Xem mẫu

  1. TRÂN XUÂN SINH Hiệu chính: Nguycn Hào Hùng (Hội ngliiên cứu Khoa hục Đ
  2. TRÀN XUÂN SINH VIỆT SỬ KỶ YỂU Hiệu đính: NGUYỄN h à o hùng NGÔ ĐÃNG LƠI NHÀ XUẤT BẢN HẢI PHÒNG
  3. LỜI NÓI ĐẦU Tập sách này khởi nguyên từ quá trình tìm tài liệu để viết lại tập gia phả họ nhà, nhân đó tôi đã soạn nên được bộ sách Thuyết Trần**’ (nói về nhà Trần) là sách chép lịch sử triều đại nhà Trần. Thòi xưa, Quốc sử quán là một cơ quan của nhà nước. Người viết sử không khỏi tư vị các vua chúa và các người cầm quyền chính. Chỉ có dòng vua ở ngôi mới là chính thông. Bất cứ ai chôhg đôi đều bị coi là giặc cả, dù không làm gì tàn dân, hại nước. Đến sử mới ngày nay, có tác giả không ưa chế độ quân chủ chuyên chế, lại cứ thấy vua chúa là đả kích, gọi hết thảy các vụ nổi dậy chông đối chính quyền phong kiến là khởi nghĩa, kể luôn cả người phản bội dân tộc, như Thân Lợi, Vũ Công Tuấn. Đây là hai thái cực, tưởng nên tránh cả. Lịch sử quốc gia dân tộc không phải chỉ là gia phả các dòng vua chúa, mà phải nói nhiều về đời sống của quảng đại quần chúng qua các thòi đại. Sử cũ thường chép đến cả gia đình các lãnh tụ quốc gia, mà chép được rất ít về tình hình xã hội, kinh tế văn hoá. Hầu hết các người viết sử Đông cũng như Tây, Nam như Bắc, xưa cũng như nay, đều có tật chung là chủ quan, phô trương quá mức những cái hay cái tốt, che đậy mọi cái yếu kém. Kính yêu ai thì phóng đại thêm công nghiệp, không ưa ai thì chê luôn cả tông chi, họ hàng cùng là thân thuộc. Ngột Lương Hợp Đài kéo quân sang đánh ta vào tháng chạp âm lịch năm 1257, giữa mùa đông hàn lạnh lẽo mà Bắc sử chép quân Mông cổ không quen chịu được khí hậu nóng nực xứ ta nên bị đau ốm, phải rút sớm về nước. (Sử gia Trần Trọng Kim vô tình cũng lầm theo). Quân đội Hồ Quý Ly từng chốhg cự lại quân Minh rất kịch liệt - theo Đại Việt sử ký toàn thư - mà các tập sử khác lại thường bỏ qua không nói đến. Học giả Trần Trọng Kim viết Việt N am sử lược khoảng năm 1920, dưới thòi Pháp thuộc và họ Nguyễn còn ở ngôi nên dù táo bạo kê nhà Tây Sơn là chính thông, khen vua Quang Trung là anh hùng cứu quốc, mà vẫn còn dè dặt khi bình phẩm các vua triều (•) Trần Xuân Sinh, Thuyết Trần, NXB Hải Phòng, 2003, 535 tr.
  4. Nguyễn, lại không nói được duyên cớ chính người Pháp sang đô hộ nước ta. Chúng đâu có sang đánh chiếm đất nước ta vì vua ta cấm đạo Gia Tô. Sử gia ngày nay có người không tiếc lời mạt sát các vua triều Nguyễn, tuy không oan, nhưng nặng nề quá. Biên soạn tập sách này, tôi cô" gắng khách quan khi chép sự việc, tránh những đều không đủ tin, vô lý, lệch lạc cùng khiếm khuyết. Rất tiếc không ghi chép lại được nhiều về sinh hoạt đại chúng qua các thời đại, do không tìm được nhiều tài liệu đáng tin, lại không dám viết theo sự suy luận, tưởng rằng suy luận chưa chắc hẳn đã đúng sự thực. Lại có những lòi luận về một sô" nhân vật lịch sử, phần lớn nhận định theo ý của các bậc tiền bối, tuy cũng có trình bày theo ý riêng trong mấy trường hỢp, như nói: Nếu người họ Trần không giành ngôi nhà Lý thì cũng có anh hùng hay gian hùng nào khác tranh quyền cướp nước; không cho vụ ám sát Ô Mã Nhi trên đường đưa y về nước là “phi nhân bất nghĩa”; việc gả Huyền Trân cho vua Chăm chỉ là một hành vi chính trị; cho việc vua Quang Trung mưu đánh chiếm Lưỡng Quảng của Trung Quô"c là điên rồ... Có thể có nhiều người không đồng ỹ tưởng, nghĩ khác thì mỗi người một ý. Đâu có phải chỉ ý riêng của mình mới là chân lý. Rất mong tập sách nhỏ này giúp ích được phần nào bạn đọc thông tỏ lịch sử nước nhà về các thời đại xưa. TRẦN XUÂN SINH Cẩn tư
  5. NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ĐVSKTT Đại Việt sử ký toàn thư ĐNQSDC Đại Nam quốc sử diễn ca LSVN Lịch sử Viẹt Nam VSTGCM Việt Sử thông giám cương mục VNSL Việt Nam sử lược âl âm lịch tr. CN trước công nguyên
  6. BẢN ĐỒ BÁCH VIỆT trên ngàn năm trước.C.N
  7. các THỜI ĐỢI LỊCH sđ Nước Tfl Từ khi người nước ta dựng nước, kể hàng ba, bôn ngàn năm, bị người Hoa phương bắc đánh chiếm cai trị mấy lần, sau lại bị người Pháp đô hộ, chịu khô sỏ biết bao nhiêu phen, thế mà sau lại khôi phục được nền tự chủ và vẫn giữ được tính đặc biệt của giống nòi mình, đủ tỏ ra rằng khí lực của người mình không kém hèn. Sử ký ghi chép những cơ hội gian truân, những sự biến chế của người mình đã trải qua và những công việc của người trước đã làm từ đòi nọ đến đời kia để cho người trong nước đều biết. Lịch sử nước ta có thế chia ra từng thời đại: I - Thời đại thưỢng cổ trước năm 208 tr. CN II - Thời đại B ắc thuộc (thòi đại Trung cổ) từ năm 208 tr. CN đến năm 939. III - Thời đại tự chủ từ năm 939 đến năm 1527. IV- Thời đại Nam B ắc phân tran h từ năm 1527 đến năm 1802. V- Thời đại cận kim từ năm 1802. Và từ năm 1945 là Thời đại hiện kim. (Phỏng theo Trần Trọng Kim trong Việt N am sử lược).
  8. THỜI ĐỢI THƯỢNG cổ KỶ TÍỀN SỬ Cách đây khoảng bô"n ngàn năm - tức 2000 năm trước công nguyên, tại miền đông châu Á, giáp biển, trong khi dân tộc Hán định cư trên khu vực giữa Hoàng Hà và Dương Tử giang, dân tộc Miêu vùng bắc Hoàng Hà thì tại miền nam Dương Tử giang có nhiều bộ lạc thuộc nhiều sắc tộc lập nghiệp. Người Hoa gọi chung là Bách Việt: Ô Việt ở Triết Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Dương Việt ở Giang Tây, Nam Việt (hay Đông Việt) ở Quảng Đông (ngày nay người Hoa còn gọi tỉnh Quảng Đông là tỉnh Việt). Đất nước ta xưa -gồm Bắc Việt và bắc Trung Việt ngày nay là Lạc Việt. Bắc sử có chép: Thòi đại Thần Nông, ở miền nam Trung Quốc có nước Xích Quỷ, sau chia ra làm B ách Việt. Xích Quỷ không có nghĩa là con quỷ đỏ. Xích là màu đỏ, theo Ngũ hành thuộc Hoả, phương nam. Quỷ là một ngôi sao trong nhị thập bát tú, ở về phương nam. Gọi là Xích Quỷ để chỉ khu vực rộng lớn xa xám ở phía nam, không hẳn là tên một nước. Dân Bách Việt đã sớm biết trồng cây lúa nước. Người Hán khi nói đến Việt thì dùng chữ Việt bộ mễ , có nghĩa là bèn (mễ là gạo). Sau người Việt tự cường, dùng chữ Việt ^ là vượt. Các xứ Bách Việt được thiên nhiên ưu đãi, ít phải chông chọi với thú dữ và tranh chiếm đất đai lẫn nhau, không cao cường võ nghệ, không có khí giới sắc bén nên bị người Hán phương bắc thôn tính, rồi dần dà đồng hoá với họ. Xứ ta ở miền nam xa xôi không bị đánh chiếm sớm, sau cũng sa vào vòng Bắc thuộc hơn một ngàn năm. Nhưng do có ý chí dân tộc hùng mạnh, người nước ta lại khôi phục được nền độc lập. Tự hào về việc sớm biết trồng lúa nưóc trong khi người Hán còn du mục và có trồng ngũ cốc thì năng suất thấp và ít chất bổ dưỡng, người nước ta xưa chép sử nói; Vua khai quốíc là con cháu Thần Nông, được phong cai trị miền nam gồm châu Kinh và châu Dương (Kinh Dương vương), địa giới phía bắc đến hồ Động Đình, phía tây giáp Ba Thục. Vua xứ Lạc (Lạc Long Quân) lấy con gái
  9. vua xứ Âu (Âu Cơ) sinh một trăm trai (?!), cử đi cai trị trăm xứ Việt. (Người xưa lầm Bách Việt là thuộc nước ta cả). TÊN NƯỚC GIAO CHỈ - Ngưòi Trung Quốc xưa quen gọi nước ta là Giao Chỉ. Nhiều người lầm cho là người nưóc ta xưa có hai ngón chân cái xoạc ra, khi đứng thì giao nhau. Thực ra thì không phải thế. Chỉ một sô" rất ít người nước ta có ngón chân cái như vậy (lác đác gặp ở vùng Bắc Ninh, Phúc Yên) chứ không phải nòi giõhg ta đều như thế. Tại các nước khác ở châu Á và châu Phi, đôi khi cũng có người có tật như vậy. Tiếng Giao Chỉ có nguồn gôc từ xa xưa. Theo thiên Vũ Cống, kin h Thư thì khi Hạ Vũ lên ngôi vương Trung Quốc (thế kỷ XXII tr. CN) cử các phái đoàn đi khảo sát mọi nơi xa gần, định biên giới, chia nước làm 9 châu, cắt người cai quản và nạp công hàng năm cho vương triều. Qua vùng Lĩnh Nam, phái đoàn đi sâu xuông phương nam, thấy đất còn hoang vu, vô chủ, nhiều bùn lầy, rừng cây rậm rạp, người rất thưa thớt và lạc hậu, còn dùng đồ đá. Có giông giao long hung dữ làm chúa tể. Họ bèn đặt tên đất này là G iao C hỉ và ghi là khuyết địa (đất không ai quản lí, không thu được công phẩm, tạm đặt ngoài cương vực của vương triều). Chữ Hán viết giao chỉ, chữ. g iao ^ bộ ^ trùng. Trùng là sâu bọ, cũng chỉ con vật nhỏ. Đây chỉ con giao long, loài bò sát, giông con thuồng luồng. Chữ chỉ theo Tân biên H oa - Việt tự điển là dấu vết in sâu trên mặt đất. Có sách viết có nghĩa là vùng đất giao nhau, cũng đọc là Giao Chỉ. Cũng như tiếng Xích Quỷ người Hoa xưa quen gọi Giao Chỉ có nghĩa là vùng đất xa xôi, không hẳn là một tên nước. Tiếng Giao Chỉ sau là tên một bộ thời vua Hùng. Nhà Hán đặt tên Giao Chỉ một quận là xứ Bắc Kỳ ngày nay. Nhà Tốhg phong cho các vua Đinh, Lê, Lý là Giao Chỉ quận vương. Sau có đổi là An Nam quốc, nhưng các vua Nguyên, Minh vẫn quen gọi nước ta là Giao Chỉ. Có những nước khác thòi xưa cũng gọi nước ta là Giao Chỉ. TÊN XỨ LẠC VIỆT - Thời đại thưỢng cổ, xứ ta có tên là xứ Lạc Việt, một xứ trong Bách Việt. Tiếng lạc có nguồn gốc từ chim lạc (nay gọi là hạc) do người xưa đã theo đường di trú của chim lạc mà đến lập nghiệp tại nơi này.
  10. Lạc là giống chim án tôm cá, to con, mỏ dài, chân cao, sải cánh rộng, có thói quen di trú, cùng họ vội giang, sếu, cò. Có tiếng kêu cạc, lạc nên gọi là chim lạc. Thòi đại xa xưa, khoảng hai ngàn năm trước công nguyên, ở vùng đồng lầy lưu vực sông Âu, tỉnh Triết Giang bên Trung Quốc ngày nay, cư dân là người Việt tộc có gốc gác Mônggôlôít lai Miến Tạng sinh sông, hành nghề đánh cá. Cũng có săn bắn chim muông và trồng trọt hoa màu ít nhiều. Thức ăn chính thì ngoài tôm cá có trứng chim lạc. Nơi đây quần tụ vô vàn giốhg chim này. Chúng đẻ trứng vung vãi khắp bò nước. Đòi sống của con người eo hẹp, chẳng có chi trù phú mấy. Đàn chim hàng năm, cứ đến mùa đông, có gió bắc thì bay đi hết về phương nam. Người ở lại phải chịu rét mưốt, lại thiếu thốn lương thực, tôm cá ít, trứng chim không còn, phải đào củ, hái rau rừng ăn tạm. Đến khi có gió nam, đàn chim lũ lượt bay về, béo tốt, lại đẻ nhiều trứng. Năm nào cũng như thế mãi. Hành động của chim ảnh hưởng đến con người. Chúng bay đi, hết mùa rét lại trở về, mạnh mẽ hơn trước. Thế thì nơi chúng đến phải là miền trù phú, có đầy rẫy lương thực nuôi sống con người và động vật. Không lẽ cứ ở nơi nghèo nàn này mà chịu đói rét mãi, chi bằng theo hướng đi của chim lạc, tìm nơi đất lành, may ra có khấm khá hơn. Có những trai tráng hăng hái đi xa tìm nơi dễ làm ăn sinh sốhg. Công cuộc buổi đầu ra đi thăm dò được tổ chức với các con thuyền độc mộc vượt biển, theo luồng gió bắc và hướng đi của chim lạc, xuôi xuống miền nam. Các đọàn di cư thám hiểm đi đến vịnh Bắc Kỳ khi ấy còn ăn sâu vào đất liền đổ bộ vào lưu vực sông Hồng và sông Mã, thấy ở đây mọi sự đều tốt đẹp, còn hơn cả những điều từ trước vẫn hằng trông đợi. Cây CỐI tốt tươi. Hươu, nai, hoẵng, lợn, gà rừng rất nhiều. Hồ, đầm lại đầy rẫy tôm cá. Đất lại màu mỡ, mầm khoai sọ bỏ xuốhg thì chỉ vài tháng đã thu đưỢc chùm củ hàng ôm. Người bản địa thưa thớt và lạc hậu, còn dùng đồ đá, chưa biết đến kim khí. Do không có sự va chạm quyền lợi nên không có những vụ xua đuổi đánh giết nhau giữa thổ dân và dân di cư đến lập nghiệp. Tất cả hứa hẹn đời sốhg ấm no. Rất sung sướng khi tìm được đất mới tốt lành, di dân liền khai thác vùng Giao Chỉ bấy giò còn gần như hoang dã. Sốhg chung hoà bình vối người bản địa, chỉ bảo cho họ những cách săn thú rừng, đánh bẫy chim, bắt tôm khéo léo hơn những cách làm ăn của họ trước kia. Đến khi có gió nam, nhiều người trở vê' đất cũ, 10
  11. khuyến cáo đồng bào đi lập nghiệp tại ndi đất hứa. Mọi người đều nô nức đua nhau ra đi, mong cải tạo đòi sốhg cho được tốt đ^p. Từ đấy, hàng năm cứ đến mùa có gió bắc, người người lũ lượt kéo nhau vượt biển đi lập nghiệp tại phương nam, xứ sở mới phồn thịnh. Do người di cư theo hướng đi của chim lạc mà đến nện gọi là Lạc dân, ruộng đất họ khai thác được gọi là Lạc điền. Dân Lạc nhập cư cùng với dân bản địa giông Anhđônêdiêng cùng nhau sông chung trên đất Giao Chỉ, tạo nên giốhg người Kinh Việt Nam, không giốhg như mọi dân Bách Việt khác, cũng khác hẳn với giông người Hán. HỒNG BÀNG LÀ TÊN MỘT THỜI ĐẠI HAY MỘT DÒNG HỌ NHÀ VUA - Quốc sử xưa chép: Vua khai quốic dựng nghiệp họ Hồng Bàng. Chữ Hán hồng là chim hồng, họ Hồng, lại có nghĩa là to lớn, đồng nghĩa với chữ / i . B àng còn v iế t ^ y !^ cách nào đều có nghĩa là hậu hĩ, đầy đặn, lại còn có nghĩa là lẫn lộn, rốì beng, tạp nhạp. Các còn đọc là m ang vẫn đồng nghĩa. Chữ lại còn đọc là mông, nghĩa là, mông lung, không rõ ràng. Người xưa giảng Hồng Bàng là họ to lớn. Theo thiển ý, có lẽ rằng người đầu tiên viết Hồng Bàng, còn đọc là hồng mang, hồng mông theo nghĩa sau để chỉ thời đại, tựa như hỗn mang, là đòi thượng cổ xa xăm, mọi sự việc không truyền lại được rõ ràng, rành mạch. Chỉ đây là tên dòng họ, e có sự lầm chăng. Chừng như thời ấy có thể người nước ta chưa có mang tên họ. Phải chăng có thòi đại hồng bàng, hồng mang, hồng mông, mà không có họ Hồng Bàng? KỶ CÁC VUA HÙNG Thòi đại xa xưa, khoảng trước sau một ngàn năm tr. CN, các thị tộc Lạc quy tụ thành bộ lạc, có Lạc tướng đứng đầu. Nhiều bộ lạc hỢp thành liên minh bộ lạc, có thể là tiểu quốc sơ khai, có Lạc hầu chỉ huy. Lãnh chúa tựa như những tù trưởng đòi sau, chưa có sự xưng là vương. Thời ấy, chỉ có vua Trung Quốíc Hạ, Thương, Chu mới xưng là vương. Do đất rộng, ngưồi thưa, việc giao dịch giữa các bộ lạc, cũng như các tầng lớp dân chúng đơn giản nên rất ít có sự va chạm giữa các tổ chức hành chính. ĐVSKTT chép: Đời Hồng Bàng, Kinh Dương vương, Lạc Long Quân và mười tám vị Hùng vương trị vì từ năm Mậu Tuất đồng 11
  12. thòi với Đế Nghi bên Trung Quốc đến năm Quý Mão tức năm thứ 37 đời Chu Noãn vương (2869 - 258 tr. CN), cộng 2622 năm, mỗi vị ỏ ngôi 240, 250 năm. Vô lý! Thời gian này, bên Trung Quốic có các triều đại Thần Nông, Ngũ Đế, Đường, Ngu, Hạ, Thương, Tây Chu, có hàng một trăm mấy mươi vua. Ngọc p h ả đền Hùng ỏ xã Hy Cương, Phú Thọ, do Nguyễn Cô" soạn năm 1472 chép dòng vua Hùng khoảng trên năm mươi đòi, tồn tại trên 2500 năm. Theo một câu đối thò ở đền Hùng thì triều Hùng gồm bô"n mươi hai vua. Các điều này đều không đủ tin. Việt sử lược chép: Đời Chu Trang vương (697 - 682 tr. CN, ở bộ Gia Ninh có ngưòi giỏi học thuật, thu phục được các bộ lạc, lên làm vua, xưng là Hùng vương. Xét có thể gần sự thật lại phù hỢp với thần tích xã Tiên Lát, Bắc Giang chép vua Hùng dựng nước năm 660 tr. CN. Sử nước ta có lẽ chỉ mới bắt đầu từ đây. Còn về trước nữa đều là truyền thuyết thời đại hồng mang, muôn phục nguyên cần phải bổ sung tài liệu khảo cổ học. Khoảng thế kỷ thứ VI hay sớm lắm là thế kỷ thứ VII tr. CN, dân Lạc Việt có người anh hùng ở bộ Gia Ninh (Vũ Ninh, Bắc Ninh?) đa mưu túc trí, tài cao dũng lược, thu phục được các bộ lạc, khai cơ sáng nghiệp, dựng nên một nước có quy mô rộng lớn, tổ chức hoàn bị, tự xưng làm vua, lấy hiệu là Hùng vương, sử chép quốc hiệu là Văn Lang. Có thể vì người Trung Quốc thấy người nước ta xâm vẽ mình nên gọi là người Văn Lang, đất nước cũng gọi là Văn Lang. Đô kỳ đóng ở vùng phủ Lâm Thao, Phú Thọ bây giò, đời sau di về huyện Bạch Hạc, Vĩnh Yên, xưa đều thuộc Phong Châu. Giúp vua trị nước có các Lạc hầu, Lạc tướng. Con trai vua gọi là quan lang, con gái gọi là mỵ nương. Quan coi việc gọi là bồ chính. Lãnh thổ gồm Bắc Kỳ và bắc Trung Kỳ ngày nay đến đèo Hải Vân. Đất nước chia làm mười lăm bộ (tựa như tỉnh). Quốc sử có chép tên và vị trí các bộ. Tên bộ chữ Hán gần với tên các hạt sau này, có thể là do người sau tự đặt ra. Đòi bấy giò đời sông đơn sơ, phong tục giản dị. Dụng cụ còn bằng đồng thau, chưa biết đến dùng sắt. Buổi đầu chưa có chữ, người ta thắt nút dây hay khắc vạch dấu trên tre, gỗ, xương làm dấu vết sự việc. Gia đình tổ chức theo phụ hệ, có tục ăn trầu, nhuộm răng đen như người Thái, người Mã Lai. Y phục thường thì đàn ông đóng khô", đàn bà mặc yáy, khác với người Hán bên Trung Quốic. Phần đông dân chúng hành nghề đánh bắt cá sông và biển. 12
  13. Tóc cắt ngắn, mình mẩy xăm vẽ hình thuỷ tộc do để khi ngâm mình xuốhg nước, các giông giao long, thuồng luồng lầm là đồng chủng, không làm hại. Cũng có sán bắn và đánh bẫy muông chim nhưng không nhiều, v ề canh nông, người Lạc Việt đã sốm biết lợi dụng thuỷ triều lên xuốhg, trồng cấy cây lúa nước nơi ruộng thấp, ơ miền trung, thượng du có lốì làm rẫy, đao canh thuỷ chủng, chặt cây rồi đốt đi, xối đất, cuốc cỏ, tưới nước vào cho thối lá cây cỏ, đổ bùn, rồi đào hô", gieo hạt. Các vua nôi nghiệp sau cũng xưng là Hùng vương trị nước hơn 400 năm. Không rõ có bao nhiêu vỊ, cùng một hay nhiềũ dòng họ. Quốc sử chép có mười tám đòi vua có lẽ cũng gần sự thật. Có sách chép hiệu các vua Hùng là Hùng Võ, Hùng Uy, Hùng Hy... vương, chừng như phỏng theo hiệu các vua nước sở. Theo thần tích xã Tiên Lát, huyện Việt Yên, Bắc Giang thì vị vua đầu tiên mỏ nước (Quốc tổ) tên là Đức, người xã này xưng vương năm 660 tr.CN, có hiệu là Hùng Tạo vương. Không có tập sử sách xưa nào chép việc này. Có sách chép Tạo vương là vua Hùng thứ 15. Thần tích có thể thật, nhưng không chắc chắn hẳn đã là thực. Việc này còn cần phải xét lại. Thòi đại bấy giờ, bên Trung Quốc là thời Xuân Thu Chiến Quốc. Nhà Chu suy, chư hầu mạnh lên thôn tính lẫn nhau, hỢp nhiều nước nhỏ thành nước lớn, loạn lạc lung tung. Nước ta không bị xâm lược do xa các cường quốc và cũng đã có được quân đội mạnh. Thân thuộc nhà vua và tướng sĩ các nước bị phá không phục kẻ chiến thắng, chạy sang miền nam. Đây là trường hỢp dân Ngô, Việt, sở chạy sang quy phục Hùng vương, đem chữ Hán, lễ nghi, phong tục người Hoa, truyền bá ảnh hưởng đến triều đình và các quý tộc nên mới có việc gọi các chức vụ và địa hạt bằng tiếng Hán. Hiện nay, tại xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, còn có phần mộ và đền vua Hùng. Tại huyện Bạch Hạc, Vĩnh Yên có đền lớn thờ các vua Hùng tương truyền dựng trên nền cung điện xưa. Các Hùng vương là những vị vua có thật đời thượng cổ hồng mang. Sơ sử chỉ ghi chép qua loa sự việc về đại cương. Các vị Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh có thể là những người có thật mà đã được thần thánh hoá. Truyện cốhg rùa vàng lên vua Nghiêu khá mơ hồ. Việc sứ giả Việt Thường 13
  14. dâng bạch trĩ lên Chu Thành vương (1104 - 1068 tr. CN) chắc có thật. Đất Việt Thường nay là các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, xưa là một bộ miền cực nam nước Văn Lang, có thể có thuyền vượt biển đi sang Trung Quốc được. Khoảng cuối thế kỷ thứ III hoặc đầu thế kỷ thứ II tr. CN, vua Hùng CUỐI cùng, s ử chép là đời thứ XVIII bị vua Thục nước Âu Việt đánh bại, bị diệt.' KỶ NHÀ THỤC ơ phía đông bắc xứ Lạc Việt có xứ Âu Việt gồm đất các tỉnh Lạng Sơn và Hải' Ninh nưốc ta ngày nay và châu Khâm, châu Liêm tĩnh Quảng Đông (Trung Quốc), sau có thời gọi là quận HỢp Phô", có họ Thục làm lãnh chúa. Khoảng cuôl thế kỷ thứ III tr. CN, Thục vương Phán đánh chiếm đất nước Văn Lang, hỢp nhất đất Âu Việt và Lạc Việt, gọi là nước Âu Lạc, xưng là An Dương vương. ĐVSKTT chép: Xưa Thục vương cầu hôn Mỵ Nương, con gái Hùng vương, bị nghi là mưỢn cớ dòm ngó Văn Lang, không đắt, để lòng oán giận, dặn lại con cháu phải kiêm tính đất nước ấy. Đến cháu là Phán dũng lược mổi đem quân sang đánh. (Đây chỉ là sự viện ra cho có cớ. Thực sự, Thục Phán xâm lăng chiếm đất lân quô"c để mở rộng thêm đất đai, như các chư hầu bên Trung Quốc thòi ấy). ĐVSKTT lại chép: An Dương vương là người Ba Thục. (Đất nước này nay là tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốic). VNSL theo VSTGCM bác bỏ thuyết này, nói đất Ba Thục đã bị nhà Tần chiếm từ lâu, đâu còn vua nào nữa. Thục chỉ là họ độc lập ỏ gần nước Văn Lang. Ngưồi theo thuyết trước lại cho rằng sau khi Ba Thục bị chiếm, con cháu vua nước này chạy xuông phương nam, lập nên nước Thục trên đất Âu Việt. Non sông đổi chủ, các Lạc hầu, Lạc tưống trước thuần phục vua Hùng thì bây giò lại triều công vua Thục. Còn quần chúng nhân dân thì gần như không có gì thay đổi, thời nào thì cũng phải đóng tô thuế, chịu sưu dịch. Do không bị áp bức gì mấy, mà ngôn ngữ, phong tục Âu Việt cũng không xa lạ nên người Lạc Việt không hận thù nhà Thục chiến thắng. 14
  15. An Dương vương đóng đô ỏ thành cổ Loa, trên đất Văn Lang cũ, thuộc huyện Đông Anh - Phúc Yên, nay thuộc ngoại thành Hà Nội. Loa Thành là một công trình kiến trúc vĩ đậi, từ ngoài đi vào thì xoáy trôn ốc nên có tên gọi thế, gồm ba vòng trong ngoài cao rộng, có sông Hoàng chảy qua thuận lợi cho việc đi lại trong vùng xuôi sang sông cầu và sông Thái Bình. Thành luỹ có nhiều vọng gác là nơi đóng quân kiên cố. Thục vương dùng tướng Cao Lỗ (có sách chép Cao Thông) chế ra kiểu nỏ bắn ra được nhiều tên có mũi bằng đồng. Bấy giờ là thứ khí giói tiến bộ, rất lợi hại, giúp cho quân sĩ giữ nước. Dưới triều vua Thục, nước ta có Lý ỏng Trọng, người Từ Liêm, vóc to lốn, có sức mạnh phi thường, sang làm quan nước Tần đến chức tư lệ hiệu uý, chốhg giữ quân Hũng Nô. Ngang với thòi gian vua Thục trị vì bên ta thì bên Trung Quốc, nhà Tần thôn tính sáu nước, thông nhất thiên hạ. Tần Thuỷ Hoàng bỏ chế độ phong kiến, lập ra chế độ trực trị, còn gọi là chế độ quận huyện: Việc cai trị các địa hạt xa gầư đều do quan lại triều đình bố dụng, có thuyên chuyển, thăng giáng, cách bãi. Nâm 218 tr. CN, Tần Thuỷ Hoàng sai hiệu uý Đồ Thư đem 50 vạn quân, chia ra làm năm đạo, kéo xuốhg phương nam đi đánh Bách Việt. Chúng phải vất vả lắm mới kéo nhau đến đất Việt: Mân Việt, Tây Âu... giết quận trưỏng Dịch Hu Tông, chiếm đất Lĩnh Nam, lập ra các quận Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Quảng Tây và Tượng (miền tây Quảng Tây và đất Quý Châu). (Có sử gia ta đã lầm Tượng Quận là đất Âu Lạc, Quế Lâm là đất Lâm Âp). Người Việt Tây Âu không chịu khuất phục, kéo nhau vào rừng tổ chức kháng chiến, cử người tuấn kiệt làm chủ tưống, ngày lui đêm đánh, quấy phá quân Tần. Họ đưỢc quân dân Âu Lạc tích cực giúp đỡ. Tình thế quân Tần gay go. Hành động này không phải là cử chỉ hào hiệp chỉ vì ở trong tình thế phải giúp người để giữ mình, môi hở thì răng lạnh. Năm 214 tr. CN, để giúp cho quân sĩ đang chiến đấu mệt nhọc, Tần Thuỷ Hoàng cử Nhâm Ngao (còn có âm là Hiêu) sang làm đô uý quận Nam Hải và Triệu Đà làm huyện lệnh Long Xuyên (thuộc Nam Hải), đem thêm 10 vạn dân nghèo, loại tù tội, buôn đồ vặt, ở rể... sang cho ở lẫn với người bản xứ, nhằm trấn an họ. Quân dân Tây Âu vẫn tiếp tục kháng chiến mãnh liệt. Quân Tần luôn luôn bị đánh phá thiệt hại nhiều, ăn không ngon, ngủ không yên. Trong suốt mười năm, đàn ông không cởi giáp, đàn bà 15
  16. phải chuyên chở, khổ không sông nổi. Nhiều ngưòi tự thắt cổ ở cây trên dọc đường. Hiệu uý Đồ Thư cũng bị giết. Có thể có việc quân Tần đã đánh sang Âu Lạc và bị khôn. Tổ chức định cư cho đám di dân xong, Nhâm Ngao và Triệu Đà chuyển sang đánh Âu Lạc. Nám 210 tr. CN, Ngao và Đà dẫn quân xâm lược nước ta. Ngao đóng quân ở Tiền Giang nay là bến Đông Hồ - Bắc Ninh. Đà đóng quân ở núi Tiên Du nay thuộc Bắc Ninh. Nhiều trận đánh nhau lớn diễn ra ở vùng này và gần thành Cổ Loa. Quân dân Âu Lạc giữ vững trận thế, địch nao núng không tiến lên đưỢc. Ngao bị bệnh, vội trở về Nam Hải. Đà cô" đánh, bị thua luôn, lui về Vũ Ninh, sai sứ sang xin giảng hoà và xin kết thông gia. An Dương vương thuận cho. Con Đà là Trọng Thuỷ lấy Mỵ Châu, sang ở rể. Trọng Thuỷ khéo chiều chuông vua, dò biết được địa thế và tình hình quân sự bên ta, lại bày những trò vui khiến vua Thục dam mê đàn hát yến ẩm, sao nhãng việc võ bị, không dùng tướng tài Cao Lỗ. Cuối năm 210 tr. GN, Tần Thuỷ Hoàng băng. Nông dân Trung Quốc khắp nơi nổi dậy chông đối nhà Tần bạo ngược. Tướng tá Tần ở vùng xa xôi nhiều người đua nhau cát cứ. Nhâm Ngao ở Hoa Nam, bàn với Đà: Đất Phiên Ngung dựa núi cách sông, phía đông phía tây đều mấy ngàn dặm. Ta nên nhân cơ hội dựng nghiệp vương, làm chủ một phương. Ngao không thọ, Đà thống lĩnh quân đội, lập bè đảng, chặn các đường hỢp binh để tự giữ, giết các trưỏng lại nhà Tần, đem thân thích phe phái làm thái thú, được các châu quận hưởng ứng. Năm 208 tr. CN, Triệu Đà đem quân sang đánh Âu Lạc. An Dương vương thì sau chiến thắng lần trưốc, tự coi mình anh hùng, ăn chơi quá độ, việc võ bị bỏ sơ khoáng nên bị quân Triệu đánh thua, chạy ra biển Diễn Châu, nhận rõ con gái phản bội, giết đi, rồi nhảy xuốhg biển tự tử. Sau quân dân Âu Lạc theo tướng Cao Lỗ chông lại quân Triệu, cũng không lại. Họ Thục làm vua một đồi trong 50 năm. Quốc sủ chép: Triệu Đà đánh An Dương vương lần sau năm 208 tr. CN, tức sau lần trước hai năm, trưốc khi lên ngôi xUng hoàng đế. Bắc sử lại chép Triệu Đà thôn tính Âu Lạc sau khi quy thuận nhà Hán lần thứ hai, tức sau năm 179 tr. CN, tức sau lần trưốc đến 30 năm. Bắc sử chép sai thời gian chăng? 16
  17. Theo ĐVSKTT, Thục Phán đánh lấy nưốc Ván Lang năm 257 tr. CN, bị Triệu Đà đánh thua năm 208 tr. CN, làm vua được 50 năm. Theo Bắc sử thì Triệu Đà chỉ thôn tính Ảu Lạc sau khi quy thuận nhà Hán lần thứ hai, tức là sau nàm 179 tr. CN. Nếu vậy thì An Dương vương đã trị vì đến 80 năm và phải thọ trên 100 tuổi. Bắc sử chép: Tần Thuỷ Hoàng sai Đồ Thư đi đánh Bách Việt gặp nhiều khó khăn, khôn quẫn, chứ không nói đi đánh Giao Chỉ. Không rõ quân Tần có xâm nhập đất nước ta hay không. Sử gia có người cho là có. Nói người nưốc ta không phục, bỏ trôn tránh, không chịu cung ứng lương thực cho quân xâm lăng. Chúng bị thiếu thôn cái ăn, lại là người xứ lạnh, rất khổ sở về khí hậu nóng nực phương nam ta. Nhiều kẻ bị đau ô"m. Quân ta mới nổi dậy đánh đuổi chúng. Có thể người viết thê do tự ái dân tộc, chủ quan, muôn nói lên rằng đồng bào ta xưa lần thứ nhất đã chiến thắng bạo Tần, đời sau nhà Trần lại lần đầú tiên chiến thắng quân Mông cổ hùng mạnh. Xét việc dân ta đánh lui quân Tần không chắc chắn có thực vì khắp trong nước không đâu có đền thờ Dịch Hu Tông, người lãnh đạo kháng Tần. Có sách chép; Quân Tần xâm nhập đất Âu Lạc. An Dương vương phải chịu quy phục, nộp công phẩm và dâng hiến tướng tài Lý ông Trọng. Việc này xét không có thực. Người viết đã lầm Tượng Quận là đất ta và đất Champa. Lại có thuyết Thục Phán là dòng dõi vua Ba Thục. Nước Thục bị nhà Tần diệt. Con cháu nhà vua Thục chạy xuông miền nam. Phán đến Văn Lang nương nhờ Hùng vương XVIII. Là tướng tài, Phán đẩy lui được quân Tần sang xâm lăng. Đại thắng giặc mạnh, Phán bức bách vua Hùng nhường ngôi. Làm vua Âu Lạc 24 năm, sau bị Triệu Đà đánh thua. 17
  18. THỜI ĐỢI BHC THaộC KỶ THUỘC NHÀ TRIỆU TRIỆU VŨ VƯƠNG - Triệu Đà, người Hoa gổic huyện Chân Định, làm quan nhà Tần, lĩnh chức Long Xuyên lệnh, sau thay Nhâm Ngao làm Nam Hải uý. Nhà Tần suy, Đà chiếm giữ đất ba quận Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (huyện Minh Quý - Quảng Tây) và Tượng Quận (miền tây Quảng Tây và phần đất Quý Châu), năm 207 tr. CN, tự xưng làm vua, đặt tên nước là Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung, gần thành Quảng Châu bây giò, lấy hiệu là Triệu Vũ đế. Đốĩ với ta, Triệu Đà là kẻ xâm lăng cướp nước. Do có tên nước là Nam Việt nên sử gia ta xưa đã lầm, chép là vua chính thông, khai sáng cơ nghiệp. Thời Hậu Lê, Ngô Thì Sĩ đã cải chính mà người sau vẫn gọi là vua ta. Người Hán cho Nguyên, Thanh xâm lược là vua họ, vì đóng đô trên đất Trung Quốc cũ. Nhà Triệu đóng đô bên ngoài đất Ảu Lạc, nếu ta nhận nhà Triệu là vua ta thì Hán, Đường cũng là vua ta cả. Năm 206 tr. CN, Hán Cao Tổ thông nhất Trung Quốc. Việc cai trị vẫn theo chê độ trực trị quận huyện, riêng các vùng xa xôi còn giữ chế độ phong kiến (theo nghĩa hẹp). Năm 196 tr. CN, sứ nhà Hán Lục Giả sang dụ nhà Triệu quy thuận nhà Hán. Đà thoạt đầu không chịu nhưng sau biết thế nhà Hán mạnh nên chịu nghe theo, chỉ còn xưng là vương. Đến lúc Lữ Hậu cầm quyền, cấm bán đồ sắt cho dân Nam Việt, Đà tức giận cắt đứt quan hệ với nhà Hán, lại xưng hoàng đế, đem quân đi đánh đất Trường Sa. Bên Hán sai Chu Tác đem quân đánh Nam Việt. Binh sĩ Hán không quen thời tiết chết hại nhiều. Năm 180 tr. CN, Lữ Hậu chết, nhà Hán bãi binh. Hán Ván đế lên ngôi. Đà trở lại quy thuận nhà Hán. (Bắc sử chép sau vụ này, mặt bắc đã yên, Đà mới quay về phương nam, thôn tính Ảu Lạc). Triệu Đà thống trị Âu Lạc, chia đất làm hai quận: Giao Chỉ (Bắc Việt) và Cửu Chân (Bắc Trung Việt ngày nay). Mỗi quận đặt chức điển sứ giữ việc cai trị, thu công phú và chức tả tướng chỉ huy quân đội trú phòng, nói là để giữ trị an cho dân chúng, thực 18
  19. sự là để đề phòng dân bản xứ nổi dậy chốhg đốì. Phần lớn các nhà quý phái Lạc hầu, Lạc tướng, lại đổi chủ, phục tùng vương triều nhà Triệu nhưng bị đặt dưới quyền kiểm soát của điển sứ, tuy không chặt chẽ lắm. Nhân dân phải đóng góp nhiều hơn trước phần nào để trả lương quan lại, binh sĩ trú phòng. Do không nặng nề lắm nên không có sự thù oán Dưới triều nhà Triệu, có sự truyền bá chữ Hán và lễ giáo phong tục của Trung Quốc sang bên ta. Ánh hưởng văn hoá Hán không sâu rộng mấy, chỉ đến tầng lớp quý tộc. Duy có sự tiến bộ về nông nghiệp; Người nước ta biết dùng đồ sắt như cày, bừa, mai, cuốíc thay đồ đồng thau nhưng các nông cụ này phải mua đắt của người Hán. Năm 137 tr. CN, Triệu Vũ vương băng, ở ngôi 70 nám, thọ 121 tuổi (?!). Vũ vương là người anh hùng nhưng các vua kế nghiệp: Văn vương Hồ, Minh vương Anh Tề đều hèn kém. TRIỆU VẢN VƯƠNG - Cháu Vũ vương là Hồ, con Trọng Thuỷ, nôl ngôi, tức là Triệu Văn vương. Văn vương nhu nhược. Năm 135 tr. CN, quân Mân Việt kéo sang đánh. Văn vương không chốhg cự, sai sứ sang cầu cứu Hán triều theo lời ước trước. Hán Vũ đế sai Vương Khôi và Hàn An Quốc cử quân đi đánh Mân Việt. Người nước này giết quốc vương xin hàng. Nhà Hán nhân dịp vòi Văn vương sang hầu để dụ dỗ đem nước phụ thuộc Hán. Tướng Lữ Gia khuyên không nên đi, nên sai con là Anh Tề sang làm con tin. Anh Tề ở Hán mười năm, chịu ảnh hưởng Hán, lấy Cù thị, người Hàm Đan đất Hán. Năm 125 tr. CN, Triệu Văn vương khuất, ở ngôi 12 năm, thọ 52 tuổi. TRIỆU MINH VƯƠNG - Anh Tề về nốỉ ngôi, ấy là Triệu Minh vương. Phong Cù thị làm hoàng hậu, con Cù thị là Hưng làm thái tử. Cù thị thường khuyên Minh vương theo về Hán. Thị lại có quan hệ xấu với viên quan nhà Hán là An Quốc Thiếu Quý, mỗi lần về kinh Trường An bắt đem theo nhiều người Việt bán làm nô nên bị triều thần không ưa. Thị càng có ý đem Nam Việt nộp cho nhà Hán. Bấy giò vua Hán Vũ đế cường thịnh, cương quyết xâm chiếm Nam Việt, nắm được chỗ yếu của nhà Triệu, ra tay tổ chức công cuộc xâm lược, sai sứ sang dụ dỗ Minh vương dâng đất, sẽ được lĩnh một chức quan như chư hầu nội địa Hán. Tể tướng Lữ Gia, người Lạc Việt và một sô" 19
  20. triều thần bàn không nên thuận theo. Trong tình trạng bốì rốĩ, năm 113 tr. CN thì Minh vương mất. Cái chết này chừng như không bình thường. Minh vương ở ngôi 12 nám. TRIỆU AI VƯƠNG - Thái tử Hưng lên nôi ngôi. Ây là Triệu Ai vương. Ai vương còn ít tuổi, Cù thị làm thái hậu nhiếp chính. Cù thị muôn đem con về Hán. Triều thần Nam Việt nhiều người muôn giữ độc lập. Hán triều trước đây cử bọn An Quốíc Thiếu Quý sang du thuyết thì một mặt sai vệ uý Lộ Bác Đức đem quân đóng ỏ Quế Dương để làm áp lực. Tình thế gay go. Cù thị mưu sát Lữ Gia, người đứng đầu đảng độc lập, không thành. Lữ Gia thoát chết, cương quyết hành động. Nhà Hán cử Hàn Thiên Thu và Cù Lạc - em Cù thị - đem hai ngàn quân đánh vào đất Nam Việt. Lữ Gia họp bách quan, mở cuộc đình nghị, kể tội Cù thị và bè phái, rồi đem giết hết. Ai vương và An Quốc Thiếu Quý cũng bị giết. Bấy giò là năm 112 tr. CN. Ai vương ở ngôi một năm. TRIỆU DƯƠNG VƯƠNG - Lữ Gia tôn con trưởng Minh vương là Thuật Dương hầu Kiến Đức, có mẹ đẻ người Việt, lên làm vua. Ây là Triệu Dương vương. Lữ Gia chuẩn bị kháng chiến. Mùa đông năm ấy, quân đội của Hàn Thiên Thu và Cù Lạc xâm nhập biên giới, phá một sô" làng ấp, tiến vào phía thành Phiên Ngung. Lữ Gia tiến quân ra chặn, đánh tan quân xâm lược. Hán Vũ đế hay tin, tức giận, quyết định chiếm bằng được đất Nam Việt, cử đại binh mở cuộc tấn công quy mô rộng lớn, sai Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức và Lâu Thuyền tướng quân Dương Bộc đem ba vạn quân (thòi ấy sô" này đã là nhiều lắm) sang đánh. Quân xâm lược gồm năm đạo, từ Quế Dương, Dự Chương, Linh Lăng, Thương Ngô, Dạ Lang, rầm rộ kéo đến Phiên Ngung. Năm 111 tr. CN, quân Hán hội họp lại tấn công thành này, thê" rất hung dữ. Quân đội Lữ Gia chông chọi lại mãnh liệt nhưng không lại được với giặc đông đúc hung tợn. Thành Phiên Ngung bị hạ. Lữ Gia dẫn Dương vương chạy sang đất Giao Chỉ, đến núi Nghiêm Trang (núi Ngăm, nay thuộc Nam Định), bị giặc bắt cùng với một sô" tướng tá đưa sang Hán. Điển sứ và tả tướng hai châu Giao Chỉ và Cửu Chân, đều hàng, được giữ chức cũ. Quận trưởng Tây Vu, vùng Thái Nguyên, Tuyên Quang bây giờ, xưng là Tây Vu vương, tụ tập quân dân Việt chông lại quân Hán, giữ độc lập. Lực lượng nghĩa quân không được mạnh lắm, không bao lâu cũng bị bại vong. 20
nguon tai.lieu . vn