Xem mẫu

  1. gia chép Hồ Ong là Cảo, còn người nổi dậy chông vua Lê Tương Dực là Cao. Tưống Minh Lý Khánh có tập sử chép là chết bệnh trong quân, tập khác chép tự tử. Tướng Thôi Tụ có sách chép do bị bắt không chịu hàng, phái giết. Đại Việt thông sử chép y được đưa vê Đông Quan, sau phải bệnh chết. Không rõ đâu là đúng. KỶ NHÀ LÊ LÊ THÁI TỔ 1428 - 1433 huý LỴ (LỢI) (1385- 1433) Niên hiệu: Thuận Thiên BÌNH ĐỊNH VƯƠNG LÊN NGÔI TÔN - Giặc tan, nước nhà đưỢc thanh bình, quần thần dâng biểu tôn Bình Định vương Lê Lỵ (Lợi) lên làm vua. Tháng 4 ầl năm 1428, vương lên ngôi, tục hiệu vua Lê Thái Tổ theo tên miếu hiệu. Lê Thái Tổ nhũn nhặn, không xứng là hoàng đế, chi xưng là Thuận Thiên thừa vận duệ văn anh vũ đại vương. THƯỞNG CÔNG, PHẠT TỘI - Lê Thái Tổ lên ngôi, phong thưởng cho các công thần hơn 200 người, đều được đổi sang quổc tính họ Lê, 52 người hạng công đệ nhất chức Thượng Trí tự, 72 người hạng công thứ hai tước Đại Trí tự, 94 người công thứ ba tước Trí tự. Thừa chỉ Nguyễn Trãi tước Quan Phục hầu; tư đồ Trần Nguyên Hãn tưóc Tả tướng quốc; cơ mật đại sứ Phạm Văn xảo chức thái bảo. Các nguy quan theo giặc đều bị trị tội: Lương Nhữ Hốt, Trần Phong, An Vinh, Đỗ Duy Trừng và các tên Tôn, Sĩ Văn, Sùng Lễ, Súc đều bị giết. VIỆC NGOẠI GIAO - Các nưóc Ai Lao, Champa giao hảo với ta ngay từ khi còn chiến tranh chôAg quan quân nhà Minh, sau vẫn tiếp tục tốt đẹp, không có việc gì lôi thôi. Lê Thái Tổ lên ngôi, sai sứ sang Trung Quốc xin phong. Triều đình nhà Minh nấn ná mãi không chịu. Các năm 1428, 1429. Minh Tuyên Tông sai sứ sang lại đòi hỏi tìm dòng dõi vua Trần để lập và đòi trao trả hết những quân nhân người Hoa còn lại cùng các khí giới đã bắt. Lê Thái Tô bắt các quan viên và phụ 275
  2. lão trong nước làm tờ khai rằng con cháu nhà Trần thật không còn ai nữa và xin phong cho Lê Lỵ (Lợi) làm vua nước Nam. Sứ giả đôi bên đi về nhiều lần, mãi đến tháng 11 âl năm 1431, vua Minh mới chịu ba'n mệnh cho tạm quyền coi việc nưốc. Sứ thần ta sang Minh tạ ơn 5 vạn lạng vàng bạc. Mãi về sau lâu mới phong các vua Lê sau làm An Nam quổc vương. Từ đấy, cứ ba năm phải sang công nhà Minh một lần mà lần nào cũng phải đúc hai người bằng vàng, gọi là đại thân kim nhân, do lúc đánh trận Chi Lăng đã giết hai tướng Liễu Thăng và Dương Minh, cho nên phải dâng hai người vàng thế mạng. Nước ta vẫn phải nộp hai ngươi vàng suốt thòi gian nhà Minh còn cầm quyền Trung Quôc. Tục ngữ có câu; Trả nỢ như trả nỢ Liễu Thăng. Quân đội ta đã chiến thắng quân Minh mấy trận lớn mà vua ta vẫn phải chịu xưng thần nạp cống với vua Minh là sự vạn bất đắc dĩ, vì nước ta đôi với Trung Quốc lón nhỏ khác nhau nhiều, vả lại nước ta lẻ loi ở phía nam, không có vây cánh mạnh liên minh, cứ cố kháng cự không chịu kém thì không bao giò được yên, dân chúng phải cơ cực lầm than. Bề ngoài có chịu lép vê nhưng kỳ thực vẫn tự chủ, người Hoa không phạm đến việc nước mình. Thế cũng là khôn khéo trong việc ngoại giao để cho nước yên trị (theo lòi của sử gia Trần Trọng Kim). VIỆC CAI TRỊ - Thái Tổ lên ngôi ban chiếu miễn thuế trong hai năm các ruộng đất, đầm ao, bãi dâu và trưng thâu vàng bạc, người từ 70 tuổi trở lên được miễn dịch. Có người con hiếu, vỢ thủ tiết thì quan đầu lộ tâu lên để ban khen thưởng; nhà có ba người tòng quân thì cho miễn một; huyện có lăng mộ, miếu thờ các vị đế vương hoặc công thần tiền triều thì quan huyện phải tâu lên đế cấp lương cho phu trông coi. Bỏ sự tiêu tiền giấy. Tiền đồng cũ bị người Minh thu đem về nưóc quá nhiều, nên đúc ra nhiều đồng tiền Thuận Thiên thông bảo lưu hành thuận tiện việc mua bán. Tổ chức hành chính, để nguyên bốh đạo miền bắc, thêm đạo thứ năm Hải Tây gồm đất Thanh Hoa trở vào đèo Hải Vân. Mỗi đạo có quan hành khiến. Dưới cấp đạo có lộ, phủ, châu, huyện trên các xã. Việc bổ dụng quan cai trị thì dùng những người có đức. •Thái Tổ luôn luôn nhắc các địa phương tiến cử người anh tài, lại kêu gọi loại người này ra làm việc nước. PHÉP QUÂN ĐIỀN - Thái Tổ có những con em các chiến sĩ đã từng chiến đấu ngoài trận, không có một thước đất để ở, mà những phường du thủ du thực, không có chút công lao gì với nưóc 276
  3. nhà lại có rất nhiều ruộng đất. Ai cũng chuộng làm giầu mà không có người tận tâm việc nước. Vì thê nên định ra phép quân điền lấy công điền công thổ và ruộng đất tịch thu của quan lại tướng sĩ đã theo hàng giặc Minh, đem cấp phát cho quân dân, từ quan đại thần trở xuống đến hạng già yếu, mồ côi, góa bụa, ai cũng có được một phần ruộng. Xã nào nhiều ruộng ít người, có ruộng bỏ hoang thì quan bản hạt đem cấp sô" ruộng ấy cho những người xã khác không có ruộng cày cấy. Chủ điền không được chiếm giữ. Như vậy khiến cho sự giàu nghèo không chênh lệch lắm. VIỆC HỌC HÀNH - Thái Tổ mở mang việc học hành, đặt trường Quốc tử giám ở kinh đô, oho con cháu các quan viên và những người thường dân tuấn tú vào học tập, mở nhà trường và đặt thầy dạy nho học ở các lộ, phủ, châu. Bắt các quan từ tứ phẩm trở xuốhg phải vào thi khoa Minh Kinh. Ban văn thì thi về kinh sử, ban võ về võ kinh và pháp lệnh kỳ thư. 0 các lộ cũng mở khoa thi Minh Kinh cho những người ẩn dật ứng thí để chọn nhân tài ra làm quan. Các nhà tu theo đạo Phật, đạo Lão cũng phải dự thi kinh điển các đạo ấy. Trúng tuyển mói được phép làm tăng, làm đạo sĩ. Ai hỏng phải hoàn tục làm ăn, chịu sưu dịch. LUẬT LỆ - Đặt ra luật lệ mới phỏng theo hình luật ríhà Đường, có các tội suy, trượng, đồ, lưu và tội tử. Tội suy chia làm 5 bậc, từ 10 đến 50 roi. Tội trượng cũng chia l.àm 5 bậc từ 60 đến 100 trượng. Tội đồ 3 bậc: Làm dịch đinh, làm lính chuồng voi, làm lính đồn điền. Tội lưu 3 bậc: Lưu đi châu gần Nghệ An, lưu châu xa Bô" Chính, lưu đi ngoại châu Tân Bình. Tội tử cũng 3 bậc: Thắt cổ và chém, chém bêu đầu và lăng trì. Trong nước bấy giò có nhiều người du đãng, cứ rượu chè, cò bạc, không chịu làm ăn, nên đặt ra phép nghiêm trị để trừng trị. Đánh đổ bác phải chặt ngón tay 3 phân, đánh cò 1 phân. Không có việc gì quần tụ uống rưỢu phải đánh 100 trượng. Người dung chứa những kẻ ấy cũng phải tội mà được giảm một bậc. Người có công lao lớn phạm tội được giảm khinh hoặc chuộc tội bằng tiền. Các người già cả, trẻ con, tật nguyền cũng vậy. Sự nghiêm phạt tội như thê" có phần thái quá, vì làm tàn hại đến thân thể người ta, nhưng có công hiệu khiến cho bớt sô" người cả đời không chịu làm ăn gì, chỉ chuyên đi đánh lừa người mà kiếm chác. VIỆC BINH LÍNH - Khi tiếp thu thành Đông Quan, quân sô" là 25 vạn. Thái Tô cho 15 vạn trở về nguyên quán làm ruộng. Tháng 277
  4. 12 âl năm 1429 tập trận cả thuỷ và bộ binh các vệ trong nám đạo. Sau chia sô" quân sĩ làm 5 phiên, lưu lại 4 phiên, còn cho về theo nghiệp nông. (VNSL chép 1 phiên lưu ban, 4 phiên cho về làm ruộng, e có sai chăng). VIỆC ĐÁNH DẸP LOẠN TRONG N ư ớ c - Quân Minh bị đánh thua. Nước nhà đưỢc thanh bình nhưng có việc mấy thô tù chống đổi nhà vua. Trong thòi gian còn chiến tranh, nhiều tù trưởng dân miền núi đã quy phục, giúp đỡ phần nào trong công cuộc bình Ngô. Vua Thái Tổ lên ngôi phong thưởng hậu cho các người này, các chức nhập nội tư không, bình chương sự, thượng tưống quân, đại tướng quân... và vẫn dùng thổ quan trị thổ dân, nhưng muổii giữ trung ương tập quyền, đặt quan triều giám trị chúng. Các thổ tù chỉ chịu nộp một sô" phú công mà vẫn muôn giữ trọn quyền hành trong hạt mình, theo chê độ địa phương phân quyền. Vì thê nên có mấy người không chịu. Năm 1430, Bê Khắc Thiệu ở châu Thạch Lâm, Thái Nguyên và Nông Đức Thái châu Thượng Lang (nay thuộc Cao Bằng) làm phản. Tháng 2 âl năm 1431, vua thân chinh đi đánh. Bê Khắc Thiệu thua chạy, rồi chết. Nông Đức Thái bị bắt. Cuô"i năm 1431, Đèo Cát Hãn ở Mường Lễ, nay là vùng Lai Châu, Sơn La, liên kết vói Kha Đô"n (Kha Lại) xâm lấn đất Mang Mỗi. Lê Sát và Tư Tề (con lớn Thái Tố) đi đánh không nổi. Vua lại thân chinh. Tháng giêng âl năm sau 1432, quan quân đánh vào Mường Lễ, giết Khả Lại. Đèo Cát Hãn chạy trôn. Quan quân vào sâu lục soát, bắt đưỢc vỢ con Cát Hãn cùng đồ đảng hơn 3 vạn (?!) người, hơn 100 voi và nhiều khí giới, đồ vật, thuyền bè, đổi châu Mường Lễ làm châu Phục Lễ, chia từng huyện, cử quan cai trị phần lón là người bản xứ. Đèo Cát Hãn lai rai chông đô"i mãi đến tháng 11 âl mới chịu ra hàng, được tha tội và phong chức tư mã. Con là Mạnh Vượng được phong chức đại tưóng quân, vẫn được giữ đất cũ, tuy phải nhận quan triều đình giám sát và các quan cấp dưới do triều đình bô dụng. CÔNG THẦN BỊ GIẾr HẠI - Trong khi còn chiến tranh thì lãnh tụ cùng các tưống tá cùng nhau chia sẻ ngọt bùi cũng như cay đắng. Nhưng khi công thành, nước yên thì công thần không còn cần thiết cho nhà vua, mà lại là mốì lo: Tài năng và uy tín họ xâm phạm quyền hành người cầm đầu quốc gia, có thể đi đến sự thay triều đổi họ. Nên có việc Lê Thái Tổ, cũng như các vua mở nưốc khác bên Trung Quốc, giết hại công thần là các người đã đưa mình lên ngôi báu. Trần Nguyên Hãn, dòng dõi thượng tướng Trần Quang Khải, lập nhiều công lớn trong công cuộc bình Minh, được phong đến chức Tả tướng quốc. Ông biết mình người họ Trần địa vỊ không vững bền được, 278
  5. sóm đã xin về nghỉ. Trở về vưòn cũ xã Sđn Đông, huyện Lập Thạch, Vinh Yên, lại xây phủ đệ lốn, đóng thuyền to, bị cáo lộng hành, vua sai lực sĩ đến bắt. Ra đến sông, ông tự trẫm mình mà chết. Bấy giò là năm 1429, chưa đầy một năm sau khi Thái Tổ lên ngôi. Sang năm 1431 đến lượt thái uý Phạm Văn xảo bị giết, khép vào tội tư thông vói Đèo Cát Hãn, tù trưởng Gia Hưng. Phạm Văn Xảo cũng có nhiều chiến công gần như Nguyên Hãn. Lần lư ợ t đến Trần Nguyên Bồi, Phan Liêu... cũng chịu cùng sô phận. Nguyễn Trãi, Lê Sát, Trịnh Khả... qua các triều vua Lê sau cũng bị hại. Nguyễn Trắc (Xí) trước đã có nhiều công bình Minh, sau lại có công trừ Nghi Dân đưa Thành Tông lên ngôi, trước sau không bị giết hại nhưng 5 con trai đều bị chết một cách bí mật, có sách chép là tự nhiên chết (?) do mả tổ đứt long mạch. Nghĩ mà buồn thay cho mấy công thần đời xưa, chỉ lầm về hai chữ công danh, đem tấm lòng son sắt phù tá quân vương trong lúc nguy nan, mong đưỢc chút hiển vinh, thoả chí trượng phu, nào ngò: chim bay đã hết, cung tôt cất đi; thỏ nhanh chết rồi, chó săn phải mổ. Đến khi công việc xong rồi thì không những thân mình không được trọn vẹn, mà cả họ hàng cũng bị vạ lây (lòi Trần Trọng Kim trong VNSL). LUẬN VỀ VUA LÊ THÁI Tổ - Lê Thái Tổ khuất ngày 22 tháng 8 nhuận âl năm 1433, cầm quân chống quan quân nhà Minh 10 năm, làm vua 6 năm, hưởng linh 49 tuổi. Lê Thái Tổ trước là tướng anh tài, kiên nhẫn, từng khôi phục non sông, xây dựng nền thái bình đất nước, sau làm vua mở mang việc học hành, định luật lệnh, quân kỷ, thi hành chính sự rộng lớn và chu đáo, đặc biệt đặt phép quân điền rất đáng khen. Nhưng xử tệ với công thần quá đáng. Tự Đức phê bình là đa nghi và đa sát. LÊ THÁI TÔNG 1434 - 1442 huý NGUYÊN LONG (1424 - 1442) N iên hiệu: Thiệu Bình 1434 - 1439, Đại Bảo 1440 - 1442 Ngày 24 - 8 nhuận âl năm 1433, thái tử Nguyên Long, con thứ hai Thái Tổ, lên nốì ngôi, tục hiệu vua Lê Thái Tông. Bấy giò mới 11 tuổi. Đại tư đồ Lê Sát nhiếp chính, quyết định mọi việc. 279
  6. Lê Sát có công to trong công cuộc bình Minh, ít học, làm phụ chính, thường hay cậy quyền trái phép, làm nhiều điều kiêu hãnh, triều thần ai không phục tòng thì tìm cách làm hại. Thái Tông còn trẻ tuổi, vốh thông minh, ít lâu sau, ra thân chính lấy, giết Lê Sát, thu lấy quyền, nhưng vì ít tuổi, không có hiền thần phụ tá nên say đắm tửu sắc, làm lắm điều không được chính đính. Phải mấy năm đại hạn, nước lụt và hoàng trùng làm hại mùa màng, dân đói khổ. Miền thượng du có đôi ba đám giặc thổ tù nổi lên làm loạn. Có lần Thái Tông đi đánh, có lần sai quan đi tiễu trừ, cũng dẹp được yên. Việc ngoại giao với lân bang thì các nước Xiêm La, Ai Lao và Champa đều có sứ thần đi lại và thường có tiến cốhg. Việc thi cử được chỉnh đốn, 5 năm một lần thi hương. Phép thi thì kỳ nhất làm bài kinh nghĩa, bôn bài tứ thư nghĩa; kỳ hai, làm chiếu, chế, biểu; kỳ ba, thơ phú; kỳ bốn: văn sách, bài làm phải 1.000 chữ trở lên. Năm 1442, mở khoa thi tiến sĩ. Người thi đỗ được khắc tên vào bia đá ở Văn Miếu để phấn chấn lòng người văn học. Các tiến sĩ được khắc tên vào bia ở Ván Miếu bắt đầu từ đấy. Cách thức tiêu dụng tiền và vải lụa định 60 đồng một tiền, 10 tiền một quan, lụa cứ dài 30 thưóc, rộng 1 thước 5 tấc trở lên là một tấm; các thứ vải dài 22, 24 thước là một tấm; giấy 100 tò một tập. Tháng 7 âl năm 1442, Thái Tông đi duyệt binh ở huyện Chí Linh, vào thăm nhà Nguyễn Trãi khi ấy về trí sĩ ở trại Côn Sơn, thấy người nàng hầu ông là Nguyễn Thị Lộ có nhan sắc, bắt đi theo hầu. Đi đến huyện Gia Định, nay là huyện Gia Bình, Bắc Ninh thì vua mất ở vườn Lệ Chi (vườn vải). Triều đình đổ tội cho Thị Lộ giết vua do Nguyễn Trãi xui, bắt tội Nguyễn Trãi tru di tam tộc. Lê Thái Tông hoang dâm, không đứng đắn, chết vì chứng thượng mã phong. Triều đình che cái xấu của nhà vua, làm tội oan họ hàng Nguyễn Trãi, bày đặt ra truyện rắn báo oán (sang triều Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi mới được phục hồi danh dự). Lê Thái Tông làm vua 9 nám, hưởng linh 20 tuổi. LÊ NHÂN TÔNG 1443 - 1459 huý BANG Cơ (1441 - 1459) N iên hiệu-. Đại Hoà 1443 - 1453, DỈên Ninh 1454 - 1459 Lê Thái Tông mất, đại thần Lê Khả, Nguyễn Trắc (Xí) lấp thái tử Bang Cơ mới 2 tuổi lên nối ngôi, tục hiệu vua Lê Nhân Tông. Hoàng thái hậu ra thính chính. 280
  7. Trong mấy năm thái hậu cầm quyền, có mấy việc quan trọng như đặt ra 14 điều hộ luật về tư điền, đổi cách thi lấy người làm lại, bỏ thi ám tả và thi kinh nghĩa, chỉ thi viết và thi tính; đào sông Bình Lỗ ở châu Thái Nguyên để tiện việc vận tải. (VSTGCM chép sông này chảy từ Thái Nguyên về Phù Lỗ, có lẽ là sông Cà Lồ). Người Chăm thường hay sang cướp phá Hoá Châu. Quan quân đánh bại, nhưng vẫn khống chừa. Năm 1446, triều đình sai Lê Khả, Lê Thu đem quân sang đánh nước Champa, lâ"y được thành Chà Bàn, .bắt được vua Chăm là Bí Cát và cả phi tần đem về Đông Kinh, lập người cháu Bồ Đê là Mã Kha Quv Lai lên làm vua. Năm 1448, có xứ Bồn Man xin nội thuộc, đặt làm châu Quy Hợp. Đất này đông nam giáp Nghệ An, Quảng Bình, tây bắc giáp Hung Hoá, Thanh Hoa. Thái hậu hay nghe lời gièm pha, giết hại cựu thần Lê Khả, Lê Khắc Phục, khiến nhiều người không phục. Năm 1453, Nhân Tông bắt đầu thân chính, truy tặng các công thần và lấy ruộng công cấp cho con cháu Lê Sát, Lê Ngân, Lê Khắc Phục. Dưới triều vua Lê Nhân Tông có việc Phan Phu Tiên viết bộ quôc sử chép từ Trần Thái Tông đến thòi thuộc Minh, cả thảy 10 quyển. Trước các vương hầu và quan văn võ theo phẩm hàm được ăn lộc lấy thuế 50 hay 100 hộ. Nhân Tông cho thêm tiền tuế bổng. Lê Nhân Tông có thế nên được vua hiền nhưng chang may có người anh là Lạng Sơn vương Nghi Dân, trước được lập làm thái tử, sau vì người mẹ đẻ phạm tội nên phải bỏ. Năm 1459, Nghi Dân đồng mưu với bọn Lê Đức Ninh, Phạm Đồn, Phan Ban và Trần Lăng, nửa đêm trèo tường vào giết Nhân Tông và bà thái hậu, tự xUng làm vua, sai sứ sang Minh cầu phong. Lê Nhân Tông làm vua 17 năm, hưởng linh 19 tuổi. Nghi Dân cướp ngôi, làm vua được 8 tháng, vì hay nghe lời dua nịnh, chém giết cựu thần nên lòng người không ai phục. Tháng 6 âl năm 1460, Cíác đại thần Nguyễn Trắc (Xí), Đinh Liệt mưu chém Phạm Đồn, Phan Ban ở giữa nghị trường, rồi đóng cửa thành bắt Nghi Dân giết đi, rước con thứ tư Thái Tông là Bình Nguyên vương Tư Thành lên làm vua. 281
  8. LÊ THÁNH TÔNG 1460 - 1497 huỷ Tư THÀNH (1442 - 1497) N iên hiệu\ Quang Thuận 1460 - 1469, Hồng Đức 1470 - 1497. Bình Nguyên vương Tư Thành lên nốĩ ngôi. Ấy là vua Lê Thánh Tông, tục gọi theo miếu hiệu. Thánh Tông lên ngôi phong thưởng và cấp quan điền cho các công thần, truy tặng các công thần bị giết oan ngày trước, cho tìm con cháu Nguyễn Trãi về cấp cho 100 mẫu ruộng để thò phụng tổ tiên. VIỆC CAI TRỊ - Từ trước triều chính vẫn theo lốì cũ nhà Trần, trên có tả hữu tướng quốc, rồi đến lễ bộ, lại bộ, nội các viện, trung thư, hoàng môn và 3 sở môn hạ, sau thêm hành khiển 5 đạo. Nghi Dân cướp ngôi, đặt ra 6 bộ: Lại, hộ, lễ, hình, công, binh; 6 khoa cũng thế. Quan lục bộ có thượng thư là đầu, rồi đến thị lang, lang trung, viên ngoại lang, tư vụ. Thánh Tông đặt thêm 6 tự: Đại lý, thái thường, quang lộc, thái bộc, hồng lô, thượng bảo. Quan 6 tự có tự khanh, thiếu khanh, tự thừa. Quan chế và lễ nghi theo Trung Quốc. Quan văn võ có phần ruộng đất và tuế bổng. Làm điều nhũng lạm thì đều phải nghiêm trị. Thánh Tông chia lại nước làm 12 đạo, sau có thêm đất Quảng Nam lấy của Champa, lại đặt làm 13 xứ là Thanh Hoa, Nghệ An, Sơn Nam (trước là Thiên Trường), Sơn Tây (Quốc Oai), Kinh Bắc (Bắc Giang), Hải Dương (Nam Sách), Thái Nguyên, Tuyên Qung, Hưng Hoá, Lạng Sơn, An Bang, Thuận Hoá, Quảng Nam, nhiều xứ hiểm yếu đặt chức thủ ngự kinh lược sứ phòng giữ. 13 xứ ấy chia làm 52 phủ, 172 huyện và 50 châu. Dưới phủ, huvện có hương, phường, xã, thôn, trang, sách, động, nguyên, trưởng cả thảy 8.006. Lại đặt ra chức giám sát ngự sử để đi xem xét công việc ở các hạt cho khỏi sự nhũng nhiễu. VIỆC THUẾ LỆ - Thuế đinh mỗi người đồng niên đóng 8 tiền, còn thuê ruộng, thuế đất, thuế đất bồi trồng dâu thì cứ kể mẫu mà đóng thuế. Thuế ruộng đất nào cũng chia ra làm 3 hạng. Việc làm sô hộ thì cứ 6 năm một kỳ. Quan phủ huyện phải dẫn các xã trưởng về kinh khai sô hộ khẩu các xã. VIỆC CANH NÔNG - Thánh Tông lấy nông tang làm trọng nên chú ý về việc ấy lắm. Thường sắc cho phủ huyện phải hết sức khuyên bảo dân làm việc cày ruộng trồng dâu. 282
  9. Đặt quan hà đê và quan khuyên nông coi việc cày cấy trong nước. Đặt quan hộ bộ và quan thừa chính ở các xứ phải tâu về những đất bỏ hoang để phủ huyện đốc dân phu khai khẩn làm ruộng. Lập ra 42 sở đồn điền, đặt quan trông nom việc khai khẩn, khiến cho dân khỏi phải đói khổ. VIỆC TẾ SINH - Thánh Tông lại lo đến các chứng bệnh làm hại dân, lập nhà tê sinh nuôi những người đau yếu và khi nào ở đấy có dịch tễ thì sai quan đem thuổc đi chữa bệnh. VIỆC SỬA SANG PHONG TỤC - Thánh Tông cấm làm chùa mổi đê tiền của và công phu vào việc thực tê có ích. Cấm nhà có tang lễ bày cuộc hát xưống vui chơi. Việc hôn thì khi đã nhận lễ hỏi rồi, phải sốm chọn ngày cho rước dâu. Lệ cứ cưới rồi, ngày hôm sau đi chào cha mẹ, ba ngày đi lễ từ đường. Lại đặt ra 24 điều răn, sức cho dân xã thường thường giảng đọc đê giữ lấy thói tôt. Cha mẹ dạy con phép tắc, nghề nghiệp, không được rượu chè, cờ bạc, hát xưóng. Gia trưởng phải giữ lễ phép để cho cả nhà bắt chước. Vợ chồng cần kiệm làm ăn, không được dẫy vỢ trừ khi phạm tội thất xuất. Tử đệ nên yêu mến anh em, hoà thuận với hương đảng. Hoạn nạn giúp đỡ lẫn nhau trong hương đảng, tông tộc. Đàn bà phải theo chồng, không được cậy của khinh nhà chồng, có lỗi bị bề trên trừng phạt phải đổi lỗi, không được trôn đi; goá chồng không được chiếm đoạt gia tài làm của riêng mình; không được tà dâm. Sĩ phu nên giữ phép, quý phẩm hạnh, không được xu nịnh kẻ quyền quý cậy thê làm càn. Điển lại làm điên đảo án từ phải trừng trị nặng. Quan dân đều phải hiếu đễ, chăm chỉ làm ruộng, giúp đỡ lẫn nhau. Kẻ làm nghề buôn bán phải tuỳ thời giá, không được thay đổi thưng đấu, tụ tập đồ đảng đi trộm cướp phải trị tội nặng. Việc hôn giá phải giữ lễ phép. Dân gian mở trường du hí hay cúng tế, trai, gái đến xem không được lẫn lộn. Phụ nữ đi xa trọ tại hàng quán thì chủ nhà hàng phải phòng giữ; nếu để bị hiếp ô nhục thì người phạm tội cùng chủ nhà đều phải trị cả. Trai gái không được tắm cùng bến. Các xã thôn phải chọn người già cả đạo đức là trưởng, ngày thong thả ra đình luyện giảng lời dụ, bắt chước điều thiện, thành ra mỹ tục. Trong hạt có cường hào xâm chiếm ruộng đất, ức hiếp kẻ hèn yếu thì xã thôn phải cáo giác đê quan xử trí. Vương công đại thần dong túng người nhà ức hiếp dân gian, mua rẻ đồ vật, dân được đầu cáo để trừng trị. Các quan phủ huyện biết khuyên bảo dân lễ nghĩa kiêm nhượng, được xếp vào hạng tốt; nếu không thì không xứng chức. Các 283
  10. huynh trưởng xã thôn phường biết dạy bảo con em nên phong tục tốt thì quan bẩm lên vua đế ban khen. Các dân Mường, Mán nên giữ lòi di huấn, trọng luân thường. Cha anh chú bác chết, con em không đưỢc chiếm lấy thê thiếp. Nếu trái phép phải trị tội rất nặng. ĐẠI VIỆT SỬ KÝ - Thánh Tông sai Ngô Sĩ Liên soạn soạn bộ Đại Việt sử ký. Bộ sách này chia làm hai bản. Một bản kể từ Hồng Bàng đến Thập Nhị Sứ Quân. Một bản từ Đinh Tiên Hoàng đến Lê Thái Tổ. Cả thảy 15 quyển. VIỆC HỌC HÀNH - Thánh Tông định phép thi hương, sửa phép thi hội, chọn nhân tài. Thường làm chủ các kỳ thi đình, lập ra lệ xướng danh các tiến sĩ và lệ cho về vinh quy. Mỏ rộng nhà Thái học, phía trước làm nhà Văn Miếu, phía sau làm nhà Thái học, làm ra các phòng ôc cho sinh viên ở học. Làm kho bí thư chứa sách. Thánh Tông hay ngâm thơ, đặt ra Quỳnh Uyển cửu ca, xưng là Tao đàn nguyên suý, cùng với triều thần là bọn Nhân Trung, Đỗ Nhuận 28 người xướng hoạ với nhau. Non xanh nước biếc chỗ nào cũng có thơ ông. Thơ quô"c âm của Lê Thánh Tông, dù vịnh người dệt vải, người ăn mày, bù nhìn, thằng mõ, mà lời lẽ vẫn là khí tượng ông vua, do ông muôh tỏ ra mình xứng đáng giữ ngôi thiên tử. Bà mẹ sinh không phải là hậu phi có địa vị lớn trong cung. Thánh Tông sai Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận làm bộ Thiên Nam dư hạ tập 100 quyển nói về việc chính trị và tình hình luật đời Hồng Đức. Ông viết quyển Nhân chính ký sự kể việc đi đánh Champa, Lão Qua và các mường. LUẬT HỔNG ĐỨC - Năm 1483, Thcánh Tông sai triều thần tập hỢp những điều lệ đã ban hành trong các đời vua Lê trước, tham khảo pháp luật thòi Lý, Trần, pháp luật nhà Tuỳ, nhà Đường, căn cứ tình hình mói trong nước, soạn ra bộ luật mới; Lê triều hình luật, tục gọi là Luật Hồng Đức, 721 điều, 6 quyển, 16 chương. Luật định bất cứ ai phạm tội thập ác không được miễn, giảm khinh, chuộc tội, dù gặp khi có ân xá. Nghiêm cấm hành vi chiếm đoạt ruộng đất công. Bổn phận đi lính, đi phu, đóng thuế. Quan lại không được biến thần dân làm nô tỳ. Định rõ quyền sở hữu ruộng đất, nguyên tắc mua bán, cầm cố, việc thừa kê ruộng đất tư hữu. Bảo vệ quyền tộc trưởng, cha, con trai trưởng, trọng phụ quyền. Nô tỳ bị coi là thấp kém, phạm tội bị trừng trị nặng hơn 284
  11. dân thường. Phụ nữ bị nhiều thiệt thòi, không có con bị chồng bỏ, lấy chồng khi còn tang chồng hay cha mẹ phải tội đồ; tự tiện bỏ nhà chồng đi bị xử phạt làm nô tỳ; tái giá mất quyền làm mẹ các con chồng cũ. Nhưng lại được bảo vệ về mặt kinh tế: con gái được hưởng gia tài như con trai; gia đình không có con trai thì con gái trưởng đưỢc thừa kế phần hương hoả... Điểm vô nam dụng nữ này phù hỢp với phong tục người nước ta, tiến bộ hơn luật Trung Quổic. VIỆC VÕ BỊ - Tuy Thánh Tông hết lòng sửa sang mọi việc trong nước, ông cũng hiểu rằng phàm nưóc cường thịnh tất phải có võ bị nên bắt các tổng binh phải chăm giảng tập trận đồ, luyện tập sĩ tôt, phòng khi có việc. Đổi 5 vệ quân làm 5 phủ: trung quân, nam, bắc, đông, tây quân phủ. Mỗi phủ có 6 vệ. Mỗi vệ có 5 hay 6 sở. Mỗi sở có số quân độ 400 người. Quân cả 5 phủ ước chừng 6, 7 vạn người. Thường có tập thuỷ trận, tượng trận, mã trận và bộ trận. Ba năm mở một kỳ thi võ. Tướng sĩ đậu thì thương, hỏng thì phạt, khiến mọi người đều vui lòng về việc võ bị. Trong thời gian Thánh Tông làm vua, mấy năm trước được yên, mấy năm về sau phải chinh chiến nhiều lần. VIỆC ĐI ĐÁNH CHAMPA - Năm 1470, vua Champa là Trà Toàn sinh sự với ta, một mặt cầu viện binh nhà Minh, một mặt đem quân đánh phá đất Hoá Châu. Thánh Tông sai sứ sang Trung Quốc kể truyện Trà Toàn làm nhiễu, tự làm tướng cử đại binh 20 vạn sang đánh. Vào Thuận Hoá đóng quân, sai người lẻn sang vẽ địa đồ cho rõ những chỗ hiểm, chỗ không, rồi tiến đánh lấy cửa Thi Nại (Quy Nhơn ngày nay). Trà Toàn thua trận, chạy về giữ kinh thành Chà Bàn. Quân ta tiến đánh, phá được thành, bắt được Trà Toàn. Có tướng Chăm là Bô Trì Trì chạy về đất Phan Rang, sai sứ sang công và xin xưng thần. Thánh Tông muôn cho nước Champa yếu thế đi, chia đất ra làm ba nước, phong cho ba người làm vua Champa, Hoà Anh và Nam Phan. Còn đất Chà Bàn, Đại Chiêm và cổ Luỹ, Thánh Tông lấy lập thêm đạo Quảng Nam, có 3 phủ, 9 huyện, đặt cai trị, chọn dân đinh từ 15 tuổi trở lên ai người thông minh ham học cho làm sinh đồ đê dạy cho học hành và lễ nghi. Em Trà Toàn là Trà Toại trôn vào núi, sai người sang kêu với vua Minh phong làm vua. Thánh Tông sai Lê Niệm đem 3 vạn quân vào bắt được Trà Toại giải về kinh sư. Vua Minh sai sứ sang bảo ta trả đất Champa, nhưng Thánh Tông không chịu. 285
  12. VIỆC ĐI ĐÁNH LÃO QUA - Qua năm 1479, có tù trưởng xứ Bồn Man Cầm Công có ý làm phản, xui người Lão Qua, đất thượng Lào tây bắc, bắc Việt, còn gọi là nước Nam Chưởng, nay là Louang Prabang, đem binh quấy nhiễu miền tây nước ta. Thánh Tông sai thái uý Lê Trọng Vực cùng các tướng Lê Đình Ngạn, Trịnh Công Lộ. Lê Lộng và Lê Nhân Hiếu chia làm 5 đạo đi từ Nghệ An, Thanh Hoa và Hưng Hoá sang đánh đuổi vua Lão Quan đến Kim Sa, khúc trên sông Mê Công. Trần ấy quân ta toàn thắng. VIỆC ĐI ĐÁNH BỒN MAN - Gây nên sự đi đánh Lão Qua là vì họ Cầm ở Bồn Man muôA làm điều phản nghịch. Nguyên đất Bồn Man trước đã nội thuộc, đổi làm châu Quy Hợp, vẫn đê họ Cầm làm phụ đạo. Sau đổi làm phủ Trấn Ninh có 7 huyện và đặt quan phủ, huyện giám trị. cầm Công cậy có người Lão Quan giúp đỡ, đuổi quan ta đi, chiếm lấy đất, rồi đem quân chông giữ vời quan quân. Thánh Tông thân chinh đi đến Phù Liệt, được tin quân đi đánh Lão Qua đã thắng trận trở về, sai Lê Niệm đem quân đi đánh Cầm Công, cầm Công thua chết, các người Bồn Man xin hàng. Thánh Tông phong cho người họ cầm là cầm Đông làm tuyên uý đại sứ và đặt lại quan cai trị như trước. VIỆC BANG GIAO VỚI TRUNG QUỐC - Nước ta tuy phải xưng thần nhà Minh nhưng Thánh Tông vẫn hết lòng phòng bị mặt bắc. Thỉnh thoảng có những thổ dân sang quẫy nhiễu thì lập tức cho quan quân lên tiễu trừ và sai sứ sang bắc quốc phân giải mọi sự cho minh bạch. Có lần được tin người nhà Minh đem binh đi khác địa giới, Thánh Tông liền cho người lên do thám thực hư, bảo với triều thần rằng: Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để cho ai lấy một phân núi, một tấc sông của vua Thái Tổ để lại. ông có lòng vì nưốc vì dân như thế, nên dầu Trung Quổc có ý dòm ngó cũng không dám làm gì. v ả lại quân ta bấy lâu giò đi đánh Lào, dẹp Champa, thanh thế lừng lẫy, nhà Minh cũng phải lấy lễ nghĩa mà đãi nên sự giao thiệp hai nưóc vẫn được hoà bình. LUẬN VỀ VUA LÊ THÁNH TÔNG - Lê Thánh Tông khuất năm 1497, làm vua 38 năm, hưởng thọ 56 tuổi. Lê Thánh Tông là vua anh tài, văn trị võ công rực rỡ. Thòi Quang Thuận và Hồng Đức thịnh vượng vẻ vang hơn cả. Nhò có Lê Thái Tổ, giang sơn nước ta mới còn. Lại nhò có Lê Thánh Tông, văn hoá nước ta mối thịnh. Công đức hai vua này rất lớn vậy. 286
  13. CÁC VUA NỐI NGHIỆP VUA LÊ THÁNH TÔNG Các vua Lê sau Lê Thánh Tông, không ai ở vị được lâu dài là; - Lê H iến Tông huý Tăng 1461 - 1504. Niên hiệu cảnh Thống 1497 - 1504. - Lê Túc Tông huý Thuần ? - 1504. Niên hiệu Thái Trinh 1504. - Lê Uy M ục huý Tuấn ? - 1509. Niên hiệu Đoan Khánh 1505 - 1509. - Lê Tương Dực huý Oanh 1509 - 1516. Niên hiệu Hồng Nhuận 1510 - 1516. - Lê Q uang T rị 1509 - 1516 chỉ làm vua 3 ngày. - Lê Chiêu Tông huý Ỷ 1503 - 1526. Niên hiệu Quang Thiệu 1516 - 1522. - Lê Cung H oàng huý Xuân ? - 1527. Niên hiệu Thống Nguyên 1522 - 1527. LÊ HIẾN TÔNG - Năm 1497, thái tử Tăng nối ngôi, tục hiệu vua Lê Hiến Tông. Hiến Tông thông minh, hoà nhã, việc chính trị theo nề nếp của các vua Thái Tổ, Thánh Tông. Đặc biệt chăm lo việc cày ruộng, trồng dâu, lưu tâm khuyên nhủ quan dân đào sông, khai ngòi, đắp đê, đê cho tiện việc vệ nông. Việc văn học cũng không sao nhãng. Lê Hiến Tông khuất năm 1504, làm vua 7 năm, hưởng linh 44 tuổi, là vua tô"t, tiếc không thọ. LÊ TÚC TÔNG - Hiến Tông truyền ngôi cho con thứ ba là Thuần, tục hiệu vua Lê Túc Tông. Lê Túc Tông làm vua mối được 6 tháng, chưa làm được việc gì đáng kể thì mất. LÊ UY MỤC - Túc Tông khuất, triều đình lập người anh thứ hai là Tuấn lên làm vua, ấy là vua Lê Uy Mục. Bấy giò trong nước yên bình, không phải lo ngoại nội loạn. Vua tôi chỉ vui chơi hưởng thụ. Từ đây, cơ nghiệp nhà Lê suy. Vua không nhân chính, lại hay say đắm tửu sắc, làm điều tàn ác. Triều thần lại không có người hiền tài trị dân nên nước loạn, dẫn đến việc nhà Mạc thoán đoạt. Uy Mục vừa lên ngôi, giết bà tô mẫu và thượng thư bộ lễ Đàm Văn Lễ, đô ngự sử Nguyễn Quang Bật, vì không chịu lập ngay y khi Hiến Tông vừa mất. Làm điều đại nghịch bất đạo, lại say đắm tửu sắc, thường cùng cung nhân uống rượu, khi say thì 287
  14. giết đi. Lại bắt quân sĩ đánh nhau bằng gậy đế làm trò chơi. Tính hung ác và phản trắc. Sứ Trung Quốc gọi là quỷ vương. Uy Mục hay dùng người khoẻ mạnh làm túc vệ nên Mạc Đăng Dung có dịp tiến thân mau chóng. Lại xa bỏ tôn thất và công thần. Dân chúng bị hà hiếp, lòng người ta oán, triều thần nhiều người bỏ quan mà đi trôn. Cuôi năm 1509, có Giản Tu công Oanh, cháu vua Thánh Tông, bị bắt giam, đút tiền cho người ngục được ra, trõn vào Tây Đô, hội các cựu thần, đem binh ra đánh, bắt được Uy Mục và hoàng hậu Trần thị, giết đi. Lê Uy Mục làm vua được 5 năm. LÊ TƯƠNG Dực - Giản Tu Công Oanh tự lập lên làm vua, ấy là vua Lê Tương Dực. Tương Dực cũng hay chơi bời, dâm dục, lại xa xỉ, bắt người thợ khéo Vũ Như Tô làm điện 100 nóc, gọi là Cửu Trùng đài, quân dân phải phục dịch luôn mấy năm, hao tổn rất nhiều nhân lực, vật lực, nhiều người phải chết. Hoang dâm vô độ, tư thông vối cả cung nhân tiền triều, còn bắt đàn bà con gái cởi truồng chèo thuyền ỏ Hồ Tây xem chơi. Sứ nhà Minh bảo có tướng lợn. Sự nguy vong sắp tới nơi. Thuế má rất nặng nề. Hàng năm trước thu được: vàng mười thứ tốt gọi là kiêm kim 480 lạng; vàng mười 2.883 lạng; bạc 4.930 lạng. Vàng bạc ấy nội vào kho đê cho vua tiêu dùng. Thời bấy giờ có thượng thư bộ binh Vũ Quyền làm xong bộ sử Đại Việt thông giám , chia từ Hồng Bàng đến Thập Nhị Sứ Quân làm ngoại kỷ, từ Đinh Tiên Hoàng đến Lê Thái Tổ làm bản kỷ. Cả thảy 26 quyển, LOẠN LẠC TRONG N ư ớ c - Vua bạo ngược hoang chơi. Triều thần lương đống Nguyễn Văn Lang, Lê Tung, Lương Đắc Bằng, người già chết, người thôi quan về. Không người anh tài can ngăn vua và kinh doanh việc nước nên có những cuộc nối dậv khắp mọi nơi: Thân Duy Nhạc, Nguyễn Văn Tông ở Kinh Bắc, Trần Tuân ở Sơn Tây, Phùng Chương ở Tam Đảo, Trần Công Ninh ỏ An Lãng nay thuộc Phúc Yên, Lê Hy, Trịnh Hưng, Lê Văn Triệt ở Nghệ An. Lại có Trần Cao ở Đông Triều mạnh hơn cả. TRẦN TUÂN - Con tiến sĩ Trần Cận làm quan dưới triều vua Thánh Tông, dòng dõi Hưng Đạo vương, bị quyền thần chiếm đoạt ruộng đất ở làng Quảng Bị, Sơn Tây, thấy triều đình thối nát: vua ngược ác, triều thần cũng theo đà ấy, áp bức lương dân, quần 288
  15. chúng đều oán hận, lại có cô là vỢ vua Uy Mục bị Tương Dực giết, bèn tụ tập dân nghèo hàng vạn người, năm 1511, nổi dậy ở Sơn Tây, Hưng Hoá, chông đôi nhà Lê, liên lạc với người họ Trần Cao và Trần Công Ninh, mưu phục Trần. Tiến quân xuông Từ Liêm, uy hiếp Đông Đô. Triều đình đưa vua vào Thanh Hoa, huy động quân lính, bắt cả thợ công xưởng ra ứng phó. Tướng Trịnh Duy Sản đánh vào doanh trại lúc tròi gần tối. Trần Tuân sơ hở đề phòng, bị Duy sản xông vào đâm chết. Quân sĩ tan vỡ. TRẦN CAO - Trần Cao người huyện Thuỷ Đường, nay là Thuỷ Nguyên, Hải Phòng, nguyên là viên quan nhỏ, bất mãn, xưng là dòng dõi vua Trần Thái Tông, tụ tập đồ đảng hàng vạn người, chiếm giữ đất Thuỷ Đường và Đông Triều. Năm 1515, kéo quân về đóng ở Bồ Đề, rắp sang đánh lấy Đông Đô. Quan quân nhà Lê sang đánh, lui về đóng ở Trâu Sơn (Từ Sơn, Bắc Ninh). Nhiều trận giao tranh ác liệt diễn ra quanh vùng Gia Lâm, Từ Sơn. Tướng triều đình Phùng Trân và Trịnh Khổng Chiêu tử trận. Lê Tương Dực sai An Hoà hầu Nguyễn Hoằng Dụ sang đánh. Hoằng Dụ không dám tiến quân, chỉ đóng quân ở Bồ Đề chống giữ. TRẦN CÔNG NINH - Trần Công Ninh chiếm giữ nơi quê nhà huyện An Lãng, Phúc Yên, thế lực khá lớn. Vua Tương Dực phải tự dẫn quân đi đàn áp, năm 1516. CÁC VỤ N ổ l DẬY KHÁC - Bọn Lê Hy, Trịnh Hưng, Lê Văn Tiệt khởi binh ở Nghệ An, tiến ra Thanh Hoa, bị Trịnh Duy sản tập trung lực lượng đánh tan, năm 1512. Năm 1515, Phùng Chương nổi dậy ở Sơn Tây, chiếm núi Tam Đảo, Đặng Hân, Lê Cát ở Thanh Hoa, sau cũng lần lượt bị đánh tan rã. Nước loạn như thế mà Tương Dực vẫn hoang chơi, không lo sửa sang việc gì cả, lại khinh rẻ triều thần. Nguyên quân công Trịnh Duy sản, từng có công lao đánh dẹp, chỉ vì hay can vua mà phải đánh. Duy sản tức giận, mưu với Lê Quảng Độ và Trình Chí Sâm, giả mưỢn tiếng đi đánh giặc, đem quân vào giết Tương Dực. Bấy giò là năm 1516. Lê Tương Dực làm vua 7 nám, hưởng linh 24 tuổi. LÊ QUANG TRỊ - Trịnh Duy sản giết vua Tương Dực, hội triều đình lại, lập con Mục Ý vương là Quang Trị, mới có 8 tuổi. Võ tá hầu Phùng Mại bàn nên lập cẩm Giang vương là Ý đã 14 tuổi. Đảng Duy sản bắt Phùng Mại chém ngay ở chỗ nghị sự, rồi lập Quang Trị làm vua. Quang Trị vừa lên ngôi được ba ngày thì 289
  16. Trịnh Duy Đại, anh Duy Sản đem vào Tây Kinh. Quang Trị vào đấy được mấy ngày, lại bị giết. Trong triều lúc còn đang rốĩ loạn thì Nguyễn Hoằng Dụ ở bên Bồ Đề đưỢc tin Tương Dực bị giết, đem quân về đốt phá kinh thành và bắt Vũ Như Tô, người đốc việc làm cửu Trùng đài đem chém. LÊ CHIÊU TÔNG - Bọn Trịnh Duy sản lại lập con cẩm Giang vương là Ý lên làm vua, tục hiệu vua Lê Chiêu Tông. Đông Kinh bị tàn phá, Trịnh Duy sản rước vua vào Tây Kinh. Trần Cao ở Trâu Sơn thấy triều đình bỏ Đông Đô, đem quân sang chiếm lấy, tự xưng là vua, lấy niên hiệu là Thiên ưng. Bấy giờ còn là năm 1516. Triều đình vào Tây Kinh, truyền hịch đi các nơi, lấy binh về đánh. Trịnh Duy Sản, Nguyễn Hoằng Dụ, Trịnh Tuy, Trần Chân và các cựu thần phân binh ra vây đánh Đông Kinh. Trần Cao bỏ chạy lên Lạng Nguyên, có lẽ là Lạng Giang. Trịnh Duy sản kéo quân đuổi đánh, khinh địch bị giết. Trần Cao lại đem quân về đóng ở Bồ Đề. Sau bị Thiết Sơn bá Trần Chân đánh thua, lại chạy lên Lạng Nguyên. Thấy sự nghiệp không thành, giao binh quyền cho con là Trần Thăng (có sách chép là Trần Cung), rồi cắt tóc đi tu. Trần Thăng giữ Lạng Nguyên, cầm cự lai rai được đến năm 1521 mới bị Mạc Đáng Dung diệt. Thòi bấy giờ, Chiêu Tông hãy còn trẻ tuổi, chưa quyết đoán đưỢc gì. Ngoài cõi nhiều nơi còn loạn, mà trong triều không người hiền tài hết lòng vì nước, vì dân. Đình thần vì quyền lợi riêng, chia bè cánh, hiềm thù, đem quân đánh lẫn nhau. Nguyễn Hoằng Dụ và Trịnh Tuy, hai người đi đánh giặc về, mỗi người đóng quân một nơi chông cự với nhau. Vua can ngẩn cũng không được. Bọn Trịnh Duy Đại mưu sự làm phản, có người tô" giác, bị giết cả đảng. Nguyễn Hoằng Dụ và Trịnh Tuy cứ đánh nhau mãi. Sau Trần Chân bênh Trịnh Tuy đem quân đánh Hoằng Dụ. Hoằng Dụ bỏ chạy vào giữ Thanh Hoa. Thiết Sơn bá Trần Chân, dòng dõi vua nhà Trần, vẫn trung thành với nhà Lê, do có công lớn dẹp loạn Trần Cao, uy quyền hông hách, nắm giữ binh quyền. Vua Chiêu Tông nghe lòi dèm pha Trần Chân có ý làm phản, gọi Trần Chân vào thành, bắt giết đi. Bọn tỳ tướng của Trần Chân là lũ Hoàng Duy Nhạc, Nguyễn Kính, Nguyễn Áng đem quân vào đánh phá kinh thành. Chiêu Tông lánh sang Gia Lâm, sai người vào Thanh Hoa vòi Nguyễn Hoằng Dụ ra giúp. Hoằng Dụ không ra. Chiêu Tông không biết 290
  17. trông cậy vào ai, sai người sang Hải Dương vòi Vũ Xuyên hầu Mạc Đăng Dung về giúp. Mầm thoán đoạt gây ra từ đấy, năir 1518. MẠC ĐĂNG DUNG - Mạc Đăng Dung người làng cổ Trai, huyện Nghi Dương, Hải Phòng, dòng dõi Mạc Hiển Tích, cháu bảy đời Mạc Đĩnh Chi, cháu năm đòi Mạc Thuý, sinh năm 1483, ít tuổi đã dũng hãn, nhà nghèo, làm nghề đánh cá. Thòi vua Uy Mục, cầu dũng sĩ, năm 1508, thi đỗ đô lực sĩ xuất thân, sung vào túc vệ. Sau thăng bổ chức đô chỉ huy sứ. Năm 1511, vua Tương Dực phong tước Vũ Xuyên bá. Năm 1518, vua Chiêu Tông thăng làm Vũ Xuyên hầu, cử đi trấn thủ Hải Dương, chức phó tướng tả đô đốc. Tại đây, Đăng Dung thu thập quân, chỉnh đốn đội ngũ, binh sô" ngày thêm nhiều. Đăng Dung rất mưu lược, thấy trong triều chỉ có Thiết Sơn bá Trần Chân nắm quyền bính, bèn xin kết thông gia, cưới con gái Chân cho con là Doanh. Sau khi Trần Chân bị giết, bọn Nguyễn Kính làm phản, Chiêu Tông gọi Đăng Dung về đánh dẹp, nhất thiết trao cả quyền bính cho. Thấy triều đình rôl loạn, Đăng Dung nảy ra mưu đồ khác, đưa vua về Thuần Mỹ đường Bồ Đề, rồi cho người đi dụ bọn Kính, Ang, Duy Nhạc hàng. Đăng Dung muôn mượn thế giặc giết đại thần vây cánh nhà vua, mạo lời chúng yêu sách giết các người đã gièm pha Trần Chân là Đoan quận công Ngô Bính, Thọ quận công Trịnh Hữu và bọn Chử Khai thì sẽ xin về hàng. Chiêu Tông bắt bọn này giết đi. Đăng Dung lại định đưa vua về Bảo Châu. Có đô ngự sử Đỗ Nhạc và phó đô ngự sử Nguyễn Dự không đồng ý. Đăng Dung sai người trong đảng là Đình Mông bắt hai quan này giết đi. Quần thần đều run sỢ. Từ đấy đại quyền trong triều ngoài quận đều thuộc về tay Đặng Dung. Thế giặc vẫn mạnh, lại có Nguyễn Sư làm phản, thông đồng với bọn Kính, lập Lê Do làm vua, đóng hành điện ở Từ Liêm. Chiêu Tông lại vòi Nguyễn Hoằng Dụ lần nữa. Hoằng Dụ đem quân từ Thanh Hoa ra, cùng với Đăng Dung đi đánh bọn Kính, Áng ở Sơn Tây. Hoằng Dụ tiến đánh trước, bị thua trận. Đăng Dung án binh không tiến, được toàn quân. Hoằng Dụ trở về Thanh Hoa, ít lâu sau chết. Đăng Dung giữ hết binh quyền, lại càng tung hoành, đưỢc phong chức đô thống các doanh thuỷ bộ. Sang năm 1519, Đăng Dung thông lĩnh các quân đánh phá đưỢc Lê Do ở Từ Liêm, bắt được Lê Do, lại chiêu dụ được Nguyễn Kính, Nguyễn Áng, Hoàng Duy Nhạc về hàng. Binh lực ngày càng 291
  18. nhiều, uy danh ngày càng thịnh, triều đình ai cũng phục, tiến phong tước Minh quận công. Năm 1520, Phạm Gia Mô, thượng thư bộ Lễ, thông gia với Đăng Dung, cùng bè phái dâng sớ xin cho Đăng Dung làm tiết chế, nắm trọn binh quyền để đánh dẹp giặc cướp. Chiêu Tông phong Đăng Dung làm tiết chế 13 đạo thuỷ lục quân; Gia Mô chức tán lý quân vụ. Thế là toàn thể binh mã trong nước đều thuộc quyền Đăng Dung. Năm 1521, Đăng Dung tự phong lên tước Nhân quốc công, quyền thế hống hách. Các quan có vì nhà vua can gián điều gì thì Đăng Dung tìm cách giết đi. Triều thần thấy quyền thê về cả họ Mạc, nhiều người cũng bỏ vua mà theo Mạc. Chiêu Tông cũng biết họ Mạc chuyên quyền, nhưng còn trông mong lòng trung nghĩa của Đăng Dung, hy vọng thu công sau này nên thân đến phủ, phong thêm cho chức thái phó và cử Đăng Dung đem quân lên Bắc Giang đánh Trần Thăng, rồi ban tò sắc khen ngợi. Năm 1522, Đăng Dung hai lần xuất quân, phá được bọn Lê Bá Hiếu nổi dậy ở Đông Ngàn. Đăng Dung một mình giữ binh quyền, từng đánh được nhiều đám giặc lớn, uy quyền càng ngày càng thịnh, kiêu ngạo, đi đường thuỷ bộ dùng nghi vệ như vua, tự do vào cung cấm, sai em là Mạc Quyết giữ đạo binh túc vệ, con Dục Mỹ hầu Đăng Doanh giữ điện Kim Quang, giết hết người tâm phúc của nhà vua: thị vệ Nguyễn Cầu, đô lực sĩ Nguyễn Thọ và Đàm Cử. Chiêu Tông thấy tình thế ngày một bức bách, mưu ngầm với bọn Nguyễn Hiến, Phạm Thứ, hiệu triệu các tướng bô"n phương về đánh hỏi tội Đăng Dung, sai người đem mật chiếu đến Tây Kinh dụ cựu thần Trịnh Tuy đem binh cứu giá. Đêm 27 - 7 âl nám 1522, Nguyễn Hiến, Phạm Thứ vào cung cùng dự yến, canh hai đón Chiêu Tông ra đi đến Mộng Sơn (có sách chép Ôc Sơn) nay thuộc huyện Tùng Thiện, Sơn Tây, để thu xếp binh mã đánh Mạc. Sáng hôm sau, Đăng Dung mới biết vua đã xuất ngoại, sai Hoàng Duy Nhạc đem quân đuổi theo. Duy Nhạc đến Thạch Thất, bị quân sở tại bắt được, giết đi. Đăng Dung hội -các đại thần Lê Phụ, Lê Diêu (Chu) lập người em Chiêu Tông là Lê Xuân. LÊ CUNG HOÀNG - Lê Xuân lên ngôi, ấy là vua Lê Cung Hoàng. Chiêu Tông ở Sơn Tây. Các tướng và hào kiệt bốn phương nhận được mật chiếu, theo về nhiều. Riêng có Vũ Hộ được triệu, lại làm phản, dẫn 3.000 quân quy phụ Đăng Dung. Bọn Nghiêm 292
  19. Bá Kỳ, Nguyễn Xí. Phạm Tại đem người vùng Bắc Giang đến đóng ở phía tây Đông Ngàn cùng với tướng Hà Phi Ô (Phi Chuẩn, Phi Phụ?) chông nhau với quân Đăng Dung. ơ kinh thành, sỢ Chiêu Tông viện quân về đánh, Đăng Dung rước Cung Hoàng về đất Gia Phúc, nay là Gia Lộc, Hải Dương, vận tải hết báu vật trong thành và phong quan tiến tước cho vây cánh. Chiêu Tông trưng tập đưỢc khá nhiều binh, dẫn quân về ngự tại hành điện Thuỵ Quang, trăm quan tới triều, bôn phương hưỏng ứng. Các tướng chia làm 4 đạo quân, đóng tại các huyện Gia Lâm, Văn Giang, Đường Hào, cẩm Giàng, Lang Tài, Gia Định (Gia Bình), đánh quân Đăng Dung, chống nhau một tháng, không phân được thua. Lúc này, ba mặt tây, nam, bắc đều thuộc về Chiêu Tông. Đăng Dung tuy mượn tiếng Cung Hoàng chỉ giữ được một xứ Hải Dương. Sau đấy, Đăng Dung chia quân hai đường thuỷ bộ tiến đánh các xứ Đông Hà. Các tướng Lại Thúc Mậu, Nguyễn Dư Hoan, Nguyễn Định và Đàm Khắc Nhượng chia đóng các doanh chống giữ. Hai bên đang cầm cự, Đăng Dung dùng thuỷ quân đánh úp ban đêm, phá tan các doanh. Thúc Mậu và Dư Hoan thua chạy. Chiêu Tông may thoát nạn, chạy lánh đến dinh xã Nhân Mục. Sau đó, Chiêu Tông lại đốic quân về kinh. Đăng Dung còn vướng các tướng ở miền Bắc Giang nên không ngó tới đô thành. Tiếc rằng Chiêu Tông nghe lòi những hoạn quan là bọn Phạm Điền, không theo lời bàn các tướng, nên lòng người ly tán, mọi việc hỏng cả. Mùa đông nám ấy (1522), Trịnh Tuy cùng với Trịnh Duy Tuấn đem toàn bộ quân tam phủ Thanh Hoa gồm hơn một vạn quân ra cứu giá thì Chiêu Tông lại nghe lòi ly gián của bọn Phạm Điền, bắt Nguyễn Bá Kỷ là thuộc tướng của Trịnh Tuy đem giết đi. Trịnh Tuy tức giận ép Chiêu Tông bỏ Đông Kinh về Thanh Hoa. Các đạo quân cần vương, không người tài giỏi cầm đầu, tự giải tán. Thiên hạ thất vọng. Các tướng khởi nghĩạ bỏ đi ẩn. Trong khi Chiêu Tông bôn ba thì quân đội Đăng Dung ngày càng mạnh, bình định xứ Kinh Bắc, đánh phá Giang Vàn Dụ ở Thanh Oai. Năm 1524, Đăng Dung sai em là Đông Sơn hầu Mạc Quyết và các tướng Vũ Hộ, Nguyễn Như Quế phái quân đi đánh Trịnh Tuy. Quân Mạc đánh vào đầu nguồn Tây Kinh, chiếm được các huyện châu. Trịnh Tuy thua trận, buồn rầu rồi chết bệnh. 293
  20. Đăng Dung mạo chiếu giáng Chiêu Tông tước Đà Dương vương, tự thăng mình làm Bình Chương quân quốic trọng sự, thái phó Nhân quốíc công. Tháng 10 âl năm 1525, Đăng Dung tự làm đô tưống, dẫn tất cả thuỷ quân và bộ binh các doanh vào Thanh Hoa. Chiêu Tông chạy vào động An Nhân, núi Cao Trí, châu Lương Chánh. Đăng Dung bắt Chiêu Tông đem về ở Đông Hà, huyện Thọ Xương. Qua năm sau, sai Bùi Khê bá Phạm Kim Bảng đến giết đi. Vua Lê Chiêu Tông thực sự làm vua 7 năm, lưu vong bôn ba 4 nám, hưởng linh 24 tuổi, là vua tầm thường, không biết dùng người anh tài, chết thảm, tình cũng đáng thương. MẠC ĐĂNG DUNG THOÁN VỊ - Các tướng đóng quân ở Bắc Giang là bọn Hà Phi Ô (Chuẩn) lần lượt tan rã, đều bị giết. Đăng Dung lại giết luôn hết cả thảy các quan văn võ đã theo Chiêu Tông, không theo mình, kể cả em rể là Nguyễn Lĩnh. Đăng Dung giữ hết quyền thưởng phạt thăng giáng các quan lại cùng tướng sĩ. Cung Hoàng chỉ giữ hư vị, đổi niên hiệu là Thốhg Nguyên. Sang năm 1527, Đăng Dung tự tháng lên tước thái sư An Hưng vương, gia cửu tích. Tháng 6 âl năm ấy (1527), Đăng Dung ép Cung Hoàng nhường ngôi. Ngày 15 - 6, Cung Hoàng ban tò chiếu chỉ nhường ngôi báu cho người có đức. Cung Hoàng cùng thái hậu bị bắt giam ở cung Tây Nội, sau bị giết cả. Lê Cung Hoàng đế Xuân làm vua 5 năm, từ năm 1522 đến 1527 hoàn toàn chỉ có hư vị, do Đăng Dung đưa lên ngôi, lại bị Đăng Dung giết. Mạc Đăng Dung thu phục các triều thần vào bè cánh, mưu sự thoán đoạt, được nhiều người tùng đảng, hầu hết là võ quan. Cũng có những người phản kháng kịch liệt. Thượng thư bộ lễ Lê Tuấn Mậu bị cưởng ép vào chầu, dấu hòn đá trong tay áo, ném vào đầu Đăng Dung, rồi đành chịu giết chết. Đô ngự sử Vũ Duệ, tham chính sứ Nguyễn Huy Tưởng, quan sát sứ Nguyễn Tự Cường, đô ngự sử Kim Bảng, Ngô Hoan, thượng thượng thư bộ hộ Nguyễn Thiệu Tri, phó đô ngự sử Nguyễn Hữu Nghiêm, thị lang bộ lễ Lê Vô Cương, đều không chịu khuất, chửi vào mặt Đăng Dung, rồi nhảy xuông sông mà chết, hoặc hướng về Lam Sơn lạy rồi tự tử. 294
nguon tai.lieu . vn