Xem mẫu

  1. VĂN HÓA TRÀ ĐẠO PHÚC KIẾN Lang Diệu Phước Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thụy Mai Hân TÓM TẮT Văn hóa trà đạo Trung Hoa (茶道文化) một nét riêng của văn hóa truyền thống phương Đông là sự kết hợp hài hoà giữa “trà” và “đạo”. Dân tộc Hoa Hạ (华夏) là nguồn gốc của trà cũng như cái nôi của văn hóa trà. Trà đã trở thành người bạn cùng người Trung Hoa trải qua mấy ngàn năm lịch sử. Chứa đựng nội hàm thâm sâu, trà đạo cũng là một biểu tượng văn hóa của Trung Hoa. Trong văn hóa trà, người Trung Quốc không chỉ coi trọng việc lựa chọn lá trà, mà còn chú trọng về trình tự uống trà, tức là nghệ thuật thưởng trà. Văn hoá thưởng trà của Trung Quốc với đặc trưng theo từng vùng khác nhau với một số vùng nổi tiếng như: Giang Nam, Tây An, Trùng Khánh, Hồ Nam, Phúc Kiến,... và bài nghiên cứu của tác giả xin nói riêng về vùng Phúc Kiến. Phúc Kiến được mệnh danh là thủ phủ của trà vì thế văn hóa trà Phúc Kiến ảnh hưởng đến rất nhiều đến văn hóa cũng như cuộc sống của con người nơi đây, thông qua bài viết này tác giả hy vọng có thể đi sâu nghiên cứu về vấn đề này và bài viết sẽ đóng góp thêm đôi chút làm tài liệu tham khảo có giá trị cho những đọc giả muốn quan tâm đến văn hóa thưởng trà của người Trung Quốc. 1 SƠ LƯỢC VỀ VĂN HÓA TRÀ ĐẠO TRUNG QUỐC Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữ con người và xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa trà đạo hứa đựng nội hàm thâm sâu, trà đạo cũng là một biểu tượng văn hóa của Trung Hoa. Trong văn hóa trà, người Trung Quốc không chỉ coi trọng việc lựa chọn lá trà, mà còn chú trọng về trình tự uống trà, tức là nghệ thuật thưởng trà.Văn hóa trà đạo Trung Hoa (茶道文化) là một nét riêng của văn hóa truyền thống phương Đông – sự kết hợp hài hoà giữa “trà” và “đạo”. Dân tộc Hoa Hạ (华夏) là nguồn gốc của trà và là cái nôi của văn hóa trà. Trà đã trở thành người bạn cùng người Trung Hoa trải qua mấy ngàn năm lịch sử. Triều đại nhà Đường (từ năm 618), trà đã là một món uống phổ thông trong quần chúng với một giá thật đắt. Trước thế kỷ thứ 7, trà Trung Quốc đã được các dân tộc láng giềng miền Bắc biết đến. Trong thời đó, trà cũng đã tiến lên một nghệ thuật. Trà đã không còn là món uống hổ lốn. Trà đã sánh vai cùng các nghệ thuật cầm (đàn), kỳ (cờ vây), thi (thơ), họa (vẽ tranh)… Uống trà là một “nghề”, mà đã là cao sĩ không thể không biết nghệ thuật thưởng thức. Cho đến thời Lục Vũ, người Trung Quốc còn gọi trà dưới nhiều tên khác: 2757
  2. Trà (茶) Giả (槚) Mính (茗) Suyễn (荈) Thiết (蔎)… Từ khi Trà Kinh ra đời thì chữ Trà (茶) dần dần trở thành danh từ thông dụng nhất. Chữ trà, với các phát âm gần giống nhau, vẫn còn được dùng ở Viễn Đông (Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên), Ấn Độ, Trung Á, Nga… Âu Mỹ thì quen với cách phát âm sai lạc mà tạo thành chữ Tea/Thé.Trà trong thời này, đã thấy được sản xuất thành đủ 4 loại: Diệp Trà (trà lá, gần giống như trà ngày nay), Mạt Trà (trà bột, chỉ còn thấy dùng trong Chanoyu (Trà Đạo) của Nhật Bản), Bính Trà (trà bánh, đóng thành bánh) và loại trà nát. 2 VĂN HÓA TRÀ ĐẠO PHÚC KIẾN 2.1 Nguồn gốc và lịch sử hình thành văn hóa trà đạo Phúc Kiến Lịch sử hình thành. Lịch sử trà Trung Quốc Lịch sử trồng trà tại Trung Quốc có từ rất lâu đời, cây trà dại trải qua một thời gian dài trồng nhân tạo, hình thái bên ngoài đã có sự thay đổi rất lớn, người đời Đường có hiểu biết rất sâu sắc về tập tính của cây trà: về đậc điểm trà ưa bóng râm, người đời Đường trồng trà dưới bóng cây dâu ở vùng râm trên dốc núi phía bắc; cây trà thường sinh trưởng ở vùng mưa nhiều, ẩm ướt, nhưng lượng mưa nhiều có thể khiến thối rễ, vì thế việc thoát nước trong đất cũng đòi hỏi rất cao, theo như cách nói của Lục Vũ thì: “Kỳ địa, thượng giả sinh lạn thạch, trung giả sinh lịch nhưỡng, hạ giả sinh hoàng thổ”, người đời Đường dựa vào đó phát minh ra cách “mở hai rãnh sâu” ở hai bên cây trà để nước thừa thoát đi nhanh, tránh rễ cây trà ngâm trong nước thời gian dài. Nguồn gốc của văn hóa trà. Khi đó trồng trà bằng cách gieo hạt, ít khi cấy ghép, con người cho rằng trồng trà như trồng dưa, cần chăm sóc ba năm, sau đó mới có thể hái trà. Lục Vũ chia vùng trồng trà trong cả nước thành tám vùng, cư dân trong vùng trà rất nhiều người đều theo nghề trồng và sản xuất trà, có nơi thậm chí có 60 – 70% dân cư chủ yếu sống bằng nghề làm trà, trồng trà, chế biến trà, buôn bán trà trở thành sợi dây kinh tế chính ở một số nơi này. Đời Tống là thời kỳ phát triển mạnh về văn hóa trà, kỹ thuật trồng và chăm sóc trà có bước tiến bộ lớn. Trong “Đại quan trà luận”, Tống Huy Tông dùng lý luận âm dương bổ trợ nhau để hoàn thiện phương pháp trồng cây trà, đề ra khi trồng trà trên sườn núi phải chọn mặt dương (tức mặt có nắng), còn khi trồng trà trong vườn thì phải chọn nơi ẩm ướt, đó là vì núi đá có tính âm, lá trà mọc ra sẽ có vị nhạt, cần phải dùng ánh nắng để trung hòa; đất trong vườn quá phì nhiêu, sẽ khiến lá trà có vị nồng, vì thế phải tránh nơi ánh sáng chiếu trực tiếp. Người Tống càng coi trọng tính thoát khí của đất đai, trong đất bón thêm trấu hoặc đất than để cải thiện kết cấu đất. Công nhân vùng trà vào tháng 6 hằng năm đều phải làm tơi đất, bồi thêm đất cho cây trà, giữa mùa hè nóng bức nhất nhặt cỏ cho cây trà, nhổ cả thân lẫn rễ cỏ lên, đặt phơi dưới ánh nắng, sau khi phơi khô thì dùng làm phân bón cho cây trà. 2.2 Nghiên cứu thực trạng Văn hóa trà ở Phúc Kiến Vùng chè Phúc Kiến nằm ở miền nam Trung Quốc và là vùng tốt nhất cho sự phát triển của cây chè Phúc Kiến là tỉnh sản xuất chè lớn, có lịch sử lâu đời, là một trong 6 nơi trồng chè chính, nhờ điều kiện tự nhiên ưu việt, cao - trà chất lượng và nhiều loại khác nhau. Ngoài trà 2758
  3. đen và trà vàng , nó còn sản xuất tất cả các loại khác: trà ô long, trà trắng, trà đen và trà xanh. Phúc Kiến có khí hậu cận nhiệt đới và điều kiện địa hình đồi núi nên là lựa chọn lý tưởng để trồng chè. Các loại trà Phúc Kiến Theo ghi chép lịch sử, trà đã được sản xuất ở Phúc Kiến trong hơn 1.600 năm. Phúc Kiến tuân thủ nguyên tắc ưu tiên bảo vệ sinh thái, đồng thời nhấn mạnh vào việc thúc đẩy sự phát triển phối hợp giữa công nghiệp và sinh thái. Có nhiều tỉnh ở Trung Quốc sản xuất chè, đã hỗ trợ phát triển công nghiệp ở nhiều nơi, ngành chè đóng vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo. Trong số những "quê hương của trà" này, Phúc Kiến đặc biệt nổi bật. Năm 2018, giá trị sản lượng của toàn chuỗi ngành chè Phúc Kiến đạt 103,5 tỷ nhân dân tệ, đứng đầu cả nước về quy mô. Hiện nay, đây là tỉnh duy nhất của cả nước có giá trị sản lượng chè trên 100 tỷ nhân dân tệ. Là một tỉnh lớn về ngành chè, có người cho rằng thành công của nó nằm ở chỗ chủ trương sử dụng công nghệ trừ sâu trong vườn chè và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển xanh của ngành chè; có người cho rằng chính thương hiệu chè đã đã hoàn thành tốt công việc và bắt tay vào phát triển “trà đạo” chất lượng. Cho đến ngày nay, trà vẫn là một ngành đặc trưng và lợi thế quan trọng ở Phúc Kiến. Cây chè đã trở thành vật mang quan trọng giúp người nông dân Phúc Kiến nâng cao thu nhập và trở thành chỗ dựa vững chắc cho sự phát triển kinh tế và xã hội của các vùng nông thôn của tỉnh. Gần đây, khi thị trường chè tăng mạnh, sự nhiệt tình của nông dân đối với việc trồng chè đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, tình trạng khai hoang đồi chè mất trật tự, trái pháp luật ở một số nơi đã gia tăng, một số vùng đồi núi không phù hợp với việc khai hoang cũng bị phá để trồng chè gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Dưới sự hướng dẫn của khái niệm phát triển xanh, tất cả các vùng sản xuất chè chính ở Phúc Kiến đều ưu tiên bảo vệ sinh thái như một ranh giới đỏ cho sự phát triển của ngành chè, và nhiều nơi đã bắt đầu chấn chỉnh tình trạng phá rừng trái phép, chẳng hạn như phá rừng và trồng chè. Tỉnh Phúc Kiến là quê hương của 336 loài cây chè, loài chè lớn nhất cả nước. Kho tàng các giống chè này là một nguồn tài nguyên quan trọng trong thế giới chè, bởi vì khả năng sản xuất các giống chè lai mới là gần như vô hạn. 2.3 Nghệ thuật pha và uống trà Mỗi quốc gia với những phong tục và đặc thù riêng biệt sẽ hình thành nên cách pha chế và thưởng trà khác nhau. Nghệ thuật pha trà được gói trọn lại trong một câu: “Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh”. Nước pha trà. Nhất thủy: nước pha trà là yếu tố đầu tiên và quan trọng làm nên sự tinh túy của tách trà. Loại nước dùng để pha trà phải là nước tinh khiết, ngon nhất phải kể đến loại sương đọng trên lá sen. 2759
  4. Lá trà. Nhì trà: ngày nay để tiện dụng, chè khô được sử dụng nhiều để pha chế. Tuy nhiên, để có được thứ nước trà thơm nồng đúng điệu thì chè tươi, chè xanh, chè nụ mới là nguyên liệu chuẩn để pha chế. Chén trà và Bình trà. Tam bôi: chén uống trà thường được lựa chọn hết sức tỉ mỉ. Đường kính của chén không nên quá rộng, thường chỉ nhỏ nhắn như hột mít hay mắt trâu, bởi thưởng trà không quan trọng về lượng mà lại quan trọng về chất và tinh thần. Tứ bình: Trước khi pha trà, bình phải được tráng qua bằng nước sôi bằng cách tưới lên bình trà. Các cách pha trà khác. Ngũ quần anh: nhà văn Nguyễn Tuân có câu: “Chỉ có người tao nhã, cùng một thanh khí, mới có thể cùng nhau ngồi bên một ấm trà. Những lúc ấy, chủ nhân phải tự tay mình chế nước, nhất nhất cái gì cũng làm lấy cả, không dám nhờ đến người khác, sợ làm thế thì mất hết cả thành kính”. 2.4 Nghệ thuật thưởng thức trà Trung Quốc là một vùng đất thiên thời địa lợi, phù hợp với sự phát triển của cây chè. Chính vì vậy, quốc gia này cũng chính là cái nôi hình thành nên văn hóa thưởng trà. Người xưa có câu rượu ngâm nga, trà liền tay tức là trà phải uống ngay lúc còn nóng mới ngon. Tay nâng ly trà, nhấp từng chút một để cảm thụ hương vị của trà khi chạm vào đầu lưỡi, thẩm thấy vào ruột gan để thấy tâm hồn mình lắng đọng lại. Uống trà còn được ví như uống cả một luồng văn hóa, hương trà còn vấn vương sau khi uống cũng như văn hóa dân tộc luôn còn mãi trong tâm trí của mỗi người ‘’Con’’, ngay cả khi xa xứ. Dâng trà đã là một ứng xử văn hóa phổ quát biểu hiện sự lễ độ, lòng mến khách. Khi dâng trà nên mời từ người lớn tuổi nhất, cũng giống như khi mời ăn uống bình thường. Thưởng trà ngon phải được đặt trong không gian thanh tịnh, có như thế thì tác dụng di dưỡng tinh thần của trà mới được đẩy cao đến đỉnh điểm. Chính vì thiên về sự yên tĩnh, lắng đọng tinh thần nên thời điểm lý tưởng nhất để thưởng trà là khi rảnh rang công việc, lúc sáng sớm, khi buổi tiệc đã tàn, hay trong một mái đình cổ kính, bên một hồ sen thơm ngát,... chứ không nên uống trà khi đang bị bủa vây bởi bận rộn, công việc, hoặc ở những chốn đông người. 3 Ý NGHĨA CỦA VĂN HÓA TRÀ ĐẠO PHÚC KIẾN 3.1 Nét đẹp của văn hóa trà Phúc Kiến Ngoài tác dụng tăng cường sức khỏe ra, trà còn đóng vai trò như một thú tiêu khiển giải trí của con người. Tác Nhân Tằng, một tác giả văn học đương đại Trung Quốc, trong một bài tản văn đã đưa ra những cảm nghĩ của mình về thú uống trà như sau: Thú uống trà, đặc biệt dưới khung cảnh nhà lá thơ mộng, nước suối mát chè xanh, với những bộ đồ pha trà bằng gốm nho nhã, cùng thưởng thức với một vài người bạn xem như đã thỏa giấc mộng mười 2760
  5. năm. Nếu nói, thú ngồi trong những căn nhà cổ xưa và nho nhã cùng uống trà và đàm đạo với nhau về những tác phẩm nổi tiếng là một thú chơi tao nhã của giới văn nghệ sĩ, thì với những người dân phổ thông, quán trà trà lại là nơi giải trí lý tưởng của họ. 3.2 Ý nghĩa của văn hóa trà Phúc Kiến Người xưa luôn có đạo có pháp trong tâm để ước chế đạo đức. Bởi vì “Đạo” thể hiện phép tắc và quy luật của vũ trụ và nhân sinh, nên người Trung Quốc xưa không tùy tiện nói về Đạo, cho rằng ấy là điều vô cùng cao thâm, không thể nói rõ ràng ra được. Người Trung Quốc cận đại đều bị hai chữ “Mê tín” ngăn trở và rời xa “Đạo”. Không như ở Nhật Bản, trà có trà đạo, hoa có hoa đạo, hương có hương đạo, kiếm có kiếm đạo, luyện võ nghệ giao đấu cũng có nhu đạo, đài quyền đạo (teakwondo). Kỳ thực tại Trung Quốc thời cổ đại các ngành các nghề đều có “Đạo”, mọi người cũng đều có tâm cầu Đạo, cho nên người xưa nếm trà cũng có Trà Đạo. Nghệ thuật Trà đạo là một loại nghệ thuật “Trung gian”, lấy trà làm phương tiện truyền đạt, kế thừa tinh thần của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Thời Đường có Lưu Trinh Lượng trong tác phẩm “Ẩm trà thập đức” cũng sáng suốt đưa ra: “Dùng trà có thể hành Đạo, dùng trà có thể đạt được chí khí thanh cao”. Như vậy, Trà Đạo là gì? Bề ngoài mà nói chính là do ở “Trà lễ, trà quy, trà pháp, trà kỹ, trà nghệ, trà tâm” sáu việc này cấu thành nên, gọi là “Trà đạo lục sự”. Dùng trà có thể hành Đạo, dùng trà có thể đạt được chí khí thanh cao. Tu tập Trà Đạo chính là thông qua trà đạo lục sự ấy mà chứng ngộ được tinh thần của trà đạo. Nhìn bề ngoài thì tu tập Trà Đạo có vẻ là “Kỹ năng”, nhưng cần phải tu tập Trà tâm, tiếp theo còn phải bắt đầu tu tập trà kỹ, cần phải hiểu được đạo lý này mới có thể đàm luận về Trà Đạo được. 4 KẾT LUẬN Tỉnh Phúc Kiến là quê hương của 336 loài cây trà, loài trà lớn nhất cả nước. Do sở hữu nhiều nét đặc sắc và thú vị trong nghệ thuật “Trà”.Nơi đây trở thành cái nôi củanền văn hóa trà đạo và truyền bá nguồn văn hóa ấy trong và ngoài nước. Văn hóa “Trà” vượt thời gian để trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người Trung Quốc. Dù mọi thứ có thay đổi theo thời gian thì nghê thuật “Trà” cũng sẽ mãi giữ nguyên vẽ đẹp của chính nó. Vẽ đẹp nguyên sơ hòa nguyện với sự tao nhã, tinh tế đã khắc sâu vào tiềm thức của mỗi người Trung Quốc nói riêng và những người yêu trà nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢOSÁCH [1] ThS. Trần Thị Kim Oanh, 2016, Văn hóa ẩm thực, Đại học Công nghệ Tp. HCM. [2] Lưu Quân Như, TS. Trương Gia Quyền dịch, 2012, Ẩm thực Trung Quốc, Nxb. Truyền bá Ngũ Châu, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. [3] Trà Trung Quốc Tác giả Lưu Đồng, Dịch giả ThS. Trương Lệ Mai – Nguyễn Thị Trang. 2761
  6. Tài liệu trực tuyến [4] https://visana.vn/truong-phai-van-hoa-am-thuc-trung-quoc-can-ban/ [5] https://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_Qu%E1%BB%91c [6] Trà đạo - uống trà chính là một loại tu dưỡng tinh thần - DKN.News. Văn hoá trà đạo Trung Hoa (sgv.edu.vn). [7] Trà đạo - uống trà chính là một loại tu dưỡng tinh thần - DKN.News [8] Văn hoá trà đạo Trung Hoa (sgv.edu.vn) [9] Trà Kinh - Vũ Thế Ngọc - www.Sachvui.Com | BiB/I [10] Những nước sản xuất trà nổi tiếng trên khắp thế giới (dayphache.edu.vn). [11] Những phong cách pha trà trên thế giới | Danh Trà (danhtra.com). 2762
nguon tai.lieu . vn