Xem mẫu

  1. VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP QUỐC GIA Phạm Đức Chính* - Phạm Hồng Quất**- Trương Trọng Hiểu***, 1 2 Nguyễn Phan Phương Tần****- Phùng Thanh Bình**** 3 TÓM TẮT: Các trường đại học là một trong những thành tố quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, nghiên cứu về vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp và làm thế nào các trường đại học thúc đẩy quá trình khởi nghiệp của sinh viên ở Việt Nam còn hạn chế và chưa được hệ thống hóa. Nghiên cứu này cung cấp những vấn đề liên quan đến thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các trường đại học. Sử dụng phương pháp phân tích tình huống cụ thể của hai trường đại học hàng đầu thế giới Harvard và Stanford, nghiên cứu đã khám phá những đặc điểm góp phần vào thành công của các hoạt động khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một bức tranh đặc thù về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở các trường đại học, những nhà hoạch định chính sách có thêm nguồn tham khảo cho những quyết định hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. Từ khóa: khởi nghiệp, vai trò, trường đại học, Harvard, Stanford, Việt Nam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khởi nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Khởi nghiệp không chỉ tác động vào sự phát triển kinh tế, mà còn mang lại lượng việc làm khổng lồ cho quốc gia (Haltiwanger, 2012; Acs & Audretsch, 2010). Các nhà hoạch định chính sách quốc gia đắt đầu nhận thấy tầm quan trọng của việc khích lệ, thúc đẩy và hỗ trợ khởi nghiệp, đặc biệt trong nền công nghiệp tri thức và công nghiệp 4.0. Khi tầm quan trọng của nền công nghiệp trí thức ngày càng tăng, các nhà hoạch định chính sách càng nhận mức độ quan trọng của các trường đại học hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia và toàn cầu (Chakrabarti & Lester, 2002). Các trường đại học không chỉ tạo ra và cung cấp những kiến thức và phát minh mà còn sử dụng chúng như những yếu tố đầu vào tạo ra những sản phẩm đổi mới và sáng tạo nhằm phục vụ cho xã hội và phát triển kinh tế (Edmondson & McManus, 2007). Tuy nhiên, việc tạo ra kiến thức và sử dụng chúng tạo ra những sản phẩm vẫn chưa đảm bảo được những sản phẩm đó sẽ được thương mại hóa nhằm thúc đẩy hoạt động và tăng trưởng kinh tế. Vì thế, sự phát triển khởi nghiệp giúp các trường đại học thực hiện nhiệm vụ mới trong việc chuyển giao công nghệ và các kiến thức ra ngoài xã hội hiệu quả nhất (Audretsch, 2014). Trước đây, các trường đại học trên thế giới nói chung, và ở Việt Nam nói riêng, chỉ tập trung vào 2 nhiệm vụ chính là giảng dạy và nghiên cứu. Tuy nhiên, José Guimón (2013) và Laredo (2007) cho rằng * Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh ** Bộ Khoa học và Công nghệ *** Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh **** Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh ***** Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tác giả nhận phản hồi: Tel: +84 983 147 616, Email: binhpt@uel.edu.vn
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1193 nhiệm vụ của một trường đại học bao gồm ba nhiệm vụ lớn: giảng dạy, nghiên cứu và khởi nghiệp kinh doanh. Khi nghiên cứu sâu về vai trò của trường đại học, các học giả chỉ tập trung vào nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu mà bỏ qua nhiệm vụ quan trọng là hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên. Thực tế, có rất nhiều công ty khởi nghiệp rất thành công ở các trường đại học như Harvard, MIT, Stanford v.v., nhưng lại rất ít ở các trường đại học khác, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Các trường đại học đóng vai trò hỗ trợ như thế nào cho quá trình khởi nghiệp của sinh viên? Nghiên cứu này cố gắng giải quyết câu hỏi trên từ việc phân tích hai trường đại học nổi tiếng Harvard và Stanford. Nghiên cứu về vai trò của các trường đại học trong việc hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp vẫn còn hạn chế và chưa có lý thuyết nào cho việc giải quyết vấn đề đó. Vì thế, nghiên cứu tình huống/trường hợp (case study research) được sử dụng nhằm trả lời cho những câu hỏi “tại sao” hoặc “làm thế nào” (Ying, 2009). Nghiên cứu tình huống ở 2 trường đại học hàng đầu thế giới với nhiều dự án khởi nghiệp thành công, Harvard và Stanford, có thể mang lại một bức tranh với những yếu tố ảnh hưởng đến việc hỗ trợ của các trường đại học cho các dự án khởi nghiệp của sinh viên. 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Theo Schumpeter & Backhaus (2003), khởi nghiệp là hoạt động tạo ra sự kết hợp mới của (1) giới thiệu một hàng hóa mới, hoặc một chất lượng mới của hàng hóa, (2) giới thiệu phương pháp sản xuất mới, (3) mở ra một thị trường mới, (4) đạt được một nguồn cung cấp nguyên liệu hoặc thành phần mới, hoặc (5) sắp xếp lại ngành nghề. Khởi nghiệp được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên loại hình doanh nghiệp, bản chất và nguồn gốc ý tưởng (Manimala, 1996). Tuy nhiên có 2 dạng phổ biến đó là khởi nghiệp thông thường và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Khởi nghiệp thông thường là khởi nghiệp với tham vọng tăng trưởng thấp đến trung bình, phục vụ thị trường địa phương với những ý tưởng kinh doanh truyền thống và những lợi thế cạnh tranh hạn chế (Aulet & Murray, 2012). Ngược lại, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là tạo nên những doanh nghiệp dựa trên sự đổi mới với những lợi thế cạnh tranh rõ ràng và tiềm năng tăng trưởng cao, theo đuổi những cơ hội toàn cầu và đóng góp cao vào sự phát triển kinh tế của quốc gia (Birch, 1979). Tương tự với Birch (1979), EIM Business & Policy Research (2012) cho rằng “khởi nghiệp là khả năng của một cá nhân trong việc chuyển ý tưởng kinh doanh thành hành động. Khởi nghiệp bao gồm sự sáng tạo, sự đổi mới và chấp nhận mạo hiểm, cũng như khả năng lên kế hoạch và quản trị những dự án để đạt được mục tiêu”. Điều đó có nghĩa rằng, khởi nghiệp cần phải đổi mới và sáng tạo để nắm bắt được cơ hội kinh doanh và hướng đến mục tiêu thị trường quốc gia và toàn cầu. Và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là là thuật ngữ đang được sử dụng ở Việt Nam, như một sự khẳng định bản chất của khởi nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0. 1.1.2. Hệ sinh thái khởi nghiệp OECD (2012) định nghĩa hệ sinh thái khởi nghiệp như là “tổng hợp các mối liên kết chính thức và phi chính thức giữa các chủ thể khởi nghiệp (tiềm năng hoặc hiện tại), tổ chức khởi nghiệp (công ty, nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, hệ thống ngân hàng,…) và các cơ quan liên quan (trường đại học, các cơ quan nhà nước, các quỹ đầu tư công,…) và tiến trình khởi nghiệp (tỉ lệ thành lập doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có tỉ lệ tăng trưởng tốt, số lượng các nhà khởi nghiệp,…) tác động trực tiếp đến môi trường khởi nghiệp tại địa phương”. Điều đó có nghĩa rằng, trường đại học là một tổ chức, là thành tố quan trọng
  3. 1194 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, góp phần vào sự thành công của các công ty khởi nghiệp trong giai đoạn ươm mầm. Theo World Economic Forum (2013), các trường đại học, học viện là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên hệ sinh thái khởi nghiệp bên cạnh những yếu tố như thị trường, nguồn nhân lực, nguồn vốn và tài chính, hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp (mentors, advisors,), khung pháp lý và cơ sở hạ tầng, giáo dục và đào tạo, và văn hóa quốc gia. Trường đại học và học viện là nơi hỗ trợ trực tiếp sinh viên trong 3 giai đoạn chính: hình thành ý tưởng, phát triển sản phẩm và tăng trưởng (Nguyễn Đặng Tuấn Minh, 2017). Vai trò của trường đại học/học viện, ngoài việc đào tạo và phát triển, cung cấp công nghệ, cơ sở vật chất/hạ tầng cho các dự án khởi nghiệp, còn phải kết nối với các nhà đầu tư cựu sinh viên của trường. Có 3 lý do chính khiến các trường đại học bắt đầu quan tâm về việc thúc đẩy khởi nghiệp sinh viên trong những năm gần đây. Thứ nhất, áp lực của xã hội lên nhiệm vụ của các trường đại học. Nhiệm vụ của các trường đại học không đơn thuần là giảng dạy và nghiên cứu, mà còn chủ động tham gia vào sự phát triển kinh tế của khu vực. Điều đó dẫn đến một nhiệm vụ thứ 3 của các trường đại học là “trường đại học định hướng khởi nghiệp”- “entrepreneurial university” (Clark, 1998). Thứ hai, mối quan hệ giữa khoa học và kỹ thuật trong rất nhiều lĩnh vực dẫn đến sự hợp tác giữa các trường đại học và các công ty trong ngành. Cuối cùng, sự giảm dần các nguồn tài trợ từ chính phủ, bắt buộc các trường đại học phải tìm kiếm các nguồn tài chính thay thế. 1.2. Vai trò của trường đại học trong thúc đẩy khởi nghiệp 1.2.1. Giáo dục khởi nghiệp Theo EIM Business & Policy Research (2012), “giáo dục khởi nghiệp trang bị cho những cá nhân tham gia trở nên có trách nhiệm với những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để đạt được những mục tiêu đã được thiết lập để sống môt cuộc đời trọn vẹn”. Điều đó có nghĩa là, ba yếu tố nòng cốt trong việc giáo dục khởi nghiệp chính là giáo dục và đào tạo về mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ. Thái độ khởi nghiệp giúp những cá nhân có trách nhiệm với việc tự học, nghề nghiệp và cuộc sống. Ngoài ra còn quan tâm đến ý thức về sáng kiến, xu hướng rủi ro, nhu cầu đạt thành tựu và hành vi mang tính cấu trúc. Kỹ năng khởi nghiệp liên quan đến những kỹ năng cần thiết để biến ý tưởng thành hành động như sáng tạo, phân tích, thúc đầy, kết nối mạng lưới và khả năng thích ứng. Kiến thức khởi nghiệp đề cập đến kiến thức về vai trò của doanh nhân và khởi nghiệp, cũng như nhận thức những yếu tố thành công của khởi nghiệp. Giáo dục khởi nghiệp sẽ thúc đẩy thái độ và kỹ năng cá nhân, nhận thức của sinh viên về khởi nghiệp sáng tạo đổi mới. Đồng thời, giáo dục khởi nghiệp sử dụng phương pháp dựa trên thực tiễn giúp sinh viên gắn liền với các dự án ngoài lớp học, và cung cấp những kỹ năng kinh doanh căn bản cho tự quản lý và tự làm chủ, tiền đề cho các hoạt động khởi nghiệp sau này. 1.2.2. Vai trò vườn ươm Stal & ctg (2016) chỉ ra rằng vườm ươm cung cấp một môi trường phù hợp cho việc nuôi dưỡng những doanh nghiệp vừa và nhỏ trú ẩn, đặc biệt là những công ty dựa trên công nghệ. Các vườn ươm cung cấp cunng cấp cơ sở vật chất, hỗ trợ các dịch vụ, kiến thức về thị trường, công nghệ, pháp lý và tiếp cận các nguồn hỗ trợ nhằm tận dụng các nguồn lực hiện có và hợp lực nuôi dưỡng giứa các công ty. Điều đó có nghĩa là, các vườn ươm cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho các công ty khởi nghiệp để phát triển những ý tưởng sáng tạo và biến chúng thành những công ty thành công. Các tác giả trên cũng cho rằng để vườn ươm có hiệu quả, các vườn ươm cần cung cấp khóa học về khởi nghiệp, nỗ lực mạnh mẽ hơn trong việc
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1195 chuyển các kết quả nghiên cứu trong trường đai học và mở rộng năng lực của vườn ươm để có thể tiếp cận nhiều công ty hơn. Vai trò spin-offs. Trường đại học với nhiệm vụ nghiên cứu đã đưa ra những sáng kiến, phát minh và những công nghệ để phục vụ cho xã hội cũng như góp phần vào sự phát triển kinh tế. Chuyển giao công nghệ ở các trường đại học ra bên ngoài là một phần quan trọng của các trường đại học. Chuyển giao công nghệ đại học mô tả quá trình chuyển giao công nghệ ở các trường đại học cho các lĩnh vực tư, và thương mại hóa nhưng phát minh và công nghệ được phát triển ở các trường đại học (Wright, Birley & Mosey, 2004). Vấn để quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ ở các trường đại học làm thế nào quản lý mối quan hệ giữa các bên liên quan (nhà khoa học, quản lý trường đại học, doanh nghiệp) bởi sự khác nhau trong mục đích (Siegel & ctg, 2001). Kết quả của việc chuyển giao công nghệ ở trường đại học chính lạ việc tạo ra các spin-offs ở các trường đại học. Spin-off ở đại học chính là “những doanh nghiệp mới được thành lập để khai thác thương mại một số kiến thức, kết quả nghiên cứu và công nghệ được phát triển trong phạm vi trường đại học (Pinary, Surlemon, & Nlemvo, 2003). Bất kỳ doanh nghiệp nào được thành lập bởi bất kỳ ai liên quan đến trường đại học đều được xem là spin-off trường đại học, bởi vì cá nhân sở hữu những kiến thức nhất định mà học đã đạt được suốt quá trình ở trường đại học. Vai trò của spin-offs ở các trường đại học chính là hỗ trợ sinh viên trong việc thành lập và vận hành những doanh nghiệp của riêng họ. Để làm được điều đó, Pirnay & ctg (2003) khuyến nghị các trường đại học nên nhấn mạnh vào việc hỗ trợ bản thân sinh viên hơn là công nghệ và hỗ trợ sinh viên trong quá trình vận hành một doanh nghiệp mới. Đồng thời, Tập trung vào cách tiếp cận chuẩn hóa trong việc cung cấp những khóa học mà sinh viên có thể biết cách tạo một bảng kế hoạch kinh doanh, đánh giá liệu ý tưởng có khả thi trong kinh doanh và liệu rằng sinh viên có cam kết để tạo ra một doanh nghiệp để khai thác thương mại hóa ý tưởng hay không. 1.2.3. Thu thút tài trợ và thành lập các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp Nguồn tài trợ cho nghiên cứu và các dự án trong vườn ươm đóng vai trò quan trọng đầu tiên trong quá trình chuyển hóa các kiến thức thành sản phẩm mẫu, trước khi tung ra xã hội. Tuy nhiên, nguồn tài trợ từ chính phủ và bản thân trường đại học có giới hạn, vì vậy, các trường đại học phải kết nối vối các, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp địa phương và trong cả nước, và kết nối với các tổ chức hỗ trợ khác, và các cựu sinh viên (Motoyama & Watkins, 2014). Cùng với những ví dụ thành công điển hình từ Standford và Harvard đã làm thay đổi thái độ của các trường đại học đối với các hoạt động mang tính thương mại và khởi nghiệp nói chung. Tuy nhiên, việc hỗ trợ của các trường đại học, học viện ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nổi bật, đặc biệt trong việc kết nối giữa sinh viên hiện tại và các nhà đầu tư cựu sinh viên của trường. Nếu như ở các trường đại học ở Mỹ, hầu như các trường đại học đều thành lập các quỹ thiên thần hoặc đầu tư mạo hiểm, những quỹ này đều có sự kết nối giữa trường với các cựu sinh viên của trường nhằm hỗ trợ sinh viên của trường trong vấn đề khởi nghiệp như quỹ mạo hiểm sáng tạo (trường Đại học New York), Qũy đầu tư mạo hiểm trường Simon và quỹ hạt giống đại học công nghệ (trường đại học Rochester), quỹ mạo hiểm Wolverine và quỹ thương mại Zell Lurie (trường đại học Michigan) v.v. thì ở Việt Nam, chưa có các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên và cựu sinh viên từ chính trường của mình. Chính vì thế, việc nghiên cứu các trường đại học/học viện trên thế giới trong việc thành lập các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp của sinh viên và cựu sinh viên của trường là một nhu cầu cấp bách trong việc góp phần tích cực vào hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia.
  5. 1196 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA 1.2.4. Mô hình thúc đẩy khởi nghiệp ở trường đại học Van de Zande (2012) đề xuất mô hình các trường đại học có thể thúc đẩy quá trình khởi nghiệp ở các trường đại học (hình 1). Mô hình gồm 3 giai đoạn: kích thích, giáo dục và ươm mầm. Ở mỗi giai đoạn đều có mục tiêu cụ thể mà các hoạt động hỗ trợ để đạt được mục tiêu đó để thúc đầy có hiệu quả khởi nghiệp ở một trường đại học. Kích thích Giáo dục Ươm mầm G1: Thành lập Ư1: Gặp gỡ là làm việc với nhóm các doanh nhân khởi K1: giảng viên và nghiệp khác nhân viên hỗ trợ G2: Ý tưởng hợp lý Ư2: Không gian làm việc K2: Các mô hình mẫu và những câu G3: Quảng bá ý Ư3: Người hướng dẫn chuyện thành tưởng công Ư4: Mạng lưới G4: Phát triển kế K3: Khóa học dẫn Ư5: Cuộc thi về kế hoạch hoạch kinh doanh nhập kinh doanh G5: Xây dựng Ư6: Chương trình tăng tốc mẫu sản phẩm Ư7: Gọi quỹ đầu tư Đánh thức các Hỗ trợ quá trình Ươm mầm những công ty nhà khởi nghiệp từ ý tưởng đến trẻ cho đến khi họ có thể đang ngủ đông kế hoạch kinh sống sót khi đứng một doanh mình Hình 1: Mô hình thúc đầy khởi nghiệp ở trường đại học (Van de Zande, 2012) Giai đoạn đầu tiên của quá trình thúc đầu khởi nghiệp chính là” kích thích tinh thần khởi nghiệp” của sinh viên để họ nhận thước được khả năng trở thành doanh nhân. Để làm được điều này, trường đại học cần có những giảng viên và nhân viên hỗ trợ họ, giới thiệu những mẫu hình và những câu chuyển thành công từ những cựu sinh viên của trường, và cung cấp cho họ những môn học dẫn nhập khởi nghiệp. Những hoạt động trên nhằm đánh thức tinh thần và khát vọng khởi nghiệp của sinh viên. Giai đoạn thứ 2 là “giáo dục khởi nghiệp” nhằm hỗ trợ sinh viên thiết lập những bản kế hoạch kinh doanh từ những ý tưởng của mình. Trong giai đoạn này, các trường đại học cần phải thành lập nhóm từ các lĩnh vực khác nhau để giúp đánh giá xem những ý tưởng của sinh viên có hợp lý, khả thi, và từ đó xây dựng được kế hoạch kinh doanh và sản phẩm mẫu cho ý tưởng kinh doanh của mình. Giai đoạn 3 là “ươm mầm khởi nghiệp” tập trung hỗ trợ thành lập và vận hành một công ty thật sự. Thúc đầy khởi nghiệp ở các trường đại học ở Hoa Kỳ: hai trường hợp điển hình Lý do chọn trường đại học Harvard và Stanford Hoa Kỳ là một quốc gia có nhiều doanh nghiêp khởi nghiệp thành công trên thế giới và chính phủ hỗ trợ rất lớn cho các hoạt động khởi nghiệp nói chung, và ở các trường đại học nói riêng. Hiện tại, mức chi của US cho đầu từ và hỗ trợ chung cho R&D là 12% GDP, mức cao nhất trong số các nước OECD.1 Ngoài khoản hỗ trợ chung của nhà nước, hoạt động R&D tại các trường đại học vẫn nhận được hỗ trợ của chính phủ từ khoản quỹ hỗ trợ nghiên cứu. Về hình thức hỗ trợ, các chương trình của chính phủ Hoa Kỳ được triển khai ở hai dạng thức chủ đạo: 1 OECD, OECD Economic Surveys: United States 2012 (OECD Publishing, 2012), 87
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1197 trợ cấp và ưu đãi thuế. Trợ cấp được cấp cho các chủ thể kinh doanh để mở rộng hoạt động vòng đầu của các startup về các lĩnh vực kỹ thuật mới, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ triển khai hoạt động R&D, và các khu vực có tiềm năng lớn như công nghệ nano hay tạo dựng các cụm công nghiệp công nghệ cao. Đặc biệt, thông qua Chương trình hỗ trợ nghiên cứu sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ (The Small Business Innovation Research Program - SBIR), Hoa Kỳ hỗ trợ khoản 2 tỷ UDS cho các công ty start up sáng tạo.1 Hai trường hợp điển hình được lựa chọn trong nghiên cứu này là Đại học Harvard và đại học Stanford. Có rất nhiều công ty khởi nghiệp thành công ở Harvard và Stanford và trở thành những công ty khởi nghiệp biểu tượng của hai đại học trên như Facebook, Microsoft (Harvard), Yahoo, Google (Stanford) và rất nhiều công ty toàn cầu có nguồn gốc từ Stanford và Harvard. Thêm nữa, hệ sinh thái khởi nghiệp trong trường Harvard và Stanford đã hỗ trợ rất lớn cho các công ty khởi nghiệp xuất thân từ hai trường rất thành công. Vì thế, tác giả đã lựa chọn đại học Harvard và Stanford cho việc nghiên cứu vai trò của đại học trong việc hỗ trợ khởi nghiệp sinh viên. Trường hợp 1: Đại học Harvard Đại học Harvard là cơ sở đào tạo tư. Dù vậy, đầu tư tài chính cho hoạt động nghiên cứu của trường cũng khá ấn tưởng, và đương nhiên góp phần không nhỏ và thành quả nghiên cứu và phát triển chung trong mạng lưới các trường đại học và cả toàn nước Hoa Kỳ. Cụ thể, hoạt động nghiên cứu tại các trường, khoa và cả viện nghiên cứu của ĐH Harvard được triển khai dựa trên nguồn quỹ nghiên cứu đóng góp bởi các nhà bảo trợ lên đến 800 triệu USD mỗi năm, cùng với con số chi tiêu khổng lồ từ chính nguồn tài chính của trường, đơn cử là 1.077,541 triệu USD trong năm 2017. Việc chi tiêu hỗ trợ cho sinh viên cũng không hề nhỏ. Theo báo cáo tài chính của trường con số này trong năm 2017 là 676,3 triệu USD. Trong đó: - Học bổng miễn/giảm học phí: 413,87 triệu USD - Học bổng và giải thưởng khác: 147,555 triệu USD - Tiền công: 74,074 triệu USD - Vay nợ: 21,519 triệu USD - Hỗ trợ của các nhà bảo trợ (trường đại diện cấp): 19,282 triệu USD.2 Có thể nói, đây là nguồn hỗ trợ vật chất kích ứng rất lớn tinh thần học tập, nghiên cứu và mạnh dạn đầu tư khởi nghiệp trong cộng đồng sinh viên Harvard. Để hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu sáng tạo và khởi nghiệp cho sinh viên, Đại học Harvard thành lập ra rất nhiều diễn đàn. Đầu tiên phải kể đến Quỹ đầu tư mạo hiểm Cao đẳng Harvard. Đây là tổ chức đầu tư mạo hiểm và cộng đồng khởi nghiệp lớn nhất của Đại học Harvard dành cho sinh viên đại học. Quỹ kết nối các cá nhân có niềm đam mê với nhau và cung cấp cho họ nguồn lực cần thiết để vận hành các startup, gắn kết với nhà đầu tư cũng như để họ chia sẻ và học hỏi lẫn nhau tại cộng đồng khởi nghiệp. Quỹ có ba chương trình hoạt động chính: VentureWorks là nền tảng công nghệ cho sinh viên đại học đầu tiên tại Đại học Harvard. Trên cơ sở sự điều hành của nhóm gồm đại diện doanh nghiệp, cố vấn và tin tặc (hackers), VentureWorks giúp sinh viên khởi nghiệp tạo ra các sản phẩm mới mà họ đang quan tâm và hứng thú. The Ventures Startup Fellowship là mạng lưới hợp tác với các startup dẫn đầu của Bostorn; theo đó lựa chọn các nhóm sinh viên Harvard để cung cấp cho họ cơ hội làm việc theo thời gian tại các dự án có liên quan trực tiếp với việc phát triển công ty. 1 OECD, 89. 2 https://www.harvard.edu/on-campus/research
  7. 1198 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA The i3 Pitch Competition, được điều hành bởi Quỹ đầu tư mạo hiểm Harvard và Trường Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng Harvard, đưa ra các nội dung tư vấn có giá trị và quyết định cấp quỹ đầu tư không pha loãng (non-dilutive funding) cho các startup tạo lập bởi sinh viên Harvard.1 Nhưng nền tảng hỗ trợ và thúc đẩy khởi nghiệp quan trọng ở ĐH Harvard là Thư viện sáng tạo Harvard (Harvard Innovation Labs). Thư viện được cấu trúc với ba hệ sinh thái, gồm: Thư viện điện tử (the i-lab) dành cho sinh viên Harvard có nhu cầu về sáng tạo và khởi nghiệp. Đáng chú ý là Chương trình ươm mầm ý tưởng kinh doanh mới (Venture Incubation Program - VIP) mà Thư viện dành cho nhóm các sinh viên dẫn đầu với những ý tưởng sáng tạo và kinh doanh mới có thể phát triển mạnh hơn ở các các tiếp theo. Chương trình VIP này sẽ dành cho nhóm ính viên dẫn đầu ít nhất một kỳ, là sinh viên đầy đủ (full time – không bao gồm sinh viên của các chương trình chuyển đổi) cả bậc đại học hay sau đại học và tiến hành xét duyệt vào mỗi kỳ Xuân, Hè và Thu của mỗi năm, với tỷ lệ chấp nhập vào khoảng 30% số hồ sơ đăng ký. Việc cấp quỹ diễn ra vào kỳ Xuân, với tổng mức hỗ trợ cho các nhóm chiến thắng lên đến con số 310.000 USD từ Chương trình Thách thức sáng tạo của Hiệu trưởng (President’s Innovation Challenge – PIC). Thư viện vận hành (the Launch Lab) dành cho các cựu sinh viên Harvard hướng đến các đề nghị đầu tư mạo hiểm cho các startup vòng đầu. Thư viện sống Harvard Pagliuca (the Pagliuca Harvard Life Lab) dành cho các sinh viên, Khoa và cựu sinh viên làm việc trong các startup công nghệ sinh học và khoa học thường thức có tiềm năng lớn. Ngoài ba hệ sinh thái trụ cột này, Thư viện sáng tạo Harvard còn thiết các không gian hỗ trợ khác, nhưu AR/VR Studio; Maker Studion; và Media Studio, là nơi để các sinh viên có thể trình bày, chia sẻ ý tưởng cũng như xây dựng và lên kế hoạch cho các nghiên cứu và dự án kinh doanh mới của mình. Nói tóm lại, Thư viện sáng tạo Harvard được tạo ra để hỗ trợ cho sinh viên và cựu sinh viên (cả đại học và sau đại học) trước nhu cầu mở rộng hoạt động sáng tạo và khởi nghiệp của họ. Đương nhiên, Thư viên cũng cung cấp các giải pháp giải quyết vướng mắt khi tạo dựng doanh nghiệp hoặc đơn giản là để đáp ứng nhu cầu hiểu biết về sáng tạo có quy mô và giúp họ đạt được mức độ đó, và đạt được nhanh hơn. Thư viện là một hệ sinh thái ươm mầm để giải phóng năng lực sáng tạo của các cá nhân thông qua mạng lưới cố vấn và tư vấn cấp cao, hợp tác và tương tác đơn lẻ, và các hỗ trợ các chương trình và nguồn tri thức. Đặc biệt, nếu có nhu cầu, bất kỳ sinh viên nào của ĐH Harvard cũng có thể dễ dàng gia nhập cộng đồng bằng mã số sinh viên của mình bằng cách đăng ký online trên trang web của chương trình. Việc đănng ký của các cực sinh viên cũng không có gì quá khăn khi thao tác theo các hướng dẫn tại một trong ba hệ sinh thái nói trên. Sau khi đăng ký, ngoài việc tham gia các buổi gặp mặt, workshop,… họ có thể gặp trực tiếp các thành viên của ban cố vấn và tư vấn để trao đổi và xin hỗ trợ. Điều đáng nói là Thư viện sáng tạo Harvard đã thiết lập đươc mạng lưới đối tác hỗ trợ khá lớn. Đáng kể nhất là với cộng đồng khởi nghiệp Boston và nhóm điều hành; Hiệp hội các quỹ tài chính và đầu tư mạo hiểm quốc gia (National venture capital association) cùng một danh sách dài các quỹ tài chính và đầu tư mạo hiểm. Mỗi trường sau đại học đều quảng bá chương trình hỗ trợ khởi cho sinh viên của trường mình, và một lần nữa, mạng lưới kết nối nói trên cũng được xây dựng bài bàn để sinh viên tham gia có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin lẫn kênh hỗ trợ phù hợp cho mình. Điển hình như cộng đồng khởi nghiệp của trường 1 https://www.harvardventures.org/
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1199 kinh doanh Harvard với sự điều hành của một giáo sư và một ban cố vấn hùng đầu. Công việc chính của cộng đồng chính là hợ trợ các sinh viên có ý tưởng đưa ý tưởng đó vận hành vào hoạt động kinh doanh thực tế. Ngoài ra, Trường còn có Venture Capital and Private Equity Club. Đây là câu lạc bộ hoạt động nhằm mang đến cho các thành viên của câu lạc bộ cơ hội đào tạo và việc làm trong lĩnh vực góp vốn và đầu tư mạo hiểm. Kết quả ấn tượng là con số thống kê đã cho thấy có khoảng 50% sinh viên sau đại học của trường này tạo dựng dự án kinh doanh mới theo nhu cầu của thế giới.1 Trường hợp 2: Đại học Stanford Trong cuộc gặp gỡ và đối thoại của Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama với những nhà khởi nghiệp trẻ trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nhân Toàn cầu (Global Entrepreneurship Summit) được tổ chức tại Đại học Stanford vào tháng 6/2016, Tổng thống Obama đã nhấn mạnh vai trò của chính Stanford đối với đẩy mạnh khám phá, sáng tạo tương lai và tạo ra những cách thức kết nối mới thông qua hoạt động khởi nghiệp. Theo thông tin đã công bố, cựu sinh viên Stanford đã thành lập hơn 30.000 tổ chức phi lợi nhuận. Một nghiên cứu năm 2012 ước tính rằng các công ty được thành lập bởi các doanh nhân Stanford tạo ra doanh thu thế giới 2,7 nghìn tỷ USD mỗi năm, và đã tạo ra 5,4 triệu việc làm kể từ những năm 1930. Các công ty có nguồn gốc từ Stanford bao gồm cả các công ty công nghệ lớn như Google, Yahoo, Cisco Systems, Intuit, Silicon Graphics và Sun Microsystems. Thống kê chỉ ra rằng, các doanh nghiệp được sáng lập bởi cựu sinh viên hoặc giảng viên của Stanford có tổng doanh thu hàng năm là 2.700 tỷ USD, tương đương với một nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới. Các công ty này gồm những cái tên như Nike, Netflix, Hewlett-Packard, Sun Microsystems, Instagram, Snapchat, Paypal, Yahoo, Google, Linkedin…2 Những số liệu cho thấy Đại học Stanford từ lâu đã là đầu tàu cũng như là hình mẫu đáng noi theo của nhiều trường đại học trên toàn cầu trong hoạt động kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp. Tài trợ là một thành phần quan trọng để giúp các ý tưởng của sinh viên trở thành hiện thực. Để có thể đạt được những thành quả và con số ấn tượng như vậy là nhờ hệ sinh thái khởi nghiệp của Stanford có được sự quan tâm và liên kết chặt chẽ với hàng loạt các quỹ đầu tư và vườn ươm khởi ngiệp sáng tạo được sáng lập và điều hành bởi các thành viên của trường đại học, bao gồm cả cựu học sinh, giảng viên, và các nhà đầu tư, doanh nghiệp địa phương. Được biết đến nhiều trong những năm gần đây là một quỹ vườn ươm khởi nghiệp sáng tạo mang tên StartX. StartX được thành lập vào năm 2009 bởi Cameron Teitelman, một sinh viên đại học Stanford tại thời điểm đó, và một nhóm các sinh viên, cựu sinh viên Stanford khác. StartX được thành lập trong khuôn viên nhà trường và được hỗ trợ bởi Đại học Stanford, SHC, Quỹ Kauffman, Microsoft, Intuit, Cisco, Quỹ từ thiện Blackstone, AOL, Greylock Partners, Quỹ sáng lập, Groupon, AT & T và nhiều công ty khác. Chương trình này ra mắt vào năm 2010 với tên gọi “Phòng thí nghiệm SSE” và là một phần của Stanford Student Enterprises, một chi nhánh có hoạt động thương mại của Hiệp hội Sinh viên Stanford. Năm 2012, StartX tách hoàn toàn khỏi Đại học Stanford về mặt pháp lý và tài chính, được thành lập như một tổ chức phi lợi nhuận độc lập. 3 StartX hiện điều hành một trong những chương trình khởi nghiệp sáng tạo hàng đầu thế giới cho các doanh nhân trẻ có liên quan đến Stanford. Nó xây dựng một cộng đồng đổi mới, nơi các nhà khởi nghiệp 1 https://innovationlabs.harvard.edu/ 2 Amy Adams, President Obama touts global innovation at summit at Stanford, Stanford news, 2016, nguồn: https://news.stanford.edu/2016/06/24/president-obama-touts-global-innovation-summit-stanford/ truy cập ngày 15/5/2018. 3 Thông tin công bố chính thức trên trang thông tin của StartX, nguồn: https://startx.com/faqs truy cập ngày 15/5/2018
  9. 1200 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA tài giỏi có thể phát triển thông qua học tập kinh nghiệm và trí tuệ tập thể. StartX cung cấp cho những người muốn khởi nghiệp các chương trình giáo dục, hệ thống tư vấn ba tầng, không gian văn phòng, quyền truy cập vào mạng lưới tài năng của các đối tác trong ngành và các tài nguyên khác. Một điểm nổi bật của vườn ươm StartX chính là quỹ này không nhận bất kỳ khoản tài trợ nào của chính phủ. Ngoại trừ tài trợ từ Đại học Stanford (Đại học Stanford, Bệnh viện & Phòng khám Stanford (SHC) ban đầu ký kết và đồng ý đầu tư vào quỹ của StartX khoản tài trợ 1,2 triệu đô la hàng năm trong vòng ba năm từ năm 2013)1, StartX đã quyên góp được hơn 1,65 triệu đô la cho các khoản tài trợ và hợp danh cho đến nay. Được khẳng định trong triết lý hoạt động của mình, StartX ưu tiên đem lại các giá trị cho các doanh nhân tham gia trên nhiều khía cạnh, kể cả lợi nhuận. Tổ chức phi lợi nhuận không tính phí cổ phần cho việc tham gia chương trình. StartX có thể tập trung vào việc phát triển các nhà khởi nghiệp trẻ tài năng nhất bất kể họ đã phát triển một mẫu sản phẩm thử nghiệm hay chỉ đang tìm kiếm tài trợ. StartX thúc đẩy cộng đồng Stanford giúp điều hành chương trình, bao gồm cả sinh viên thuộc tất cả các nền tảng. Chương trình StartX không phải là một chương trình đào tạo cố định, không có phương pháp tiếp cận từ trên xuống hoặc một kích cỡ phù hợp với hoạt động đào tạo vì StartX tin rằng các doanh nhân học tốt nhất khi họ có nội dung giáo dục liên quan trực tiếp với thách thức mà họ hiện đang phải đối mặt. StartX đẩy mạnh sự phát triển của người khởi nghiệp thông qua giáo dục trải nghiệm và trí thông minh tập thể. Hệ thống học tập StartX dựa trên cộng đồng bao gồm hơn 40 sự kiện giáo dục mỗi phiên khác nhau, từ thiết kế UI / UX và gây quỹ để tìm hiểu cách điều hướng xung đột trong các cuộc trò chuyện có giá trị cao. Tổ chức phi lợi nhuận cũng tổ chức và tổ chức hơn 25 sự kiện xây dựng cộng đồng năng động cho các công ty StartX. Những sự kiện này giúp người sáng lập xây dựng hệ thống hỗ trợ của họ và chia sẻ kinh nghiệm xây dựng công ty. Quỹ Stanford-StartX sẽ cung cấp cho người sáng lập StartX một nguồn tài chính ổn định và đáng tin cậy cho các công ty của họ, và là một cách để Đại học Stanford và Bệnh viện & Phòng khám Stanford chứng minh sự hỗ trợ và tự tin trong các doanh nhân đến từ cộng đồng Stanford. Quỹ Stanford-StartX là cách đại học và bệnh viện góp phần vào sự thành công của các doanh nhân trong cộng đồng của chính họ. Gần 40.000 công ty đã được bắt đầu bởi cựu sinh viên và giảng viên Stanford. Những công ty này và những người sáng lập của họ đang định hình tương lai, tạo công ăn việc làm và thúc đẩy sự đổi mới. Đại học Stanford đã đầu tư lâu dài vào các công ty khởi nghiệp Bay Area thông qua các đối tác vốn mạo hiểm tại địa phương và trước đây cũng đã đầu tư trực tiếp vào các công ty khởi nghiệp. Mặc dù các quỹ đầu tư được cung cấp bởi các trường đại học và bệnh viện, StartX có tiềm năng được hưởng lợi về tài chính từ Quỹ nếu thành công; tuy nhiên, lợi nhuận không phải là một phần cốt lõi của mô hình kinh doanh của StartX. StartX là trái tim của một thực thể tập trung vào giáo dục. Quỹ được khởi xướng như một phương tiện để giúp các công ty StartX thành công.2 Ngoài vườn ươm, các sinh viên khởi nghiệp còn có thể tận dụng nguồn vốn đầu tư mạo hiểm xuất phát từ Stanford. Kleiner Perkins Caulfield Byers (KPCB), một trong những quỹ đầu tiên trong thung lũng, được thành lập với giảng viên Stanford. Quỹ Mayfield, bắt đầu vào năm 1968, cũng được thành lập bởi khoa Stanford. Quỹ Mayfield cũng là một nhà tài trợ hào phóng với tên gọi chương trình Nghiên cứu sinh Mayfield, một chương trình nghiên cứu, làm việc chín tháng thu hút sinh viên đại học tài năng và hàng đầu của trường. Những người sáng lập Instagram (Kevin Systrom và Mike Krieger) là những người may mắn đã nhận được tài trợ của Mayfield Fellows. 1 Alex Lee, StartX, Stanford University and Stanford Hospital & Clinics announce $3.6M grant and venture fund, 2013. Nguồn: https://news.stanford.edu/news/2013/september/startx-fund-release-090513.html truy cập ngày 15/6/2018. 2 Thông tin công bố chính thức trên trang thông tin của StartX, nguồn: https://startx.com/faqs truy cập ngày 15/5/2018.
  10. Nhờ có được tinh thần cộng đồng được xây dựng từ rất lâu đời của các thành viên đến từ Đại học Stanford, những cựu sinh viên Stanford thành công sẵn sàng tìm cách tài trợ cho một nhà khởi nghiệp trẻ có nhiều cơ hội để trình bày ý tưởng hoặc nguyên mẫu của họ cho các nhà đầu tư. Có rất nhiều cơ hội để gặp gỡ và kết nối với các nhà đầu tư tiềm năng, từ các cuộc thi khởi nghiệp (BASES 150K / E-Challenge), đến các lớp học (Launchpad và Tạo Startup), để gặp gỡ các giảng viên bên ngoài lớp để thảo luận các ý tưởng khởi động tiềm năng. Có 13 nhà đầu tư mạo hiểm trên Forbes 2013 Midas List là những người có bằng đại học Stanford, và 31 người đã nhận được bằng tốt nghiệp tại Stanford. Stanford Angels & Entrepreneurs bao gồm các cựu sinh viên là những nhà đầu tư thiên thần. Quỹ đầu tư mạo hiểm của Tổng thống đầu tư trực tiếp vào các công ty giai đoạn đầu đã cấp phép cho công nghệ Stanford. Tất cả các yếu tố trên giúp giải thích tại sao Stanford là “trường đại học hàng đầu về cựu sinh viên của mình nhận vốn liên doanh”. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng từ năm 2007 đến năm 2011, các công ty mới thành lập Stanford đã tăng 4,1 tỷ USD trong tổng số 203 tài chính. 1 Tổng doanh thu của Silicon được thống kê năm 2006 là 360 tỷ Đô la, trong đó doanh thu của các spin- off đến từ Đại học Stanford chiếm xấp xỉ 120 tỷ Đô la Mỹ, tức la chiếm gần một nữa doanh thu của toàn Thung lũng Silicon. Tuy nhiên trong số hơn 1000 công ty spin-off từ Đại học Stanford thì chỉ có 5% hoặc 1/20 có công nghệ được chuyển giao từ Đại học Stanford.2 Đại học Stanford luôn có những spin off góp mặt trong danh sách 10 Spin-off thành công nhất thế giới, gần đây nhất là Alkahest, một công ty trong lĩnh vực công nghệ sinh học được thành lập năm 2014.3 Một ví dụ cho thấy giá trị mà các công ty spin-off đến từ Stanford đem lại giá trị rất đáng kể. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu cao như thế xuất phát từ phong trào nghiên cứu khoa học và thương mại hóa công nghệ trong sinh viên, nghiên cứu sinh của Stanford diễn ra rất mạnh mẽ. Đây là văn hóa lâu đời và đặc trưng của Stanford. Nhiều sự kiện hay hội thảo khoa học được tổ chức với sự tham gia của đông đảo mọi thành phần từ các giáo sư hàng đầu cho tới các sinh viên năm đầu, và ngay cả các chuyên ngành khác nhau như hóa học, vật lý, điện tử, y khoa cùng tham gia. Mọi người tụ tập với nhau để cùng đưa ra ý tưởng mới, giải quyết các vấn đề khó khăn, rồi tìm kiếm chuyên môn thích hợp của nhau. Sau đó họ chia thành các nhóm nhỏ, bàn luận sâu hơn, rồi bàn đến việc thành lập công ty, tìm kiếm tài trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm và phát triển tiếp, nếu điều này thành công, các công ty lớn có thể mua lại ý tưởng đó để phát triển. Việc chuyển giao và mua lại ý tưởng được thực hiện theo đúng các quy trình và luật bảo hộ sở hữu trí tuệ. Văn phòng cấp phép công nghệ của Stanford (Office of Technology Licensing - OTL) được thành lập năm 1970, đã hỗ trợ hơn nữa trong việc giúp thương mại hóa nghiên cứu khoa học và sinh viên thành các công ty có lợi nhuận.4 Mục tiêu của OTL là “trồng nhiều hạt giống” bằng cách chuyển giao công nghệ cho càng nhiều công ty càng tốt, với hy vọng rằng một số công nghệ này sẽ phát triển. Kể từ khi thành lập, hơn 200 công ty (bao gồm cả Google) đã bắt đầu xung quanh công nghệ được cấp phép thông qua OTL. Ngày nay đã có hơn 18.000 tiết lộ sáng chế, hơn 10.000 bằng sáng chế được đệ trình và hơn 5.000 giấy phép được 1 Ernestine Fu, vs. Tim Hsia, Universities and Entrepreneurial Ecosystems: Elements of the Stanford-Silicon Valley Success; 2014.Nguồn:https://www.kauffmanfellows.org/journal_posts/universities-and-entrepreneurial- ecosystems-stanford-silicon-valley-success/ truy cập ngày 15/5/2018. 2 Bob Byer (Prof.), Technology Transfer at Stanford University, 2006, Nguồn: www1.hw.ac.uk/.../Technology%20 Transfer%20at%20Stanford.pdf truy cập 15/5/2018. 3 The Top 10 University Spin-offs, Venture Radar, 2015. Nguồn: http://blog.ventureradar.com/2015/12/08/the-top- 10-u-s-university-spin-offs/ truy cập ngày 15/5/2018. 4 Thông tin công bố trên trang chính thức của Stanford OTL, nguồn: https://otl.stanford.edu/ truy cập ngày 16/5/2018.
  11. 1202 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA cấp. Stanford OTL cố gắng trở thành đối tác của các sinh viên và giáo sư, chứ không phải là mối đe dọa cho những người mới thành lập.1 Ví dụ, OTL tổ chức một nhóm trang trại đổi mới nửa năm, nơi sinh viên Stanford, các chi nhánh, cựu sinh viên và nhà phát minh gặp gỡ để thảo luận về “sử dụng tiềm năng của các công nghệ Đại học Stanford như được áp dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.” Lợi ích khi tham gia phạm vi chương trình từ “tiềm năng thành lập một công ty mới” để “chủ động học hỏi về thương mại hóa, khởi nghiệp và phát triển công nghệ bên ngoài lớp học. Đóng góp và đánh giá của Chính phủ Sự đóng góp của Thung lũng Silicon cho nền kinh tế Mỹ được ghi chép đầy đủ nhưng những gì có thể thường bị bỏ quên là một trường đại học có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đã đóng góp bao nhiêu cho một hệ sinh thái năng động. Tương tự như MIT đối với khu vực Boston, Stanford là người đóng góp chính cho Thung lũng Silicon. Trong một nghiên cứu quy mô nhỏ hơn đã mô tả cách một công ty khởi nghiệp ở Mỹ phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng chỉ sau 5 năm kể từ khi thành lập công ty, trong khi phải mất mười năm đối với các công ty mới thành lập ở châu Âu. Các thống kê so sánh cho thấy yếu tố thiếu vốn của các công ty khởi nghiệp không phải của Mỹ ảnh hưởng đến sự thành công của chúng, vì vậy, vai trò của các quỹ đầu tư mạo hiểm và vườn ươm trong việc cấp vốn ban đầu và tạo nên hệ sinh thái khởi nghiệp có tác động đáng kể cho sự thành công của Thung lũng Silicon.2 Trong nhiều thập kỷ qua, chính phủ Hoa Kỳ đã tận dụng điểm mạnh về tăng trưởng của Thung lũng Silicon. Công nghệ là một điểm đáng tự hào cho các chính trị gia. Một khía cạnh thường bị bỏ qua của sự thành công của Stanford trong nghiên cứu và đổi mới là vai trò rất lớn của chính phủ hỗ trợ trong việc tài trợ cho nghiên cứu tiên tiến. Stanford về cơ bản là một trường đại học nghiên cứu. Nguồn ngân sách nghiên cứu chính, gần như độc quyền là chính phủ liên bang, đặc biệt là NIH, NSF, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên bang khác vì nó ít hơn hạn chế và nguồn tài trợ lớn hơn đáng kể để xây dựng các chương trình nghiên cứu học thuật, trái ngược với các nhà tài trợ ngành chỉ muốn tài trợ công việc trực tiếp liên quan đến lợi ích riêng của họ.3 Ngoài ra, Chính phủ cũng đóng vai trò là mô liên kết quan trọng, bằng cách thiết lập và tài trợ cho một loại hình hiện diện khác của Thung lũng Silicon; có sự tham gia của các nhà lãnh đạo trong công nghệ và cộng đồng doanh nhân, những người được tôn trọng bởi vòng tròn nội bộ khởi nghiệp và biết nơi áp dụng hiệu quả các nguồn lực. Giống như các nhà đầu tư tinh vi, giá trị gia tăng là “tiền thông minh”, đây có thể là “chính phủ thông minh”. Đường dẫn trực tiếp có thể được thiết lập cho các cơ sở giáo dục từ các trường cấp công lập. Kiến thức này sau đó có thể được tuyên truyền cho phần còn lại của đất nước mà ngày nay Thung lũng Silicon cũng có thể được xem là một hệ thống hoạt động khép kín. Biết được thị trường nước ngoài nóng ở đâu, Bộ Thương mại Hoa Kỳ có cơ hội tạo ra các văn phòng nhiệm vụ kinh tế, cung cấp các công ty mới khởi nghiệp ở Hoa Kỳ và các công ty trưởng thành hơn trực tiếp tiếp cận các khu vực đang phát triển. Quan hệ đối tác hệ sinh thái quan trọng của địa phương có thể được thiết lập, duy trì và cung cấp như 1 Ernestine Fu, vs. Tim Hsia, Universities and Entrepreneurial Ecosystems: Elements of the Stanford-Silicon Valley Success; 2014. Nguồn: https://www.kauffmanfellows.org/journal_posts/universities-and-entrepreneurial-ecosystems- stanford-silicon-valley-success/ truy cập ngày 15/5/2018. 2 Hervé Lebret, Stanford University and high-tech entrepreneurship: An Empirical Study, Ecole Polytechnique Fédérale de Lausanne, Switzerland, 2010. Nguồn: http://documents.epfl.ch/users/l/le/lebret/www/Stanford-and- HTE-Lebret.pdf truy cập ngày 15/5/2018. 3 Ernestine Fu, vs. Tim Hsia, Universities and Entrepreneurial Ecosystems: Elements of the Stanford-Silicon Valley Success; 2014. Nguồn: https://www.kauffmanfellows.org/journal_posts/universities-and-entrepreneurial- ecosystems stanford-silicon-valley-success/ truy cập ngày 15/5/2018.
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1203 một nguồn lực cho các doanh nhân Hoa Kỳ. Nhìn chung, xuất khẩu là tốt cho nền kinh tế Mỹ. Trong một thế giới chuyên môn hóa ngày càng tăng, Thung lũng Silicon và đổi mới công nghệ là những động lực tăng trưởng của Hoa Kỳ trong tương lai gần. Các giải pháp được khuyến nghị cho Việt Nam Dựa trên nghiên cứu cơ sở lý luận các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phân tích các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của hai trường đại học hàng đầu thế giới, nhóm tác giả đưa ra một số giải pháp mà các nhà chính sách nói chung và các trường đại học nói riêng có thể sử dụng trong các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của sinh viên như sau: Thứ nhất, các trường đại học Việt Nam cần nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, góp phần thúc đầy thành công các hoạt động khởi nghiệp của sinh viên, tiền đề cho các công ty khởi nghiệp phát triển độc lập. Thứ hai, cần phát huy sự đồng thuận và hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương và các trường đại học trong việc thành lập các tổ chức và quỹ để hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên của trường, sau đó mở rộng phạm vi hỗ trợ rộng lớn ra bên ngoài. Các tổ chức, trung tâm và quỹ hỗ trợ doanh nghiệp có nhiệm vụ kích thích tinh thần khởi nghiệp của giảng viên và sinh viên, cung cấp khác khóa học nhằm bổ trợ các kiến thức khởi nghiệp và giúp đỡ các ý tưởng thành các hoạt động kinh doanh có hệ thống. Thứ ba, các trung tâm, tổ chức và quỹ hỗ trợ khởi nghiệp kết hợp với trường trong việc hỗ trợ các sinh viên trong cả 3 giai đoạn chính của quá trình khởi nghiệp: hình thành ý tưởng, phát triển sản phẩm và tăng trưởng. Trong từng giai đoạn, cần phải có những hoạt động hỗ trợ cụ thể và bền vũng. Không chỉ hỗ trợ vốn trong giai đoạn ươm mầm mà còn cung cấp các chương trình giáo dục/đào tạo nhằm hỗ trợ cho các nhà sáng lập công ty khởi nghiệp. Thứ tư, kêu gọi sự hỗ trợ và đóng góp của các cựu sinh viên trường, một lực lượng rộng lớn và thành công ở các công ty lớn trong nước và thế giới. Đồng thời, có sự hỗ trợ của các sinh viên hiện tại, giảng viên và nhân viên của trường trong việc kêu gọi vốn đầu tư cũng như sự hỗ trợ về tư vấn. Thứ năm, phát huy vai trò kết nối giữa các công ty khởi nghiệp với các nhà đầu tư thiên thần hoặc và mạo hiểm. Cuối cùng, chính phủ đóng vai trò cực kỳ to lớn trong các đề án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của quốc gia nói chung, và ở các trường đại học nói riêng. Chính phủ không chỉ hỗ trợ ngân sách trong các hoạt động nghiên cứu ở các trường đại học, mà con hỗ trợ xây dựng các chương trình nghiên cứu học thuật về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, chính phủ còn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các thành tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, hướng đến một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo, toàn diện và hiệu quả. Đóng góp và hạn chế của nghiên cứu Thứ nhất, kết quả của nghiên cứu đã đóng góp vào cơ sở lý luận trong lĩnh vực khoa học khởi nghiệp. Nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia cũng như làm thế nào trường đại học thúc đẩy khởi nghiệp thành công trong các trường đại học ở Việt Nam. Thứ hai, kết quả của nghiên cứu có những ảnh hưởng tích cựu về mặt xã hội. Nghiên cứu góp phần thành công vào các đề án hỗ trợ khởi nghiệp của chính phủ Việt Nam. Các trường đại học có thể sử dụng kết quả nghiên cứu trong việc kích thích tinh thần khởi nghiệp, giáo dục khởi nghiệp, spin-offs, ươm mầm và thu hút các quỹ tài trợ cho khởi nghiệp của sinh viên ở trường. Thứ ba, các nhà hoạch định chính sách của chính phủ nói chung, và trường đại hoc nói riêng có một công cụ khoa học cho những quyết định của mình trong việc hỗ trợ và thúc đẩy khởi nghiệp quốc gia.
  13. 1204 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Mặc dù nghiên cứu có những đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy quá trình khởi nghiệp ở các trường đại học, nghiên cứu vẫn còn vài hạn chế có thể được cải thiện trong những nghiên cứu trong tương lai. Thứ nhất, nghiên cứu chỉ tập trung vào hai trường hợp cụ thể, đại học Harvard và Stanford. Vì thế, những nghiên cứu tiếp theo có thể phân tích những trường hợp khác ở những quốc gia khác nhau, đặc biệt các trường hợp điển hình ở các nước đang phát triển để tăng tính đại diện và tính khái quát của nghiên cứu. Thứ hai, nghiên cứu hiện tại chỉ dừng ở phương pháp phân tích tình huống nên kết quả chỉ dừng lại ở mức thông tin, mô tả và quy nạp. Nghiên cứu tiếp theo có thể tiến hành điều tra khảo sát trường đại học, cựu sinh viên khởi nghiệp và dự định khởi nghiệp của các sinh viên hiện tại để có một bức tranh khởi nghiệp ở các trường đại học chuyên sâu và toàn cảnh hơn. KẾT LUẬN Nghiên cứu sử dụng nghiên cứu tình huống để phân tích vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp và làm thế nào các trường đại học thúc đầy quá trình khởi nghiệp của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy trường đại học không chỉ có nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu mà còn đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Các trường đại học là một trong những thành tố quan trọng với các hoạt động cụ thể góp phần thúc đẩy khởi nghiệp của sinh viên. Các trường đại học không chỉ đánh thức tinh thần khởi nghiệp của sinh viên, mà còn giáo dục và đào tạo những kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp để sinh viên có thể hiện thức hóa những ý tưởng kinh doanh của mình thành những kế hoạch kinh doanh và sản phẩm mẫu cụ thể, chi tiết và thuyết phục. Trường đại học là nơi ươm mầm các dự án khởi nghiệp của sinh viên, giúp sinh viên đưa các dự án khởi nghiệp của mình bước ra khỏi môi trường học đường và trở thành những công ty khởi nghiệp có thể sống xót trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khắc nghiệt. Ngoài ra, các trường đại học là mắc xích quan trọng trong việc kết nối mạng lưới cựu sinh viên của trường, một lực lượng thúc đẩy việc thành lập các quỹ và tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp của sinh viên. Những phát hiện từ nghiên cứu sẽ từng bước thúc đẩy quá trình khởi nghiệp trong các trường đại học Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO Acs, Z. J., & Audretsch, D. B. (2010). Introduction to the 2nd Edition of the Handbook of Entrepreneurship Research. In Handbook of Entrepreneurship Research (pp. 1–19). New York, NY: Springer New York. Adams, A. (2016, June 24). President Obama touts global innovation at summit at Stanford. Retrieved from https:// news.stanford.edu/2016/06/24/president-obama-touts-global-innovation-summit-stanford/ Audretsch, D. B. (2014). From the entrepreneurial university to the university for the entrepreneurial society. J Technol Transf, 39, 313–321. Aulet, B., & Murray, F. (2012). A Tale of Two Entrepreneurs: Understanding Differences in the Types of Entrepreneurship in the Economy. Unpublished manuscript Backhaus, J. G., Schumpeter, J. A., & Schumpeter, J. A. (2003). Joseph Alois Schumpeter: Entrepreneurship, style, and vision. Boston: Kluwer Academic Publishers. Birch, D. G. W. (1979). The Job Generation Process. Cambridge, MA: MIT Press. Byer, B. (2006). Technology Transfer at Stanford University. Retrieved from www1.hw.ac.uk/.../Technology%20 Transfer%20at%20Stanford.pdf Chakrabarti, A. K., & Richard K. Lester. (2002). Proceedings from IEEE Conference on Engineering Management: Regional Economic Development: Comparative Case Studies in the US and Finland. Cambridge, UK. Clark, B. R. (1998). Creating Entrepreneurial Universities: Organizational Pathways of Transformation. UK: Emerald Group Publishing Limited
  14. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1205 Edmondson, A. C., & McManus, S. E. (2007). Methodological fit in management field research. The Academy of Management Review ARCHIVE, 32(4), 1155–1179. EIM Business & Policy Research. (2012). Effects and impact of entrepreneurship programmes in higher education. The Netherlands: Authors. Fu, E., & Hsia, T. (2014). Universities and Entrepreneurial Ecosystems: Elements of the Stanford-Silicon Valley Success. Retrieved from https://www.kauffmanfellows.org/journal_posts/universities-and-entrepreneurial- ecosystems-stanford-silicon-valley-success/ Guimón, J. (2013). Promoting University-Industry Collaboration in Developing Countries. Washington, DC: World Bank Haltiwanger, J. (2012). Job creation and firm dynamics in the U.S. Innovation Policy and the Economy, 12, 17–38. Harvard College Ventures. (2018, May 15). Introduction. Retrieved from https://www.harvardventures.org Harvard Innovation Lab. (2018, May 15). Introduction. Retrieved from https://innovationlabs.harvard.edu Harvard University (2018, May 15). Research. Retrieved from https://www.harvard.edu/on-campus/research Laredo, P. (2007). Revisiting the third mission of universities: Toward a renewed categorization of university activities? Higher Education Policy, 20, 441–456. Lee, A. (2013, Sept.). StartX, Stanford University and Stanford Hospital & Clinics announce $3.6M grant and venture fund. Retrieved from https://news.stanford.edu/news/2013/september/startx-fund-release-090513.html Manimala, M. J. (1996). Beyond Innovators and Imitators: A Taxonomy of Entrepreneurs. Creativity and Innovation Management, 5(3), 179–189. Mason, C. & Brown, R. (2014). Entrepreneurial Ecosystems and Growth Oriented Entrepreneurship (p.5). Netherlands. The Hauge: OECD. Motoyama, Y., & Watkins, K. K,. (2014). Examining the Connections within the startup ecosystem: A case study of St. Louis. Kansas City, Mo: Ewing Marion Kauffman Foundation. Nguyễn Đặng Tuấn Minh. (2017). Trường đại học - Trung tâm của khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Retrieved from http:// tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Truong-dai-hoc---Trung-tam-cua-khoi-nghiep-va-doi-moi-sang-tao--10422 OECD (2012), OECD Economic Surveys: United States 2012, OECD Publishing, Paris,https://doi.org/10.1787/eco_ surveys-usa-2012-en Pirnay, F., Surlemont, B., & Nlemvo, F. (2003). Toward a Typology of University Spin-offs. Small Business Economics, 21(4), 355–369. Siegel, D. S., Thursby, J. G., Thursby, M. C., & Ziedonis, A. A. (2001). Organizational Issues in University-Industry Technology Transfer: An Overview of the Symposium Issue.The Journal of Technology Transfer, 26(1/2), 5–11. Stal. E., Andreassi. T., & Fujino. A. (2016). The role of university incubators in stimulating academic entrepreneurship. RAI Revista de Administração e Inovação, 13, 89–98. Stanford University. (2018, May 15). The Office of Technology Licensing. Retrieved form http://otl.stanford.edu Stanford University (2018, May 15). Introduction. Retrieved from http://www.stanford.edu StarX. (2018, May 15). SartX. Retrieved from: https://startx.com/faqs World Economic Forum. (2013).  Entrepreneurial Ecosystems Around the Globe and Company Growth Dynamics. Retrieved June 16, 2018 from https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_sinh_th%C3%A1i_ kh%E1%BB%9Fi_nghi%E1%BB%87p Wright, M., Birley, S., & Mosey, S. (2004). Entrepreneurship and university technology transfer. Journal of Technology Transfer, 29(3–4), 235–246. Yin, R. K. (2009). Case Study Research (4th ed.). Thousand Oaks, CA.: Sage Publications. Van de Zande, T. J. M. (2012). Fostering entrepreneurship at universities: lesion from MIT, IIT and Utrecht University. Utrecht University, USA. Ventureadar. (2015).The Top 10 University Spin-offs. Retrieved from: http://blog.ventureradar.com/2015/12/08/the- top-10-u-s-university-spin-offs/
nguon tai.lieu . vn