Xem mẫu

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0006 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 1, pp. 56-63 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn VẬN DỤNG MÔ HÌNH SÁCH GIÁO KHOA NHẬT BẢN VÀO BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Thấn Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết là một nghiên cứu tiếp theo trong chuỗi bài về việc vận dụng mô hình sách giáo khoa của Nhật Bản. Các nghiên cứu trước đây mới đề cập trên bình diện lí thuyết về mô hình SGK các môn học tương đương với môn Tự nhiên và Xã hội của nước ta ở trường tiểu học Nhật Bản. Còn bài viết này là kết quả mà chúng tôi đã vận dụng sáng tạo mô hình SGK của Nhật Bản vào thực tế biên soạn SGK môn Tự nhiên và Xã hội ở Việt Nam. Bài viết đề cập đến cách cấu trúc sách, cấu trúc một bài học, cách thiết kế các hoạt động theo hướng tăng cường cho học sinh trải nghiệm, vận dụng vào thực tế cuộc sống và quan điểm tích hợp trong việc biên soạn SGK môn Tự nhiên và Xã hội. Từ khóa: sách giáo khoa, môn Tự nhiên và Xã hội, môn Cuộc sống, tích hợp, cách thiết kế. 1. Mở đầu Mô hình là hình mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật hay hình thức diễn đạt hết sức ngắn ngọn các đặc trưng chủ yếu của một đối tượng. Mô hình sách giáo khoa được hiểu là mô phỏng cấu trúc của sách giáo khoa. Mô phỏng này bao gồm các yếu tố cấu thành sách giáo khoa cũng như các quan điểm thể hiện cấu trúc, cách tiếp cận nội dung được trình bày trong sách. Để tìm hiểu về cách viết sách giáo khoa thì việc nghiên cứu mô hình sách là cần thiết. Ngay từ khi nghiên cứu để đón đầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chúng tôi đã tìm kiếm ý tưởng biên soạn của nhiều bộ sách giáo khoa trên thế giới. Cùng là nước có nền văn hóa Á Đông, song giáo dục Nhật Bản đã sớm gặt hái được những thành tựu to lớn là cơ sở cho sự phát triển kinh tế và phồn thịnh của quốc gia này trong hơn nửa thế kỷ qua. Nghiên cứu, tìm hiểu mô hình sách giáo khoa của Nhật Bản đã được đặt ra trong suốt nhiều năm nay. Bộ sách giáo khoa của Nhật Bản đã được chúng tôi lựa chọn và vận dụng chủ yếu vào việc biên soạn sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội của nước ta đáp ứng với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Một số nghiên cứu về mô hình sách giáo khoa của Nhật Bản đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành giáo dục [1], [2], [3], [4], [5]. Trong đó, các nghiên cứu về sách giáo khoa môn Cuộc sống [1], [2] và môn Khoa học [3], đã tập trung làm sáng tỏ cấu trúc của sách giáo khoa các môn học này, các quan điểm cơ bản biên soạn sách giáo khoa như: quan điểm tích hợp, cách tiếp cận nội dung và xây dựng các hoạt động học tập coi trong tính chủ động và khám phá, đề cao tính thực hành, trải nghiệm và đề xuất những mặt có thể học tập cho việc việc biên soạn sách giáo khoa các môn học tương đương ở nước ta. Ngoài ra, nghiên cứu về “Giờ học tổng hợp” [4] trong chương trình giáo dục Nhật Bản cũng đã phân tích cách thức xây dựng chương Ngày nhận bài: 25/11/2021. Ngày sửa bài: 25/12/2021. Ngày nhận đăng: 4/1/2022. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Thấn. Địa chỉ e-mail: thannt@hnue.edu.vn 56
  2. Vận dụng mô hình sách giáo khoa Nhật Bản vào biên soạn sách giáo khoa môn tự nhiên và xã hội… trình một môn học tích hợp trong trường học của Nhật Bản bên cạnh các môn học và hoạt động truyền thống để đáp ứng những thay đổi, yêu cầu mới của giáo dục hiện đại. “Giờ học tổng hợp” ở lớp 1 và lớp 2 được lồng ghép vào môn Cuộc sống. Tiếp đó, nghiên cứu [5] đã so sánh “giờ học tổng hợp” ở chương trình giáo dục của Nhật Bản với “Hoạt động trải nghiệm” trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 của nước ta. Từ đó chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của hai loại hình hoạt động giáo dục này ở hai nước và đề xuất những góp ý cho việc điều chỉnh Chương trình Hoạt động Trải nghiệm trong Chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam trong tương lai. Với vai trò là chủ biên và tác giả sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội thuộc bộ sách Kết nối Tri thức với Cuộc sống, những nghiên cứu về mô hình sách giáo khoa không dừng ở bình diện lý thuyết mà đã có được cơ hội áp dụng vào việc biên soạn sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội ở nước ta. Mô hình sách giáo khoa của Nhật Bản được chúng tôi đã làm sáng tỏ trong các nghiên cứu [1]-[5] là (1) cấu trúc của sách giáo khoa; (2) Các quan điểm tiếp cận, xây dựng nội dung và các hoạt động học tập của sách giáo khoa. Các quan điểm đó gồm: quan điểm tích hợp trong việc tiếp cận nội dung, cách thiết kế các bước học tập trong một bài học, cách thiết kế các hoạt động theo hướng tăng cường cho học sinh trải nghiệm, vận dụng vào thực tế cuộc sống. Bài báo này sẽ tập trung làm sáng tỏ việc vận dụng quan điểm lí luận của mô hình sách giáo khoa Nhật Bản nêu trên vào việc xây dựng mô hình sách giáo khoa môn Tự nhiên và xã hội và minh họa qua các hình ảnh cụ thể. 2. Nội dung nghiên cứu Bậc giáo dục tiểu học ở Nhật Bản gồm 6 năm học và chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiểu học: lớp 1 và lớp 2, giai đoạn giữa: lớp 3 và lớp 4 và giai đoạn cuối: lớp 5 và lớp 6. Khác với Nhật Bản, bậc giáo dục tiểu học của nước ta chỉ gồm 5 năm và chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ lớp 1 đến lớp 3, giai đoạn 2 gồm lớp 4 và lớp 5. Cuộc sống là tên gọi của một trong bảy môn học ở giai đoạn 1 (lớp 1,2) của trường tiểu học ở Nhật Bản. Đây là môn học tương đương với môn Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học Việt Nam. Tự nhiên (hay Khoa học tự nhiên) là môn học học sinh Nhật Bản được học từ lớp 3 đến lớp 6 bên cạnh môn Xã hội (hay Khoa học xã hội). Để tìm hiểu và học tập mô hình để biên soạn sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội, chúng tôi đã tìm hiểu về mô hình sách giáo khoa của các bộ sách môn Cuộc sống (生活) [6], [7], [8], [9] và môn Tự nhiên (自然) [10]. Hai bộ sách này có những quan điểm đồng nhất về tính tích hợp, tính chủ động, khám phá của các hoạt động học tập và tính thực hành, trải nghiệm của học sinh khi sử dụng sách. Đây cũng chính là quan điểm chủ yếu được chúng tôi vận dụng vào biên soạn sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội 1,2,3 bộ Kết nối Tri thức với Cuộc sống (Hình 1). Hình 1. Bìa SGK Tự nhiên và Xã hội 1,2,3 57
  3. Nguyễn Thị Thấn 2.1. Về cách cấu trúc sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội (bộ Kết nối Tri thức với Cuộc sống). Kết nối Tri thức với Cuộc sống là tên gọi bộ sách giáo khoa lớn do Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam biên soạn. Trong đó Bộ sách Tự nhiên và Xã hội gồm 3 cuốn: Tự nhiên và Xã hội 1 [11], Tự nhiên và Xã hội 2 [12] và Tự nhiên và Xã hội 3 [3]. Mỗi cuốn sách dành riêng trang 2 để thiết kế Hướng dẫn sử dụng sách (hình 2) nhằm tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh khi tiếp cận với sách, tăng cường khả năng tự học cho học sinh. Trong đó có chú giải một cách đơn giản hệ thống kí hiệu trong sách như các hoạt động của bài học, dự án học tập, nhân vật của sách. Hình 2. Hướng dẫn sử dụng sách Hình 3. Nhân vật của sách Hình 4. Minh, Hoa- hai nhân vật của sách Nhân vật của sách được chọn là Ông Mặt Trời với vai trò chỉ dẫn, nhắc nhở học sinh và tổng kết kiến thức của bài học (Hình 3). Xuyên suốt nội dung các bài học trong sách Tự nhiên và Xã hội 1, 2, 3 là những câu chuyện của Minh và Hoa – hai nhân vật chính của cuốn sách (Hình 4). Các hoạt động và hình ảnh trong sách diễn ra tại gia đình, trường, lớp và cộng đồng xung quanh hai nhân vật chính này, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS. Hình 5. Hình tổng kết cuối bài học Hình 6. Hình tổng kết cuối chủ đề Cuối mỗi bài học là những kiến thức cốt lõi học sinh học được và một hình ảnh để định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Qua đó, học sinh sẽ liên hệ với bản thân 58
  4. Vận dụng mô hình sách giáo khoa Nhật Bản vào biên soạn sách giáo khoa môn tự nhiên và xã hội… để có thể tự điều chỉnh thái độ và hành vi của mình cho phù hợp. Giáo viên có thể dựa vào hình này để tổ chức cho học sinh suy nghĩ, thảo luận, đóng vai để bày tỏ thái độ của mình làm cơ sở cho việc hình thành các phẩm chất và năng lực (Hình 5). Trong mỗi bài ôn tập chủ đề đều có hoạt động tự đánh giá. Đây là hình ở trang cuối chủ đề, gồm kênh chữ và kênh hình (Hình 6). Trong đó kênh hình là định hướng một phẩm chất hay năng lực cần hình thành sau chủ đề. Trong kênh này còn gợi ý một sản phẩm học tập mà học sinh có thể tự lực, sáng tạo để làm ra, thể hiện kết quả học tập sau khi học xong một chủ đề. Còn khung chữ là những gợi ý cụ thể cho việc tự đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo viên cũng có thể căn cứ vào đó để đánh giá HS hay điều chỉnh hoạt động dạy học của mình. 2.2. Cách thiết kế các bước học tập trong một bài học Tuân thủ theo quy định chung về biên soạn sách giáo khoa theo Thông tư 33/2017/TT- BGDĐT, ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2017, mỗi bài học được xây dựng gồm 4 bước: Mở đầu; hình thành kiến thức mới; thực hành và vận dụng tương ứng với 4 lô gô trong sách (Hình 7). Mở đầu Khám phá Thực hành Vận dụng Hình 7. Kí hiệu và tên các hoạt động trong một bài học Tuy nhiên trong sách Tự nhiên và Xã hội 1,2,3, bốn bước này được sắp xếp theo hướng tìm tòi và giải quyết vấn đề để phát huy tính chủ động khám phá của học sinh. Tiến trình đó gồm 3 phần: Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và tổng kết (Hình 8). - Phần 1 là Mở đầu/khởi động thường là câu hỏi hoặc tình huống nêu vấn đề để khai thác kinh nghiệm, vốn sống của học sinh, kích thích các em động não về vấn đề của bài học. - Phần 2 là các hoạt động học tập để khám phá ra kiến thức, kỹ năng mới, thực hành luyện tập để củng cố kiến thức, kỹ năng và vận dụng chúng để giải quyết các tình huống trong cuộc sống. - Phần 3 là hình tổng hợp kiến thức, kỹ năng và định hướng hình thành phẩm chất và năng lực. Hình 8. Các bước học tập trong mỗi bài học Ví dụ: Bài 29. Một số thiên tai thường gặp (lớp 2) gồm 2 tiết (hình 9,10). Mục tiêu là sau bài học các em học sinh sẽ: (1) Nhận biết và mô tả được một số hiện thương thiên tai ở mức độ đơn giản, (2) nêu được một số rủi ro dẫn đến các thiệt hại do thiên tai gây ra, đưa ra một số ví dụ về thiệt hại đó và (3) có ý thức chia sẻ khó khăn với người dân ở những nơi xảy ra thiên tai. Phần đặt vấn đề của bài này là tình huống khởi động với trò chơi “mưa rơi, gió thổi”, sau đó giáo viên nêu tình huống vào bài học “Điều gì sẽ xảy ra khi mưa quá to và gió quá lớn?”. 59
  5. Nguyễn Thị Thấn Phần giải quyết vấn đề gồm: - Hoạt động quan sát các hình để nhận diện một số thiên tai phổ biến ở nước ta, hoàn thành bảng để hiểu rõ biểu hiện của từng thiên tai đó, quan sát hình để nêu được nguyên nhân gây gia tăng hay làm giảm thiểu thiên tai. - Thực hành đọc thông tin về một số thiên tai xảy ra trên thực tế ở nước ta trong thời gian gần đây và tổng hợp lại những thiệt hại do thiên tai gây ra. - Vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học trong bài để điều tra về thiên tai đã xảy ra ở địa phương trong thời gian gần đây, chia sẻ với bạn những điều đã tìm hiểu được. Phần tổng kết là những chia sẻ của học sinh về những điều mình có thể làm để chia Hình 9. Lớp 2. Bài 29 tiết 1 Hình 10. Lớp 2. Bài 29 tiết 2 sẻnhững khó khăn của người dân bị gặp thiên tai và hình ảnh học sinh quyên góp ủng hộ vùng lũ. Phần này hướng đến hình thành phẩm chất tương thân tương ái cho học sinh sau bài học. Cách tiếp cận trên làm cho các bài học không chỉ trở nên hấp dẫn với người dạy và người học mà còn đảm bảo trọn vẹn các bước hướng đến hình thành phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh. 2.3. Cách thiết kế các hoạt động theo hướng tăng cường cho học sinh trải nghiệm, vận dụng vào thực tế cuộc sống Quan điểm này cũng phù hợp với đúng triết lí của bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống. Ngay từ lớp 1 sách đã thiết kế các dự án học tập (Hình 11). Mỗi dự án học tập trải qua nhiều tiết học, các em học sinh kết nối kiến thức của bài học với thực tế cuộc sống, bước đầu tập dượt kĩ năng nghiên cứu. Các hoạt động của dự án được thiết kế đan xen vào các hoạt động trong các bài học nên các bước tiến hành đã được chỉ ra rõ ràng trong các hoạt động của các bài học. Hay nói cách khác, nhiều hoạt động trong bài học chính là hoạt động của dự án. Vì vậy, giáo viên không cần phải tổ chức một cách độc lập, đồng thời cũng không cần mất thêm thời lượng cho các dự án. Các dự án đó là: Trồng và chăm sóc cây và Tìm hiểu bầu trời và thời tiết (lớp 1), Làm xanh trường lớp (lớp 2), Tìm hiểu địa phương (lớp 3),… Hình 11. Dự án học tập ở lớp 1 Hình 12. HS quan sát môi trường xung quanh 60
  6. Vận dụng mô hình sách giáo khoa Nhật Bản vào biên soạn sách giáo khoa môn tự nhiên và xã hội… Các hoạt động trải nghiệm trực tiếp trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh được khuyến khích sử dụng (Hình 12). Chẳng hạn như quan sát cơ sở vật chất của nhà trường, đóng vai và thực hành tham gia giao thông an toàn, quan sát cây ở vườn trường,… (lớp 1), làm đồ dùng từ vật liệu đã qua sử dụng, tham gia làm vệ sinh, làm xanh trường lớp, thực hành mua bán hàng hóa, quan sát môi trường sống của thực, động vật xung quanh, thực hành luyện tập ứng phó với thiên tai,… (lớp 2), thực hành khảo sát sự an toàn và vệ sinh khuôn viên trường học và khu vực xung quanh trường, thực hành tìm và đếm nhịp tim, nhịp mạch của bản thân, thực hành xác định các phương trong không gian dựa vào Mặt Trời và dựa vào la bàn,…(lớp 3). 2.4. Sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội 1, 2, 3 chú trọng tính tích hợp Sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội coi trọng việc tích hợp với các lĩnh vực giáo dục khác để hướng tới hình thành không chỉ các năng lực và phẩm chất đặc thù môn học mà cả các phẩm chất năng lực chung theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Việc tích hợp được thể hiện ở trong kênh hình và kênh chữ của sách giáo khoa. Với các hình ảnh như bố, anh trai cùng tham gia cô ng việc ở gia đình như mẹ và em gái sẽ định hình trong các em ý thức chia sẻ việc nhà, nam nữ bình đẳng (Hình 13). Các hình ảnh học sinh khuyết tật cũng tham gia học tập và lao động với các học sinh khác có tác dụng hình thành ở các em ý thức và thái độ thân thiết với những bạn gặp khó khăn, khuyết tật về cơ thể (Hình 14). Việc xây dựng tủ sách cho các bạn vùng xa, giúp đỡ các bạn không may xảy ra tai nạn, quyên góp quần áo, sách vở cũ ủng hộ các bạn vũng lũ góp phần giáo dục học sinh tinh thần tương thân, tương ái, sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn (Hình 15, 16). Giáo dục môi trường, giáo dục ứng phó với thiên tai, với biến đổi khí hậu, giáo dục an toàn giao thông không chỉ được đề cập trong các bài học có nội dung về các vấn đề đó mà có thể nói trong suốt quá trình làm việc với sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội 1, 2, 3 (Hình 17, 18). Hình 13. Bố và anh cùng chia sẻ Hình 14. Cùng tham gia học tập, lao động công việc nhà với các bạn khuyết tật Hình 15. HS đóng góp sách cũ cho các bạn Hình 16. HS quyên góp ủng hộ vùng khó khăn các bạn vùng lũ 61
  7. Nguyễn Thị Thấn Hình 17. Yêu quý động vật Hình 18. Phân loại rác 3. Kết luận Sau nhiều năm học tập, nghiên cứu mô hình sách giáo khoa Nhật Bản, được sự góp ý của Hội đồng thẩm định sách giáo khoa và các chuyên gia, chúng tôi đã vận dụng sáng tạo mô hình sách giáo khoa Nhật Bản vào việc biên soạn sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 và đã bước đầu gặt hái thành công. Hy vọng Bộ sách Tự nhiên và Xã hội 1,2,3 (Kết nối Tri thức với Cuộc sống) góp được một phần trong sự nghiệm đổi mới giáo dục của đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Thấn, 2014. Cách thức xây dựng sách giáo khoa môn Cuộc sống ở Nhật Bản và kinh nghiệm đối với Việt Nam. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2, tr.34-39. [2] Nguyễn Thị Thấn, Lê Vũ Diệu Linh, 2018. Sách giáo khoa môn Cuộc sống ở cấp Tiểu học của Nhật Bản (Phiên bản dùng ở Trường Quốc tế Nhật Bản - Hà Nội). Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, tr.117-120. [3] Nguyễn Thị Thấn; Bùi Minh Thảo, 2018. Sách giáo khoa môn Khoa học ở cấp Tiểu học của Nhật Bản (Phiên bản dùng ở Trường Quốc tế Nhật Bản - Hà Nội). Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, tr.116-120. [4] Nguyễn Thị Thấn; Vũ Thị Ngọc Uyên, 2015. “Giờ học tổng hợp” - Kinh nghiệm xây dựng chương trình giáo dục tích hợp ở trường phổ thông của Nhật Bản. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 8 (2015) tr.30-35. [5] Nguyễn Thị Thấn, 2020. Giáo dục trải nghiệm trong trường tiểu học ở Nhật Bản và liên hệ với thực tế giáo dục ở Việt Nam. Tạp chí Giáo dục. Số đặc biệt kì 1 tháng 11/ 2020, tr.24-29. [6] Cuộc sống (Thượng), 2012. Chúng ta là bạn (Sách giáo khoa, lớp 1). Nxb Giáo dục. Tokyo. [7] Cuộc sống (Hạ), 2012. Tình bạn phát triển (Sách giáo khoa, lớp 2). Nxb Giáo dục. Tokyo. [8] Cuộc sống (Thượng), 2012. Chúng ta là bạn (Sách giáo viên, lớp 1). Nxb Giáo dục. Tokyo. [9] Cuộc sống (Hạ), 2012. Tình bạn phát triển (Sách giáo viên, lớp 2). Nxb Giáo dục. Tokyo. [10] Khoa học vui, 2012. (SGK môn Tự nhiên, lớp 3). Nxb Dainippon. Tokyo. [11] Vũ Văn Hùng (tổng chủ biên); Nguyễn Thị Thấn (chủ biên) Đào Thị Hồng; Phương Hà Lan; Hoàng Quý Tỉnh, 2019. Tự nhiên và Xã hội 1 (sách giáo khoa). Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 124. 62
  8. Vận dụng mô hình sách giáo khoa Nhật Bản vào biên soạn sách giáo khoa môn tự nhiên và xã hội… [12] Vũ Văn Hùng (tổng chủ biên); Nguyễn Thị Thấn (chủ biên) Đào Thị Hồng; Phương Hà Lan; Phạm Việt Quỳnh, Hoàng Quý Tỉnh, 2020. Tự nhiên và Xã hội 2 (sách giáo khoa). Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 124. [13] Vũ Văn Hùng (tổng chủ biên); Nguyễn Thị Thấn (chủ biên) Đào Thị Hồng; Phan Thanh Hà; Nguyễn Hồng Liên; Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2022. Tự nhiên và Xã hội 3 (sách giáo khoa). Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 124. [14] https://hanhtrangso.nxbgd.vn/sach-dien-tu. ABSTRACT Using Japanese book models into compilation of Vietnam Natural and Social subject Nguyen Thi Than Faculty of Primary Education, Hanoi National University of Education This article is a follow-up study in a series of articles on applying the Japanese textbook model. Previous studies have only mentioned theoretically on the textbook model of subject equivalent to our country's Nature and Society subject in Japanese elementary schools. In this article, we have creatively applied the Japanese textbook model to the practice of compiling textbooks on Nature and Society in Vietnam. The article mentions how to structure the book, how to build a lesson, how to design activities in the direction of enhancing students' experience and application in real life, and an integrated perspective in compiling textbook of Nature and Society subject. Keywords: Textbook; subject of Nature and Society; subject of Life; Integration 63
nguon tai.lieu . vn