Xem mẫu

  1.   TRIỀU ĐẠI NHÀ ĐINH, TĂNG LỤC TRƯƠNG MA NI VÀ MA NI GIÁO 1.  Thế  kỉ  X  biến  động  nhất  trong  lịch  sử  dân  tộc.  Từ  Khúc  Thừa  Dụ,  Khúc  Hạo  (907),  Dương  Đình  Nghệ  (931),  Kiều  Công  Tiễn  (937)  đến  Ngô  Quyền  (938),  Dương  Tam  Kha  (945),  Ngô  Xương Văn (951), các sứ quân (966), Đinh Bộ Lĩnh (968), Lê Hoàn  (980), lịch sử đã vận động từ nội thuộc sang li khai tự chủ rồi đến  độc  lập  dân  tộc.  Có  nổi  dậy  khởi  nghĩa,  có  xâm  lăng  và  kháng  chiến, có nội chiến và tranh giành để cuối cùng kỉ nguyên độc lập  vững  bền  được  khẳng  định,  quốc  gia  Đại  Việt  từ  đó  trường  tồn.  Những vấn đề lịch sử của của thế kỉ bản lề này đã và đang được  nghiên cứu ngày càng sâu rộng hơn, trong đó có lịch sử tư tưởng,  tôn giáo và văn hóa. Những khát vọng, triết lí, mục tiêu góp phần  cắt nghĩa những động thái lịch sử.   Trường hợp Tăng lục Trương Ma Ni dưới triều Đinh ẩn chứa  sự phức tạp của tôn giáo thời kì này. Đây là việc chúng tôi muốn  tìm hiểu.   Đại Việt sử kí toàn thư (bản khắc in năm Chính Hòa thứ 18 ‐  1697)  ghi  chép  thật  ngắn  gọn:  ʺTân  mùi,  [Thái  Bình]  năm  thứ  2  [971], (Tống Khai Bảo năm thứ 4). Bắt đầu quy định cấp bậc văn  võ, tăng đạo, cho Nguyễn Bặc làm Định Quốc công, Lưu Cơ làm  đô  hộ  phủ  sĩ  sư,  Lê  Hoàn  làm  thập  đạo  tướng  quân,  tăng  thống  Ngô Chân Lưu được ban hiệu Khuông Việt đại sư, Trương Ma Ni  làm tăng lục, đạo sĩ Đặng Huyền Quang được trao chức sùng chân  uy nghiʺ.     203 
  2. Theo  Lê  Mạnh  Thát,  sách Tân  đính  hiệu  bình  Việt  điện  u  linh  tập 3 do Ngô Giáp Đậu san định năm 1774 còn ghi: ʺGặp nhà sư có  tên  gọi  Trương  Ma  Ni  (...)  tìm  được  đúng  dấu  xưa.  Bèn  hưng  công, xây dựng danh lam, mở mang đất đai, để làm nơi thờ Phật  đốt hương, gọi tên là chùa Kiến Sơʺ.   Hầu như sử sách cổ chỉ chép có thế. Các nhà nghiên cứu hiện  đại hầu hết cũng chỉ nhắc tên theo cổ thư mà không giải thích gì.   Năm 1988, Giáo sư Hà Văn Tấn ở phần viết trong sách Lịch  sử Phật giáo Việt Nam (Nguyễn Tài Thư chủ biên) đặt nghi vấn ʺ...  bấy  giờ  còn  có  một số  nhà  sư  không  thuộc  phái  nào,  chẳng  hạn  như  tăng  lục  Trương  Ma  Niʺ.  Với  sử  liệu  Việt  Nam  thật  ít  ỏi,  chạm vào 3 chữ ʺTrương Ma Niʺ mà đặt ra một nghi vấn, đúng là  mẫn  cảm  tinh  tế  của  một  tri  thức  uyên  bác,  một  gợi  mở  đáng  khâm phục.   Năm 2009, nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường trong sách Bài  sử  khác  cho  Việt  Nam  (Sơ  thảo), mạnh  dạn  viết:  ʺTăng  lục  Ni  sư  Trương Ma có vẻ là người đã thu xếp các sứ quân gom lại trong  con số mười hai, mượn từ mối tin tưởng Mười hai nhân duyên của  Đạo mình để nói lên hàm ơn đối với vị hoàng đế đã mang lại an  bình cho xứ sở, đưa tăng ni lên địa vị tột đỉnh trong thời đại mới.  Và những ghi chú thời sự của bà, của những người nối tiếp có lẽ  theo thói quen trong sinh hoạt thường trực của tôn giáo, đã được  thu tóm thành những câu ngắn gọn như kệ rồi sẽ biến thành sấm  kí trong những quyển sử về sauʺ.   Nếu như GS. Hà Văn Tấn thận trọng đặt câu hỏi thì sử gia Tạ  Chí Đại Trường tưởng tượng một cách vu khoát về Trương Ma Ni:  là Bà (có lẽ vì chữ ʺniʺ trong tên), là người chép sử (chữ ʺlụcʺ trong  cấp bậc), là người thu gom thành khái niệm ʺ12 sứ quânʺ theo tinh  thần Phật giáo. Nhưng có lẽ đó chỉ là những suy diễn.   204  
  3. 2. Thật ra, hai chữ Ma Ni trong tên của tăng lục này là hoàn  toàn có nghĩa.   Phật quang đại từ điển cung cấp cho ta những hiểu biết như sau:  Mục  từ  MA  NI  viết:ʺ  Phạm,  Pali:  Mani.  Hán  dịch:  Châu,  Bảo  châu.  Từ  gọi  chung  các  loài  ngọc  quí.  Truyền  thuyết  phổ  thông cho rằng ma ni có thể tiêu trừ tai nạn, tật bệnh, lắng nước  đục  thành  trong  và  đổi  sắc  màu  của  nước.  Còn  tiếng  Phạm  Cinta  ‐  mani  (Hán  âm  Chân  đà  ma  ni,  Chấn  đà  ma  ni)  thì  Hán  dịch là: Như ý bảo, Như ý châu, Như ý ma ni, Ma ni bảo châu,  Mạt ni bảo châu, Vô giá bảo châu. Vì loại châu này có khả năng  làm  thỏa  mãn  ý  muốn  và  sự  mong  cầu  của  con  người,  nên  gọi  Bảo châu như ý. Có thuyết cho rằng ma ni được lấy ra từ óc cá  Ma  kiệt  hoặc  bảo  nó  là  mảnh  vỡ  từ  vật  cầm  tay  của  trời  Đế  thích;  lại  có  thuyết  nói  từ  xá  lợi  của  Phật  biến  thành.  Trong  40  tay của bồ tát Thiên thủ Quan âm thì tay phải cầm ma ni Nhật  tinh, tay trái cầm ma ni Nguyệt tinh. Ma ni Nhật tinh cũng gọi  là Nhật ma ni là loại ma ni tự nhiên phát ra ánh sáng nóng nực,  chói lọi; còn ma ni Nguyệt tinh cũng gọi là Nguyệt quang ma ni,  Minh nguyệt ma ni, Minh nguyệt chân châu, Nguyệt ái châu, là  loại ma ni có năng lực tiêu trừ sự nóng bức đem lại sự mát mẻ  cho mọi người.. ʺ.   Mục từ MA NI ĐÔI viết: ʺĐống đá được xếp thành do những  phiến đá hoặc tảng đá trên có khắc 6 chữ chân ngôn ʺÁn ma ni bát  di hồngʺ. Tín đồ Phật giáo Tây Tạng khắc thần chú 6 chữ ʺÁn Ma  Ni Bát Di Hồngʺ trên đá rồi đặt ở trên đường đi vào núi, tín đồ qua  đường tiếp tục xếp thêm những phiến đá khác lên, lâu ngày thành  đống (đôi); vì lấy hai chữ Ma Ni trong thần chú 6 chữ mà gọi là Ma  ni đôi. Những người đi ngang qua đây, tùy theo thời gian, phương  hướng mà nhiễu quanh 1 vòng để tích lũy công đứcʺ.     205 
  4. Mục  từ  ÁN  MA  NI  BÁT  DI  HỒNG  viết:  ʺPhạm:  Om  mani  padme hum. Cũng gọi Án ma ni bát một minh hồng, Án ma ni bát  đầu mê hồng. Có nghĩa là ʺQui y châu ma ni trên hoa senʺ. Tín đồ  Phật giáo Tây tạng khi cầu vị lai được sinh về thế giới Cực lạc thì  đọc 6 chữ này trước bồ tát Liên hoa thủ... ʺ  Mục từ MA NI GIÁO viết: ʺAnh: Manicheism. Đức: Manichaismus.   Pháp: Manichésme.  Cũng  gọi  là  Mạt  ni  giáo,  Mâu  ni  giáo,  Minh  giáo, Minh tôn giáo. Tông giáo do ông Mani người Ba tư sống vào  thế kỉ thứ III Tây lịch tổng hợp các thuyết của Bái hỏa giáo (cũng  gọi  Thiên  giáo,  tông  giáo  của  Ba  Tư  cổ  đại),  Cơ  Đốc  giáo  và  tư  tưởng  của Phật giáo  mà thành lập ra. Giáo nghĩa  của  Ma  ni giáo  lấy thiện ác nhị nguyên luận của Bái hỏa giáo làm nền tảng, tóm  thu tất cả mọi hiện tượng vào thiên và ác, thiện là ánh sáng, ác là  bóng tối, mà ánh sáng thì chắc chắn đánh tan bóng tối, nếu nhân  loại nương theo chân lí của tông giáo và chí hướng của thần linh  thì chắc chắn  sẽ đi đến thế giới  tươi sáng  và hạnh phúc  yên  vui.  Nhưng từ vô thủy đến nay, sáng và tối giao nhau; ác ma thường ở  trong  thế  giới  tối  tăm  gây  nhiễu  loạn,  do  đó  thế  giới  vẫn  lẫn  lộn  thiện và ác, bởi thế loài người phải nỗ lực hướng thiện, để tạo nên  một thế  giới tươi  sáng... Ma ni giáo được truyền đến Tân  Cương  thuộc  Trung  Quốc  vào  khoảng  từ  thế  kỉ  VI  đến  thế  kỉ  VII,  rồi  từ  Tân Cương truyền đến Hồi hột ở phía bắc sa mạc và thịnh hành ở  vùng này. Vào năm Đại lịch thứ 3 (768) đời Đường, đáp lời thỉnh  cầu của nước Hồi hột, vua Đại tông cho phép xây chùa Ma ni giáo  ở vùng Giang hoài. Năm Hội xương thứ 5 (845), Đường Vũ tông  phá diệt Phật pháp,  Ma ni giáo cũng bị đả kích nghiêm trọng, vì  thế  mà  chuyển  thành tông  giáo  bí  mật,  đồng  thời  tiếp  thu  Đạo  giáo và tín ngưỡng dân gian, cũng từ đó đổi tên Minh giáo. Minh  giáo tin chắc bóng tối sẽ qua đi và ánh sáng tất phải đến, cho nên  dám tạo phản, thường tỏ dấu hiệu chống lại chính phủ. Bắt đầu từ  206  
  5. cuối  Bắc  Tống,  ở  các  tỉnh  Chiết  Giang,  An  Giang,  An  Huy  v.  v...  thường xảy ra việc Minh giáo làm loạn... ʺ  Mục từ MINH GIÁO viết: ʺTổ chức tông giáo bí mật được  triển khai từ Ma ni giáo, do ông TrươngGiác làm giáo chủ. Tông  giáo này thờ kính Ma ni làm thần ánh sáng và sùng bái mặt trời,  mặt  trăng.  Giáo  đồ  chuộng  y  phục  mà  trắng,  đề  cao  ăn  chay,  không  uống  rượu,  khi  chết  chôn  cất  không  mặc  quần  áo,  coi  trọng  sự  đoàn  kết  giúp  đỡ  lẫn  nhau,  chủ  trương  thiên  hạ  một  nhà. Đồng thời, tin rằng trên đời, lực lượng ánh sáng cuối cùng  nhất định sẽ chiến thắng các thế lực đen tối. Vào đời Nam Tống  và Bắc Tống, tông giáo này lưu hành ở vùng Hoài Nam, Lưỡng  Chiết, Phúc Kiến... ʺ  Qua những mục từ trên, ta có thể có những liên hệ hữu lí:  ‐ Giữa Ma ni (ngọc) và Ma ni giáo có mối quan hệ khá trực  tiếp (biểu tượng ánh sáng, tục thờ tự và chân ngôn)  ‐ Ngay từ khi xuất hiện, Ma ni giáo đã mang yếu tố Phật giáo  một cách cơ hữu.   ‐  Nó  được  truyền  sang  Trung  Hoa  theo  đường  Tân  Cương,  Tây Tạng và phát triển mạnh mẽ  ‐  Đời  Đường  nó  đã  du  nhập  trung  nguyên  và  sau  đó  bị  đả  kích xuôi xuống vùng đông nam Trung Hoa mà Phúc Kiến là một  trong những trung tâm. Lúc này thâu nhận những yếu tố Đạo giáo  và tín ngưỡng dân gian, trở thành Minh giáo do Trương Giác làm  giáo chủ, là một tôn giáo hoạt động bí mật.   ‐ Minh giáo có tính chất phản tỉnh, sẵn sàng chống đối chính  thể v.v...   ‐ Đồng thời, ở Trung Quốc, nơi thờ tự của Ma ni giáo được gọi  là chùa, tu sĩ gọi là tăng theo truyền thống Phật giáo có từ bản thể.     207 
  6. Đến đây, chúng ta có thể suy luận về cái tên tăng lục Trương  Ma Ni: Ma Ni là tên tông giáo, họ Trương có thể là họ riêng nhưng  cũng  dễ là tên giáo chủ Ma ni giáo  khi chuyển thành  Minh  giáo.  Việc  đặt  hoặc  gọi  tên  như  vậy  là  rất  thường  thấy  trong  lịch  sử  truyền bá đạo Phật.   3. Liên hệ lại với những ghi chép cổ sử chúng ta được mách  bảo  những  thông  tin  (ẩn  tàng  qua  một  lần  truyền  thuyết)  để  mà  suy tưởng, nối kết.   Đại Việt sử kí toàn thư ghi sau sự kiện Đỗ Thích giết Đinh Bộ  Lĩnh  và  Đinh  Liễn  như  sau:  ʺNgày  trước,  khi  vua  còn  hàn  vi,  thường đánh cá ở sông Giao Thủy, kéo lưới được viên ngọc khuê  to  nhưng  va  vào  mũi  thuyền,  sứt  mất  một  góc.  Đêm  ấy  vào  ngủ  nhờ ở chùa Giao Thủy, giấu ngọc dưới đáy giỏ cá, đợi sáng ra chợ  bán cá. Bấy giờ vua đang ngủ say, trong giỏ có ánh sáng lạ, nhà sư  chùa ấy gọi dậy hỏi duyên cớ, vua nói thực và lấy ngọc khuê cho  xem. Sư than rằng: ʺAnh ngày sau phú quí không thể nói hết, chỉ  tiếc phúc không được dàiʺ. Lại vào năm Thái Bình thứ 5 (974), có  lời  sấm  ngữ:  ʺĐỗ  Thích  thí  Đinh  Đinh,  Lê  gia  xuất  thánh  minh,  cạnh  đầu  đa  hoành  nhi,  đạo  lộ  tuyệt  nhân  hành.  Thập  nhị  xưng  đại vương, thập ác vô nhất thiện, thập bát tử đăng tiên, kế đô nhị  thập thiênʺ. Người ta cho là số trời đã định như thếʺ.   Truyền thuyết tồn tại kiểu trầm tích, lại qua nhiều phong hóa  của  thế  gian  nhưng  ta  có  thể  xem  được  các  hóa  thạch  lỗ  mỗ  của  nó. Khi vua còn hàn vi thì Giao Thủy là địa hạt họ Trần. Sau này,  Đinh Bộ Lĩnh sẽ làm con nuôi Trần Lãm. Sư thuộc địa hạt nào thì  sứ quân địa hạt đó bố thí. Vị sư này ắt thuộc lý gia Trần Lãm. Vua  ngủ  nhờ  tại  chùa  là  có  quan  hệ  với  tăng  sư.  Vua  được  ngọc  thì  chính là Ma ni vậy. Ngọc sáng trong đêm tối là biểu trưng của tư  duy Ma ni giáo. Sư đoán định tương lai là tinh thần hướng đến vị  208  
  7. lai của tông giáo này. Ngọc bị mẻ là vô thập toàn. Vấn đề là Trần  Lãm  (Trần  Minh  công)  và  bố  là  Trần  Đức  công  vốn  là  người  từ  trung tâm Ma ni giáo Phúc Kiến sang, vậy cái hiệu Minh công liệu  có  nhắc  nhở  gì đến Minh giáo không?  Không  loại trừ.  Rất thú  vị  là Thiên Nam ngữ lục, tập diễn ca lịch sử Việt Nam viết bằng chữ  Nôm, xuất hiện khoảng cuối thế kỉ XVII (theo Từ điển văn học ‐ Bộ  mới), không biết bằng nguồn nào chép vị sư này: ʺThầy cũng là kẻ  sư  mô/  Xưa  làm thuật  sĩ nay  tu  ở  giàʺ.  Nếu  thế  thì  tính  chất  Ma  ni  giáo muộn xen lẫn nhiều yếu tố Đạo giáo của Phúc Kiến càng hiện  rõ. Lời sấm ngữ về cơ bản mang một âm hưởng đen tối, kết thúc  bằng hình ảnh sao kế đô khuất lấp ánh sáng. (Sao kế đô (kethu) và  sao la hầu (Rahu) là hai ngôi sao trong thiên văn cổ xưa của Ấn Độ  nhằm giải thích hiện tượng nhật thực và nguyệt thực, theo đó, vì  sự che khuất của hai sao này mà thế giới trở nên tăm tối). Đúng là  thế giới quan nhị nguyên của tông giáo này như những gì từ điển  đã  cung  cấp  cho  chúng  ta.  Khó  có  thể  nói  vị  sư  chùa  Giao  Thủy  này chính là Trương Ma Ni nhưng cũng không loại trừ vì sau khi  được nước, Đinh Bộ Lĩnh đã rất trọng dụng những người của sứ  quân Trần Lãm. Bên cạnh Ngô Khuông Việt đã là Tăng thống, vua  bổ nhiệm thêm chức Tăng lục cho Trương Ma Ni, chức sát dưới.   Lại  nữa, Đại  Việt  sử  kí  toàn  thư còn  ghi,  cũng  dưới  dạng  truyền  thuyết:  ʺTrước  đó,  Đỗ  Thích  làm  chức  lại  ở  Đồng  Quan,  đêm  nằm  bên  cầu,  bỗng  thấy  sao  sa  rơi  vào  miệng,  Thích  cho  là  điềm tốt, bèn nảy ra ý định giết vua. Đến đây, nhân lúc vua ăn yến  ban  đêm,  say  rượu  nằm  trong  sân,  Thích  bèn  giết  chết,  lại  giết  luôn cả Nam Việt vương Liễnʺ.   Cũng lạ, Chi hậu nội nhân là chức quan gần vua nhưng không  lấy gì làm to tát, ấy vậy mà một mình dám làm chuyện thí nghịch  tày trời. Nếu không có một âm mưu của phe cánh thì ắt phải là một  sự  cuồng  tín  bột  phát.  Sao  rơi  vào  miệng  là  ánh  sáng,  biểu  tượng    209 
  8. của Ma ni giáo, ban đêm là bóng tối, biểu tượng của ma quỷ. Uống  rượu là xâm phạm tín ngưỡng Ma ni. Vì thế chăng?.   Dĩ  nhiên,  truyền  thuyết  là  truyền  thuyết,  suy  tưởng  là  suy  tưởng. Nhưng sao mà càng đọc càng thấy ám ảnh về một thời kì  nhập nhoạng tín ngưỡng.  Người viết bài này là nhằm đến giải thích cái tên riêng Tăng  Lục Trương Ma Ni. Đọc đến đâu nói đến đó. May ra mà đúng thì  giúp gỡ được một tí nghi vấn của GS Hà Văn Tấn, một người thầy  mà  bản  thân  suốt  đời  kính  nhi  viễn  chi.  Nay  càng  già  càng  thấy  tiếc vì không còn được thỉnh giáo thầy nhiều hơn.   Để viết bài này, chúng tôi cám ơn nhà nghiên cứu Hán Nôm  Phạm  Tuấn  đã  kịp  thời  cung  cấp  những  tư  liệu  nước  ngoài  để  tham chiếu.                       Hà Nội, ngày 22 ‐ 4 ‐ 2012.     Tài liệu tham khảo ‐ Đại Việt sử ký toàn thư. Bản khắc in năm Chính Hòa thứ 18  (1697). T 1. Nxb Khoa học Xã hôi, Hà Nội, 1983.   ‐ Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nguyễn Tài Thư chủ biên, Hà Nội,  1988.   ‐ Phật quang đại từ điển, Hội Văn hóa Giáo dục Linh Sơn Đài  Bắc xuất bản, 2000.   ‐ Tạ Chí Đại Trường ‐ Bài sử khác cho Việt Nam, Văn mới, 2009.   ‐  Lê  Mạnh  Thát  ‐ Lịch  sử  Phật  giáo  Việt  Nam, T2.  Nxb  Tổng  hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2006.   210  
  9. ‐ Lao Tử ‐ Thịnh Lê ‐ Từ điển Nho Phật Đạo. Nxb Văn học, Hà  Nội 2001.   ‐  Thiên  Nam  ngữ  lục ‐  Nxb  Văn  học  ‐  Trung  tâm  Văn  hóa  Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2001.   ‐ Từ điển văn học (Bộ mới). Nxb Thế giới, 2004.   ‐ Phùng Thừa Quân: Ma ni giáo lưu hành Trung Quốc khảo. Bắc  Kinh, 1927 (Trung văn).  ‐ Lâm Ngộ Thù: Ma ni giáo cập kì đông tiệm, Thế giới văn hóa  tùng thư. Thục Hinh xuất bản xã, Đài Bắc, 1997 (Trung văn).    211 
  10.   HAI CHỮ QUAN HỌ TRONG THƯ TỊCH CŨ Nghĩa  của  hai  chữ  QUAN  HỌ  rất  liên  quan  đến  việc  tìm  hiểu  nguồn  gốc,  tính  chất,  quá  trình  phát  triển  và  qua  đó  liên  quan đến  việc  bảo  lưu và phát huy di sản dân ca  quý báu này.  Những sưu tầm và nghiên cứu từ năm 1959 đến nay đã có những  cố gắng giải thích hai chữ này nhưng vẫn chưa có những kết quả  thống nhất, thậm chí có những cách giải hiểu sai lạc. Chúng tôi  thử  tìm  về  những  ghi  chép  từ  thế  kỉ  XIX  trở  về  trước  để  mong  hiểu hơn nghĩa của nó. Công việc sẽ còn tiếp tục nhưng những  kết  quả  ban  đầu  đã  cho  phép  trình  bày  để  mở  một  lối  nhỏ  tìm  hiểu vấn đề thú vị này.   1. Từ những văn bản cổ Quá trình tìm hiểu cho chúng tôi thấy tất cả các từ điển liên  quan  đến  tiếng  Việt  từ  thế  kỉ  XIX  trở  về  trước  không  có  từ  ghép quan họ và bởi thế không có cụm từ hát quan họ (trong lúc đó  các từ hát xoan, hát đúm, hát ghẹo, hát bội, hát nhà trò… đã có).  Cũng  dễ  hiểu  là,  không  phải  cái  gì  có  trong  tiếng  Việt  thì  các  từ  điển phải có, và cũng ham nghĩa là, tính phổ biến toàn dân của nó  chưa cao.   1.1.  Qua  tìm  hiểu  của  chúng  tôi  cho  đến  hiện  nay,  hai  chữ quan  họ xuất  hiện  trên  văn  bản  sớm  nhất  là  vào  năm  1759  212  
  11. của  thế  kỉ  XVIII,  cách  nay  đã  251  năm  và  dưới  dạng  chữ  quốc  ngữ  lúc  đó.  Trong  một  bức  thư  của  thầy  giảng  Juan  Hiến  còn  được  giữ  trong  Kho  lưu  trữ  Hội  Truyền  giáo  nước  ngoài  tại Paris mang  kí  hiệu  thư  viện  V426  có  đoạn  viết:  “…  ấy  là  bấy  nhiêu  lời  xin  Đ.  C.  B.  phù  hộ  cho  hầu  cùng cả  và  quan  họ nhà  hầu  được mọi sự lành hai đời chẳng cùng”. Thời gian ghi là “Cảnh hưng  nhị  thập  niên,  ngũ  ngoạt  thập  ngũ nhật”  tức  ngày  15  tháng  5  năm  (âm lịch) năm 1759.   Tài  liệu  này  đã  được  cụ  Đoàn  Thiện  Thuật,  nguyên  Giáo  sư  Khoa Ngôn ngữ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại  học Quốc gia Hà Nội sưu tầm và chủ biên trong cuốn sách Chữ quốc  ngữ thế kỉ XVIII (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008, tr.80, tr. 293).   Đọc tài liệu này và một số thư từ chữ quốc ngữ liên quan thì  ta thấy rằng, vào năm 1759, thầy giảng Juan Hiến từ Đàng Ngoài  được  cử  vào  Bố  Chính  (Quảng  Bình)  để  giải  quyết  một  số  bất  đồng  về  quan  niệm  giữa  các  thầy  giảng  với  nhau.  Thầy  Hiến  đã  mang thư vào nhà Hầu tả Kiên, một vị quan theo công giáo đã ba  đời,  có  nhiều  công  đức  đóng  góp  cho  việc  truyền  giáo,  công  đường đóng tại xứ Phù Kênh (nay là làng Phú Kinh ven sông Son,  thuộc xã Liên Trạch, huyện Bố Trạch) để nhờ giải quyết hộ. Trong  đoạn  trên,  Đ.  C.  B.  là  viết  tắt  ba  chữ  Đức  Chúa  Blời  (Đức  Chứa  Trời). Trong ngữ đoạn “cả và quan họ nhà hầu” thì hai chữ quan  họ dùng để chỉ toàn thể gia quyến, kẻ cả người ăn con ở, nhà hầu  tả Kiên, tức người nhà của ông quan này.   1. 2. Sau tài liệu trên 5 năm, vào ngày 18 tháng 10 năm Giáp  Ngọ (1764) ta gặp chữ quan họ trong bài hịch bằng chữ Nôm của  Hoàng Ngũ Phúc khi vâng mệnh Chúa Trịnh đem quân vào Nam  Hà  đánh  nhà  Nguyễn.  Trong  bản  hịch  Nôm  này  có  những  câu  như sau:    213 
  12. ‐ Khá thương những quân dân vài mươi vạn sinh linh, chi để mắc  tiểu  nhân  bại  hoại;  Khá  tiếc  cho quan  họ  hai  trăm  năm  cơ  nghiệp,  nỡ  ngồi xem gian đảng khuynh nguy…   ‐ Ai là kẻ lòng vì quan họ, thấy quan quân mà mở thành đón rước,  ấy là đoàn hướng nghĩa, thì thu hào vô phạm, ắt thấy yên vui; Ai là kẻ  theo với họ Trương, thấy quan quân mà cậy hiểm chống ngăn, ấy là lũ  bất trung, thì xích kiếm tất tru, quyết không dung thứ.   Tài  tiệu  này  đã  được  GS.  Hoàng  Xuân  Hãn  phiên  âm  trong  luận  văn  mang  tên Thống  nhất  thời  xưa cụ  viết  vào  tháng  10  năm  1976  tai  Paris  mà  nay  đã  in  trong  bộ La  Sơn  Yên Hồ  Hoàng  Xuân  Hãn, tập II, các trang 1372, 1373.   Trong  mục  chú  thích,  GS.  Hoàng  Xuân  Hãn  viết:  “Quan  họ  hoặc  Họ  trỏ  nhà  chúa”.  Đọc  bài  hịch  ta  thấy  Hoàng  Ngũ  Phúc  dùng  chữ quan  họ để  chỉ  tập  đoàn  nhà  Nguyễn.  Ông  không  công  nhận nhà Nguyễn là “chúa”. Vì là tướng của chúa Trịnh nên ông  gọi chúa Trịnh là vương thượng còn chúa Nguyễn chỉ là Nguyễn  gia mà thôi. So sánh với bản hịch chữ Hán còn được Lê Quí Đôn  chép trong Phủ biên tạp lục thì ta sẽ rõ. Khi xưa khi viết hịch, bên  cạnh  bản  hịch  viết  bằng  Hán  văn,  người  ta  còn  có  thể  viết  cùng  một  bản  Nôm  để  tuyên  truyền  cho  binh  lính  và  nhân  dân.  Tinh  thần  hai  bản  là  thống  nhất  với  nhau.  Hoàng  Ngũ  Phúc  lấy  lí  do  diệt tả tướng Trương Phúc Loan, cứu cơ đồ nhà Nguyễn mà khởi  binh. Tuy nhiên, ông quan niệm nhà Nguyễn không phải là chúa,  mà  chỉ  là  một  tập  đoàn  quan  lại  trấn  thủ  phương  nam  mà  thôi.  Vậy, hai chữ quan họ vừa để chỉ nhà Nguyễn và bao hàm những  ai theo sự nghiệp của tập đoàn này.   1. 3. Nếu như tác phẩm Văn tế sống Trường lưu nhị nữ là đúng  của thi hào Nguyễn Du sáng tác thì ta gặp trong tác phẩm này ba   214  
  13. lần xuất hiện chữ quan họ. Tư liệu này có sau bản hịch Nôm của  Hoàng Ngũ Phúc khoảng hơn 20 năm và cũng thuộc thế kỉ XVIII.  Hai chữ này nằm trong những ngữ cảnh như sau:  ‐ Nhất lịch sự là quân phường ngoài Chế, những vất ra điếu thuốc  bông đào; Đội thế thần thì quan họ trong làng, cũng mang tới cân ngà,  quả đá…   ‐ Ngồi trong nhà thì chị em chín mười ả, ả ví, ả hát, ả kéo sợi, ả đưa  thoi,  cũng  có  ả  trao  trầu  tận  miệng:  mĩ  nữ  như  hoa;  Léo  lên  giường  thì quan  họ năm  bảy  ông,  ông  nói,  ông  cười,  ông  ngâm  thơ,  ông  đọc  chuyện, lại có ông lấp áo trùm đầu: cao bằng mãn tọa…   ‐ Vì quan họ nên ta mộ đức, bạn hữu quen còn đến rủ nhau; Vào  trong làng hỏi ả Sạ Uy, lứa tác cũ hãy còn bao ná.   Khi  phiên  âm  bài  này  in  trên  báo Thanh  Nghị số  32  tháng  3  năm 1942, GS. Hoàng Xuân Hãn chú thích: “Quan họ trong làng:  con  cháu  các  quan  trong  làng,  nhất  là  họ  Nguyễn  Huy”.  Lại  chú  thích:  “Quan  họ:  những  người  thuộc  họ  sang”.  Trong  khi  bình  luận tác phẩm, GS còn viết thêm: “Ta lại nhận thấy rằng… tác giả  là bạn của các “quan họ” làng Trường Lưu. Vì chơi xuân, nên các  bạn rủ nhau đi hát. Quan họ ấy là người họ Nguyễn Huy và ta lại  biết rằng họ Nguyễn Huy và họ Nguyễn ở Tiên Điền là hai cự tộc  đời bấy giờ liên lạc nhau bởi dây nhân duyên và bằng hữu”.   Sự giải thích của GS. Hoàng Xuân Hãn là đúng đắn, rõ ràng  và mạch lạc. Rất tiếc là, những người nghiên cứu dân ca quan họ  khi tìm nghĩa của hai chữ này, đã không  tiếp thu được. Cũng có  người nhắc đến một trong ba ngữ liệu trên nhưng giải thích việc  Nguyễn Du dùng hai chữ quan họ trong văn tế trên là vì mẹ của  cụ  người  Bắc  Ninh(?!).  Ta  không  biết  mẹ  của  Juan  Hiến,  mẹ  của  Hoàng Ngũ Phúc có phải là người Bắc Ninh không, vậy mà họ cứ  dùng vô tư!.     215 
  14. Với những tài liệu trên, trong các văn cảnh của nó, cho ta rõ  nghĩa  hai  chữ quan  họ:  dùng  để  chỉ  họ  hàng,  quyến  thuộc,  gia  nhân  của  những  người  làm  quan  trong  thời  phong  kiến.  Vậy  từ  quan họ này từ đâu mà có?.   2. Quan họ là từ quan hộ mà ra Trong văn bản Nôm, để viết hai chữ quan họ, người ta dùng  hai  chữ  Hán  là quan  hộ.  Hán  ngữ  đại  từ  điển giải  nghĩa quan  hộ như sau:  ‐ Nghĩa 1:Người phạm tội hoặc thuộc lại trong gia đình tuy chưa  phục vụ trong quan phủ nhưng đã biên nhập vào hộ tịch đặc biệt, gọi là  quan  hộ.  Sách  Tùy  thư  –  Mạch  Thiết  Trượng  truyện  viết:  “Niên  hiệu  Thái  Kiến  thời  (Nam)  Trần  (569  –  592),  Mạch  Thiết  Trượng  kết  tụ  thành bọn trộm cắp, Thứ sử Quảng Châu là Âu Dương Cố bắt được để  dâng lên, không phải là quan hộ, cho làm người cầm lọng cho vua Trần”.  Lại theo Đường luật sớ nghĩa, danh liệt, quan hộ bộ khúc viết: “Quan hộ  lệ thuộc vào ti nông, ở châu huyện vốn không có hộ tịch và quê quán”.   ‐  Nghĩa  2: Quan  hộ  là  một  loại  quan  nô  tì  đời  Kim.  Thân  phận  thấp  hơn  nhiều  so  với  quan  hộ  thời  Đường.  Phạm  Văn  Lan,  Thái  Mỹ  Bưu…  trong  Trung  Quốc  thông  sử  cho  biết:  “Trong  quan  nô  tì  thời  Kim,  nguyên do nguyên do hộ  tịch  của người bình  dân nhập vào quan  lại, nếu thuộc vào hộ tịch của cung đình thì gọi là giám hộ, mà nô tì nhập  vào quan phủ, lệ thuộc Phủ giám thì gọi là quan hộ”.   ‐ Nghĩa 3: Quan hộ là gia thuộc cùng hậu duệ của quan viên. Lục  Du  thời  Tống  trong  Lão  học  am  bút  kí,  quyển  4  viết:  “Bình  quán  khi  bình định giặc, đem lại giàu có cho dân, để lại văn hiến về sau. Quan văn  mới tâu rằng: Dâng sách có thể dùng, quan võ nói rằng: Quân đội phía  trước còn nhiều mệt mỏi. Rồi bổ cho làm quan. Nhưng hứa phải cố gắng,  được phong là quan hộ. Tống sử, Cao tông kí viết: “Mùa Thu năm Tân  Hợi chiếu ban cho các châu khảo các đinh tịch của huyện, y theo luật lệ  216  
  15. hàng năm mà thu hoặc bỏ đi, chợ, dân vật, quan hộ, gia thế cùng biên tên  dân  lưu  vong  đều  như  nhau  cả”.  Cũng  trong  Trung  Quốc  thông  sử,  Pham Văn Lan, Thái Mỹ Bưu… cho biết: Gia thuộc nhà quan viên cũng  như  như  các  đời  sau  của  họ,  đều  được  gọi  là  quan  hộ.  Hình  thế  hộ  và  quan hộ đều được miễn phu phen tạp dịch.   Hán  ngữ  đại  từ  điển,  khi  giải  nghĩa  và  khi  đưa  các  ngữ  liệu  chứa chữ quan hộ, cho ta thấy dù có sự thay đổi nghĩa trong lịch  sử nhưng cái nghĩa chung nhất là dùng để chỉ những người thuộc  quyền quản lí trực tiếp của nhà quan dù họ có thân phận nô tì hay  gia nhân, hậu duệ…   Cái  nghĩa  này  hoàn  toàn  thống  nhất  với  những  chữ quan  họ trong  thư  tịch  thế  kỉ  XVIII  của  chúng  ta:  Chỉ  những  người  thuộc về nhà quan. Điều này khẳng định chữ quan họ trong tiếng  Việt là từ quan hộ trong tiếng Hán mà ra xét cả về mặt ngữ âm, cả  mặt ngữ nghĩa.   3. Quan họ vš hŸt quan họ Sau  khi  đã  hiểu  từ quan  họ trong  thư  tịch  cũ  thì  việc  hiểu  cụm  từ hát  quan  họ là đơn  giản.  Đó  là  chỉ  những  sinh  hoạt  ca  hát  thuộc về nhà quan, trong nhà quan, phục vụ cho nhà quan. Xuất  phát điểm của nó chắc chắn là như vậy. Tuy nhiên cũng có vài ý  trình bày cho rõ hơn.   Kho tàng ca hát truyền thống của chúng ta có những tục hát  gần gũi với hát quan họ. Đó là hát cửa đình còn gọi đình môn ca, hát  cửa  quyền còn  gọi  là quyền  môn  ca…  Các  nhà  nghiên  cứu  đều  thống nhất quyền môn ca là hát ở  phủ chúa Trịnh.  Hai chữ quyền  môn và quan hộ gần nghĩa nhau một cách lạ kì, hay nói cách khác,  cùng nằm trong một trường nghĩa. Quyền có nghĩa để chỉ để chỉ  quyền  thế,  quyền  lực  của  những  người  đảm  nhận  chức  vụ  nhà  nước.  Quan cũng  chỉ  những  người  có  chức  vụ  làm  việc  cho  nhà    217 
  16. nước. Môn nghĩa gốc trỏ cửa có hai cánh. Hộ nghĩa gốc chỉ cửa có  một  cánh.  Quyền  môn chỉ  nhà  quyền  thế.  Quan  hộ chỉ  nhà  quan  cách.  Quyền  môn đẳng  cấp  cao  hơn quan  hộ.  Hoàng  Ngũ  Phúc  quan  niệm  Chúa  Trịnh  là quyền  môn và  chỉ  chấp  nhận  nhà  Nguyễn là quan họ (hộ). Có quyền  môn  ca chắc chắn sẽ có quan  hộ  ca. Quyền môn ca là hát cửa quyền thì quan hộ ca sẽ là hát cửa quan.  Điều  này  là  có  thể  khẳng  đinh  và  rất  phù  hợp  với  những  cách  hiểu  của  những  truyền  thuyết  dân  gian  mà  những  nhà  nghiên  cứu sưu tầm được trên đất Bắc Ninh trong công cuộc nghiên cứu  từ năm 1959 đến nay.   Trong lịch sử ca hát truyền thống chúng ta thấy có hát cung  đình, hát vương phủ, hát ti trấn (hát nhà tơ), hát cửa đình thì chắc  chắn hát cửa quan là có thật. Cũng giống như trước đây, chúng ta  có đoàn văn công  trung ương, đoàn văn công  tỉnh, đội văn công  huyện, tổ văn công xã thôn vậy. Các cấp bậc tổ chức và quản lí là  như  nhau  tuy  cách  thức  tổ  chức  khác  nhau  mà  thôi.  Thời  phong  kiến vua, chúa, quan lại tổ chức và nuôi dưỡng thì sau này các cấp  chính quyền sẽ làm việc đó. Lịch sử là dòng chảy bất tận.   Vậy, hát cửa quan thì có là dân ca không?. Cái này tùy theo  cách nhìn. Giữa nghệ thuật dân gian và nghệ thuật bác học có sự  phân  biệt  nhưng  không  bao  giờ  có  ranh  giới  tuyệt  đối  trong  quá  trình vận động miên trường của mình. Cách lập luận đã là bác học  thì không dân gian, đã là dân gian thì không bác học là cách nhìn  siêu hình, thiếu thực tế. Tượng phật là điêu khắc dân gian hay bác  học?  Ngôi  đình  là  kiến  trúc  dân  gian  hay  bác  học?  Ca  trù  là  dân  gian hay bác học? Tuồng là dân gian hay bác học? Câu hỏi không  dễ trả lời. Có những hiện tượng vừa là thế này vừa là thế kia trong  đời sống thực tế của nó. Sĩ nông công thương trong chế độ phong  kiến  là  dân.  Những  người hát  quan  họtrong  cửa  quan  chắc  chắn  thuộc phạm trù DÂN. Vậy chúng ta quan niệm nó là một loại dân  218  
  17. ca  cũng  chẳng  phải  là  sai,  đặc  biệt  là  khi  chúng  ta  tiến  hành  nghiên cứu nó thì hiện trạng đã được dân gian hóa sâu sắc rồi.    Việc  hiểu  đúng  gốc  tích  hai  chữ quan  họ và hát  quan  họ cũng  chỉ  là  một  lối  nhỏ  trong  việc  nghiên  cứu  toàn  bộ  dân  ca  này.  Tuy  nhỏ  nhưng  lại  quan  trọng  vì  nó  sẽ  định  hướng  cho  các  cách tiếp cận và lí giải nhiều vấn đề về nguồn gốc, tính chất, các  hiện tượng đặc biệt, quá trình phát triển và đặc biệt nhiệm vụ bảo  lưu nó. Đồng thời, việc nghiên cứu đúng đắn sẽ giúp cho sự đánh  giá  công  lao  to  lớn,  quyết  định  của ĐoànDân  ca  Quan  họ Bắc  Ninh đối với việc phát huy nó trong hơn 40 năm qua. Chúng tôi sẽ  dành các bài viết khác cho việc tìm hiểu này.    Hà Nội, 27 / 4 / 2010      219 
  18.   HÁT QUAN HỌ - GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC TỪ KÍ ỨC BẢN QUÁN Chúng  tôi  đã  khảo  hai  chữ quan  họ trong  thư  tịch  cổ  và  so  sánh với hai chữ quan hộ cũng trong thư tịch cổ Trung Hoa ‐ mà  từ điển đã giải nghĩa dựa trên ngữ liệu từ đời Kim đến đời Tống ‐  và thể hiện nó trong bài viết Hai chữ quan họ trong thư tịch cổ. Bài  viết  lần  đầu  tiên  trong  lịch  sử  nghiên  cứu  dân  ca  này  đưa  ra  những chứng cứ văn bản rõ ràng và không thể phản bác. Ta thấy ở  đây, hai chữ quan họ (Việt) cũng như hai chữ quan hộ (Hán) đều có  nghĩa chỉ nhà quan cùng di duệ, quyến thuộc, kẻ ăn người ở phục  dịch  cho  nhà  quan.  Và  bởi  vậy,  hát  Quan  họ  là  tiếng  hát  của  họ,  hát  ở  cửa  quan,  phục  vụ  cho  giao  tiếp  và  thưởng  thức  của  quan  viên (nghĩa gốc là những người làm việc quan, việc công). Bài viết  này  của  chúng  tôi  đi  một  bước  tiếp  theo  là  trong kí  ức  bản  quán,  người dân giải thích cội nguồn tục hát Quan họ, qua đó, giải thích  hai chữ quan họ như thế nào, có phù hợp với nghĩa mà chúng tôi  đưa  ra  hay  không?  Nếu  phù  hợp  thì  có  nghĩa  những  cách  giải  thích của những người nghiên cứu xưa nay phải được xem xét lại.   Tôi  sử  dụng  bốn  chữ kí  ức  bản  quán như  một  khái  niệm  nghiên  cứu  văn  hóa  truyền  thống.  Có  thể  thay bản  quán  bằng địa  phương cũng  được  nhưng  hai  chữ địa  phương nghĩa  rộng  hơn,  mà  điều tôi muốn là kí ức của chính vùng dân đang hát Quan họ.   Khái  niệm kí  ức  bản  quán bởi  vậy  sẽ  có  những  nội  dung  cơ  bản như sau:  220  
  19. ‐  Nó  là  một  loại  quan  niệm  được  cộng  đồng  ghi  nhớ  về  cội  nguồn,  tính  chất  của  một  tập  tục,  một  thói  quen,  một  thành  quả  vật chất hoặc tinh thần từ xưa truyền lại.   ‐ Kí ức này có thể nằm dưới dạng nên lời hoặc dạng không lời.   ‐ Dưới dạng nên lời nó sẽ là các lời cắt nghĩa, các giai thoại,  các truyền thuyết, các tự sự dân gian.   ‐  Dưới  dạng  này  nó  sẽ  là  các  diễn  ngôn  dân  gian,  mà  khi  chúng ta tiếp xúc, chúng ta sẽ lí giải nó không chỉ về mặt nghĩa mà  còn cần chú ý đến chủ thể phát ngôn, cấu trúc của diễn ngôn, sắc  thái  thể  hiện,  tình  cảm  thái  độ,  hoàn  cảnh  phát  ngôn,  thời  điểm  phát ngôn, mục đích phát ngôn cũng như khuynh hướng tư tưởng  của người sưu tầm diễn ngôn đó…   ‐  Với  một  hiện  tượng,  có  nhiều kí  ức  bản  quán khác  nhau  và  điều này càng giúp cho việc so sánh để tiếp cận chân lí.   Không  một  nhà  nghiên  cứu  văn  hóa  truyền  thống  nào  lại  không chú trọng đến công tác điền dã dân  tộc học để  truy tìm kí  ức bản quán. Về thực chất, đối với hát Quan họ, công việc này đã  được làm từ đầu thế kỉ XX qua những miêu tả lẻ tẻ và được làm  với  ý  thức  nghiên  cứu  khoa  học  từ  năm  1956  bởi  nhóm  sưu  tầm  của Vụ Nghệ thuật Bộ Văn hóa lúc đó. Việc này sẽ được tiếp tục        4 năm sau đó khi nhóm Lưu Hữu Phước, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc  sưu tầm và làm công trình Dân ca Quan họ Bắc Ninh in năm 1962.  Thời  điểm  này  là  rất  đáng  lưu  ý  vì  tuy  rằng,  qua  9  năm  kháng  chiến  chống  Pháp,  sinh  hoạt  hát  Quan  họ  truyền  thống  lúc  này  hầu  như  chỉ  còn  le  lói  nhưng  lớp  nghệ  nhân  đã  chơi  Quan  họ  trước Cách mạng tháng Tám, thậm chí cuối thế kỉ XIX vẫn còn. Họ  vẫn có thể đại diện cho lớp người của truyền thống. Những người  cung cấp bài bản cũng như kí ức cho các nhóm nghiên cứu, một số  18 năm sau, sẽ trực truyền (đúng kiểu truyền miệng dân gian) vốn    221 
  20. hát cho lớp nghệ sĩ đầu tiên của Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh.  Từ đó đến nay đã hơn nửa thế kỉ trôi qua với sự phát triển phong  phú  của  các  phương  tiện  truyền  thông  đại  chúng.  Lớp  “nghệ  nhân” trên dưới 70 tuổi hôm nay đọc qua sách, nghe qua đài, học  hát qua Đoàn, qua băng đĩa, tập huấn qua các đợt thi hát… nên kí  ức bản quán về tục hát của họ biến động mạnh mẽ. Số người cung  cấp bài bản năm 1962 nay còn lại hai người là “cô” Tình và “cô”  Bướm người Ngang Nội, vẫn diễn Chèo khỏe re khi làng mở hội.  Trở lại điền dã trước sau năm 2000, khi hỏi về tục hát ta sẽ gặp các  “cụ”  nói  như  sách,  có  nghĩa  là,  một  kiểu  kí  ức  dân  gian  rất  mới,  sinh  động  đã  hình  thành  trong  xã  hội  thông  tin  phát  triển.  Hiện  nay  vẫn  có  những  người  dân  đang  chắp  nối  những  tên  làn  điệu  thành  bài  thơ  lục  bát,  một  kiểu  kí  ức  bản  quán  mới  vẫn  tiếp  tục  sinh  thành.  Bởi  vậy,  với  mục  đích  bài  viết  này,  chúng  tôi  không  làm lại cái chuyện đi thực địa nữa mà sẽ dựa vào những ghi chép  trước đây  và sẽ  “đọc” lại  nó. Công  việc của chúng tôi gặp  thuận  lợi là vào năm 1978, nhóm các nhà nghiên cứu Đặng Văn Lung ‐  Hồng Thao ‐ Trần Linh Quý khi làm sách Quan họ ‐ Nguồn gốc và  quá trình phát triển đã công phu tập hợp và có bổ sung trong phần  tiểu  luận  do  tác  giả  Đặng  Văn  Lung  viết.  Chúng  ta  hãy  tiếp  xúc  với  các kí  ức này qua  sưu tầm của họ. Chỗ  nào  cần  chú  ngay  để  mọi người hiểu, tôi sẽ ghi chữ Cước chú.   1. Tác giả Nguyễn Duy Kiện, năm 1940, trên Việt báo cho biết:  “… từ thời thượng cổ nhân dân hai làng Lũng Giang và Tam Sơn  giao hảo với nhau… Làng Tam Sơn hằng năm cứ tháng giêng có lễ  vào  đám  thờ  cúng  thành  hoàng,  trong  làng  mở  hội.  Các  cụ  bên  Lũng Giang sang chơi. Sáng ngày 13 tháng giêng, họ họp nhau độ  5‐7 cụ ông, 5‐7 cụ bà và một số đông nam nữ biết hát Quan họ kéo  nhau sang Tam Sơn dự hội. Tam Sơn cũng cử một số người ra thù  tiếp bạn. Sau khi ngồi trên dưới thứ tự tại đình thì bắt đầu hát…  222  
nguon tai.lieu . vn