Xem mẫu

  1. VẬN DỤNG PHẦN MỀM QUIZLET TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC NGOẠI NGỮ APPLYING QUIZLET IN TESTING AND EVALUATING LEARNING FOREIGN LANGUAGES PROCESS ThS. Nguyễn Thị Thanh Hiền, ThS. Trần Thị Thanh Tâm, ThS. Lê Thị Kim Thư Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tóm tắt Kiểm tra, đánh giá là khâu then chốt cuối cùng của quá trình dạy học, là khâu quan trọng tác động lớn đến quá trình nâng cao chất lượng đào tạo. Việc kiểm tra, đánh giá khách quan, nghiêm túc, đúng cách, đúng hướng sẽ là động lực mạnh mẽ khích lệ sự vươn lên trong học tập của người học. Thông qua phần mềm Quizlet trong dạy học ngoại ngữ, giáo viên (GV) có thể tổng hợp, cung cấp thông tin tới HS thông qua nhiều kênh giao tiếp. Đặc biệt, với tính năng đa dạng về nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá của phần mềm có thể giúp học sinh (HS) tự nhận biết rõ khía cạnh nào làm tốt, khía cạnh nào cần nỗ lực hơn, đồng thời giúp GV nhận ra những lỗ hổng trong công tác giảng dạy của mình, có cơ sở thực tế để thực hiện quá trình tự điều chỉnh, tự hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Từ khóa: Dạy học ngoại ngữ, kiểm tra, đánh giá, giáo viên, học sinh, Quizlet 1. Đặt vấn đề Kiểm tra, đánh giá được xem là một bộ phận tích hợp trong suốt quá trình dạy học để điều chỉnh phương pháp dạy của người dạy và phương pháp học tập của người học nhằm hỗ trợ cho quá trình dạy học đạt hiệu quả. Đánh giá kết quả học tập có vai trò quan trọng giúp người dạy thu được những thông tin từ người học, phát hiện thực trạng kết quả học tập cũng như những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thực trạng kết quả đó. Đây là cơ sở để người dạy hướng dẫn người học tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động học. Đồng thời, giúp người dạy xem xét những yêu cầu đề ra cho người học đã phù hợp chưa; các phương pháp dạy học có cần cải tiến không và cải tiến như thế nào; chọn lọc được những kĩ năng giáo dục, giảng dạy cho phù hợp. Đối với người học, kiểm tra, đánh giá cung cấp cho họ những thông tin để điều chỉnh hoạt động của mình, đồng thời cho biết người học biết họ làm được những gì, qua đó có tác dụng thúc đẩy việc học tập của họ [1]. Công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay đã và đang mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới quá trình dạy học nói chung và quá trình kiểm tra, đánh giá nói riêng. Hiện nay, nhiều thiết bị dạy học tiên tiến đã được giới thiệu và khuyến khích sử dụng trong các 174
  2. lớp học ngoại ngữ. Ứng dụng CNTT vào tiến trình giảng dạy, đào tạo ngoại ngữ đang xu thế mới, phát triển sâu rộng ở các nhà trường. Việc làm này biến quá trình học tập không chỉ bó gọn trong bốn bức tường của lớp học mà mở rộng khả năng tương tác của người học. Việc ứng dụng các phần mềm trợ giảng trong quá trình dạy học ngoại ngữ là rất cần thiết, không chỉ giúp HS có hứng thú trong học tập mà còn giúp cho HS được chủ động, tích cực học tập [2]. Thông qua phần mềm Quizlet trong giảng dạy ngoại ngữ, GV có thể tổng hợp, cung cấp thông tin tới HS thông qua nhiều kênh giao tiếp. Đồng thời, thông qua việc kiểm tra, đánh giá quá trình học ngoại ngữ, giúp HS có thể tự nhận biết rõ khía cạnh nào làm tốt, khía cạnh nào cần nỗ lực hơn; Giúp GV có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm lỗ hổng trong công tác giảng dạy của mình, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Chính vì vậy, Quizlet là một trong những phần mềm hữu hiệu giúp hỗ trợ người dạy và người học ngoại ngữ bởi rất nhiều những ứng dụng đa dạng, đặc biệt trong kiểm tra đánh giá quá trình học tập 2. Các khái niệm cơ bản 2.1. Kiểm tra Theo từ điển Tiếng Việt: Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét [3]. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Kiểm tra (về mặt kiến thức): Là hình thức đánh giá kết quả học tập có tác dụng củng cố, ôn tập hệ thống hóa tri thức nhằm kích thích sự học tập của HS. Có nhiều loại hình kiểm tra kiến thức: Kiểm tra thường xuyên (có thể sử dụng các phương pháp kiểm tra miệng như phát vấn, vấn đáp theo phiếu), kiểm tra viết, kiểm tra bằng phiếu trắc nghiệm, kiểm tra thực hành (làm thí nghiệm, vẽ bản đồ, mô hình…) [4]. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kĩ năng và thái độ học tập của người học trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá. Kiểm tra được hiểu theo nghĩa rộng như là theo dõi quá trình học tập và cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp là công cụ kiểm tra hoặc một bài kiểm tra trong các kì thi [5]. Như vậy có thể hiểu, việc kiểm tra là công cụ thu thập những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đáng giá người học. 2.2. Đánh giá Có nhiều khái niệm về đánh giá được nêu trong các tài liệu của nhiều tác giả khác nhau. Theo từ điển Tiếng Việt: Đánh giá được hiểu là nhận định giá trị [3]. Theo Trần Bá Hoành (1995): Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào việc phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc [6]. Trong Giáo dục - Đào tạo, đánh giá là một quá trình được tiến hành có hệ thống để xác định mức độ đạt được của người học về các mục tiêu đào tạo. Nó có thể bao gồm những sự 175
  3. mô tả (liệt kê) về mặt định tính hay định lượng những hành vi (hoạt động) của người học cùng với những sự nhận xét, những hành vi này đối chiếu với sự mong muốn đạt được về mặt hành vi đó. Đánh giá người học bao gồm các mặt: trình độ kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, nhân cách, quá trình phấn đấu, tu dưỡng, thái độ, …Đánh giá kết quả học tập của người học là: Xác định trình độ lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của người học trong sự tương ứng với các yêu cầu của chương trình. Đánh giá đòi hỏi GV phải đưa ra những nhận định, phán đoán về thực chất trình độ của người học trước vấn đề được kiểm tra, đồng thời đề xuất những định hướng bổ khuyết sai sót hoặc phát huy kết quả. Để thực hiện điều đó, khi chấm bài, người dạy không chỉ cho điểm mà còn phải có những nhận xét để người học nhận biết được các điểm mạnh, yếu của mình và cách khắc phục. Trong Giáo dục - Đào tạo thường áp dụng các loại hình đánh giá cơ bản, tương ứng với chúng có các phương pháp và chuẩn đánh giá (chỉ số đo) nhất định: đánh giá quá trình (sự diễn biến); đánh giá đầu vào đầu ra; đánh giá kết quả (sản phẩm). 2.3. Phần mềm Quizlet Quizlet là dịch vụ giáo dục trực tuyến phổ biến nhất tại Hoa Kỳ. Quizlet cũng là cộng đồng học trực tuyến lớn nhất thế giới dành cho HS và GV. Mỗi tháng có trên 50 triệu HS đến từ 130 quốc gia tham gia rèn luyện và nắm vững hơn 300 triệu học phần về mọi chủ đề và đề tài có thể học. Trên trang web chính thức [7] (Quizlet.com) giới thiệu: Quizlet ra đời cách đây 10 năm khi Andrew Sutherland, một HS mới 15 tuổi tự tạo nên một công cụ giúp ôn luyện cho bài kiểm tra từ vựng tiếng Pháp ở trường trung học, và đã luôn đạt điểm tuyệt đối, nên các bạn bè xin phép sử dụng công cụ đó. Sự chia sẻ rộng rãi của người dùng giúp cho Quizlet lớn mạnh không ngừng. Hơn 10 năm sau, người học trên khắp thế giới đã hoàn thành hơn 3 tỷ phiên học. Sứ mệnh của Quizlet là giúp người học hiểu sâu và chắc nội dung. Quizlet giúp tổ chức nhiều hoạt động tùy biến hấp dẫn nhờ sự đóng góp của mọi người trên khắp thế giới. Quizlet hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt. Quizlet sử dụng thẻ học làm công cụ giảng dạy và kiểm tra, đánh giá quá trình học tập. Người dùng Quizlet tự tạo bộ thẻ học cho riêng mình tùy theo nhu cầu học. Ngoài ra, người dùng có thể chia sẻ thẻ học của mình cho người khác hoặc tìm các thẻ học từ kho dữ liệu khổng lồ do người dùng khác chia sẻ. Cách học mà Quizlet gợi ý chủ yếu là thông qua các trò chơi với thẻ học. Người học có thể học bằng cách lật các thẻ học truyền thống, hoặc chơi những trò chơi với các nội dung kiến thức và ghi nhớ chúng từ đó. Hình thức sử dụng Quizlet trên máy vi tính hoặc điện thoại có hỗ trợ iOS và Android, có kết nối internet hoặc chế độ ngoại tuyến khi người học không có quyền truy cập internet, có phiên bản miễn phí và phiên bản trả phí dành cho người dùng. 176
  4. 3. Vận dụng phần mềm Quizlet trong kiểm tra đánh giá quá trình dạy học ngoạị ngữ 3.1. Cài đặt và hướng dẫn sử dụng phần mềm 3.1.1. Cài đặt và hướng dẫn sử dụng dành cho giáo viên Bước 1: Truy cập website: Quizlet.com Bước 2: Đăng kí tài khoản Bước 3: Tạo lớp học. Mỗi lớp học sẽ được đại diện bằng một địa chỉ web (URL). GV cung cấp URL này HS để tham gia lớp học Bước 4: Xây dựng học liệu cho các lớp học. GV có thể tự xây dựng các bộ thẻ học hoặc sử dụng các thẻ học được chia sẻ trên cộng đồng Quizlet. Sau đó GV gán các bộ thẻ học cho các lớp học tương ứng. Bước 5: theo dõi quá trình học tập của HS. Quizlet cho phép GV theo dõi cụ thể HS nào đã bắt đầu hoặc hoàn thành các phiên học; theo sát sự tiến bộ của mỗi HS từ đó cho biết nội dung học nào cần được rà soát để mang lại hiệu quả học cao nhất cho HS; xem được điểm số của HS trong các phần Test, Match và Gravity. 3.1.2. Cài đặt và hướng dẫn sử dụng dành cho học sinh Bước 1: Truy cập website: Quizlet.com Bước 2: Đăng ký tài khoản Bước 3: Tham gia vào lớp học bằng URL do GV cung cấp Bước 4: Học các nội dung do GV cung cấp. Ngoài ra HS có thể chủ động tìm các nội dung học phù hợp từ kho thẻ học được chia sẻ trên ứng dụng Quizlet.com 3.2. Vận dụng phầm mềm Quizlet trong Kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học ngoại ngữ Khâu kiểm tra đánh giá quá trình dạy học ngoại ngữ được thực hiện trong bước 5 đối với GV và bước 4 đối với HS. Trong đó, GV có thể theo dõi quá trình học tập của HS. Quizlet cho phép GV theo dõi cụ thể từng HS, kiểm tra xem HS nào đã bắt đầu hoặc hoàn thành các phiên học; theo sát sự tiến bộ của mỗi HS từ đó cho biết nội dung học nào cần được rà soát để mang lại hiệu quả học cao nhất cho HS; xem được điểm số của HS trong các phần Test, Match và Gravity. GV có thể thực hiện việc kiểm tra, đánh giá thông qua 4 hình thức: Hình thức 1: Kiểm tra viết + Chia làm 2 phần: Phần câu dẫn phía trên. Phần trả lời ở phía dưới + Phần câu dẫn có thể là từ vựng, hình ảnh minh họa cho từ vựng. Người học cần điền định nghĩa, giải thích cho từ vựng vào phần trả lời bên dưới, hoặc ngược lại. 177
  5. + Có thể thêm các hình ảnh minh họa nhằm tăng khả năng ghi nhớ, gợi ý cho người học. Hình thức 2: Câu hỏi ghép hợp + Chia làm 2 phần tương ứng với hai cột: Các phần tử ở cột bên trái là những yếu tố để hỏi, còn các phàn tử ở cột bên phải là những yếu tố lựa chọn để trả lời. + Thiết kế cột bên trái được đánh số 1,2,3, thường là các từ mới cần ghi nhớ. Cột bên phải được sắp xếp theo A, B, C, thường là định nghĩa, giải thích, hình ảnh minh họa cho từ mới. Nhiệm vụ của HS là phải lựa chọn các phương án ở cột bên phải để điền vào chỗ trống ở cột bên trái cho phù hợp. 178
  6. + Có thể thêm các hình ảnh minh họa nhằm tăng khả năng ghi nhớ, gợi ý cho người học. Hình thức 3: Câu hỏi nhiều lựa chọn + Chia làm 2 phần: Phần câu dẫn phía trên. Phần các phương án lựa chọn ở phía dưới. + Phần câu dẫn có thể là từ mới, cách phát âm của từ mới, hình ảnh gợi đến từ mới…Phần các phương án lựa chọn có thể thiết kế đa dạng dưới dạng các hình ảnh, các từ đồng nghĩa, trái nghĩa; các định nghĩa, giải thích cho phần hỏi trên câu dẫn. Có thể thêm các hình ảnh minh họa nhằm tăng khả năng ghi nhớ, gợi ý cho người học. Hình thức 4: Câu hỏi đúng sai + Chia làm 2 phần: Phần câu dẫn phía trên. Phần các phương án lựa chọn ở phía dưới. + Phần câu dẫn có thể là từ mới, câu khẳng định giải thích cho từ mới và phần diễn giải cho từ mới (phần này có thể đúng, có thể sai). Phần các phương án lựa chọn: lựa chọn Đúng hoặc Sai. Có thể thêm các hình ảnh minh họa nhằm tăng khả năng ghi nhớ, gợi ý cho 179
  7. người học. GV có thể quản lí quá trình học tập của HS bằng cách tạo một lớp học với các thông tin cơ bản: tên lớp, mô tả lớp, tên trường. Khi tạo lớp thành công, hệ thống sẽ cung cấp một đường dẫn (URL) để truy cập vào lớp học đã tạo. GV cung cấp đường dẫn này cho HS để có thể tham gia vào lớp học & sử dụng các thẻ học đã được GV tạo cho lớp học. GV có thể theo dõi tiến trình học cũng như thực hiện kiểm tra, đánh giá từng HS thông qua thời gian học, mức độ hoàn thành các bài tập, tỷ lệ trả lời đúng sai trong từng dạng bài tập để từ đó có thể phát hiện và điều chỉnh, bổ sung những nội dung kiến thức cần thiết cho HS. 3.3. Những điềm cần lưu ý khi sử dụng Quizlet trong kiểm tra đánh giá quá trình dạy học ngoại ngữ  HS cần chủ động, tích cực học tập, có tính tự giác cao: nếu HS không có tính tự giác cao thì có thể hoàn thành các học phần trên Quizlet một cách đối phó, không mang lại hiệu quả thiết thực.  Học trên Quizlet đa dạng các hình thức học tập và kiểm tra, đánh giá. Vì vậy, đòi hỏi người GV cần đầu tư nhiều công sức, thời gian để chuẩn bị học liệu cho HS. Đòi hỏi GV phải có kiến thức về CNTT nói chung và am hiểu phần mềm nói riêng.  GV cần đa dạng hóa các dạng kiểm tra, đánh giá và các nội dung trong quá trình kiểm tra, đánh giá. Nên bổ sung thêm các hình ảnh, âm thanh trong các nội dung kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả và tăng khả năng ghi nhớ cho người học.  Thông qua kiểm tra, đánh giá, GV có thể theo dõi được tiến trình học tập của từng HS, để từ đó kịp thời bổ sung, điều chỉnh kiến thức cần thiết ở các khía cạnh khác nhau. 4. Kết luận Kiểm tra, đánh giá khâu quan trọng cuối cùng của quá trình dạy học, tác động lớn đến quá trình nâng cao chất lượng đào tạo. Việc kiểm tra, đánh giá khách quan, nghiêm túc, 180
  8. đúng cách, đúng hướng sẽ là động lực mạnh mẽ khích lệ sự vươn lên trong học tập của người học. Thông qua phần mềm Quizlet, với tính năng đa dạng về nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá của phần mềm có thể giúp HS tự nhận biết rõ khía cạnh, kĩ năng nào đã thực hiện tốt, những khía cạnh, kĩ năng nào cần nỗ lực hơn, đồng thời giúp GV nhận ra những lỗ hổng trong công tác giảng dạy của mình, có cơ sở thực tế để thực hiện quá trình tự điều chỉnh, tự hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Tài liệu tham khảo 1. Chu Cẩm Thơ (2014). Biện pháp KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ của giáo viên giúp điều chỉnh hoạt động của học sinh trong dạy học môn toán ở trung học cơ sở. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 335 (tháng 06/2014). 2. Nguyễn Văn Long (2016). Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ. Từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHNNQG: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 32, Số 2 (2016) 36-47. 3. Hoàng Phê (1998). Từ điển Tiếng Việt. Nhà xuất bản Hà Nội. 4. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2011). Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. 5. Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên về biên soạn đề KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ môn Công nghệ cấp Trung học phổ thông (2012), Chương trình phát triển giáo dục trung học, Bộ giáo dục và đào tạo. 6. Trần Bá Hoành (1997). ĐÁNH GIÁ trong giáo dục. Nhà xuất bản Giáo dục. 7. Quizlet.com. Phần hướng dẫn chi tiết sử dụng phần mềm. Abstract Testing and evaluating are important steps in teaching process and have a major influence to improving teaching quality. Applying proper and objective assessment methods helps to boost motivation of learners. By using Quizlet software in teaching foreign languages, teachers can synthesize and provide information to students through many channels. Thanks to the richness of Quizlet in assessment method, Quizlet can help students to identify which parts that they did well or not, which parts that they should spend more time on etc. Moreover, the software provides teachers information about weakness in their teaching activities so that they know how to enhance their teaching quality and effectiveness. Keywords: Teaching foreign languages, testing, evaluating, teachers, students, Quizlet. 181
nguon tai.lieu . vn