Xem mẫu

  1. Đại học Huế Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Bác Hồ với giáo dục” Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA HỒ CHÍ MINH T 2 8 TRONG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Công Hùng * Đặt vấn đề Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trên cơ sở tổng kết và kế thừa việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (04- 11-2013), Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Theo đó, các quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong tình hình mới là: (1) Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân; (2) Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; (3) Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; (4) Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan; (5) Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; (6) Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo; (7) Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. 1. Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong suốt cuộc đời hoạt động cứu nước, cứu dân của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục và vị trí, vai trò của người thầy. Nhiều lần Bác đã đi thăm các trường học, các hội nghị của ngành giáo dục, gửi thư và điện cho thầy giáo và học sinh. Mỗi lần như thế Bác đã có lời dạy chân tình. Trước Cách mạng tháng Tám, Người coi giáo dục là một bộ phận của công cuộc giải phóng dân tộc. Bản thân Người đã tích cực tham gia huấn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng ngay từ khi về đến Quảng Châu (Trung Quốc): tổ chức lớp học, biên soạn tài liệu, trực tiếp giảng dạy. Người thực sự là một thầy giáo cách mạng đầu tiên. Nhiều học trò của Người sau * CN, Khoa Chính trị, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Huế. 125
  2. Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” đó cũng là những thầy giáo, những nhà giáo dục đi sâu vào phong trào quần chúng vừa dạy văn hóa, vừa tuyên truyền cách mạng cho đồng bào… Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc. Trong hoàn cảnh mới, giáo dục trở nên hết sức quan trọng và cấp bách. Chính vì vậy, Hồ Chủ tịch đã đặt nhiệm vụ giáo dục vào trong nhóm giặc cần phải diệt đó là “diệt giặc đói, T 9 2 diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Người đánh giá rất cao đội ngũ giáo viên: “Anh chị T 9 2 T 9 2 em là đội tiên phong trong sự nghiệp tiêu diệt giặc dốt. Anh chị em chịu cực khổ, khó nhọc, hi sinh phấn đấu để mở mang tri thức phổ thông cho đồng bào, để xây đắp nền văn hóa sơ bộ cho dân tộc” 1. Người nhắc nhở phải “chăm lo dạy dỗ con em của nhân F 1 TP 9 2 T 2 8 P T 2 8 T 9 2 dân thành người công dân tốt,người cán bộ tốt của nước nhà” 2. Thầy cũng như trò, cán F TP 9 2 T 2 8 P T 2 8 bộ cũng như nhân viên phải thật thà yêu nghề mình. “Còn gì vẻ vang hơn là nghề đào T 9 2 tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh…” 3. F 3 TP 9 2 T 2 8 P Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng giáo dục cũng phải theo hoàn cảnh, điều kiện, phải ra sức làm nhưng không được vội vã, làm phải có kế hoạch, có từng bước. Giáo dục thế hệ trẻ thì việc gì cũng thiết thực, nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ nhỏ đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp đến cao. Người viết: Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành,… kết hợp với thực tiễn nước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà. Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đề xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế. Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: “Yêu T 9 2 Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công”… Về cách dạy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trong lúc học, cũng cần cho chúng T 9 2 vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học, thanh niên phải chuyên tâm học hành và công tác, nhưng cũng cần có vui chơi, vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt của thanh niên… Trong vui chơi cũng có giáo dục. Cần có những thú vui chơi văn hóa, thể dục có tính chất tập thể và quần chúng” 4… F 4 TP 9 2 T 9 2 P Về phương pháp dạy học, Người cho rằng: muốn dạy học, giáo dục học sinh thành công thì điều trước tiên đối với người dạy là phải tạo được mối quan hệ đó “phải yêu T 9 2 1 Hồ Chí Minh (2001), Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.220. 2 Hồ Chí Minh (2001), Toàn tập, Tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.501. 3 Hồ Chí Minh (2001), Toàn tập, Tập 11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.329-330. 4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, 2006. 126
  3. Đại học Huế Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 thương học sinh như những người ruột thịt của mình” 5. Trong quá trình dạy học cần phải F 5 TP 9 2 T 9 2 P T 9 2 dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò phải cùng nhau bàn bạc, thầy phải quý trò, trò phải tôn trọng thầy. Có như vậy mới có thể lắng nghe được mọi ý kiến và tâm tư nguyện vọng của trò, còn trò có thể nói hết những suy nghĩ của mình với thầy. Tinh thần lại càng thêm thân thầy và trò ngày càng gắn bó với nhau hơn theo đúng nghĩa “cô giáo như mẹT 9 2 hiền”. Người viết: “Dạy các cháu thì nói với các cháu chỉ một phần, cái chính là phải T 9 2 T 9 2 làm cho các cháu nhìn thấy, cho nên những tấm gương thực tế là rất quan trọng. Muốn dạy trẻ em thành người tốt thì trước hết các cô, các chú phải là người tốt” 6. F 6 TP 9 2 T 9 2 P Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nội dung cơ bản của giáo dục là phải đào tạo ra những con người xây dựng chủ nghĩa xã hội "vừa hồng vừa chuyên". Đây là một tư T 9 2 T 9 2 tưởng then chốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục. Người nhấn mạnh, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mỗi cô giáo, thầy giáo phải là những chiến sỹ trên mặt trận đó. Nhiệm vụ của nền giáo dục cách mạng là “phục vụ Tổ quốc, phục T 9 2 vụ nhân dân, phục vụ đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân” 7. Giáo dục phải tạo ra được những người lao động mới. Đó F 7 TP 9 2 P là những người có lòng yêu nước nồng nàn, "trung với nước, hiếu với dân", có đạo đức T 9 2 T 9 2 trong sáng, có chí khí hăng hái vươn lên, không sợ hy sinh gian khổ, có tinh thần gan dạ, dũng cảm, khiêm tốn, thật thà, cần cù, tiết kiệm, trong sạch, giản dị, có tri thức và sức khoẻ để trở thành những người chủ tương lai của đất nước, "những người kế thừa T 9 2 xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên". Trong thư gửi học sinh nhân ngày T 9 2 khai trường tháng 9-1945, Người viết : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay T 9 2 không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” 8. F 8 TP 9 2 P Lời dạy của Người đã đi sâu vào lòng dân, tạo thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho hàng triệu thầy giáo và học sinh thi đua dạy tốt - học tốt. Bức thư Người viết đã trở thành chân lý của thời đại, hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của các nước đi từ lạc hậu lên tiên tiến và hiện đại, từ nông nghiệp đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá… 2. Vận dụng tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh trong phát triển giáo dục ở nước ta hiện nay Mặc dù ra đời cách đây nhiều thập kỷ, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vẫn rất có ý nghĩa đối với sự nghiệp phát triển giáo dục của nước ta hiện nay. Chúng ta 5 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, 2006. 6 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, 2006. 7 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, 2006. 8 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, 2006. 127
  4. Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” không chỉ tìm thấy trong tư tưởng của Người những gợi ý để tháo gỡ các vướng mắc cụ thể về vai trò, nội dung của giáo dục,… mà còn có thể học được từ đó phương pháp luận giải quyết vấn đề của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các phương pháp này rất gần với những gì đang được nói tới hiện nay như mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội,… Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, sự nghiệp giáo dục và đào tạo càng trở nên quan trọng. Trước những đòi hỏi đó, vai trò, nhiệm vụ của những nhà giáo là hết sức nặng nề và người thầy cần phải tạo dựng cho mình những phẩm chất và năng lực nhằm cống hiến nhiều hơn nữa cho Tổ quốc nói chung, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói riêng. Để thực hiện được lời dạy của Bác, người thầy cần phải đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học, phải luôn tìm tòi, sáng tạo không ngừng để tiếp nối một cách xứng đáng thế hệ những người đi trước, không ngừng rèn luyện, hoàn thành tốt vai trò thiêng liêng đối với xã hội. Đồng thời đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, năng động, sáng tạo, linh hoạt, có phương pháp làm việc khoa học, có ý chí vượt khó và đặc biệt phải có tâm huyết với nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn. Người thầy không thể tự bằng lòng với những kiến thức đã có mà phải nâng cao, vươn xa hơn về nhận thức, tiếp cận tốt hơn với phương pháp dạy học hiện đại nhằm tạo ra những “sản phẩm” tốt, đáp ứng yêu cầu của T 9 2 T 9 2 xã hội, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quán triệt tư tưởng của Người, Đảng ta hết sức quan tâm đến giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có thể nói, những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong thời gian qua đã đánh dấu một mốc son mới trong công cuộc chấn hưng giáo dục nước nhà, góp phần giữ vững mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa. Nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, bắt đầu phổ cập trung học cơ sở ở một số thành phố và tỉnh, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên. Hoàn thiện thêm một bước hệ thống giáo dục quốc dân, mở rộng mạng lưới trường học đến hầu hết các thôn bản, hiện có hơn 25 triệu người đi học. Cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục được quan tâm đầu tư, hệ thống các trường học dân tộc nội trú tỉnh, huyện được củng cố và mở rộng; mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, các trường chuyên nghiệp đang từng bước được tổ chức sắp xếp lại; hệ thống các trường đào tạo nghề có 128
  5. Đại học Huế Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 bước phát triển; chất lượng giáo dục có chuyển biến tích cực, hạn chế được một số hiện tượng tiêu cực, nổi cộm trong giáo dục. Mục tiêu từ nay đến năm 2020, toàn Đảng, toàn dân mà nòng cốt là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, trước hết nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt chú trọng giáo dục tư tưởng chính trị, nhân cách, đạo đức, lối sống cho người học. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình, phát huy vai trò giáo dục gia đình. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tăng cường giáo dục tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự tu dưỡng, tự tạo việc làm của người học. Đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước và các địa phương, vùng miền. Một số trường đại học phải sớm đạt chất lượng ở trình độ quốc tế. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sớm xây dựng chính sách sử dụng và tôn vinh các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục giỏi, có công lớn trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, chấn chỉnh việc phong chức danh, học vị, cấp văn bằng. Phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn, trên cơ sở đảm bảo chất lượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo với sử dụng. Mở rộng hệ thống trường lớp giáo dục mầm non trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt ở miền núi, vùng dân tộc ít người, nông thôn. Hoàn thành cơ bản phổ cập trung học cơ sở, củng cố kết quả phổ cập tiểu học, đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục xóa mù chữ, ngăn ngừa tái mù chữ, giáo dục cho người lớn. Điều chỉnh cơ cấu đào tạo, tăng nhanh dạy nghề và trung học chuyên nghiệp. Hiện đại hóa một số trường dạy nghề nhằm chuẩn bị đội ngũ công nhân bậc cao có trình độ tiếp thu và sử dụng công nghệ mới và công nghệ cao. Phát triển giáo dục không chính quy, các hình thức học tập công đồng ở các xã, phường gắn với nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời, hướng tới xã hội học tập. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng chính sách xã hội. Ưu tiên phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Củng cố và tăng cường hệ thống nội trú, bán trú cho học sinh dân tộc thiêu số; từng bước mở rộng quy mô tuyển sinh, đáp ứng yêu cầu đào tạo toàn diện đi đôi với cải tiến chính sách học bổng cho học sinh các trường này. Thực hiện chế độ miễn phí học tập, cung cấp sách giáo khoa cho học sinh vùng cao, vùng sâu, vùng xa, học sinh dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chính sách cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ với vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn… 129
  6. Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” Kết luận Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của cả nhân loại. Suốt cả cuộc đời, Người đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước lúc đi vào cõi vĩnh hằng, Người đã để lại cho Đảng, cho nhân dân bản Di chúc thiêng liêng và vô giá, đó là sự kết tinh tinh hoa tiến bộ nhất của nhân loại. Di chúc của Người đã trở thành nguồn động viên cổ vũ và soi sáng cho dân tộc Việt Nam, không chỉ trong thời kỳ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mà còn đóng vai trò hết sức quan trọng, vạch ra những phương hướng phát triển cho đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tư tưởng về giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ sở quan trọng để Đảng và Nhà nước đề ra các chủ trương, quyết sách đúng đắn về phát triển nền giáo dục và đào tạo nhằm đưa Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong muốn của Người. 130
nguon tai.lieu . vn