Xem mẫu

  1. VAI TRÒ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY Trần Thị Khánh Linh1 TÓM TẮT: Mở rộng lý thuyết hành vi của Ajzen, thông qua kết quả phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy đa biến, nghiên cứu tập trung đánh giá tác động của các chương trình giáo dục đại học và giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 229 sinh viên đang theo học cách ngành liên quan đến kinh tế, kĩ thuật của Đại học Huế thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kết quả chỉ ra rằng chương trình giáo dục có ảnh hưởng đáng kể đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Từ đó, tác giả đề xuất một số gợi ý khuyến nghị cho các trường đại học nhằm thức đẩy tiềm năng và ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên đại học hiện nay. Từ khóa: Giáo dục đại học; giáo dục khởi nghiệp; ý định khởi nghiệp; lý thuyết hành vi dự định; sinh viên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới rất chú trọng tinh thần khởi nghiệp và xem đó là cách thức để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm (Shane và Venkataraman, 2000). Kinh nghiệm từ các quốc gia thành công trên thế giới cho thấy đối tượng khởi nghệp tập trung vào giới trẻ. Và khởi nghiệp khi đang là sinh viên có thể không phải là con đường lựa chọn của tất cả, tuy nhiên trường học lại là nơi tuyệt vời để bắt đầu kinh doanh. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng phương pháp giáo dục đại học vào giáo dục khởi nghiệp có thể thúc đẩy tinh thần kinh doanh (Gatewood và cộng sự, 2002; Mitra và Matlay, 2004; Kuratko, 2005; Harris và Gibson, 2008; Henry và cộng sự 2005; Falkang và Alberti, 2000; Kirby, 2002; Kuratko, 2003). Điều này đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể về số lượng và chất lượng các chương trình doanh nhân tại các trường cao đẳng và đại học (Finkle and Deeds, 2001; Kurakto, 2005; Matlay, 2005). Những lợi ích của giáo dục kinh doanh đã được các nhà nghiên cứu và giáo dục khen ngợi; tuy nhiên, tác động của các chương trình này lên năng lực kinh doanh và ý định trở thành một doanh nhân phần lớn vẫn chưa được khám phá (Sánchez, 2010). Ở Việt Nam, “sinh viên muốn khởi nghiệp nên mang theo tinh thần Việt Nam, sẵn sàng chịu khó, chịu khổ... với tâm thế hướng ra toàn cầu.” - TS. Lê Trường Tùng - Chủ tịch Trường Đại học FPT - nơi cứ 100 sinh viên thì có đến khoảng 5 sinh viên khởi nghiệp cho biết. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, số lượng các công ty khởi nghiệp của Việt Nam đã không ngừng tăng tên từ 77552 doanh nghiệp năm 2011 đến năm 2013 con số này là 76995 và Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa cho biết tính đến ngày 20/12/2016, số doanh nghiệp thành lập mới là 110.100, tăng 16,2% so với năm 2015. Tuy nhiên, tỷ lệ khởi nghiệp kinh doanh ở sinh viên còn thấp, phần lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp cao đẳng, đại học đều có xu hướng nộp đơn tuyển dụng vào các doanh nghiệp đang hoạt động, chỉ có một số ít muốn khởi nghiệp bằng việc tự kinh doanh (Nguyễn Quang Dong, 2013). Lý giải cho tình trạng chỉ thích làm thuê, 1 Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đác Di, TP Huế, 49000, Việt Nam.
  2. 768 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA không thích làm chủ của sinh viên, có ý kiến cho rằng chương trình giáo dục phổ thông và đại học hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu kiến thức về khởi nghiệp tại Việt Nam; giáo trình chú trọng vào lí thuyết, chưa đề cao tính thực hành và kiến thức thực tiễn. Trên thị trường cũng đang thiếu những đơn vị đào tạo về khởi nghiệp dành cho sinh viên đại học và các dịch vụ công cụ hỗ trợ khởi nghiệp (Nguyễn Thu Thủy và Nguyễn Thành Độ, 2012). Chính vì lí do đó, sinh viên hiện nay thiếu kiến thức, thiếu tự tin và thiếu tầm nhìn cần thiết để khởi nghiệp kinh doanh. Thông qua việc phát triển mô hình hành vi dự định của Ajzen (1991), với nguồn dữ liệu được thu thập từ sinh viên trên địa bàn thành phố Huế, bài viết sẽ tập trung phân tích mối quan hệ giữa chương trình giáo dục đại học và giáo dục khởi nghiệp với ý định khởi nghiệp. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức khởi nghiệp của sinh viên, thúc đẩy môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lí thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất Ý định khởi nghiệp là định hướng và mong muốn của một cá nhân bắt đầu kinh doanh hay khởi sự thông qua việc thành lập một doanh nghiệp mới. Theo lí thuyết hành vi dự định TPB được Ajzen giới thiệu đầu tiên vào năm 1991, hành vi của một người được xác định khi người đó có dự định thực hiện hành vi đó. Cụ thể hơn, theo Ajzen, ý định thực hiện hành vi chịu sự tác động của 3 yếu tố: thái độ cá nhân, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Sơ đồ 1: Mô hình hành vi dự định (TPB) Thái độ Xu hướng hành vi Hành vi thực sự Chuẩn chủ quan Nhận thức kiểm soát hành vi Tuy nhiên, theo những nghiên cứu về ý định khởi nghiệp dựa trên lí thuyết hành vi cho thấy thái độ cá cá nhân, chuẩn chủ quan, và nhận thức kiểm soát hành vi chỉ giải thích được từ 30% đến 50% sự khác biệt trong ý định. Khả năng giải thích này còn phụ thuộc vào ngữ cảnh và tình huống (Karimi, 2014). Askun và Yildirim (2011) đã chứng minh rằng các khóa học khởi nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến ý định khởi nghiệp của sinh viên; Zhou Hong và cộng sự (2012) cho rằng chất lượng khởi nghiệp của sinh viên liên quan tới chương trình giáo dục khởi nghiệp vì nó làm cung cấp các kiến thức cần thiết về khởi nghiệp và giúp phát triển các kĩ năng khởi nghiệp cho sinh viên. Taatila và Down (2012) kết luận rằng sinh viên của những chương trình đào tạo khác nhau thì có xu hướng khởi nghiệp khác nhau. Dodescu và cộng sự (2014) cũng kết luận rằng thời gian thực tập nghề nghiệp cũng góp phần thúc đẩy sinh viên kinh tế khởi nghiệp. Gnyawali và Fogel (1994) đã ủng hộ quan điểm giáo dục và đào tạo đại học là một trong những nhân tố quan trọng trong phát triển con người và nguồn lực con người. Các trường đại học giúp thúc đẩy tinh thần doanh nhân trong sinh viên, truyền tải cách tư duy, lối suy nghĩ sáng tạo, đổi mới, không ngại rủi ro trong kinh doanh. Theo Zahariah Mohd Zain và cộng sự (2010) các yếu tố: tham gia các khóa học kinh doanh, nền tảng gia định, đặc điểm các nhân đếu ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ở Malaysia.
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 769 Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu theo lí thuyết dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên và sinh viên, tuy nhiên hiện nay chưa có nghiên cứu nào phân tích về tác động của chương trình giáo dục đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Do đó để tăng khả năng đánh giá, lấp đầy ”khoảng trống” nghiên cứu đang còn tồn tại, tác giả bổ sung nhóm nhân tố mới Giáo dục vào mô hình nghiên cứu mình để từ đó xem xét tác động của chương trình giáo dục đại học, giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học chính quy hiện nay, áp dụng tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thái độ Nhận thức kiểm soát hành vi + + H1 H3 + + Ý định khởi nghiệp + H2 H4 + Quy chuẩn chủ quan + Giáo dục + Sơ đồ 2: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh Giả thuyết nghiên cứu: + Giả thuyết H1: Yếu tố Thái độ tác động dương đến ý định khởi nghiệp; + Giả thuyết H2: Yếu tố Quy chuẩn chủ quan tác động dương đến ý định khởi nghiệp; + Giả thuyết H3: Yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động dương đến ý định khởi nghiệp; + Giả thuyết H4: Yếu tố Giáo dục có tác động dương đến ý định khởi nghiệp; 2.2 Phương pháp chọn mẫu quan sát Tổng số mẫu quan sát hợp lệ của mẫu nghiên cứu là 229 sinh viên thuộc các trường đại học trên địa bàn thành phố Huế từ tháng 3/2018- 6/2018 thông qua phương pháp chọn mẫu phi xác suất theo kiểu thuận tiện. Khảo sát đưa ra câu hỏi chi tiết thông qua bảng hỏi giấy, và đường link khảo sát trực tuyến đến những sinh viên năm 3, năm 4 thuộc khối ngành kinh tế, kĩ thuật trong Đại học Huế (cụ thể: sinh viên khoa Kinh tế, Quản trị Kinh doanh , Tin học kinh tế, Công nghệ thông tin, Chăn nuôi thú ý, Du lịch, Xây dựng dân dụng). Trong số sinh viên tham số khảo sát, số sinh viên có ý định khởi nghiệp chiếm 71,18% tương ứng với 163 sinh viên, số liệu thu thập bảo đảm thực hiện tốt mô hình nghiên cứu. 2.3 Phương pháp phân tích Tất cả các thang đo các biến nghiên cứu trong mô hình đều là thang đo đa biến. Các thang đo này sử dụng dạng Likert, năm điểm với 1: hoàn toàn không đồng ý và 5: hoàn toàn đồng ý. Thang đo được hình thành qua tham khảo thang đo của các nghiên cứu đi trước; thông qua phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn sâu ở bước nghiên cứu định tính để hình thành thang đo chính thức phù hợp với ý định khởi nghiệp của sinh viên hiện nay. Về phương pháp phân tích, các thang đo trong mô hình nghiên cứu được xây dựng bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha và hồi quy tuyến tính để kiểm định mô hình lý thuyết bổ sung.
  4. 770 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Nhằm tăng độ tin cậy của mô hình nghiên cứu, thang đó các yếu tố Thái độ cá nhân gồm 4 biến, quy chuẩn chủ quan gồm 4 biến , nhận thức kiểm soát hành vi gồm 5 biến và Ý định khởi nghiệp kinh doanh gồm 6 biến quan sát được sử dụng chủ yếu từ thang đo của Linan và Chen (2009), Zahariah Mohd Zain và cộng sự (2010) kèm theo một số thang đo của tác giả điều chỉnh để phù hợp hơn với thực tế nghiên cứu; thang đó chương trình giáo dục đại học và giáo dục khởi nghiệp gồm 6 biến được sử dụng kết hợp từ thang đo của Linan và cộng sự (2011) và Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thu Thủy (2015). 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đánh giá của sinh viên về chương trình đại học và chương trình giáo dục khởi nghiệp hiện nay Trong tổng số 229 sinh viên được khảo sát, có khoảng 47,2 % sinh viên trả lời đã từng tham gia một hội thảo về khởi nghiệp tổ chức trong và ngoài trường và chỉ có 14, 8% sinh viên đã từng tham gia các cuộc thi viết ý tưởng kinh doanh, tuy nhiên ở mức cấp khoa, cấp trường. Và khi được học về chương trình giáo dục đại học hiện tại mà họ đang theo học, thì có 69,9% sinh viên đồng ý các kiến thức học ở giảng đường đại học giúp họ có các kiến thức thực tế (và 83% sinh viên năm 3, năm 4 đồng ý với điều này sau khi trải qua các kì thực tập giáo trình, thực tập nghề nghiệp). 64,6% sinh viên đồng ý nhà trường cung cấp nhiều kiến thức về kinh tế, kinh doanh (90% sinh viên khối ngành kinh tế thừa nhận điều này). Đánh giá của sinh viên về chương trình đại học và chương trình giáo dục khởi nghiệp thể hiện qua biểu đồ sau: Hình 1: Đánh giá về chương trình giáo dục đại học và giáo dục khởi nghiệp (Nguồn: Kết quả xử lý bằng Excel, 2018) 3.2. Kết quả kiểm định thang đo và phân tích EFA Trước khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá đối với các chỉ tiêu nghiên cứu đưa ra ban đầu, nghiên cứu tiến hành phân tích Cronbach Alpha cho từng nhóm. Trong mỗi nhóm, các biến tương quan có hệ số tương quan tổng biến 50% và giá trị Eigenvalue của mỗi nhân tố đều lớn hơn 1. Do đó phân tích nhân tố là phù hợp, 3 nhóm nhân tố được mô tả như sau:
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 771 Nhóm nhân tố thứ nhất được đặt tên là Thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi gồm các biến liên quan đến thái độ và nhận thức cá nhân về khả năng khởi nghiệp (tự tin vào việc khởi nghiệp; không ngại rủi ro trong kinh doanh; có tinh thần lạc quan; tinh thần tiếp thu ý kiến của người khác...). Nhóm nhân tố thứ hai được đặt tên là Giáo dục đại học và giáo dục khởi nghiệp gồm các biến liên quan đến quá trình đào tạo đại học và các chương trình khởi nghiệp (quá trình học ở trường giúp tôi có các kiến thúc và kĩ năng làm việc thực tế; được học lí thuyết kết hợp với tình huống thực tiễn; chương trình học trang bị nhiều kiến thức về kinh doanh; trường thường xuyên tổ chức các hoạt động về khởi nghiệp cho sinh viên; được rèn luyện các kĩ năng như làm việc nhóm, quản lí cảm xúc, kĩ năng giao tiếp...) Nhóm nhân tố thứ ba được đặt tên là Quy chuẩn chủ quan gồm các biến liên quan đến sự ảnh hưởng của gia đình, bạn bè người thân đối với việc khởi nghiệp (gia đình sẽ ủng hộ nếu tôi quyết định khởi nghiệp; những người quan trọng khác sẽ ủng hộ nếu tôi khởi nghiệp...) Biến phụ thuộc được xác định là Ý định khởi nghiệp kinh doanh gồm: tôi muốn có xu hướng sẽ kinh doanh buôn bán hoặc mở doanh nghiệp trong tương lai; tôi muốn được tự chủ; tôi lên kế hoạch sẵn sàng cho việc khởi nghiệp; tôi tìm hiểu các vấn đề cần thiết phải có khi khởi nghiệp; tôi bắt đầu xây dựng các mối quan hệ cần thiết. Biến phụ thuộc có giải thích 77,44% biến thiên dữ liệu, hệ số KMO = 0,872>0,5 và kiểm định Barlett cho giá trị P-value nhỏ hơn 0,05. Kết quả phân tích nhân tố EFA được tổng hợp ở bảng sau: Bảng 1: Kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên hiện nay Số biến Nhóm nhân tố Eigenvalues quan sát Biến độc lập Thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi 9 8,248 Hệ số KMO = 0,917 Giáo dục đại học và giáo dục khởi nghiệp 6 2,870 Sig. = 0,000 Quy chuẩn chủ quan 4 2,390 Biến phụ thuộc Hệ số KMO = 0,872 Ý định khởi nghiệp kinh doanh 6 4,646 Sig. = 0,000 (Nguồn: Kết quả xử lý bằng SPSS, 2018) Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá, cho thấy rằng yếu tố Giáo dục đại học và giáo dục khởi nghiệp có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên hiện nay. 3.3. Phân tích hồi quy tuyến tính Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên các ngành kinh tế, kĩ thuật của Đại học Huế, nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy với biến phụ thuộc là Ý định khởi nghiệp (YD) và 3 biến độc lập là: Thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi (TDNT), Giáo dục đại học và giáo dục khởi nghiệp (GD), quy chuẩn chủ quan (QC). Kết quả hồi quy được tóm tắt ở bảng sau: Bảng 2: Kết quả hồi quy tuyến tính Hệ số hồi quy Biến độc lập t Sig. VIF chuẩn hóa Hằng số -3,466 0,001 Thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi 0,424 8,918 0,000 1,295 Giáo dục đại học và giáo dục khởi nghiệp 0,326 6,883 0,000 1,283 Quy chuẩn chủ quan 0,272 6,058 0,000 1,154 R 2 = 0, 607 R 2 điều chỉnh = 0, 602 (Nguồn: Kết quả xử lý bằng SPSS, 2018)
  6. 772 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Kết quả ở bảng 3 cho thấy, R 2 điều chỉnh = 0,602, nghĩa là mô hình hồi quy đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu nghiên cứu và 60,2% sự biến thiên của Ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế, kĩ thuật được giải thích thông qua các nhóm biến đã đưa vào mô hình. Các hệ số hồi quy đều mang giá trị dương có nghĩa là các nhân tố độc lập đưa vào mô hình có tác động cùng chiều tới ý định khởi nghiệp của sinh viên. Trong đó yếu tố Thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi có tác động nhiều nhất với hệ số hồi quy β = 0, 424 . Điều này phù hợp với các kết quả nghiên cứu đã công bố trước đó của Boissin và cộng sự (2009), Wu và Wu (2008), Seven (2013). Yếu tố Giáo dục đại học và giáo dục khởi nghiệp cũng có tác động mạnh mẽ đến ý định khởi nghiệp của sinh viên với hệ số β = 0,326 , điều này chứng tỏ việc bổ sung thêm nhân tố Giáo dục vào mô hình của TPB của Ajzen là hợp lý. Những sinh viên càng có kiến thức nền tốt, có kiến thức về khởi nghiệp, có các kĩ năng mềm như quản lí cảm xúc, làm việc nhóm... thì ý định khởi nghiệp kinh doanh sau tốt nghiệp sẽ càng cao. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhận định của Souitais và cộng sự (2007) vai trò của giáo dục là rất quan trọng trong việc hình thành ý định khởi nghiệp của sinh viên. Tương tự yếu tố Quy chuẩn chủ quan có ảnh hưởng thuận chiều đến ý định khởi nghiệp. Điều này hàm ý rằng nếu có sự hỗ trợ, ủng hộ, động viên từ phía gia đình, người thân, những người quan trọng khác, những người xung quanh thì khả năng sinh viên khởi sự kinh doanh sẽ càng lớn. 4. MỘT SỐ GỢI Ý NHẰM NÂNG CAO Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP KINH DOANH CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY Thông qua kết quả phân tích nhân tố khám phá và hồi quy tuyến tính, nghiên cứu đã xác định được rằng Ý định khởi nghiệp của sinh viên hiện nay không chỉ được giải thích bởi yếu tố Thái độ và nhận thức, quy chuẩn chủ quan mà còn có yếu tố Giáo dục bao gồm chương trình giáo dục đại học và giáo dục khởi nghiệp. Từ đó, nghiên cứu tập trung đề xuất một số gợi ý nhằm tăng cường vai trò của giáo dục, góp phần thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên hiện nay: Thứ nhất, sử dụng phương pháp giảng dạy lí thuyết kết hợp với tình huống tiếp cận thực tế Thay cho cách dạy lý thuyết, các trường cần chuyển sang dạy học thông qua trải nghiệm, mục đích là để giúp người học hiểu cách tư duy của những người khởi nghiệp và có khả năng lựa chọn những quyết định tốt nhất trong một bối cảnh cụ thể. Phương pháp học tập như thảo luận nhóm, bài tập tình huống, thiết lập các kế hoạch, dự án kinh doanh nhỏ, tăng cường các giờ thực hành, làm đồ án.. là một trong những cách giúp tăng cường tính ứng dụng của môn học vào thực tiễn đời sống, giúp cho sinh viên trình bày các ý tưởng mới, phản biện các ý tưởng của người khác để hoàn thiện ý tưởng của mình. Ngoài ra nhà trường cần nhấn mạnh đến sự tham gia, sự gắn kết của các doanh nghiệp, doanh nhân, tạo điều kiện cho sinh viên có thể tìm hiểu về cơ chế hoạt động, tổ chức bộ máy nhân sự của doanh nghiệp. Điều này giúp cho sinh viên có cái nhìn đầy đủ hơn về cách thức hoạt động của một doanh nghiệp, cá nhân sinh viên có thể tìm thấy hình mẫu doanh nhân thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu các doanh nghiệp được thực tập... Sự gắn kết này còn mang lại lợi ích to lớn cho nhà trường, vì nó biện minh cho ý nghĩa thiết yếu của trường đại học , nâng cao uy tín của nhà trường trong xã hội, biến nhà trường thành một yếu tố không thể thiếu trong hệ thống khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Thứ hai, đưa các nội dung khởi nghiệp vào chương trình đào tạo đại học Theo nghị quyết số 35/NQ-CP, ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 đã yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học phải chú trọng và đưa nội dung khởi nghiệp vào chương trình đào tạo. “Việc đưa môn học về khởi nghiệp vào trường đại học giúp cho sinh viên nâng cao
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 773 kiến thức, nhận thức về khởi nghiệp, định hình tư tưởng và giá trị cốt lõi khi khởi nghiệp”- chia sẻ của PGS. TS Mai Thanh Phong, Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa TP.HCM. Theo số liệu nghiên cứu định tính, 57,6% sinh viên hiện nay gặp khó khăn trong quá trình khởi nghiệp là do quá trình lên ý tưởng và biến ý tưởng thành hiện thực. Họ chưa xác định được lộ trình khởi nghiệp cụ thể nên rất lúng túng khi bắt đầu khởi nghiệp. Do đó để tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ cho sinh viên hình thành và thực hiện hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, các trường đại học cần thành lập các bộ phận, trung tâm hỗ trợ sinh viên, các kênh thông tin cung cấp tài liệu và đào tạo những cán bộ giảng viên, cộng đồng cố vấn khởi nghiệp. Quan trọng hơn, giáo dục đào tạo đại học và giáo dục khởi nghiệp tạo ra nhận thức và cảm hứng kinh doanh, nuôi dưỡng thái độ, xây dựng sự tự tin, trang bị những kiến thức cơ bản giúp sinh viên có hành trang cần thiết để khởi nghiệp và xem khởi nghiệp kinh doanh như một lựa chọn nghề nghiệp (Amran và cộng sự, 2013) Thứ ba, tăng cường ươm mầm, nuôi dưỡng tinh thần doanh nhân cho sinh viên Yếu tố thái độ cá nhân và nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng nhiều nhất đến ý định khởi nghiệp của mỗi cá nhân. Do đó nâng cao thái độ, tinh thần doanh nhân sẽ thức đẩy sự húng thú đối với khởi nghiệp. Để khơi dậy lòng ham muốn kinh doanh, tư duy làm chủ của sinh viên, nhà trường và xã hội cần trang bị tốt nền tảng kiến thức về khởi nghiệp thông qua các hoạt động truyền cảm hứng, hoạt động giáo dục khởi nghiệp. Nhà trường có thể tố chức các buổi nói chuyện, trao đổi với các doanh nhân thành đạt, các chủ doanh nghiệp trẻ của Việt Nam và thế giới, qua đó tạo cầu nối giữa sinh viên với cộng đồng doanh nhân, gia tăng vốn kiến thức xã hội cho sinh viên. Thứ tư, tăng cường các hoạt động ngoại khóa về khởi nghiệp và các cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp Các hoạt động ngoại khóa chính là phương thức phát triển năng lực kinh doanh và mong muốn khởi khởi sự của sinh viên rất hiệu quả ( Nguyễn Thị Thu Thủy, 2015). Các hoạt động này cung cấp cho sinh viên những kĩ năng, quan hệ xã hội thực tế. Các trường đại học có thể tổ chức các ngày hội kinh doanh, các hội chợ sinh viên, các gian hàng handmade để sinh viên có thể trao đổi hàng hóa tự làm cho nhau. Điều này giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm bán hàng, kinh nghiệm tự kinh doanh và kinh nghiệm hợp tác với người khác trong kinh doanh. Bên cạnh đó, các trường đại học nên tổ chức các cuộc thi viết ý tưởng khởi nghiệp thường niên có sự tham gia, tư vấn, hỗ trợ của các doanh nghiệp trên địa bàn. Giúp sinh viên kêu gọi vốn đầu tư cho dự án xuất sắc thông qua các quỹ đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm... hoặc các quỹ đầu tư dành cho khởi nghiệp của chính trường đại học học đó. Ngoài ra, các buổi hội thảo, các buổi chia sẻ về ý tưởng khởi nghiệp, khó khăn trong khởi nghiệp... thiết nghĩ là cần thiết, giúp sinh viên nhận biết được áp lực điều hành doanh nghiệp và tự đánh giá xem mình có phù hợp với việc khởi nghiệp bằng cách mở doanh nghiệp hay không, và hơn hết là có cơ hội tìm hiểu xem bản thân còn cần phải trau dồi thêm những kiến thức, kỹ năng gì để khởi nghiệp thành công trong bối cảnh hội nhập ngày nay. Thứ năm, tăng cường phát triển các kĩ năng sống, các kĩ năng cần thiết để khởi nghiệp cho sinh viên. Theo nghiên cứu của Maria (2014) các kỹ năng một doanh nhân cần có để quản lý và phát triển kinh doanh là: kỹ năng cá nhân ( kĩ năng nhận thức, kĩ năng xã hội, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng quản lý và kỹ năng tiếp nhận công nghệ, kĩ năng quản lí cảm xúc, kĩ năng làm việc nhóm..), kĩ năng kinh doanh ( kĩ năng nghiên cứu thị trường, kĩ năng quản lí sản phẩm, kĩ năng tiếp thị, kĩ năng quản lí tài chính...). Kỹ năng sống tốt thúc đẩy thay đổi cách nhìn nhận bản thân và thế giới, tạo dựng niềm tin, lòng tự trọng, thái độ tích cực và động lực cho bản thân, tự mình quyết định số phận của mình. Kỹ năng sống giúp giải phóng và vận dụng năng lực tiềm tàng trong mỗi con người để hoàn thiện bản thân, tránh suy nghĩ theo lối mòn và hành động theo thói quen trên hành trình biến ước mơ thành hiện thực. Và “ Sự thành công của
  8. 774 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó”. Kinixti – Học giả Mỹ. Do đó việc trao dồi và phát triển các kĩ năng kinh doanh là rất quan trọng để tạo ra một môi trường khởi nghiệp lành mạnh, văn hóa. Hoạt động học tập trên lớp, các hoạt động ngoại khóa là cơ hội tốt để sinh viên có thể rèn luyện các kĩ năng sống của mình. Bên cạnh đó, các trường đại học có thể mở các lớp về kĩ năng sống, kĩ năng kinh doanh, kĩ năng bán hàng... có sự liên kết với các diễn giả hoặc doanh nhân đã thành công để sinh viên có thể đăng kí học hỏi. 5. KẾT LUẬN Kết quả của nghiên cứu cho thấy bên cạnh yếu tố thái độ và nhận thức cá nhân, quy chuẩn chủ quan, yếu tố chương trình giáo dục đại học nói chung và chương trình giáo dục khởi nghiệp nói riêng có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Cùng với việc nâng cao tinh thần, thái độ khởi nghiệp cho sinh viên thì việc thay đổi chương trình đào tạo, cách thức, phương pháp đào tạo đại học, bổ sung chương trình giáo dục khởi nghiệp là cần thiết nhằm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong toàn quốc hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO Journals: Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50: 179- 211. Amran Md Rasli, Saif ur Rehman Khan và cộng sự (2013), Factors Affecting Entrepreneurial Intention Among Graduate Students of Universiti Teknologi Malaysia. International Journal of Business and Social Science, Vol 4, N.2, 182 – 188. Aşkun B. và Yildirim , 2010, Insights on entrepreneurship education in public universities in Turkey: Creating entrepreneurs or not? Procedia Social and Behavioral Sciences 24, 663–676. Boissin, J.-P., Branchet, B., Emin, S., và Herbert, J. I. (2009). Students and Entrepreneurship: A Comparative Study of France and the United States. Journal of Small Business & Entrepreneurship, 22(2), 101–122. Falkang, J. và Alberti, F. (2000). The assessment of entrepreneurship education. Industry and Higher Education, 14 (2), 101-108. Finkle T.A., và Deeds, D. (2001). Trends in the market for entrepreneurship faculty, 1989-1998. Journal of Business Venturing, 16, 613-30. Gatewood, E.K. et al. (2002). The effects of perceived entrepreneurial ability on task effort, performance, and expectancy. Entrepreneurship Theory and Practice, 27(2), 187–206. Harris, M.L., Gibson, S.G. (2008). Examining the entrepreneurial attitudes of US business students. Education and Training, 50(7), 568-581. Henry, C., Hill, F. và Leitch, C. (2005). Entrepreneurship education and training: Can entrepreneur-ship be taught? Part I. Education and Training, 47, 98-111. Karimi, S., Beimans , H.J.A., Lans, và cộng sự (2014). Effects of role madels and Gender on students Entrepreneurial Intentions. European Journal of Training and Development, 38(8), 694-727. Kirby, D. (2002). Entrepreneurship education: can business schools meets the challenge. Education and Training, 46 (8/9). Kuratko, D. F. 2005. The emergence of entrepreneurship education: Development, trends, and challenges. Entrepreneurship Theory and Practice, 29(5): 577-598. Liñán, F. và Chen, Y. (2009). Development and Cross-Cultural Application of a Specific Instrument to Measure Entrepreneurial Intentions. Entrepreneurship Theory and Practice, 33(3), 593-603
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 775 Mitra, J., Matlay, H. (2004). Entrepreneurial and vocational education and training: lessons from Eastern and Central Europe. Industry & Higher Education,18 (1), 53-69. Nguyễn Quang Dong, Lê Anh Đức (2013). Đánh giá tình trạng việc làm của sinh viên chính quy tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế quốc dân- Kết quả từ một cuộc khảo sát. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 189, tháng 03/2013, 90-99. Nguyễn Thị Thu Thủy (2015). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tiềm năng khở sự của sinh viên đại học. Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Pruett và cộng sự (2009), Explaining entrepreneurial intentions of university students: a cross-cultural study.   International Journal of Entrepreneurial Behaviour & Research 15(6), 571-594. Saeid Karimi, Harm J.A. Biemans, Thomas Lans, Mohammad Chizari, Martin Mulder, (2014). Effects of role models and gender on students’ entrepreneurial intentions. European Journal of Training and Development, Vol. 38 Issue: 8, 694-727. Sesen, H. (2013). Personality or environment? A comprehensive study on the entrepreneurial intentions of university students. Education and Training, 55(7), 624–640. Shane, S., và Venkataraman, S. (2000). The promise of entrepreneurship as a field of research. Academy of Management Review, 25, 217-226. Taatila và Down (2012). Measuring entrepreneurial orientation of university students. Education and Training, Vol. 54 Issue: 8/9, 744-760. Wu, S., và Wu, L. (2008). The impact of higher education on entrepreneurial intentions of university students in China. Journal of Small Business and Enterprise Development, 15(4), 752–774. Zahariah Mohd Zain, Amalina Mohd Akram, Erlane K Ghain (2010), Entrepreneurship Intention Among Malaysian Business Students. Canadian Social Science, Vol.6, No.3, p 34-44. Zhou Hong và cộng sự (2012), Entrepreneurship Quality of College Students Related to Entrepreneurial Education. Energy Procedia, Vol.17, Part B, 2012, 1907-19.
nguon tai.lieu . vn