Xem mẫu

  1. 662 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG ThS. Đỗ Chí Hiếu Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, kinh tế tư nhân là một trong những thành phần kinh tế có đóng góp to lớn trong nền kinh tế chung của đất nước và ở Hải Phòng nói riêng. Bài viết đề cập vai trò của kinh tế tư nhân ở Hải Phòng thông qua các thành tựu, đóng góp trên các mặt của kinh tế tư nhân ở Hải Phòng cũng như những mong muốn, đề xuất của người kinh doanh để kinh tế tư nhân ở Hải Phòng có thể phát triển mạnh hơn nữa. Từ khóa: Vai trò của kinh tế tư nhân, Hải Phòng ROLE OF THE PRIVATE ECONOMY IN HAI PHONG Abstract: Along with the overall development of national economy, private economy is one of the economic sectors that have contributed greatly to overall development of the national economy and in Hai Phong in particular. This article addresses the role of private economy in Hai Phong through achievements and contributions of the private economy. The article also highlights wishes and proposals of businessmen so that private economy in Hai Phong can develop more strongly. Key words: The role of private economy, Hai Phong. I. MỞ ĐÆU Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới, trong đó đặc biệt là đổi mới về kinh tế chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà thời kỳ đầu là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. Tiếp theo đó là các kỳ Đại hội về sau này đều khẳng định và phát triển quan điểm đổi mới đã được nêu ra ở Đại hội Đảng VI. Cùng với những tư tưởng chỉ đạo nêu ra trong các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều các văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự phát triển của các thành phần kinh tế trong đó có thành phần kinh tế tư nhân. Đánh giá vai trò của kinh tế tư nhân những năm qua, Nghị quyết 10-NQ/TW (NQ10) nêu rõ: “Kinh tế tư nhân ở nước ta đã không ngừng phát triển, đóng góp ngày càng lớn hơn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”[5]. Cụ thể, kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng 39 đến 40% GDP; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội.
  2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 663 Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Có thể nói đây là đòn bẩy hết sức quan trọng nhằm củng cố, phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng. II. NỘI DUNG Với đặc thù về điều kiện tự nhiên của Hải Phòng là vùng đất sở hữu chiều dài bờ biển trên 125 km, có 6 cửa sông lớn với mật độ bình quân 0,7km/km2 đổ ra biển, cấu trúc địa lý đã kiến tạo Hải Phòng thành đầu mối giao thông huyết mạch nối miền Bắc với quốc tế, một môi trường để phát triển hiệu quả kinh tế tư nhân, và thực sự đã để lại những dấu ấn quan trọng. 1. Quá trình phát triển của kinh tế tư nhân ở Hải Phòng. Ngược dòng lịch sử, chỉ sau thời gian ngắn khi người Pháp thành lập thành phố Hải Phòng, Hải Phòng đã có hệ thống cảng lớn nhất miền Bắc, là trung tâm tài chính, công nghiệp của cả Đông Dương. Ngoài sự phát triển mạnh mẽ dạng hình tư bản tư nhân của người Pháp, thành quả kinh tế của những người Việt tại Hải Phòng thời kỳ thuộc Pháp cũng rất đáng nể. Có thể kể một số doanh nhân điển hình như doanh nhân Bạch Thái Bưởi gắn Công ty Gian Hải Luân, nổi danh cả nước về công nghiệp đóng tàu và vận tải hàng hải; Doanh nhân Nguyễn Sơn Hà với hãng sơn Sơn Hà không chỉ đủ sức cạnh tranh với các hãng sơn lớn ở thế giới, mà sự nghiệp của ông cũng gắn liền với công cuộc cách mạng, xứng đáng nằm trong danh sách những nhà tư sản cách mạng tiêu biểu của Việt Nam; Doanh nhân Đoàn Đức Ban thành công vang dội nhờ phát triển nghề sản xuất nước mắm truyền thống với thương hiệu Vạn Vân, tiền thân của các sản phẩm nước mắm Cát Hải hiện nay… Trong giai đoạn mô hình kinh tế tập trung phát triển, một thời gian khá dài kinh tế tư nhân không thực sự được chú trọng. Chính vì vậy, phân nhóm kinh tế này có khái niệm hẹp, chỉ là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất. Nhưng cũng trong thời kỳ này, Hải Phòng được coi là địa phương đi đầu cả nước về sự sáng tạo “khoán mới” trong nông nghiệp. Mô hình của Hải Phòng đã trở thành minh chứng hữu hiệu khẳng định vai trò kinh tế tư nhân, tạo bứt phá về phát triển nông nghiệp trên phạm vi cả nước. Có thể nói, với nhiều cách làm mới, Hải Phòng luôn là địa phương tiên phong, như nhận xét của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một chuyến thăm và làm việc tại Hải Phòng: “Hải Phòng đã đặt những viên gạch đầu tiên cho công cuộc đổi mới của Đảng”. Sau sự kiện sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, kéo theo sự đổ vỡ của mô hình kinh tế lớn “Hội đồng tương trợ kinh tế” năm 1991. Hệ quả là nhiều ngành kinh tế mũi nhọn của Hải Phòng đứng trước nguy cơ đổ vỡ toàn diện, hàng loạt nhà máy phải đóng cửa, nhiều ngành dịch vụ bị ngưng trệ, tạo ra cuộc khủng hoảng về nguồn lực và an sinh xã hội.
  3. 664 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Bước ra từ cuộc thử thách lớn, kinh tế Hải Phòng đã vận dụng hiệu quả công cuộc đổi mới của Đảng, tìm ra hướng phát triển mới. Nổi bật là những người thợ lành nghề không chịu khoanh tay trước khó khăn, tự mày mò mô hình và phục hồi hiệu quả các ngành sản xuất. Những bước tiến ngoạn mục của Hải Phòng trong các ngành dịch vụ, công nghiệp như vận tải biển, đóng tàu, giày dép, may mặc, cơ khí… là minh chứng rõ nét. 2. Những đổi mới của kinh tế tư nhân Ra đời những mô hình kinh doanh tư nhân mới Trở lại với Nghị quyết 10, theo cách đặt vấn đề mới: “Kinh tế tư nhân đã phát triển trên nhiều phương diện… bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành…”. Trước kia kinh tế tư nhân thường quy mô là hộ kinh doanh do vậy quy mô thường nhỏ hẹp và các ngành nghề kinh doanh cũng đơn giản như sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Điểm tích cực trong hai năm qua là tinh thần khởi nghiệp lan tỏa rộng rãi trong xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân trong một số lĩnh vực như xây dựng, chế biến, chế tạo, công nghiệp ô tô, vận tải hàng không, tài chính, ngân hàng...góp phần không nhỏ trong phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam trong những ngành, lĩnh vực có nhiều tiềm năng, thế mạnh. Xu hướng phát triển các mô hình kinh doanh khởi nghiệp sáng tạo diễn ra sôi động; hiện có hơn 3000 công ty khởi nghiệp sáng tạo (starup) đang hoạt động, trong đó có nhiều doanh nghiệp thành công. Quy mô kinh doanh ngày càng phát triển: Nghĩa là, kinh tế tư nhân không chỉ còn bó hẹp trong “hộ gia đình” nữa, mà đã phát triển trên phạm vi rộng, từ góc nhìn này, có thể thấy thành quả đạt được của kinh tế tư nhân Hải Phòng rất to lớn. Các ngành nghề kinh doanh cũng đa dạng hơn: Đơn cử như dịch vụ cảng biển, thành phố có gần 40 doanh nghiệp, sử dụng chiều dài cầu cảng hơn 11km, lượng hàng hóa qua cảng tăng trưởng từ 13 đến 15%. Ngành dịch vụ du lịch, dịch vụ xã hội cũng đóng góp vào bản đồ kinh tế thành phố nhiều sắc màu, với hệ thống hàng chục bệnh viện, hàng trăm trường học dân lập, cùng hơn 20 nghìn doanh nghiệp khác hoạt động theo các mô hình trách nhiệm hữu hạn, cổ phần tư nhân, doanh nghiệp tư nhân… Nguồn vốn đầu tư ngày càng lớn: Nhìn từ góc độ khác, nói đến phát triển kinh tế tư nhân Hải Phòng trong giai đoạn đổi mới, không thể không kể đến cú bứt phá của thu hút đầu tư trong nước mấy năm gần đây. Đó là các dự án khổng lồ do các tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư, có thể kể hàng trăm nghìn tỷ đồng của VinGroup cho các dự án khu vui chơi giải trí đảo Vũ Yên, khu nông nghiệp kỹ thuật cao Vineco ở huyện Vĩnh Bảo, khu nhà ở cao cấp ở quận Hồng Bàng, bệnh viện Vinmec ở quận Lê Chân và tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast ở huyện Cát Hải; SunGroup với hàng chục nghìn tỷ đồng cho dự án phát triển du lịch Cát Hả; tập đoàn Mường Thanh với dự án hơn 5 nghìn tỷ đồng phát triển khu du lịch ở Đồ Sơn… Ra đời các tổ chức chính trị xã hội trong các doanh nghiệp tư nhân: Tổ chức Đảng, công đoàn trong các đơn vị kinh tế của tư nhân ngày càng hoạt động hiệu quả, bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
  4. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 665 3. Những hạn chế còn tồn tại Vấn đề đặt ra là, mặc dù có những bước tiến ngoạn mục, nhưng kinh tế tư nhân ở Hải Phòng chưa thực sự được hệ thống hóa thành một mô hình phát triển đột phá. Thành phố cũng chưa có nhiều sản phẩm tư nhân có sức cạnh tranh cao, tình trạng tự phát, chụp giật trong sản xuất kinh doanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiếu tính ổn định, tình trạng vi phạm pháp luật theo kiểu “làm liều” cũng không thể hiện được mục tiêu tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên những vấn đề bất cập này cũng không phải của riêng kinh tế tư nhân Hải Phòng, mà đã được NQ10 chỉ rõ. Vai trò, đóng góp của Hải Phòng với vùng và cả nước còn cách xa kỳ vọng, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Quy mô, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa mạnh. Kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ, một số dự án, công trình ghi trong Nghị quyết 32 đến nay chưa triển khai hoặc đã triển khai nhưng tiến độ còn chậm. Hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực chưa cao. Các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội phát triển chưa đồng đều giữa các lĩnh vực; an ninh trật tự còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp. Một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển mới. Tiếp nữa, môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước chậm được cải thiện. Việc quản lý và sử dụng nguồn lực của thành phố hiệu quả chưa cao. Các cơ chế, chính sách ưu đãi cho thành phố cảng biển triển khai chưa kịp thời. 4. Một số kiến nghị về ch nh sách để thúc đẩy kinh tế tư nhân ở Hải Phòng 4.1 Những rào cản chính sách còn tồn tại Chính sách đầu tư và hỗ trợ của nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân còn bất bình đẳng. Nhà nước đã xây dựng những chính sách ưu tiên phát triển các tập đoàn với kỳ vọng sẽ trở thành các “quả đấm thép” của nền kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế đây lại được xem là những “lỗ đen” hút các nguồn lực của xã hội (như vốn, đất đai, thị phần…) và sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp tư nhân. Điều đáng lưu ý là chính sách này tạo ra các lệch lạc về mặt chính sách như tạo ra hàng rào thuế quan để bảo hộ cho một ngành không có sức cạnh tranh hay đầu tư vào một số ngành không có tương lai. Khi tạo ra các tập đoàn, tổng công ty với quy mô quá lớn thì đồng thời cũng thu hẹp cơ hội cho khu vực kinh tế tư nhân. Mức độ liên kết, lan tỏa của khu vực doanh nghiệp nhà nước và FDI đối với doanh nghiệp dân doanh quá thấp. Dù khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng lớn ở Việt Nam nhưng chỉ 6,9% doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp FDI (theo kết quả điều tra 9.890 doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam). Điều đó một mặt phản ánh mức độ lan toả và ảnh hưởng của khu vực FDI đối với các doanh nghiệp dân doanh trong nước rất hạn chế, nhưng mặt khác nó cũng cho thấy sự phát triển của công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam còn quá yếu kém. Tương tự đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước, mức độ lan toả và kết nối của các doanh nghiệp nhà nước đối với khu vực doanh nghiệp tư
  5. 666 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP nhân trong nước cũng còn rất yếu. Theo điều tra năm 2009 của VCCI thì chỉ có 15% doanh nghiệp dân doanh có quan hệ hợp tác, làm ăn với các doanh nghiệp Nhà nước. Chính sách và việc thực hiện ưu đãi đầu tư còn nhiều bất cập. Các biện pháp ưu đãi cụ thể theo Luật Đầu tư quy định có nhiều hình thức ưu đãi, song hết sức manh mún, thiếu tập trung. Phần lớn các quy định về ưu đãi và thủ tục đều hết sức phức tạp và khó hiểu đối với doanh nghiệp. Các ưu đãi này được thực hiện nhỏ lẻ, thiếu tính đồng bộ và tập trung, do vậy hiệu quả đối với các doanh nghiệp không cao. Trên thực tế, chỉ một nhóm thiểu số các doanh nghiệp tiếp cận được các ưu đãi này. Ngay cả đối với các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn ưu đãi, thì cũng chỉ tiếp cận được tới một hình thức ưu đãi. Công cụ ưu đãi được nhà nước sử dụng nhiều nhất là thuế tuy vậy còn nặng tính hình thức, đồng thời được quy định một cách phức tạp, khó hiểu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo một điều tra của Dự án Năng lực Cạnh tranh Việt Nam (VNCI), có tới 56% doanh nghiệp được hỏi cho biết rằng các chính sách, quy định về ưu đãi đầu tư là quá phức tạp và khó hiểu; hơn 50% cho rằng các doanh nghiệp nước ngoài nhận được sự ưu đãi cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước [7]. Tiến độ thực thi chính sách còn chậm, còn thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong hệ thống thực thi các chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này có nguyên nhân do cách thiết kế các giải pháp, chương trình chưa thực sự xuất phát từ thực tiễn chưa gắn với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp và phục vụ doanh nghiệp. Nhiều chế độ hỗ trợ, khuyến khích đặt ra hàng loạt thủ tục rườm rà, không hợp lý. Có nhiều cơ quan liên quan tới việc thực thi các chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, Cục Phát triển Doanh nghiệp trực thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư được coi là cơ quan đóng vai trò trung tâm. Tuy nhiên, cơ quan này chưa có đủ thẩm quyền để tập hợp và điều phối việc thực thi chính sách ở các cơ quan khác. Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tuy tập hợp đại diện của các bộ ngành và các hiệp hội, song cũng chưa phát huy được vai trò nổi bật, đi đầu trong các sáng kiến, và thúc đẩy quá trình thực thi ở các lĩnh vực ngoài lĩnh vực quản lý đăng ký kinh doanh. Cơ chế chính sách đặc thù dành cho Hải Phòng chậm được ban hành. Cải cách hành chính chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu. Nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố… Cơ chế, chính sách được ban hành chưa tính đủ các yếu tố vai trò cực tăng trưởng, đô thị trung tâm cấp quốc gia. 4.2. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân ở Hải Phòng Về phía Nhà nước Doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, cần được coi là trụ cột của nền kinh tế nhằm xây dựng một nền kinh tế tự chủ và cần có sự sự cân bằng về quan điểm trong việc khuyến khích đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài. Cần đặc biệt chú ý tới đặc tính về quy mô nhỏ và rất nhỏ của phần lớn các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam.
  6. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 667 Tiếp tục duy trì chính sách khuyến khích phát triển theo chiều rộng nhưng đồng thời bổ sung những chính sách khuyến khích phát triển theo chiều sâu. Nghiên cứu và áp dụng triệt để các quy luật của nền kinh tế thị trường khi thiết kế, xây dựng và thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp. Các chương trình và chính sách hỗ trợ chỉ có thể hoạt động một cách thực sự hiệu quả khi nó phù hợp với các quy định của các quy luật thị trường, mặc dù trong nhiều trường hợp các chính sách đó được xây dựng nhằm bổ trợ cho sự khiếm khuyết của thị trường. Đa dạng hóa hình ưu đãi nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ. Không chỉ sử dụng các hình thức duy nhất về thuế và giảm tiền thuê đất – một cách làm dễ nhất đối với các nhà hoạch định chính sách. Các chính sách về ưu đãi này cũng cần đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, dễ áp dụng và có tính khả thi cao hơn. Về phía Thành phố Hải Phòng Hải Phòng cần tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; thống nhất nhận thức, tư tưởng về phát triển kinh tế tư nhân cho mọi cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và mọi người dân thành phố. Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp của thành phố cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 - Khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân, để mọi người dân và các doanh nghiệp tư nhân thấy được Chính phủ, Thành phố luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, luôn tạo môi trường thuận lợi, minh bạch, thông thoáng cho các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh và bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Cần xây dựng và thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến; ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên, thanh niên; khuyến khích các doanh nghiệp thành lập mới hướng vào sản xuất các thiết bị đầu cuối để phục vụ xây dựng đô thị thông minh, thành phố đáng sống như mục tiêu mà Thành phố Hải Phòng đang hướng đến. III. KẾT LUẬN Kính tế tư nhân ở Hải Phòng đã có sự phát triển từ lâu và đạt được những thành tựu to lớn trên các mặt về số lượng các tập đoàn kinh tế tư nhân, về số vốn đầu tư, quy mô, các lĩnh vực kinh doanh mà kinh tế tư nhân ở Hải Phòng đã đầu tư, về sự liên kết vùng, về sự ra đời của các tổ chức chính trị hoạt động trong các tổ chức kinh tế tư nhân. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì kinh tế tư nhân ở Hải Phòng cũng cần có nhiều sự đổi mới. Nhà nước cũng cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế tư nhân một cách đầy đủ, kịp thời, tạo môi trường pháp lý thông thoáng và hấp dẫn để kinh tế tư nhân có điều kiện phát triển tốt. Kinh tế tư nhân ở Hải Phòng cũng cần một môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, thuận lợi với các thành phần kinh tế khác. Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, thành phố Hải Phòng cần triển khai thành các chính sách cụ thể về các mặt để tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển.
  7. 668 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP TÀI LIỆU THAM KHÂO 1. Các báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế - xã hội ở Hải Phòng. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Nghị quyết 10 - NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. 6. UBND thành phố Hải Phòng (2017), Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 44- Ctr/TU ngày 21/9/2017 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 7. VNCI, “Ưu đãi Thuế có thực sự Hiệu quả?”, Nghiên cứu Chính sách số 2.
nguon tai.lieu . vn