Xem mẫu

  1. Vấn đề tiền lương Khái niệm và bản chất của tiền lương. Trong xã hội hiện nay, tiền lương là một phạm trù khá trừu tượng, nó không phải hàng hoá, cũng không phải là giá trị của hàng hoá mà nó chỉ là một hình thức cải trang của giá trị hang hoá, hay còn gọi nó là giá cả của hàng hoá. Trong thị trường sức lao động, sức lao động là hàng hoá, tiền lương là giá cả của hàng hoá. Tiền lương, trước hết là số tiền mà người sử dụng lao động (người mua sức lao động) trả cho người lao động (người bán sức lao động). Đây là quan hệ kinh tế của tiền lương. Mặt khác, nó còn thể hiện mối quan hệ xã hội. Tiền lương luôn là một vấn đề nhạy cảm, có thể nó sẽ quyết định các mối quan hệ xã hội sẽ diễn ra như thế nào? Ở đâu?... Do vậy tiền lương không những thể hiện ở quan hệ kinh tế mà nó còn thể hiện ở quan hệ xã hội. Rõ ràng, tiền lương có mối quan hệ hai chiều. Người lao động(bán sức lao động) luôn muốn hưởng lương cao để có thể chi trả cho những điều kiện đảm bảo cuộc sống của mình. Ngược lại, bên phía những người thuê lao động(mua sức lao động) thì lại luôn muốn trả thấp hơp giá trị sức lao động mà người lao động bỏ ra vì nó liên quan đến chi phí sản xuất và bao giờ thì người chủ luôn muốn tối đa hoá lợi nhuận. Trong điều kiện của một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần như nước ta hiện nay, phạm trù tiền lương được thể hiện cụ thể trong từng thành phần và khu vực kinh tế. Trong thành phần kinh tế nhà nước và khu vực hành chính sự nghiệp, tiền lương là số tiền mà các doanh nghiệp quốc doanh, các cơ quan, tổ chức của nhà nước trả cho người lao động theo cơ chế và chính sách của Nhà nước và được thể hiện trong hệ thống thang, bảng lương do Nhà nước quy định. Trong các thành phần về khu vực ngoài quốc doanh, tiền lương chịu sự tác động, chi phối rất lớn của thị trường và thị trường sức lao động. Tiền lương trong khu vực này dù vẫn nằm trong khuôn khổ luật pháp luật và theo chính sách của Chính phủ, nhưng là những giao dịch trực tiếp giữa chủ và thợ, những “mặc cả” cụ thể giữa một bên làm thuê và một bên đi thuê. Những hợp đồng lao động này có tác động trực tiếp đến phương thức trả công.
  2. Đứng trên phạm vi toàn xã hội, tiền lương được xem xét và đặt trong quan hệ phân phối thu nhập, quan hệ sản xuất và tiêu dùng, quan hệ về trao đổi… và do vậy chính sách về tiền lương, thu nhập luôn luôn là các chính sách trọng tâm của mọi quốc gia. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương. Yêu cầu của tổ chức tiền lương. - Đảm bảo tái sản xuất lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Khi xây dựng một chính sách tiền lương bao giờ cũng phải chú trọng vấn đề này. Vì nó thực hiện đúng chức năng và vai trò của tiền lương trong đời sống xã hội. - Làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao. Tiền lương luôn là công cụ để doanh nghiệp tối đa hoá lợi ích của mình, tăng năng suất lao động cũng là một trong những giá trị hàng đầu để tối đa hoá lợi nhuận. Do vậy, tổ chức tiền lương phải đạt yêu cầu làm tăng năng suất lao động. Mặt khác, đây cũng là yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển, nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động. Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. Đối với người lao động, tiền lương luôn là vấn đề quan tâm đầu tiên khi làm việc. Một chế độ tiền lương đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu có tác dụng kích thích, tạo động lực cho họ làm việc, cống hiến hết mình cho tổ chức. Bên cạnh đó thì việc xây dựng một quy chế tiền lương đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu có thể giúp cho người cán bộ tiền lương hoạt động hiệu quả hơn. Nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương. Xây dựng một quy chế tiền lương phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc này là cơ sở quan trọng nhất để xây dựng được một cơ chế trả lương, quản lý tiền lương và chính sách thu nhập thích hợp trong một thể chế kinh tế nhất định. Ở nước ta, khi xây dựng các chế độ tiền lương phải theo nguyên tắc sau đây: Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau Nguyên tắc này thể hiện tính công bằng của quy chế trả lương. Mọi người lao động được hưởng lương trên cơ sở mức đóng góp sức lao động. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng vì nó đảm bảo được sự bình đẳng trong trả lương. Điều này sẽ có sức khuyến khích lớn đối với người lao động. Nguyên tắc 2: Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân.
  3. Năng suất lao động không ngừng tăng lên, đó là một quy luật. Tiền lương cũng phụ thuộc nhiều yếu tố mà cũng tăng lên không ngừng. Một tổ chức muốn tồn tại và phát triển được thì phải đảm bảo được năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân.Vì xét trong các doanh nghiệp, ta thấy tăng tiền lương dẫn tới tăng chi phí sản xuất, kinh doanh, còn tăng năng suất lao động lại làm giảm chi phí cho từng đơn vị sản phẩm. Nguyên tắc 3: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Đây cũng là nguyên tắc đảm bảo tính công bằng của quy chế trả lương. Nó đảm bảo tính công bằng giữa những người lao động làm trong các ngành nghề khác nhau. Nó được dựa trên cơ sở các yếu tố. Trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở mỗi ngành. Điều kiện lao động Ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân Sự phân bố theo khu vực sản xuất. Ý nghĩa của tiền lương. Tiền lương không chỉ tác động trực tiếp tới người lao động và người sử dụng lao động mà còn tới cả tổ chức và xã hội. Đối với người lao động. Bất cứ người lao động nào khi tham gia vào thị trường lao động đều mong muốn nhân được một thu nhập nhất định từ tiền lương(đa phần la muốn cao) mà qua đó có thể trang trải các chi tiêu sinh hoạt. dịch vụ cần thiết cho bản thân và cho gia đình họ. Tức là, tiền lương phải đảm bảo được tối thiểu nhu cầu và mức sống tối thiểu của người lao động. Do đó tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của người lao động. Việc đảm bảo đời sống của bản thân và gia đình người lao động ở mức độ nào đó không chỉ thể hiện năng lực của người lao động mà còn thể hiện khả năng gánh vác gia đình của họ. Do đó nó ảnh hưởng đến địa vị của người lao động trong gia đình và ngoài xã hội. Thực tế chỉ ra rằng, nhu cầu về giá trị là không có giới hạn, người lao động luôn mong nhận được mức lương cao để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của họ. Do đó mức lương cao sẽ tạo động lực cho người lao động.
  4. Đối với tổ chức. Tiền lương là chi phí sản xuất quan trọng, việc tăng, giảm tiền lương sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá cả và khả năng cạnh tranh sản phẩm của tổ chức. Tiền lương là công cụ quản lý và khuyến khích người lao động, thể hiện sự đối sử của tổ chức với người lao động Đối với xã hội. Tiền lương có thể ảnh hưởng tới các nhóm khác nhau trong xã hội. Tiền lương cao hơn sẽ giúp làm tăng khả năng chi tiêu của cá nhân và qua đó làm tăng khả năng chi tiêu của cá nhân và sức mau của toàn xã hội. Tiền lương tăng lên cũng góp phần làm tăng nguồn thu của ngân sách thông qua việc đánh thuế thu nhập quốc dân.
nguon tai.lieu . vn