Xem mẫu

  1. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" VỐN XÃ HỘI, THÔNG TIN TÍN DỤNG VÀ HIỆU ỨNG ĐỊA PHƯƠNG ẢNH HƯỞNG TỚI THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN ThS. Phan Thị Thanh Hương, Đỗ Thị Minh Hiệp, Nguyễn Trọng Phú, Đỗ Đức Lân, Nguyễn Hồng Sơn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Nghiên cứu chú trọng vào ảnh hưởng vốn xã hội tới thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt Nam. Trong bài viết này chúng tôi nghiên cứu về ảnh hưởng của hai nhóm tác động của vốn xã hội (yếu tố bên trong và bên ngoài) tới thu nhập hộ gia đình. Phương pháp hồi quy đa biến OLS được sử dụng để phân tích bộ dữ liệu Khảo sát Nguồn lực hộ gia đình Việt Nam (Vietnam Access to Resources Household Survey) năm 2014, với sự tham gia của 3,648 hộ nông dân ở 12 tỉnh thành. Nghiên cứu chỉ ra rằng vốn xã hội địa phương đóng góp vai trò quan trọng trong việc nâng cao thu nhập hộ gia đình nông thôn thông qua bốn nhóm biến: Sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình, đặc điểm của chủ hộ, lòng tin và thông tin nhận được từ các nguồn chính thống cũng như hiệu ứng địa phương. Bài viết cũng đưa ra các khuyến nghị với các nhà đầu tư và Chính Phủ trong việc đầu tư vào vốn xã hội và đưa ra các bằng chứng về hiệu ứng địa phương của vốn xã hội. Từ khóa: thu nhập hộ gia đình, nông thôn, vốn xã hội The relationship between social capital, information of access to credit, locality and effects to income of rural households Abstract: This paper focuses on social capital and its impacts to the income of rural household in Vietnam which is rarely studied in literature. In this research we contribute to literature the effects of two different factors, internal and external, of social capital on household income. The multivariate OLS regression model is used to analyse data of the Vietnam Access to Resources Household Survey 2014, with the participation of 3,648 households in rural areas of 12 provinces. This study found empirical evidence that local social capital makes a significant contribution to household income, other than human capital and other household assets, by illustrating four different variables: Interaction between family 426
  2. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" members, personality of household’s head, trust and information collected from official institutes and associations. Our findings support a policy of the donors and governments to invest in social capital and provide a proof that there are many other determinants of social capital that are hidden in province-level. Keywords: household income, rural, social capital 1. Đặt vấn đề Trong những yếu tố để tăng trưởng và phát triển kinh tế thì vốn là một yếu tố cơ bản không thể thiếu. Ngoài các loại vốn như vốn về tự nhiên, vốn vật chất hay vốn sản xuất (công cụ dụng cụ, công nghệ,...), vốn tài chính (tiết kiệm, tín dụng, đầu tư,...), vốn con người (giáo dục, sức khỏe, đào tạo...), trong thế kỷ XX, thời điểm của cuộc Cách mạng công nghiệp 3.0 chúng ta đã ghi nhận thêm một loại vốn thể hiện những phương thức mà các chủ thể trong nền kinh tế tương tác và tự tổ chức tạo ra sự tăng trưởng và phát triển, đó chính là vốn xã hội. Việc công nhận vốn xã hội là đầu vào trong quá trình sản xuất của hộ gia đình hoặc quốc gia có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách phát triển và xây dựng các dự án. Ví dụ như một hộ gia đình có ý định kinh doanh hay mở rộng sản xuất cần một số tiền nhất định, thì việc có các mối quan hệ xã hội sẽ giúp gia đình đó có khả năng tiếp cận cao hơn hoặc huy động được nhiều vốn hơn so với các gia đình khác. Tại thời điểm hiện tại, Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên thế giới, theo Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới đề xuất một khái niệm đơn giản về Cách mạng công nghiệp 4.0 như sau: “Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng công nghiệp thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học”. Điều này mang lại những cơ hội cũng như những thách thức lớn đối với mỗi quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân. Trong bối cảnh như vậy, việc kết nối giữa mọi người thông qua Internet, smart phone, mạng xã hội - những sản phẩm chính của Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ hiệu quả hơn dẫn đến vốn xã hội sẽ tăng lên nhanh chóng và nâng cao hiệu quả đời sống kinh tế của hộ gia đình, đặc biệt là hộ gia đình nông thôn là địa bàn có vị trí và vai trò to lớn, không chỉ về tỷ lệ dân cư sinh sống mà cả những đóng góp về mặt kinh tế. Nghiên cứu về vốn xã hội và ảnh hưởng của vốn xã hội tới kinh tế hộ gia đình ở nông thôn sẽ góp phần giải quyết các vấn đề đang đặt ra trong tiến trình phát triển xã hội nông thôn nói riêng và xã hội nói chung ở nước ta trong thời gian sắp tới. 427
  3. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Từ nhu cầu cấp thiết về việc phải tìm hiểu về vốn xã hội trong cuộc Cách mạng 4.0 hiện nay, nhóm tác giả trình bày bài viết nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng đến vốn xã hội và xác định mức độ ảnh hưởng của vốn xã hội tới thu nhập hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam. Nhóm tác giả sẽ đi xem xét các yếu tố chung và sau đó đi vào phân tích cụ thể hai yếu tố thông tin tiếp cận tín dụng và yếu tố địa phương trong việc đầu tư sản xuất và mở rộng thị trường của các hộ gia đình. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Lý thuyết về vốn xã hội Vốn xã hội (Social Capital) là một thuật ngữ đã được đưa ra từ hơn một thế kỷ trước nhưng phải mãi cho đến cuối thế kỷ XX, thuật ngữ này mới được các nhà nghiên cứu quan tâm và sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, cho đến nay, dù đã có rất nhiều nhà khoa học đưa ra định nghĩa và các cách giải thích về vốn xã hội thì thuật ngữ này vẫn chưa có một cách định nghĩa thống nhất nào. Một số tác giả tiêu biểu có thể kể đến ở đây như Bourdieu (1986); Coleman (1988); Portes (1998); Putnam (1995, 2000),...Theo quan điểm của Bourdieu (1986) thì vốn xã hội là toàn bộ nguồn lực (thực tế hoặc tiềm ẩn) xuất phát từ mạng lưới quen biết trực tiếp hay gián tiếp (chẳng hạn thành viên của cùng một tôn giáo, hoặc cùng sinh quán, hay đồng môn). Trong quá trình nghiên cứu về vốn xã hội, tuy có nhiều khác biệt trong quan điểm, phương hướng tiếp cận nhưng hầu hết các lý thuyết đều đồng ý rằng vốn xã hội bao gồm các thành phần khác nhau và ít nhiều có tương quan với nhau. Các nhà nghiên cứu đều cơ bản thống nhất với nhau về việc vốn xã hội bao gồm các thể chế liên quan tới mạng lưới xã hội, mối quan hệ và các giá trị như lòng tin, quy tắc hành xử,... chi phối mọi sự tương tác giữa con người với con người và từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế (Fukuyama, 1995; Coleman, 1988, 1990; Grootaert và Bastelaer, 2002). Các yếu tố của vốn xã hội có thể được chia thành hai phần chính: khía cạnh cấu trúc - tạo thuận lợi cho tương tác xã hội và khía cạnh nhận thức - làm cho con người hành động theo hướng có lợi cho xã hội. 428
  4. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Nguồn: Nhóm tác giả tổng kết từ các nghiên cứu Hình 2.1: Các khía cạnh của vốn xã hội Khía cạnh cấu trúc bao gồm sự tham gia của công dân vào các hiệp hội, tổ chức xã hội (số lượng mạng lưới), trong khi khía cạnh nhận thức lại là những loại niềm tin khác nhau và những chuẩn mực công dân, còn được gọi là sự tin cậy, mặc dù có một số mâu thuẫn liên quan đến tầm quan trọng tương đối của các khía cạnh nhận thức và cấu trúc vốn xã hội. Trong khi Coleman (1990) tin rằng chất lượng là cơ sở hình thành nên mạng lưới thì Dasgupta (2005) lại cho rằng chính số lượng mạng lưới là động lực cho mỗi cá nhân xây dựng lòng tin, quy tắc hành xử để gây dựng uy tín nhằm mưu cầu lợi ích trong tương lai. Tuy vậy, có thể khẳng định rằng hai mặt của khái niệm này tương tác với nhau và củng cố lẫn nhau. Một kết quả quan trọng khác của việc tham gia vào các mạng lưới xã hội khác nhau đó là sự tương tác cá nhân sẽ mang lại nguồn thông tin ‘’giá rẻ’’ nhưng tương đối chính xác về sự đáng tin cậy của các thành viên khác, làm cho hành vi tin tưởng như vậy ít rủi ro hơn. Mặt khác, sự phổ biến của lòng tin liên cá nhân (interpersonal trust) hay lòng tin xã hội cho thấy các cá nhân sẵn sàng để giao tiếp và hợp tác với những người không quen biết. Dựa trên các mối quan hệ này, có thể tóm tắt ngắn gọn rằng tương tác xã hội yêu cầu những kỹ năng giao tiếp và sự tin tưởng, và điều này lại có xu hướng gia tăng thông qua hợp tác giữa các cá nhân. Vì vậy, các khía cạnh khác nhau của vốn xã hội nên được coi là bổ sung cho nhau, tất cả đều liên quan đến khái niệm chung về vốn xã hội (Parts, 2009). Parts (2013) đã chia các yếu tố quyết định về vốn xã hội thành hai nhóm chính, một là nhóm nhân tố xã hội - nhân khẩu học và hai là nhóm yếu tố bối cảnh hoặc hệ thống ở cấp cộng đồng/ quốc gia. Theo đó, nhóm thứ nhất bao gồm các đặc điểm kinh tế của cá nhân như thu nhập, trình độ học vấn, gia đình, địa vị xã hội, kinh nghiệm sống - làm 429
  5. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" việc, đây là nhóm nhân tố tạo động lực cho các cá nhân đầu tư vào vốn xã hội. Trong khi đó, nhóm nhân tố còn lại là một tập hợp các đặc điểm liên quan đến cộng đồng và quốc gia như mức độ phát triển chung, chất lượng và sự bình đẳng về phân cấp thể chế, phân bổ nguồn lực, phân cực xã hội, các hình thức của sự hợp tác và tin tưởng. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả xem xét ý tưởng của Parts (2013), qua đó phân chia vốn xã hội thành 2 nhóm nhân tố: các yếu tố về xã hội - nhân khẩu học và các yếu tố về bối cảnh. Tuy nhiên, để nghiên cứu về tác động của vốn xã hội đến thu nhập hộ gia đình, nhóm tác giả đã tiến hành phân chia lại tất cả các yếu tố quyết định của hai nhóm thành hai phạm vi phân tích đó là: vốn xã hội ở bên trong và bên ngoài hộ gia đình. Qua đó, nhóm nghiên cứu hy vọng rằng những khuyến cáo hữu ích cho cải tiến chính sách và các quyết định của hộ gia đình trong từng phạm vi khác nhau có thể được thực hiện dựa trên kết quả của nghiên cứu này. 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm Những tác động của vốn xã hội đến tăng trưởng và phát triển kinh tế từ cấp độ quốc gia, địa phương đến các doanh nghiệp, hộ gia đình và các cá nhân đã và đang được rất nhiều nhà nghiên cứu, các tổ chức quan tâm và áp dụng vào thực tiễn. Các nghiên cứu thực nghiệm đó có thể không trực tiếp chỉ ra mối quan hệ giữa vốn xã hội, tiếp cận tín dụng và thu nhập của hộ gia đình nhưng qua các nghiên cứu chúng ta phần nào có thể nhận ra mối quan hệ này. Cụ thể, Narayan & Pritchett (1999) đã sử dụng phương pháp biến công cụ để chi phối những ảnh hưởng trái ngược của thu nhập đến vốn xã hội. Các tác giả đã đo lường vốn xã hội như một biến đơn, phối hợp số lượng nhóm địa phương tại một ngôi làng, họ hàng và không cùng thu nhập, và nhóm chức năng có tính ảnh hưởng. Tác giả đã đưa ra kết luận rằng quyền sở hữu vốn xã hội thuộc về hộ gia đình ở Tazania đã có tác động mạnh mẽ đến phúc lợi mà gia đình đó nhận được. Nghiên cứu tìm ra rằng tầm quan trọng của những ảnh hưởng đã được ước lượng vượt trội hơn giáo dục hay những tài sản hữu hình của hộ gia đình và những ảnh hưởng đó chủ yếu xảy ra ở mức độ làng, xã. Grootaert (1999) khi nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa vốn xã hội và sự thịnh vượng - nghèo khó của hộ gia đình ở Indonesia đã sử dụng 6 biến của vốn xã hội (biểu hiện qua “các hiệp hội địa phương”). Từ giá trị của 6 biến này, ông xây dựng một chỉ số vốn xã hội có mối liên quan thuận tới sự thịnh vượng của hộ gia đình - được đo bằng các chỉ tiêu về tài sản, sử dụng tín dụng, tham gia vào các trường học...Grootaert đã kiểm tra được rằng nguyên nhân của sự sung túc hay nghèo khó đi từ vốn xã hội tới thu nhập, chứ không phải bằng con đường ngược lại. Theo đó, vốn xã hội đã giúp làm giảm đi khả 430
  6. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" năng rơi vào tình trạng đói nghèo của các hộ gia đình. Ông cũng nhận định rằng vốn xã hội mang lại lợi ích dài lâu đối với các hộ gia đình, mà cụ thể ở đây là việc tiếp cận dịch vụ tín dụng để tạo ra thu nhập ổn định. Mohamed (2003) và Gan et al. (2007) sử dụng mô hình logit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng vi mô của nông hộ ở hai quốc gia Zanzibar và ở Philippines. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng bao gồm tuổi, trình độ học vấn, giới tính, thu nhập và mức độ nhận thức về sự sẵn có tín dụng vi mô. Mohamed (2003) kết luận rằng thông tin về các nguồn tín dụng có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng vi mô của nông hộ ở Zanzibar. Gan et al. (2007) kết luận rằng nông dân và ngư dân trẻ ít có khả năng tiếp cận tín dụng ở Philippines. Do đó, các tác giả cho rằng để tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho nông hộ, các chương trình tín dụng vi mô cần tập trung vào nhóm đối tượng trẻ ở nông thôn và tăng cường nhận thức của nông hộ về sự sẵn có của các chương trình tín dụng vi mô, đặc biệt là những người cư trú ở vùng sâu vùng xa và vùng có điều kiện khó khăn. 2.3. Mô hình nghiên cứu Để phân tích sự đóng góp của vốn xã hội vào thu nhập của hộ gia đình, nhóm tác giả dựa theo khung khái niệm của Bourdieu (1986): Vốn xã hội được coi là một loại tài nguyên sẵn có cho các hộ gia đình để tạo thu nhập. Trong khuôn khổ khái niệm này, thu nhập hộ gia đình sẽ được mô hình hóa bởi nguồn vốn con người, vốn xã hội và các loại vốn hữu hình khác, kết hợp với các đặc điểm cụ thể của từng khu vực và các hộ gia đình (Grootaert và Bastelaer, 2002). Các đặc điểm kỹ thuật đầy đủ của mô hình như sau: Income = f(Hj, Physical, Human, Social) + ui Với: Income = Tổng thu nhập hàng năm của hộ gia đình Hj = Các đặc điểm khác của hộ gia đình Physical = Vốn vật chất tích lũy trong hộ gia đình Human = Vốn con người tích lũy trong hộ gia đình Social = Vốn xã hội tích lũy trong hộ gia đình ui = Sai số Đi sâu vào phân tích tác động của vốn xã hội lên thu nhập dưới các góc độ phân tích khác nhau, nhóm nghiên cứu chuyển mô hình về thành: Ln(Income) = f( InternalSC, ExternalSC, other capital, Hj) + ui 431
  7. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Trong đó InternalSC và ExternalSC là nhóm yếu tố bên trong và bên ngoài hộ gia đình. Hàm Ln(Income) được đưa ra để chuyển thu nhập về hàm logarit nhằm phù hợp với phân bổ thu nhập rộng. Nhóm nguồn vốn xã hội nằm bên trong hộ gia đình bao gồm 7 biến số liên quan đến thừa kế, tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, con cái. Trong khi đó nhóm nguồn vốn xã hội ở bên ngoài bao gồm 11 biến số liên quan đến cộng đồng, mức độ phát triển, thể chế chính thức, các hình thức hợp tác và sự tin tưởng. Việc sửa đổi mô hình để tách ra các nhóm bên trong và bên ngoài hộ gia đình phù hợp hơn với kết quả điều tra hộ gia đình của dữ liệu VARHS và kiểm soát được nguyên nhân các tác động tới thu nhập. Các biến đưa vào mô hình được liệt kê trong Bảng 1 phần Phụ lục. 2.4. Dữ liệu Để phân tích tác động của vốn xã hội đến thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã sử dụng tập hợp dữ liệu xuất phát từ Bộ dữ liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam - Vietnam Access to Resources Household Survey (VARHS) năm 2014. Điều tra được thực hiện vào tháng 6 và tháng 7 năm 2014 trên vùng địa bàn nông thôn 12 tỉnh của Việt Nam. Tỷ lệ dân cư sinh sống ở khu vực thành thị tại các tỉnh trên đều rơi vào khoảng 20%, trừ 2 địa phương là Lâm Đồng và Khánh Hòa. Khảo sát hộ gia đình là một phần quan trọng trong việc thu thập dữ liệu, nhằm tìm hiểu sự tham gia thực tế của các hộ gia đình vào các tổ chức địa phương, việc họ sử dụng dịch vụ và những thông tin cho biết mức độ phúc lợi xã hội của các hộ gia đình đó. Các câu hỏi đáng chú ý có thể được chia thành năm phần như sau: (i) Thông tin cá nhân của các thành viên hộ gia đình; (ii) Kinh tế hộ gia đình: thu nhập, chi tiêu...; (iii) Sự tương tác của thành viên hộ gia đình với các mối quan hệ của họ; (iv) Sự tham gia vào các tổ chức địa phương; (v) Nhận thức về sự tin tưởng và hợp tác của cộng đồng. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Thống kê mô tả dữ liệu Đặc điểm của các hộ gia đình được tóm tắt tại Bảng 1 phần Phụ lục. Chủ hộ trung bình là 51 tuổi, phần lớn đã kết hôn (xấp xỉ 82%) và có 2 con. 77% chủ hộ không có văn bằng nào cao hơn bằng tốt nghiệp trung học phổ thông cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ gia đình không phải quá cao. Kết quả cũng cho thấy gần 59% hộ gia đình nhận được thông tin nông nghiệp như giống, phân bón, bệnh tật, thủy lợi từ người thân hay bạn bè; trong khi đó với các nguồn phương tiện truyền thông, chính quyền địa phương, 432
  8. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" người bán thì tỉ lệ hộ gia đình nhận thông tin chỉ khoảng 40%. Internet vẫn còn chưa phổ biến khi chỉ có gần một phần tư số hộ có sử dụng. Gần 96% hộ gia đình được khảo sát sống ở khu vực nông thôn. 3.2. Kết quả thực nghiệm về tác động của vốn xã hội tới thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt Nam 3.2.1. Kết quả hồi quy toàn mẫu Bộ dữ liệu VARHS14 là dữ liệu thời điểm của năm 2014, nghiên cứu này sử dụng hồi quy OLS đa biến để ước lượng tác động của vốn xã hội tới thu nhập hộ gia đình nông thôn. Nhóm tác giả kiểm tra giả thuyết bằng mô hình của mỗi loại nhân tố, sau đó kết hợp các nhân tố để có được câu trả lời cuối cùng trong Bảng 3.1. Bảng 3.1: Ảnh hưởng của vốn xã hội đối với thu nhập hộ gia đình Ln_income Coef. Std. Err. T-statistic P>t Inherited_plot 0.01654 0.02553 0.65 0.517 Age 0.02977 0.00560 5.32 0.000 Age_squared -0.00023 0.00005 -4.66 0.000 Gender 0.12402 0.04420 2.81 0.005 Marital_status 0.18797 0.04969 3.78 0.000 Num_chid 0.28315 0.02721 10.41 0.000 Child_squared -0.02996 0.00419 -7.14 0.000 Education 0.12306 0.01254 9.81 0.000 No_Diploma -0.11329 0.03834 -2.96 0.003 Num_group -0.00975 0.01592 -0.61 0.540 Trust -0.05158 0.02685 -1.92 0.055 Num_help 0.00238 0.00255 0.93 0.351 Cooperate -0.05636 0.03262 -1.73 0.084 Mem_gov 0.17465 0.04892 3.57 0.000 Friend_gov 0.07180 0.02875 2.5 0.013 Info_relationship -0.03587 0.03108 -1.15 0.249 Info_media 0.05356 0.02967 1.81 0.071 Info_gov 0.07788 0.03035 2.57 0.010 Info_seller 0.06898 0.03103 2.22 0.026 433
  9. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Internet 0.34039 0.04015 8.48 0.000 Rural -0.09329 0.05651 -1.65 0.099 Poor -0.46652 0.04150 -11.24 0.000 Ln_lane 0.04163 0.01116 3.73 0.000 Ln_living_space 0.24426 0.02921 8.36 0.000 Intercept 8.08036 0.19169 42.15 0.000 Theo bảng kết quả được mô tả ở Bảng 3.1, các nhân tố vốn xã hội bên trong hộ gia đình đều có tác động tích cực lên thu nhập của hộ. Cụ thể, các hộ có thừa kế đất nông nghiệp từ cha mẹ sẽ có thu nhập cao hơn khoảng 1,65% đối với các hộ khác. Bên cạnh đó, nếu chủ hộ có vợ, chồng và con cái cùng sinh sống thì thu nhập của họ cũng cao hơn so với các hộ mà chủ hộ sống một mình. Thêm vào đó, các chủ hộ có uy tín và danh vọng nhờ vào độ tuổi và trình độ học vấn sẽ có thu nhập tốt hơn. Kết quả cho thấy người có độ tuổi đạt đến cận 60 là người có thu nhập tốt nhất. Tuy nhiên, khi họ già thêm, tỷ lệ thu nhập cận biên bé hơn không (khoảng -0,002%) làm thu nhập giảm theo. Việc không có bằng cấp, học vị cũng tác động lớn đến thu nhập của hộ, khiến cho hộ có thu nhập thấp hơn 11% so với các hộ có bằng cấp, học vị. Các nhân tố bên ngoài hộ gia đình cũng có tác động đến thu nhập của hộ như các nhân tố bên trong, thậm chí là tác động mạnh hơn. Hộ gia đình có người nhà làm trong các cơ quan công quyền có mức thu nhập cao hơn 17% so với những hộ khác. Hơn nữa, ngay cả những hộ có quan hệ với cán bộ, công chức ở mức độ bạn bè, hàng xóm láng giềng,... cũng có mức thu nhập cao hơn hộ bình thường xấp xỉ 7,2%. Bên cạnh đó, yếu tố về nguồn tiếp nhận thông tin trong sản xuất cũng ảnh hưởng đáng kể đến mức sống của hộ, tuy nhiên không phải nguồn thông tin nào cũng đáng tin cậy. Cụ thể, trong khi những hộ gia đình tiếp nhận thông tin về con giống, phân bón, tưới tiêu, dịch bệnh... từ các nguồn chính thống như truyền thông, chính quyền địa phương và từ người bán - có mức thu nhập cao thì những hộ tiếp nhận nguồn thông tin đó từ bạn bè, người quen thì lại có mức thu nhập thấp hơn bình thường khoảng 3,6%. Điều này cho thấy việc tiếp nhận thông tin chính xác rất quan trọng, những nguồn thông tin không được xác thực như tin đồn, những ý kiến cá nhân của người khác có thể ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất của hộ gia đình. Kết quả cùng cho thấy tầm quan trọng của Internet với các hộ gia đình nông thôn, sử dụng Internet giúp thu nhập hộ tăng trung bình tới 34%. Nếu được sử dụng hợp lí, Internet có thể giúp hộ gia đình có nguồn thông tin đa chiều, rẻ, đáng tin 434
  10. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" cậy, nâng cao kiến thức, tiết kiệm rất nhiều loại chi phí, tăng khả năng tiếp cận các cơ hội kiếm thêm thu nhập. Trong khi một số nghiên cứu trước đây cho rằng, số lượng các nhóm xã hội mà các thành viên trong hộ gia đình tham gia sẽ ảnh hưởng đến sự giàu có của hộ, trong nghiên cứu này với trường hợp của Việt Nam, số lượng các nhóm xã hội không cho thấy sự ảnh hưởng của nó lên thu nhập của hộ gia đình. Tương tự là nhân tố số người hộ gia đình tin tưởng nhờ giúp đỡ trong hoàn cảnh khó khăn cũng chưa cho thấy tác động tới thu nhập. Có thể thấy hầu hết các nhân tố của vốn xã hội đều ảnh hưởng tích cực lên thu nhập của hộ gia đình. Biến Cooperate có giá trị trái với kì vọng cho thấy, có một số người luôn mong muốn được hợp tác với người khác tuy nhiên chưa tìm được cơ hội thích hợp nên thu nhập vẫn thấp hơn mong đợi. Có hai biến mang giá trị bình phương của một biến khác được đưa vào mô hình hồi qui đó là Age_squared và biến Child_square với mục đích đánh giá mức độ tác động cụ thể của 2 nhân tố vốn xã hội này lên thu nhập. Kết quả tại bảng 3.1 cho thấy, các nhân tố này chỉ có tác động tích cực lên thu nhập của hộ khi nó đạt đến một ngưỡng nhất định. Khi vượt qua ngưỡng này thì nó sẽ làm thu nhập của hộ giảm xuống. Khi độ tuổi chủ hộ gia tăng từ 20 đến ngưỡng 60-65 thì thu nhập của chủ hộ sẽ tăng, nhưng khi độ tuổi này vượt qua 65, thu nhập của chủ hộ sẽ giảm dần khi tuổi chủ hộ càng cao. Như vậy, khi tuổi chủ hộ tăng cao, họ tích trữ được càng nhiều vốn xã hội và làm thu nhập gia tăng. Tuy nhiên khi đã qua độ tuổi lao động, năng suất lao động của chủ hộ sẽ giảm sút và khi tác động của việc này vượt quá sức ảnh hưởng của vốn xã hội thì thu nhập hộ gia đình sẽ bị kéo xuống theo. 3.2.2. Tác động của vốn xã hội lên thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt Nam thông qua khả năng tiếp cận thông tin tín dụng Theo Mohamed (2003) và Gan et al. (2007), thông tin tín dụng có tác động tích cực tới việc tiếp cận tín dụng đặc biệt là những người cư trú ở vùng sâu vùng xa và vùng có điều kiện khó khăn. Ở phần này, nhóm tác giả đánh giá tác động của vốn xã hội ở góc độ tiếp cận thông tin tín dụng bởi tín dụng được coi là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho phát triển kinh tế nông thôn nói chung và hộ gia đình nói riêng. Việc tiếp cận thông tin tín dụng được xem xét thành 5 nguồn chính, các nguồn chính thống là chính quyền địa phương (commune authorities), các tổ chức tài chính chính thống (financial associations); các nguồn không chính thống là quảng cáo trên báo đài, ti vi (radio, TV or newspaper), hàng xóm/ bạn bè/ gia đình (neighbours/ friends/ family), trung gian tài chính địa phương (extension agent/ meeting). 435
  11. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Bảng 3.2: Vốn xã hội và thu nhập hộ gia đình về khả năng tiếp cận thông tin tín dụng Ln_income Coef. Std. Err. T-statistic P>t Inherited_plot 0.02039 0.02589 0.790 0.431 Age 0.02839 0.00565 5.030 0.000 Age_squared -0.00024 0.00005 -4.790 0.000 Gender 0.12382 0.04427 2.800 0.005 Marital_status 0.18592 0.05017 3.710 0.000 Num_child 0.11839 0.01206 9.810 0.000 Child_squared -0.02996 0.00419 -7.14 0.000 Education 0.11582 0.01263 9.170 0.000 No Diploma -0.10850 0.03806 -2.850 0.004 Num_group 0.00099 0.01625 0.060 0.951 Trust -0.05213 0.02714 -1.920 0.055 Num_help 0.00339 0.00246 1.380 0.168 Cooperate -0.05093 0.03389 -1.500 0.133 Mem_gov 0.18958 0.04852 3.910 0.000 Friend_gov 0.08061 0.02822 2.860 0.004 Info_relationship -0.06619 0.03436 -1.930 0.054 Info_media 0.07405 0.03024 2.450 0.014 Info_gov 0.05043 0.03318 1.520 0.129 Info_seller 0.06985 0.03157 2.210 0.027 Internet 0.36404 0.03978 9.150 0.000 Rural -0.09012 0.05720 -1.580 0.115 Poor -0.47452 0.04246 -11.180 0.000 Ln_lane 0.06242 0.01156 5.400 0.000 Ln_living_space 0.24435 0.02909 8.400 0.000 Info_credit From commune authorities 0.06031 0.05529 1.090 0.275 From extension agent/meeting -0.02590 0.05581 -0.460 0.643 From neighbours/friends/family 0.12546 0.05413 2.320 0.021 From radio, TV or newspaper -0.07357 0.04712 -1.560 0.119 436
  12. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" From financial associations 0.21741 0.08894 2.440 0.015 From all sources 0.16769 0.05545 3.020 0.003 Intercept 8.09566 0.19508 41.500 0.000 Theo kết quả thu được trên Bảng 3.2, những hộ gia đình tiếp cận thông tin tín dụng từ các tổ chức tài chính chính thống sẽ có thu nhập cao hơn trung bình khoảng 21,74%. Trong khi các hộ gia đình tiếp cận thông tin tín dụng từ hàng xóm/bạn bè/gia đình có thu nhập cao hơn 12,55%. Tiếp cận thông tin tín dụng từ người thân/bạn bè cũng có tác động tích cực tới thu nhập tuy nhiên vẫn kém hơn từ các tổ chức chính thống. Bên cạnh đó khi tổng hợp tất cả các nguồn lại, những hộ có tiếp cận thông tin tín dụng có thu nhập cao hơn những hộ không tiếp cận khoảng 16,77%, cho thấy được vai trò của vốn xã hội (tiếp cận thông tin tín dụng) với các hộ gia đình nông thôn. 3.2.3. Tác động của vốn xã hội lên thu nhập của hộ gia đình nông thôn Việt Nam dưới góc độ địa phương Ở trong phần này, nhóm tác giả xem xét các tỉnh như một biến giả trong mô hình để xem xét sự khác biệt thu nhập ở mỗi địa phương. Điều này có thể chỉ ra được mỗi địa phương cũng tích trữ một nguồn vốn xã hội, người dân trong địa phương này sẽ được hưởng lợi từ nguồn vốn này và gia tăng thu nhập cho mình. Ví dụ, một địa phương có chính sách quản lý tốt, luôn chăm lo cho người dân trong địa phương. Các dự án xây cầu, đường sá... được đề xuất và thực hiện để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng ở đây. Nhờ đó mà người dân địa phương có được điều kiện thuận lợi hơn và làm kinh tế tốt hơn. Biến giả Province chính là nguồn vốn xã hội tại cấp độ cao hơn, khác với các nhân tố vốn xã hội đã đưa ra trong bài viết này. Đây chính là biến tổng hợp các nguồn vốn xã hội khác bên ngoài hộ gia đình mà nghiên cứu hiện tại chưa thể xác định được. Bảng 3.3: Ảnh hưởng của vốn xã hội đối với thu nhập hộ gia đình - Hiệu ứng địa phương Ln_income Coef. Std. Err. T-statistic P>t Inherited_plot -0.01771 0.02696 -0.660 0.511 Age 0.02402 0.00559 4.300 0.000 Age_squared -0.00021 0.00005 -4.150 0.000 Gender 0.12007 0.04331 2.770 0.006 Marital_status 0.19649 0.04860 4.040 0.000 437
  13. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Num_child 0.12221 0.01172 10.430 0.000 Child_squared -0.02996 0.00419 -7.14 0.000 Education 0.10543 0.01322 7.970 0.000 No_Diploma -0.10068 0.03731 -2.700 0.007 Num_group 0.03036 0.01558 1.950 0.051 Trust 0.01935 0.02904 0.670 0.505 Num_help 0.00382 0.00263 1.450 0.146 Cooperate -0.04583 0.03205 -1.430 0.153 Mem_gov 0.17342 0.05011 3.460 0.001 Friend_gov 0.08335 0.03094 2.690 0.007 Info_relationship -0.01345 0.02930 -0.460 0.646 Info_media 0.04998 0.03030 1.650 0.099 Info_gov 0.02076 0.02947 0.700 0.481 Info_seller 0.04534 0.03199 1.420 0.156 Internet 0.34450 0.03952 8.720 0.000 Rural -0.05277 0.06204 -0.850 0.395 Poor -0.43669 0.04352 -10.030 0.000 Ln_lane 0.04208 0.01343 3.130 0.002 Ln_living_space 0.25415 0.02980 8.530 0.000 By Province Dak Nong 0.19727 0.07212 2.740 0.006 Dien Bien -0.38635 0.06497 -5.950 0.000 Ha Tay 0.16593 0.05895 2.810 0.005 Khanh Hoa 0.11151 0.07389 1.510 0.131 Lai Chau 0.04612 0.06569 0.700 0.483 Lam Dong 0.24330 0.07951 3.060 0.002 Lao Cai -0.16472 0.05362 -3.070 0.002 Long An 0.26839 0.06855 3.920 0.000 Nghe An -0.15550 0.06899 -2.250 0.024 Phu Tho -0.09655 0.05877 -1.640 0.100 Quang Nam -0.12832 0.05728 -2.240 0.025 Intercept 8.30179 0.19112 43.440 0.000 Kết quả tại Bảng 3.3 cho thấy, tỉnh Long An, Lâm Đồng và Hà Tây là ba tỉnh có nguồn vốn xã hội cấp địa phương cao nhất, tạo ra giá trị tăng thêm cho thu nhập của 438
  14. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" người dân địa phương ở đây khoảng 26,8% và 24,3% theo thứ tự. Các tỉnh khác như Điện Biên, Lào Cai, Nghệ An và Quảng Nam có nguồn vốn xã hội thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung các tỉnh trong nghiên cứu. Do đó, người dân các tỉnh này cũng có thu nhập thấp hơn so với các tỉnh còn lại, lần lượt thấp hơn 38,6%, 16,5%, 15,6%, 12,8%. Vốn xã hội tại địa phương cũng có ảnh hưởng tích cực tới thu nhập hộ gia đình. 4. Kết luận Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả ước tính về mặt thực nghiệm tác động của vốn xã hội đối với thu nhập của hộ gia đình nông thôn Việt Nam, trọng tâm là mối quan hệ của các hộ gia đình trong cộng đồng - các yếu tố quyết định về vốn xã hội có liên quan đặc biệt đến các quyết định hàng ngày của hộ gia đình có ảnh hưởng đến thu nhập của họ. Dữ liệu cơ bản cho thấy mối tương quan giữa nguồn vốn xã hội và thu nhập của hộ gia đình: các hộ gia đình có nguồn vốn xã hội cao có thu nhập cao hơn. Mô hình về thu nhập của hộ gia đình được nhóm tác giả sử dụng đã thể hiện các đặc điểm của địa phương và hộ gia đình để ước tính đóng góp của vốn xã hội vào thu nhập của hộ gia đình. Mô hình hồi quy coi vốn xã hội cùng với vốn con người và vốn vật chất là đầu vào trong hàm sản xuất của hộ gia đình. Vốn xã hội có ba tác động cơ bản: chia sẻ thông tin giữa các mối quan hệ, giảm thiểu rủi ro và các kết quả bất lợi, cải thiện việc ra quyết định của hộ gia đình. Nhóm tác giả đo lường vốn xã hội theo hai phạm vi phân tích: các yếu tố quyết định bên trong hộ gia đình (về thừa kế, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, bằng cấp, tình trạng hôn nhân, số người con trong gia đình) và các yếu tố bên ngoài của hộ gia đình (như cộng đồng, các mối quan hệ, lòng tin, sự giúp đỡ, hợp tác,...). Trong số này, các hiệu ứng mạnh nhất được tìm thấy là: (i) Sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình: Hộ gia đình có chủ hộ đã kết hôn có thu nhập cao hơn hộ gia đình có chủ hộ đơn thân/ góa vợ (chồng)/ ly hôn/ ly thân khoảng 18,8%; Hộ gia đình đã có con có thu nhập cao hơn hộ gia đình chưa có con khoảng 28,3%. Điều này ngụ ý rằng, mỗi hộ gia đình nên có cha mẹ và con cái sống chung với nhau để có thu nhập cao hơn. (ii) Trình độ học vấn của chủ hộ: Chủ hộ có văn bằng cao hơn bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông có thu nhập cao hơn khoảng 11,3% so với các hộ còn lại. Điều này thể hiện các thành viên trong hộ gia đình nên được tiếp cận với giáo dục đại học để nâng cao mức sống của hộ trong tương lai và cũng là gợi ý các cơ quan có thẩm quyền nên có chính sách khuyến khích giáo dục cho khu vực nông thôn để giúp họ cải thiện cuộc sống. 439
  15. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" (iii) Niềm tin, sự hợp tác và các mối quan hệ: Những hộ gia đình luôn có sự đề phòng mọi người xung quanh thường mất đi cơ hội hợp tác. Đây là nguyên nhân khiến cho hộ gia đình bị cách ly khỏi xã hội và làm giảm cơ hội nâng cao thu nhập. Theo kết quả thể hiện ở Bảng 3.5, tỷ lệ thu nhập giảm khoảng 5,15% đối với những hộ gia đình có sự cảnh giác với những người xung quanh. Những hộ gia đình có thành viên trong gia đình là cán bộ công chức có thu nhập cao hơn 17,46% và có mối quan hệ với cán bộ công chức không phải là thành viên trong hộ gia đình có thu nhập cao hơn 7,17% các hộ gia đình khác. Điều này ngụ ý rằng hộ gia đình nên có sự tương tác với những người xung quanh để thiết lập các mối quan hệ và tăng cơ hội hợp tác nhằm đem lại lợi ích cho họ trong tương lai. (iv) Thông tin thu thập được từ các tổ chức chính trị - xã hội: Trong các tổ chức chính trị - xã hội, lượng thông tin và vốn hiểu biết được chia sẻ giữa các thành viên tham gia là rất lớn, các thông tin có độ chính xác cao hơn và do đó lợi ích mang lại cho các thành viên là lớn hơn. Loại vốn xã hội này giúp các hộ gia đình giảm thiểu rủi ro trở thành nạn nhân của lừa đảo, gian lận trong kinh doanh và cuộc sống. Các cơ quan công quyền còn có thể giúp đỡ hộ gia đình bằng cách định hướng cho họ trong việc phát triển kinh tế gia đình. Vốn xã hội cũng có một số lợi ích lâu dài như giúp hộ gia đình tiếp cận được tới các nguồn tín dụng tốt hơn, giảm bớt khó khăn cho hộ gia đình trong việc phải đi vay để phát triển kinh tế gia đình hoặc giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Tuy nhiên, một số loại vốn xã hội có thể làm giảm thu nhập của hộ gia đình. Ví dụ, đôi khi các hộ gia đình nhận được những thông tin về tiếp cận tín dụng theo những kênh không chính thức, dẫn đến gánh nặng trả nợ và tình hình thu nhập của hộ gia đình xấu đi. Việc nghiên cứu tác động của vốn xã hội đối với thu nhập của hộ gia đình nông thôn Việt Nam đã tìm thấy những bằng chứng thực nghiệm thuyết phục thể hiện vốn xã hội ở địa phương có ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của hộ gia đình. Việc sử dụng dữ liệu cấp hộ gia đình đã định lượng được tác động của vốn xã hội dựa trên các yếu tố bên trong và bên ngoài của hộ gia đình. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến vốn xã hội được đề cập trong bài nghiên cứu, niềm tin là một thành tố quan trọng của vốn xã hội. Trong những trường hợp thiếu các quy tắc, quy định chính thống, niềm tin là một yếu tố quyết định quan trọng đến hành vi của cá nhân. Mỗi hộ gia đình nông thôn chủ yếu tiếp nhận các thông tin bao gồm thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp và chính sách khuyến nông, thông tin về việc tiếp cận các nguồn tín dụng và bảo hiểm, những thay đổi trong chính sách của chính phủ và 440
  16. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" thông tin về thị trường như việc làm, giá cả hàng hóa, giá nông sản,... Đối với hộ gia đình nông thôn, họ tiếp cận các thông tin trên chủ yếu qua họ hàng, bạn bè, hàng xóm, qua phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, đài phát thanh địa phương,... Đối với những thay đổi trong chính sách của chính phủ, ti vi là phương tiện cung cấp thông tin quan trọng nhất, có lẽ bởi những thay đổi chính sách này đều được thông báo trên các kênh truyền hình quốc gia, trong khi các thông tin về sản xuất nông nghiệp hoặc thị trường mang tính địa phương hơn, và do vậy ít được đưa tin trên ti vi hơn. Bảng tin của xã, đài phát thanh của xã, và các phương tiện truyền thông khác cũng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp hầu hết các nội dung thông tin. Với các thông tin về thị trường, thì thị trường địa phương là một nguồn thông tin quan trọng, và với các thông tin về sản xuất nông nghiệp và khuyến nông, các cơ sở khuyến nông sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin này. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với những tiến bộ trong công nghệ, có tiềm năng tiếp tục kết nối các cá nhân trong cộng đồng, khuyến khích họ sử dụng điện thoại thông minh, mạng xã hội,... giúp họ mở rộng các mối quan hệ, nâng cao vốn xã hội, tiếp cận được các thông tin về tín dụng và thị trường địa phương, từ đó nâng cao thu nhập hộ gia đình. Phụ lục Bảng 1: Định nghĩa các biến và số liệu thống kê mô tả Tên biến Mô tả Mean Std. Dev. Biến phụ thuộc Ln_income Logarit tự nhiên của tổng thu nhập hộ gia đình 11.0625 0.9627 Biến độc lập Các nhân tố bên trong hộ gia đình Inherited_plot Nhận đất nông nghiệp từ cha mẹ (1 = có, 0 = không) 0.3410 0.4741 Age Tuổi của chủ hộ (năm) 51.2788 14.1220 Gender Giới tính chủ hộ (1 = nữ, 0 = nam) 0.2009 0.4008 Marital_status Tình trạng hôn nhân (1 = đã kết hôn, 0 = khác) 0.8202 0.3841 Num_child Số con của chủ hộ 2.0959 1.3965 Trình độ học vấn chủ hộ: lớp đã học xong (0 = chưa hết lớp 1, 1 = Education 1, 2 = 5, 3 = 9, 4 = 12 nhưng không có bằng cử nhân, 5 = có bằng 2.1911 1.3377 cử nhân) 441
  17. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" No_Diploma Không có bằng cao hơn tốt nghiệp THPT (1 = có, 0 = không) 0.7651 0.4240 Các nhân tố bên ngoài hộ gia đình Num_group Số nhóm cộng đồng hộ gia đình tham gia 1.6584 1.0355 Có người bạn không thể tin tưởng trong cộng đồng này (1 = có, 0 Trust 0.4348 0.4958 = không) Num_help Số người mà hộ tin rằng có thể nhờ giúp đỡ 4.4789 4.9919 Cooperate Chủ hộ sẵn sàng hợp tác với người khác (1 = có, 0 = không) 0.2078 0.4058 Thành viên hộ gia đình trong chính quyền xã hoặc cao hơn (1 = có, Member_gov 0.0554 0.2287 0 = không) Người quen ngoài hộ gia đình trong chính quyền xã hoặc cao hơn (1 Relationship_gov 0.4046 0.4909 = có, 0 = không) Info_relationship Thông tin từ họ hàng, bạn bè (1 = có, 0 = không) 0.5877 0.4923 Info_media Thông tin từ phương tiện truyền thông (1 = có, 0 = không) 0.3978 0.4895 Info_gov Thông tin từ chính quyền địa phương (1 = có, 0 = không) 0.4515 0.4977 Info_Seller Thông tin từ người bán (1 = có, 0 = không) 0.4613 0.4986 Internet Hộ gia đình sử dụng Internet (1 = có, 0 = không) 0.2464 0.4310 Các biến khác Rural Khu vực hộ gia đình đang sống (1 = thành thị, 0 = nông thôn) 0.9583 0.1999 Poor Được xếp loại hộ nghèo (1 = có, 0 = không) 0.1875 0.3904 Ln_lane Logarit tự nhiên của diện tích đất hộ gia đình được phép canh tác 8.2811 1.4725 Ln_living_space Logarit tự nhiên của diện tích hộ gia đình đang sinh sống trong đó 4.2032 0.5430 442
  18. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Tài liệu tham khảo 1. Carolyn Kousky and Roger M. Cooke (8/2009), Climate Change and Risk Management: Challenges for Insurance, Adaption, and Loss Estimation, AIG Climate Change and the Insurance Industry, Discussion paper. 2. Geneva Association, (7/2009), The Insurance Industry and Climate Change - Contribution to the Global Debate, The Geneva reports: Risk and Insurance Research No2. 3. Pierre Bourdieu, (1986). The Forms of Capital. In J. G. Richardson, Handbook of Theory and Research for the Sociology of Capital (pp. 241-258). Newyork: Greenwood Press. 4. James S. Coleman, (1988). Social Capital in the Creation of Human Capital. American Journal of Sociology, 94 (Supplement), 95-120. 5. James S. Coleman, (1990). Foundations of Social Theory. Cambridge, Mass: Harvard University Press. 6. Francis Fukuyama, (1995). Trust: The Social Values and the Creation of Prosperity. New York: Free Press. 7. Francis Fukuyama, (2001). Social capital, civil society and development. 8. Francis Fukuyama, (2002). Social Capital a weevelopment: The Coming Agenda. SAIS Review, 21. 9. Christiaan Grootaert, (1997). Social Capital: The Missing Link? Washington, D.C: The World Bank. 10. Christiaan Grootaert, (1999). Social Capital, Household Welfare, and Poverty in Indonesia. The World Bank. 11. Thierry Van Bastelaer and Christiaan Grootaert, (2002). Understanding and measuring social capital: A multidisciplinary tool for practitioners. Washington: World Bank. 12. David Halpern, (2005). Social Capital. Polity Press. 13. Lyda Judson Hanifan, (1916). The rural school community center. Annals of the American Academy of Political and Social Science. 14. John F. Helliwell & Robert D. Putnam, (1999). Education and social capital. Eastern Economic Journal, 33, 1-19. 15. Jonathan Isham, Deepa Narayan & Lant Pritchett, (1995). Does Participation Improve Performance? Establishing Causality with Subjective data. World Bank Economic Review, 9(2), 175-200. 443
  19. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" 16. Jane Jacobs, (1961). The dead and life of great American cities. 17. Zvi Lerman & Astghik Mirzakhanian, (2001). Private Agriculture in Armenia. Lanham: Lexington. 18. Dimitrina Mihaylova, (2004). Social Capital in Central and Eastern Europe. A Critical Assessment and Literature Review. Central European University. 19. Deepa Narayan and Lant Pritchett, (1999). Cents and Sociability: Household Income and Social Capital in Rural Tanzania. Economic Development and Cultural Change, 47, 871-897. 20. Eve Parts, (2009). Social capital, its determinants and relations with economic growth: comparison of the Western European and Central and Eastern European contries. 293p. 21. Eve Parts, (2013). The Dynamics and Determinants of Social Capital in the Euroupean Union and Neighbouring Countries. Discussions on Estonian economic policy: Theory and practice of economic policy in the European Union, 117-135. 22. Portes, A. (1998). Social Capital: Its Origins and Applications in Modern Sociology. Annual Review of Sociology, 24, 1-24. 23. Bernard van Praag, Wim Groot & Henriette Maassen van den Brink, (2007). The Compensating Income Variation of Social Capital. Social Indicators Research, 82, 189-207. 24. Robert D. Putnam, (1995). Bowling Alone. The collapse and revival of American community. 2000. 25. Lindon J. Robison, Marcelo E. Siles & Songqing Jin, (2011). Social capital and the distribution of household income in the United States: 1980, 1990, and 2000. The Journal of Socio-Economics, 40, 538-547. 26. Hao Yuan, (2015). Structural Social Capital, Household Income and Life Satisfaction: The Evidence from Beijing, Shanghai and Guangdong-Province, China. Journal of Happiness Studies. 27. Gan, C., Nartea, G. V. and Garay, A.(2007). Credit accesibility of small-scale farmers and fisherfolk in the Philippines. Review of Development and Cooperation. Ngày gửi bài: 12/5/2018 Ngày gửi lại bài: 26/5/2018 Ngày duyệt đăng: 02/06/2018 444
nguon tai.lieu . vn