Xem mẫu

  1. VIỆT NAM TRONG BỨC TRANH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ  TRUNG Trần Hữu Thiện Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Hoàng Trung Kiên TÓM TẮT Cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới Trung Quốc ” Hoa kỳ không chỉ tác động mạnh đến nền kinh tế của cả 2 nước mà còn ảnh hưởng rất nhiều các quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Cuộc chiến thương mại không chỉ đem lại cho nước ta những cơ hội để phát triển về mặt kinh tế mà còn tạo ra nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó,Việt nam cần vận dụng tốt các cơ hội và tìm các biện pháp để giải quyết các vấn đề khó khăn và tạo ra sự đột phá. Từ Khoá: Cuộc chiến thương mại, ảnh hưởng, kiến nghị, Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam. 1 GIỚI THIỆU Chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ (còn được gọi tắt là Cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ) khởi đầu vào ngày 22/3/2018 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ, để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. Trong vài tháng qua, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có nhiều động thái trả đũa lẫn nhau, đánh thuế đối với nhiều mặt hàng, như nông sản, ô tô, hóa chất, máy móc, kim loại và thiết bị y tế. Tranh chấp thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ có tác động đối với các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Bởi vì, Hoa Kỳ và Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và hàng hóa của Việt Nam nằm trong chuỗi giá trị của Trung Quốc, cuộc chiến thương mại này sẽ có tác động trực tiếp và gián tiếp đến chúng ta. 2 NỘI DUNG Trong bối cảnh căng thẳng của cuộc chiến thương mại vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, Việt Nam nổi lên như một điểm sáng trong mắt của các nhà đầu tư quốc tế khi có nhiều dự định sẽ chuyển các khu sản xuất hàng hoá từ trung quốc sang Việt Nam và một số nước lân cận. Điều này sẽ giúp cho Việt Nam có nhiều đơn hàng hơn, giải quyết thêm vấn đề việc làm trong nước và giúp tăng trưởng xuất khẩu, thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong nước. 2.1 Tác động tích cực Với môi trường kinh doanh thông thoáng, an ninh, chính trị ổn định, Việt Nam được đánh giá là điểm thu hút đầu tư hấp dẫn. Điều này giúp cho nước ta nhận được những sự đầu tư, chuyển dịch sản xuất mới. 2190
  2. 2.1.1 Xuất khẩu Theo phân tích của bộ phận nghiên cứu độc lập của Financial Times (FT Confidential Research - FTCR), Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển vượt bậc trong khu vực ASEAN, nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào XK. Từ ngày 31/3/2017 đến ngày 31/3/2018, kim ngạch XK hàng hóa của Việt Nam chiếm đến 99,2% GDP và gần đây nhất đã chạm mức 200% GDP. Từ năm 2015 tới năm 2018, kim ngạch XK của Việt Nam đã tăng dần qua từng năm (tăng tổng cộng 50% trong vọng 3 năm qua). Kết thúc năm 2018, kim ngạch XK của Việt Nam đạt 243,483 tỷ USD tăng 13% so với năm 2017 (tương đương với khoảng 28.3 tỷ USD). 2.1.2 Nhập khẩu Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại đang leo thang và sự tăng trưởng tiếp tục suy yếu của Trung Quốc, đồng NDT bị mất giá so với USD. Hàng Trung Quốc do không vào được thị trường Mỹ nên đã chuyển hướng sang các nước châu Á. Vì vậy, các mặt hàng như động cơ, thiết bị, nguyên vật liệu… sẽ được bán rẻ hơn, để đẩy hàng đi. Tạo cơ hội cho Việt Nam nhập khẩu hàng hoá để phục vụ sản xuất. 2.2 Tác động tiêu cực Tác động đến kinh tế toàn cầu ngắn hạn là thị trường chứng khoán toàn cầu biến động mạnh theo hướng tiêu cực. Bởi đằng sau cuộc chiến thương mại này không chỉ có Hoa Kỳ và Trung Quốc, mà rất nhiều nước châu Á bị tác động vì mối quan hệ kinh tế của Trung Quốc. Do ở gần Trung Quốc nên hàng dư thừa từ nước này dễ dàng thâm nhập vào Việt Nam,dẫn đến cạnh tranh giữa hàng Trung Quốc và hàng nội địa.Dễ thấy nhất là các mặt hàng về cơ khí,thiết bị điện tử,giày dép,linh kiện…tràn sang để cạnh tranh trực tiếp với hàng Việt Nam.Điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (trong khi tổng số doanh nghiệp thuộc 2 loại này chiếm đến 96% ở nước ta). Và doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhất chính là sản xuất tôn mạ. Cuối tháng 5/2018 sau khi Mỹ tuyên bố sẽ áp dụng thuế nhập khẩu 25% đối với các nước vốn là đồng minh thân cận bao gồm EU, Mexico và Canada trong khi trước đó 2 tháng đã tuyên bố loại trừ thuế nhập khẩu thép với các quốc gia này. Trong các sản phẩm thép chính của Việt Nam, thì tỷ trọng xuất khẩu ống thép và thép xây dựng chỉ ở mức 11% -12%, trong khi tôn mạ là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất với tỷ trọng xuất khẩu lên đến 47% sản lượng tiêu thụ. Do đó, theo nhận định của các chuyên gia CTCP Chứng khoán Bảo Việt, các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ như Hoa Sen và Nam Kim sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng mạnh nhất nếu hàng rào bảo hộ được nâng cao. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng như Hòa Phát, Tisco, Pomina sẽ ít chịu ảnh hưởng hơn từ chiến tranh thương mại. 2191
  3. Nguồn: Hiệp hội Thép Việt Nam, Statista, BVSC tổng hợp 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TỪ CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG Có thể thấy rõ rằng, cuộc chiến thương mại vốn là thuộc tính của nền kinh tế thị trường. Vấn đề là nó sẽ xảy ra khi nào, ở đâu và với ai? Mặt khác, chiến tranh thương mại cũng có 2 mặt. Nhiệm vụ của chúng ta là vận dụng những cơ hội để có thể khai thác, tranh thủ thời cơ và vượt qua khó khăn. Tuy hiện tại Việt Nam vẫn chưa bị cuốn vào cuộc chiến thương mại, nhưng do là một nước tham gia tích cực vào việc hình thành và phát triển chuỗi giá trị toàn cầu nên chúng ta chắc chắn không thể tránh khỏi những tác động từ cuộc chiến. Vì thế, việc đưa ra các giải pháp để chuẩn bị cho các tình huống có thể xảy ra là vô cùng cần thiết. 3.1 Đối với Nhà nước Chủ động qua sát, theo dõi diễn biến của cuộc chiến. Phân tích và dự báo về những tác động trực tiếp và gián tiếp để có thể đưa ra những giải pháp phù hợp như hạ giá đồng tiền, điều chỉnh lãi xuất,… sao cho phù hợp. Kiểm soát đường biên giới và các hoạt động xuất nhập khẩu,tăng cường quản lý các hoạt động vận chuyển hàng hoá để tránh hàng hoá bất hợp pháp, gây ảnh hưởng đến uy tín của hàng hoá Việt Nam. Đưa ra những chiến lượt đã dạng hoá sản phẩm và thị trường xuất khẩu để phân tán các rủi ro, tránh việc tập trung vào 1 thị trường. 3.2 Đối với doanh nghiệp Cần nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thông qua việc đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể ứng phó với các tình huống có thể xảy ra. Cần có sự liên kết thông tin cho nhau,để để ra những chương trình và kế hoạch ứng phó với các biến động. Giữ liên lạc với cơ quan quản lý nhà nước để bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp. 2192
  4. Chú trọng khai thác thị trường nội địa. Cẩn trọng trong việc liên kết hay làm cầu nối thương mại giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và Mỹ để hạn chế, để phòng những rủi ro. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2018), Tóm tắt diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. [2] Vương Diện Kiên (2019), Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ và những tác động đối với Việt Nam; Trang thông tin Vietnam-briefing. [3] Vương Kỳ Nghiệp - Phạm Lan Phương (2019), Thách thức đặt ra đối với Việt Nam trong cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ, Tạp chí Đối ngoại Trung Hoa. [4] Mạc Kiến Quang (2019), Bốn vấn đề chủ chốt trong cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ, Tạp chí Kinh tế Trung Quốc. [5] Mike Blake (2019), Khảo sát: Sự leo thang của chiến tranh thương mại Trung - Mỹ và cuộc suy thoái nền kinh tế Mỹ. [6] Mịch Dương (2019), Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam, Thái Lan được lợi, Tạp chí Công Tthương. [7] Báo ảnh dân tộc và miền núi (Bản Tiếng Trung - 2019), Những thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. [8] Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung 2018- 2019, wikipedia (Bản Tiếng Trung). 2193
nguon tai.lieu . vn