Xem mẫu

  1. Vai trò của trường đại học trong bảo tồn các giá trị văn hoá, lịch sử các làng chài Đà Nẵng trong bối cảnh đô thị hoá ThS.KTS. Phan Trần Kiều Trang ThS. Võ Hồ Bảo Hạnh Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng Tóm tắt: Trong những năm gần đây, Do đó, việc đánh giá tài sản, tài nguyên sinh kế của các cộng đồng làng chài ven địa phương và xây dựng cơ sở dữ liệu biển đã chuyển đổi mạnh mẽ vì nhiều lý của cộng đồng là rất cần thiết để làm do, bao gồm: sự thay đổi sinh thái dẫn tăng sự hiểu biết của người dân về các đến sự suy giảm nguồn cá và sự biến làng chài, đồng thời nâng cao vị thế của mất của một số loài; sự tăng trưởng cộng đồng ngư dân như một lực lượng kinh tế và thay đổi cơ cấu đã tạo ra cơ tiềm năng để góp phần phát triển kinh hội việc làm mới cho các hộ gia đình ven tế của thành phố. Bài viết giới thiệu về biển nhưng không liên quan đến nghề hoạt động nghiên cứu của Trường Đại cá, đặc biệt là quá trình đô thị hóa học Kiến trúc Đà Nẵng nhằm xây dựng nhanh chóng với các tòa nhà cao tầng cơ sở dữ liệu, tìm hiểu các giá trị di sản ven biển mọc lên cũng ảnh hưởng nhiều vật thể và phi vật thể của các làng chài đến sinh kế và tập quán cư trú của các nhằm góp phần bảo tồn di sản, văn hóa cộng đồng các làng chài. Nhiều làng cho cộng đồng ngư dân Đà Nẵng. chài đã biến mất hoàn toàn (Mỹ Khê, Tân Trà, Đa Phước...) hoặc đang đối Từ khóa: làng chài Đà Nẵng, bảo tồn di mặt với nhiều thách thức trong vấn đề sản, giá trị văn hoá, tài sản cộng đồng. bảo tồn các di sản địa phương (Nam Ô). 1. Làng chài Đà Nẵng trước những thách th c trong bối cảnh đô thị hóa Đà Nẵng nổi tiếng với hơn 70km đường bờ biển dài và đẹp, có ngư trường rộng 15.000km2 nơi các làng chài hình thành và tồn tại từ hàng trăm năm trước. Trong hai thập kỷ qua, Đà Nẵng đã có tốc độ đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, thể hiện ở cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Đây là kết quả của định hướng thành phố trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung Việt Nam và là trung tâm dịch vụ, văn hóa, khoa học và du lịch, theo Quy hoạch tổng thể năm 2030 của thành phố. Đi đôi với những phát triển tích cực của Đà Nẵng là những thách thức mới do quá trình đô thị hóa, gia tăng dân số cũng như áp lực gia tăng đối với tài nguyên thiên nhiên và cơ sở hạ tầng đô thị. Du lịch biển là một trong những động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng của thành phố, , nhưng cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đến hệ sinh thái và các cộng đồng làng chài ven biển. 145
  2. Những làng chài này là một phần của lịch sử thành phố, hình thành từ thế kỷ 14-15 với sự di cư từ cộng đồng Thanh-Nghệ-Tĩnh và tiếp tục phát triển cho đến thế kỷ 19. Trong quá trình đô thị hoá, các tòa nhà cao tầng ven biển mọc lên, dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ liên quan đến sinh kế và tập quán cư trú của cộng đồng. Nhiều làng chài đã biến mất hoàn toàn (Mỹ Khê, Tân Trà, Đa Phước...) hoặc đang đối mặt với nhiều thách thức (Nam Ô). Nhiều công trình kiến trúc, đền thờ bị xuống cấp, hư hại nhiều hoặc chỉ còn là phế tích. Ngay trong cộng đồng ngư dân, thế hệ trẻ không còn bám biển, bám làng, và những tri thức bản địa quý báu về di sản các làng chài đang có nguy cơ mai một. Trong những năm gần đây, các làng chài Đà Nẵng nhận được nhiều sự chú ý ở góc độ học thuật và quản lý. Mặc dù vậy, có rất ít tài liệu nghiên cứu hệ thống về các giá trị cộng đồng. Do đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu các làng chài, tập trung vào các yếu tố kiến trúc, văn hóa lịch sử hiện đang bị đe dọa bởi quá trình đô thị hóa là một việc làm rất cần thiết để bảo tồn các giá trị văn hoá của địa phương. 2. Sự tham gia của Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng trong hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu các làng chài Từ năm 2019, Trung tâm Học tập Gắn kết Cộng đồng - Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng (CELC-DAU) với sự hỗ trợ từ Đại học University College London và tổ chức Liên minh Nhà ở Châu Á (ACHR) trong khuôn khổ dự án Knowledge in Action for Urban Equality (KNOW) triển khai một số nghiên cứu để xây dựng cơ sở dữ liệu các làng chài, tập trung vào tài sản cộng đồng. Các câu hỏi chính thúc đẩy nghiên cứu bao gồm: - Hiện trạng của các cộng đồng ngư dân ở Đà Nẵng như thế nào? - Cộng đồng chịu những tác động gì trong quá trình đô thị hoá? - Những tài sản và nguồn lực địa phương nào có thể giúp họ giải quyết các nhu cầu sinh kế? - Cộng đồng các làng chài có thể đóng góp gì trong chiến lược phát triển thành phố? Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu là Phát triển cộng đồng dựa vào nội lực (Asset Based Community Development - ABCD), thay vì dựa vào các nguồn lực bên ngoài, ABCD hướng đến việc dựa vào chính những tài sản của cộng đồng, trao quyền cho cộng đồng tham gia vào các hoạt động, tự đánh giá, xác định các nguồn lực và đề xuất các sáng kiến để kết hợp các hoạt động bảo tồn môi trường sống đi đôi với phát triển sinh kế. Nghiên cứu bắt đầu với việc đánh giá nhanh các làng chài, bao gồm các chuyến thăm thực địa, khảo sát, điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu các gia đình ngư dân. Thông qua phương pháp lập bản đồ, rất nhiều thông tin và dữ liệu cộng đồng đã được hệ thống hoá, đặc biệt là về quy mô và lịch sử phát triển của các làng chài. Quan trọng hơn, bản đồ không chỉ là một công cụ để thu thập dữ liệu mà còn là một phương tiện để chia sẻ thông tin nhằm tăng cường sự tương tác, kết nối giữa các gia đình ngư dân. 146
  3. Hình 1: Sinh viên điều tra khảo sát Xã hội học tại làng chài Thọ Quang_Nguồn: Sinh viên Bùi Quang Sáng Hình 2: Lịch sử hình thành của các làng chài Đà Nẵng qua nhiều thế kỷ Hình 3: Quy mô các làng chài trong thời kz Hình 4: Quy mô các làng chài hiện tại hưng thịnh (thông tin từ hoạt động lập bản đồ (Thông tin từ hoạt động lập bản đồ cùng cộng cùng cộng đồng) đồng) 147
  4. Hình 5: Vị trí các công trình kiến trúc tín Hình 6: Vị trí diễn ra các hoạt động văn ngưỡng làng chài (Thông tin từ hoạt động lập hoá tâm linh các làng chài (Thông tin từ hoạt bản đồ cùng cộng đồng) động lập bản đồ cùng cộng đồng) 3. Lồng ghép các tri th c bản địa, văn hóa của àng chài vào chương trình học tập của sinh viên Một khía cạnh được xem xét trong dự án là các giá trị di sản vật thể, đặc biệt là các công trình tôn giáo, tín ngưỡng, vốn đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng ngư dân. Trong suốt hai năm, gần 500 sinh viên trường Đại học Kiến trúc của Đại học Kiến trúc Đà Nẵng đã tìm hiểu về các công trình kiến trúc tôn giáo thuộc 16 làng chài thuộc năm quận Thanh Khê, Liên Chiểu, Hải Châu, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng thông qua hoạt động thuộc các môn học chuyên ngành. Để có cái nhìn tổng quan về bối cảnh các làng chài, sinh viên môn Xã hội học sẽ tập trung thu thập và phân tích thông tin các yếu tố lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội của các cộng đồng làng chài. Tiếp đó, các khóa sinh viên tiếp theo học môn Lịch sử Kiến trúc Kiến trúc Phương Đông & Việt Nam và Vẽ ghi tập trung vào các công trình kiến trúc tín ngưỡng đặc trưng của làng chài thông quan hồ sơ nghiên cứu công trình, bản vẽ kỹ thuật và tranh ảnh. Các công trình tín ngưỡng này chính là trái tim của những làng chài, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, thờ cúng và sinh hoạt cộng đồng ngư dân. Theo dòng thời gian, những công trình này chứng kiến rất nhiều sự đổi thay của người dân miền biển và trở thành những “cột mốc” đánh dấu sự tồn tại của những làng chài. Trên thực tế, nhiều công trình đang xuống cấp nhanh chóng, hoặc bị di dời giải tỏa để phục vụ công tác xây dựng các khu đô thị mới. Sinh viên sẽ đánh giá tình trạng của từng công trình, từ di tích, trùng tu cho đến các phế tích, nghiên cứu nội ngoại thất, cảnh quan, các chi tiết kiến trúc đặc trưng và cả những hư hại, xuống cấp cần được sửa chữa. 148
  5. Hình 7: Trích sản phẩm sinh viên vẽ ghi đình làng Tân Thái Hình 8: Trích sản phẩm sinh viên vẽ ghi đình làng Mỹ Khê 149
  6. Hình 9: Trích sản phẩm sinh viên vẽ ghi lăng Ông Nam Ô Với sự tiếp nối của nhiều lớp học, sinh viên đã tìm hiểu thông tin về 30 công trình và phế tích, vẽ ghi 15 công trình lịch sử có giá trị và ghi chép lại tất cả những câu chuyện kể của cộng đồng xung quanh công trình. Dữ liệu thu thập về các công trình kiến trúc tín ngưỡng các làng chài xoay quanh một số yếu tố: thời gian xây dựng, trùng tu, giá trị kiến trúc cảnh quan, nội ngoại thất công trình và văn hóa tín ngưỡng cộng đồng. Thông qua hành trình tìm hiểu về các công trình kiến trúc, những câu chuyện sống động của cộng đồng sẽ được giới thiệu lồng ghép để khơi gợi và hồi tưởng lại hồn văn hóa của các làng chài, trở thành sợi dây góp phần xâu chuỗi, kết nối và lan tỏa giá trị về các làng chài Đà Nẵng đến cộng đồng. Bên cạnh di sản vật thể của các làng chài Đà Nẵng, tín ngưỡng, truyền thuyết của cư dân của họ đã được thu thập thành một cuốn hồi ký nhằm đi sâu hơn vào những câu chuyện chưa kể của các cộng đồng, việc khuyến khích cộng đồng chia sẻ nhằm mục đích trao quyền, tăng cường kết nối và thúc đẩy sự tự nhận thức về di sản quan trọng của chính cộng đồng. Các tài liệu bổ sung này nhằm mục đích xây dựng nền tảng của một kho lưu trữ sống động về vai trò của các cộng đồng ngư dân từ xưa đến nay và tạo bằng chứng về { nghĩa của họ đối với quá trình hình thành và phát triển của Đà Nẵng. 150
  7. 4. Sự đồng hành của cộng đồng trong quá trình nghiên c u của sinh viên - Chuyển giao tri th c và bảo tồn các di sản văn hóa địa phương Việc bảo tồn các giá trị văn hoá lịch sử các làng chài Đà Nẵng vẫn còn một chặng đường dài phía trước, tuy nhiên, các hoạt động nghiên cứu của Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng đã bước đầu thu được những kết quả nhất định. Trong suốt 2 năm, sinh viên và cộng đồng đã đồng hành cùng nhau để xây dựng nên các cơ sở dữ liệu về công trình kiến trúc làng chài, cũng như các giá trị đời sống tinh thần của người ngư dân. Cộng đồng chính là những “chuyên gia địa phương”, những nhà “lịch sử học” sẵn sàng chia sẻ vốn hiểu biết của mình, từ những câu chuyện đời sống thường ngày đến đến câu chuyện thờ cúng, lễ hội của cả làng, cả vạn chài. Điều này giúp sinh viên hiểu thêm về các giá trị, văn hoá lịch sử điạ phương và nâng cao { thức trách nhiệm với cộng đồng. Hoạt động của giảng viên và sinh viên thông qua các môn học và dự án nghiên cứu cũng đem lại tác động lớn đối với cộng đồng ngư dân. Trong quá trình thu thập và chia sẻ dữ liệu giữa các cộng đồng làng chài, ngư dân hiểu thêm về chính các giá trị mà cộng đồng mình đang có. Điều này giúp cho cộng đồng cảm thấy rất tự hào, tăng { thức bảo tồn các tài sản của làng. Hình 10: Cộng đồng chia sẻ với sinh viên trong Hình 11: Tác phẩm Thưởng Âm - Sinh viên quá trình khảo sát Phan Quốc Anh Hình 12: Tác phẩm Nghề chài lưới - Sinh viên Trương Thị Khánh Việt 151
  8. Sản phẩm của dự án cũng được chia sẻ với giảng viên, sinh viên, với cộng đồng và các cơ quan quản lý nhà nước thông qua các triển lãm và hội thảo và nhận được nhiều phản ứng tích cực từ cộng đồng. Việc xuất bản các ấn phẩm như “Đà Nẵng – Mái đình làng biển” hay “Hồi ký làng chài” nhằm giới thiệu các giá trị vật thể và phi vật thể của cộng đồng ngư dân Đà Nẵng là những nỗ lực của các giảng viên và sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng. Thông qua các hoạt động này, dự án tiếp nhận những thông tin và phản hồi từ cộng đồng để hoàn thiện các sản phẩm nhằm cung cấp một tài liệu tham khảo có giá trị, góp phần quảng bá về các làng chài và giúp cộng đồng nâng cao ý thức bảo tồn văn hóa – kiến trúc bản địa. Hình 13: Bác Trần Ngọc Vinh – Chủ tịch Hiệp hội nước mắm Nam Ô phát biểu trong Triển lãm tranh ký họa "Đà Nẵng - Mái đình làng biển" tại Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Le T. H. (2018). Biến đổi tín ngưỡng của dân cư ven biển Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa. Journal of Science and Technology of the Da Nang University, No. 8(129). pp 46-50. [2]. Trang, D. T. (2017). Thực trạng và những đặc trưng trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của ngư dân ven biển Đà Nẵng. Xây dựng lối sống Đà Nẵng văn minh, hiện đại, nhân văn, (trang 101). Đà Nẵng. [3]. Trang, P., Hanh, V., Trinh, C.M., Phung, L., Dung, N. (2022). Danang fishing villages: preserving cultural heritages to improve the livelihood in response to rapid urbanization. Danang. [4]. Tien, L. T., 2017. Tác động của dịch chuyển dân cư đến lối sống của cư dân vùng ven biển thành phố Đà Nẵng. Đà Nẵng, s.n., p. 118. [5]. Vu, V. A. (2018). The only fishing village in Danang will be 'wiped out' after the whirlwind of tourism. Vietnam Law Magazine. Available from http://baophapluat.vn/dan-sinh/lang-chai-duy- nhat-cua-da-nang-se-bi-xoa-so-sau-con-loc-du-lich-386777.html [Accessed June 02 2019]. 152
nguon tai.lieu . vn