Xem mẫu

  1. Viết tắt tên người - Ai cười ai khóc? Nhiều báo cho in tắt tên người bán dâm, nhưng lại ghi rõ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của các cô. Điều này, thiết nghĩ còn "nguy hại" với các cô hơn. Đơn giản vì: Có địa chỉ cụ thể, hàng xóm láng giềng nơi các cô cư trú khi đọc báo sẽ "nhận" ra các cô ngay. Như vậy các cô khó có thể xóa đi điều tiếng kia nếu có ý định "hồi hương" làm lại cuộc đời…
  2. Chúng ta đều biết, cuộc sống có những chuyện xảy ra thực đến mười mươi nhưng không phải lúc nào ta cũng có thể bệ nguyên cả họ cả tên người này, người kia lên trên mặt báo. Lý do có thể vì tế nhị, vì khi phản ánh, ta lấy cái "cốt" vấn đề là chính, mục đích không phải để đả kích cá nhân.
  3. Và cách giải quyết đơn giản nhất khi ấy sẽ là: hoặc ta viết tắt tên người, hoặc đặt ra một cái tên "đại khái" nào đó để minh họa cho vấn đề cần nêu... Tuy nhiên, việc viết tắt tên người trên nhiều tờ báo, tạp chí hiện nay đang có chiều hướng lộn xộn, không tuân thủ một quy tắc nào, và bởi vậy mà có điều cần phải bàn. Chẳng hạn, đọc các tin liên quan đến lực lượng giữ gìn an ninh trật tự triệt phá các ổ nhóm mại dâm, đã nhiều lần tôi để ý thấy phóng viên- sau khi nêu cặn kẽ các chi tiết vụ việc, đến phần nêu tên các cô gái bán dâm thì họ lại viết tắt (thường thì nhà báo viết đúng phần họ, tên đệm, đến phần tên chính của các cô thì họ chỉ viết chữ cái). Có thể giải thích động tác này xuất phát từ lý do nhân đạo. Song, điều đáng nói ở đây là: Đã "thương" thì "thương" cho trót.
  4. Nhiều báo cho in tắt tên người bán dâm, nhưng lại ghi rõ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của các cô. Điều này, thiết nghĩ còn "nguy hại" với các cô hơn. Đơn giản vì: Có địa chỉ cụ thể, hàng xóm láng giềng nơi các cô cư trú khi đọc báo sẽ "nhận" ra các cô ngay. Như vậy các cô khó có thể xóa đi điều tiếng kia nếu có ý định "hồi hương" làm lại cuộc đời. Ở một số trường hợp tế nhị khác, như trường hợp nạn nhân của các vụ xâm hại tình dục mà bản thân họ không muốn bị điểm mặt, gọi tên thì việc các nhà báo khi thực hiện tin bài đã có thao tác viết tắt tên người là một việc làm đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên, viết tắt thì vẫn viết tắt nhưng lại nêu quá cụ thể tên
  5. tuổi của cả bố mẹ đẻ nạn nhân, rồi năm sinh, địa bàn nơi nạn nhân và thủ phạm đang cư trú (thậm chí có nơi còn cho in hình ảnh nạn nhân trờ trờ trên mặt báo) thì hẳn việc viết tắt tên người chỉ còn mang ý nghĩa... cho phải phép. Lại trường hợp khác: Có những tờ báo, thay vì việc viết tắt tên nạn nhân (hoặc người được đề cập mà vì lý do tế nhị, họ không muốn nhắc tên) theo kiểu X, Y, Z, họ lại đổi chúng thành một cái tên nghe có vẻ "người thật việc thật" với dòng chữ chú thích "tên nạn nhân trong bài đã thay đổi". Cái dở của việc làm này là có khi cái tên "bịa" ra ấy lại trùng với tên một nhân vật nổi tiếng nào đó, khiến cho người trùng tên không khỏi có ý nghĩ là tòa báo sử dụng "tiểu xảo" để "chơi"
  6. mình. Người viết bài này từng có lần tâm sự với nhà văn Nguyễn Huy Thắng - con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - rằng, trong cuốn "Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng" (NXB Thanh niên ấn hành năm 2006) do Nguyễn Huy Thắng biên soạn, có những chỗ tên người, vì lý do tế nhị đã được người biên soạn viết tắt, vậy có sợ độc giả nhầm người này thành người khác không? (ví dụ T.H có thể đoán là Tố Hữu hoặc Tô Hoài; HC có thể đoán là Hoàng Cầm hoặc Huy Cận). Và như vậy thì sẽ có người bị "thua thiệt"? Nhà văn Nguyễn Huy Thắng đã gật đầu thừa nhận đó là việc anh sẽ phải tính lại cho kín kẽ khi sách được tái bản sau này…
  7. Vẫn biết, với báo chí thì việc đưa dẫn số liệu cụ thể là một việc làm cần thiết. Giả dụ, đưa tin về việc triệt phá một ổ nhóm mại dâm mà không nêu địa chỉ, gốc gác quê quán của những người hành nghề phạm pháp ấy thì thông tin sẽ không có "sức bám", ấy là chưa kể, trường hợp viết tắt tên người trong hoàn cảnh này (nhất là với đối tượng có chân trong giới người mẫu hay nghệ sĩ biểu diễn) mà không đề địa chỉ một cách chi tiết rất có thể dẫn tới tình trạng người đọc suy đoán lung tung, gây hiểu lầm tới những cô gái "con nhà lành" nhưng trùng tên (thực tế, từng có báo bị "dính" trường hợp này). Nhưng như vậy thì vấn đề đặt ra là, có còn cần thiết không việc chúng ta giữ lại "một nửa phần bí mật" cho các gái bán dâm (tức việc viết tắt tên các cô). Theo tôi nghĩ, với những đối tượng bán
  8. dâm chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp, ta chỉ nên đưa tên viết tắt lên mặt báo. Với họ cũng như những người liên quan đến vụ án, vụ việc tế nhị, rất không nên "bịa" ra cho họ một cái tên cụ thể. Vì như thế sẽ dễ trùng tên với hàng triệu tên riêng khác của người lương thiện. Việc đổi họ, thay tên người thật trong bài báo chắc chắn sẽ làm giảm tính chân thực của báo chí. Nguy hại hơn, "nhân đạo" với người này những vô tình làm hại đến hàng vạn, hàng triệu những người trùng tên khác
nguon tai.lieu . vn