Xem mẫu

  1. VẤN NẠN XÚC PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM TRÊN MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM Bạch Ng c Quỳnh Anh, Bùi Đỗ Quỳnh Trâm, Cao Kim Ngân Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Lê Quang Hùng TÓM TẮT Mạng xã hội trở nên phổ biến và có tác động không nhỏ đến đời sống xã hội tại Việt Nam. Mỗi người có thể tự mình đăng tải nội dung thể hiện trạng thái cảm xúc, suy nghĩ trên tài khoản cá nhân của mình. Do đó, ranh giới giữa đúng và sai, giữa phù hợp và không phù hợp là khá mong manh. Khi một cá nhân phản biện, nhận xét một cá nhân khác theo hướng tiêu cực, rất dễ bị xem là xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của đối tượng đó. Đáng tiếc thay, giới trẻ ngày nay chạy theo lối sống hưởng thụ, mà họ cho là hợp thời, sành điệu, họ bỏ qua những giá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của một con người. Và càng đáng buồn hơn khi hiện nay có một số người đã dùng những việc làm, lời nói, những hành động phi nhân cách để xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội. Từ khóa: Danh dự, mạng xã hội, nhân phẩm, Việt Nam, xúc phạm. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Từ xưa đến nay, danh dự và nhân phẩm luôn được xem là thước đo giá trị muôn đời của mỗi người. Chính vì lẽ đó mà ông cha ta luôn chú trọng việc giáo dục đạo đức cho các ‚mầm non tương lai‛ ” người làm chủ đất nước sau này. Tuy nhiên, trong thời đại mới - thời đại của công nghệ. Nhiều người đã sử dụng mạng xã hội vào những mục đích không chính đáng nhằm trục lợi cho cá nhân, bằng cách dùng những lời lẽ xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác để thỏa mãn thú vui của bản thân. Vấn đề này đang là một vấn nạn lớn cho thấy nhân cách và đạo đức của con người đang dần bị tha hóa và ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Vậy thực trạng của nó biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân do đâu mà con người lại có hành xử như vậy? Và chúng ta cần phải hành động ra sao để khắc phục tình trạng này? 2 THỰC TRẠNG Ở Việt Nam, Facebook là trang mạng xã hội phát triển nhất hiện nay, người dùng có thể truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều hành. Mọi người thể kết bạn và gửi tin nhắn cho nhau, cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng. Đây là kênh thông tin giúp mọi người gần nhau hơn thông qua tương tác. Tính đến tháng 10/2019 Việt Nam đứng thứ 7 trong số các quốc gia có số lượng người dùng Facebook cao nhất. Người dùng facebook tại Việt Nam chủ yếu là từ 18 đến 34 tuổi. Trong đó khoản 52% là nam giới, 80% người Việt Nam cho rằng mạng xã hội là tích cực đối với xã hội bên cạnh đó cũng có 6% cho rằng tiêu cực với xã hội. Điều này cho thấy mạng xã hội là con dao hai lưỡi với thông tin đa chiều, cập nhật nhanh, và đa phần là 1940
  2. chưa được xác thực trước đó. Bên cạnh những thông tin tốt, mạng xã hội cũng không thiếu thông tin độc hại, sai sự thật, gây hoang mang trong dư luận. Các phần tử xấu còn sử dụng nó để lôi kéo, kích động biểu tình khi đưa ra các thông tin thiếu khách quan, thậm chí là vu khống, bôi nhọ tập thể, cá nhân nhằm thực hiện mục đích chính trị đen tối. Có nhiều bạn đến với mạng xã hội chỉ do bạn bè mời nên tham gia cho có phong trào, sau dần lại thành thói quen, nhiều bạn mắc chứng bệnh ‚hội nghiện Facebook‛ không có việc gì cũng vào mạng xã hội, đôi khi chỉ là để up-date những điều không đâu. Một bài viết trên trang cá nhân của một người nổi tiếng hay của một nhóm có thể thu hút tới hàng nghìn lượt thích, chia sẻ, bình luận… và cũng có thể tạo ra hàng loạt xu hướng, sự hưởng ứng có tính tập thể. Điển hình là hàng loạt nick name ảo được tạo ra nhằm mục đích bôi nhọ, lăng mạ, sỉ nhục bằng lời nói hoặc đăng tải những video mang tính bạo lực để đe dọa đối phương. Nhiều bạn trẻ nhất là học sinh - sinh viên hiện nay, đã xem nó là niềm đam mê ‚t m hiểu xã hội‛ nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê đó lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không ít đến thời gian cũng như học tập. Nhiều bạn sau khi sử dụng mạng xã hội quay lại với bàn học vẫn còn lưu luyến và không thể tập trung. Chính điều đó đã gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Ngoài ra việc dành hàng tiếng đồng hồ thậm chí còn vài tiếng cắm cúi nhìn màn hình máy tính, điện thoại dẫn đến việc giảm thị lực[1]. Đôi khi, mạng xã hội còn là sợi dây kết nối những tấm lòng nhân ái để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn vượt qua cơn bĩ cực điều đó giúp ta thấy rằng sức mạnh từ cộng đồng mạng là vô cũng lớn nếu chúng ta biết vận dụng và sử dụng một cách có hiệu quả. 3 NGUYÊN NHÂN 3.1 Xã hội Vấn nạn xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội không phải là điều mới mẻ; có thể xảy ra với tất cả mọi người, trong mọi thời điểm với tốc độ lan truyền nhanh chóng và rộng khắp mà chúng ta không thể lường trước được. Khi mạng xã hội phát triển, nhiều người lợi dụng nó làm nơi trút bỏ những bức xúc của bản thân, rồi buông lời lẽ thô tục, chửi rủa, lăng mạ, hạ uy tín của người khác, kêu gọi những người đồng quan điểm, ùa theo nói xấu, đe doạ đối phương. Thêm vào đó việc kiểm soát thông tin từ các mạng xã hội chưa thực sự được chú trọng và tính pháp lý áp dụng vẫn đang ở mức thấp. 3.2 Gia đ nh Ngày nay với sự phát triển công nghệ, nhiều gia đ nh chưa ý thức được tác hại của mạng xã hội dẫn đến việc con trẻ tiếp xúc quá sớm, học đòi theo những hành vi không chuẩn mực đạo đức xã hội. Bên cạnh đó sự thiếu quan tâm đến con cái cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội. Nó có thể đến từ chính những bức xúc đối với cha mẹ, bạn bè,… nhưng không ai lắng nghe, chia sẻ, động viên. 3.3 Bản thân Sự hạn chế trong nhận thức của giới trẻ ngày nay về các phát ngôn còn non trẻ, chưa thực sự ý thức rõ về hành động cũng như lời nói gây tổn thương đến danh dự người khác, tính hiếu thắng cao. 1941
  3. 4 HẬU QUẢ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm đã và đang trở thành vấn nạn lớn trong xã hội. Những ‚nạn nhân‛ - người bị xúc phạm sẽ cảm thấy tổn thương về tinh thần, áp lực về xã hội dẫn đến tâm thần bất ổn hoặc nặng hơn là sang chấn tâm lý. Họ phải gặm nhắm nỗi đau với những lời lẽ thiếu suy nghĩ từ cộng đồng mạng, thậm chí nhiều người vì căng thẳng quá mức đã tìm đến ‚cái chết‛ cho bản thân. Một số khác, họ mặc cảm, tự ti không dám giao tiếp với bên ngoài. Biểu hiện thường gặp như: tâm trạng buồn bã, giảm hứng thú trong mọi việc (kể cả hoạt động nằm trong sở thích), rối loạn giấc ngủ, chuyển động chậm chạp, dễ bị kích động, suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử… Những hậu quả xấu của việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm nếu kéo dài nhiều năm sẽ ảnh hưởng xấu đến tương lai sau này của nạn nhân. Những người này thường có biểu hiện trầm cảm. Nếu tình trạng mặc cảm ở mức độ cao có thể dẫn đến những hành vi như tự cách ly với xã hội, có cảm giác không an toàn, luôn trong tình trạng đề phòng, có thể làm hại người khác để bảo vệ bản thân. Và rất nhiều người gặp nhiều khó khăn trong công việc sau này. 5 GIẢI PHÁP 5.1 Giải pháp ngăn chặn xúc phạm danh dự nhân phẩm trên mạng xã hội trong gia đ nh Yếu tố gia đ nh chịu trách nhiệm ban đầu đối với quá trình xã hội hóa, ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của con trẻ. Giáo dục không chỉ dừng lại ở lời nói hay mà phải bằng những cử chỉ, việc làm đẹp, bởi mọi hành vi, thái độ, lối sống của người lớn, nhất là cha mẹ có tác động trực tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách của chúng. [2] Bố mẹ nên cần thời gian để lắng nghe những điều con trẻ bộc bạch. Đó là cách hiểu quả và hay nhất để bố mẹ dạy trẻ cũng như hiểu được những vấn đề mà con đang gặp phải để kịp thời giải quyết, tránh những xung đột không đáng có. Việc đối xử công bằng trong các mối quan hệ gia đ nh cũng là điều cần thiết, bởi mọi người đều có cảm giác bình đẳng, không hơn thua, không oán trách. Mỗi thành viên trong gia đ nh cần có sự gắn kết, cha mẹ gương mẫu, hòa thuận, hạnh phúc để con trẻ thấy được sự ấm áp trong gia đ nh. Không nên để trẻ thường xuyên phải chứng kiến những ‚h nh ảnh‛, ‚sự việc‛ không đẹp mắt như bạo lực gia đ nh hay những cuộc cãi vã, khủng hoảng tâm lý ‚đòn roi‛, lệch lạc trong suy nghĩ dẫn đến lệch lạc trong hành động, có xu hướng áp dụng các hành vi bạo lực đối với người khác trong tương lai. Vì vậy mỗi gia đ nh hãy luôn ý thức, chú trọng việc cùng nhau xây dựng gia đ nh văn hóa ‚gia đ nh hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng‛. 5.2 Giải pháp ngăn chặn xúc phạm danh dự nhân phẩm trên mạng xã hội trong cộng đồng Mỗi địa phương cần tổ chức những buổi tuyên truyền để người dân hiểu rõ những tác động hậu quả khôn lường của việc đưa tin sai sự thật, xúc phạm, bôi nhọ danh dự, làm ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân người khác. Các trường học cần tổ chức những buổi ngoại khóa để trao đổi các vấn đề nhức nhối trong xã hội ” trong đó có vấn nạn xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Xã hội cần chú trọng các tác hại của việc xúc phạm danh dự nhân phẩm, hãy xem đây là vũ khí gián tiếp có thể ‚giết người‛. Nâng cao mối quan hệ giữa người với người, yêu thương, che chở, đ m bọc lẫn nhau. Ngoài ra cần tổ chức các phong trào thi đua, các game show về kiến thức vấn nạn xã hội ở địa 1942
  4. phương/trường học nhằm giúp mọi người nắm bắt nhiều kiến thức bổ ích và tạo dựng được mối quan hệ xã hội thân thiết. 5.3 Giải pháp ngăn chặn xúc phạm danh dự nhân phẩm trên mạng xã hội trong pháp luật Bộ Công an nên tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong đấu tranh xử lý với những hành vi tuyên truyền xúc phạm danh dự người khác, làm nhục, vu khống trên không gian mạng. Phối hợp với các bộ ban ngành trong triển khai hoạt động tuyên truyền, phản bác các hoạt động chống đối, bôi nhọ, xuyên tạc của các đối tượng. Tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đảm bảo an ninh mạng, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông internet để ngăn chặn truy cập từ trong nước với những trang mạng có nội dung xấu, thanh tra xử lý các vi phạm pháp luật trong đăng tải, cung cấp thông tin xuyên tạc[3]. Tiếp tục thu thập củng cố tài liệu chứng cứ với các đối tượng có các hoạt động tuyên truyền chống nhà nước, bôi nhọ, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự trên không gian mạng để có những hình thức đấu tranh xử lý kịp thời. 6 KẾT LUẬN Mạng xã hội là một ‚thế giới ảo‛, đừng coi nó như một thành lũy an toàn cho bản thân, chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy ‚thành công‛ từ nó. Vấn nạn xúc phạm danh dự nhân phẩm đang ngày càng gia tăng đến mức báo động và ngày càng diễn biến phức tạp. Sự quan tâm phòng chống vấn nạn không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng mà thuộc về mọi gia đ nh, nhà trường và toàn xã hội. Ai cũng có quyền tự do ngôn luận, nhưng không ai có quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm, và xâm phạm thân thể của người khác. Hãy là những người hành xử văn minh, tôn trọng người khác như đối với chính mình, xây dựng một môi trường xã hội mạng văn hoá, an toàn, thân thiện và phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://text.xemtailieu.com/ [2] http://tuyengiao.vn/ [3] https://baomoi.com/ [4] Thanh Tâm (2019), Thống kê người dùng Facebook tại Việt Nam năm 2019, https://quangcaotructuyen24h.vn/ (Ngày truy cập: 07/04/2020) [5] Bùi Thu Hoài (2014), Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học KHXHNV, https://text.xemtailieu.com/ (Ngày truy cập: 10/04/2020) [6] TS. Văn Thị Thanh Mai, TS. Đinh Quang Thành (2020), Giáo dục gia đ nh góp phần quan trọng hình thành và phát triển nhân cách con người, http://tuyengiao.vn/ (Ngày truy cập: 10/04/2020) [7] GD ĐT (2018), Giải pháp nào để ngăn chặn và xử lý hành vi bôi nhọ cá nhân trên không gian mạng, https://baomoi.com/ (Ngày truy cập: 10/04/2018) [8] Lê Thị Vân (2019), Mạng xã hội ” con dao hai lưỡi, https://cuocsongantoan.vn/ (Ngày truy cập: 07/04/2020) 1943
nguon tai.lieu . vn