Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 69 (03/2020) No. 69 (03/2020) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: http://sj.sgu.edu.vn/ VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG ĐẠO CAO ĐÀI The issue of gender equality in Caodaism TS. Nguyễn Mạnh Tiến Trường Đại học Sài Gòn TÓM TẮT Đạo Cao Đài chính thức ra đời tại miền Nam Việt Nam vào ngày Rằm tháng 10 năm Bính Dần (19/11/1926). Đây là một tôn giáo mới mà trong đó có sự dung hợp giáo lý của nhiều tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo, các tín ngưỡng dân gian. Tất cả yếu tố đó đã tạo nên một tôn giáo Cao Đài vừa truyền thống, vừa hiện đại. Đặc biệt, đạo Cao Đài có quan niệm tiến bộ về giới. Bình đẳng giới được thể hiện rất rõ trong giáo lý, trong tổ chức hành chính đạo, trong kiến trúc và trong đời sống thực hành của cộng đồng tín đồ. Từ khóa: bình đẳng giới trong đạo Cao Đài, bình đẳng giới, đạo Cao Đài ABSTRACT Caodaism was officially founded in South Vietnam on the Full Moon day of 10th month of the Year of the Tiger (November 19, 1926). This is a new religion in which there is a combination of the doctrines of many different religions such as Buddhism, Confucianism, Taoism, Christianity, and folk beliefs. All these factors have created a traditional and modern Cao Dai religion. Especially, Caodaism has the progressive concept of gender. Gender equality is clearly expressed in dogma, in the administrative organization, in the architecture and in the practical life of its community. Keywords: gender equality in Caodaism, gender equality, Caodaism 1. Mở đầu 2. Nội dung Đạo Cao Đài là tôn giáo bản địa, ra đời 2.1. Lý luận về giới và bình đẳng giới tại Nam Bộ hồi đầu thế kỷ XX. Đạo Cao Tại điều 5, Luật Bình đẳng giới của Đài có nhiều ưu điểm: bảo lưu tín ngưỡng Quốc hội khóa XI, nước Cộng hòa Xã hội dân gian thờ Trời, thờ Mẫu; bảo lưu được Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29 nhạc lễ Nam Bộ; tính dung hòa tổng hợp tháng 11 năm 2006 đã giải thích về giới, các tôn giáo.v.v. Trong đó, đạo Cao Đài đã bình đẳng giới như sau: xây dựng một quan niệm tiến bộ về bình - “Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của đẳng giới, xem phụ nữ có một vai trò quan nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ trọng trong cuộc sống và giáo hội Cao Đài. xã hội. Đạo Cao Đài có tổ chức hội thánh nữ phái. - Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học Điều đó cho thấy rằng đạo Cao Đài có của nam, nữ. quan niệm tiến bộ về bình đẳng giới. - Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị Email: nguyenmanhtiensg@gmail.com 35
  2. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 69 (03/2020) trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện giáo lý bất bình đẳng của các tôn giáo. Việt và cơ hội phát huy năng lực của mình cho Nam là nước đa tôn giáo. Số lượng tín đồ sự phát triển của cộng đồng, gia đình và các tôn giáo cộng lại chiếm tỷ lệ không nhỏ thụ hưởng như nhau về thành quả của sự trong tổng dân số cả nước. Giáo lý các tôn phát triển đó”. giáo tác động đến đời sống tín đồ mặc Xã hội phong kiến Việt Nam chịu sự nhiên tác động đến đời sống chung của tác động và ảnh hưởng của Nho giáo với tư toàn xã hội. Những giáo điều quy định về tưởng trọng nam khinh nữ đã khiến vị trí, bất bình đẳng giới không làm cho tín đồ vai trò của người phụ nữ bị hạn chế hoặc thấy rằng đó là bất bình đẳng mà họ cho đó mất đi: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết là bổn phận và chấp nhận. vô” (Một người nam thì có, mười người nữ Trường hợp Phật giáo, cho đến tận xem bằng không). bây giờ, Phật giáo vẫn chưa có nữ tu nào Cho đến khi nước Việt Nam Dân chủ được tấn phong là Đại đức, Thượng tọa, Cộng hòa ra đời, trong bản tuyên ngôn Hòa thượng. Trong các nghi lễ quan trọng, độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng chức sắc tăng nhân đều chủ trì. Các ni cô định sự bình đẳng, quyền được sống của dù lớn tuổi đến mấy cũng phải đảnh lễ tăng mọi công dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí nhân. Trong giới luật tu hành, những điều Minh đã viết: “Tất cả mọi người đều sinh cấm kỵ dành cho Ni đoàn luôn cao hơn ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ Tăng đoàn. những quyền không ai có thể xâm phạm Trường hợp Công giáo, các Sơ (nữ tu) được; trong những quyền ấy, có quyền không được tấn phong Linh mục, Giám được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu mục, Hồng y, Giáo hoàng. Các Sơ không hạnh phúc”. được thực hiện các phép bí tích Công giáo. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của Tuy nhiên có một tôn giáo ra đời tại của phụ nữ, Việt Nam đã xây dựng hệ Việt Nam lại có quan niệm bình đẳng giới thống pháp lý trong đó có Luật Bình đẳng khá tiến bộ đó là đạo Cao Đài. Đạo Cao giới ra đời năm 2006. Trong luật này quy Đài ra đời khi chế độ phong kiến còn đang định rõ sự bình đẳng trong các lĩnh vực hiện hữu, với mục đích dung hòa Tam như chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và giáo, lấy Nho giáo làm nền tảng nhưng lại đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, có quan niệm tiến bộ về Bình đẳng giới, thông tin, thể dục - thể thao, y tế, đời sống xem phụ nữ có vai trò quan trọng trong đời gia đình. Có lẽ sự bình đẳng giới trong lĩnh sống nhân sinh và giáo hội. vực chính trị thể hiện sự tiến bộ của xã hội 2.2. Giới thiệu đôi nét về đạo Cao Đài Việt Nam, tiến kịp trào lưu tiến bộ trên thế Đạo Cao Đài có tên đầy đủ là “Đại giới. Nhờ vậy, phụ nữ Việt Nam ngày càng Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”, là một tôn giáo bản phát huy vai trò của mình trong công cuộc địa, ra đời vào những năm đầu thế kỷ XX. xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Họ đã được Tính đến nay, đạo Cao Đài đã có hơn 90 hưởng những quyền lợi xứng đáng với sự năm hình thành và phát triển. Chừng ấy cống hiến của bản thân. thời gian chưa phải là dài và đủ để thể hiện Tuy nhiên, trong công cuộc xây dựng được nét đặc thù văn hóa riêng của mình, bình đẳng giới ở nước ta còn gặp nhiều khó nhưng vẫn khẳng định được vị thế và có khăn. Một trong số nhiều khó khăn đó là ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, 36
  3. NGUYỄN MẠNH TIẾN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN tinh thần của một bộ phận cư dân Nam Bộ. lịch), các chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài họp Vào những năm của thập kỷ 20 - thế tại Thánh thất Cầu Kho (nay là Nam Thành kỷ XX, một nhóm công chức theo Tây học, Thánh Thất, phường Nguyễn Cư Trinh, làm việc cho Pháp đã góp phần làm cho quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) làm lễ đạo Cao Đài ra đời và phát triển. Có lẽ Khai Tịch đạo. Tại đây, chức sắc Cao Đài chính ảnh hưởng Tây học của nhóm công làm tờ Khai tịch đạo gửi chính quyền Pháp chức này đã tạo nên đạo Cao Đài có cách thuộc để chính thức công khai truyền đạo. nhìn tiến bộ về bình đẳng giới. Ngày 15 tháng 10 năm Bính Dần Trong đó, ông Quan phủ Ngô Văn (1926), chức sắc đạo Cao Đài tổ chức lễ Chiêu vốn tin tưởng và ham mê cầu cơ nên Khai Minh Đại Đạo tại chùa Gò Kén (Tây ông thường lui tới những đàn thỉnh tiên để Ninh). Đây là lễ ra mắt đạo Cao Đài. xin toa thuốc, nghe đạo lý.v.v. Dần về sau, Từ năm 1930 trở đi, đạo Cao Đài bắt ông Ngô Văn Chiêu được cơ bút dẫn dắt đầu phân hóa do hoàn cảnh xã hội và do lập nên đạo Cao Đài. Tương truyền rằng bất đồng quan điểm về giáo lý, phương ông Chiêu được Cao Đài Tiên ông chỉ cho pháp tu học, lập trường yêu nước... mà một cách thức thờ cúng, cách thức tu hành. Ông số hệ phái Cao Đài bắt đầu hình thành và Ngô Văn Chiêu được xem là đệ tử đầu tiên phát triển. của Cao Đài Tiên Ông. Hiện nay, đạo Cao Đài có 9 Hội thánh Ở Sài Gòn, một nhóm công chức khác được Nhà nước cấp pháp nhân: Tây Ninh, gồm ông Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Ban Chỉnh Đạo, Tiên Thiên, Truyền giáo Cao Hoài Sang dùng phương pháp xây bàn Trung Việt, Cầu Kho Tam Quan, Cao Đài của phương Tây để thỉnh Tiên. Ban đầu chỉ Bạch Y, Chiếu Minh Tam Thanh, Minh do hiếu kì nhưng dần về sau, các ông cũng Chơn Đạo, Minh Chơn Lý. Ngoài ra, có được Ngọc Hoàng Thượng Đế, qua cầu cơ, một số thánh sở Cao Đài nhỏ lẻ cũng được thu nhận làm đệ tử. Qua cầu cơ, Ngọc Nhà nước cấp pháp nhân: Tân Minh Hoàng Thượng Đế đã dạy các ông Cao Quang, Nam Thành thánh thất, Liên Hoa Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Cửu Cung, thánh thất Bàu Sen, Huỳnh Sang hợp nhất với ông Ngô Văn Chiêu để Quang Sắc, Thanh Tịnh Đàn.v.v. mở đạo Cao Đài. Từ đó, các ông chia nhau 2.3. Sự bình đẳng giới trong đạo đi khắp nơi, lập đàn cầu cơ, thu nhận tín Cao Đài đồ. Đặc biệt, đạo Cao Đài đã thu nhận lãnh Bình đẳng giới trong đạo Cao Đài tụ các tôn giáo như hòa thượng, linh mục, không phải là tuyệt đối. Nhưng so với các lão sư các chi minh đạo. Các vị này có tôn giáo khác, sự bình đẳng giới trong đạo lượng tín đồ đông, có cơ sở thờ tự. Nên khi Cao Đài được xem là cởi mở, tiến bộ. Sự các vị lãnh đạo tôn giáo này theo đạo Cao bình đẳng giới trong đạo Cao Đài được thể Đài thì có hàng loạt tín đồ của họ cải đạo hiện trong mọi mặt đời sống cộng đồng theo đạo Cao Đài. Có lẽ đây là sự thành Cao Đài: giáo lý, giáo hội, kiến trúc.v.v. công của đạo Cao Đài. Không mấy chốc, 2.3.1. Sự bình đẳng giới trong đạo đạo Cao Đài có rất đông tín đồ thuộc mọi Cao Đài được thể hiện qua giáo lý tầng lớp: nông dân, công nhân, địa chủ, Vũ trụ quan Cao Đài khẳng định rằng quan lại.v.v. trước khi có vũ trụ này thì Vô Cực Lão Ngày 23 tháng Tám năm 1926 (Âm Mẫu tức Diêu Trì Kim Mẫu có trước. Sau 37
  4. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 69 (03/2020) đó từ Vô Cực mới phát sinh Thái Cực tức ông Chiêu nhiều bài thơ nữa. Khi niềm tin Thái Cực Thánh Hoàng (Ngọc Hoàng của ông Chiêu đủ lớn thì Cao Đài Tiên Thượng Đế). Từ Thái Cực mới sinh ra Ông (Ngọc Hoàng Thượng Đế, Giáo chủ vạn vật. đạo Cao Đài) bắt đầu giáng cơ chỉ cách Trong bài Tán tụng công đức Diêu Trì cho ông Chiêu tu hành, thờ phượng. Ông Kim Mẫu có ghi: Ngô Văn Chiêu là tín đồ đầu tiên của đạo “Kể từ hỗn độn sơ khai, Cao Đài. Chí Tôn hạ chỉ trước đài linh tiêu, Nhóm công chức Cao Quỳnh Cư, Lưỡng nghi phân khí hư vô, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang, khoảng Diêu Trì Kim Mẫu nung lò hóa sanh. những năm 1925, tại Sài Gòn, thường tổ Âm dương biến tạo chơn thần, chức xây bàn cầu cơ vào tối thứ bảy hàng Lo cho nhơn vật về phần hữu vi. tuần. Lần đầu tiên, có một vong linh tên Móm cơm vú sữa cũng tay, Đoàn Ngọc Quế nhập bàn cho các ông Dưỡng sanh đùm bọc với tài chí công.” bài thơ: Cho thấy, đạo Cao Đài có quan điểm “Nỗi mình tâm sự tỏ cùng ai, xem trọng vai trò phụ nữ. Xét về bản chất Mạng bạc còn xuân uổng sắc tài, “đạo Cao Đài cũng bộc lộ truyền thống âm Những ngỡ trao duyên và ngọc các, tính, trọng phụ nữ của văn hóa dân tộc” Nào ngờ phủi nợ xuống tuyền đài. (Trần Ngọc Thêm, 1996, tr.556). Dưỡng sinh cam lỗi tình sông nước, Điều đặc biệt thú vị là việc dẫn dắt, Tơ tóc thôi rồi nghĩa trúc mai. giác ngộ những nhà sáng lập đạo Cao Đài Dồn dập tương tư quằn một gánh, là các Thánh Mẫu, Tiên Cô. Thông qua Nỗi mình tâm sự tỏ cùng ai.” việc lập đàn phù tiên, Cửu vị Nữ Phật, Cửu (Cơ quan Phổ thông giáo lý Đại đạo, Thiên Huyền Nữ đã khuyến thiện và dẫn 2002, tr.103) dắt các ông Ngô Văn Chiêu, Phạm Công Qua xây bàn, các ông Cư, Tắc, Sang Tắc, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang trong biết được bà Đoàn Ngọc Quế tên thật là giai đoạn đầu khai đạo. Vương Thị Lễ, con gái của Đốc phủ Trường hợp ông Ngô Văn Chiêu, Vương Quan Kỳ. Thương cho cô gái mạng khoảng năm 1920, Ông Chiêu được chính bạc, thác vì mối tình duyên lận đận, các quyền Pháp thuộc chuyển ra huyện đảo ông thường xuyên mời thỉnh cô Lễ về trò Phú Quốc làm tri huyện. Ông Chiêu chuyện. Thông qua cô Lễ, các ông Cư, thường đến chùa Quan Âm để cầu cơ. Tắc, Sang lần lượt được tiếp xúc với các Giữa cảnh biển trời mênh mông, Ông cô Hớn Liên Bạch, Diêu Trì Kim Mẫu. Chiêu được bà Ngô Kim Liên giáng cơ cho Chính các bà đã dẫn dắt các ông Cư, Tắc, bài thơ: Sang vào đạo. “Văng vẳng nhạn kêu tiếng giữa thu, Trong tờ Khai tịch đạo gửi chính Rằng trời cùng đất vẫn xa mù, quyền Pháp lúc bấy giờ có 28 người đại Non Tây ngoảnh lại đường gai góc, diện ký tên. Đứng đầu danh sách là bà Lâm Gắng chí cho thành bậc trượng phu.” Hương Thanh. Bà Lâm Hương Thanh là (Cơ quan Phổ thông giáo lý Đại đạo, một đại điền chủ, thương gia giàu có ở 2002, tr.73) Vĩnh Long. Bà theo đạo Cao Đài và có Bà Ngô Kim Liên còn giáng cơ cho nhiều công lao đóng góp cho đạo. Việc đưa 38
  5. NGUYỄN MẠNH TIẾN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN bà đứng đầu danh sách xin mở đạo là chủ ý hợp và phản ánh đậm nét chế độ Mẫu hệ, của những người thành lập đạo Cao Đài vì Phụ quyền. Người Cao Đài gọi Đức Chí họ cho rằng để một phụ nữ đứng đầu danh Tôn là Thầy, gọi Đức Diêu Trì Kim Mẫu là sách như thế sẽ thuận lợi hơn. Mẹ. Cách gọi này chịu ảnh hưởng từ cách Quan điểm trọng phụ nữ được khẳng gọi những vị Thánh của các con nhang, đệ định trong Thánh ngôn hiệp tuyển quyển 1, tử trong tín ngưỡng thờ Mẫu. trang 71, đoạn dạy việc lập nữ phái Cao Chức sắc, tín đồ Cao Đài được phân Đài như sau: “Đường Thị! Thầy giao phe biệt qua cách ăn mặc. Tín đồ mặc trang nữ cho con lập thành, chẳng phải vì đàn bà phục toàn trắng. Chức sắc tùy theo cấp có mà sớm nồi cơm, chiều trả cháo. Phần các trang phục riêng. Khi tiến hành nghi thức con truyền đạo kỳ phổ độ này cũng lắm tại Đền thánh, chốn phụ quyền, chức sắc nặng nề. Nam biết thành tiên phật, chứ nữ mặc y phục và quỳ đúng vị trí. Nhưng khi lại không sao? Thầy đã nói Bạch Ngọc hành lễ tại Báo Ân Từ, chốn mẫu hệ, các Kinh có cả nam và nữ, mà phần nữ lấn chức sắc và tín đồ mặc y phục toàn trắng quyền hơn nam nhiều”. như nhau. Chức quyền không thể hiện ở Trong Thánh giáo Đức Diêu Trì Kim đây. Theo đạo Cao Đài, mọi chức sắc, tín Mẫu – Lòng Từ Mẫu năm 1971- 1986 đồ đều bình đẳng trước Diêu Trì Kim Mẫu. (trang 46) có ghi bài cơ bút của Diêu Trì 2.3.2. Sự bình đẳng giới trong đạo Kim Mẫu như sau: Cao Đài được thể hiện qua kiến trúc “Nữ nam phân cách bởi hồng trần, Đạo Cao Đài rất chú trọng dung hòa Diện mạo hình hài với xác thân, yếu tố Âm – Dương nên trong kiến trúc, sự Bổn tánh chơn như đâu có khác, dung hòa hai yếu tố này cũng được thể hiện Con nào cũng có vị nguyên nhân.” rất rõ. Như vậy, giáo lý Cao Đài giải thích rõ Đạo Cao Đài xây dựng Báo Ân Từ để nam, nữ chỉ khác nhau về hình hài còn thờ Đức Phật Mẫu. Báo Ân Từ được xây bản chất chân, thiện, mỹ của nam và nữ dựng đồ sộ với hình thức trang trí hoa văn, giống nhau. điển tích cũng không kém phần rực rỡ. Giáo chủ đạo Cao Đài là Ngọc Hoàng Điều đó cho thấy bên cạnh đền Thánh nguy Thượng Đế. Tuy nhiên, đạo Cao Đài còn nga, nơi thờ ông Cha Trời quyền uy, thì có thờ một đấng thiêng liêng nữa là Diêu Trì điện thờ Đức Phật Mẫu, bà Mẹ Đất của Kim Mẫu. Ngọc Hoàng Thượng Đế và toàn thể tín đồ. Đạo Cao Đài cho lập Báo Diêu Trì Kim Mẫu là hai đấng thiêng liêng Ân Từ để thờ Đức Phật Mẫu bên cạnh đền được tín đồ Cao Đài đặc biệt tôn kính, Thánh, nơi thờ Đức Chí Tôn “thể hiện ý phụng thờ. Hàng năm, đạo Cao Đài tổ chức thức thờ tự cặp đôi, đối sánh Âm - Dương, hai kỳ lễ lớn: Vía Ngọc Hoàng Thượng Đế Trời - Đất qua việc đặt thờ vị trí tối cao ngày mùng 9 tháng Giêng (Âm lịch) và Đại dành cho Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế lễ Hội Yến Diêu Trì Cung ngày Rằm tháng (Cha Trời) và Diêu Trì Kim Mẫu (Mẹ Tám (Âm lịch). Hai đại lễ này thu hút gần Đất)” (Trần Hồng Liên, 2009). 100.000 người tham dự. Khi vào bên trong thánh thất Cao Đài, Đạo Cao Đài thờ Đức Chí Tôn nhưng bao giờ cũng thấy tín đồ nam nữ phân hai lại thờ Đức Diêu Trì Kim Mẫu. Cách thờ ban: Nam bên phải, nữ bên trái (nhìn từ này thể hiện lối tư duy lưỡng phân lưỡng ngoài vào), bên trái thuộc dương, bên phải 39
  6. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 69 (03/2020) thuộc âm. Nam (dương) đứng bên âm, nữ Đài có cả một hệ thống chức sắc nữ phái và (âm) đứng bên dương thể hiện tính dung có quyền hạn ngang bằng chức sắc nam hoà âm dương (trong âm có dương, trong phái cùng cấp. Đề cao vai trò người phụ nữ dương có âm). trong đạo Cao Đài tạo nên thế cân bằng Trên thiên bàn có đôi đèn âm dương. quyền lực giữa chức sắc nam phái và chức Hai ly nước: ly nước trắng thuộc dương, ly sắc nữ phái, đưa tiếng nói nữ phái lên nước trà thuộc âm. ngang bằng nam phái. Sự cân bằng này tạo Hiệp thiên đài có hai tháp cao: tháp nên sự hài hòa trong đời sống cộng đồng bên phải thuộc âm, tháp bên trái thuộc Cao Đài. dương. Tháp bên phải đặt một cái chuông Tổ chức hành chánh đạo gồm có ba lớn nên gọi là Bạch Ngọc chung đài. Tiếng đài: Bát quái đài, Hiệp thiên đài và Cửu chuông thanh tao như tiếng người phụ nữ trùng đài. nên chuông thuộc âm, vì thế chuông được Bát quái đài: đặt bên nam (dương). Tháp bên trái đặt một Bát quái đài có nhiệm vụ truyền giáo cái trống lớn nên gọi là Lôi Âm cổ đài. pháp cho Cửu trùng đài qua Hiệp thiên đài; Tiếng trống trầm, ồm ồm như giọng nam kiểm soát cách hành đạo của hai đài này. nên cái trống thuộc dương và được đặt bên Bát quái đài nắm quyền phán xét, định đoạt nữ (âm). việc siêu hay đọa của linh hồn các tín đồ Ở mặt tiền đền thánh có hình ông liễu đạo (qua đời). Bát quái đài gồm: Tam Thượng Trung Nhựt và bà Lâm Hương giáo Đạo Tổ (Thái Thượng Lão Quân, Thanh. Điều đó cho thấy rằng tính bình Thích Ca Mâu Ni, Khổng Thánh Tuyên đẳng nam nữ trong đạo Cao Đài. Ông Sư), Tam trấn (Quán Âm Bồ Tát, Thái Thượng Trung Nhựt là Quyền Giáo tông, Bạch Kim Tinh, Quan Thánh Đế Quân), chức sắc cao nhất của Cửu trùng đài. Bà Giê-su, Khương Thái Công và Quần Tiên Lâm Hương Thanh là Nữ Đầu sư, chức sắc Hội. Cầm quyền chưởng quản Bát quái đài đứng đầu hội thánh nữ phái. là Đức Cao Đài. Quyền của Bát quái đài là Ở trên chót lầu chuông có đắp hình quyền Chí linh. Quyền Vạn linh bằng một cái hồ lô và cây gậy, là bửu pháp của quyền Chí linh. Quyền Vạn linh gồm Lý Thiết Quả (một vị Tiên trong Bát Tiên) quyền của ba hội hợp lại. Ba hội đó là: Hội thuộc dương. Ở trên chóp lầu trống có đắp Nhân sanh, Hội thánh, Thượng Hội. hình giỏ hoa lam, là bửu pháp của Long Nữ Hiệp thiên đài: (đồng tử của Phật Quan Thế Âm ở núi Phổ Hiệp thiên đài có hai nhiệm vụ: Đà) thuộc âm. Ở các thánh thất, toà thánh - Nhiệm vụ thiêng liêng là thông công thuộc chi phái Cao Đài khác, người ta đặt với Bát quái đài qua hình thức cơ bút. Bát chữ Nhật (dương) trên nóc lầu chuông, chữ quái đài thông qua Hiệp thiên đài để truyền Nguyệt (âm) trên nóc lầu trống, thay tượng dạy Cửu trùng đài. ông Ác là tượng Thanh Long, tượng ông - Nhiệm vụ phàm trần là cơ quan giữ Thiện là tượng Bạch Hổ. gìn giáo pháp, bảo hộ luật lệ đạo. Đứng 2.3.3. Sự bình đẳng giới trong đạo đầu Hiệp thiên đài là Hộ pháp, dưới có Cao Đài được thể hiện qua tổ chức hành Thượng sanh, Thượng phẩm và Thập nhị chánh đạo thời Quân chia làm ba chi: Về tổ chức hành chánh đạo, đạo Cao Chi Pháp gồm: Bảo pháp, Hiến pháp, 40
  7. NGUYỄN MẠNH TIẾN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN Khai pháp, Tiếp pháp. Chi này do Hộ pháp Chánh Phối sư phụ tá. Đạo Cao Đài là tôn kiêm Chưởng quản. giáo có chức sắc dành cho Nữ phái. Chi Đạo gồm: Bảo đạo, Hiến đạo, Chức vụ, quyền hạn và quyền lợi của Khai đạo, Tiếp đạo. Chi này dưới quyền chức sắc nữ phái bằng với chức vụ, quyền Thượng Phẩm. hạn và quyền lợi nam phái. Các chức sắc Chi Thế gồm: Bảo thế, Hiến thế, Khai thế, nữ phái được bầu cử công khai, dân chủ. Tiếp thế. Chi này do Thượng sanh cai quản. Khi hành lễ, chức sắc nữ phái được quỳ Chức sắc Hiệp thiên đài do Đức Chí ngang hàng với chức sắc nam phái cùng Tôn chọn (không công cử như chức sắc cấp. Trong các kì đại hội chức sắc nữ phái Cửu trùng đài). được ngồi ngang hàng với chức sắc nam Dưới Thập nhị Thời quân còn có: phái cùng cấp và được phát biểu. Cụ thể, Luật sự, Sĩ tải, Truyền trạng, Thừa sử, chức sắc nam phái có Đầu sư đường (nơi ở Giám đạo, Cải trạng, Chưởng ấn, Tiếp và làm việc của nam Đầu sư) thì chức sắc Dẫn Đạo Nhơn. nữ phái cũng có Nữ Đầu sư đường. Khi nữ Các cơ quan trực thuộc Hiệp thiên đài Đầu sư qua đời, lễ tang nữ Đầu sư tổ chức là Bộ pháp chánh, Cơ quan Phước thiện, đúng như nghi thức lễ tang nam Đầu sư. Tịnh thất, Ban thế đạo, Đại Đạo Thanh Nữ Đầu sư cũng được an táng phía sau Đền Niên Hội. thánh như các nam Đầu sư. Nói rõ thêm, Thập nhị Bảo Quân còn gọi là Hàn chỉ có chức sắc từ Đầu sư, Chưởng pháp, lâm viện Hiệp thiên đài. Thập nhị Bảo Giáo tông, Hộ pháp, Thượng sanh, Thượng Quân gồm: Bảo Huyền Linh Quân, Bảo phẩm khi mất mới được an táng trong nội ô Tinh Quân, Bảo Cô Quân, Bảo Văn Pháp tòa thánh. Quân, Bảo Học Quân, Bảo Y Quân, Bảo Chương 1 và Chương 3, Tân luật của Vật Quân, Bảo Sĩ Quân, Bảo Sanh Quân, đạo Cao Đài quy định rõ cách thức bầu cử Bảo Nông Quân, Bảo Công Quân, Bảo chức sắc. Dù chức sắc nam hay nữ cũng Thương Quân. phải qua luật này. Nguyên tắc quy định Cửu trùng đài: phải có 500 tín đồ mới lập một họ đạo và Cửu trùng đài là tổ chức quy mô của xây một thánh thất (chùa). 500 tín đồ sẽ bầu đạo Cao Đài, trực tiếp điều hành phần phổ cử ra một Lễ sanh để làm Đầu tộc đạo. Các độ. Chức sắc Cửu trùng đài có nhiệm vụ Lễ sanh đề cử ứng viên Giáo hữu và bỏ dìu dắt và dạy dỗ nhân sanh. phiếu bầu Giáo hữu; 3.000 Giáo hữu đề cử Đứng đầu Hội thánh Cửu trùng đài là ứng viên Giáo sư và bỏ phiếu bầu Giáo sư; Giáo tông. Dưới quyền Giáo tông có 3 72 Giáo sư đề cử ứng viên Phối sư và bỏ Chưởng pháp, 3 Đầu sư, 36 Phối sư, 72 phiếu bầu Phối sư; 36 Phối sư đề cử ứng Giáo sư, 3000 Giáo hữu và vô số Lễ sanh. viên Đầu sư và bỏ phiếu bầu Đầu sư; 3 Đầu Tín đồ muốn vào hàng chức sắc phải qua sư đề cử ứng viên Chưởng pháp và bỏ Lễ sanh. Lễ sanh là người có hạnh nhất, phiếu bầu Chưởng pháp; 3 Đầu sư, 3 được lựa chọn trong hàng tín đồ. Chưởng pháp đề cử ứng viên Giáo tông. Phái nữ sinh hoạt riêng, có hàng giáo Bầu Giáo tông do toàn thể tín đồ bầu cử. Số phẩm, chỉ có một phái. Chức sắc cao nhất lượng chức sắc nữ phái bằng 1/3 số lượng của phái nữ là Đầu Sư, chỉ dưới quyền chức sắc Nam phái. Việc bầu cử chức sắc Chưởng pháp và Giáo tông và chỉ có một nữ phái cũng theo luật bầu cử này. 41
  8. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 69 (03/2020) 3. Kết luận đề cao vị thế nữ giới; xây dựng Hội thánh Mặc dù đạo Cao Đài ra đời trong chế nữ phái, cho nữ phái được ứng cử và bầu độ phong kiến và dùng Nho giáo làm nền cử những người xứng đáng vào Hội thánh tảng hình thành giáo lý nhưng ở đạo Cao nữ phái. Những cố gắng của Hội thánh Đài không tồn tại tư tưởng trọng nam Cao Đài cho thấy, đạo Cao Đài là tôn giáo khinh nữ. Đạo Cao Đài xem trọng nữ giới có sự bình đẳng về giới cao so với các tôn như là một bộ phận không thể thiếu trong giáo hiện hữu khác. Có lẽ sự bình đẳng về sự phát triển của đạo. Điều đó thể hiện giới của đạo Cao Đài là một trong những trong những việc: Đạo Cao Đài xây dựng nguyên nhân dẫn đến sự thành công cũng Báo Ân Từ, trung tâm tín ngưỡng thờ như giúp cho Đạo phát triển và tồn tại đến Mẫu; xây dựng hệ thống giáo lý trong đó ngày hôm nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO Thiện Chí. (2000). Lý Âm Dương trong đạo Cao Đài. Tạp chí Xưa và Nay, số 81B, tr.C. Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại Đạo, Thánh giáo Đức Diêu Trì Kim Mẫu – Lòng Từ Mẫu năm 1970 – 1986. Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại đạo. (2002). Lịch sử đạo Cao Đài, quyển 1. Lưu hành nội bộ. Lê Anh Dũng. (1996). Lịch sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm ẩn (1920 – 1926), Huế: NXB Thuận Hóa. Lê Anh Dũng. (2002). Tìm hiểu đền thánh Cao Đài Tây Ninh. Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 12 (222), tr.31. Hương Hiếu. (1925 - 1929). Đạo sử xây bàn. Tòa thánh Tây Ninh. Trần Hồng Liên. (2009). Giá trị tinh thần truyền thống trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ (Nghiên cứu so sánh với Bắc và Trung Bộ). Báo cáo tại Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập, tổ chức ngày 17/9/2009 tại Biên Hòa (Đồng Nai). Trần Ngọc Thêm. (1996). Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. NXB Thành phố Hồ Chí Minh. Tòa thánh Tây Ninh. (1972). Đạo luật. Tòa thánh Tây Ninh. (1972). Thánh ngôn hiệp tuyển, quyển 1 và 2. Nguyễn Thanh Xuân. (2005). Một số tôn giáo ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Tôn giáo. Ngày nhận bài: 21/02/2020 Biên tập xong: 15/3/2020 Duyệt đăng: 20/3/2020 42
nguon tai.lieu . vn