Xem mẫu

  1. Về tính chuyên nghiệp của nghề dịch thuật 1. Nhu cầu dịch thuật Việt Nam ngày càng phát triển, đất nước ngày càng đổi mới, quan hệ quốc tế mở rộng không ngừng. Nhu cầu về ngoại ngữ gia tăng và một điều đáng mừng là số người thông thạo ngoại ngữ đã tăng lên đáng kể nhờ sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, của các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân cho việc giảng dạy và học tập ngoại ngữ, trong nước cũng như du học nước ngoài. Tuy nhiên, điều đó không làm giảm đi vai trò của công tác dịch thuật. Ngược lại, số lượng văn bản, tài liệu, tin tức, v.v. cần chuyển dịch ngày một nhiều. Các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí cần chuyển dịch thông tin từ tiếng n ước ngoài sang tiếng Việt để truyền tải tới quảng đại công chúng. Các hợp đồng, văn kiện dự án, dữ liệu cần được dịch trong các giao dịch hành chính, thương mại, hợp tác quốc tế, v.v. cũng tăng mạnh. Các tác phẩm điện ảnh nước ngoài cần có thuyết minh hoặc phụ đề tiếng Việt. Phần mềm máy tính cần đ ược Việt hoá, tạo thuận tiện cho người sử dụng. Các lớp đào tạo, tập huấn do chuyên gia nước ngoài giảng dạy cần có phiên dịch để nhiều người tham gia học tập hơn. Có thể kể ra vô vàn yêu cầu dịch thuật khác. Rõ ràng nhu cầu dịch thuật hiện nay đang ngày càng đa dạng, gia tăng và tăng mạnh. 2. Thực trạng Vậy thực trạng công tác dịch thuật những năm gần đây ra sao? Theo hiểu biết ch ưa đầy đủ của chúng tôi, số lượng cán bộ có thể đảm nhận công việc phiên/biên dịch với chất lượng cao hiện nay không nhiều. Thế hệ những dịch giả lừng danh, đã có rất nhiều bản dịch các tác phẩm tiêu biểu của văn học Nga, Pháp, Anh, Đức, Trung
  2. Quốc, v.v. như Đỗ Đức Hiểu, Thái Bá Tân, Thuý Toàn chỉ đếm trên đầu ngón tay, đa số đã khá cao tuổi và không thể làm công tác phiên dịch vốn dĩ khá căng thẳng và đòi hỏi sự nhanh nhạy. Thế hệ thứ hai chuyên sâu vào công tác phiên dịch hơn là biên dịch, nhưng đa phần hiện đang giữ những chức vụ quan trọng trong Bộ Ngoại giao, Vụ Hợp tác quốc tế các bộ hoặc các trường đại học nên cũng không có nhiều thời gian tham gia công việc này. Thế hệ thứ ba như chúng tôi hiện đang giảng dạy tại các trường đại học với số lượng sinh viên khá lớn, khối lượng công việc nặng nề nên cũng không có nhiều người có điều kiện thường xuyên tham gia phiên/biên dịch. Chủ yếu công việc phiên dịch hiện nay do thế hệ thứ tư gồm sinh viên ngoại ngữ mới ra trường ít năm đảm nhiệm. Còn công tác biên dịch kể cả dịch các tác phẩm văn học, được một số lượng đông đảo những người biết ngoại ngữ thực hiện. Công sức của họ thật là to lớn, lượng sản phẩm họ tạo ra thật khổng lồ. Dầu vậy, nhìn tổng thể, có thể nói công tác dịch thuật, cả phiên dịch (dịch nói) và biên dịch (dịch viết) ở nước ta cho đến nay vẫn chưa trở thành một nghề mang tính chuyên nghiệp. Việc thiếu chuyên nghiệp hoá đã dẫn tới nhiều hậu quả đáng buồn, thậm chí nghiêm trọng. Báo Đầu tư một lần có đăng bài Bộ trưởng cứu phiên dịch kể lại trường hợp phiên dịch đã dịch đoạn nói về công ti Proctor and Gambles là “chúng tôi kinh doanh ở đây như đánh bạc”, mặc dù chữ Gambles ở đây đơn giản chỉ là tên công ti chẳng liên quan gì tới cờ bạc cả. Lần khác, một ngôn ngữ lập trình có tên Java đã được phiên dịch chuyển thành “chúng tôi đã thử nghiệm phần mềm này ở Java” (Indonesia). Lại nữa, trong khi cố gắng thể hiện thể hiện sự tức giận của diễn giả đối với một hiện t ượng bức xúc, phiên dịch đã thêm cả từ bloody vào lời dịch, một từ cực kì bất lịch sự trong một khung cảnh trang trọng. Điều đó khiến tất cả cử toạ nước ngoài ồ lên và diễn giả lúc đó chẳng hiểu mình nói gì mà họ lại có phản ứng khác hẳn với các đại biểu Việt Nam như vậy.
  3. Đây mới chỉ là một vài trường hợp điển hình về phiên dịch mà chúng tôi biết. Những sai sót, nhầm lẫn trong biên dịch còn nhiều hơn thế. Một số lời thoại trong nhiều bộ phim đã được người biên dịch ‘bóp méo’, thậm chí còn ‘chỉnh’ ngược lại 180 độ. Chẳng hạn, We can’t get through (trong tình huống đó phải hiểu là Không xong rồi) được chuyển thành Chúng ta không thể xuyên qua; We can’t come to terms (Không thể thống nhất)được chuyển thành Chúng ta không thể đến kì học được. Những sai sót này để lại những hậu quả rất lớn, nhất là đối với phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí. Chúng ta đều hiểu tác động của những phương tiện này đến công chúng mạnh đến nhường nào. Rõ rệt nhất có thể kể đến cấu trúc bị động kiểu như Chương trình này được tài trợ bởi Pond và Ômô, Cuốn sách này được viết bởi Hemingway. Tiếp đó là kiểu câu Người chơi thứ hai tham gia ch ương trình đó là chị Thanh Thuỷ. Theo suy nghĩ của chúng tôi, những kiểu cấu trúc “lạ lẫm, ngoại lai” này đã trở nên rất phổ biến trong ngôn ngữ hàng ngày hiện nay là do chúng xuất hiện quá nhiều qua ngôn từ của những MC trong nhiều chương trình truyền hình được công chúng ưa thích, nhất là các chương trình trò chơi của VTV3(1). Do vậy, việc sử dụng ngôn từ trên các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và công tác biên dịch trong các sản phẩm báo in, báo nói, báo hình nói riêng cần phải cực kì cẩn trọng, đòi hỏi chất lượng và tính chuyên nghiệp cao. 3. Nguyên nhân Nguyên nhân của thực trạng trên là do đâu? Trước hết, đó là do sự thiếu hụt kiến thức và kĩ năng của người tham gia công tác dịch thuật. Người làm công tác dịch thuật cần nhiều loại kiến thức: ngôn ngữ, văn hoá, kiến thức phổ thông hay kiến thức nền (general or background knowledge) và kiến thức chuyên môn. Họ cần phải thông thạo, có vốn từ vựng phong phú, hiểu biết thấu đáo những vấn đề ngôn ngữ học của cả hai ngôn ngữ, hiểu biết những tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ không những chỉ về ngữ pháp mà còn về ngữ nghĩa và ngữ dụng. Những
  4. hiểu biết đó gắn chặt với tri thức văn hoá về đất nước, con người, lối sống, thói quen, phong tục tập quán của hai cộng đồng ngôn ngữ. Đến lượt chúng, tri thức văn hoá lại phải dựa trên một nền tảng tri thức bách khoa vững chắc và liên tục được cập nhật. Cuối cùng, mỗi một chuyên ngành có những thuật ngữ, cách diễn đạt riêng, phong cách riêng, đòi hỏi người làm công tác dịch thuật phải hiểu đ ược chí ít là ý nghĩa, nội hàm của chúng, dẫu rằng không thể sâu như một nhà chuyên môn. Tiếc thay, việc đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành tới nay vẫn chưa đạt hiệu quả cao, cả về phía giáo viên lẫn học viên, như Đinh Văn Đức và Kiều Châu nhận định “… Cho đến nay chúng ta chưa có một chiến lược đào tạo đội ngũ ngoại ngữ chuyên ngành. Tuyệt đại bộ phận giáo viên của các bộ môn ngoại ngữ khi dạy chuyên ngành đều tự học và tự tìm lối. Tính du kích và phi chuyên nghiệp chính là ở đây.”(2) Điều này dẫn tới nhiều thách thức đối với công tác dịch thuật; nhà chuyên môn giỏi thì khả năng thành thạo ngoại ngữ lại thấp, người giỏi ngoại ngữ lại thiếu kiến thức chuyên môn, và một số người hội đủ cả hai phẩm chất này ở mức thuần thục thật quá ít ỏi. Bằng chứng có thể thấy như embedded systems được các chuyên gia tin học dịch là hệ thống nhúng, environmentally friendly technology được các nhà môi trường dịch là công nghệ thân môi trường. Dĩ nhiên dịch như thế có thể vẫn khả chấp, song nếu họ có kiến thức ngôn ngữ tốt hơn thì đã lựa chọn cách diễn đạt trong sáng, dễ hiểu hơn. Song ngược lại, nếu những thuật ngữ như trên được đưa cho những người chỉ biết ngoại ngữ mà không hiểu biết về tin học hay môi trường thì chưa chắc đã tìm được một thuật ngữ phù hợp.
nguon tai.lieu . vn