Xem mẫu

  1. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG VIỆC QUẢNG BÁ VÀ TRIỂN KHAI IFRS Ở VIỆT NAM # PGS.TS Đặng Văn Thanh Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp (DN) và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong công tác lập báo cáo tài chính. Việc áp dụng IFRS, nhằm cải thiện chất lượng thông tin kế toán và do Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế thuận tiện cho các nghiệp vụ tài chính trên thế giới. Giữa những năm 1973 và năm 2000, chuẩn mực kế toán quốc tế phát hành. Trong thời kỳ này các nguyên tắc kế toán được biểu hiện là chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Từ năm 2001, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế mô tả các nguyên tắc kế toán với tên gọi mới là Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế, mặc dù các chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn tiếp tục được thừa nhận. Năm 2005, đánh dấu sự bắt đầu của kỷ nguyên mới về cách quản lý kinh doanh toàn cầu và hoàn thành sự nỗ lực trong 30 năm, bằng việc ban hành các nguyên tắc lập Báo cáo tài chính cho thị trường trên thế giới. Cũng trong năm này, rất nhiều quốc gia đã chính thức áp dụng hệ thống chuẩn mực lập báo cáo tài chính được xây dựng ,phù hợp với quốc gia mình và bắt đầu áp dụng từ 1/1/2005 ở một số nước, như Úc, Hồng Kông, các nước Châu Âu,… Nhiều nguyên tắc kế toán được chấp nhận phổ biến của các quốc gia đã bị giảm tầm quan trọng hoặc đang dần dần được thay thế bởi IFRS. IFRS do Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) và Hội đồng giải thích lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRIC) biên soạn theo định hướng thị trường vốn và hệ thống lập báo cáo tài chính. Phương thức lập báo cáo tài chính được mô tả là tập trung vào mối quan hệ giữa DN với nhà đầu tư và tập trung vào luồng thông tin đến thị trường vốn. Cơ quan Nhà nước vẫn sử dụng báo cáo tài chính như là các thông tin kinh tế tài chính quan trọng. Các báo cáo tài chính lập theo IFRS cho mục đích của nhà đầu tư. IFRS được áp dụng, sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Cụ thể, báo cáo tài chính cung cấp thông tin toàn diện, đúng đắn, kịp thời và do đó nhà đầu tư có nhiều thông tin về thị trường vốn giảm được rủi ro trong việc đưa ra quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính được định dạng theo biểu mẫu thống nhất và loại trừ sự khác biệt trong chuẩn mực kế toán, các thông tin trên Báo cáo tài chính có tính so sánh, qua đó sẽ giúp cho các nhà đầu tư giảm chi phí trong việc xử lý thông tin kế toán, giảm sự khác biệt giữa các nước trong chuẩn mực kế toán. Ngoài ra, chất lượng thông tin cao hơn, tính minh bạch rõ ràng sẽ làm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư. Đặc điểm cơ bản của IFRS thông qua các chuẩn mực, đó là nguyên tắc giá trị hợp lý được đề cập nhiều hơn. Đáng chú ý, đó là việc áp dụng giá trị hợp lý trong các chuẩn mực IAS 16, 36, 38, 39, 40, IFRS 2, IFRS 3. 16
  2. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam Theo kế hoạch của Hội đồng quốc tế về Chuẩn mực kế toán (IASB), trong thời gian tới IASB sẽ tập trung vào những vấn đề liên quan đến IFRS. Vấn đề lập báo cáo (có thể hiểu là trình bày Báo cáo tài chính) là công việc ưu tiên phải làm. Có thể nói rằng, việc áp dụng IFRS đã mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi cách thức ghi nhận, đo lường và trình bày các chỉ tiêu và khoản mục trên Báo cáo tài chính. IFRS được chấp nhận như chuẩn mực lập báo cáo tài chính cho các công ty tìm kiếm sự thừa nhận trên thị trường chứng khoán thế giới. Việc áp dụng IFRS sẽ tăng khả năng so sánh của các thông tin tài chính và tăng chất lượng thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư, giảm sự bất định trong đầu tư, giảm rủi ro đầu tư, tăng hiệu quả của thị trường và giảm thiểu chi phí vốn. Hơn nữa, thông qua việc áp dụng IFRS sẽ giảm ngăn cách buôn bán chứng khoán bằng việc đảm bảo báo cáo tài chính minh bạch hơn. Báo cáo tài chính được lập theo IFRS dễ hiểu và có thể so sánh sẽ cải thiện và tạo lập mối quan hệ với người sử dụng báo cáo tài chính. Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập. Việt nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, tham gia nhiều điều ước quốc tế, là thành viên nhiều hiệp ước, nhiều tổ chức kinh tế của khu vực. Kế toán Việt nam đã được cải cách theo yêu cầu kinh tế thị trường từ năm 1994. Tổ chức nghề nghiệp kế toán Việt nam là thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) là thành viên của Hiệp hội kế toán các nước ASEAN (AFA) từ năm 1998. Nhiều nguyên tắc, thông lệ và chuẩn mực quốc tế về kế toán đã được chọn lực và áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Nhiều DN Việt Nam, đặc biệt là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán đã Lập báo cáo tài chính theo IFRS, mặc dù chưa thật sự hoàn chỉnh. Để triển khai rộng rãi IFRS ở Việt nam có nhiều việc phải làm, rất cần một chiến lược, một quyết tâm, cần trí tuệ và bản lĩnh của những người hoạch định chính sách và đội ngũ các nhà quản lý, các nhà kế toán Việt nam. Trước hết, Cần thống nhất nhận thức về vai trò, ý nghĩa của báo cáo tài chính, trình bày báo cáo tài chính theo IFRS. Cần tuyên truyền và quảng bá rộng rãi dưới mọi hình thức để các nhà quản lý thấy cần thiết, các nhà đầu tư đòi hỏi và các nhà kế toán thấy hết trách nhiệm phải trình bày báo cáo tài chính theo IFRS. Thứ hai, Hoạch định một lộ trình chắc chắn có tầm nhìn chiến lược cho việc áp dụng IFRS ở Việt Nam. Đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán. Cần có sự phân tích sâu sắc yêu cầu và khả năng triển khai IFRS và những việc cần làm cũng như lộ trình, bước đi và cách làm để có thể áp dụng thành công Thứ ba, Nghiên cứu sửa đổi và bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia của Việt nam phù hợp cơ chế kinh tế mới và các chính sách, chế độ tài chính đã và sẽ ban hành. Xây dựng và công bố những chuẩn mực kế toán cho các hoạt động kinh tế mới xuất hiện ở Việt Nam. Thứ tư, Hoàn thiện cơ chế, chính sách cho việc áp dụng IFRS ở Việt Nam. Cần xây dựng các văn bản quy định và hướng dẫn Luật Kế toán, để thực hiện một số kỹ thuật đặc biệt của IFRS, như việc ghi nhận tổn thất tài sản, việc kế toán các công cụ phái sinh cho mục đích phòng ngừa rủi ro, việc ghi nhận giá trị hợp lý của một số tài sản tài chính, bất động sản đầu tư hoặc tài sản sinh học. 17
  3. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam Thứ năm, Tăng cường hoạt động đào tạo và bồi dưỡng về IFRS, IAS. Việc áp dụng IFRS không hoàn toàn dễ dàng đối với các DN. Một trong những thách thức đó là, phải có đội ngũ nhân viên kế toán và tài chính có năng lực. Điều này không phải là vấn đề đơn giản vì IFRS được coi là rất phức tạp ngay cả đối với các nước phát triển. Theo đó, phương pháp hạch toán các giao dịch theo IFRS dựa trên bản chất các giao dịch và dựa trên nhiều xét đoán và đánh giá phân tích của các nhà quản lý, những người sẽ tư vấn cho kế toán viên lập báo cáo tài chính. Các Trường Đại học phải đi đầu trong việc tiếp cận và sớm sớm đưa vào chương trình đào tạo của trường môn học về Chuẩn mực kế toán và chuẩn mực báo cáo tài chính. Đồng thời, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam cần mở nhiều khóa huấn luyện để cập nhật các Chuẩn mực kế toán và chuẩn mực báo cáo tài chính cũng như những thay đổi bổ sung các chuẩn mực quốc tế cũng như của Việt Nam. Trước hết là, huấn luyện và đào tạo cho các kế toán viên hành nghề, các hội viên, các kế toán trưởng, các cán bộ thuế . Thứ sáu, Nhà nước và các DN cần đầu tư và giành kinh phí thỏa đáng cho việc triển khai áp dụng IFRS. Bởi vì, khi áp dụng IFRS đơn vị phải bỏ ra chi phí ban đầu lớn, thiết kế và xây dựng lại hệ thống thu thập, xử lý và trình bày các thông tin tài chính. Các DN cần xây dựng và vận hành hệ thống kết nối thông tin trong nội bộ và phần mềm kế toán của DN đủ mạnh, để có thể cập nhật các thông tin tài chính kịp thời và đầy đủ. Tóm lại, Việc thực hiện theo IFRS thực sự là một thách thức về mức độ phát triển của thị trường, trình độ, năng lực của kiểm toán viên, kế toán viên và cả các nhà đầu tư trên thị trường. Đối với thị trường vốn, thị trường chứng khoán, việc lập và trình bày Báo cáo tài chính theo IFRS sẽ hỗ trợ nâng cao tính công khai, minh bạch và bền vững của thị trường. Tuy nhiên, việc lập và trình bày báo cáo tài chính theo IFRS đòi hỏi nỗ lực không nhỏ từ các cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán, các DN, tổ chức nghề nghiệp và những người làm công tác tài chính kế toán. Rất cần sự bản lĩnh trí tuệ và sự cân nhắc chu đáo, để xác định lộ trình hợp lý cho Việt Nam. 18
nguon tai.lieu . vn