Xem mẫu

  1. VẺ ĐẸP NỮ NHÂN TRIỀU ĐẠI HƯNG THỊNH NHÀ ĐƯỜNG Trần Thị Kim Loan, Nguyễn Mộng Tâm Bình Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phạm Thị Hồng Liên TÓM TẮT Trong lịch sử, ở mỗi triều đại, người ta có những định nghĩa về chuẩn mực vẻ đẹp là khác nhau, đặc biệt là ở vẻ đẹp của người phụ nữ. Không ít người cho rằng, phụ nữ thời nhà Đường mang dáng vẻ thanh mảnh, nét mặt thanh tú nhưng sự thật lại hoàn toàn trái ngược. Vào thời Đường, phụ nữ được cho là đẹp, hấp dẫn thì phải tròn trịa, mập mạp. Với nhiều cách thể hiện vẻ đẹp của mình và vì là triều đại hoàng kim, hưng thịnh với nền văn hóa và kinh tế phát triển mạnh nên phần trang phục và phong cách trang điểm của nữ giới cũng đã có những bước ngoặt thay đổi lớn. Phong cách thời trang thời Đường nổi bật với sự bùng nổ của màu sắc cùng những phục sức kiểu dáng đều rất mới lạ, cá tính và tinh tế, đôi lúc lại táo bạo và phóng khoáng, làm toát lên vẻ đẹp của người phụ nữ thời bấy giờ một cách đặc sắc. Chính vì những điều khác biệt và mới lạ nên trang phục dưới thời nhà Đường đã trở thành kiểu mẫu cho các triều đại sau học hỏi. Từ khóa: Đường phục, nhà Đường, Võ Tắc Thiên, Lý Bạch, con đường tơ lụa. 1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NHÀ ĐƯỜNG 1.1 Thời điểm lịch sử Năm 618, Lý Uyên lên ngôi Hoàng đế lập ra nhà Đường, một triều đại Trung Quốc tiếp nối sau nhà Tuỳ và sau nó là thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc (18/06, 618 – 01/06, 907) với kinh đô được đặt tại Trường An, thành phố đông dân nhất thời bấy giờ. Lãnh thổ của nhà Đường rất rộng lớn; lúc cực thịnh còn lớn hơn lãnh thổ của nhà Hán. Tại thời kỳ đỉnh cao, lãnh thổ của đế quốc này trải dài từ Mãn Châu ở phía Đông đến Afghanistan và Kazakhstan ở phía Tây. Chính vì vậy mà triều đại này chính là đỉnh cao trong văn minh Trung Hoa, ngang bằng hoặc vượt trội hơn so với thời kỳ đầu nhà Hán - một thời kỳ hoàng kim của văn minh thế giới. 1.2 Các lĩnh vực phát triển Ở thời Đường, các lĩnh vực về chính trị và văn hóa vô cùng phát triển và đạt được nhiều thành tựu. Triều đình khi đó không chỉ áp dụng các chính sách mở cửa đối với nước ngoài, cho phép người nước ngoài đến Trung Quốc làm ăn buôn bán, thu hút lưu học sinh nước ngoài, tham gia thi tuyển làm quan mà còn tích cực tiếp nhận văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo du nhập từ nước ngoài, khiến kinh đô Trường An thời đó trở thành trung tâm giao lưu văn hóa. Trường An (nay là Tây An) là nơi các thương gia Trung Hoa tập kết hàng hóa, tơ lụa để chuẩn bị cho những chuyến buôn bán lớn qua Con đường tơ lụa - được coi là một hệ thống những con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại và được coi như cầu nối giữa hai nền văn minh Đông và Tây. Chính vì môi trường xã hội tự do và cơ sở vật chất 1056
  2. đầy đủ giúp cho văn hóa thời Đường phát triển mạnh; thơ ca, hội họa, âm nhạc… đều nở rộ. Nếu nói đến sự tín ngưỡng tôn giáo thì thời đại văn hóa thời Đường là tiêu biểu, bởi họ tôn sùng Nho giáo, tâm hướng Phật Giáo, bảo hộ Đạo giáo. Mặc dù có nhiều tôn giáo nhưng các tín ngưỡng của cả 3 đạo đều giúp tất cả con người điều chỉnh lại tư duy của chính bản thân mình, các hành vi, lối sống đều phải duy trì những phẩm chất cao quý theo chuẩn mực đạo đức. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐƯỜNG PHỤC. Hình 1 Vào thời Đường, nền văn minh Trung Hoa phát triển vô cùng cường thịnh, bất kể là về chính trị, kinh tế hay quân sự đều đạt đến đỉnh cao, khi đó nghề tơ tằm có bước tiến dài, con đường tơ lụa phồn thịnh giúp các dân tộc giao lưu mạnh mẽ hơn (Hình 1). Kế thừa từ đời nhà Tùy, đến đời Đường nghề dệt vải phát triển vượt bậc, kỹ thuật ươm tơ và in ấn đạt đến trình độ khá cao, thời kỳ đó không chỉ số lượng và chất lượng vải đạt đến trình độ cao chưa từng thấy, mà còn xuất hiện nhiều kiểu dáng trang phục được dân chúng ưa chuộng. Nghề tơ tằm có bước tiến dài, con đường tơ lụa phồn thịnh giúp các dân tộc giao lưu mạnh mẽ hơn, trang phục phụ nữ được coi là đặc sắc bậc nhất trong lịch sử, người phụ nữ thời Đường trong những bộ trang phục truyền thống trở thành những bông hoa xinh đẹp khoe hương sắc truyền cảm hứng. 2 VẺ ĐẸP NỮ NHÂN THỜI NHÀ ĐƯỜNG Nếu ở các triều đại trước, chuẩn mực để đánh giá vẻ đẹp của các nữ nhân là sự thanh tú, mảnh mai, yêu kiều, nữ tính, sắc nước hương trời… thì dưới thời nhà Đường, bên cạnh việc giữ gìn những giá trị chuẩn mực đạo đức theo tôn giáo và tín ngưỡng, vẻ đẹp tiêu chuẩn của người phụ nữ là mập mạp, tròn trịa, phú quý. Nhiều nhà nghiên cứu đã giải thích rằng, những bức tranh miêu tả lại hình ảnh của Võ Tắc Thiên đều có chung đặc điểm “mặt vuông, trán rộng, béo phục phịch, đôi mắt phụng dài, có tướng đế vương”. Trong tiếng Trung ngày nay vẫn có câu: “ uán Féi Yàn Shòu” (Hoàn mập Yến ốm). Yến là chỉ người đẹp thời Hán, Triệu Phi Yến, có vóc dáng mình hạc sương mai, còn Hoàn là chỉ Dương Ngọc Hoàn – Dương Quý Phi thời Đường có thân hình mập mạp. Điều này gắn với quan niệm “phụ nữ là bộ mặt của đàn ông”. Phụ nữ càng mập mạp, tròn trịa chứng tỏ trong nhà được ăn uống no đủ, giàu có. Và điều đó chứng minh rằng người đàn ông trong gia đình là một người tài giỏi, biết kiếm tiền, là chỗ dựa vững chắc cho người phụ nữ. Nếu phụ nữ sở hữu thân hình gầy, 1057
  3. nhỏ nhắn chứng tỏ người đàn ông yếu đuối, không có năng lực lo toan cho gia đình. Những vẻ đẹp đó được thể hiện qua phong cách ăn mặc và trang điểm một cách mới lạ, cá tính và tinh tế. 3 ĐẶC SẮC TRONG TRANG PHỤC NHÀ ĐƯỜNG 3.1 Kiểu dáng và màu sắc trang phục Hình 2 Hình 3 Hình 4 Trang phục nhà đường được thiết kế tay ngắn, váy ngăn, tay áo rộng, váy dài, áo lụa choàng hoặc áo ngắn bỏ trong váy, khoác khăn lụa trùm qua vai. Thường thì phần trên sẽ mặc áo lót hoặc áo ngắn, dưới mặc váy dài, eo váy cao đến dưới nách, phối lụa phi. Đai lưng cũng được biến đổi nâng lên phía trên ngực, biến thành váy không có đai, nhằm nhấn mạnh hình thể tròn trịa của người con gái (Hình 2). Thân áo ngắn hoặc dài, cổ áo tròn hoặc vuông hoặc lệch hoặc thẳng hoặc hình tim và đều được cắt sâu để trễ ngực, đây là sự sáng tạo mà trước đó chưa từng có. Ở các gia đình quý tộc, phụ nữ có quyền được để lộ da thịt ở phần cổ, tuy nhiên những phụ nữ có địa vị khác nhau sẽ được quy định lộ thấp đến đâu. Còn với phụ nữ ở tầng lớp thấp kém hơn trong xã hội thì không được phép mặc trang phục lộ da thịt. Trang phục của nữ giới có sự phân biệt đẳng cấp rất rõ rệt. Người ta thường dùng chất liệu vải để thể hiện sự khác biệt giữa giới quan lại, quý tộc và dân thường. Các tiểu thư, phu nhân nhà quan lại, quyền quý sẽ dùng vải lanh, vải lụa hay vải len tạo cảm giác thoải mái khi mặc với với các màu sắc sặc sỡ như màu như đỏ, cam, tím, xanh đen, xanh lá cây, vàng kim…, thiếu nữ dân thường thì chỉ được mặc loại vải làm từ chất liệu thô sơ với các màu sắc đa dạng ngoại trừ màu vàng kim là màu đặc trưng của hoàng tộc, màu vàng tượng trưng cho sự quyền uy, cao quý là màu sắc dành riêng cho hoàng đế (Hình 3, 4). 3.2 Phương pháp nhuộm vải Nghề dệt vải thời Đường từ tơ tằm phát triển vượt bậc vì vậy mà vải được dệt vô cùng tinh xảo. Nhuộm vải là phương pháp phổ biến, người ta dùng thảo mộc và thực vật để nhuộm màu cho vải. Vải dệt tơ tằm thời nhà Đường tiếp tục sử dụng rộng rãi phương pháp nhuộm màu có hoa văn từ thời Nam Bắc triều; và cả mặt trước và sau đều được nhuộm màu có hoa văn, vải len hai loại đều có phép nhuộm màu sắc mới. Các bước nhuộm vải chi tiết gồm: lựa chọn vải mộc (vải chưa in hoa), tẩy nhờn, bồi giấy, vẽ hoa văn, trổ hoa, tra dầu, cạo hồ, phơi gió, nhuộm màu, gạt bớt màu, cố định màu, giặt sạch, phơi nắng, có khoảng hơn 10 bước 1058
  4. trong quy trình, yêu cầu đối với nhiệt độ, độ ẩm không khí và thời gian phơi là rất cao. Mỗi bước đều là một quá trình tương tác với tự nhiên. 3.3 Phụ kiện và cách trang điểm Hình 5 Hình 6 Hình 7 Hình 8 Hình 9 Để phần búi tóc thêm quý phái, các vị quý phi thời Đường sử dụng thêm những chiếc trâm cài được chế khắc tinh xảo hoặc các cụm hoa bằng vàng hoặc bạc (Hình 5, 6, 7). Đối với dân thường, có thể dùng các loại trang sức làm bằng kim loại đính đá hay hoa khô để cài tóc. Các phụ kiện thêm như giày, quạt hay túi thơm đều được thêu thủ công, chất liệu từ bông đến vải lanh và rơm. Phụ nữ thời Đường trang điểm rất kỹ, không chỉ thoa phấn, kẻ chân mày, đánh phấn má hồng, thoa son môi, mà còn dán một miếng giấy vàng hình trăng khuyết trên trán, gọi là “ngạc hoàng”. Đặc biệt hơn, trong ngày cưới các tân nương được vẽ lên trán một bông hoa, nguyên liệu là bằng hạt cây hoa trà dầu hoặc lá vàng cùng một số nguyên liệu khác. Cặp chân mày còn được gắn với những cái tên mỹ miều như “uyên ương”, “tiểu sơn”, “tam phong”, “ngũ nhạc”, “thụy châu”, “phất vân”, “nguyệt lăng”, và những cái tên dân gian cũng rất đẹp như lông mày lá liễu, lông mày trăng khuyết, lông mày chữ bát, Ngoài vẽ hai đường chân mày, ở giữa hai chân mày cón dán lông chim, giấy đen ánh bạc, vỏ ốc, giấy vàng, ương cá, đá vân mẫu. hoặc dùng màu trực tiếp vẽ lên trán; đuôi chân mày còn vẽ một đường chỉ màu hồng. Dùng son tô môi thành nhiều hình khác nhau, ở gần khóe miệng còn điểm hai hình tròn nhỏ màu hồng bằng hạt đậu, đó gọi là “diệp”. Sau thời thịnh Đường, hai hình tròn nhỏ này ngày càng được vẽ lớn hơn và sát hai bên cánh mũi, với 1059
  5. nhiều hình thù khác nhau như hình đồng xu, hình hạnh đào, hình cánh chim, hình bông hoa, Kiểu tóc thường là tóc xõa cho các thiếu nữ chưa chồng, tóc búi cao sát đầu cho người đã có chồng và tóc búi cầu kì cho giới quý tộc. Có khá nhiều kiểu tóc cầu kỳ như búi tóc mây uốn lượn, búi trôn ốc, búi hình thiên nga, vấn tròn búi hình tam giác (Hình 8, 9). 4 TRANG PHỤC NỮ NHÂN THỜI ĐƯỜNG DƯỚI NGÒI BÚT THI NHÂN. Vào đời Đường, phụ nữ được cho là đẹp, hấp dẫn thì phải tròn trịa, mập mạp, Trong tục ngữ, thành ngữ tiếng Hoa ngày nay vẫn còn câu: yến sấu Hoàn phì hay Hoàn phì Yến sấu. Tức là Yến ốm Hoàn mập, Yến là chỉ người đẹp thời Hán: Triệu Phi Yến, Hoàn là chỉ Dương Quý phi thời Đường, ý câu thành ngữ là mỗi người một vẻ đẹp khác nhau. Thi hào Lý Bạch có ba bài Thanh bình điệu ca tụng sắc đẹp của Dương Quý phi, Thanh bình điệu kỳ 1, Thanh bình điệu kỳ 2, Thanh bình điệu kỳ 3, Mã ngôi kỳ 1, Mã ngôi kỳ 2. 5 KẾT LUẬN Vẻ đẹp nữ nhân thời Đường là cả một sự đặc sắc và khác biệt so với những triều đại khác. Chính vì vậy mà nó làm nổi bật và ấn tượng mãi đến sau này. Trải dài hàng ngàn năm lịch sử, vẻ đẹp của nữ nhân thời Đường còn được thể hiện qua những bộ phim nổi tiếng như Võ Tắc Thiên truyền kỳ khắc họa hình ảnh người phụ nữ thời Đường với vẻ đẹp đầy ẩn sâu, đẫy đà và quyến rũ, phản ánh một cách khá chính xác vẻ đẹp của phụ nữ thời kỳ vàng son này. Trang phục thời Đường cũng đã trải qua một quá trình phát triển rực rỡ. Ngày nay chúng ta quen gọi “khâm áo” với tên thông thường “trang phục thời Đường”, và coi đó là phục sức truyền thống Trung Quốc, nhưng đó cũng chỉ là một cách nói nhằm tôn vinh thời kỳ nhà Đường, nó được xếp vào hàng “ông hoàng trang phục của vạn nước”, có thể nói đất nước Trung Quốc thời Đường là vương quốc của phục sức. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng [2] https://mythuatms.com/hoc-ve-phuc-suc-thoi-duong-d1877.html [3] https://tiengtrunganhduong.com/trang-phuc-truyen-thong-cua-trung-quoc-qua-cac-thoi- dai.htm [4] http://giaitri.6giosang.com/can-canh-ve-dep-that-su-cua-nguoi-phu-nu-duoi-thoi-vo-tac- thien- 2409709.html [5] https://phunuxuavanay.vn/phu-nu-xua/kham-pha-chuan-muc-khac-biet-ve-ve-dep-cua- phu-nu-a- dong-thoi-xua-378.html 1060
nguon tai.lieu . vn