Xem mẫu

  1. VỐN ĐẦU TƯ MẠO HIỂM CHO STARTUPS VIỆT NAM Trịnh Thị Phan Lan*­­­­ 1 TÓM TẮT: Bài viết cung cấp bức tranh chung về khởi nghiệp tại Việt nam và thực trạng nguồn vốn đầu tư mạo hiểm tại Việt nam. Khởi nghiệp tại Việt nam được đánh giá là khá phát triển trong thời gian qua, tuy nhiên lại thiếu khả năng biến ý tưởng thành hiện thực. Trong bối cảnh đó, mặc dù đã có gần 40 quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam và đã có những hỗ trợ đắc lực cho các startups song thị trường vốn đầu tư mạo hiểm được dánh giá là chưa phát triển đúng tiềm năng. Trên cơ sở đó, bài viết nêu rõ tầm quan trọng của vốn đầu tư mạo hiểm đối với các doanh nghiệp startups, các giai đoạn đầu tư vốn mạo hiểm và so sánh thực trạng vốn đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam và một số nước trong khu vực; từ đó chỉ ra những rào cản hiện nay đối với các startups khi tiếp cận vốn đầu tư mạo hiểm. Từ khóa: Startups, vốn mạo hiểm, quỹ đầu tư mạo hiểm, nguồn vốn cho doanh nghiệp 1. GIỚI THIỆU Các doanh nghiệp startups là những công ty mới thành lập hoặc đang trong giai đoạn nghiên cứu thị trường. Các sartups rất khác biệt so với mô hình kinh doanh truyền thống, bởi vì họ được thiết kế để phát triển thật nhanh hoặc đổ vỡ thật nhanh. Không những có sự khác biệt về tăng trưởng, nguồn vốn đầu tư vào startups cũng có những khác biệt nhất định so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác. Thông thường, các nguồn vốn có thể huy động được của doanh nghiệp khởi nghiệp được chia thành hai nhóm: Nguồn vốn bên trong bao gồm vốn tự có, vốn từ gia đình và bạn bè ; Nguồn vốn bên ngoài bao gồm vốn đầu tư thiên thần, đầu tư mạo hiểm, các khoản vay từ ngân hàng hay những nguồn vốn hỗ trợ khác. Trong các nguồn vốn đó, vốn đầu tư mạo hiểm là một hình thức đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp dựa vào công nghệ cao, công nghệ mới ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều công ty công nghệ danh tiếng của Mỹ như Microsoft, Apple, Yahoo… đều được thành lập và phát triển từ nguồn vốn mạo hiểm. 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Thu thập dữ liệu nghiên cứu Trong nghiên cứu này, các thông tin được thu thập dựa trên nguồn thông tin thứ cấp, bao gồm các bài nghiên cứu từ tạp chí quốc tế và trong nước. Một nguồn thông tin quan trọng được sử dụng là từ trang web chính thức của Cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp từ Văn phòng Đề án 8441. 2 Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. * Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 1
  2. 1082 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Những từ khóa được nhắc đến trong phần tóm tắt là những từ khóa được tìm kiếm và lựa chọn: Nguốn vốn cho doanh nghiệp sartups, startups, vốn mạo hiểm hoặc các từ khóa tiếng Anh tương đương. Các nghiên cứu được tìm kiếm thông qua hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Việt, đồng thời được công bố từ những năm 2000 trở lại đây. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung trả lời hai câu hỏi sau đây: • Tại sao vốn đầu tư mạo hiểm lại quan trọng đối với startups ? • Lĩnh vực đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam phát triển như thế nào so với các nước khác trong khu vực? 3. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA STARTUPS Theo Maurya (2012), các doanh nghiệp startups trải qua 3 giai đoạn phát triển. Giai đoạn 1 được cho là giai đoạn tìm kiếm nhu cầu/vấn đề của thị trường (Problem/Solution Fit), tức là tìm hiểu xem liệu thị trường có một nhu cầu nào đó cần giải quyết. Trong trường hợp này, ý tưởng không phải nhân tố quan trọng nhất, điều quan trọng là giải pháp cho vấn đề đó và liệu startups có thể sản xuất hay cung cấp một sản phẩm/dịch vụ gì đó mà khách hàng/người sử dụng sẵn sàng trả tiền hay không? Giai đoạn 2 sẽ trả lời cho câu hỏi liệu sản phẩm/dịch vụ có thực sự là cái mà khách hàng /người tiêu dùng cần? Đây được gọi là giai đoạn kiểm nghiệm hay tìm kiếm thị trường (Product/Market Fit). Nếu như giai đoạn 1 là giai đoạn kiểm tra xem liệu vấn đề được dự đoán có thực sự tồn tại không, xác định mục đích của việc giải quyết vấn đề đó và đưa ra sản phẩm thử thì giai đoạn 2 sẽ tìm kiếm nhóm khách hàng/ thị trường phù hợp. Giai đoạn 3 là giai đoạn phát triển thị trường, dẫn đến tăng số lượng nhân viên, doanh thu, lợi nhuận và thị phần. Theo Berger và Udeli (1998) trích lại bởi TS. Nguyễn Thị Ngọc Đức (2018), qúa trình tăng trưởng tài chính của doanh nghiệp khởi nghiệp gồm 4 giai đoạn (Hình 1). Trong giai đoạn đầu, vốn được huy động thường là vốn tự có, từ người thân bạn bè. Một nguồn vốn quan trọng trong giai đoạn này là vốn đầu tư thiên thần. Trong giai đoạn tiếp theo, khi đã có doanh thu và định hình trên thị trường, nguồn vốn huy động thường từ tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại và quan trọng nhất là từ nguồn vốn mạo hiểm. Trong giai đoạn tiếp theo, khi doanh nghiệp đã lớn mạnh, nguồn vốn cổ phần sẽ dần thay thế và các nhà đầu tư mạo hiểm sẽ dần thoái vốn. Hình 1: Chu kỳ tăng trưởng tài chính của doanh nghiệp khởi nghiệp Nguồn: Nguyễn Thị Ngọc Đức (2018)
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1083 4. VỐN ĐẦU TƯ MẠO HIỂM CHO DOANH NGHIỆP STARUPS 4.1.Khái niệm vốn đầu tư mạo hiểm (Venture capital – viết tắt VC). Vốn đầu tư mạo hiểm là một loại vốn được đầu tư vào các các doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang phát triển. Đây là nguồn vốn đến từ các công ty đầu tư mạo hiểm ưa thích đầu tư vào những danh mục có rủi ro cao- thường là các doanh nghiệp mới thành lập, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán. Vốn đầu tư mạo hiểm khác với vốn đầu tư thiên thần, bởi vì vốn đầu tư thiên thần thường đến từ giai đoạn đầu startups khởi sự doanh nghiệp và do các nhà đầu tư cá nhân thực hiện (Bảng 1). Khác với đầu tư tài chính thông thường, đối tượng được đầu tư mạo hiểm phần lớn là công ty công nghệ cao, công nghệ tiên tiến có quy mô vừa và nhỏ đang trong giai đoạn khởi nghiệp.Vì đầu tư vào công nghệ cao, công nghệ tiên tiến nên độ rủi ro cao, nhưng ngược lại nếu thành công, thì lợi nhuận rất lớn. Một trong những đặc điểm của đầu tư mạo hiểm là nhà cung cấp vốn đầu tư mạo hiểm không trực tiếp cung cấp vốn cho doanh nghiệp mà thông qua một tổ chức chuyên nghiệp để thực hiện và quản lý vốn đầu tư, vì việc này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao. Công ty đầu tư mạo hiểm đầu tiên ở Mỹ do Hiệu trưởng Trường Đại học MIT thành lập năm 1946. Bảng 1. Phân biệt vốn đầu tư mạo hiểm và vốn đầu tư thiên thần Tiêu chí Vốn đầu tư mạo hiểm Vốn đầu tư thiên thần Khái niệm Là khoản đầu tư được đầu tư vào các công ty chưa Là nguồn vốn mà nhà đâu đầu tư vào những có lợi nhuận bởi các công ty đầu tư mạo hiểm doanh nghiệp chưa có doanh thu thông qua nguồn tiền huy động từ các cá nhân và tổ chức. Mức độ Đây là khoản đầu tư được cho là ít rủi ro hơn so Vô cùng rủi ro vì hoạt động kinh doanh rủi ro với đầu tư thiên thần bởi vì dù lợi nhuận chưa có thậm chí chưa có doanh thu nhưng ít ra công ty được đầu tư đã có doanh thu Quy mô Quy mô vốn cao thể dễ dàng huy động từ vài trăm Nguồn vốn khá hạn chế vì đến từ cá nhân đầu tư cho đến vài tỷ đồng riêng lẻ Thường thông qua hình thức cổ phần hoặc Loại hình Thường dưới dạng cổ phần hoặc nợ có thể chuyển hợp đồng đơn giản nhằm cung cấp quyền đầu tư đổi mua cổ phần trong tương lai cho nhà đầu tư thiên thần . Thời gian ra quyết Mất nhiều thời gian hơn vì họ cần xem xét các Thường mất ít thời gian hơn để ra một quyết định đầu tư bên liên quan với những lợi ích khác nhau định đầu tư vì chỉ gắn với cá nhân riêng lẻ Lợi nhuận tiềm Mặc dù vẫn mang lại lợi nhuận cao nhưng tỷ suất Hứa hẹn lợi nhuận lớn, đôi khi gấp 100 lần năng lợi nhuận được đánh giá là thấp hơn so với giai so với khaonr đầu tư đoạn đâu tư thiên thần. Nguồn: WallstreetMojo 4.2. Tầm quan trọng của vốn đầu tư mạo hiểm với startups: Nguồn vốn mạo hiểm rất quan trọng với startups dựa trên 05 yếu tố sau đây: • Nguồn tài chính quan trọng: Vốn đầu tư mạo hiểm cung cấp nguồn vốn lớn cho startups để mở rộng kinh doanh. Bởi vì họ không thể thông qua các khoản vay ngân hàng hoặc các phương pháp khác do thiếu thông tin tài chính minh bạch. • Khả năng chuyên môn hóa về quản lý: Trước khi cung ứng vốn vào một dự án của doanh nghiệp, một nhà đầu tư mạo hiểm đã dành nhiều thời gian và năng lực nghiên cứu khả năng thành công của dự án. Các nhà đầu tư mạo hiểm tham gia lập kế hoạch chiến lược, phân tích thị trường, đánh giá rủi/ro lợi nhuận và tăng cường bổ sung vào công tác quản lý.
  4. 1084 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA • Kế hoạch kinh doanh: Quá trình trình tham gia vốn mạo hiểm cũng đảm bảo rằng chủ doanh nghiệp có suy nghĩ đúng đắn và kế hoạch của họ được xây dựng cụ thể với kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị đầy đủ rõ ràng. • Dịch vụ giá trị gia tăng: Nhà đầu tư mạo hiểm cung cấp tư vấn nhân sự, là chuyên gia trong việc tuyển dụng nhân viên tốt nhất cho startups. • Không có nghĩa vụ trả nợ: Nếu như các khoản vay ngân hàng yêu cầu startups nghĩa vụ hoàn trả nợ thì các nhà đầu tư mạo hiểm gánh rủi ro trên vai của họ bởi vì họ tin vào sự thành công trong tương lai của startups. 4.3. Quy trình tài trợ vốn mạo hiểm: Quy trình tài trợ vốn mạo hiểm trải qua 6 giai đoạn khác nhau: (i)Giai đoạn ươm mầm: Trong giai đoạn này, một số vốn nhỏ được cung cấp cho một doanh nghiệp để tiếp thị một ý tưởng tốt hơn có triển vọng trong tương lai. Nhà đầu tư xem xét kế hoạch kinh doanh trước khi thực hiện bất kỳ khoản đầu tư nào và nếu không hài lòng với ý tưởng hoặc không thấy tiềm năng trong ý tưởng/sản phẩm thì nhà đầu tư có thể từ chối đầu tư. Trong trường hợp một phần của ý tưởng có giá trị, thì nhà đầu tư có thể dành thời gian và tiền bạc cho phần ý tưởng đó. Ở giai đoạn này, rủi ro là rất cao vì có nhiều yếu tố không chắc chắn. (ii)Giai đoạn khởi động Nếu ý tưởng / sản phẩm phù hợp để xem xét thêm, thì các nhà đầu tư chuyển sang giai đoạn thứ hai, còn được gọi là giai đoạn Khởi động. Ở giai đoạn này, để được nhận vốn đầu tư mạo hiểm, startups phải đệ trình một kế hoạch kinh doanh bao gồm: • Tóm tắt kế hoạch kinh doanh, • Xem xét kịch bản cạnh tranh hiện tại, • Dự báo tài chính, • Chi tiết về công tác quản lý của công ty, • Mô tả về quy mô và tiềm năng của thị trường. Tất cả các phân tích trên cần được đệ trình để quyết định có hay không vốn đầu tư mạo hiểm cho việc thực hiện dự án. Nguồn vốn này được cung cấp để phát triển sản phẩm và bắt đầu các chiến lược thị trường ban đầu. (iii) Giai đoạn thứ hai Ở giai đoạn này, ý tưởng biến thành sản phẩm cụ thể và được bán trên thị trường. Việc quản lý được giám sát bởi các công ty đầu tư mạo hiểm để biết khả năng của startups trong việc phát triển sản phẩm và phản ứng với các đối thủ cạnh tranh. Đến giai đoạn này thì yếu tố nguy cơ giảm và startups tập trung vào việc quảng bá và bán sản phẩm. (iv).Giai đoạn thứ ba Giai đoạn này được gọi là tài chính giai đoạn sau. Vốn được cung cấp cho một doanh nghiệp có thiết lập hoạt động marketing cơ bản, điển hình cho việc mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm, v.v. Ở giai đoạn sau, startups cố gắng nhân thị phần bằng cách tăng doanh thu của sản phẩm và quảng bá tiếp thị tốt hơn.Công ty đầu tư mạo hiểm theo dõi các mục tiêu của các giai đoạn trước đó, tức là giai đoạn thứ hai và cũng của giai đoạn hiện tại để đánh giá xem liệu startups có giảm chi phí dự kiến hay không. Các nhà đầu tư mạo hiểm thích giai đoạn này hơn bất kỳ giai đoạn nào khác vì tỷ lệ thất bại trong giai đoạn sau là thấp. Hơn nữa, statrups ở giai đoạn này có một hồ sơ theo dõi việc quản lý dữ liệu trong quá khứ và thiết lập các thủ tục cho dữ liệu tài chính. Rủi ro ở giai đoạn này vẫn đang giảm do dựa vào thu nhập từ việc bán sản phẩm hiện tại.
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1085 (iv).Giai đoạn IPO Đây là giai đoạn bắc cầu, là vòng tài chính cuối cùng trước khi rút vốn. Các công ty đầu tư mạo hiểm đã đạt được một lượng cổ phần nhất định mang lại cơ hội mới cho họ. Tại giai đoạn này, startups định vị sản phẩm, thậm chí nghĩ tới việc thu hút thị trường mới. 5. VỐN ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM 5.1. Tình hình khởi nghiệp tại Việt Nam Startup trở thành làn sóng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong những năm qua. Theo số liệu thống kê không chính thức, hiện nay, Việt Nam có khoảng 15.000 startup đang hoạt động tập trung chủ yếu ở hai trung tâm lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Theo nghiên cứu của VCCI đối với hơn 60 nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam thuộc nhóm 20 nền kinh tế có tinh thần khởi nghiệp dẫn đầu.1 Một báo cáo từ Tập đoàn Amway cho thấy, Việt Nam xếp vị trí thứ nhất về tinh thần khởi nghiệp và đứng thứ hai về thái độ tích cực đối với khởi nghiệp, trong số 45 nước tham gia khảo sát. Hình 2: Khởi nghiệp tại Việt nam Nguồn: Tổng hợp số liệu của GEM, 2017 Hình 2 cho thấy, tỷ lệ có ý định khởi sự kinh doanh tại Việt Nam trong những người trưởng thành, tỷ lệ hoạt động kinh doanh ở giai đoạn khởi sự và tỷ lệ sáng tạo của startups Việt Nam mặc dù ở mức kém hơn so với các nước cùng trình độ phát triển nhưng đều có xu hướng tăng lên rõ rệt từ năm 2015 tới năm 2017. Năm 2017, tỷ lệ người có ý định khởi sự kinh doanh ở Việt Nam là 25%, tỷ lệ khởi sự kinh doanh tại giai đoạn đầu của Việt Nam là 23,7% và mức độ sáng tạo của các doanh nghiệp khởi nghiệp là 21%. Hình 2: Số thương vụ khởi nghiệp của các startups Nguồn: Tổng hợp từ Topica Founder Institution 1 Theo ông Vũ Tiến Lộc
  6. 1086 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Năm 2016 được đánh giá là năm của các startups trong lĩnh vực công nghệ tài chính. Lĩnh vực này nhận được nhiều khoản đầu tư nhất với 129,1 triệu USD, chiếm 63,8% tổng số tiền đầu tư. Cũng trong năm 2016, lĩnh vực thương mại điện tử đứng thứ hai với chỉ 34,7 triệu USD, bằng 26,87% so với lĩnh vực công nghệ tài chính và vươn lên dẫn đầu với 83 triệu USD, chiếm 33% số vốn đầu tư trong năm 2017. Trong khi đó, lĩnh vực công nghệ tài chính chỉ nhận được 57 triệu USD tiền đầu tư, bằng 50% so với năm 2016, tụt xuống xếp hạng thứ hai (Nguyễn Thu Hà, 2018) Nhìn ở khía cạnh khác, khởi nghiệp sáng tạo vẫn còn nhiều điểm yếu. Mặc dù được đánh giá cao về tinh thần khởi nghiệp nhưng Việt Nam lại nằm ở top 20 nền kinh tế nửa sau về khả năng hiện thực hoá ý tưởng khởi nghiệp và đưa ra mô hình kinh doanh đúng vào thực tế. Báo cáo của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra, trong số 5.443 doanh nghiệp giải thể (6 tháng đầu năm) có đến 5.020 doanh nghiệp quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng (chiếm 92,2%) và về loại hình thì công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 69,6%, doanh nghiệp tư nhân là 17,4% và công ty cổ phần chiếm 13%. Ngoài ra, các công ty trách nhiệm hữu hạn cũng chiếm tới 73% trong tổng số 37.907 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, kể từ đầu năm. Theo thống kê từ TechinAsia, Crunchbase, trong 7 doanh nghiệp startups được đánh giá tốt nhất trong khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam chỉ đóng góp một, còn lại là các doanh nghiệp còn lại đến từ Singapore, Indonesia và Malaysia. Như vậy, mặc dù Việt Nam có một lợi thế về sự sẵn có của lực lượng lao động, kỹ thuật công nghệ và thị trường, tiềm năng tăng trưởng (Eddie, 2016; Do, 2016, trích lại bởi Đào Nhật Minh,2016) thì chất lượng của các dự án khởi nghiệp chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư. 5.2. Các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt nam 5.2.1. Quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế: Hiện nay, Việt nam có khoảng 40 quỹ đầu tư mạo hiểm. Các quỹ này hầu hết là các quỹ quốc tế và có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Bảng 2 dưới đây là thông tin của 4 quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất hiện nay: Bảng 2: Bốn quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất Việt nam Tên Thông tin chung 1. Dragon Capital  Quỹ đầu tư của Anh, hiện đang là quỹ lớn nhất t tại Việt Nam với tổng tài sản lên (1994) tới 1,3 tỷ USD với 7 quỹ thành viên. http://www.dragoncapital.com/  2. Mekong Capital Quỹ đầu tư chủ yếu vào các công ty tư nhân và công ty ở giai đoạn đầu quá trình cố phần hóa, trong hoạt động xuất khẩu. Quỹ có 3 quỹ thành viên là: Mekong Enterprise Fund (2001), Mekong Enterprise Fund II - vốn 50 triệu USD (2006) và Azalea Fund (VAF) - vốn 100 triệu USD (2007) http://www.mekongcapital.com/  3. IDG Venture Tập đoàn IDG Venture - Mỹ, đầu tư vào Việt Nam từ năm 2004. IDG dự tính đầu tư mạo hiểm 80-100 triệu USD vào Việt Nam giai đoạn 2003-2010 trong lĩnh vực xuất bản ấn phẩm chuyên ngành, tổ chức các triển lãm hội nghị trong lĩnh vực công nghệ thông tin http://www.idgventures.com/ hoặc http://www.idgvv.com.vn/ 4. Vina Capital Vina Capital hiện có 4 quỹ đầu tư tại Việt Nam: Quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng (2007) , Vietnam Opportunity Fund (VOF), VinaLand (2006) và DFJ Vina Capital L.P (2006) - với tổng vốn trên 1 tỷ USD. Vina Capital chủ yếu đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, công nghệ thông tin, viễn thông. http://vinacapital.marofin.com/contact.html Nguồn : Tổng hợp của tác giả
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1087 5.2.2. Quỹ đầu tư mạo hiểm trong nước: Trong thời gian hai năm trở lại đây, đã bắt dầu hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm trong nước bao gồm: Đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô hình mẫu Thung lũng Silicon tại Việt Nam 1có một nguồn tài chính cho startup theo hình thức quỹ đầu tư Accelerator (vốn mồi) và sau đó các startup sẽ được hỗ trợ kết nối với các quỹ đầu tư khác để lớn mạnh. Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp và Sáng tạo TP.HCM (HSIF) do UBND TP.HCM thành lập với số vốn ban đầu là 30 tỷ đồng và sẽ nâng lên mức 100 tỷ đồng trong thời gian tới. Nguồn vốn của quỹ HSIF là sự chung tay của Ngân hàng Phương Đông (OCB), HDBank và Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP. Hồ Chí Minh (HFIC). Quỹ FPT Ventures của Tập đoàn FPT, chuyên về đầu tư mạo hiểm mới thành lập vào đầu năm 2018. FPT Ventures có tổng số vốn đầu tư 3 triệu USD và chuyên đầu tư cho các startup ở lĩnh vực công nghệ. Các startup sẽ được FPT Ventures cung cấp nguồn vốn đầu tư ban đầu, hỗ trợ nơi làm việc, ban cố vấn, kinh nghiệm mở rộng thị trường, tập khách hàng, hạ tầng kỹ thuật, năng lực marketing và truyền thông cũng như mối quan hệ với các quỹ đầu tư trên thế giới để triển khai sản phẩm trong nước và từng bước mở rộng ra khu vực. Ở mảng khởi nghiệp nông nghiệp cũng đã có một quỹ đầu tư thiên thần do Câu lạc bộ doanh nghiệp dẫn đầu . Mục đích của quỹ là đầu tư vốn cho startup và dùng kinh nghiệm, khả năng quản trị của các tổng giám đốc, ông chủ các doanh nghiệp Việt đã thành công, chuyên gia kinh tế tại câu lạc bộ doanh nghiệp để hỗ trợ định hướng cho startup. Một số quỹ đầu tư mạo hiểm của Việt nam cũng đã được thành lập trong 2 năm vừa qua như SeedCom, CMC Innovation Fund, VPBank Startup VIISA, ESP, VSV, 500 Startups Vietnam… 5.2.3. Một số quỹ đầu tư đặc biệt: + Quỹ đầu tư mạo hiểm cho startups giai đoạn đầu: Quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên của Việt Nam dành riêng cho startup trong giai đoạn ban đầu được ghi nhận là quỹ đầu tư mạo hiểm được được hình thành do sự hợp tác giữa Lotte Accelerator và Vietnam Silicon Valley Accelerator. + Quỹ đầu tư mạo hiểm cho startups là nữ: Quỹ đầu tư mạo hiểm Investing in Women Fund do Patamar Capital hợp tác với Women Initiative (chương trình Sáng kiến đầu tư vào phụ nữ) của Chính phủ Úc với hy vọng tăng cơ hội tiếp cận và nắm bắt tài nguyên kinh tế cho phụ nữ ở ba nước Việt Nam, Indonesia, và Philippines. Đây cũng là một trong những quỹ đầu tư đầu tiên trong khu vực có hoạch định rõ ràng về mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới. + Quỹ mạo hiểm dành cho sinh viên: Quỹ mạo hiểm ra đời với sự phối hợp của Kairos ASEAN - cộng đồng kết nối doanh nhân trẻ trong khu vực và Viện Sáng tạo - Doanh nhân (Đại học Quản lý Singapore) nhằm hỗ trợ sinh viên trong khu vực Đông Nam Á khởi nghiệp. 5.3. Sự phát triển nguồn vốn mạo hiểm cho startups tại Việt nam Từ năm 2012 đến nay, lượng vốn đầu tư mạo hiểm vào khởi nghiệp Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực, sau Singapore, Indonesia và Malaysia 1 Là đề án nhằm kích thích sự tăng trưởng của các startup Việt thông qua các chương trình huấn luyện và phát triển  doanh nghiệp đã được kiểm chứng, kết hợp với một mạng lưới các chuyên gia trên toàn cầu.
  8. 1088 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Bảng 3: Các thương vụ gọi vốn mạo hiểm thành công trong năm qua tại VN Tên startups Năm gọi vốn Tổng vốn huy động Ví điện tử Momo 2016 28 triệu đô-la Mỹ Nền tảng kết nối ẩm thực trực tuyến Foody 2017 64 triệu đô-la Mỹ Tiền mã hóa Kyber Network 2017 52 triệu đô-la Mỹ Trang thương mại điện tử Tiki.vn 2017 44 triệu đô-la Mỹ Đại lý du lịch trực tuyến Vntrip 2017 10 triệu đô-la Mỹ Hệ thống Anh ngữ thông minh YOLA 2017 4,9 triệu đô-la Mỹ  Nguồn: Tổng hợp của tác giả Năm 2017, Việt Nam tiếp nhận 92 thương vụ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo với tổng số vốn hơn 291 triệu USD tăng gần gấp đôi về mặt số lượng thương vụ và gần 50% về mặt tổng số vốn đầu tư so với năm 2016. Biểu đồ 1. Số lượng và tổng giá trị thương vụ khởi nghiệp đầu tư bằng vốn mạo hiểm và vốn thiên thần tại Việt Nam Nguồn: Topica Founder Institute, 2018 Mặc dù có sự tăng trưởng tương đối mạnh mẽ, nhưng nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp startups tại Việt Nam vẫn tương đối khiêm tốn so với khu vực và trên thế giới. Theo Techin Asia, năm 2017, khu vực Đông Nam Á đã thu hút 7,86 tỷ USD đầu tư vào khởi nghiệp, như vậy số vốn đầu tư Việt Nam thu hút được chiếm tỷ phần rất nhỏ, chưa đến 5%.    Biểu đồ 2: Số thương vụ thỏa thuận Vốn mạo hiểm tại Đông Nam Á ( 31/7/2017) Nguồn: Theo CBinsigns
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1089 Theo biểu đồ 2, Singapore là nước kêu gọi được nhiều vốn mạo hiểm nhất. Vị trí thứ 2 là Indonesia nhưng giá trị vốn huy động chỉ bằng một nửa so với Singapore. Tiếp theo là Malaysia, Việt Nam và Thái Lan. Phần lớn sự tăng trưởng này bắt nguồn từ các xu hướng kinh tế vĩ mô như sự mở rộng các nền kinh tế số và tầng lớp trung lưu. Số vốn đầu tư mạo hiểm đầu tư vào Singapore đứng đầu Đông Nam Á khu vực. Trong thời gian qua, hơn 30% vốn mạo hiểm đầu tư vào Đông Nam Á được nhắm mục tiêu vào Singapore (Preqin, 2016). Không chỉ dừng lại là trung tâm của ASEAN, đất nước này có tham vọng trở thành trung tâm khởi nghiệp của châu Á (Purnell, 2014). Các lợi thế của Singapore là cơ sở hạ tầng tốt, pháp luật chặt chẽ và dễ dàng tiếp cận thị trường. Xem xét tính hấp hẫn của thu hút vốn đầu tư mạo hiểm của một quốc gia (xếp hạng do IESE thực hiện), Singapore cũng có điểm số cao nhất cho môi trường đầu tư trong khu vực. Tiếp theo là Malaysia và Thái Lan.Việt Nam có số điểm thấp nhất trong số sáu nước ASEAN niêm yết. Các chỉ số được đưa vào tính toán bao gồm tổng tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng, kích thước của thị trường chứng khoán, khối lượng giao dịch, IPO và hoạt động phát hành công khai và các hoạt động khác của thị trường tài chính. Bảng 5. Tính hấp hẫn trong thu hút vốn đầu tư mạo hiểm của một quốc gia Quốc gia Singapore Indonesia Malaysia Thailand Philipines Vietnam Mức độ hấp dẫn 99.3 64,9 85,6 71,5 63,4 59,5 Nguồn: Groh et al., 2016 5.4. Rào cản tiếp cận vốn mạo hiểm của startups Việt nam: 5.4.1.Các rào cản từ phía môi trường vĩ mô: Một là: Thiếu một khung pháp lý đầy đủ: Mặc dù hoạt động khởi nghiệp rất phát triển nhưng Việt Nam vẫn chưa có một hệ sinh thái khởi nghiệp đúng nghĩa. Điều này là do thiếu một khung pháp lý đầy đủ, bởi vì khung pháp lý hiện tại không hề đề cập tới các quỹ đầu tư mạo hiểm và các thủ tục phức tạp mà các nhà đầu tư và các công ty khởi nghiệp phải trải qua. Hiện nay cũng không có văn bản pháp luật chính thức quy định cụ thể việc thành lập và hoạt động của các quỹ đó. Các quy định về việc thành lập quỹ hiện đang tồn tại trong Luật về chứng khoán với điều kiện thành lập quỹ quá cao đối với các nhà đầu tư nhỏ hơn. Ví dụ, một quỹ đại chúng cần có ít nhất 100 nhà đầu tư và tổng số chứng chỉ quỹ đã bán cần đạt ít nhất 50 tỷ đồng (khoảng 2 triệu USD). Hơn nữa, các luật và quy định cũng chậm được cập nhật và dễ bị thay đổi để các nhà đầu tư nước ngoài không tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam (Tuyết Nhung, 2016). Trong khi chính sách mới về đầu tư đã được đưa ra kể từ 1/7/2015, trong đó phấn đấu để tạo ra một môi trường thuận lợi hơn và cung cấp thêm biên độ cho các nhà đầu tư nước ngoài, tình hình chỉ cải thiện nhẹ. Nhiều quỹ đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam thậm chí yêu cầu các công ty khởi nghiệp phải đăng ký tại Singapore, để quá trình tài trợ sẽ dễ dàng hơn (Hải Đăng, 2016). Ngoài ra, cũng chưa có quy định nào bảo vệ nhà đầu tư mạo hiểm. Hai là: Trạng thái non trẻ và kém hiệu quả của thị trường vốn cũng là một trở ngại lớn. Lĩnh vực tài chính của Việt Nam chủ yếu dựa trên các ngân hàng chứ không phải thị trường vốn (Klingler-Vidra, 2014). Do tính chất trung tâm ngân hàng của nền kinh tế, các khoản vay ngân hàng là nguồn chính cho các công
  10. 1090 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA ty gây quỹ. Một thị trường vốn chưa phát triển khiến cho các công ty đầu tư mạo hiểm gặp khó khăn không chỉ để quyên tiền cho việc thành lập của một quỹ mà còn để tìm các giải pháp thay thế cho các khoản đầu tư của họ. Không thể phát triển thị trường chứng khoán và trái phiếu, Việt Nam sẽ đấu tranh để xây dựng một hệ sinh thái khởi động mạnh mẽ, đòi hỏi phải dễ dàng tiếp cận nguồn vốn và các tuyến đường có lợi nhuận cho các nhà đầu tư (Nguyen, 2016). 5.4.2.Các rào cản từ chính bản thân các startups: Một là: Người sáng lập thiếu kinh nghiệm: Có một thực tế ở Việt nam là các nhà sáng lập biết về lập trình thì không có khả năng bán hàng, không biết về marketing và ngược lại, những người biết làm marketing lại chẳng biết gì về lập trình1.Trong khi đó, ở những quốc gia mà startup phát triển mạnh mẽ, như Mỹ chẳng hạn, những người khởi nghiệp đa phần đều có kinh nghiệm làm việc tại các công ty lớn. Môi trường ở các công ty này giúp họ hiểu một công ty vận hành như thế nào. Sau quá trình trải nghiệm thực tế tại công ty đó, những nhà sáng lập cũng đã có khá nhiều kỹ năng. Trái lại ở Việt Nam, cơ hội va chạm nhìn thực tế sản phẩm, triển khai sản phẩm không có nhiều. Vì vậy không lạ nếu các nhà sáng lậpViệt Nam không lường trước được hết khó khăn phải trải qua hay công việc phải làm. Hai là: Thiếu sự minh bạch tài chính Các startups cũng thường thiếu minh bạch bởi vì họ luôn cố giấu hoặc cung cấp thông tin không đúng về các hoạt động kinh doanh của họ. Bên cạnh sự thiếu thông tin và kỹ năng báo cáo nghèo nàn, không ít công ty còn giữ đến hai, thậm chí là ba bộ hồ sơ kế toán và không mấy doanh nghiệp làm việc với bên kiểm toán viên độc lập hay tuân thủ những chuẩn mực kế toán. Trong việc báo cáo tài chính, khi được hỏi làm thế nào để họ tạo một bộ hồ sơ (thuyết trình, kế hoạch kinh doanh và dự phóng tài chính) có sức thu hút với nhà đầu tư, đa phần các chủ sở hữu doanh nghiệp nói rằng họ không biết làm thế nào. Chỉ 4/12 công ty được phỏng vấn hiểu rõ về tài chính và có kiến thức đầy đủ về quy trình gọi vốn (TS. Hồ Điệp và cộng sự, 2017) c) Rào cản sự tương đồng/đồng cảm Đa số các startups ưu tiên tìm đến nguồn tài chính từ ngân hàng, nhà đầu tư thiên thần, gia đình và bạn bè hơn. Ngoài ra, những yêu cầu và thủ tục giao dịch phức tạp cũng góp phần hình thành nên thái độ tiêu cực về việc tận dụng nguồn vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm. Mặt khác, thông tin từ các quỹ cho rằng đa số doanh nghiệp tìm đến họ không đủ tiêu chuẩn và vô tình, nhìn chung các quỹ cũng có thái độ tiêu cực về các doanh nghiệp này (TS. Hồ Điệp và cộng sự, 2017) Sự thiếu minh bạch về thông tin góp phần gây nên sự thiếu tin tưởng. Cũng như một quỹ đầu tư đã lưu ý rằng - nếu một doanh nghiệp có thể gian lận được các cơ quan thuế, họ cũng có thể gian lận với nhà đầu tư. Khẳng định việc hợp tác nên được dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, nhưng các chủ doanh nghiệp nghĩ rằng các quỹ đầu tư luôn muốn tận dụng những điều khoản phức tạp đặt lên các hợp đồng để bảo về việc đầu tư của họ, đòi hỏi một vị trí trong ban lãnh đạo, hay yêu cầu các báo cáo thẩm định độc lập từng quý. Trong khi đó, các startups thì lo lắng rằng các quỹ đầu tư VC&PE có thể dành quyền kiểm soát công ty của họ. Ngược lại, các quỹ lại cho rằng, suy nghĩ này là một sự suy nghĩ lệch lạc, bởi tạo ra giá trị tối đa cho doanh nghiệp mới là mục tiêu chính và việc giành kiểm soát không phải là nhân tố quan trọng trong quyết định đầu tư của họ. d) Thiếu những ý tưởng thực sự sáng tạo: Những nhà sáng lập thường không cởi mở và ít chia sẻ ý tưởng của mình. Trong các buổi thảo luận, 1 Theo ông Đinh Anh Huân, nhà sáng lập của Công ty Seedcom- một công ty khá nhiều vào các startup tại Việt Nam
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1091 mọi người thường không dám thách thức quan điểm của nhau. Tôn trọng bản quyền trí tuệ cũng là một thách thức đối với startups tại Việt Nam. Như phần lớn các nước Châu Á, việc sao chép ý tưởng ở Việt Nam được coi là bình thường; do đó, sẽ mãi không thỏa mãn các điều kiện tiên quyết trong đầu tư vềmặt khác biệt và có cải tiến vượt bậc . 6. KẾT LUẬN Năm 2016, Việt nam đã lấy là “ năm khởi nghiệp”. Mặc dù hoạt động khởi nghiệp có rất nhiều điểm sáng, nhưng các startups vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc tiếp cận nguồn vốn. Tại Việt nam, đã xuất hiện khá nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm cung cấp nguồn vốn cho các startups. Mặc dù vậy, vẫn rất cần những thay đổi ở tầm vĩ mô về khung pháp lý hay các hỗ trợ cần thiết cho phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia. Từ bản thân các doanh nghiệp, cần một tư duy đổi mới sáng tạo về mặt ý tưởng, và nâng cao kiến thức về khởi nghiệp nói chung về tiếp cận vốn mạo hiểm nói riêng. Bởi vì, lợi thế của vốn mạo hiểm không chỉ ở việc cung cấp nguồn vốn, mà còn là vè quản lý, xây dựng kế hoạch kinh doanh và tiếp cận thị trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Tài liệu tiếng Anh: Tamoor Tariq (2013), Startup Financing. Available: https://essay.utwente.nl/63483/1/final_thesis1_t_tariq.pdf Marina Klačmer Čalopa at al (2014), Analysis of financing sources for startups companies. Available: https://moj.efst. hr/management/Vol19No2-2014/3-KlacmerCalopa_et_al.pdf Preqin (2016), Global Private Equity & Venture Capital. Available:https://www.preqin.com/item/2016-preqin- global-private-equity-and-venture-capital-report/1/13358 Monika Burżacka (2016), The importance of venture capital financing of startups companies , Forum Scientiae Oeconomia Volume 4 (2016) No. 3 Per-Olof Bjuggren at al (2014), Startups, Financing and Geography– Findings from a survey, Ratio Working Paper No. 255 Robyn Klingler-Vidra (2014), Building a Venture Capital Market in Vietnam: Diffusion of a Neoliberal Market Strategy to a Socialist State, Asian Studies Review · October 2014 Đao Nhat Minh (2016), Venture Capital to finance startups, Lahti University of Applied Sciences Tài liệu tiếng Việt TS Hồ Điệp và cộng sự (2017), Nhận thức về khoảng cách giữa nhà đầu tư mạo hiểm và doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin (IT) tại Việt Nam, Tạp chí Công thương, số 06 tháng 05/2017 Th.S Nguyễn Quang Long (2017), Quỹ đầu tư mạo hiểm, kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam, Đề tài nghiên cứu thuộc Ủy ban chứng khoán nhà nước. TS. Tạ Doãn Trịnh và cộng sự (2014), Vốn đầu tư mạo hiểm từ góc nhìn của lý thuyết đại diện, JSTPM Tập 4, Số 4, 2014 TS. Đặng Thị Việt Đức và cộng sự (2018), Nguồn tài chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính số 1/4/2018 Th.S Hoàng Thị Hồng (2018), Huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam Tạp chí Tài chính số 22/4/2018 [13].TS. Nguyễn Thị Thu Hà (2018), Bàn về hoạt động khởi nghiệp ở Việt nam, Tạp chí Tài chính số 29/7/2018
nguon tai.lieu . vn