Xem mẫu

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 11(72).2013 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỶ TRỌNG CHUYỂN DỊCH ĐỂ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA APPLICATION OF SHIFT-SHARE-ANALYSES TO EVALUATING NATIONAL COMPETITIVENESS Nguyễn Thị Đông Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên Email: dong283vn@yahoo.com TÓM TẮT Nghiên cứu này đo lường mối quan hệ giữa năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia. Bằng phương pháp phân tích tỷ trọng chuyển dịch và so sánh tương quan giữa tăng năng suất lao động với chỉ số cạnh tranh quốc gia giai đoạn 2005 – 2012, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tăng năng suất lao động của Việt Nam chủ yếu đạt được nhờ vào chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp năng suất thấp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ với năng suất cao hơn, nhưng đồng thời kết quả nghiên cứu cũng lại phản ánh tốc độ tăng năng suất lao động ở cả hai khu vực công nghiệp và dịch vụ diễn ra một cách chậm chạp, điều này làm cho năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam có xu hướng thụt lùi. Từ khóa: năng suất; lao động; năng suất lao động; năng lực cạnh tranh; chuyển dịch cơ cấu ABSTRACT This study measures the relationship between labor productivity and national competitiveness. With shift- share analysis method and comparing the relationship between labor productivity growth to national competitiveness index over the period 2005 - 2012, the results show that the labor productivity growth of Vietnam is mainly based on the labor structural change from low-productive agricultural sector to higher-productive industrial and service ones. On the other hand, the research also indicates that the labor productivity growth rate in both inductrial and service sectors are very slow, which slows down the national competitiveness ability. Therefore, Viet Nam should have solutions to inhancing national competitiveness. Key words: productivity; labor; labor productivity; competitiveness; structural change 1. Đặt vấn đề kinh tế, từ mức 5.527 nghìn đồng/người ở năm 1994 lên đến 11.392 nghìn đồng/người năm Năng suất lao động (NSLĐ) là yếu tố then 2012 (Tổng cục Thống kê, 2012). Nhận thấy có chốt quyết định khả năng cạnh tranh và sự tồn tại sự liên hệ giữa NSLĐ và năng lực cạnh tranh, lâu dài của một doanh nghiệp, là cơ sở để nâng bài viết hướng tới việc đánh giá mối quan hệ cao thu nhập, tạo môi trường và điều kiện làm giữa hai yếu tố này, từ đó đưa ra một số kiến việc tốt cho người lao động. Tăng NSLĐ là nâng nghị về nâng cao năng lực cạnh tranh gắn với cao được chất lượng cuộc sống và đảm bảo một mục tiêu tăng NSLĐ. xã hội tốt đẹp hơn. Vai trò của NSLĐ đã được khẳng định khi nền kinh tế thế giới đi vào khủng 2. Cơ sở lý thuyết hoảng, các nước phát triển đã định hướng cách 2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh thức phục hồi nền kinh tế nhanh nhất là thông qua phát triển công nghệ và cải tiến năng suất. Năng lực cạnh tranh (NLCT), theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế tại diễn đàn kinh Việt Nam sau khi chuyển sang cơ chế tế thế giới, là khả năng năng suất sản xuất của mới, dưới tác động của các lực lượng thị trường quốc gia có thể đạt và duy trì được mức tăng và sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp trong trưởng cao bằng việc đổi mới, sử dụng các công nền kinh tế đã nhận thức được vai trò ý nghĩa nghệ cao hơn, đào tạo kỹ năng liên tục, quan tâm của NSLĐ đối với sự tồn tại của họ. Kết quả sau đến công bằng xã hội và bảo vệ môi trường gần 20 phát triển, Việt Nam đã có những tiến bộ (Phan Nhật Thanh, 2012). đáng kể trong việc tăng NSLĐ của toàn bộ nền 7
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 11(72).2013 NLCT của một quốc gia không phát triển gia. Theo ông, một số quan điểm cho rằng từ sự sẵn có của tài nguyên thiên nhiên, nguồn NLCT quốc gia là một hiện tượng kinh tế vĩ mô, lao động, vốn trong nền kinh tế, mà nó phụ được thúc đẩy bởi các biến số như tỷ giá hối thuộc vào hiệu quả sử dụng chúng, bởi đây là đoái, lãi suất và thâm hụt quốc gia hay chính nhân tố quyết định quan trọng nhất đến mức sách của chính phủ, nhưng lịch sử chứng minh sống dài hạn của một quốc gia, và là nguyên rằng cho dù Ý và Hàn Quốc có cả lãi suất cao nhân của thu nhập bình quân đầu người. Để đánh lẫn thâm hụt chính phủ, Đức và Thụy Sỹ có sự giá cụ thể hơn khả năng cung cấp mức độ thịnh gia tăng của đồng nội tệ và chính phủ ít khi can vượng cao hay thấp đối với dân chúng ở mỗi thiệp trực tiếp vào các ngành xuất khẩu, thì mức quốc gia hàng năm, Diễn đàn kinh tế thế giới sống ở các nước này vẫn gia tăng nhanh chóng; (WEF) đã xuất bản báo cáo cạnh tranh toàn cầu, Một số quan điểm khác giải thích năng lực cạnh phát hành lần đầu vào năm 1979 và đến nay đã tranh phụ thuộc vào lao động rẻ và dư thừa, được sử dụng trong nhiều tài liệu cho nhiều nhưng Đức, Thụy Sỹ, Thụy Điển đều phát triển nghiên cứu hàn lâm cũng như nhiều bài báo trên thịnh vượng ngay cả khi có sự thiếu hụt lao động các tạp chí uy tín. Báo cáo này cho thấy bức và tiền lương rất cao, còn Ấn Độ và Mê-hi-cô lại tranh tổng quát và toàn diện về những điểm không chứng tỏ được lực hấp dẫn mặc dù hai mạnh, điểm yếu của nền kinh tế các nước, từ đó nước này đều có mức tiền lương và chi phí lao tự chính phủ các nước nhận định cơ hội và thách động thấp; Ngoài ra, vẫn còn có quan điểm gắn thức để đề ra hướng phát triển. kết NLCT với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhưng với quan điểm đó thì họ sẽ 2.2. Khái niệm năng suất lao động không thể giải thích được thành công của Đức, NSLĐ là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử Nhật, Thụy Sỹ, Ý và Hàn Quốc – những quốc dụng lao động cụ thể trong quá trình sản xuất, đặc gia rất hạn chế về tài nguyên. trưng bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra Michael E. Porter kết luận khái niệm có ý (kết quả sản xuất) với lao động để sản xuất ra nó. nghĩa nhất về NLCT quốc gia chính là năng suất Ở từng đơn vị kinh tế (như công ty và các loại (productivity), được đo bằng giá trị gia tăng của hình doanh nghiệp khác), NSLĐ đo bằng số một đơn vị lao động (hoặc một đơn vị vốn) tạo ra lượng sản phẩm sản xuất ra trên một đơn vị thời trong một đơn vị thời gian. Riêng đối với các gian, hoặc thời gian cần thiết để sản xuất ra một nước đang phát triển nghèo về vốn như Việt Nam, đơn vị sản phẩm. Còn ở phạm vi toàn nền kinh tế, thì NSLĐ được coi là vấn đề có tầm quan trọng NSLĐ biểu hiện thành năng suất lao động xã hội hàng đầu, là một trong ba đột phá chiến lược để (LP), được xác định trên cơ sở tổng sản phẩm chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân kinh tế và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, (GNP) chia cho số lượng lao động đang làm việc đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu ở mỗi thời kỳ trong nền kinh tế (L). quả và bền vững (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, 2011). Đồng thời, NSLĐ cũng được coi là chỉ tiêu phản ánh sát thực nhất kết quả của quá trình tăng 2.3. Mối quan hệ giữa năng suất lao động và trưởng kinh tế và nâng cao NLCT, vì nó không năng lực cạnh tranh những có tác động trực tiếp đến mức sống của người lao động, mà nó còn ít bị ảnh hưởng bởi Mối quan hệ giữa NSLĐ và NLCT quốc các nhân tố ngoại lai như tình trạng chênh lệch gia đã được chuyên gia hàng đầu về chiến lược giá thường xảy ra khi so sánh sản phẩm công và lợi thế cạnh tranh Michael Porter (2008) đề nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. cập đến trong tác phẩm “On competition”. Trong tác phẩm này, ở chương bàn về lợi thế 3. Phương pháp nghiên cứu cạnh tranh của các quốc gia, ông đã phân tích Như đã phân tích trên, NSLĐ và NLCT có nhiều quan điểm tranh luận về yếu tố nào đóng mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng để xác vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến NLCT quốc định cụ thể những yếu tố nào trong NSLĐ có thể 8
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 11(72).2013 tác động đến NLCT, nghiên cứu sử dụng phương dựa trên sự thay đổi cả về NSLĐ lẫn tốc độ pháp phân tích tỷ trọng chuyển dịch cơ cấu NSLĐ của ngành. Nếu lao động chuyển dịch sang ngành, với nội dung như sau: ngành vừa có năng suất lao động cao, vừa có tốc Gọi LP là tổng NSLĐ; i tương ứng với các độ tăng NSLĐ cao thì sẽ làm tăng NSLĐ xã hội. ngành sản xuất (i = 1,...,n, với n là số lượng các Ngược lại, nếu lao động chuyển dịch từ các ngành ngành); Si là tỷ trọng lao động làm việc trong phát triển năng động với tốc độ tăng năng suất ngành i trong tổng số lao động làm việc; 0 và t là cao sang các ngành truyền thống đặc trưng với tốc thời điểm bắt đầu và kết thúc của giai đoạn độ tăng năng suất thấp thì có thể là nguyên nhân nghiên cứu. Tăng trưởng tổng NSLĐ GLPt sẽ dẫn đến tình trạng tăng trưởng lùi về kinh tế. được tính toán bằng công thức: Baumol (1967) gọi đây là “gánh nặng cơ cấu” trong quá trình tái phân phối lao động theo ngành. Do vậy, khi xuất hiện gánh nặng cơ cấu thì hiệu ứng chuyển dịch động sẽ mang dấu âm: Phương trình trên thể hiện tăng trưởng Hiệu ứng cuối cùng trong tổng NSLĐ là NSLĐ được phân tách thành ba bộ phận: vế đầu tăng trưởng NSLĐ nội sinh, phản ánh NSLĐ tiên bên phải phương trình biểu hiện “hiệu ứng được cải thiện trong điều kiện không có sự chuyển dịch tĩnh”, vế thứ hai biểu hiện “hiệu chuyển dịch cơ cấu lao động, quy mô lao động ứng chuyển dịch động” và vế thứ ba là “tăng làm việc tại mỗi ngành trong nền kinh tế là không trưởng năng suất nội sinh” (Timmer, M. & đổi trong thời kỳ nghiên cứu. Bộ phận này có thể Szirmai, A., 2000) coi là yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp (TFP), vì Hiệu ứng chuyển dịch tĩnh đo lường sự ngoài nhân tố chuyển dịch cơ cấu ngành, tăng tăng trưởng năng suất thông qua chuyển dịch cơ trưởng NSLĐ còn là kết quả của việc ứng dụng cấu lao động hướng tới những ngành có NSLĐ tiến bộ công nghệ, cải tiến hiệu quả kỹ thuật cao hơn. Theo Chenery (1986), các ngành công thông qua cải tiến phương pháp quản trị, đào tạo, nghiệp nhẹ có mối quan hệ tỷ lệ giữa vốn trên nâng cao chất lượng, tay nghề của người lao lao động thấp hơn so với các ngành công nghiệp động..., và tất cả ảnh hưởng của các yếu tố này đã nặng, và vì những ngành tập trung nhiều vốn được tính gộp trong tăng trưởng NSLĐ nội sinh. thường có NSLĐ cao hơn nên chuyển dịch lao Với phương pháp này, nghiên cứu sử dụng động từ công nghiệp nhẹ sang công nghiệp nặng bộ số liệu Tổng cục Thống kê giai đoạn 2005- sẽ có xu hướng làm tăng năng suất. Do đó, kỳ 2012, gồm số liệu về lao động đang làm việc vọng đóng góp của hiệu ứng chuyển dịch tĩnh trong nền kinh tế và giá trị tổng sản phẩm (GDP) vào tăng trưởng NSLĐ sẽ theo hướng dương, tức trong nền kinh tế phân theo 3 ngành chính (công là lao động chuyển dịch từ ngành nông nghiệp nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) truyền thống sang ngành công nghiệp hiện đại. 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận Kết quả tính toán được xem xét trên cả hai khía cạnh: tỷ lệ tăng (giảm) của mỗi yếu tố đóng Khác với hiệu ứng chuyển dịch tĩnh chỉ góp vào tốc độ tăng NSLĐ xã hội và tỷ trọng, hướng tới ngành có NSLĐ cao, hiệu ứng chuyển thể hiện tỷ lệ đóng góp của các yếu tố vào mức dịch động đo lường mức tăng trưởng năng suất tăng NSLĐ xã hội nói chung. Bảng 1. Tăng trưởng năng suất lao động Việt Nam theo phương pháp tỷ trọng chuyển dịch Giai đoạn 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Quy mô (điểm phần trăm) Hiệu ứng chuyển dịch tĩnh 5.421 3.019 2.876 0.988 1.341 3.199 2.119 0.909 Hiệu ứng chuyển dịch động -0.620 -0.445 -0.287 0.016 -0.010 0.841 -0.023 -0.080 9
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 11(72).2013 Tăng trưởng nội sinh 0.609 2.689 2.922 2.307 1.163 0.034 1.085 -2.819 Tăng trưởng NSLĐXH(%) 5.410 5.263 5.511 3.312 2.495 4.074 3.182 -1.989 Tỷ trọng (%) Hiệu ứng chuyển dịch tĩnh 100.218 57.354 52.181 29.843 53.758 78.514 66.605 45.702 Hiệu ứng chuyển dịch động -11.467 -8.449 -5.207 0.488 -0.385 20.647 -0.722 -4.015 Tăng trưởng nội sinh 11.250 51.095 53.026 69.670 46.627 0.839 34.117 -141.686 Nguồn: tính toán từ số liệu thống kê Việt Nam Theo tính toán trên, các yếu tố đóng góp phần trăm. Kết quả trên phản ánh đúng lý thuyết vào tăng trưởng NSLĐ Việt Nam giai đoạn 2005 của Lewis về sự chuyển dịch lao động từ nông -2012 có sự biến thiên đáng kể. Nếu như ở giai nghiệp sang công nghiệp ở một nước vừa mới đoạn 2006 – 2009, yếu tố tăng trưởng nội sinh công nghiệp hóa, khi mà lao động ở nông nghiệp như tài nguyên thiên nhiên, đổi mới công nghệ, còn dư thừa nhiều (Nafziger, W.E., 1998). cải tiến kỹ thuật, quản lý… chiếm xấp xỉ hoặc Cuối cùng, hiệu ứng chuyển dịch động có hơn 50% sự gia tăng của NSLĐ xã hội, thì ở ba đóng góp rất nhỏ vào trong tăng trưởng NSLĐ năm tiếp theo (2010, 2011, 2012) yếu tố này đã xã hội ở hầu hết các kỳ nghiên cứu, thể hiện tốc không còn đóng vai trò quyết định đối với tăng độ tăng NSLĐ ở khu vực công nghiệp và dịch vụ NSLĐ nữa. Đây là một bằng chứng thể hiện việc bị đình trệ, thấp hơn so với tốc độ tăng ở khu ứng dụng các tiến bộ công nghệ, máy móc thiết vực nông nghiệp, tạo ra “gánh nặng cơ cấu” cho bị hiện đại và khả năng tổ chức, quản lý nền kinh nền kinh tế. Gánh nặng này xuất phát chủ yếu từ tế có xu hướng thụt lùi. đặc điểm lao động của Việt Nam đơn thuần chỉ Hiệu ứng chuyển dịch tĩnh trong tính toán là dịch chuyển về số lượng, với ưu thế giá rẻ và thể hiện mức độ ổn định nhất trong việc đóng góp dồi dào, chưa có trình độ tay nghề cao, nên các vào mức tăng NSLĐ Việt Nam thời gian qua. sản phẩm công nghiệp thường mang tính thâm Năm 2005, mức tăng của yếu tố này là 5,421 dụng yếu tố lao động nhiều hơn công nghệ và điểm phần trăm, chiếm đến hơn 100% vào sự gia vốn, dẫn đến tốc độ tăng trưởng NSLĐ không tăng NSLĐ xã hội. Đến năm 2012, vì tốc độ tăng nhanh, trong khi đó khu vực nông nghiệp được trưởng kinh tế thấp trong khi lực lượng lao động giải phóng một lực lượng lao động do quá trình tham gia vào nền kinh tế vẫn tăng lên, dẫn đến chuyển dịch, đồng thời khu vực này đang có xu NSLĐ có xu hướng giảm, nhưng mức giảm này hướng sử dụng công nghệ sinh học và máy móc chủ yếu tập trung ở NSLĐ nội sinh, và cứu cánh thiết bị vào sản xuất, nên NSLĐ tăng trưởng duy nhất giúp tốc độ tăng NSLĐ xã hội chỉ dừng nhanh hơn. Gánh nặng cơ cấu sẽ tiếp tục xuất lại mức -1,989 điểm phần trăm là hiệu ứng hiện và tồn tại nếu như khu vực công nghiệp và chuyển dịch tĩnh, với mức đóng góp 0,909 điểm dịch vụ không cải tiến NSLĐ. Bảng 2. Xếp hạng và điểm số GCI Việt Nam giai đoạn 2005 – 2012 Nội dung 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Điểm số Việt Nam (trên tổng 7 điểm) 3.91 3.89 4.04 4,1 4,0 4,3 4,2 4,1 Thứ hạng (trên tổng số QG xếp hạng) 74/117 77/125 68/131 70/134 75/133 59/139 65/142 75/144 Tăng/giảm (+/-) -13 -3 9 -2 -5 16 -6 -10 Khoảng cách so với đáy bảng 43 48 63 64 58 80 77 69 Nguồn: The Global Competitiveness Report 2012 – 2013, WEF So sánh kết quả tính toán tốc độ tăng thiên tương đồng. Mối quan hệ này thể hiện chặt NSLĐ theo phương pháp tỷ trọng chuyển dịch chẽ hơn ở NSLĐ nội sinh và hiệu ứng chuyển với điểm số GCI Việt Nam cho thấy có sự biến dịch động. Năm 2006, mức tăng trưởng lao động 10
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 11(72).2013 nội sinh và hiệu ứng chuyển dịch động chiếm 5. Kết luận và hàm ý chính sách 51% và -8% trong tổng tăng NSLĐ, thì điểm số Tăng trưởng NSLĐ và nâng cao NLCT là GCI Việt Nam đạt 3,89/7. Đến năm 2010, ngành hai vấn đề trung tâm của một nền kinh tế hội công nghiệp đã có bước phục hồi nhanh chóng và nhập. Xem xét mối quan hệ của chúng cũng lấy lại vị thế là đầu tàu tăng trưởng của nền kinh chính là đi tìm phương án tối ưu để giải quyết tế, khiến hiệu ứng chuyển dịch động tăng 0,841 vấn đề. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tăng điểm phần trăm, đóng góp hơn 20% tốc độ tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam chủ yếu đạt được NSLĐ xã hội, đưa Việt Nam trở thành một trong nhờ vào lao động dồi dào với giá nhân công rẻ, các quốc gia có sự thăng tiến mạnh mẽ nhất trên chứ chưa phải đạt được do cải tiến về công nghệ bảng xếp hạng NLCT toàn cầu với 4,3 điểm (cao hay trình độ tay nghề nên chưa phát huy được nhất từ trước đến nay đối với Việt Nam). Theo NLCT. Do đó, để nâng cao NLCT, Việt Nam nên đánh giá của các chuyên gia WEF, ưu điểm lớn tập trung vào việc đổi mới nhanh chóng hệ thống nhất của kinh tế Việt Nam trong vòng một năm giáo dục theo hướng phát triển năng lực tư duy, qua là ảnh hưởng tích cực của chính sách tới thị năng lực sáng tạo; bồi dưỡng tác phong công trường lao động (Nhật Minh, 2010a). Tuy nhiên, nghiệp, tăng tính tổ chức, kỷ luật, tinh thần hợp tại lễ công bố báo cáo năng lực cạnh tranh Việt tác, tính tự trọng, lòng tin, tính cộng đồng, lương Nam 2010, giáo sư Michael Porter vẫn tỏ rõ sự tâm và trách nhiệm công dân. Không những thế, quan ngại đối với mức thịnh vượng của Việt Nam Việt Nam còn cần có chiến lược về đào tạo và vẫn chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng, mà phát triển nguồn nhân lực hướng tới toàn cầu hóa nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do trên cơ sở xây dựng và điều chỉnh các chính sách NSLĐ chung trong nền kinh tế còn ở mức quá hướng nghiệp, dạy nghề; chính sách dự báo nhu thấp (Nhật Minh, 2010b). Sự quan ngại của ông cầu lao động và cân đối lao động theo ngành đã trở thành hiện thực vào năm 2012, năm có sự nghề, cấp trình độ; chính sách thu hút các thành tăng trưởng âm về NSLĐ xã hội với mức đóng phần kinh tế tích cực tham gia vào lĩnh vực đào góp của tăng trưởng nội sinh và hiệu ứng chuyển tạo nguồn nhân lực cho đất nước... dịch động lần lượt là -4% và -142%, khiến kinh tế Ngoài ra, tính toán còn cho thấy mặc dù Việt Nam chỉ đạt được 4,1/7 điểm GCI và tụt các yếu tố nội sinh không duy trì được mức tăng thêm 10 bậc trong bảng xếp hạng NLCT toàn cầu. trưởng ổn định, nhưng rõ ràng chúng có đóng Như vậy, trong mối quan hệ giữa NSLĐ góp đáng kể vào quá trình tăng NSLĐ, từ đó tác xã hội và NLCT của Việt Nam, hiệu ứng động NLCT. Tăng trưởng nội sinh có thể được chuyển dịch tĩnh chưa thể hiện được vai trò của phát huy thông qua việc huy động, khai thác, sử mình. Điều này phù hợp với thực tiễn tăng dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực, nâng cao trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua, ý nghĩa năng lực kinh doanh, năng lực quản lý điều to lớn của yếu tố này chỉ ra rằng trong giai đoạn hành. Để làm được những điều này cần phải có đầu của quá trình công nghiệp hóa, do NSLĐ một Nhà nước mạnh, có năng lực xây dựng và của các ngành phi nông nghiệp cao hơn rất thực hiện chính sách nhất quán, minh bạch. Một nhiều lần, nên chỉ cần giảm lao động làm việc Nhà nước phải coi doanh nghiệp là khâu đột phá trong khu vực nông nghiệp đưa sang làm việc và là chủ thể của các hoạt động sáng tạo tri thức, trong khu vực phi nông nghiệp cũng đã đem lại kỹ thuật. Còn Chính phủ đóng vai trò quan trọng sự tăng trưởng mạnh mẽ về NSLĐ xã hội của trong việc hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam, nhưng sự tăng trưởng theo hướng bằng việc xây dựng hệ thống thông tin kinh tế này hoàn toàn không phải là một lợi thế để Việt hoàn hảo, dễ tiếp cận; thiết kế hệ thống cơ chế Nam có thể nâng cao NLCT trên trường quốc chính sách theo hướng tôn vinh, khuyến khích tế. Lợi thế này sẽ được phát huy cao nếu như doanh nghiệp đầu tư dài hạn; bảo vệ quyền sở các yếu tố thuộc về hiệu ứng chuyển dịch động hữu trí tuệ và tạo sự bình đẳng trong tiếp cận các và NSLĐ nội sinh phát triển bền vững. yếu tố sản xuất của các thành phần kinh tế. 11
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 11(72).2013 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2011), Thực hiện tốt 3 khâu đột phá chiến lược mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đề ra là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 – 2016, Tin tức Thanh niên online, truy cập ngày 15/6/2013, www.thanhnien.com.vn [2] Nhật Minh (2010a), Việt Nam tiến 16 bậc về năng lực cạnh tranh toàn cầu, Tin nhanh Việt Nam, truy cập ngày 15/6/2013, http://vnexpress.net. [3] Nhật Minh (2010b), Điểm yếu của kinh tế Việt Nam hiện nay là năng suất lao động thấp, Trung tâm năng suất Việt Nam, truy cập ngày 15/6/2013, http://www.vpc.org.vn. [4] Phan Nhật Thanh (2012), Năng lực cạnh tranh quốc gia: thông điệp từ xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012-2013, UBNN tỉnh Hải Dương, truy cập ngày 15/6/2013, http://skhdt.haiduong.gov.vn. [5] Tổng cục Thống kê (2012), Số liệu thống kê, truy cập ngày 15/6/2013, http://www.gso.gov.vn. [6] Baumol, W. J. (1986), “Macroeconomics of Unbalanced growth: The anatomy of Urban crisis”. The American Economic Review, pp415 – 426. [7] Chenery, H. B. & ctg (1986), Industrialization and Growth: A comparative study, Oxford University Press, New York. [8] Nafziger, W.E. (1998), Kinh tế học của các nước đang phát triển, NXB Thống kê Hà Nội. [9] Porter, M. E.(2008), On competition, Updated and Expanded Edition, Boston: Harvard Business School Press. [10] Schwab, C. (2012), Global competitiveness report 2012 – 2013, World Economic Forum. [11] Timmer, M. & Szirmai, A. (2000), “Productivity Growth in Asian manufacturing: the structural bonus hypothesis examined”, Structural Change and Economic Dynamics, pp371 – 392. (BBT nhận bài: 09/06/2013, phản biện xong: 18/07/2013) 12
nguon tai.lieu . vn