Xem mẫu

  1. NGÔN NGỮ SÓ9 2021 VÁN ĐỀ GIỚI TRONG TÊN NGƯỜI VIỆT LÊ THỊ MINH THẢO1 LAĨ MĨNH THƯ2 PHAM NGUYÊN BÌNH NGUYÊN3 Abstract: The relationship between language and gender is an area of high interest in sociolinguistics. This relationship should not only be studied at the phonological, grammatical, and lexical levels, but must also be viewed from the socio-linguistic approach focusing on issues such as language geography or the roles of social and contextual factors including gender. Compared to common names, proper names and especially people’s names in the lexical system of each language clearly reflect the impact of social factors. A person's name could be studied from the viewpoints of phonetics, lexicology, semantics, dialectology, rhetorics, etc. Research on personal names can also highlight other issues such as history, structure, development process or evolution of language. Based on an analysis of 1.000 Vietnamese personal names, this paper aims at highlighting certain gender features in Vietnamese names. Key words: gender, language, sociolinguistics, names. 1. Phần mở đầu Ngay từ khi chuyên ngành ngôn ngữ học xã hội (sociolinguistics) ra đời, vấn đề mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính là một nội dung được quan tâm. Nhiều nội dung xoay quanh đề tài này với hàng loạt công việc được triển khai như: các hình thức ngôn ngữ của nam giới và nữ giới; mô thức giới trong ngôn ngữ học xã hội; biểu hiện của sự kì thị về giới tính trong ngôn ngữ; phong trào nữ quyền với sự cải cách ngôn ngữ về giới; giới với tư cách là nhân tố trong nghiên cứu giao tiếp;... Trong phạm vi của bài nghiên cứu, chúng đã sử dụng 1.000 tên người Việt Nam (trong đó 500 tên nam giới và 500 tên nữ giới, có kèm theo bảng hỏi khảo sát qua email) từ danh sách của 3 trường đại học ở 3 miền Bắc, Trung, Nam (cụ thể là: Trường Đại học Mở Hà Nội, Trường Đại học Đà Nang và Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh) để chỉ ra một số đặc điểm về giới trong tên người Việt. 1 Trường Đại học Mở Hà Nội. 2 Trường Đại học Lao động Xã hội 3 Viện Khoa học An toàn & Vệ sinh lao động.
  2. vấn đề giới... I 35 Để đánh giá được những đặc điểm về giới trong tên người Việt, chúng tôi đã kết hợp sử dụng phương pháp miêu tả, phân tích thành tố, phân tích ngữ nghĩa và thủ pháp thống kê. Phương pháp miêu tả được sử dụng trong bài để làm rõ về phương thức cấu tạo tổ hợp định danh tên người, đặc điểm ngữ nghĩa của từng thành phần định danh và các yếu tố văn hoá- xã hội liên quan. Phương pháp phân tích thành tố được sử dụng để phân tích cấu tạo của cả tổ hợp định danh trong tên người Việt. Bên cạnh đó, phương pháp phân tích ngữ nghĩa được áp dụng trong việc tìm hiểu ý nghĩa biểu trưng của từng thành phần trong tên người và để chỉ ra những đặc trưng về giới trong tên người Việt. Vấn đề giới tính và ngôn ngữ đã và đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Tại Mỹ, Stems đã phân tích nội dung và hình ảnh trong 25 cuốn sách dạy tiếng Pháp, Đức, Ý, Latin, Nga, Tây Ban Nha,... xuất bản sau năm 1970. Bà đã chỉ ra rằng: nhìn chung ít thấy hình ảnh của phụ nữ trong các bài khóa, những nhân vật nữ được khấc họa chỉ là những người mẹ, người vợ, những người nội trợ và thường được miêu tả với một vẻ mặt yếu về thể xác [18]. Tại Na Uy, Torii Swan đã tiến hành một công trình nghiên cứu về sự khắc họa bằng ngôn ngữ đối với phụ nữ trên báo chí Na Uy trong suốt thế ki XX [19]. Tác giả này khẳng định rằng: nhìn chung phụ nữ đã và đang là vô hình trên báo chí bởi vì người ta không coi nội dung về phụ nữ là những mục đáng đăng tải [19]. Việc nghiên cứu kì thị giới trong các ngôn ngữ Phương Đông bắt đầu muộn hơn so với phương Tây. Các nhà nghiên cứu về thuyết âm dương của Trung Quốc đã chỉ ra rằng ngay trong Thuyết âm dương cũng thể hiện sự kì thị giới tính: âm gắn liền với phụ nữ, dương gắn liền với nam giới, tính vượt trội của dương so với âm được xem là hiển nhiên, và điều đó được phản ánh trong lối diễn đạt bằng ngôn ngữ gắn với hai từ này. Ở Việt Nam, trước hết phải kể đến công trình Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản [6] của tác giả Nguyễn Văn Khang. Trong công trình của mình, ông đã dành hẳn chương 7 bàn về vấn đề Ngôn ngữ và giới tỉnh. Có thể tóm lược tinh thần của chương này qua các luận điểm chính sau: a) Phong cách ngôn ngữ mà mỗi giới sử dụng chỉ xuất hiện ở sau tuổi thứ năm, thứ sáu; b) Hiện nay, các nhà nghiên cứu về phong cách ngôn ngữ của mỗi giới đều tập trung vào khảo sát phong cách ngôn ngữ nữ tính và gọi là “phong cách nữ tính” hay ngôn ngữ nữ tính. Tác giả Trần Xuân Điệp trong bài Sự kì thị giới tính trong ngôn ngữ qua những danh hiệu và những từ tôn xưng đã chỉ ra rằng “sự kì thị giới tính là sự đối xử không bình đẳng giữa nam giới và nữ giới thể hiện trong việc dùng ngôn ngữ”. Trong tiếng Việt có hiện tượng sử dụng ngôn ngữ thể hiện thái độ kì thị giới tính, thể hiện như sau: a) Tập quán dán nhãn cho những phụ nữ đã có chồng hoặc còn độc thân là phục vụ những mục đích kì thị giới tính, b) Trong nhiều ngôn ngữ, sự kì thị giới tính được thể hiện bằng một tập quán rất phổ biến là sử dụng thiếu cân xứng những chức danh (danh hiệu chỉ nghề nghiệp chức vụ) [2]...
  3. 36 I Ngôn ngữ số 9 năm 2021 Tóm lại, những nghiên cứu trên đều cho thấy vấn đề giới tính hiện nay là một vấn đề mới mẻ và cần được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuyên biệt về về giới tính trong tên người ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam còn hạn chế. Chủ yếu việc nghiên cứu vấn đề giới trong trên được lồng ghép trong quá trình nghiên cứu về tên người ở các ngôn ngữ khác nhau trong đó có phân biệt cách đặt tên cho nam và cách đặt tên cho nữ mà thôi. Do đó, trong bài viết này, thông qua việc khảo sát, thống kê, phân tích 1.000 tên người Việt (trong đó có 500 tên nam giới và 500 tên nữ giới), nhóm tác giả mong muốn chỉ ra một số đặc điểm về giới trong cách đặt tên người ở Việt Nam. 2. Tên người và vấn đề giới trong tên 2.1. Mối liên hệ giữa ngôn ngữ và giới Giới tính là một vấn đề liên quan đến nhiều mặt của đời sống con người như nhận thức, thói quen, hành vi ứng xử, xã hội, văn hóa v.v... Mối quan hệ giữa giới tính với ngôn ngữ không thể chỉ xem xét trong nội bộ ngôn ngữ ở các bình diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng mà phải nhìn rộng ra theo cách tiếp cận ngôn ngữ - xã hội liên quan đến hàng loạt vấn đề khác như sinh học, địa vị, vai trò trong gia đình cũng như trong xã hội của mồi giới nói chung và từng thành viên cụ thể ở mồi giới. Tác giả Nguyễn Văn Khang đã chỉ ra rằng: “dường như trong mỗi ngôn ngữ đều có những từ ngữ chỉ dùng cho giới này mà không thể dùng cho giới khác” [6, tr. 245], Như vậy, giữa ngôn ngữ và giới có sự quan hệ mật thiết với nhau. Xã hội đã phân ra giới nam và giới nữ. Ngôn ngữ cũng như vậy, cũng phân định rõ ngôn ngữ dành cho nam giới và ngôn ngữ dành cho nữ giới. Tên người là một bộ phận của ngôn ngữ. Dù không có những qui định nghiêm ngặt nhưng phần lớn rất dễ nhận biết đâu là tên của nam giới và đâu là tên của nữ giới trừ một số trường hợp đặc biệt. 2.2. Tên người trong ngôn ngữ Tên người là đối tượng của ngôn ngữ học và được nghiên cứu trong một chuyên ngành riêng biệt đó là môn Tên riêng hay Nhân danh học. Cho đến nay, các nhà khoa học ở Việt Nam và trên thế giới đã đưa nhiều quan điểm khác nhau về tên riêng (proper name). Crystal cho rằng “tên riêng (proper name) là tên của từng cá thể riêng biệt, đó là tên người, tên địa điểm, sự vật, sự kiện, xuất bản phẩm,...” [16, tr. 208], hay nói cách khác, tên riêng là các danh từ riêng chỉ các thực thể tồn tại duy nhất, ví dụ: London, Hà Nội, sông Thames, Sông Hồng,... Theo Huddleston, tên riêng là một phân lớp của danh từ về mặt ngữ pháp và tên riêng là tên được cá thể hoá cho cá nhân, địa điểm hay tổ chức..., việc cá thể hoá này được thực hiện thông qua việc đặt tên [17, tr. 27]. Theo quan niệm của Dương Kỳ Đức, tên riêng là “tên gọi cho một sự vật, hiện tượng duy nhất, độc nhất để phân biệt, cá thể hóa sự vật, hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng gần gũi trong
  4. vấn đề giới... I 37 một tập hợp nào đó” [3, tr. 17]. Theo ông, tính chất duy nhất, độc nhất, cá thể hóa này được hiểu không phải theo nghĩa tuyệt đối mà theo nghĩa tương đối, trong quan hệ với các sự vật, hiện tượng gần gũi trong một tập hợp nào đó. Chẳng hạn, trong tập hợp “các xe máy tay ga của Yamaha” thì Acruzo là một tên riêng, để phân biệt với các xe Nozza, Grande, Janus, Sirius,..., mặc dù có hàng nghìn chiếc xe máy tay ga Acruzo đời 2016 giống nhau như đúc. Tương tự trong tập hợp “các ngày tết trong chu kì một năm”, thì Tết cơm mới là một tên riêng, để phân biệt, cá thể hóa với các tên gọi tết khác, như Tet Hàn thực, Tet Đoan ngọ, Tết Trung thu,... Cũng vậy, trong tập hợp một “thập lục hoa giáp” (chu kì 60 năm) thì Đinh Dậu là một tên riêng của năm, trong quan hệ với các năm khác như Nhâm, Bỉnh, Quý,...[3, tr. 18] Như vậy, tên riêng được định nghĩa từ nhiều góc độ khác nhau. Do đó, việc đưa ra một khái niệm chính xác nhất về tên riêng là rất khó vì mỗi tác giả đều có những lí luận riêng khi đưa ra quan điểm của mình. Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi là tên riêng là một loại đơn vị từ vựng dùng để gọi tên một cá thể đơn nhất, để phân biệt giữa cá thể này với cá thể khác. Trong hệ thống tên người có nhiều loại tên khác nhau như pháp danh, nghệ danh, biệt danh, bút danh, tên chính danh... Trong phạm vi nghiên cứu của bài báo, chúng tôi chỉ tập trung thực hiện nghiên cứu tên chính danh của người Việt. Theo Phạm Tất Thắng, tên chính danh là “tên chính thức của mỗi cá nhân, được sử dụng một cách thường xuyên trong cuộc đời mỗi con người, có vai trò quan trọng nhất trong các hình thức tên gọi của mỗi người, có giá trị về mặt pháp lí trong việc định danh cho mỗi cá nhân” [11, tr. 7], về phạm vi sử dụng, “tên chính danh được sử dụng trong phần lớn các hoạt động giao tiếp, trong các văn bản hành chính, pháp lí như giấy khai sinh, chứng minh thư, thẻ căn cước, hộ chiếu, sổ hộ tịch, hợp đồng, văn bằng, chứng chỉ,...” [12, tr. 8], Như vậy, theo chúng tôi tên người là tên gọi dùng để định danh cho từng cá nhân, để phân biệt giữa cá nhân này và cá nhân khác. Bên cạnh đó, tên người còn mang theo ước vọng, mong muốn hoặc ẩn chứa một dấu mốc, kỉ niệm liên quan đến người đặt tên đặt tên hoặc người mang tên. Tên người trong hệ thống tên riêng của mỗi ngôn ngừ không chỉ thể hiện đặc trưng của ngôn ngữ đó mà còn thể hiện những khía cạnh văn hoá xã hội được phản ánh thông qua nó. Tên người thuộc loại tên riêng, là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống từ vựng của ngôn ngữ học. Khi nghiên cứu nhân danh học, các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu được những vấn đề liên quan như lịch sử, kết cấu, quá trình phát triển hay diễn biến của ngôn ngữ, thực tiễn của ngôn ngữ... những vấn đề được nêu trên đều là những vấn đề đang được nghiên cứu trong phạm vi ngôn ngữ học. Nếu xét ngôn ngữ học là một chỉnh thể thì tên người là một bộ phận, nhưng bộ phận không hoàn toàn nằm trong chỉnh thể vì bộ phận đó còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như lịch sử, truyền thống văn hóa, xã hội. Do đó, khi nghiên cửu về tên người, không chỉ nghiên cứu về phương diện từ vựng nói chung mà cần phải đặt trong mối quan hệ với các ngành khoa học xã hội khác. Điều này có thể thấy khi nghiên cứu về cấu tạo của tên người, tuy không phải là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của ngôn ngữ học xã hội hay sử học nhưng những thay đổi trong cấu
  5. 38 I Ngôn ngữ số 9 năm 2021 tạo của tên người trong những giai đoạn lịch sử và xã hội khác nhau lại phản ánh những đặc trưng văn hóa, lịch sử, xã hội ở những giai đoạn đó. 2.3. Chức năng của tên người Tác giả Đỗ Hữu Châu [1] cho rằng tên riêng có chức năng xưng hô. Tác giả Đào Tiến Thi [15] thì cho rằng tên riêng có chức năng duy trì bản sắc văn hóa. Còn theo Trần Ngọc Thêm, họ và tên người Việt Nam có 5 chức năng: chức năng phân biệt, chức năng phân biệt giới, chức năng thẩm mỹ, chức năng bảo vệ, chức năng xã hội [14, tr. 12-13]. Trong khi đó, Lê Trung Hoa thì cho rằng tên riêng chỉ có 2 chức năng đó là: chức năng phân biệt và chức năng thẩm mĩ [4, tr. 21], Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng trong 5 chức năng của tên người theo cách phân tích của Trần Ngọc Thêm thì chức năng phân biệt (1) và chức năng phân biệt giới (2) có phần trùng lặp, không cần thiết phải tách riêng. Xét ở khía cạnh nào đó, chức năng xã hội (5) đã bao hàm chức năng bảo vệ (4). Còn theo cách phân tích của Lê Trung Hoa chỉ có 2 chức năng, việc phân tích hai chức năng như vậy chưa đủ khái quát hết các chức năng của tên người. Do đó, chúng tôi cho rằng tên người có 3 chức năng như sau: (a) Chức năng phân biệt: để phân biệt người này với người khác, ví dụ Hà, Phương, Thu,... (cho nữ giới), hay Tuấn, Nam, Tùng,... (cho nam giới) hay phân biệt giới tính nam và nữ ở tên đệm như Văn dành cho nam giới và tên đệm Thị dành cho nữ giới. (b) Chức năng thẩm mĩ. khi đặt tên con cái, bố mẹ thường chọn những từ hay, mang nghĩa biểu trưng thể hiện sự đẹp đẽ, tốt lành hay đức tính tốt đẹp với mong ước con cái lớn lên có cái tên hay, tên đẹp gắn suốt cuộc đời như: Hoa, Tuyết, Diễm,... (cho nữ giới); Tuấn, Mạnh, Khang,... (cho nam giới). (c) Chức năng xã hội: mỗi giai đoạn lịch sử xã hội khác nhau có những cách đặt tên khác nhau mang theo những định kiến xã hội khác nhau, ví dụ: trong xã hội phong kiến, tên nữ chịu ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam khinh nữ nên có tên xấu như Đỗ Thị Tời, Mai Thị Đẹt, ...; Chức năng xã hội còn thể hiện ở tên của những tầng lớp, giai cấp xã hội và vùng miền khác nhau như ở vùng nông thôn, con của nông dân thì thường dùng từ thuần Việt đặt tên như Tô Thị Lúa, Nguyễn Thị Bưởi,..., còn ở những gia đình có học ở thành thị thì thường dùng những từ Hán Việt mang ý nghĩa tượng trưng cho cái đẹp như: Nguyễn Xuân Lan, Phan Thu Thủy, Lê Bạch Tuyết...-, Chức năng xã hội còn thể hiện ở xu hướng đặt tên, chọn tên cho hợp tuổi, hợp số mệnh với hi vọng cái tên mang lại những điều tốt đẹp cho tương lai. 2.4. Đặc điểm về giới trong tên người Việt Thông qua khảo sát 1.000 tên người Việt, nhóm tác giả đã nhận thấy một số đặc điểm về giới thể hiện trong tên người Việt như sau: 2.4.1. về mô hình cẩu tạo Tên người trong tiếng Việt cũng như trong nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới đều nằm trong phạm vi của hệ thống từ vựng. Tên người cũng như từ và các đơn vị tương đương với từ
  6. vấn đề giới... I 39 được xem là đơn vị định danh. Tuy nhiên, tên người có cấu tạo phức tạp hơn nhiều so với các phương thức cấu tạo từ và các đơn vị tương đương với từ trong hệ thống từ vựng. Trần Ngọc Thêm đưa ra các mô hình khái quát của tên riêng người Việt, frong đó có phân biệt tên nam và nữ như sau [14, tr. 19]: Bảng 1. Mô hình tên người Việt cùa Trần Ngọc Thêm Kiểu 1 Kiểu 2 (không có tên đệm) (có tên đệm) Tên nam Tên họ + tên riêng Tên họ + tên đệm + tên riêng Tên nữ Tên họ + “Thị” + tên riêng Mô hình tên người Việt mà Trần Ngọc Thêm đã đưa ra có phân biệt tên nam và tên nữ nhưng mô hình tên nữ của ông là [Tên họ + Thị + tên riêng]. Mô hình này chưa khái quát hết toàn bộ tên nữ giới người Việt bởi vì không phải tên nữ nào cũng có tên đệm Thị. Phạm Tất Thắng trong công trình nghiên cứu Đặc điểm của lớp tên riêng chỉ người trong tiếng Việt, ông đã đưa ra mô hình tổng quát tên người như sau: [Họ] [Đệm] [Tên cá nhân] [12, tr.44]. Chúng tôi cũng hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Phạm Tất Thắng, tuy nhiên chỉ khác về cách đặt tên cho từng thành phần định danh. Theo quan điểm của chúng tôi, tên người do các thành phần định danh riêng biệt (tên họ, tên đệm, tên cá nhân) kết hợp với nhau tạo thành một tổ hợp để gọi tên. Do đó, về mô hình cấu tạo, cả tên nam giới và nữ giới người Việt đều có chung một mô hình giống nhau [Tên họ] [Tên đệm] [Tên cá nhân]. về cấu tạo của tên người Việt cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Nguyễn Việt Khoa chia các thành phần cấu tạo nên tên người thành 2 loại là đơn âm tiết và đa âm tiết (tên họ đơn âm tiết, tên họ đa âm tiết; tên đệm đơn âm tiết, tên đệm đa âm tiết, tên cá nhân đơn âm tiết, tên cá nhân đa âm tiết) [10, tr. 55].
  7. 40 I ___ Ngôn ngữ số 9 năm 2021 Theo quan điểm của Nguyễn Văn Khang, “tên của người Việt là tên đơn (đơn âm tiết). Trong mô hình họ tên người Việt thì tên của người Việt luôn đứng cuối và dùng để gọi và xưng” và “thành tố đứng ở vị trí trước tên, sau họ nên gọi là thành phần đệm (gọi tắt là đệm). Khi thành phần đệm có hai thành tố thì có thể phân nhỏ hơn là thành tố đệm 1 (đệm 1) và thành tố đệm 1 đệm 2, trong đệm 2 thường có quan hệ nghĩa với tên”, còn vấn đề họ “họ của người Việt là họ đơn”. [8, tr. 55-59], Còn Phạm Tất Thắng cho rằng các thành phần trong cấu trúc tên của người Việt lại có cấu tạo như sau: “tên họ của người Việt vốn tồn tại chỉ dưới hình thức đơn âm tiết (gọi là tên họ đơn)”, “tên đệm của người Việt có hai dạng cấu trúc: đệm zero và đệm đơn âm tiết (đệm đơn)”, “tên cá nhân của người Việt có hai dạng cấu trúc: đơn âm tiết (gọi tắt là tên đơn) và đa âm tiết (tên kép), trong đó hình thức tên đơn vẫn là chủ yếu” [12, tr. 67]. Lê Thị Minh Thảo trong Đối chiếu tên riêng nữ giới người Anh và người Việt cho rằng: trong từng thành phần định danh tên nữ giới người Việt (tên họ, tên đệm và tên cá nhân) đều có cấu tạo đơn và phức và đã chứng minh với 21 mô hình cụ thể [13]. Theo quan điểm của nhóm tác giả, chúng tôi vẫn đồng ý với cách phân loại cấu tạo đơn và phức cho các thành phần định danh trong tên người Việt, cụ thể là tên họ đơn, tên họ phức, tên đệm đơn, tên đệm phức, tên cá nhân đơn, tên cá nhân phức. 2.4.2. về số lượng âm tiết Qua thống kê và phân tích về số lượng âm tiết trong tên người Việt cho thấy tên nữ giới người Việt có số âm tiết nhiều hơn so với nam giới, số âm tiết ở tên nữ từ 3 đến 6 âm tiết, còn tên nam giới chỉ từ 2 đến 4 âm tiết. Tên nữ giới có số lượng âm tiết ít nhất là 3 âm tiết (Nguyền Minh Anh), còn tên nam giới có số lượng âm tiết ít nhất là 2 âm tiết (Nguyễn Hoàng). Tên nữ giới có sô lượng âm tiêt nhiêu nhât là 6 âm tiết (Lâm Thị Bạch Ngọc Mỹ Nhãn) còn tên nam giới có số âm tiết nhiều nhất là 4 âm tiết (Lê Đình Phan Anh). về phân bố số lượng âm tiết ở tên nam giới và nữ giới cũng có những khác biệt. Qua số liệu khảo sát cho thấy, tên nữ giới có 2 âm tiết chiếm 0% còn tên nam giới có 2 âm tiết lại có đến 9%. Tên nữ giới có số âm tiết nhiều như 5 và 6 âm tiết chiếm 11% trong khi đó tên nam giới thì chiếm 0%. Điều này cho thấy về độ dài tên nữ giới người Việt có xu hướng nhiều âm tiết hơn tên nam giới và có cấu tạo phức tạp hơn. Tuy nhiên, tên 3 âm tiết thì đều chiếm tỉ lệ cao nhất trong cả tên nam giới và nữ giới (67% trong tên nữ giới và 75% trong tên nam giới). Tên 4 âm tiết chiềm tỉ lệ cao thứ 2, trong đó 22% trong tên nữ giới và 16% trong tên nam giới. Như vậy, có thể thấy rằng mô hình tên 3 âm tiết là phổ biến nhất trong mô hình tên người Việt. Có thể thấy qua bảng số lượng sau:
  8. vấn đề giới... I 41 Bàng 1. Bảng số lượng âm tiết trong tên nữ giới người Việt stt Sổ lượng âm tiết Số lượng Tỉ lệ (%) Ví dụ 1 2 0 0 2 3 335 67 Lê Thị Mai, Nguyễn Vân Anh, Phan Ngọc Mai 3 4 110 22 Nguyền Thị Ai Vãn, Lê Nguyễn Tuệ Minh, Đỗ Thị Thục Quyên 4 5 40 8 Nguyễn Đoàn Lê Nguyệt Hà, Đỗ Phạm Mai Hồng Thắm, Hà Thị Ngọc Linh Đan 5 6 15 3 Phan Lê Việt Nhật Minh Anh, Mai Thị Bạch Ngọc Bích Liên, Đinh Thị Thu Lê Tuyết Ngọc Tổng 500 100 Bảng 2. Bảng số lượng âm tiết trong tên nam giới người Việt stt Sổ lượng âm tiết Số lượng Tỉ lệ (%) Ví dụ 1 2 45 9 Nguyễn Hoàng, Đinh Minh, Hồ Lam 2 3 375 75 Lê Nhật Minh, Phan Hà Anh, Phan Văn Đức 3 4 80 16 Lê Thanh Hải Hà, Nguyễn Nhật Minh Anh, Hoàng Nguyễn Tùng Linh 4 5 0 0 5 6 0 0 Tổng 500 100 2.4.3. về ý nghĩa Qua khảo sát 1.000 tên người Việt, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt về ý nghĩa trong tên đệm và tên cá nhân của nam giới và nữ giới người Việt, còn tên họ chủ yếu mang ý nghĩa lưu giữ giá trị dòng tộc nên không có sự khác biệt về nghĩa giữa tên họ của nam giới và nữ giới. 2.4.3.1. Tên đệm Tên đệm dù có tồn tại trong cấu trúc tên người Việt nhưng về cơ bản ít được dùng trong giao tiếp bằng tên cá nhân. Nổi bật trong việc phân biệt giới ở tên đệm người Việt là tên đệm
  9. 42 I Ngôn ngữ sổ 9 năm 2021 Văn và Thị. Theo Nguyễn Văn Khang, Văn và Thị là thành phần đệm để phân biệt giới. Thị dành cho nữ và Văn dành cho nam. Trong đó, Thị được dùng ổn định cho nữ, đối với nam ngoài Văn ra còn có các danh tố tưorng đưorng” [7]. về nghĩa, tên đệm Thị có nguồn gốc từ tiếng Hán, chỉ dòng họ nhưng khi sử dụng trong tên ngưởi Việt, nghĩa của từ Thị đã bị biến đổi, trở thành từ chỉ giới nữ. Hiện nay, các nhà sử học, văn hóa học, nhân danh học và ngôn ngữ học vẫn chưa xác định được từ Thị được dùng làm tên đệm cho nữ giới phổ biến ở Việt Nam từ khi nào. Tuy nhiên, xu thế gần đây, tên đệm nữ giới người Việt đã lược bỏ Thị và thay bằng các tên đệm khác mang tính thẩm mỹ cao. Có lẽ lí do vì từ Thị dùng trong nghệ thuật chỉ nhũng phụ nữ với nghĩa phiến diện như Thị Mầu (trong vở chèo Quan Âm Thị Kính) hay Thị Nở (trong chuyện ngắn Chỉ Phèo)... Còn trong thực tế, Thị để chỉ ngôi thứ ba với ý khinh bỉ “77?/ bị bắt vì tội bắt cóc trẻ con” hoặc trong khẩu ngữ dùng từ Thị Mẹt cho con gái với ý xem thường, trọng nam khinh nữ. Như vậy, một số tên đệm có chức năng phân biệt giới một cách cố định như Thị là một nét đặt biệt trong tên nữ giới người Việt. Tuy nhiên, qua thời gian và một số bién thể theo hướng miệt thị của tên đệm 77?/ thì xu hướng sử dụng tên đệm này cũng đã ít đi so với thời kỳ trước. Tên đệm Văn cho nam giới cũng vậy, do sự phát triển ngày càng cao của xã hội nên nhu cầu về tính thẩm mỹ trong tên cũng được nâng cao, do đó tên đệm Văn của nam giới cũng giảm đi đáng kể. Qua khảo sát 500 tên nữ giới và 500 tên nam giới, chỉ có 90 tên có tên đệm Thị (chiếm 18%), 122 tên có tên đệm Văn (chiếm 24%) còn lại là các tên đệm khác nhau. Trong xã hội phong kiến Việt Nam, người phụ nữ không được coi trọng, chỉ là “nữ nhân ngoại tộc”, nghĩa là “con gái là con người ta” nên tên đệm phải đặt khác tên đệm của các anh em trai trong gia đình. Ngày nay, trong xã hội hiện đại, việc kị húy khi đặt tên cũng có phần bớt khắt khe. Khi đặt tên cho con trai, con gái có tính kế thừa có thể dùng tên cá nhân của bố, mẹ, hoặc tên đệm của bố, mẹ làm tên đệm cho con. Ngoài ra, ở những gia đình có con một bề, ông bà, bố mẹ thường tìm cho con những tên đệm giống nhau để đặt cho con, ví dụ: chị là Lê Như Hoa, em là Lê Như Mai, anh là Tuấn Anh, em là Tuấn Kiệt. Cách đặt tên đệm như vậy có ý nghĩa kết nối những thành viên trong gia đình. Đây cũng là cách đặt tên đệm thể hiện tính gia tộc nhưng vẫn giữ được tính thẩm mĩ. Nhóm tên đệm có nghĩa biểu trưng thuộc nhóm tên đệm liên quan đến sự vật, hiện tượng tồn tại khách rất đa dạng. Nhóm tên đệm này thường có giá trị khu biệt giới rõ ràng và tính thẩm mĩ. Nhóm tên đệm này chiếm tỉ lệ cao nhất (68 % với nữ và 57 % với nam). Trong đó bao gồm: (a) Nhóm tên đệm có nghĩa chỉ các chất liệu quý hiếm, ví dụ: Ngọc, Kim, Châu... (b) Nhóm tên đệm có nghĩa chỉ vẻ đẹp hình thức của nam và nữ như, ví dụ: Diễm, Lệ , Mỹ, Tuấn, Tú, Kiệt,... (c) Nhóm tên đệm có nghĩa chỉ vẻ đẹp tâm hồn, ví dụ: Nhân, Thiện, Hạnh,.. (d) Nhóm tên đệm có nghĩa chỉ màu sắc, ví dụ: Hồng, Bạch, Thanh,...Tuy nhiên, nhóm tên đệm này cũng chỉ tập trung chủ yếu dùng Hồng (màu hồng, màu đỏ), hoặc Bạch (màu trắng), những tên đệm có nghĩa liên quan đến màu sắc khác cũng có như Lam (xanh), Lục (xanh lá) cũng có nhưng rất ít.
  10. vấn đề giới... I 43 (e) Nhóm tên đệm có nghĩa nhỏ, thứ tự thấp với nữ và to lớn, thứ tự cao với nam. Mặc dù nhóm tên đệm này có rất ít nhưng thể hiện giá trị khu biệt giới cao với ý hàm chỉ người phụ nữ nhỏ bé, có địa vị thấp, ví dụ: Đinh Tiểu Ngọc, Huỳnh Tiểu Mai (tên này rất phổ biến ở Trung Quốc nhưng ở Việt Nam cũng xuất hiện những tên như vậy), Nguyễn Thị út Lan, Phan Út Hậu... (tên này phổ biến ở khu vực miền Nam). Còn với nam giới thì ngược lại, thường gắn với những từ có ý nghĩa to lớn, vĩ đại hoặc thứ tự cao như Trần Đại Nghĩa, Võ Đại Nhãn,... Có thể thấy, tên đệm của người Việt rất phong phú có khả năng khu biệt giới rất rõ ràng và thường gắn kết chặt chẽ với tên cá nhân về mặt ngữ âm và ngữ nghĩa. Đó là lí do khiến tên đệm người Việt thường xuyên được xuất hiện cùng với tên cá nhân trong giao tiếp. Xu hướng này ngày càng phát triển ở Việt Nam. Ví dụ, hiện nay người ta thường gọi là Thục Uyên, Nhã Phương, Tuan Anh... thay vì gọi bằng Uyên, Phương, Anh... như trước. 2.43.2. Tên cả nhãn Để phân tích nghĩa trong tên nam giới và nữ giới người Việt, chúng tôi căn cứ trên nghĩa của lớp từ đồng âm với tên cá nhân người Việt trong nguồn ngữ liệu để chia ra thành hai nhóm nghĩa sau: nhóm tên cá nhân có nghĩa liên quan đến các yếu tổ tự nhiên như các hiện tượng tự nhiên, động vật, thực vật...; nhóm tên cá nhân có nghĩa liên quan đến yếu tố xã hội như địa danh, văn hóa, con người (do con người là thực thể của xã hội nên nhóm tên liên quan đến con người rất phong phú, đa dạng và phức tạp). (a) Nhóm tên cá nhãn có nghĩa liên quan đến các yếu tố tự nhiên Đây là nhóm tên cá nhân có nghĩa liên quan đến các hiện tượng tự nhiên như các mùa trong năm, đồi núi, sông ngòi... hay cây cỏ, hoa lá, chim muông... Nhóm tên này chiếm tỉ lệ 39% với nữ và 41% với nam. Đây là nhóm tên cá nhân thể hiện chức năng khu biệt giới tính cao, gồm các tiểu loại sau: - Các mùa trong năm như xuân, hạ, thu, đông... trong đó, tên Thu xuất hiện nhiều nhất và có nhiều khả năng kết hợp với các lớp nghĩa khác tạo thành tên phức cho nữ giới (Mai Thu, Kiểu Thu), tên Đông dùng nhiều cho nam giới (Nguyễn Văn Đông, Lê Tuấn Đông,...) các tên liên quan đến mùa khác thì cũng có hiện tượng dùng chung cho cả nam và nữ nhưng đa phần là dành cho nữ (Nhật Hạ, Anh Xuân,...). - Phương hướng như đông, tây, nam, bắc... nhóm tên cá nhân liên quan đến các từ chỉ phương hướng tương đối ít và phần lớn là tên trung tính dùng cho cả nam và nữ cho nên chức năng khu biệt giới tính không cao. Trong số các từ chỉ phương hướng có Đông xuất hiện nhiều nhất, sau đó đến Bắc, Nam ít còn Tây thì không thấy xuất hiện. - Các sự vật tồn tại trong thiên nhiên: nhóm tên cá nhân này gồm các tên liên quan đến sông, biển, nước, tuyết, trăng, mây...nhưng chủ yếu là tên Hán Việt. Ví dụ: Thủy (nước), Hà
  11. 44 I Ngôn ngữ số 9 năm 2021 (sông), Hải (biển), Tuyết, Nguyệt, Hằng (trăng), Vân (mây). Những tên như Thủy, Nguyệt, Tuyết, Hằng... mang tính nữ, Hà (trung tính) dùng cho cả nam và nữ, Hải có tên nữ giới nhưng đa phần là tên nam. - Thực vật: những tên cá nhân có lóp nghĩa liên quan đến thực vật thì phong phú và đa dạng, thể hiện giới tính nữ. Tên cá nhân nữ giới thuộc nhóm này phần lớn là tên đồng âm với tên các loài hoa đẹp, những cây nhỏ, cây ăn quả... Ví dụ: Lan, Cúc, Mai, Thảo, Na, Đào, Lựu, Quế, Trà... Tên cá nhân nam thuộc nhóm này tỉ lệ rất thấp. - Động vật: những tên nữ giới có lớp nghĩa liên quan đến động vật thường gắn với tên các loài vật nhỏ, đẹp, có tiếng hót hay như: Yen, Oanh, My (họa mi), Phượng (phượng hoàng). Tên nam giới thì lại gắn với những loài vật dũng mạnh như Hổ, Báo,...Tuy nhiên, tên nữ giới thuộc nhóm này nhiều horn nam. - Tên các chất liệu: thường là tên có nghĩa liên quan đến chất liệu có giá trị cao, quí hiếm như: Kim, Châu (trân châu), Ngọc, ... Nhóm tên cá nhân này đều dùng cho cả nam và nữ. - Màu sắc: tên có lớp nghĩa liên quan đến màu sắc tương đối ít và dùng cho cả nam và nữ, ví dụ: Hồng, Bạch, Lam, Hồng Lam, cẩm,... Tuy nhiên, tên nữ thường dùng với gam màu nóng như Hồng, còn nam dùng với gam màu lạnh như Bạch, Lam,... (b) Nhóm tên cá nhân có nghĩa liên quan đến yếu tổ xã hội Nhóm tên thuộc lớp nghĩa liên quan đến xã hội rất phong phú, đa dạng đặc biệt là tên liên quan đến con người. Nhóm tên cá nhân này chiếm tỉ lệ 61% với tên nữ và 59% với tên nam. Đây là nhóm tên tương đối khó xác định nghĩa vì cần có sự hiểu biết nhất định về người mang tên và người đặt tên. Qua kết quả khảo sát, chúng tôi thấy nghĩa của tên cá nhân có liên quan đến các yếu tố xã hội sau: - Quan hệ trong gia đình: các tên của một nhóm thành viên trong gia đình thường biểu thị một ý nghĩa nào đó. Ví dụ: tên anh, em trong cùng một gia đình được đặt có thể có quan hệ về mặt ngữ nghĩa anh Chiến, em Thắng, tên hai anh em ghép lại có nghĩa chiến thắng; hay 4 anh, chị, em trong gia đình có tên ghép lại thành tứ linh Long, Ly, Quy, Phượng,... - Phẩm chất của con người: loại tên này khá phổ biến, phần lớn là tên Hán Việt, miêu tả các đức tính, phẩm chất tốt của con người. Tên nữ gắn với phẩm chất tốt của nữ giới, tên nam gắn với phẩm chất tốt của nam giới. Ví dụ: Hạnh (đức hạnh), Chung (thủy chung), Hảo, Nhân (người tốt), Thào (hiếu thảo), Hiền (hiền dịu), Thục (nết na, hiền thục), Trung (trung thành), Hiếu (hiếu thuận),... - Ước vọng của con người: Khi cha mẹ đặt tên cho con đều mong muốn con cái sau này có cuộc sống hạnh phúc, ấm no, thành đạt... và đều dùng cho cả nam và nữ, ví dụ: Phúc (hạnh phúc); Nhàn (an nhàn),...
  12. vấn đề giới... I 45 3. Kết luận Trong hệ thống tên riêng chính danh của các ngôn ngữ, tên riêng đóng vai trò quan trọng. Do đó, việc nghiên cứu tên người góp phần làm phong phú thêm khía cạnh nào đó trong ngôn ngữ học xã hội về giới. Sự khác biệt về giới được thể hiện ở cả cấu tạo và ý nghĩa trong tên nam giới và nữ giới người Việt. về cấu trúc và thành phần cấu tạo, tên nam giới và và nữ giới người Việt đều giống nhau bao gồm [Tên họ] [Tên đệm] [Tên cá nhân]. Tuy nhiên về số lượng âm tiết thì có sự khác biệt, tên nam giới thường có số âm tiết ít hơn, còn tên nữ giới có xu hướng nhiều âm tiết hơn. Còn về cấu tạo của từng thành phần tên họ, tên đệm và tên cá nhân của người Việt có sự khác biệt về giới hay không thì cần có những khảo sát tiếp theo để làm rõ. về vấn đề nghĩa trong tên người Việt thể hiện đặc điểm rập khuôn về giới phổ biến trong văn hoá, xã hội Việt Nam. Chẳng hạn, nam giới thường mang tên có nghĩa liên tưởng tới sức mạnh, quyền lực, lòng can đảm... trong khi đó tên của nữ giới thường liên tưởng tới sự uyển chuyển, sắc đẹp, tính kiên nhẫn, sự phục tùng. Như vậy, tên của nam giới thường gắn với những từ có nghĩa biểu trưng cho sự mạnh mẽ, thành công như: Hùng, Dũng, Thắng, Chiến... Trong khi đó, tên của nữ giới thường gắn với những từ có nghĩa biểu trưng cho sắc đẹp, sự tao nhã như Hiền, Hạnh, Dung, Mai, Lan, Tuyết... Một nét tiêu biểu trong việc phân biệt giới tính trong tên người Việt Nam đó là tên đệm Văn dùng cho nam giới và tên đệm Thị dùng cho nữ giới. Văn và Thị có thể được xem là dấu hiệu về sự kì thị giới tính trong tên truyền thống của người Việt Nam vì xã hội truyền thống của Việt Nam vốn mang nặng tính phụ hệ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, quan niệm này cũng dần thay đổi, điều này thể hiện trong cách đặt tên cho nam giới và nữ giới người Việt. TÀI LỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1981. 2. Trần Xuân Điệp, Sự kì thị giới tính trong ngôn ngữ và “làn sóng” thứ nhất của phong trào nữ quyền ở Phương Tây, Ngôn ngữ & Đời sống, số 8, tr.21-23, 2003. 3. Dương Kỳ Đức, Một cách phân loại tên riêng, Khoa học, Viện Đại học Mở Hà Nội, số 28, ư. 15-23,2017. 4. Lê Trung Hoa, Họ và tên người Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, tr.9-24, 1992. 5. Lương Văn Hy, Ngôn từ, giới và nhóm xã hội - từ thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Khang, Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2014. 7. Nguyễn Văn Khang, Xã hội học ngôn ngữ về giới: Kì thị và kế hoạch hoá chống kì thị đối với nữ giới trong sử dụng ngôn ngữ, Xã hội học, số 2, ư.86, 2004. 8. Nguyễn Văn Khang, Từ Hán Việt với tên chinh người Việt, Đe tài Nghiên cứu khoa học cấp Viện, Viện Ngôn ngữ học, 2016.
  13. 46 I Ngôn ngữ số 9 năm 2021 9. Nguyễn Huy Minh, về quy tắc viết hoa tên người, tên đất, Ngôn ngữ, số 2, 1993. 10. Nguyễn Việt Khoa, Khảo sát đặc điểm cấu trúc - Ngữ nghĩa của tên người Anh, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 55-56, 2002. 11. Phạm Tất Thắng, Đặc điểm của lớp tên riêng chi người (chỉnh danh) trong tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ, Viện Ngôn ngữ học, tr. 45, 1996. 12. Phạm Tất Thắng, Danh xưng học và tên riêng người Việt, Đồ tài Nghiên cứu khoa học cấp Viện, Viện Ngôn ngữ học, tr. 6, 2005. 13. Lê Thị Minh Thảo, Đoi chiếu tén riêng nữ giới người Anh và người Việt, Luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội, tr. 85,2018. 14. Trần Ngọc Thêm, về lịch sử hiện tại và tương lai của tên riêng người Việt, Dân tộc học, số 3, fr.ll- 21, 1986. 15. Đào Tiến Thi, Tên riêng không chi cùa riêng ai, Ngôn ngữ & Đời sống, số 3, tr. 21-23, 2002. Tiếng Anh 16. Crystal, D., A dictionary of linguistics and phonetics, Blackwell Publishing, 2003. 17. Huddleston, R.D., English grammar-. An outline, Cambridge University Press, 1998. 18. Stems, Rhoda, H., Review article: Sexim in foreign languge textbooks, Foreign language Annals, 1976. 19. Swan, Torii, All about Eve: women in Norwegian newspaper in the 20th century, Working papers on Language, Gender and sexim, tr. 78-79, 1992.
nguon tai.lieu . vn