Xem mẫu

  1. Viết đơn giản - Điều không đơn giản Ta hay nghĩ rằng họ hiểu vấn đề như chúng ta hiểu, nghĩ như chúng ta nghĩ, biết như chúng ta biết. Thực tế có phải vậy không? Tôi không nghĩ vậy. Tôi nghĩ độc giả của chúng ta cần biết: cái gì mới, tại sao tôi lại cần biết, chuyện xảy ra thế nào? Mấy từ “kho khó” mang tính chuyên môn tôi cần hiểu thế nào? Chúng ta có trách nhiệm mang
  2. đến thông tin dễ hiểu và trọn vẹn cho độc giả (kể cả độc giả thông thường và các chuyên gia) một cách cô đọng nhất. Viết và hình dung là “bà của bạn cũng có thể hiểu được khi đọc bài của bạn” – Kay Johnson, một nhà báo lâu năm của tạp chí Time đã nói như vậy về đích đến và (ở một góc độ tương đối nào đó) là tiêu chí của một bài viết đơn giản. Hãy lấy một ví dụ đơn giản: GDP – Tổng giá trị sản phẩm quốc gia. Từ này rất được hay dùng trên báo chí, đặc biệt vào những dịp tổng kết cuối kỳ, cuối tháng. Nhưng liệu bao nhiêu người trong giới viết lách có thể giải thích tường tận và cặn kẽ về danh từ này? Có lẽ không nhiều lắm.
  3. Vào thời điểm này mà yêu cầu tôi giải thích ngay thì tôi cũng chịu. Tôi cần tra cứu trên Internet, các sách chuyên môn rồi tôi mới tự tin để trả lời. Vậy độc giả của chúng ta có thể hiểu được tốt không? Hãy lấy chúng ta ra làm chuẩn, nhà báo Peter Starr từng làm cho hãng tin AFP (Pháp) đã nói như vậy. “Nếu chúng ta thấy rằng trước khi chúng ta viết, vấn đề đó, từ ngữ đó còn mới với chúng ta, thì hoàn toàn có khả năng độc giả của chúng ta cũng cảm thấy như vậy”. Vậy thì cần tìm một cách giải thích, diễn dịch, dùng từ kiểu khác đơn giản và dễ hiểu hơn. Chúng ta không nên bắt độc giả “đánh vật” với mớ từ ngữ "cao… xiêu” của mình. Để hiểu rõ hơn về cách viết đơn giản, chúng ta cùng phân tích
  4. một số đoạn trong bài viết được hoàn thành trong thời gian khoảng 1 tiếng của nhà báo Kay Johnson sau khi bà tham gia họp báo giả định với một chuyên gia về môi trường (thật) của Anh tại Hà Nội vừa qua. Độc giả được xác định là những bạn đọc thông thường tại Việt Nam. (Lưu ý đây chưa hẳn là bài viết hoàn chỉnh không có sai sót. Bài viết cũng còn thiếu một số thông tin “nền” cần thiết). Hanoi, November 12 – Ordinary Vietnamese people can fight global climate change through simple actions like wearing coats inside in winter, burning less coal and putting covers on cooking pots, a visiting British expert said Monday. (Những người Việt Nam bình thường có thể chống lại sự biến đổi
  5. khí hậu toàn cầu bằng những hành động đơn giản như mặc thêm áo ấm vào mùa đông, đốt ít than hơn và đậy vung nồi khi nấu ăn, một chuyên gia của Anh đang ở thăm nước này đã nói như vậy hôm thứ hai). Đây là đoạn mào đầu khá ổn, xét về số từ cần có và ý diễn đạt. Đối tượng độc giả được để cập đến trực tiếp ngay từ đầu: Những người Việt Nam bình thường. Hành động được để cập đến cũng cụ thể, dễ hình dung đối với độc giả. Đơn giản và dễ hiểu! Nick Caistor, chairman of the Carbon Reduction (CRED) of Norfolk, Britain, is advising Vietnam’s government on reducing carbon emissions that cause climate change.
  6. (Nick Caistor, chủ tịch dự án giảm khí Carbon (CRED) tại Norfold, Anh, đang đưa ra những lời khuyên cho chính phủ Việt Nam về việc giảm khí thải carbon gây ra sự thay đổi khí hậu). Đoạn này, tác giả giải thích thêm về nhân vật Nick Caistor và việc làm của ông ta để trả lời phần nào câu hỏi tiếp theo của độc giả “Tại sao tôi phải quan tâm?” However, Caistor said the Vietnamese people themselves could make the biggest difference. “The most important thing people can do to reduce climate change is in the winter to put on a coat – not switch up the heat,” Caistor said. “Also, in Vietnam, people use a lot of coal. You need
  7. to look into ways to heat homes without coal.” (Tuy nhiên, ông Caistor nói rằng bản thân mỗi người đều có thể tạo ra những khác biệt lớn. Điều quan trọng nhất mà người dân (Việt Nam) có thể làm được để ngăn chặn sư thay đổi khí hậu là mặc áo ấm vào mùa đông để không phải bật lò sưởi (điều hoà nhiệt độ),” Caistor nói. “Ở Việt Nam người dân cũng dùng nhiều than đá. Các bạn cần tìm cách khác để sưởi ấm mà không cần dùng than đá”.) Tác giả nhắc lại “người dân Việt Nam”. Như vậy, mỗi người đọc cảm thấy mình có liên quan tới bài viết, có mình trong bài viết. Đó là lối viết theo cách “người đọc là trung tâm – readers oriented”. Những hành động được nhắc lại, cụ thể và rõ ràng hơn.
  8. He also urged people to take buses or walk instead of riding motorbikes everywhere. “Initiatives to fight climate change depend not so much on money but on attitude. People’s attitudes and habits need to change,” said Caistor, who himself walks to work in England and always puts lids on cooking pots so they boil faster and use less energy. (Ông cũng khuyến khích mọi người đi xe buýt và đi bộ thay vì đi xe máy khắp mọi nơi. Những sáng kiến để chống lại sự thay đổi khí hậu phụ thuộc không nhiều vào tiền bạc, mà là tư duy của con người. Tư duy và thói quen của con người cần phải thay đổi,” ông Caistor, người đi bộ đi làm ở Anh và luôn đậy vung khi nấu ăn để
  9. thức ăn nhanh chín hơn và sử dụng ít năng lượng hơn, nói.) Như vậy, người dân thường – đối tượng chính của bài viết – luôn được nhắc tới. Các hành động được giải thích rõ ràng, ngắn gọn. Hành động gì? Vì sao phải làm vậy? Kể cả những điều tưởng chừng như đơn giản là đậy vung thì nấu thức ăn nhanh chín cũng được nói rõ ràng. Có lẽ, không nhiều người trong chúng ta để ý đến chi tiết này. Chúng ta sẽ cho rằng, đậy vung thì phải nấu thức ăn nhanh chín. Ai mà chẳng biết, việc gì phải viết ra?! Tuy nhiên, chính suy nghĩ đó đã “làm hại” độc giả yêu quý của chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng, chúng ta tưởng rằng, chúng ta cho là chúng ta đúng… Tôi đã nhiều lần hỏi các thầy cô “thế nào là viết đơn giản?” Liệu
  10. với cách viết “đơn giản” mà mình đang hướng tới, liệu có sợ độc giả của chúng ta nhàm chán vì dễ hiểu quá không? Có lẽ chúng ta sẽ dễ dàng trả lời cho câu hỏi này nếu chúng ta hiểu rõ độc giả của tờ báo/chương trình phát thanh/truyền hình mà mình đang làm việc là những ai, trình độ hiểu biết và yêu cầu của họ. Thầy giáo tôi đã nói rằng nếu độc giả của chúng ta không phải là các “specialist hay expert – tức là chuyên gia” thì nghĩa là họ là những người bình thường, các độc giả thông thường. Họ muốn, và có quyền đòi hỏi được thưởng thức một bài viết / một chương trình thật dễ hiểu, dễ nhớ. Tóm lại, họ không muốn phải suy nghĩ nhiều. Nếu chúng ta là người viết mà để người đọc phải dừng lại một thời gian để suy nghĩ về ý tứ của từ, câu hay nhăn trán tìm ra “ẩn ý” của tác giả thì nghĩa là chúng ta có lỗi.
  11. Đôi khi chúng ta lại loay hoay với những cách diễn đạt phức tạp, những cách dùng từ trừu tượng, “đao to búa lớn” mà lại quên đi nguyên tắc rằng đơn giản chính là con đường dễ dẫn đến trái tim độc giả nhất. Viết đơn giản – điều nói ra nghe đơn giản – nhưng lại không hề đơn giản chút nào./.
nguon tai.lieu . vn