Xem mẫu

  1. ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM CÁC DIỄN GIẢ CỦ A CH Ư Ơ NG TRÌNH CẤT CÁNH
  2. VÌ MỘT VIỆT NAM CẤT CÁNH Copyright © 2019, Đài truyền hình Việt Nam Không phần nào trong cuốn sách này được sao chép hoặc chuyển sang bất cứ dạng thức hoặc phương tiện nào, dù là điện tử, in ấn, ghi âm hay bất cứ hệ thống phục hồi và lưu trữ thông tin nào nếu không có sự cho phép bằng văn bản của Công ty Cổ phần Sách Thái Hà. Biên tập viên Thaihabooks: Thái Hà Họa sĩ & Trình bày: Vương Mai - Vi Xuân
  3. ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM CÁC DIỄN GIẢ CỦA C HƯƠNG T RÌNH CẤT CÁNH
  4. MỤC LỤC KHỞI HÀNH NỖI SỢ & GIỚI HẠN 13 Giáo sư Trương Nguyện Thành, Phó Hiệu trưởng Đại học Văn Lang, TP Hồ Chí Minh HÀNH TRANG CẤT CÁNH 17 Hoa hậu Ngô Phương Lan, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007 CUỘC SỐNG KÌ DIỆU CÁI CHẾT CÓ ĐÁNG SỢ KHÔNG? 23 GS.TS Nguyễn Anh Trí, Đại biểu Quốc hội Khóa XIV, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao động, Nguyên Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương SỰ SỐNG KÌ DIỆU 26 Chị Nguyễn Minh Châu, Hội viên Hội Người khuyết tật TP Hà Nội HỒI SINH 31 Chị Nguyễn Trần Thùy Dương, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội KIẾM TIỀN ĐỂ LÀM GÌ? KIẾM TIỀN ĐỂ THOÁT NGHÈO 37 Chị Đặng Thị Hương, Founder Hopebox NGƯỜI GIÀU KIẾM TIỀN ĐỂ LÀM GÌ? 43 Bà Nguyễn Thu Hương, Tổng giám đốc CTCP Truyền thông và Đầu tư Nam Hương CHÚNG TA KIẾM TIỀN ĐỂ LÀM GÌ? 48 Ông Đỗ Cao Bảo, Ủy viên HĐQT, Chủ tịch Ủy ban Nhân sự và lương thưởng HĐQT FPT NHỮNG CHUYẾN ĐI CUỘC ĐỜI ĐI TÌM PHIÊN BẢN TỐT NHẤT CỦA CHÍNH MÌNH 53 Chị Vũ Phương Thanh, Người phụ nữ châu Á đầu tiên chinh phục 4 sa mạc khắc nghiệt nhất thế giới ĐI VÌ CHÍNH MÌNH, Ở VÌ TÌNH YÊU 57 Anh Jesse Peterson, Phụ trách tiểu mục “Jesse Cười”, Báo Tuổi Trẻ Cười HAI CON ĐƯỜNG CỦA TÔI 61 Nhà báo Trần Mai Anh, Quỹ “Thiện Nhân và Những người bạn” (TN&F) THÀNH CÔNG BỊ TRÌ HOÃN HÃY THẤT BẠI VÀ YÊU THẤT BẠI CỦA MÌNH 67 Doanh nhân Đào Chi Anh
  5. CÚ VẤP TUỔI 18 71 Thầy giáo Nguyễn Minh Quý, Hiệu trưởng trường THPT Trần Nguyên Hãn, TP Hải Phòng NẾU THẤT BẠI, ĐÃ CÓ BỐ Ở ĐÂY! 76 Ông Mai Đức Chung, Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển Bóng đá nữ quốc gia Việt Nam DÁM THAY ĐỔI ĐỂ ĐỔI THAY MÌNH THAY ĐỔI ĐỂ CÔNG CHÚNG THAY ĐỔI 81 NSƯT Trần Ly Ly, Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam THAY ĐỔI ĐỂ ĐƯỢC LÀ CHÍNH MÌNH 84 Ca sĩ Lê Thiện Hiếu HÃY THAY ĐỔI TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN 88 Bà Hoàng Minh Hồng, Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển (Change) CHÚNG TA ĐANG ĐI NHƯ THẾ NÀO? KHI NGƯỜI TRẺ “HỒN NHIÊN” TRÊN ĐƯỜNG 93 Trần Lê Quỳnh Mai, Sinh viên Học viện Ngoại giao MỘT TÍCH TẮC - MỘT TƯƠNG LAI 97 Thầy giáo Lê Tuấn Hùng, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa CHÚNG TA ĐANG ĐI NHƯ THẾ NÀO? 100 Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia YÊU ĐI NGẠI GÌ! ĐIÊN LÀ ĐẶC QUYỀN CỦA KẺ ĐANG YÊU 105 Ca sỹ Justatee HORMONE TÌNH YÊU 109 Ông Trần Tuấn Việt, Giám đốc Truyền thông và Tiếp thị Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) NẾU KHÔNG CÓ TÌNH YÊU 114 Chị Đỗ Thúy Hà, Chủ tịch Hội Người mù quận Đống Đa, Hà Nội VÌ ĐỜI CẦN LẮM NHỮNG KHOAN DUNG KHOAN DUNG LÀ MỘT MÓN QUÀ 119 Thầy giáo Nguyễn Trung Thành, Giảng viên Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội VÌ ĐỜI CẦN LẮM NHỮNG KHOAN DUNG 124 Bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Saint Paul, Hà Nội
  6. ĐI ĐỂ TRỞ VỀ TÔI ĐÃ TRỞ VỀ 129 Đạo diễn Leon Quang Lê TRỞ VỀ VỚI MẮM THUYỀN NAN 137 Chị Đào Thị Hằng, Sáng lập và điều hành của LeaderTalks Education, Bamboo Boat Corp KHÔNG TRỞ VỀ THÌ SAO? 140 Bà Nguyễn Thị Thu Thảo, Trợ lý Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) BIẾN KHÔNG THỂ THÀNH CÓ THỂ THANH NIÊN DÂN TỘC MÔNG 4.0 145 Khang A Tủa, Sinh viên Đại học Fulbright Việt Nam KHÔNG BAO GIỜ NGỪNG HY VỌNG 150 Anh Nguyễn Văn Hùng, Dàn hợp ca Hy vọng BIẾN QUÁN GAME THÀNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC 154 Ông Nguyễn Thành Nam, Nguyên Tổng giám đốc FPT, Sáng lập Đại học trực tuyến FUNiX ĐI RỒI SẼ ĐẾN THỜI CƠ CẤT CÁNH 161 Tiến sĩ Nguyễn Chí Công, Nguyên Trưởng tiểu ban mạng, Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin “CÔ GIÁO LÀNG” GIEO HẠT MẦM CẤT CÁNH 166 Cô giáo Trần Thị Thúy, Trường THPT Đức Hợp, Kim Động, Hưng Yên VIỆT NAM, CƯỜNG QUỐC CÔNG NGHỆ? 172 Ông Nguyễn Tử Quảng, CEO Tập đoàn Công nghệ BKAV HẠNH PHÚC HẠNH PHÚC CỦA MẸ 179 Bà Phạm Thị Hương Giang (Jang Kều), Chủ tịch Tập đoàn GroupG Asia Pacific, sáng lập quỹ Hỗ trợ & Phát triển Cộng đồng Sống bền vững NHỮNG CÚ NHẢY MANG VỀ HẠNH PHÚC 183 Vận động viên Bùi Thị Thu Thảo, HCV Điền kinh ASIAD 18 HẠNH PHÚC CỦA MỘT HOA HẬU 188 Hoa hậu H’hen Niê, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, Top 5 Miss Universe 2018
  7. LỰA CHỌN MANG DÉP CAO SU RA KHỎI TỦ KÍNH BẢO TÀNG 195 Anh Nguyễn Tiến Cường, CEO Vua dép lốp NHỮNG LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI THẦY THUỐC 200 PSG. TS Nguyễn Lân Hiếu, Đại biểu Quốc hội Khóa XIV, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Giảng viên Đại học Y Hà Nội GIẤC MƠ RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 204 Anh Lê Đình Hiếu, Sáng lập Học viện Đào tạo Phương pháp Tư duy và Kỹ năng sống G.A.P CON ĐƯỜNG MỚI CON ĐƯỜNG GIEO HẠT 211 TS Dương Tuấn Hưng, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam KIẾN TẠO VÌ CON NGƯỜI VIỆT NAM 216 Ông Phùng Văn Cường, Tổng giám đốc Metfone, Cambodia, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel LÀM ĂN KIỂU CỤ HỒ 221 Ông Nguyễn Thành Nam, Nguyên Tổng giám đốc FPT, Sáng lập Đại học trực tuyến FUNiX NGHỀ BÁO, THƯ KÝ CỦA THỜI ĐẠI NHÀ BÁO, TRƯỚC HẾT LÀ “CON NGƯỜI“ 229 Nhà báo Trương Anh Ngọc, Thông tấn xã Việt Nam NGHỀ LÀM SÁNG TỎ NHỮNG MẶT TỐI 236 Phóng viên Liên Liên, Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam TRÁCH NHIỆM NHÀ BÁO CÔNG DÂN 241 Nhà báo Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Điều hành Le Bros ĐỪNG CHẾT TRONG RÁC THẢI NHỰA KẺ SĂN RÁC 249 Nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng (Hùng Lekima), Học viện nhiếp ảnh Ánh sáng CHIẾN ĐẤU VỚI RÁC THẢI NHỰA 255 Nhạc sĩ Huy Tuấn KHÁT VỌNG XANH 260 Bà Nguyễn Lệ Hằng, Phó TGĐ Tập đoàn An Phát Holdings
  8. GIỮ QUÊ QUÊ GIÀU MỚI GIỮ ĐƯỢC NGƯỜI 265 Ông Giàng Seo Châu, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Mản Thẩn, Si Ma Cai, Lào Cai ĐÁNH THỨC “TRI THỨC LÀNG” 269 Ông Nguyễn Anh Tuấn, Sáng lập Ngôi nhà trí tuệ và Tủ sách Nhân ái NGƯỜI “GIỮ LÀNG” 276 Kiến trúc sư Bùi Kiến Quốc AI CŨNG MUỐN ĐƯỢC VỀ NHÀ! ĐIỀU ƯỚC CỦA BÁC SĨ 285 Bác sĩ Bùi Thanh Phúc, Khoa Phẫu thuật cấp cứu tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Hà Nội RA ĐƯỜNG VÀ TIN VÀO CON NGƯỜI 291 Anh Nguyễn Hữu Lợi, Câu lạc bộ Hỗ trợ và đảm bảo ATGT tỉnh Đồng Nai (SOS117) NHỮNG NGƯỜI MẸ TUYỆT VỜI MẸ CHẲNG CẦN GÌ, CHỈ CẦN VỀ VỚI MẸ 297 Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Software TÌNH YÊU CỦA MẸ 300 Anh Đoàn Phạm Khiêm, Chủ tịch Tổ chức cộng đồng Điếc câm (DCOH) TP Hồ Chí Minh MẸ PHẢI HẠNH PHÚC NHÉ! 303 Bà Trần Thị Hậu, Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn THẦY, TRÒ VÀ CUỘC SỐNG 4.0 THẦY CÔ - NGƯỜI TRUYỀN LỬA 309 PGS. Lê Anh Vinh, Phó viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam THẦY CÔ - NGƯỜI ĐỒNG HÀNH 314 Thầy giáo Đỗ Đức Anh, Trường THPT Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP Hồ Chí Minh PHỤ HUYNH THỜI 4.0 318 Luật sư Đào Thúy Hoàn, tác giả cuốn sách “Dạy con thời @”
  9. LỜI TỰA “VÌ MỘT VIỆT NAM CẤT CÁNH” Quý vị đang cầm trên tay cuốn sách tập hợp những bài nói từ chương trình Cất cánh của Đài Truyền hình Việt Nam. Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến các diễn giả, khách mời đã xuất hiện trên đường băng, chính các bạn là nguồn cảm hứng lớn lao cho khán giả và cả những người làm chương trình. Mùa thu năm 2017, tại ngày hội sáng tạo VTV, lần đầu tiên tôi được nghe trình bày ý tưởng về Cất cánh. Đây là một show diễn thuyết cá nhân, phát sóng trực tiếp trên cả TV và mạng xã hội, cho phép khán giả tương tác cùng lúc với chương trình. Ý tưởng này được chấm giải B, vì nó thú vị nhưng chứa khá nhiều rủi ro. Sau đó khoảng một năm, Cất cánh bắt đầu xuất hiện trên VTV6 và VTV1. Tôi ngạc nhiên bởi sự sinh động và thuyết phục của nó. Diễn giả rất phong phú, có nhiều người thành đạt và cũng không ít người lần đầu lên truyền hình. Câu chuyện của họ chứa đựng những thông tin vô cùng thú vị, những chiêm nghiệm cá nhân về cuộc sống và gợi mở những cảm hứng lớn lao. Điều đáng quý ở show diễn thuyết này là sự gần gũi, giản dị trong đối thoại. Theo dõi một cách hào hứng, không bỏ sót một chương trình nào, cá nhân tôi tự mình cũng rút ra được nhiều bài học quý giá từ trải nghiệm cuộc đời qua thuyết trình của các diễn giả, mỗi người một vẻ nhưng đều có sức truyền cảm hứng mạnh mẽ. Tôi cho rằng đây là lý do khiến Cất cánh thành công và thu hút người xem. Với cuốn sách này, tôi hy vọng Cất cánh sẽ tiếp tục truyền tới người đọc những thông điệp bình dị mà sâu sắc, giúp chúng ta có thêm năng lượng và niềm tin để bước tiếp hành trình của mỗi người. Nhà báo Trần Bình Minh
  10. Vì một Việt Nam cất cánh 10
  11. Khởi hành Thời điểm quan trọng và khó khăn nhất của một chuyến bay, lúc cất cánh là thời điểm bạn cần một lực đẩy mạnh mẽ, cần sự hỗ trợ với những hướng dẫn chi tiết. Khi máy bay đã đạt độ cao, nó sẽ dễ dàng lướt đi, phần còn lại của hành trình chỉ như một chuyến dạo chơi.
  12. GIÁO SƯ TRƯƠNG NGUYỆN THÀNH PHÓ HIỆU TRƯỞNG ĐẠI HỌC VĂN LANG, TP HỒ CHÍ MINH Giáo sư Trương Nguyện Thành, sinh năm 1961, có gần 40 năm tu nghiệp, nghiên cứu và giảng dạy ở Mỹ. Ông là tiến sĩ khoa học ngành hóa và tính toán (ĐH Minnesota, Mỹ), có hàng trăm bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế. Năm 1990, GS. Thành giành được giải thưởng của Hội đồng Khoa học quốc gia Mỹ. Sau đó, ông học tiếp sau tiến sĩ ngành Mô phỏng cơ cấu sinh lý. Năm 1992, ông trở thành giáo sư chính môn Hóa lượng tử tại Đại học Utah. Xuất thân từ gia đình lao động nghèo khó, tuổi thơ phải đi cày thuê, cuốc mướn, bán thuốc lá dạo, GS Trương Nguyện Thành đã nỗ lực trên con đường học vấn để quyết tâm thay đổi số phận của chính mình. Năm 2009, ông về nước, thành lập Viện Khoa học công nghệ tính toán TP HCM và giúp đỡ rất nhiều bạn sinh viên giỏi từ Việt Nam sang Mỹ du học bằng nguồn từ quỹ nghiên cứu của mình. Năm 2017, ông có một quyết định gây bất ngờ cho cả gia đình lẫn bạn bè trong giới khoa học khi quyết định trở về gây dựng lại Trường ĐH Hoa Sen. Tại ngôi trường này, ông đảm nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng điều hành, với dấu ấn khiến mọi người không thể quên được, thậm chí nhận được nhiều ý kiến trái chiều, khi mặc quần đùi, áo vest trong 1 giờ giảng về sáng tạo. Hiện tại, ông là Phó Hiệu trưởng Đại học Văn Lang, TP Hồ Chí Minh và vẫn tham gia công tác giảng dạy tại Đại học Utah, Mỹ.
  13. NỖI SỢ & GIỚI HẠN Những nỗi sợ Sáng nay, ban tổ chức có gặp tôi và nói rằng: Thầy sẽ là người đầu tiên khai mạc chương trình này. Tôi có một cảm xúc sợ hãi vô cùng. năm phút trước khi bước ra sân khấu tôi rất hồi hộp. Trước khi đến đây, tôi vừa đi Sapa leo Fanxipan. Tôi tìm hiểu thường đi Fanxipan sẽ đi hai ngày, rất ít người đi một ngày. Tôi băn khoăn liệu một ngày có đủ để mình leo lên và xuống hay không? Những người làm tour, lễ tân khách sạn đều nhìn ông già U60 đánh giá: Liệu ông già này có leo được núi không và đưa ra cảnh báo. Họ sợ và tôi cũng sợ. Đêm hôm trước khi leo núi, tôi hồi hộp, ngủ không ngon. Nhưng cuối cùng, 6 rưỡi sáng tôi leo, đến 12h tới đỉnh Fanxipan rồi đi xuống điểm khởi đầu vào 6 giờ chiều hôm đó. Khi về đến khách sạn, hai chân không còn là của tôi nữa, bủn rủn hết cả nhưng trong đầu tôi đã vượt được nỗi sợ hãi. Mình biết rằng mình có thể làm được. Một ông già gần 70 như tôi làm được, nghĩa là các bạn cũng làm được. Nỗi sợ từ đâu ra? Bạn cũng như tôi, đều có cả. Đó là bản năng sinh tồn của con người và súc vật. Khi bạn đứng bên vực thẳm bạn sẽ có cảm giác rất sợ hãi. Đó là cảm giác thật trước sự nguy hiểm. Nhưng có những cảm giác sợ hãi không thật, ví dụ như bạn đi vào bóng tối. Khi đứng trước sợ hãi như vậy, bạn làm gì? Bạn phải phân tích nó! Thường thường sợ hãi có ba loại. Thứ nhất: Sợ mất những gì đang có. Ví dụ, bạn muốn khởi nghiệp, bạn phải nghỉ công việc hiện tại, không có nguồn thu nhập. 13
  14. Vì một Việt Nam cất cánh Vị trí của bạn là sĩ diện của bạn. Khi khởi nghiệp đương nhiên là bạn có khả năng mất hết những cái đó. Thứ hai: Sợ quy trình. Ví dụ một người phụ nữ đang sống trong một gia đình không hạnh phúc, chồng bạo lực, biết rằng nếu như mà tôi ly dị anh ta thì con và tôi có thể sống hạnh phúc hơn. Nhưng người phụ nữ lại không dám ly dị vì họ sợ hãi cái quy trình ly dị đó. Và nỗi sợ hãi thứ ba, là lỡ kết quả không như mong muốn. Ví dụ, tôi đi khởi nghiệp, lỡ tôi thua hết, lỗ hết rồi thì sao? Ví dụ anh chàng đó yêu một cô nhưng lại sợ khi tỏ tình thì cô ấy từ chối, quê lắm! Đó cũng là nỗi sợ. Quyết định sống an toàn Khi con người đứng trước nỗi sợ thì họ thường làm gì? Họ quyết định sống trong không gian an toàn và không làm gì cả. Không làm gì cả, điều đó phải trả giá rất lớn. Không làm gì cả nghĩa là bạn sẽ không có khả năng đạt được những gì bạn mong muốn. Giấc mơ của bạn sẽ mãi là giấc mơ thôi. Cô gái bạn thầm yêu mà không tỏ tình đã đi lấy chồng rồi, khi bạn thà lầm lỡ, bạn vẫn còn cơ hội để sửa, còn cơ hội để đạt điều mình mong muốn. Ba bước để vượt qua nỗi sợ Trong tâm lý học hành vi có ba khía cạnh: nhận thức, cảm xúc và hành động. Nếu bạn muốn thay đổi thì bạn có thể thay đổi nhận thức hoặc cảm xúc, hoặc hành động. Tôi muốn thay đổi nhận thức trước quyết định về Việt Nam thì tôi sẽ phân tích tại sao tôi sợ? Tôi sợ điều gì? Và trong nỗi sợ này có những nguy cơ nào sẽ nằm trong vòng kiểm soát của tôi? 14
  15. Khởi hành Thay vì tập trung vào những gì có khả năng mất, hãy tập trung vào cái giá mà tôi phải trả nếu không làm gì và cơ hội tôi có được để góp phần phát triển nền giáo dục đại học Việt Nam. Khi tôi tập trung vào những thứ có khả năng có được thay vì có khả năng mất đi, cảm xúc, cảm nhận sẽ khác. Bạn có thể thay đổi cảm xúc. Ví dụ rất đơn giản, khi mà các chị em phụ nữ muốn mặc một bộ đồ sexy ra phố nhưng lại sợ, thế là bạn làm gì? Nhấc điện thoại lên và gọi bạn bè: “Ê bận bộ đồ sexy cùng nhau ra phố”, tức là chia sẻ cảm xúc của sự sợ hãi đó. Và khi mà bạn mặc bộ đồ sexy đó ra phố, ai cũng khen bạn đẹp. Lúc đó bạn thay đổi nhận thức rằng bộ đồ này cũng đẹp, tôi đâu phải sợ hãi. Đó là bạn chia sẻ cảm xúc để rồi bạn có hành động và từ đó thay đổi nhận thức. Chúng ta thường nói: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”. Tiếp theo, là hành động. Hành động bạn muốn thay đổi như thế nào thì hãy bắt đầu từ việc nhỏ và từng bước một. Lần đầu tiên đưa con trai về Việt Nam tôi có nói rằng: “Bố sẽ dẫn con đi để thấy được đồng quê ở Việt Nam và sẽ đi xe đạp xuyên miền Tây”. Đứa con trai hỏi tôi: “Đi bao xa bố?” Tôi bảo: “Đi tham quan mà, con hơi đâu mà lo”. Thế là bố con tôi khởi hành từ Long An, đi xuống tới tận Châu Đốc rồi lên Đồng Tháp. Tôi nói với con rằng: “Con có nghĩ là con có khả năng đi 500km không? Nếu như bố nói là đi 500km ngay từ ban đầu chắn chắn con sẽ không đi đâu”. Tôi chắc chắn điều đó xảy ra nếu tôi nói với nó. Nhưng một khi thành công, cậu ấy sẽ nhận ra 500km có gì to tát lắm đâu. Thế là hai bố con, hè này sẽ đi 1000km từ Huế vào thành phố Hồ Chí Minh. Cậu ta rất phấn khởi “A, chuyện nhỏ”. Hãy m ỉ m c ư ờ i t r ư ớ c t ất cả nỗi s ợ h ãi và đờ i s ẽ m ỉ m c ư ời với b ạn. 15
  16. Vì một Việt Nam cất cánh HOA HẬU NGÔ PHƯƠNG LAN HOA HẬU THẾ GIỚI NGƯỜI VIỆT 2007 Năm 2007, cô gái 20 tuổi Ngô Phương Lan giành vương miện Hoa hậu Thế giới Người Việt. Khi đăng quang, người đẹp nhận được sự ủng hộ lớn từ khán giả bởi sắc đẹp lẫn tài năng của mình. Không chọn cho mình cuộc đời của một hoa hậu, thay vào đó, cô hoạt động âm thầm trong lĩnh vực giáo dục, xây dựng kỹ năng cho những người trẻ Việt. Cô cũng được biết đến là người dẫn dắt “Quốc gia khởi nghiệp”, chương trình truyền hình lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong những người trẻ. 16
  17. HÀNH TRANG CẤT CÁNH Khi tôi nghe tới hai chữ “Cất cánh” thì tôi nghĩ đến hai hình ảnh. Hình ảnh đầu tiên đó là những khung trời mới, nền văn hóa mới, những người bạn mới và vô số điều thú vị mới đang chờ chúng ta, nhưng cũng có rất nhiều thách thức. Và hình ảnh thứ hai tôi hình dung ra là những người chạy với túi lớn, túi bé đang ở phi trường, cố gắng lên được máy bay trước và chiếm lĩnh toàn bộ khu hành lý. Khi các bạn chứng kiến hình ảnh này, có thể chia sẻ với tôi một điều là chúng ta có thực sự cần nhiều hành lý tới vậy hay không? Tại sao chúng ta không chuẩn bị cho mình một hành trang vô cùng đơn giản? Đó là tâm thế tự tin. Hành trang tự tin Có ai nghĩ sự tự tin là có sẵn không? Không có đúng không? Sự tự tin là những gì mà chúng ta tập luyện để có được. Nó là những hành trang mà chúng ta có thể chuẩn bị. Tôi muốn tâm sự là, tôi không phải là một người tự tin. Nhưng tôi thích đặt mình vào tình huống khó khăn hoặc những tình huống mà tôi cảm thấy không thoải mái. Vì sao? Khi tôi trải qua được những tình huống như vậy, tôi đã thành công. Chiến thắng được nỗi sợ của bản thân mình thì phạm vi, vùng thoải mái của bản thân sẽ mở rộng ra rất nhiều. Năm tuổi, tôi chuyển sang Hoa Kỳ sinh sống đến năm lớp 7. Khi 15 tuổi, tôi chuyển đến Thụy Sĩ, học nốt cấp 3 và sau đó là đại học. Đây đều là những thách thức rất là lớn đối với tôi, bởi vì khi đặt 17
  18. Vì một Việt Nam cất cánh chân đến một quốc gia mới tôi không biết gì về văn hóa, tôi không có một người bạn nào và tôi không biết ngôn ngữ địa phương. Nhưng mà nếu chúng ta không vượt qua được thì chúng ta sẽ không biết cái đích có những gì đang đợi chúng ta. Cuối năm học cấp 1, tôi nhận được bằng khen vàng của Tổng thống Hoa Kỳ. Sau một năm vật lộn với tiếng Pháp tôi đã thi tú tài toàn phần và bắt đầu với môn học mà rất nhiều người lo sợ kể cả với người bản địa, đó là môn văn học Pháp. Tôi đã vượt qua được nỗi sợ hãi và đạt được những kết quả như vậy. Năm 2007, tôi tham gia vào cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt cùng với 37 ngàn thí sinh gốc Việt từ khắp nơi trên toàn thế giới và Việt Nam đăng ký tham gia. Tôi nghĩ rất đơn giản là tại sao mình không trải qua thử thách này và tại sao mình nên tham gia, làm quen với nhiều người bạn Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới. Kết quả là tôi vượt qua được các vòng thi và tôi đã chiến thắng. Tôi đã có rất nhiều cơ hội để lan tỏa những thông điệp tốt. Những quyết định Tôi rất yêu nghề dẫn chương trình. Lần đầu tiên tôi dẫn chương trình có nhiều người bảo tôi là điếc không sợ súng. Bởi vì như các bạn đã biết, tôi mới tốt nghiệp đại học chữ to  tại Việt Nam cho nên nhiều khi tiếng Việt của tôi không được tốt. Chương trình đó có khoảng 3000 khán giả, truyền hình trực tiếp trên VTV1 và VTV4 và có Chủ tịch nước tham dự. Trước khi lên sân khấu tôi lo sợ vô cùng, không biết điều gì đang chờ đón mình. Tôi thậm chí còn bảo với đạo diễn: Không biết em có làm được hay không. Nếu như em không làm được, có thể để cho bạn dẫn lên sân khấu một mình không? Đạo diễn bảo:  Em yên tâm, em chắc chắn sẽ làm được vì em đã tập chương trình này 18
  19. Khởi hành nhiều lần rồi. Và kết quả là cho đến nay, đây là một niềm đam mê rất lớn đối với tôi: Đứng trên sân khấu và dẫn chương trình. Sau khi đăng quang hoa hậu cùng với những thành công trong học vấn, tôi đã đảm nhiệm một số vai trò quản lý cấp cao trong các tập đoàn, các công ty như giám đốc, phó Viện trưởng hoặc Giám đốc vùng của những dự án rất thú vị. Ban đầu, tôi nghĩ rất khó bởi vì mình chưa có kinh nghiệm. Có thời điểm tôi quản lý hơn 100 người, có nhiều người hơn tuổi, nhiều kinh nghiệm, nhiều bằng cấp hơn mình. Tôi suy nghĩ, mình làm như thế nào? Tôi học cách lắng nghe mọi người, học tập dần dần. Với những ngôn ngữ và những thử thách mà tôi đã trải qua ở các quốc gia mà tôi từng sinh sống đã đưa tôi từ một cô bé chỉ biết quận Ba Đình có bánh trôi ngon, có bún ốc ngon, đến vị trí là một công dân toàn cầu. Tại thời điểm này, tôi có thể đi bất kỳ nơi đâu trên thế giới, tôi có thể tự giải quyết được vấn đề của bản thân mình mà không bao giờ sợ bởi vì mình đã mở rộng vùng thoải mái của mình ra rất nhiều. Chúng ta làm như thế nào? Có ba bước, đầu tiên là rèn luyện lặp đi, lặp lại. Chúng ta có ví dụ điển hình đó là Thomas Edison. Sau khi được hỏi ông đã trải qua 10 ngàn lần thất bại thì tại sao ông không lùi bước, thì ông đã trả lời rất hay: Đó không phải là 10 ngàn thất bại mà là 10 ngàn lần giải pháp chưa chính xác. Chúng ta biết cầu thủ David Beckham, có những cú chuyền bóng chính xác mà không biết, hàng ngàn giờ anh đã luyện thêm sau những giờ tập cùng đội bóng. Kể cả là thiên tài thì họ cũng phải rèn luyện/tập luyện/thực hành để có những kĩ năng, thì huống chi là chúng ta. 19
  20. Vì một Việt Nam cất cánh Thứ hai là kết nối với bản thân. Không ai hiểu bản thân bằng chính chúng ta. Ngay cả khi đi gặp bác sĩ thì bác sĩ cũng phải hỏi: Cơ thể của bạn như thế nào, bạn đau ở đâu? Và nếu như bạn nói dối bác sĩ thì bác sĩ không thể nào chẩn đoán chính xác để kê đơn thuốc. Cho nên chúng ta cần phải có sự kết nối để hiểu bản thân hơn, hiểu chúng ta cần gì và hiểu làm thế nào để thành công. Và điều thứ ba, không ai có thể áp đặt được suy nghĩ của chúng ta. Những suy nghĩ của chúng ta không bị đánh thuế, vậy thì tại sao chúng ta chấp nhận những lời nói, những câu hỏi tiêu cực? Tại sao chúng ta không chọn những điều tích cực để những điều tích cực đó trở thành động lực để chúng ta tiến tới mục tiêu của chúng ta? Trong cuộc đời, chúng ta sống được trung bình là 75 năm. Hiện giờ 31 tuổi, tôi đã sống được hơn 40% cuộc đời. Mỗi năm vào ngày sinh nhật, tôi sẽ đưa ra một quyết định mà mình chưa bao giờ làm. Và như thế tôi biết được rằng, mỗi năm ít nhất một lần tôi sẽ đưa mình ra khỏi vùng thoải mái để có được những trải nghiệm khác biệt và những thử thách mới mẻ. QUÉT MÃ QR ĐỂ THEO DÕI PHIÊN BẢN TRUYỀN HÌNH 20
nguon tai.lieu . vn