Xem mẫu

  1. VIỆC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG - ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HOÀNG HỮU TÂN Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị Tóm tắt: Trường cao đẳng - đại học là nơi đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng cao, nhằm đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu của xã hội. Trong đó nhân tố quan trọng quyết định chất lượng của các trường cao đẳng - đại học chính là đội ngũ giảng viên. Vì vậy việc phát triển đội ngũ giảng viên là một việc làm hết sức cần thiết nhằm xây dựng lực lượng có trình độ chuyên môn sâu rộng, có năng lực nghiệp vụ cao, thực hiện công việc một cách có hiệu quả, đưa cơ sở giáo dục đạt được những mục tiêu đã đề ra, góp phần trong việc nâng cao vị thế của đơn vị; đồng thời đáp ứng được những tiêu chí về việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ở các trường cao đẳng - đại học. Từ khoá: giảng viên, phát triển đội ngũ, trường cao đẳng - đại học. 1. PHẦN MỞ ĐẦU Tình hình toàn cầu hóa ngày nay đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả các mặt xã hội, kinh tế, chính trị, giáo dục. Sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin đã làm cho hệ thống giáo dục ở tất cả các quốc gia phải có sự đổi mới để phù hợp với tình hình đó. Đồng thời nền kinh tế tri thức có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển hay thất bại của mỗi một quốc gia, mỗi một tổ chức đơn vị, và mỗi một người. Điều này làm cho tất cả các quốc gia cần thiết phải đặt ra chiến lược liên quan đến việc phát triển con người, đây là chiến lược ưu tiên hàng đầu. Điều đó có nghĩa, yêu cầu việc đổi mới trong giáo dục và đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy có thể khẳng định rằng giáo dục và đào tạo là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc phát triển nhanh chóng và bền vững của quốc gia. Chất lượng của giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hệ thống giáo dục, chương trình đào tạo, trang thiết bị phục vụ việc dạy học, sự hổ trợ từ cộng đồng, chính quyền…, nhưng cốt yếu nhất là năng lực của đội ngũ giảng viên giảng dạy. Để nâng cao chất lượng giáo dục thì các trường cao đẳng - đại học (CĐ-ĐH) đóng vai trò hết sức quan trọng. Đây là nơi có nhiệm vụ đào tạo nên những người có kiến thức sâu rộng, có khả năng, kỹ năng cao, trở thành lực lượng nồng cốt giúp xây dựng, phát triển đất nước. Các trường CĐ-ĐH là nơi tập hợp, sáng tạo ra nguồn tri thức chính xác, khoa học và hiện đại, vì vậy đội ngũ giảng viên ở các trường CĐ-ĐH phải là những người có kiến thức, khả năng ở bậc cao, là những người có đạo đức, thường xuyên có sự đổi mới, tìm tòi, phát triển bản thân để cập nhật những tri thức hiện đại của thế giới. Đội ngũ giảng viên là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng của giáo dục. Do đó, việc đánh giá tình hình thực tại, khảo sát nhu cầu và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường CĐ-ĐH là một việc làm hết sức cấp thiết. 440
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Những đặc tính cần có của giảng viên Giảng viên là người quan trọng có vai trò chịu trách nhiệm thực hiện nhiện vụ trong các cơ sở giáo dục một cách có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra, vì vậy giảng viên cần có các đặc tính cần thiết [8, tr. 112], [9, tr. 37], gồm: 1) có kiến thức, khả năng, kỹ năng về công tác giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho người học; 2) có kiến thức hiện đại, không lỗi thời quá cũ, theo kịp với những sự kiện mới; 3) có kiến thức về công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ mới trong công việc; 4) có kỹ năng trong việc sử dụng ngôn ngữ; 5) có kỹ năng nghiên cứu khoa học; 6) có nhân cách tốt, có bản sắc riêng; 7) có định hướng trong việc học tập nâng cao trình độ để phát triển bản thân. Những đặc tính cần có của giảng viên theo quan điểm của các nhà chuyên môn nêu trên cần có sự bồi dưỡng, phát triển, đây là nhiệm vụ của mỗi một giảng viên và là nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục. Các đơn vị cần có sự hổ trợ, khuyến khích và đặt ra các tiêu chí cụ thể để phát triển đội ngũ giảng viên. 2.2. Khái niệm về phát triển giảng viên Việc phát triển giảng viên [7, tr. 27] là sự khuyến khích, thúc đẩy giảng viên phát triển về kiến thức, khả năng, kỹ năng, thái độ để thỏa mãn, phù hợp với nhu cầu nhiệm vụ và vai trò của bản thân. Giúp cho việc thực hiện công việc của cơ sở đạt kết quả theo đúng chiến lược, chính sách, mục đích và các tiêu chí mà cơ sở đặt ra đạt chất lượng tốt hơn. Phát triển giảng viên [6, tr. 36] có nghĩa là các hoạt động hoặc việc tiến hành thúc đẩy, động viên, khuyến khích phát triển giảng viên với nhiều phương pháp nhằm để giảng viên có năng lực cao hơn, có sự hoàn thiện về kiến thức và kinh nghiệm bản thân, có kỹ năng và thái độ phù hợp với công việc của một người giảng viên tốt và là kết quả của việc thực hiện các mục tiêu của cơ sở đề ra. Việc phát triển giảng viên [3, tr. 16-22] là quá trình tiến hành công việc bằng sự nổ lực, cố gắng bắt đầu từ việc đặt ra mục đích, mục tiêu một cách rõ ràng. Có sự tin tưởng rằng, mục tiêu đó có giá trị; có quy định về phương pháp đánh giá mục tiêu, là quá trình được tiến hành một cách thường xuyên suốt cả cuộc đời. Các giảng viên làm việc để nâng cao kiến thức, sự hiểu biết về khoa học mới, kịp thời nắm bắt được những cái mới. Có thể phân tích hiệu suất của công việc đang làm và đổi mới phương pháp làm việc mới khi thấy rằng phương pháp cũ không thể đạt kết quả cao nhất được, cũng như có thể tìm kiếm, lựa chọn, nắm bắt cơ hội mới trong việc phát triển hiệu quả làm việc của bản thân có hệ thống hơn. Từ những quan điểm nêu trên có thể kết luận rằng, việc phát triển giảng viên là quy trình có hệ thống nhằm giúp giảng viên có cơ hội bổ sung, nâng cao kiến thức, khả năng, kỹ năng, kinh nghiệm và điều chỉnh thái độ liên quan đến nhiệm vụ, công việc của người giảng viên về mặt dạy học, nghiên cứu, sáng tạo, và phát triển kỹ năng về công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ mới. Từ đó giúp cho các trường CĐ-ĐH thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đạt được mục đích đã đề ra một cách có hiệu quả. 441
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 2.3. Sự quan trọng và cần thiết trong việc phát triển đội ngũ giảng viên Mục đích quan trọng của cơ sở giáo dục là cần phải làm cho công việc đạt được mục tiêu đã đề ra một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy, việc phát triển đội ngũ giảng viên là cách thức dẫn đến sự đổi mới về giáo dục nhằm đạt được mục đích đã đề ra, do vậy việc phát triển đội ngũ giảng viên có tầm quan trọng và hết sức cần thiết được tiến hành một cách thường xuyên ở trong các cơ sở giáo dục. Tầm quan trọng và sự cần thiết trong việc phát triển đội ngũ giảng viên [10, tr. 9] là để tạo điều kiện thuận lợi trong việc điểu chỉnh công việc, chuẩn bị cho việc nâng cao vị thế của người làm việc và làm tăng thêm hiệu quả trong công việc, giúp cho việc tiến hành phát triển đội ngũ giảng viên đạt được những kết quả mong đợi. Cần thiết phải xem xét đến những vấn đề, những yếu tố quan trọng trong việc phát triển đội ngũ giảng viên một cách đầy đủ và đồng thời. Xem xét sự quan trọng của việc phát triển đội ngũ giảng viên đối với các trường CĐ-ĐH sẽ thấy rằng nhiệm vụ trong tâm của trường CĐ-ĐH là thực hiện chức năng đào tạo người học ở bậc cao, đáp ứng được những yêu cầu công việc của các tổ chức cộng đồng, xã hội; nghiên cứu tìm hiểu để xây dựng nền tri thức và ứng dựng vào việc giải quyết các vấn đề và phát triển đất nước. Do vậy, việc thực hiện nhiệm vụ đã nói một cách có hiệu quả, đội ngũ giảng viên cần phải có năng lực, hiệu quả cao về tất cả các mặt kiến thức, khả năng, kỹ năng, cũng như sự quan tâm, cố gắng, sự cống hiến và thái độ tốt đối với nghề nghiệp. Tất cả những điều này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của nhà trường. Việc phát triển đội ngũ giảng viên có tầm quan trọng và sự cần thiết rất lớn [7, tr. 29] bởi vì việc phát triển đội ngũ giảng viên có thể khuyến khích cho giảng viên có cơ hội nhận được kiến thức, khả năng, kỹ năng và sự thông thạo nhiều hơn. Và có thể theo kịp những tri thức khoa học, công nghệ thông tin luôn vận động, thay đổi. Tất cả các cơ sở giáo dục CĐ-ĐH cần tiến hành, thúc đẩy việc phát triển đội ngũ giảng viên từ giảng viên mới cho đến giảng viên lâu năm một cách thường xuyên, liên tục nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên có kiến thức, khả năng theo kịp với sự phát triển của khoa học và công nghệ mới, khuyến khích hình thành động lực, thái độ và thang giá trị cho giảng viên trong công việc, là việc tăng thêm hiệu suất trong công việc của giảng viên và đưa đến những thành công cho cơ sở giáo dục. Từ những quan niệm trên, nhận thấy rằng việc phát triển đội ngũ giảng viên có tầm quan trọng và sự cần thiết rất lớn, nhất là đối với các trường CĐ-ĐH, vì giảng viên là người giảng dạy, truyền thụ cho người khác có kiến thức, kỹ năng và thái độ trong công việc và trong cuộc sống. 2.4. Phương pháp và quá trình phát triển giảng viên Có nhiều tác giả đã trình bày quan điểm liên quan đến phương pháp và quá trình phát triển giảng viên, như sau: Có rất nhiều phương pháp phát triển giảng viên [2, tr. 326-327], nhưng từ những hoạt động và kinh nghiệm phát triển bản thân trên các mặt thấy rằng, việc phát triển 442
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 giảng viên, nhìn chung tập trung vào các phương pháp sau: 1) Tham gia các khóa tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ; 2) Tham gia các cuộc họp chuyên môn; 3) Tham gia hội thảo; 4) Đi tham quan tìm hiểu thực tế; 5) Đi học tập nâng cao trình độ. Hoạt động phát triển giảng viên được chia thành 3 nhóm [4, tr. 29-30]. - Nhóm thứ nhất: Tập huấn (training) bao gồm: 1) Tổ chức tập huấn đồng thời với thực hiện công việc (On-the Job Training) như việc luân chuyển công việc; Trợ lý giúp việc các chức vụ chuyên môn; họp nhóm tìm biện pháp giải quyết vấn đề; trao quyền đặc biệt; thực tập nghề ở cơ sở khác… 2) Tổ chức tập huấn không đồng thời với thực hiện công việc (Off-the Job Training) như tham gia các khóa tập huấn ngắn ngày; tham gia hội thảo; tham gia các chương trình đặc biệt theo chuyên ngành; tham gia chương trình quản lý cao cấp; hội thảo, thảo luận với các tổ chức đơn vị ngoài trường để tăng thêm kiến thức, kinh nghiệm. - Nhóm thứ hai: Giáo dục (education): Trọng tâm của nghiên cứu giáo dục là chuẩn bị cho giảng viên đầy đủ các điều kiện và tâm thế tốt để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của mình hoặc thực hiện một số công việc liên quan theo nhu cầu của đơn vị trong tương lai. - Nhóm thứ ba: Phát triển (development): Trọng tâm của việc phát triển là nhằm làm hình thành sự thay đổi theo nhu cầu của đơn vị - muốn phát triển lớn mạnh, muốn có sự thay đổi phát triển không đứng yên. Việc phát triển thường phải có chương trình học hỏi, tìm hiểu và các kinh nghiệm sẽ phát triển cho giảng viên, nhằm trang bị cho giảng viên những điều kiện tốt nhất về chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện công việc trong đơn vị. Việc phát triển giảng viên thành giảng viên chuyên nghiệp trong các trường CĐ- ĐH [5, tr. 35-36] có xu hướng phức tạp hơn. Cụ thể là chú ý đổi mới, nâng cao kỹ năng làm việc của các thành viên trở thành nhà sư phạm, chuyên gia, xây dựng tính chuyên nghiệp, thành người nghiên cứu và thành người có đạo đức nghệ nghiệp chuẩn. Từ những quan điểm của các nhà nghiên cứu, có thể thấy rằng việc phát triển giảng viên có rất nhiều phương pháp nhưng tập trung chủ yếu là tổ chức tập huấn, hội thảo, tìm hiểu thực tế, đi học nâng cao... và phát triển trên nhiều mặt. Căn cứ vào quan kết quả của nhiều nhà nghiên cứu, ý kiến của các chuyên gia giáo dục và khảo sát thực tế về vai trò, nhiệm vụ của giảng viên có thể rút ra rằng, việc phát triển đội ngũ giảng viên tập trung vào các mặt sau: 1. Phát triển về công tác giảng dạy Công tác giảng dạy là việc khuyến khích, thúc đẩy giảng viên nắm bắt cơ hội nâng cao kiến thức, khả năng, kinh nghiệm và kỹ năng liên quan đến việc dạy học, chú trọng các phương pháp giảng dạy. Có kiến thức, sự thuần thục trong việc tìm hiểu nội dung chương trình, xây dựng kế hoạch giảng dạy. Sử dụng công nghệ thông tin trong tổ chức chức dạy học, ứng dụng trong đo lường, đánh giá kết quả học tập… 443
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 2. Phát triển về công tác nghiên cứu khoa học Công tác nghiên cứu khoa học là việc tổ chức cho giảng viên bồi dưỡng kiến thức, khả năng, kinh nghiệm và kỹ năng liên quan đến việc xác định mục đích, trình tự thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học như tìm kiếm vấn đề cần nghiên cứu, chọn đề tài nghiên cứu, quy định phương pháp nghiên cứu, sử dụng tính toán thống kê trong nghiên cứu, phương pháp xây dựng bộ công cụ phục vụ nghiên cứu, cách thu thập thông tin dữ liệu, cách sử dụng các chương trình phân tích dữ liệu, việc diễn dịch kết luận kết quả phân tích, cách viết báo cáo nghiên cứu, cách ứng dụng kết quả của đề tài vào thực tiễn. 3. Phát triển về công tác ứng dụng dịch vụ học thuật phục vụ cộng đồng Công tác ứng dụng dịch vụ học thuật phục vụ cộng đồng là việc tiến hành các hoạt động hoặc dự án cung cấp các dịch vụ học thuật cho cộng đồng bao gồm tổ chức tập huấn, tổ chức các hội thảo chuyên môn, tổ chức thảo luận, giảng giải... Là chuyên gia, là thành viên hội đồng tư vấn ở các cấp khác nhau, tham gia vào các hoạt động của các đơn vị nhà nước và tư nhân, giúp đỡ các đơn vị khác về mặt chuyên môn, học thuật. Xây dựng các chương trình và tài liệu giảng dạy cho các cơ sở đào tạo giáo dục khác, tổ chức triển lãm chuyên môn, xuất bản tạp chí khoa học, cùng việc phổ biến các giá trị văn hóa, nghệ thuật. 4. Phát triển về công tác tự học để phát triển bản thân Công tác tự học để phát triển bản thân về chuyên môn nghiệp vụ là việc các cá nhân cố gắng tự thay đổi, cập nhật, cải tiến bản thân tốt hơn, phù hợp hơn trước về kiến thức, kỹ năng thông qua việc học tập nâng cao, hoặc tham gia các khóa tập huấn, hội thảo, đi thực tế... từ đó có thể tiến hành các hoạt động, thể hiện hành vi nhằm đáp ứng nhu cầu, mục đích đã đặt ra. 2.5. Phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường cao đẳng - đại học Trong Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ đã xác định những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung Ương khóa XI nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phấn đấu đến năm 2030 nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực [1] như sau: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ, công chức, viên chức quản lý giáo dục. Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp; Xây dựng và triển khai chương trình bồi dưỡng giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo và dạy nghề; Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà giáo đầu ngành ở các cấp học và trình độ đào tạo phù hợp với điều kiện của Việt Nam và từng bước hội nhập quốc tế; nghiên cứu, hoàn thiện quy định về bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; Xây dựng cơ chế khuyến khích cán bộ 444
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 nghiên cứu khoa học tham gia giảng dạy và giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học. Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên, giáo viên và đội ngũ cán bộ nghiên cứu của các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.” (Trích Nghị quyết số 44/NQ-CP). Từ ý kiến của các chuyên gia và kết quả khảo sát giảng viên ở một số trường CĐ- ĐH khu vực bắc trung bộ trong năm 2016 về tình hình thực tế, nhu cầu và các biện pháp trong việc phát triển giảng viên ở các trường CĐ-ĐH ở một số trường CĐ-ĐH ở khu vực Bắc Trung bộ, thấy rằng: 1. Tình hình thực tế trong việc phát triển giảng viên ở các trường CĐ-ĐH - Công giảng dạy: Nhìn chung đội ngũ giảng viên ở các trường CĐ-ĐH có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất tốt. Có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực của người học, tuy nhiên PPGD của một số giảng viên còn chậm đổi mới. Một số giảng viên trẻ vốn không tốt nghiệp các ngành sư phạm, chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Tỷ lệ giảng viên có học hàm, học vị GS, PGS, Tiến sỹ ở một số trường chưa cao. Tỷ lệ giảng viên còn có sự chênh lệch khá cao giữa các khoa, các bộ môn, vẫn còn tình trạng thừa, thiếu cục bộ. Một số cơ sở số lượng giảng viên còn thiếu phải mời thêm giảng viên ở nơi khác. Giảng viên chưa được đi tìm hiểu, nghiên cứu ở các cơ sở thực tế ở trong và ngoài nước nhiều để tiếp cận với sự đổi mới của kỹ thuật, công nghệ. - Công tác nghiên cứu khoa học (NCKH): Nhiều giảng viên say mê nghiên cứu, đạt kết quả tốt. Nghiên cứu khoa học từ chỗ là gánh nặng đối với giảng viên đã trở thành niềm say mê với đại bộ phận giảng viên. Số giảng viên có công bố quốc tế ngày càng tăng. Nhiều giảng viên trẻ, được đào tạo tốt, có trình độ cao, say mê nghiên cứu là nòng cốt cho các giảng viên và sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. Các nhóm nghiên cứu được thành lập, từng bước xây dựng môi trường học thuật, khích lệ công tác NCKH. Tuy nhiên, một số giảng viên còn hạn chế kỹ năng nghiên cứu, còn có tình trạng đối phó trong NCKH, chất lượng công trình nghiên cứu trong những năm qua chưa tương xứng với tiềm năng. Ở một số trường, công tác NCKH chưa đồng bộ còn nhiều bất cập, một số giảng viên thiếu sự quan tâm - làm cho có. Năng lực NCKH ở giảng viên chưa đồng đều, khả năng NCKH của một bộ phận giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu, nội dung NCKH chưa có chất lượng, chưa hiệu quả, thiếu tính thực tiễn. - Công tác ứng dụng dịch vụ học thuật phục vụ cộng đồng: Ở một số trường cao đẳng có đội ngũ làm công tác ứng dụng dịch vụ học thuật ngày càng chuyên nghiệp hơn; công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ này đã được chú trọng. Nhiều hoạt động đã triển khai với nhiều hệ thống cung ứng dịch vụ cộng đồng đến với khách hàng như: trung tâm dịch thuật, thư viện điện tử, e-learning; tìm kiếm nguồn tài nguyên…; Về phía các trường đại học, thì các hoạt động học thuật còn nặng tính hàn lâm, mức độ ứng dụng dịch vụ học thuật phục vụ cộng đồng chưa như mong muốn. Số công trình NCKH của giảng viên ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống còn hạn chế, các đề tài còn mang nặng tính hàn lâm, chưa gắn bó với thực tiễn. Nhiều vấn đề thực tiễn cuộc sống 445
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 rất cần sự quan tâm của giảng viên - nhà khoa học nhưng thực tế giảng viên chưa đủ năng lực hoặc chưa muốn tham gia. Ngoài ra, giảng viên ít được tham gia, thể hiện, bộc lộ khả năng của mình trong vai trò chuyên gia tư vấn, báo cáo viên cho các đơn vị, tổ chức trong cộng đồng và các cơ sở giáo dục khác. - Công tác tự học để phát triển bản thân về chuyên môn nghiệp vụ: Tự học là nhiệm vụ thường xuyên, cần thiết để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của giảng viên, đa số giảng viên đã thực hiện tốt nhiệm vụ này như tích cực học đại học văn bằng hai, học ngoại ngữ, nghiệp vụ sư phạm… để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Một số trường lập quy hoạch cho đội ngũ giảng viên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ theo từng giai đoạn hoặc theo cam kết giữa trường và giảng viên (cam kết về đạt chuẩn IELTS 5.5 trở lên đối với giảng viên không chuyên ngữ; cam kết học sau đại học…) trên cơ sở đó các giảng viên phải tự lập kế hoạch để thực hiện nhằm đảm bảo tiến độ cũng như yêu cầu về chuẩn giảng viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên vẫn còn một số giảng viên chưa chú trọng công tác này dẫn đến thiếu kinh nghiệm trong công việc, tay nghề chưa cao. 2. Nhu cầu trong việc phát triển giảng viên ở các trường CĐ-ĐH - Công tác giảng dạy: Trong chiến lược đổi mới giáo dục đào tạo, chiến lược được quan tâm hàng đầu là phát triển đội ngũ giảng viên có chất lượng cao. Phát triển giảng viên là một trong những nhân tố quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Vì vậy các trường có nhu cầu cao trong việc phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu hội nhập, có trình độ ngang tầm quốc tế. Giảng viên đứng lớp hoặc được tuyển dụng phải đáp ứng yêu cầu về trình độ, về năng lực ngoại ngữ và ứng dụng CNTT, đồng thời cần phải chú trọng tới việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên. - Công tác nghiên cứu khoa học: Tăng số lượng giảng viên có trình độ chuyên gia. Có chính sách khen thưởng giảng viên có thành tích, kết quả nghiên cứu tốt. Nâng cao kỹ năng NCKH cho giảng viên thông qua các buổi tập huấn, hội thảo, chuyên đề, hướng dẫn cách thực hiện các thủ tục liên quan đến việc thực hiện đề tài; tăng kinh phí đầu tư cho hoạt động NCKH. Ưu tiên thực hiện các đề tài có đóng góp về học thuật và ứng dụng nhằm đáp ứng các nhu cầu của đơn vị và cộng đồng xã hội. Tạo điều kiện để giảng viên được tham gia các dự án nước ngoài, phối hợp làm công tác NCKH với giảng viên nước ngoài. Đươc tập huấn về phương pháp làm NCKH và sử dụng các phần mềm trong phân tích dữ liệu một cách thường xuyên. - Công tác ứng dụng dịch vụ học thuật phục vụ cộng đồng: Nhu cầu phát triển đội ngũ giảng viên tham gia tư vấn, là chuyên gia, báo cáo viên và làm công tác ứng dụng dịch vụ học thuật cần được chú trọng hơn trong thời gian tới, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm về phục vụ cung ứng khách hàng và phục vụ phát triển xã hội. Cần nhận thức và nâng cao tính ứng dụng của dịch vụ học thuật phục vụ cộng đồng. Phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Phát triển đội ngũ giảng viên mạnh về số lượng 446
  8. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 và chất lượng, đủ sức đảm nhận các hoạt động học thuật phục vụ cho sản xuất và đời sống xã hội. Đào tạo, bồi dưỡng các chuyên gia gắn với nhu cầu thực tế. - Công tác tự học để phát triển bản thân về chuyên môn nghiệp vụ: Tự học, tự bồi dưỡng là một đòi hỏi, không chỉ là yêu cầu khách quan của nghề dạy học mà còn là nhu cầu tự thân của mỗi giảng viên trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Vì vậy cần có chế tài mạnh để thực hiện công việc này một cách hiệu quả. 3. Các biện pháp trong việc phát triển giảng viên ở các trường CĐ-ĐH - Công tác giảng dạy: Tăng tỷ lệ giảng viên có trình độ giáo sư, phó giáo sư Tiến sĩ; Tăng cường tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, về phương pháp giảng dạy đại học, về phương pháp kiểm tra đánh giá cho giảng viên. Bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho giảng viên; Đầu tư kinh phí để đào tạo lại, bổ sung chuyên môn cho giảng viên chưa đúng chuyên ngành; Tuyển dụng đúng, đủ giảng viên cho các môn học, ngành học trong chương trình đào tạo, ưu tiên tuyển dụng những giảng viên vững về khoa học cơ bản; Thường xuyên trao đổi học thuật với các chuyên gia trong khu vực và quốc tế thông qua hợp tác đào tạo bồi dưỡng, hội thảo chuyên đề…; Mời các chuyên gia cao cấp nước ngoài và các chuyên gia đầu ngành trong nước về tập huấn trao đổi kinh nghiệm chuyên môn; Đối với các giảng viên dạy các bộ môn kỹ thuật ứng dụng nên trãi qua kinh nghiệm thực tế. Vì để sinh viên giỏi thành giảng viên thì họ chỉ có kiến thức mang tính chất sách vở, lý thuyết. - Công tác nghiên cứu khoa học: Có quy định bắt buộc NCKH đối với giảng viên; Tích cực tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học; Mời các nhà khoa học trong và ngoài nước đến trao đổi kinh nghiệm làm NCKH; Gắn quyền lợi của giảng viên với trách nhiệm trong các hoạt động NCKH, có chính sách khen thưởng xứng đáng, kịp thời đối với các giảng viên có thành tích NCKH tốt; Chú trọng năng lực NCKH trong tuyển dụng giảng viên; Khuyến khích các đề tài nhóm, phát huy tốt hơn tinh thần hợp tác, làm việc khoa học để có nhiều đề tài có nội dung mới, có tính ứng dụng cao; Tổ chức và khuyến khích giảng viên tham gia hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài nước nhằm trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và NCKH; Xây dựng hệ thống kết nối nghiên cứu và ứng dụng với thực tiễn trên diện rộng, thu hút sự tham gia của nhiều đối tượng; Triển khai ứng dụng kết quả đề tài vào thực tế, vào công tác giảng dạy và phát triển chuyên môn. - Công tác ứng dụng dịch vụ học thuật phục vụ cộng đồng: Các trường cần mở rộng mạng lưới liên kết; Mở các lớp tập huấn để trang bị kiến thức, kỹ năng để trở thành các chuyên gia, báo cáo viên; Khuyến khích, động viên giảng viên tích cực, mạnh dạn, chủ động tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng, đồng thời đơn vị cần có cơ chế quản lý, hợp tác để giảng viên có điều kiện tham gia các hoạt động; Tạo cơ chế liên kết giữa các trường đại học với các tổ chức, cộng đồng; Thành lập các tổ chức khoa học ứng dụng, hợp tác với các doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu triển khai các đề tài, dịch vụ học thuật phục vụ cộng đồng; Ưu tiên kinh phí cho các hoạt động ứng dụng khoa học phục vụ cộng đồng. 447
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 - Công tác tự học để phát triển bản thân về chuyên môn nghiệp vụ: Nhà trường cần phải xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên trong đó có nội dung phát triển đội ngũ giảng viên về công tác tự học, cần ban hành quy định về tự học, tự bồi dưỡng và cam kết thực hiện đối với tất cả các giảng viên thuộc phạm vi, đối tượng áp dụng; Nhà trường cần có chính sách khuyến khích, khen thưởng, động viên tinh thần và hổ trợ kinh phí giảng viên học tập nâng cao trình độ; Xây dựng môi trường giao lưu học thuật để giảng viên có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp; Đa dạng hóa các hình thức hoạt động để tạo điều kiện cho giảng viên tự học. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá kết quả tự học thông qua chất lượng giảng viên. 3. PHẦN KẾT LUẬN Hiện nay, tình hình thế giới và đất nước có nhiều thay đổi đặc biệt là nền kinh tế phẳng và cơ chế kinh tế thị trường đã đi vào đúng thực chất nên việc cạnh tranh về sản phẩm, về lực lượng lao động chất lượng cao là điều không thể tránh khỏi. Từ đó đòi hỏi chúng ta cần chuẩn bị lực lượng lao động có tri thức, có kỹ năng cao, có thái độ thật tốt, đồng thời trang bị thêm các kỹ năng mềm, chuẩn bị tâm thế vững vàng để tự tin hòa nhập với thế giới và có thể dễ dàng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong điều kiện mới. Để thực hiện tốt việc này, nhiệm vụ quan trọng là của các trường CĐ-ĐH, nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó yếu tố người thầy mang tính chất quyết định. Do vậy cần đẩy mạnh sự đổi mới toàn diện trong các trường CĐ-ĐH, đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển đội ngũ giảng viên nhằm biến các giảng viên thành những nhà khoa học, nhà giáo dục chuyên nghiệp thông qua nhiều phương pháp khác nhau, xem đó là cứu cánh để nâng cao chất lượng của giáo dục lên một tầm cao mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nghị quyết số 44/NQ-CP, (2014), Về việc Ban hành Nghị quyết này Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội. [2] Atchara Wattananrong. (1996), Báo cáo nghiên cứu đề tài kiểm soát chất lượng bên trong của các trường địa học tư thục ở Thailand, Bangkok: Trường đại học Srinakharinwirot. Prasarnmit Campus. [3] Guskey,T.R. (2000), Đánh giá sự phát triển chuyên nghiệp. California: Corwin Press, Inc. [4] Kanchana Santhiphatnachay. (1998), Việc đánh giá nhu cầu phát triển đội ngũ giảng viên ở Học viện Praboromarajchanok, Báo cáo Luận văn. Học viện Praboromarajchanok, bộ Y tế cộng đồng. Bangkok, Nxb bản Học viện Praboromarajchanok. Thailand. [5] Phetcharawalai Thirawanutpong (2015), Phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường Đại học. Vol.8, Số.1, tháng 1 - tháng 6, năm 2015, Tạp chí Khoa học, Đại học Rajabhat Songkhla, Thailand. 448
  10. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 [6] Pretsri Chirinang. (2007), Phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường CĐ-ĐH Thailand, nghiên cứu so sánh trường đại học quốc gia và đại học tư thục, Luận án tiến sỹ, Ngành Hành chính công, Trường đại học Ramkhamhaeng, Thailand. [7] Suri Khantharacwong, (2005), Đề án phát triển giảng viên của trường Cao đẳng Y tế thuộc Viện Praboromarajchanok Bộ Y tế, Bậc Tiến sĩ, khoa đào tạo sau đại học, Trường đại học Srinakharinwirot, Thailand. [8] Sutham Arykun, (1998), Báo cáo nghiên cứu dự thảo về luật giáo dục quốc gia, Cơ quan Hội đồng Giáo dục Quốc gia, Bangkok, Công ty trách nhiệm hữu hạn Seven Group. [9] Wanlapha Thephatdin (2000), Nghề nhà giáo và đạo đức nghề nghiệp của giảng viên bậc CĐ-ĐH, Bangkok, Nhà xuất bản trường đại học Chulalongkorn, Thailand. [10] Wanthani Gongzang (2003), Mô hình phát triển giảng viên khoa Quản lý, Viện Rajabhat Chiangmai trở thành giảng viên bậc đại học có chất lượng, Luận văn Ngành nghiên cứu và phát triển khu vực, khoa đào tạo sau đại học, Trường đại học Chiangmai, Thailand. Title: THE DEVELOPMENT OF LECTURERS IN HIGHER EDUCATION INSTITUTIONS IN VIET NAM Abstract: Higher education institutions are where training qualified human resources, high skill, to meet the demands of society. Of all the factors, the important one that determines the quality of the Higher education institutions is lecturers staff. Thus, the development of the teaching staff is an essential task to build up forces having extensive qualifications, high professional caliber, perform things effectively, help educational institutions to achieve the goals set out, and contribute to enhancing the position of the institutions; simultaneously meet the criteria set out in the fundamental innovation and comprehensive education Higher education institutions. Keywords: Lecturer, Staff development, Higher education institution. ThS. HOÀNG HỮU TÂN Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị Nghiên cứu sinh ngành Quản lý Giáo dục tại trường Đại học Rajabhat Roi Et, Thailand. ĐT: 0066.834171977 (Thailand); 0084.918901258 (Viet Nam), Email: hoanghuutan.d17@gmail.com 449
nguon tai.lieu . vn