Xem mẫu

  1. Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và VỀ MÔ HÌNH Nhi đồng Quốc hội khóa XI SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TIỂU Điện thoại: 0913232853 HỌC TƢƠNG LAI Email: thuyethanoi@gmail.com GS.TS.NGUYỄN MINH THUYẾT TÓM TẮT Bài viết phân tích ba mô hình cấu trúc chính của sách giáo khoa ngôn ngữ của các nƣớc trên thế giới: Mô hình Lý thuyết, Mô hình Kỹ năng, Mô hình Hoạt động. Từ đó, chúng tôi hình dung về cấu trúc bộ sách giáo khoa Tiếng Việt ở cấp tiểu học và tài liệu tham khảo để dạy học môn học này trong tƣơng lai. Từ khoá: mô hình, sách giáo khoa, Tiếng Việt, tiểu học, tài liệu tham khảo. ABSTRACT On the prospective models of the Elementary school Vietnamese Language textbook The article analyses three major structural models of the language arts textbooks used in a number of countries in the world: Theoretical Model, Competency Model, Activity Model. From that point, the authors come to the mental picture of the structure of the Elementary school Vietnamese Language textbook and the reference material for this subject in the future. Key words: model, textbook, Vietnamese language, elementary, reference material 1. Phân tích một số mô hình hiện tại 1.1. Tổng quan 460
  2. SGK ngôn ngữ thứ 1 của các nƣớc rất đa dạng nhƣng có thể quy về 3 mô hình cấu trúc chính nhƣ sau: (1) Mô hình Lý thuyết; (2) Mô hình Kỹ năng; (3) Mô hình Hoạt động. 1.2. Mô hình lý thuyết SGK xây dựng theo Mô hình Lý thuyết là loại sách đơn thuần trình bày hệ thống kiến thức ngôn ngữ học. Vì quan niệm ngƣời học là ngƣời bản ngữ đã biết nói và nghe thuần thục trƣớc khi đến trƣờng nên SGK theo mô hình này chỉ tập trung trang bị cho HS kiến thức ngôn ngữ học (bao gồm kiến thức lý thuyết về ngữ âm – chính tả, từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp), với hy vọng nhờ các kiến thức này, HS sẽ sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách có ý thức và thuần thục hơn con đƣờng phát triển tự nhiên. Tiêu biểu cho mô hình này là bộ sách Langue francaise của NXB Nathan. Mỗi quyển trong bộ sách dành cho một lớp, gồm một số phần (partie), mỗi phần gồm một số bài học (unit) và mỗi bài học gồm 4 mục Ngữ pháp, Từ vựng, Chính tả và Chia động từ; các phần và bài học đều không có tên chung. Ví dụ, sách lớp 3 có 3 phần. Phần 1 có 10 bài học. Bài học 1 gồm các mục sau: - Ngữ pháp: Từ văn bản đến câu. - Từ vựng: Sắp xếp các từ (theo trật tự abc). - Chính tả: Từ khẩu ngữ đến bút ngữ. - Chia động từ: Quá khứ, hiện tại, tƣơng lai. Mỗi mục nói trên đều bắt đầu bằng việc phân tích một văn bản ngắn, từ đó rút ra kết luận, rồi làm bài tập thực hành. Chẳng hạn, để học kiến thức ngữ pháp (Từ văn bản đến câu), sách giới thiệu mẩu chuyện Chú chó con và nêu các yêu cầu nhƣ sau: - Đọc văn bản. - Văn bản trên gồm bao nhiêu đoạn ? - Mỗi đoạn cho ta biết điều gì? - Văn bản trên gồm bao nhiêu câu ? - Mỗi câu cho ta biết điều gì ? 461
  3. Kết luận đƣợc đóng khung là: “- Một văn bản thƣờng gồm nhiều đoạn. Khi viết, ta xuống dòng để đánh dấu mở đầu một đoạn. - Một đoạn thƣờng gồm nhiều câu. Mỗi câu là một chuỗi từ đƣợc tổ chức và có một ý nghĩa. Câu mở đầu bằng một chữ hoa và kết thúc bằng một dấu chấm.” Sau kết luận nói trên, sách cho 6 bài tập thực hành, trong đó có bài tập sắp xếp lại trật tự từ để tạo thành câu đúng, viết lại dấu chấm và chữ hoa bị bỏ sót, sắp xếp lại các câu đã cho thành một đoạn, đặt câu với những từ đã cho, viết một số câu để tả một con mèo nhỏ. Bộ Chƣơng trình chi tiết (curriculum) của Canada cũng thể hiện cách xây dựng chƣơng trình tƣơng tự bộ sách Langue francaise của NXB Nathan. Trong chƣơng trình chi tiết này, mỗi môn ở mỗi lớp đƣợc trình bày nhƣ một quyển sách giáo khoa, trong đó có bài đọc, các bài tập và kiến thức ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp cần hình thành. Giáo viên và học sinh sử dụng chƣơng trình này làm tài liệu chính để dạy và học. Trên cơ sở chƣơng trình, giáo viên có thể bổ sung các tài liệu dạy học khác phù hợp với yêu cầu về kiến thức, kỹ năng thể hiện ở chƣơng trình và với tình hình cụ thể của học sinh lớp mình phụ trách. Chƣơng trình chỉ thể hiện nội dung rèn luyện kỹ năng đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ; không có bài tập rèn luyện các kỹ năng nghe, nói. Về kỹ năng viết, không có nội dung rèn viết chữ. Các bài đọc có nội dung phong phú nhƣng không sắp xếp theo chủ điểm. Đó cũng không phải các trích đoạn tác phẩm văn học mà hoàn toàn do các soạn giả chƣơng trình viết. Các soạn giả cũng không phải e dè khi trình bày một số nội dung không phù hợp với trẻ. Ví dụ, ngay bài đầu tiên ở chƣơng trình lớp 2 (Nhờ hoa nói giúp) đã có những nội dung liên quan đến tình yêu nam nữ, nhƣ tranh minh họa chàng trai tặng hoa cô gái và những câu nhƣ You are sweet (Bạn/em/anh rất ngọt ngào), I think of you every day (Ngày nào tôi/anh/em cũng nghĩ đến bạn/em/anh), Forget me not (Đừng quên tôi/anh/em), I love you (Tôi/anh/em yêu bạn/em/anh). Kiến thức ngôn ngữ đƣợc trình bày không câu nệ về logic. Ví dụ, chƣơng trình lớp 4 trình bày về các từ loại, các kiểu câu rồi mới trình bày về tiền tố và hậu tố của từ; trình bày về báo chí rồi mới trình bày về cách viết đoạn văn. 462
  4. Nội dung kiến thức luôn đƣợc trình bày cô đọng, chỉ gồm từ 2 đến 4 dòng, kể cả ví dụ minh họa. Để trẻ em dễ tiếp thu kiến thức, các soạn giả cũng không ngần ngại đƣa ra những định nghĩa không thật chính xác về mặt khoa học. Ví dụ, định nghĩa từ ghép: “Từ ghép đƣợc tạo ra khi 2 từ đƣợc ghép với nhau và mang một nghĩa khác. Ví dụ: gold (vàng) + fish (cá )  golffish (cá vàng) ”1. Về mặt khoa học, chỉ có thể nói gold và fish là các hình vị (morpheme); và đây là các hình vị thực (có nghĩa từ vựng, phân biệt với hình vị hƣ chỉ có nghĩa ngữ pháp). Từ đơn là những từ do một hình vị thực nhƣ gold và fish tạo ra; còn từ ghép là những từ đƣợc tạo ra bởi ít nhất là 2 hình vị thực. Ở Việt Nam, toàn bộ SGK Tiếng Việt THCS và THPT từ trƣớc đến nay đều xây dựng theo mô hình Lý thuyết; còn SGK Tiếng Việt tiểu học trƣớc năm 1981 thƣờng gồm vài ba cuốn (Ngữ pháp, Tập đọc, Tập viết), trong đó cuốn Ngữ pháp bao giờ cũng viết theo mô hình này 2. SGK xây dựng theo Mô hình Lý thuyết trang bị cho ngƣời học kiến thức ngôn ngữ tƣờng minh (explicit knowledge, là kiến thức về quy tắc và chuẩn mực có đƣợc nhờ học tập một cách có ý thức) và kiến thức siêu ngôn ngữ (meta-linguistic knowledge, là kiến thức lý thuyết ngôn ngữ học). Tuy nhiên, vì chỉ chú trọng đến hình thái cấu trúc mà bỏ qua ý nghĩa ngữ dụng (pragmatic meaning) nên ngƣời học dù có nắm đƣợc hình thái cấu trúc cũng khó có thể sử dụng đƣợc chúng trong thực tế giao tiếp. Hơn nữa, theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu, chỉ có kiến thức ngôn ngữ tiềm ẩn (implicit knowledge, là kiến thức có đƣợc nhờ học một cách vô thức thông qua sử dụng ngôn ngữ) mới giúp ngƣời ta sử dụng ngôn ngữ trôi chảy3. Học lý thuyết đơn thuần, ngƣời học không phát triển đƣợc loại kiến thức này vì không có cơ hội sử dụng ngôn ngữ trong tình huống giao tiếp. 1 Complete Canadian Curriculum 2, p. 171. 2 Xem : Nguyễn Hiệt Chi và Lê Thƣớc. Sách mẹo tiếng Nam, học trò của trƣờng sơ học dùng. Imprimerie Lê Văn Tân, Hà Nội, 1935 ; Nguyễn Lân. Ngữ pháp Việt Nam, lớp 5. Tác giả tự xuất bản, Hà Nội, 1957; Tổ Ngôn ngữ học Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội, Tổ Ngôn ngữ học Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Ngữ pháp lớp 6, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1963; Lƣơng Thanh Tƣờng (chủ biên). Tài liệu ngữ pháp lớp 5. In lần thứ 6. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1979. 3 Ellis, R. Principles of Instructed Language Learning. Asian EFL Journal Vol. 7, Issue 3, 2005. Dẫn theo Nguyễn Thị Thuỷ Minh. Đƣờng hƣớng, phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học ngoại ngữ – một góc nhìn tham chiếu. Tài liệu Hội thảo về phƣơng pháp dạy học Ngữ văn, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009, tr. 60. 463
  5. Chính vì lý do này mà từ lâu Mô hình Lý thuyết đã không còn đƣợc áp dụng. Ngoại lệ chỉ có một số cuốn sách thực nghiệm của những tác giả không chuyên, chƣa cập nhật đƣợc lý luận dạy ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ. 1.3. Mô hình kỹ năng SGK xây dựng theo Mô hình Kỹ năng là loại sách triển khai nội dung theo trục kỹ năng ngôn ngữ. Sách thƣờng cấu trúc theo chủ điểm, lấy một hoặc một số bài đọc làm điểm tựa để hình thành kiến thức, phát triển các kỹ năng đọc, viết, nói, nghe cho HS; các bài tập rèn luyện kỹ năng thƣờng gắn với những tình huống giao tiếp và nhiệm vụ giao tiếp cụ thể. Mô hình này phản ánh quan điểm mô phỏng con đƣờng hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của con ngƣời vào việc thiết kế và thực hiện chƣơng trình học tập nhằm giúp ngƣời học thụ đắc năng lực này một cách nhanh chóng và bền vững. Đây là mô hình phổ biến trong dạy học ngoại ngữ và dạy học tiếng mẹ đẻ (tiếng phổ thông) hiện nay. Có thể lấy bộ sách Le francais của NXB Hachette (Pháp) và bộ English của bang Taminadu (Ấn Độ) làm ví dụ minh họa. Mỗi quyển trong bộ sách Le francais của NXB Hachette dành cho một lớp, đều cấu tạo theo chủ đề của bài đọc; mỗi chủ đề học trong 2 tuần (12 ngày). Cách chọn, đặt tên và sắp xếp chủ đề không gò bó. Ví dụ, sách lớp 2 có những chủ đề sau: Chân dung, Chuột và mèo, Đáy biển, Ông bà, Những con gấu, Mùa đông, Trò chơi và đồ chơi, Món ăn, Giả trang, Muông thú, Mùa xuân, Chim muông, Máy móc và ngƣời máy, Phù thuỷ và tiên, Nƣớc và cát. Tâm điểm của mỗi chủ đề là hoạt động đọc với 5 văn bản, chia thành 2 cụm bài. Các hoạt động khác đều xoay quanh hoạt động này. Văn bản mở đầu cụm bài thứ nhất, cũng là văn bản khởi động chủ đề, là một câu chuyện, thƣờng có dung lƣợng khá lớn. Ví dụ, văn bản mở đầu quyển lớp 2 dài tới 2 trang A4, đếm đƣợc 440 âm tiết, gấp 2 lần bài đọc 2 tiết ở sách Tiếng Việt lớp 2 hiện hành. Các bài đọc tiếp theo là một văn bản thông thƣờng và một bài thơ. Cụm bài thứ hai gồm 2 bài đọc tăng cƣờng nhằm hoàn thiện kĩ năng đọc cho HS. Sau mỗi bài đọc đều có các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài và sau mỗi cụm bài đọc đều có các mục Ngữ pháp, Chính tả, Chia động từ, Từ vựng, Đọc – viết (rèn kĩ năng đọc những âm dễ viết sai chính tả) và Làm văn. 464
  6. Kết thúc mỗi bài học là mục Trò chơi và Ôn tập. Cũng nhƣ bộ Le francais của Pháp, bộ SGK của Ấn Độ cấu tạo theo chủ đề của bài đọc; cách chọn, đặt tên và sắp xếp chủ đề không gò bó. SGK lớp 1 có những chủ đề sau: Hãy tự ngắm em; Nhà của Ponni; Chúng mình là bạn; Selvi và Raja trên cánh đồng; Trong vƣờn; Run, run, run; Trên đƣờng; Những ngƣời giúp đỡ ta; Bên bờ biển. Từ lớp 2 đến lớp 5, sách không có tên chủ đề; các bài học (unit) đƣợc triển khai xoay quanh một bài văn xuôi và một bài thơ, chỉ có tên các văn bản ấy. Tuy nhiên, có thể luận ra chủ đề từ nội dung các văn bản đọc hoặc nắm đƣợc chủ đề qua Lời nói đầu trong sách. Ví dụ, Mục lục SGK lớp 5 ghi “Bài 1. Văn xuôi: Mẹ Trái Đất của chúng ta; Thơ: Mong muốn và trả lời”. Trong Lời nói đầu, tác giả sách cho biết chủ đề của bài học này là “Giữ lấy Trái Đất và môi trƣờng của chúng ta”. Một đặc điểm phân biệt bộ SGK Ấn Độ với bộ Le francais là sách có những ghi chú hƣớng dẫn việc làm của GV. Có thể hiểu đây là những quyển sách “hai trong một” - vừa là sách HS vừa là sách GV. Nhờ vậy mà ngay từ trang đầu quyển sách lớp 1 đã có những bài hát, những câu và đoạn văn khá dài, mặc dù HS chƣa biết chữ. Bộ SGK của Ấn Độ đƣợc xuất bản vào các năm 2010, 2011 nên thể hiện phƣơng pháp dạy học theo định hƣớng giao tiếp khá rõ. Sách các lớp 1, 2, 3 dạy các hiện tƣợng ngữ pháp nhƣ số ít, số nhiều, danh từ, động từ, tính từ, giới từ,... thông qua các trò chơi và bài tập. Chỉ từ sách lớp 4 trở lên mới có định nghĩa các hiện tƣợng từ vựng, ngữ pháp nhƣ đồng âm, đồng hình, đại từ nhân xƣng,… Có thể lấy ví dụ về phƣơng pháp giao tiếp của bộ sách qua quyển SGK lớp 1. Mở đầu sách có một bài khởi động để giúp HS làm quen với hoạt động tập thể và hoạt động học tập. Bài khởi động có những hoạt động sau: - Em nghe, em hát: Giới thiệu văn bản Hello ! Hello ! Good morning. Hƣớng dẫn GV tổ chức cho HS đứng vòng tròn, chào nhau và hát. - Em tô màu: HS tô màu lên bông hoa sen trên trang sách. Sau đó, GV tổ chức cho HS đứng vòng tròn, vỗ tay, phân biệt bên phải – bên trái. - Em đọc: HS làm bài tập đánh dấu vào những hình nhất định trên trang sách theo yêu cầu để làm quen với thao tác “đọc” và quan sát. Bài 1 có tên là Hãy tự ngắm em (Look at me) có những hoạt động sau: 465
  7. - Nghe đọc thơ: Giới thiệu một bài thơ đơn giản với các hình minh hoạ để HS biết tên một số bộ phận cơ thể nhƣ mắt, mũi, miệng, răng, đầu, chân, ngón tay, ngón chân,… - Chúng em nghe, chúng em đọc: HS nghe GV đọc các từ chỉ bộ phận cơ thể đã biết kèm hình minh hoạ trong sách. Sau đó, GV tổ chức cho HS đứng vòng tròn, chơi trò hỏi tên nhau. - Em nghe, em nói: GV hỏi, HS trả lời. Ví dụ : (Chỉ vào mũi) Đây có phải mũi không ? Phải ạ. (Chỉ vào chân) Đây có phải mũi không ? Không ạ. - Em vẽ: HS trả lời câu hỏi Em là gái hay trai ? rồi tô màu vào hình bên dƣới câu tƣơng ứng. Tiếp theo, HS học cách giới thiệu về mình và ngƣời trong gia đình mình, rồi học các chữ cái a, b, c, d (nghe, đọc, viết). Cuối cùng, mục Em có thể (I can) giúp HS tổng kết lại những điều đã học đƣợc thông qua các hoạt động nghe, nói, đọc, viết. Văn bản tập đọc khép lại Bài học 1 là một câu chuyện vui với nhiều chữ HS chƣa hề biết, đƣợc “đọc với sự giúp đỡ của GV”. Có thể nói bộ SGK của Ấn Độ đã tiếp cận với phƣơng pháp tổ chức hoạt động nhƣng các hoạt động về cơ bản vẫn đƣợc triển khai xoay xung quanh trục chủ đề của bài đọc. Ở Việt Nam, bộ SGK Tiếng Việt tiểu học hiện hành cũng đƣợc viết theo mô hình này. Trừ phần Học vần ở lớp 1 có cấu trúc riêng theo yêu cầu học chữ và vần, toàn bộ các quyển SGK khác đều đƣợc cấu trúc theo chủ điểm thành các đơn vị học và theo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thành các phân môn. Thông qua các chủ điểm học tập, SGK giúp HS mở rộng, hệ thống hoá, tích cực hoá vốn từ; đồng thời đem đến cho HS những kiến thức bổ ích và lý thú về một lĩnh vực của đời sống. Toàn bộ các phân môn, bên cạnh nội dung đặc thù về rèn luyện kỹ năng và trang bị kiến thức của mình, đều hƣớng về chủ điểm học tập, tạo nên một hệ thống chặt chẽ dựa trên trục chủ điểm. 1.4. Mô hình hoạt động SGK xây dựng theo Mô hình Hoạt động là loại sách triển khai nội dung theo chủ đề hoạt động của HS nhằm tìm hiểu các lĩnh vực khác nhau của đời sống, lấy các hoạt động đó làm môi trƣờng giao tiếp để hình thành kiến thức, phát triển các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho HS. 466
  8. Có thể lấy bộ SGK của mô hình Ngôi trƣờng Mới (Escuela Nueva, viết tắt là EN) đang thực hiện có kết quả ở Colombia làm ví dụ minh họa cho mô hình giao tiếp. Bộ SGK Ngôn ngữ EN vừa là tài liệu học tập của HS vừa là tài liệu hƣớng dẫn GV. Điểm phân biệt giữa bộ sách này với SGK truyền thống là: (1) Quan niệm về mục tiêu dạy học Khác với SGK truyền thống luôn lấy việc trang bị kiến thức hoặc phát triển các kỹ năng đọc, nghe, nói, viết làm mục tiêu, bộ SGK Ngôn ngữ EN hƣớng đến các mục tiêu nhận thức đời sống và hoàn thiện nhân cách, thông qua đó phát triển các kỹ năng đọc, nghe, nói, viết. (2) Cách thức đạt mục tiêu Trong bộ SGK Ngôn ngữ EN, mục tiêu của mỗi bài học đƣợc thực hiện nhờ ba loại hoạt động là: - Các hoạt động chính (nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng mới). - Các hoạt động thực hành (nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng mới học). - Các hoạt động ứng dụng (nhằm vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống). Sau mỗi bài học, HS đƣợc đánh giá để ghi nhận sự tiến bộ của mình. Trong khi SGK truyền thống đi từ hoạt động ngôn ngữ (đọc, phân tích văn bản; trong nhiều trƣờng hợp, việc phân tích văn bản chỉ đƣợc thực hiện bằng hoạt động hỏi - đáp) đến nhận thức và kỹ năng thì SGK EN không bao giờ bỏ qua hoạt động chân tay (cơ bắp). Tuy nhiên, đây là những hoạt động vừa chơi vừa học rất tự nhiên và có ý nghĩa, hoàn toàn không giống những “nghi lễ” máy móc và thô sơ với 4 bƣớc “hoạt động tay, nói to, nói nhỏ, nói thầm” nhƣ trong các bài học của một chƣơng trình thực nghiệm ở nƣớc ta. Có thể phân tích nội dung Chƣơng 1 SGK EN để làm rõ mô hình này. Nhƣ đã thấy qua bảng tóm tắt ở trang 18 - 19, Chƣơng 1 gồm 3 bài. Bài 1 có tên Tôi là ngƣời nhƣ thế nào?. Phần hoạt động cơ bản (A) bắt đầu bằng 3 hoạt động theo cặp: 467
  9. - Quan sát tranh, nêu nhận xét: Các bạn trai và bạn gái đang làm gì? Giác quan nào giúp chúng ta nhìn thấy mình trong gƣơng? Hoạt động này bắt đầu bằng một kinh nghiệm HS đã biết: Các bạn trong tranh đang soi gƣơng. Chúng ta nhìn thấy mình trong gƣơng bằng mắt. - Soi gƣơng, nêu nhận xét về các bộ phận cơ thể của mình: Tóc của tôi nhƣ thế nào? Mắt của tôi nhƣ thế nào? Mũi của tôi nhƣ thế nào? Khuôn mặt của tôi nhƣ thế nào? Hoạt động này đặt HS vào một tình huống mới để thu nhận kiến thức mới: nhận ra các bộ phận cơ thể của mình, gọi tên và miêu tả chúng. Nó cũng giúp HS mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm và nhận thức của mình với bạn. Tiếp theo là hoạt động nhóm: Chơi trò chơi vừa nói vừa chỉ vào các bộ phận cơ thể mình, giống nhƣ miêu tả trong bộ SGK English của Ấn Độ. Đây là hoạt động củng cố những điều vừa thu nhận đƣợc. Sau đó là hoạt động cá nhân: Tự vẽ chân dung mình; phía dƣới ghi rõ tên, tuổi và nơi sinh của mình. Giới thiệu bức tranh của mình cho các bạn. Hoạt động này vừa giúp HS củng cố những điều đã thu nhận đƣợc vừa trả lời câu hỏi: Tôi là ngƣời nhƣ thế nào?. Bƣớc thứ 4 là hoạt động cùng GV: - Đọc bài thơ Khuôn mặt của tôi nhằm tiếp tục củng cố những điều đã thu nhận đƣợc. - Đọc hoặc nghe mẩu chuyện Juan, cậu bé đãng trí. Cuối cùng quay về hoạt động nhóm: - Trả lời câu hỏi về mẩu chuyện vừa đọc (nghe). - Dựa theo nội dung mẩu chuyện, điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống: + Trái ngƣợc với đãng trí là... + Một số điều cần chú ý khi ra đƣờng là... Hoạt động này giúp HS đi đến nhận thức mới: phải chú ý khi ra đƣờng và biết chăm sóc thân thể mình. - Mỗi ngƣời kể một câu chuyện đã xảy ra với bản thân mình do đãng trí. Hoạt động này vừa giúp HS củng cố điều vừa thu nhận đƣợc. 468
  10. Phần Hoạt động cơ bản khép lại bằng 2 điều ghi nhớ: – “Từ ngữ giúp chúng ta rất nhiều việc: để kể chuyện, để giải thích, để chơi đố chữ,... – Một số từ để gọi tên các bộ phận trên cơ thể chúng ta nhƣ: đầu, mũi, mắt, tai, chân”. Sau Hoạt động cơ bản là Các hoạt động thực hành (B) với những nội dung cụ thể nhƣ sau: - Hoạt động cá nhân: + Quan sát tranh minh họa, đọc hoặc nghe bài Cơ thể của tôi. + Điền các từ chỉ bộ phận cơ thể vào chỗ thích hợp trong câu. Trao đổi bài làm của mình với các bạn và GV. + Nối các từ ở 2 cột A và B đồng nghĩa với nhau: khuôn mặt – gƣơng mặt, đãng trí – lơ đễnh, vui vẻ – tƣơi vui, đẹp – xinh, ủ rũ – buồn rầu. + Viết một số câu sử dụng các từ trên. Đọc các câu mình đã viết cho các bạn cùng nghe. - Hoạt động với GV: + Với sự giúp đỡ của GV, cùng tạo ra Juan, cậu bé đãng trí bằng bìa các-tông. Tô màu các bộ phận cơ thể, dùng kim chỉ để nối và hồ dán để dán các bộ phận vào đúng chỗ. + Chọn cậu bé Juan đẹp nhất đặt vào tủ đồ chơi trong phòng học. + Viết vào vở những lời khuyên để Juan cẩn thận hơn. - Hoạt động theo cặp: + Cùng đọc bài thơ về các bộ phận cơ thể. + Giải đáp câu đố về các bộ phận cơ thể. + Điền các từ chỉ bộ phận cơ thể vào ô chữ. Toàn bộ các hoạt động ở phần này giúp HS củng cố kiến thức và phát triển kỹ năng mới học đƣợc. 469
  11. Phần cuối cùng trong bài học là Các hoạt động ứng dụng: - Trả lời câu hỏi vào vở nhật ký: Cơ thể của bạn nhƣ thế nào? Làm thế nào để bảo vệ than thể? Những việc gì bạn thích làm nhất? - Đọc cho mọi ngƣời trong gia đình nghe những gì bạn viết. - Trao đổi với ngƣời thân về những việc cần làm để chăm sóc thân thể. Những hoạt động này là giúp trẻ ứng dụng những điều đã học đƣợc vào việc giải quyết các tình huống nảy sinh trong đời sống hằng ngày ở nhà và ở cộng đồng. Theo đánh giá của UNESCO, mô hình EN là mô hình giáo dục có chất lƣợng tốt nhất ở nông thôn Châu Mỹ Latin. Báo cáo Phát triển con ngƣời năm 2010 của Liên hợp quốc chọn EN là một trong ba thành tựu chính của Colombia. Còn Ngân hàng Thế giới (WB) cho EN là một trong ba cải cách đáng chú ý nhất ở các nƣớc đang phát triển 1. 2. Hình dung về cấu trúc bộ SGK Tiếng Việt và Tài liệu tham khảo tƣơng lai 2.1. Cấu trúc hệ thống SGK và tài liệu tham khảo Mỗi lớp ở tiểu học cần có một hoặc một số bộ tài liệu học tập, bao gồm: 1) Tài liệu chính: SGK Tiếng Việt. Để nâng cao chất lƣợng SGK và tạo điều kiện cho ngƣời dạy, ngƣời học lựa chọn tài liệu học tập phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu của mình, trong tƣơng lai, chắc chắn Luật Giáo dục sẽ đƣợc sửa đổi để thực hiện nguyên tắc “một chƣơng trình, nhiều bộ SGK”. Các bộ SGK này không nhất thiết ra đời cùng một năm mà có thể xuất hiện lần lƣợt trƣớc sau, không định kì. Nhƣ vậy, bộ SGK sau có thể rút đƣợc kinh nghiệm của bộ trƣớc, cập nhật đƣợc kiến thức và kĩ thuật dạy học, kĩ thuật biên soạn mới nhất. 2) Tài liệu hỗ trợ: sách giáo viên, vở bài tập. Đây là những tài liệu theo sát nội dung SGK, cần ấn hành đồng thời với SGK. Ở một số nƣớc hiện nay, ngƣời ta thƣờng xây dựng những bộ SGK “2 trong 1” (nghĩa là SGK kèm theo những chỉ dẫn về dạy học cho GV) hoặc “3 trong 1” (nghĩa là 1 Bộ GD&ĐT. Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Mô hình “Trƣờng học kiểu mới” của Colombia. Hà Nội, 2010, tr. 13. 470
  12. SGK kèm theo những chỉ dẫn về dạy học cho GV, đồng thời là vở bài tập cho HS). Loại sách này cung cấp cho GV bộ công cụ làm việc thuận tiện hơn vì không phải cùng lúc sử dụng 2 hoặc 3 quyển sách, đồng thời cũng tạo điều kiện cho cha mẹ HS hƣớng dẫn các em học tập. Nhƣng số trang sách sẽ dày hơn, giá thành cao hơn và chỉ dùng đƣợc 1 lần, không phù hợp với điều kiện sống của đại bộ phận ngƣời dân nƣớc ta. Hơn nữa, đối với phần lớn GV tiểu học nƣớc ta, một số chỉ dẫn vắn tắt về dạy học trong những quyển sách “2 trong 1”, “3 trong 1” e rằng chƣa đủ để anh chị em thực hiện nhiệm vụ. Bởi vậy, trong vòng 10, 15 năm nữa, ở nƣớc ta vẫn cần có 3 quyển sách riêng rẽ: SGK, SGV và vở bài tập. Những chỉ dẫn cho thầy và trò về cách tổ chức hoạt động trong SGK sẽ rất vắn tắt. Những chỉ dẫn cụ thể hơn sẽ trình bày trong SGV. 3) Tài liệu bổ trợ: - Các loại sách luyện nghe, luyện nói, luyện viết, luyện đọc, truyện kể. - Sách công cụ và tài liệu bổ trợ: từ điển, bản đồ, tập ảnh, bộ chữ,... - Sách tham khảo: thơ, truyện, sách phổ biến khoa học,... Đây là những tài liệu giúp HS mở rộng kiến thức, phát triển kĩ năng hoặc cung cấp cho các em công cụ thuận lợi hơn trong học tập. Nội dung các tài liệu này cần mới mẻ, đa dạng, tránh lặp lại nguyên xi bài học, bài tập trong SGK, khiến HS cảm thấy nhàm chán, mất hứng thú với sách. Trong điều kiện thực hiện “một chƣơng trình, nhiều bộ SGK”, điều này càng phải đƣợc tuân thủ nghiêm ngặt, nếu không, sẽ tạo ra tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nghiêm trọng, không kiểm soát đƣợc. 2.2. Mô hình SGK Phân tích các mô hình SGK dạy tiếng mẹ đẻ (tiếng phổ thông) hiện tại, chúng tôi thấy mô hình thích hợp nhất đối với bộ SGK Tiếng Việt tiểu học sau năm 2015 là Mô hình Hoạt động. Với mô hình này, SGK sẽ trở thành một kịch bản với các hoạt động liên tục của HS; việc học ngôn ngữ trên lớp sẽ diễn ra giống với việc trẻ em học ngôn ngữ trong môi trƣờng giao tiếp tự nhiên. Mô hình dạy học này không dẫn HS đi từ kiến thức ngôn ngữ tƣờng minh (nhờ các bài lý thuyết) đến việc sử dụng những kiến thức đó, mà hình thành dần kiến thức ngôn ngữ tiềm ẩn và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho các em thông qua hoạt động giao tiếp để hoàn thành nhiệm vụ. Đúng nhƣ nhận xét của nhiều nhà giáo 471
  13. dục, đây là bƣớc chuyển từ quan niệm “học ngôn ngữ để sử dụng đƣợc nó” sang “sử dụng ngôn ngữ để học nó”1. Bộ SGK theo mô hình giao tiếp sẽ đƣợc triển khai theo trục chủ điểm. Các chủ điểm cần đƣợc chọn sao cho gần gũi với HS tiểu học, cụ thể là phù hợp với tâm lí của các em và con đƣờng khám phá thế giới của các em, qua đó phát triển nhận thức và kĩ năng giao tiếp cho các em. Con đƣờng này bắt đầu từ khám phá bản thân (Em là ai?, Em nhƣ thế nào?, Em học, Em chơi, Em vẽ, Em hát, Em làm việc nhà,...) đến khám phá môi trƣờng xung quanh – bắt đầu là những ngƣời gần gũi với các em (Cha mẹ, Anh chị em, Ông bà, Thầy cô, Bạn bè,...), những sự vật gắn bó với các em (Đồ chơi, Vật dụng trong nhà, Vật nuôi, Đồ dùng học tập,...), những ngƣời, những sự vật, sự việc các em gặp hằng ngày (Cô thợ điện, Chú thợ xây, Chú công an, Chú bộ đội, Cô bác sĩ, Lá cờ, Bệnh viện, Công viên, Rạp xiếc, Chợ, Giao thông, Cây cối, Chim muông,... ) tới những khái niệm rộng hơn (Quê hƣơng, Tổ quốc, Bạn bè bốn phƣơng,... ) và những khái niệm thuộc đời sống tinh thần (Ƣớc mơ, Nghị lực, Lòng trung thực,... ) v.v. Hệ thống chủ điểm này cần đảm bảo tính logic nhƣng không gò bó và sẽ trở đi trở lại ở các lớp khác nhau với những tên gọi khác nhau, càng lên lớp trên càng sâu sắc hơn. Ứng với mỗi chủ điểm là một bài học với 5 loại hoạt động, đƣợc đặt tên nhƣ sau: (1) Khởi động: Các hoạt động này bắt đầu bằng những kiến thức, kinh nghiệm HS đã biết; khuyến khích các em chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm đó với bạn bè để chuẩn bị học bài mới. (2) Học bài mới: SGK đƣa ra một hoặc một vài tình huống mới để giúp HS hình thành kiến thức mới; củng cố những điều mới học đƣợc bằng một câu chuyện, một bài thơ hoặc một trò chơi. (3) Thực hành: Các hoạt động này giúp HS củng cố thêm kiến thức và phát triển kỹ năng mới học đƣợc. (4) Ứng dụng: Các hoạt động này giúp HS ứng dụng những điều đã học đƣợc vào việc giải quyết các tình huống nảy sinh trong đời sống hằng ngày ở nhà và ở cộng đồng. 1 Richards, J., Rodgers, T. Approaches and Methods in language teeaching : a Destription and Analysis. CPU, Cambridge, 1996. Dẫn theo Nguyễn Thị Thuỷ Minh, Tlđd, tr. 66. 472
  14. (5) Mở rộng: Các hoạt động này giúp HS liên kết những điều đã học với các thông tin khác trong sách vở, báo chí, internet và chuẩn bị cho bài học sẽ học vào hôm sau. Sau mỗi bài học, SGK có một trắc nghiệm để HS tự đánh giá kết quả học tập của mình. Có thể minh họa ý tƣởng trên bằng một bài học ở lớp 2. Em muốn làm gì? Mục tiêu : - Biết một số hoạt động và nghề nghiệp thông thường của con người. Nói được: Thích làm nghề gì? - Hiểu thế nào là động từ. Đặt câu nói về hoạt động. - Củng cố nếp hợp tác trong nhóm. I. Khởi động (Hoạt động nhóm) 1. Quan sát tranh: Họ đang làm gì? 473
  15. 2. Chuẩn bị tham gia trò chơi Em muốn làm gì? - Bàn với nhau đóng vai gì (thợ may, bác sĩ, lái xe,...), đóng thế nào. - Viết vào giấy tên vai (nghề) mà cả nhóm thống nhất biểu diễn. (Hoạt động lớp) 3. GV thu giấy viết tên vai diễn của các nhóm. Cử thƣ ký ghi điểm. 4. Từng nhóm cử ngƣời biểu diễn động tác của nghề đã chọn. Các nhóm khác cho biết đó là ngƣời làm nghề gì, động tác bạn đang biểu diễn là gì. Mỗi lần đoán đúng đƣợc 1 điểm. 5. Tổng kết, xếp thứ tự các nhóm theo tổng số điểm. II. Học bài mới (Hoạt động độc lập) 1. Viết vào vở: Công việc em thích làm. 2. Vẽ một bức tranh thể hiện công việc em thích làm. 3. Miêu tả cách làm công việc đó. VD: Để khám bệnh, em chào bệnh nhân rồi hỏi: Cháu đau ở đâu? Sau đó ... Cuối cùng ... 4. Đọc bài viết cho các bạn nghe và thảo luận với các bạn. 5. Đọc một bài thơ (hoặc một câu chuyện) về nghề nghiệp. 6. Trao đổi về nội dung bài thơ (hoặc câu chuyện). 474
  16. 7. Viết vào vở tên những nghề em biết. 8. Nối từ chỉ hoạt động với tên nghề có hoạt động đó. 9. Chơi trò chơi ô chữ về nghề nghiệp. III. Thực hành (Hoạt động theo cặp) 1. Quan sát tranh và trao đổi với bạn: Họ đang làm gì? 2. Viết dƣới mỗi bức tranh (trong vở bài tập) một câu nói về hoạt động của ngƣời trong tranh. Trao đổi bài làm với bạn. 3. Nghe – viết một đoạn văn hoặc đoạn thơ về nghề nghiệp tƣơng lai. 4. Cùng tới thƣ viện với thầy, cô. Tìm những cuốn sách viết về các công việc hoặc nghề nghiệp. 5. Đọc truyện. 6. Viết vào nhật ký đọc sách tên truyện, nội dung vắn tắt của truyện. 7. Trao đổi với các bạn về truyện em đã đọc. IV. Ứng dụng (Hoạt động với ngƣời thân) 1. Hỏi ngƣời thân (ông bà, cha mẹ, cô chú,...) của em: - Ngƣời thân làm nghề gì? 475
  17. - Họ làm việc ở đâu? - Hằng ngày họ làm những công việc gì? 2. Nói với ngƣời thân sau này em muốn làm gì. Trao đổi với ngƣời thân về ƣớc mơ đó. IV. Mở rộng Với sự giúp đỡ của ngƣời thân, tìm và cắt trong báo, tạp chí, tập tranh ảnh những tấm ảnh hay hình vẽ về một số nghề nghiệp khác nhau. Dán vào an bum ảnh để mang tới lớp. V. Đánh giá kết quả học 1. Đánh giá qua các sản phẩm HS đã hoàn thành. 2. Đánh giá qua bài tập trắc nghiệm. 476
nguon tai.lieu . vn