Xem mẫu

  1. Website Tin tức qua mắt độc giả (Phần I) Website tin tức ra đời đã lâu nhưng thực tế cho đến tận bây giờ, những câu hỏi như trên vẫn chưa có lời giải đáp xác đáng. Và đương nhiên, chưa thể có tiêu chuẩn hoàn hảo cho cả vấn đề thiết kế lẫn chuyên môn báo chí cho các tờ báo điện tử. rn
  2. Viện Poynter, Trung tâm Estlow về Báo chí và Truyền thông mới, và Eyetools vừa công bố nghiên cứu dày 340 trang mang tên Eyetrack III (trước đây có 2 nghiên cứu). rn Không thể nói những kết quả của nó chính là tiêu chuẩn để chúng ta làm báo điện tử, song đó là những bằng chứng mang tính khoa học về phản ứng chung của độc giả khi nhìn lên màn hình để đọc các thông tin. Hãy coi đây là bước đi đầu tiên trên cả chặng đường dài để tìm “chân chị Lý”. rn Yếu tố cốt tử: Layout trang chủ rn
  3. Trong khi kiểm tra những chuyển động của mắt của những người tham gia thử nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra một cách đọc chung: nói chung người ta thường nhìn vào góc trên bên trái của trang, sau đó ánh mắt “chạy quanh” một lúc tại khu vực đó rồi mới chuyển từ trái sang phải. Và chỉ sau khi đọc kỹ phần đầu trang, ánh mắt mới chuyển xuống phần dưới. rn Tất nhiên tùy thuộc vào layout của trang mà cách đọc có thể khác đi chút ít. Hình 1 là minh họa đơn giản về cách thức chuyển động chung của mắt đối với hầu hết các thiết kế trang web. rn Một điểm đáng lưu ý khác: Các tiêu đề nổi bật chính là yếu tố đầu tiên thu hút người đọc - nhất là khi tiêu đề nằm ở góc trên bên trái
  4. (ở góc trên bên phải cũng vậy, nhưng không phải luôn luôn thu hút). Và trái với suy nghĩ thông thường, ảnh không phải là yếu tố thu hút. Trên màn hình máy tính thì chữ mới chiễm vị trí đầu - xét cả về trật tự được xem và thời lượng được xem. rn Trong số 25 dưới đây thì có đến 20 website đặt hình ảnh/logo ở góc trên bên trái. Hầu hết các trang tin đều giữ thiết kế trang nhất quán chứ không thay đổi layout như báo in. rn rn USAToday.com  rn
  5. NYTimes.com  rn WashingtonPost.com  rn CNN.com  rn ABCNews.com  rn FOXNews.com  rn LATimes.com 
  6. rn ChicagoTribune.com  rn AJC.com  rn AZCentral.com  rn SFGate.com  rn SignonSanDiego.com  rn
  7. WashingtonTimes.com  rn MiamiHerald.com  rn Boston.com  rn StarTribune.com  rn NJ.com  rn NYPost.com 
  8. rn ProJo.com  rn DallasNews.com  rn Guardian.co.uk  rn FT.com  rn ABClocal.go.com/kabc/  rn
  9. KCNC.com  rn CSMonitor.com  rn Nghiên cứu cho thấy bản năng của người đọc là trước hết hìn vào logo và các tiêu đề ở phần trên bên trái. Hình 2 cho thấy các “khu vực quan trọng” mà mắt độc giả thường tập trung. rn Muốn độc giả đọc, hãy dùng font chữ nhỏ rn Nghiên cứu đã phát hiện một điều cực kỳ quan trọng khi thử nghiệm về tiêu đề và cỡ font trên trang chủ: Cỡ chữ nhỏ kích
  10. thích sự tập trung (đọc cả từ), trong khi cỡ chữ lớn khiến cho độc giả chỉ đọc lướt. Nói chung, khi dùng chữ lớn thì độc giả có xu hướng không tập trung vào các từ và cứ nhìn quanh để tìm các từ hoặc cụm từ mà họ thấy chú ý. Điều này đặc biệt đúng với các tiêu đề có cỡ chữ lớn trên trang chủ. Tiêu đề càng lớn thì người ta càng đọc lướt. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là càng thu nhỏ chữ càng tốt - phải đảm bảo cỡ chữ đủ để đọc. rn Đặc biệt thú vị là cách đọc tiêu đề và phần dẫn trên trang chủ. Nếu cả tiêu đề và phần dẫn đều cùng cỡ font và đều được in đậm thì người ta chuyển ngay sang đọc phần dẫn. Nếu tiêu đề lớn hơn và nằm ở dòng riêng thì người ta có xu hướng chỉ đọc tiêu đề và bỏ qua phần dẫn.
  11. rn Theo các nhà nghiên cứu, khi một tiêu đề lớn hơn phần dẫn kèm theo thì người ta cho rằng nó là yếu tố quan trọng hơn trong cái khối tiêu đề-phần dẫn đó – và như vậy thì chỉ cần đọc tiêu đề là đủ. rn Các tiêu đề có gạch chân khiến người đọc thường bỏ qua phần dẫn. Ví dụ: rn Pháp hợp tác nghiên cứu Hoàng thành Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO) và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam vừa ký thoả thuận hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học.
  12. rn Trong quá trình thử nghiệm, các nhà nghiên cứu chú ý tới hiện tượng độc giả không đọc quá dòng kẻ và dường như điều này mang vấn đề phản xạ tự nhiên. Hiện tượng này cũng ảnh hưởng đến các quảng cáo. rn Đa số các website (22 trong số 25) sử dụng phần dẫn kèm theo tiêu đề trên trang chủ. Chỉ có 3 trang không dùng phần dẫn là CNN.com, NYPost.com, và ProJo.com. Về cỡ chữ của tiêu đề, tỉ lệ dùng chữ lớn và chữ nhỏ ngang nhau. rn
  13. Và trong số 22 trang tin có dùng phần dẫn trên trang chủ thì chỉ 12 trang có tiêu đề gạch chân./.
nguon tai.lieu . vn