trắng. Có thể xác định yb và Sb như sau: tiến hành thí nghiệm để thiết lập phương trình đường chuẩn y = a + bC. Từ đó xác định yb và Sb bằng cách chấp nhận yb là giá trị của y khi C = 0 thì y = a và Sb = Sy theo công thức sau [2]: n y  Yi  2 i Sb  Sy  i 1 n2 Ở đây, yi là giá trị thực nghiệm của y và Yi là các giá trị tính từ phương trình đường chuẩn của y. Từ phương trình đường chuẩn, biến đổi ta sẽ tính được LOD theo công thức sau: LOD = 3Sy/b. 314
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 Trong đó, b là độ dốc của đường chuẩn hồi quy tuyến tính và b cũng là độ nhạy của phương pháp: b = A / C. Để xác định giới hạn định lượng (LOQ) của phép đo, chúng tôi sử dụng công thức sau: LOQ = 10Sy/b  3,3 LOD. Kết quả tính toán LOD và LOQ của phương pháp được trình bày ở Bảng 3. Bảng 3. Các giá trị a, b, Sy/x, LOD, LOQ tính từ phương trình đường chuẩn y = a + bC Các giá trị LOD LOQ a b Sy/x R Kim loại (ppm) (ppm) Mn 0,001 ± 0,002 0,165 ± 0,004 0,003 0,9986 0,063 0,210 Zn 0,006 ± 0,003 0,260 ± 0,007 0,005 0,9987 0,059 0,197 Từ Bảng 3 ta thấy, giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng của phép đo F-AAS trong phép xác định mangan và kẽm đã được xác định. LOD xác định mangan là 0,063 ppm còn kẽm là 0,059 ppm; LOQ xác định mangan và kẽm lần lượt là 0,210 ppm và 0,197 ppm. 3.2. Đánh giá độ lặp lại và độ đúng của phép đo Độ lặp lại được xác định qua độ lệch chuẩn (S) hay độ lệch chuẩn tương đối (RSD) [2]. Tiến hành phân tích 4 mẫu lá đinh lăng, rồi lần lượt thêm chuẩn mangan và kẽm vào 4 mẫu đó. Kết quả cho thấy, phương pháp F-AAS khi phân tích mẫu lá đinh lăng đạt độ lặp lại tương đối tốt RSD < 2,8% đối với mangan và RSD < 3,5% đối với kẽm. Như vậy phương pháp F-AAS đạt được độ lặp lại cao khi phân tích các kim loại mangan và kẽm trong lá cây đinh lăng. Độ đúng của phương pháp phân tích mangan và kẽm bất kỳ được xác định thông qua độ C  C1 thu hồi (Recovery) theo công thức [2]: Re v(%)  2  100 . Trong đó, C0 là nồng độ chất Co phân tích được thêm vào trong mẫu thật; C1 là nồng độ chất phân tích trong mẫu thật; C2 là nồng độ chất phân tích trong mẫu thật đã được thêm chuẩn. Kết quả phương pháp xác định đồng thời hàm lượng mangan và kẽm có độ thu hồi tốt (từ 95 ÷ 106 %). Vậy, phương pháp F- AAS có thể ứng dụng phân tích mangan và kẽm trong các mẫu lá cây đinh lăng nghiên cứu. 3.3. Xác định hàm lượng mangan và kẽm trong lá cây đinh lăng Từ những kết quả nghiên cứu phân tích ở trên, chúng tôi áp dụng theo công thức [4]: (a  b)d f  50 C để tính và biểu thị kết quả của mangan và kẽm trong các mẫu thực. Trong m đó: a là nồng độ trong dung dịch phân tích; b là nồng độ trung bình trong dung dịch mẫu trắng; df là hệ số pha loãng; m là khối lượng của mẫu phân tích. Kết quả xác định hàm lượng của mangan và kẽm trong 8 mẫu lá cây đinh lăng thu được qua 2 đợt lấy mẫu ở 2 khu vực gồm xã Quang Phú và phường Đồng Sơn thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình được biểu diễn trên Hình 2. Từ kết quả ở Hình 2 cho thấy hàm lượng mangan và kẽm trong lá cây đinh lăng dao động: 2,379 ÷ 3,625 mg/kg tươi đối với Mn; 5,503 ÷ 10,736 mg/kg tươi đối với Zn và nằm trong phạm vi tiêu chuẩn cho phép về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế - 46/BYT 2007 [5]. Mặt khác, hàm lượng mangan trong lá đinh lăng trồng trên đất sỏi đồi (vị trí 1, 2) thấp hơn không đáng kể so với trồng trên đất cát pha (vị trí 3, 4). Tuy nhiên, hàm lượng kẽm trong lá cây đinh lăng trồng trên đất sỏi đồi lại cao hơn so với trồng trên đất cát pha. Kết quả này là một trong những cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo. Bên cạnh đó, chúng ta thấy rằng lá cây đinh lăng có khả năng bổ sung các nguyên tố vi lượng mangan và kẽm. 315
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 4.0 12 Zn §ît 1 Mn §ît 2 §ît 1 Hµm l-îng Zn (mg/kg) Hµm l-îng Mn (mg/kg) 3.5 10 §ît 2 3.0 8 2.5 2.0 6 1.5 4 1.0 2 0.5 0.0 0 1 2 3 4 1 2 3 4 VÞ trÝ lÊy mÉu VÞ trÝ lÊy mÉu Hình 2. Kết quả xác định hàm lượng mangan và kẽm trong lá cây đinh lăng ở Đồng Hới 3.4. Đánh giá hàm lượng mangan và kẽm trong lá đinh lăng 3.4.1. Đánh giá hàm lượng Mn và Zn trong lá đinh lăng tại thời điểm khảo sát Để đánh giá hàm lượng trung bình của mangan và kẽm theo vị trí với thời gian lấy mẫu chúng tôi áp dụng phương pháp thống kê vào xử lý số liệu. Từ kết quả thu được, chúng tôi dùng Data Analysis trong Microsoft Excel 2010, áp dụng phương pháp Anova 1 chiều đánh giá sự khác nhau về hàm lượng các kim loại giữa hai đợt lấy mẫu, thu được các kết quả ở Bảng 4. Bảng 4. Các giá trị thống kê so sánh F tính và F bảng Kim Nguồn Tổng bình Bậc Phương Fbảng Ftính P loại phương sai phương tự do sai ( Fcrit ) Giữa các vị trí 1,416 3 0,472 Mn Sai số thí nghiệm 0,022 4 0,006 84,522 0,0004 6,591 Phương sai tổng 1,438 7 Giữa các vị trí 33,060 3 11,020 Zn Sai số thí nghiệm 0,128 4 0,302 344,408 0,0003 6,591 Phương sai tổng 33,188 7 Từ Bảng 4 ta thấy, P < 0,05 và Ftính > Fbảng thì có sự sai khác. Hay nói cách khác hàm lượng mangan và kẽm trong mẫu lá đinh lăng trong hai đợt lấy mẫu là khác nhau về mặt thống kê. 3.4.2. Đánh giá hàm lượng Mn và Zn trong lá cây đinh lăng so với tiêu chuẩn quốc gia Kết quả so sánh hàm lượng mangan và kẽm trong lá cây đinh lăng với quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm, cụ thể: Theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT của bộ trưởng Bộ Y tế [5] được thể hiện ở Bảng 5. Qua Bảng 5 cho thấy, giá trị ttính lớn hơn tlý thuyết (p = 0,95; f = 7). Điều đó cho thấy hàm lượng mangan và kẽm trung bình trong lá cây đinh lăng ở thành phố Đồng Hới là có sự khác nhau đáng kể về mặt thống kê với mức ý nghĩa p < 0,05. Cụ thể, hàm lượng cho mangan và kẽm trong lá cây đinh lăng ở đây nằm trong phạm vi cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam. 316
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 Bảng 5. Kết quả so sánh hàm lượng Mn và Zn trong lá đinh lăng với tiêu chuẩn Việt Nam Vị trí Hàm Số 46/2007 Kim Phương Độ lệch tlý thuyết lấy lượng TB /QĐ-BYT ttính loại sai (S2) chuẩn (S) (p=0,95; f=7) mẫu (mg/kg) (mg/kg) [5] Mn Đồng 3,173 - 0,206 0,454 19,788 2,365 Zn Hới 7,853 ≤ 100 4,520 2,126 122,610 2,365 4. KẾT LUẬN Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa là phương pháp thích hợp để xác định hàm lượng mangan và kẽm trong các mẫu lá cây đinh lăng. Kết quả cho thấy, phép xác định có giá trị giới hạn phát hiện thấp, độ đúng và độ lặp lại tốt. Kết quả phân tích các mẫu lá cây đinh lăng trồng ở khu vực thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình cho thấy hàm lượng mangan và kẽm lần lượt nằm trong khoảng: 2,379 ÷ 3,625 mg/kg tươi và 5,503 ÷ 10,736 mg/kg tươi, nằm trong giới hạn cho phép về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Với hàm lượng này thì đây là loại thực phẩm tốt có khả năng cung cấp các vi lượng mangan và kẽm. Đã tiến hành đánh giá sự biến động hàm lượng mangan, kẽm theo thời gian và vị trí lấy mẫu, so sánh hàm lượng mangan và kẽm trong lá đinh lăng được trồng trên hai loại đất khác nhau. Kết quả cho thấy hàm lượng mangan và kẽm ở hai đợt lấy mẫu có sự khác nhau về mặt thống kê. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phạm Luận (2006). Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. [2] Miller J. C., Miller J. N. (2010). Statistics and Chemometrics for Analytical Chemistry, Ed. 6th, Pearson Education Limited, England. [3] Phan Thị Kim, Lê Đức Hinh, Bùi Minh Đức (1999). Dinh dưỡng liên quan đến bệnh lý thần kinh. NXB Y học, Hà Nội. [4] Nguyễn Mậu Thành, Nguyễn Đình Luyện (2017). Phân tích, đánh giá hàm lượng một số kim loại trong thịt cá lóc (Channa maculata) nuôi ở khu vực xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Tạp chí Hóa học, số 3e12 55, tr 85-89. [5] Bộ Y Tế (2007). Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm. Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 19/12/2007. [6] AOAC International (2012). AOAC Guidelines for Single Laboratory Validation of Chemical Methods for Dietary Supplements and Botanicals. [7] AOAC International (1995). Official Methods of Analysis of the Association of Official Analytical Chemists, 16th ed., (Arlington, Virginia). [8] L.J. Fuglie, Combating Malnutrition with Moringa, in J. Lowell, L.J. Fuglie (2006). The Miracle Tree: The multiple attributes of Moringa. (Wageningen, the Netherlands: CTA publication, 2006) pp.117-136. [9] 9 Prasad AS (2012). Discovery of human zinc defi-ciency: 50 years later. J Trace Elem Med Biol, Vol (26) 2012, pp.66-69. [10] Kawakubo A, Matsunaga T, Ishizaki H, Ya-mada S, Hayashi Y (2011). Zinc as an essential trace element in the acceleration of matrix vesi-cles-mediated mineral deposition. Microsc Res Tech, Vol (74) 2011, pp.1161-1165. 317
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 Title: DETERMINATION AND EVALUATION THE MANGANESE AND ZINC CONTENT IN LEAVES OF (polyscias fruticosa (L) Harms) TREE AT DONG HOI CITY QUANG BINH PROVINCE BY ATOMIC ABSORPTION SPECTROMETY Abstract: The flame atomic absorption spectrometry (F-AAS) has been applied to determine the manganese and zinc content in leaves of polyscias fruticosa L tree at Dong Hoi city Quang Binh province. This method has high repeatability with RSD < 3.5 %, good trueness with the recovery from 95 % to 106 %, low limit of detection. This results show that the manganese and zinc content in leaves of fruticosa L respectively was (2.379 ÷ 3.652 mg/kg fresh and 5.503 ÷ 10.736 mg/kg fresh), the level of contamination is within the allowed limits according to the regulation No. 46/ 2007/QĐ- BYT. Keywords: Dong Hoi city, leaves of polyscias fruticosa L, manganese, zinc, F-AAS method. 318
nguon tai.lieu . vn