Xem mẫu

  1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 403 VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÅN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HÂI PHÒNG HIỆN NAY ThS. Đinh Thị Tiệp Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt: Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. UBND thành phố đặt ra mục tiêu tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Hải Phòng theo hướng lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, góp phần đưa kinh tế- xã hội thành phố phát triển nhanh, bền vững, tạo sự phát triển đột phá, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại. Đồng thời, nâng cao chất lượng hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân, xây dựng doanh nghiệp thành phố Hải Phòng có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân có tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; nhiều doanh nghiệp tham gia mạng sản xuất chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Từ khóa: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng, phát triển, vai trò ROLE OF PRIVATE ENTERPRISES FOR THE ECONOMIC DEVELOPMENT IN HAI PHONG TODAY Abstract: Hai Phong is an important port city, the industrial center and the largest seaport in the North of Vietnam, and is also the economic, cultural, medical, educational, scientific, commercial and technological center of Northern coastal region. The City People's Committee sets the goal of continuing to develop the private economy in Hai Phong city in the direction of being healthy, effective, sustainable and truly becoming an important driving force of the economy, contributing to the city's socio-economic development in a fast and sustainable manner, creating a breakthrough development, creating more jobs, improving the people's life, implementing social progress and justice, and ensuring national defense. security, contributing to building Hai Phong into a green, civilized and modern Port city. At the same time, improving the quality of business efficiency in the private sector, building businesses in Hai Phong city with competitiveness, sustainable development, building and developing private economic groups have strong potentials, can compete on domestic and foreign markets; Many businesses join the regional and global value chain production network Keywords: private enterprise, private enterprise in Hai Phong, development, role
  2. 404 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP 1. ĐẶT VÇN ĐỀ Hải Phòng ngày nay là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương - là đô thị loại 1 cấp quốc gia; lớn thứ hai Miền Bắc, thứ ba toàn quốc, gồm 7 quận nội thành và 8 huyện ngoại thành. Đồng thời, Hải Phòng cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Với lợi thế về vị trí địa lý, lợi thế về nguồn nhân lực, lợi thế về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, là địa phương duy nhất miền Bắc hội tụ đủ 5 loại hình giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa và đường hàng không. Lợi thế này đã giúp thành phố Cảng không chỉ đóng vai trò trung tâm kinh tế của khu vực đồng bằng sông Hồng, vùng Duyên hải Bắc bộ mà còn là nhịp cầu thông thương với cả các nước trong khu vực. Trong những năm vừa qua Hải Phòng luôn phấn đấu phát huy những lợi thế của mình để sớm trở thành thành phố cảng xanh, văn minh, hiện đại. Kinh tế tư nhân được đánh giá sẽ là một trong những động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong những năm tới Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 “Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Có thể nói đây là đòn bẩy hết sức quan trọng nhằm củng cố, phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng. Việt Nam hiện có khoảng 600 nghìn doanh nghiệp, trong đó có trên 500 nghìn doanh nghiệp tư nhân. Trong số này có tới hơn 96% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, 2% doanh nghiệp quy mô vừa và 2% doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp tư nhân tạo ra khoảng 1,2 triệu việc làm, đóng góp hơn 40% GDP mỗi năm. Phát triển doanh nghiệp tư nhân là nhân tố không chỉ bảo đảm cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn tham gia vào giải quyết hàng loạt những vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực… Hải Phòng hiện nay có thành phố có 27.834 doanh nghiệp, trong đó đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, vừa và 37.500 hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động. Năm 2017, thu nội địa của thành phố đạt gần 22.000 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp đóng góp gần 16.000 tỷ đồng, chiếm gần 73%. Hải Phòng coi thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, coi phát triển doanh nghiệp là then chốt trong phát triển kinh tế- xã hội của thành phố. 2. NỘI DUNG 2.1. Doanh nghiệp tư nhân và vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong sự phát triển kinh tế Việt Nam Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và phải chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. 2.1.1. Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân - Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ. Doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như các công ty nhiều chủ sở hữu, nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất.
  3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 405 - Về quan hệ sở hữu vốn trong Doanh nghiệp Nguồn vốn ban đầu của Doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ tài sản của chủ Doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động chủ Doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm số vốn đầu tư, chỉ phải khai báo với cơ quan kinh doanh khi giảm số vốn xuống dưới mức đăng ký. Vì vậy, không có giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và phần còn lại thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa không có sự tách bạch tài sản của chủ Doanh nghiệp tư nhân với tài sản của doanh nghiệp tư nhân đó. - Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu, vì vậy chủ Doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định trong tổ chức cũng như quá trình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân. Chủ Doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân. - Về phân phối lợi nhuận Về vấn đề chia lợi nhuận không đặt ra với Doanh nghiệp tư nhân bởi Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu, toàn bộ lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh sẽ thuộc về chủ Doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa khi có rủi ro chủ Doanh nghiệp tư nhân sẽ tự mình chịu toàn bộ rủi ro trong quá trình kinh doanh. - Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân Một pháp nhân phải có tài sản riêng, tức là phải có sự tách bạch giữa tài sản của pháp nhân đó với những người tạo ra pháp nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập về tài sản vì tài sản của Doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lạp trong quan hệ với tài sản của chủ Doanh nghiệp tư nhân. - Chủ Doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân Do không có sự độc lập về tài sản, người chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro của doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn. Doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng kí mà phải chịu bằng toàn bộ tài sản trong trường hợp vốn đã đăng ký không đủ 2.1.2. Vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong sự phát triển kinh tế Việt Nam Kinh tế tư nhân tồn tại dưới các hình thức như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (không có hoặc có vốn nhà nước dưới 50%) và các hộ kinh doanh cá thể. Cụ thể, kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng 39 đến 40% GDP thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội và thể hiện vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Đặc biệt, khu vực doanh nghiệp của kinh tế tư nhân cho thấy xu thế đóng góp ngày càng tăng trong tỷ trọng GDP, từ 6,9% năm 2010 lên khoảng 8,2% năm 2017. Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân góp phần khơi dậy một bộ phận quan trọng tiềm năng của đất nước, tăng nguồn nội lực, tham gia phát triển nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp này góp phần xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp thúc đẩy lực lượng sản
  4. 406 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP xuất phát triển. Doanh nghiệp tư nhân phát triển làm cho các quan hệ sở hữu của nền kinh tế trở nên đa dạng hơn. Sự biến đổi của quan hệ sản xuất đã kéo theo sự biến đổi của quan hệ quản lý và phân phối làm cho quan hệ sản xuất trở nên linh hoạt, phù hợp với trình độ phát triển. Nhờ vậy đã khơi dậy và phát huy tiềm năng về vốn, đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất của toàn xã hội. Doanh nghiệp tư nhân phát triển đã góp phần quan trọng trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi của xã hội và sử dụng tối ưu các nguồn lực. Môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi đã tạo điều kiện cho việc huy động các nguồn lực, trong đó có nguồn vốn trong cộng đồng trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn. Thứ hai, doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Mặc dù đóng góp vào ngân sách của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tuy còn nhỏ (chưa tới 10%) nhưng đang có xu hướng tăng lên. So với đóng góp vào ngân sách Trung ương thì đóng góp của doanh nghiệp tư nhân vào nguồn thu ngân sách địa phương lớn hơn nhiều. Ngoài đóng góp vào nguồn thu ngân sách, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân còn có sự đóng góp đáng kể vào việc xây dựng các công trình văn hóa, trường học, thể dục thể thao, đường sá, cầu cống, nhà tình nghĩa và các công trình phúc lợi khác. Thứ ba, doanh nghiệp tư nhân đã có những đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng GDP của doanh nghiệp tư nhân đều đặn và xấp xỉ với tốc độ tăng GDP của toàn bộ nền kinh tế. Sự phát triển nhanh của doanh nghiệp tư nhân đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của cả nước. Thứ tư, doanh nghiệp tư nhân phát triển góp phần thu hút số lượng lớn lao động cũng như góp phần đào tạo nguồn nhân lực mới cho thị trường lao động. Hiện nay ở nước ta, khu vực kinh tế tư nhân chỉ giải quyết việc làm được cho khoảng 45 triệu lao động (bao gồm cả khu vực doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể), trong đó khu vực doanh nghiệp của tư nhân tạo việc làm cho khoảng 9 triệu lao động, chiếm 61,2% tổng số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp của nền kinh tế. Mỗi năm các doanh nghiệp này tạo thêm khoảng trên 500 nghìn việc làm mới (giai đoạn 2011- 2017). Thứ năm, doanh nghiệp tư nhân góp phần thúc đẩy đất nước hội nhập kinh tế quốc tế. Một số doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân trở thành những tập đoàn kinh tế lớn và có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như tham gia vào các hợp đồng kinh doanh với nhiều đối tác lớn của các nước phát triển. Thông qua hình thức liên doanh, liên kết, các doanh nghiệp tư nhân đã thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế của nền kinh tế, đặc biệt là trong việc nhận chuyển giao các công nghệ tiên tiến, phù hợp với Việt Nam cũng như mở rộng thị trường, đặc biệt là đối với một số sản phẩm có ưu thế, sản phẩm đặc trưng của Việt Nam ra thị trường thế giới. Với sự năng động của mình, doanh nghiệp tư nhân cho thấy sự vượt trội so với khu vực doanh nghiệp nhà nước ở khía cạnh này. Số lượng doanh nghiệp gia tăng mạnh từ 655.000 năm 2017 lên 730.000 vào năm 2018 và đạt 743.409 vào quý I năm 2019. Tổng vốn đăng ký mới tăng từ 1.295.911 tỷ đồng vào năm 2017 lên 1.478.100 tỷ đồng vào năm 2018. Hàng năm, có hơn 1,1, triệu việc làm mới được tạo ra. Riêng quý I năm 2019, có 375.500 tỷ đồng vốn đầu tư mới và gần
  5. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 407 320.000 việc làm mới đã được bổ sung vào nền kinh tế. Quy mô của nhiều doanh nghiệp ngày càng mở rộng, một số doanh nghiệp đạt tổng tài sản đến hàng trăm nghìn tỷ đồng và sử dụng hàng chục nghìn lao động. Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tư nhân (không tính loại hình cá thể, hộ gia đình) đạt gần 12% vào năm 2017, cao hơn mức chung của nền kinh tế cùng năm (6,8%) Đáng chú ý là nhiều doanh nghiệp tư nhân đang điều chỉnh chiến lược đầu tư và kinh doanh theo hướng bền vững hơn, gắn nhiều hơn với công nghệ và đổi mới sáng tạo thông qua việc thiết lập trường đại học, viện/ trung tâm nghiên cứu và triển khai cũng như hoàn thành được những công trình lớn, phức tạp trong một thời gian tương đối ngắn. Mặc dù đã có thêm bước phát triển mới cả về số lượng và chất lượng nhưng doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam vẫn chưa phát huy hết được tiềm năng của mình để thực sự đóng vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế.Số lượng doanh nghiệp tư nhân thành lập nhiều nhưng khả năng trụ vững và phát triển hiệu quả còn thấp: số doanh nghiệp ngừng hoạt động đã gia tăng từ 39.000 của năm 2017 lên 63.000 doanh nghiệp vào năm 2018. Do vậy, mục tiêu đến năm 2020 nước ta có một triệu doanh nghiệp khó hoàn thành nếu không có giải pháp đột phá về cải thiện môi trường kinh doanh.Sự gia tăng số lượng của doanh nghiệp tư nhân chưa gắn với sự đột phá về chất lượng phát triển. Trong vài năm gần đây, nhóm doanh nghiệp tư nhân có giá trị sản lượng chiếm khoảng 8% GDP cả nước, trong khi nhóm kinh tế hộ gia đình, cá thể chiếm khoảng 30%. Trong đó, nhóm hộ gia đình, cá thể có tốc độ tăng trưởng thấp hơn mức trung bình cả nước. Phần lớn (97%) doanh nghiệp tư nhân là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, với khoảng 70% số doanh nghiệp đăng ký có quy mô dưới 10 lao động và vốn đăng ký dưới năm tỷ đồng. Do vậy, dải phân bổ về quy mô của các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân đang bị phân cực, với phần đông có quy mô nhỏ, một số ít với quy mô lớn. Sự thiếu các doanh nghiệp có quy mô trung bình gây khó cho sự chuyên môn hóa và đầu tư vào công nghệ, vì vậy, kìm giữ năng suất lao động. Nhóm số ít các doanh nghiệp lớn vẫn chưa tạo ra được nhiều giá trị lan tỏa từ vị trí dẫn đầu, đặc biệt trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo và tăng trưởng. Hơn nữa, sự mở rộng quá nhanh của một số doanh nghiệp lớn cũng tiềm ẩn rủi ro cho nền kinh tế, vì để nền tảng doanh nghiệp vững mạnh thì cần phải có đủ thời gian để tích lũy vốn và công nghệ. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam vẫn chưa phát huy hết được tiềm năng của mình để thực sự đóng vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế là do khu vực này vẫn đang phải đối mặt với nhiều rào cản cả về nhận thức lẫn khung khổ pháp luật, cơ chế, chính sách và thực thi cơ chế, chính sách cũng như môi trường kinh doanh mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn chậm, nhiều bất cập; chưa đồng đều giữa các bộ, ngành, địa phương, chưa thực chất trên một số lĩnh vực cũng như năng lực nội tại chưa cao của chính khu vực này. 2.2. Những đóng góp của doanh nghiệp tư nhân đối với sự phát triển kinh tế ở Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay. Không nằm ngoài quy luật chung của cả nước, các doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng luôn tiên phong phát triển kinh tế tư nhân nói riêng và kinh tế Hải Phòng nói chung.
  6. 408 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Hải Phòng đã có hệ thống cảng biển lớn nhất miền Bắc, là một trung tâm công nghiệp của cả Đông Dương từ năm 1988. Ngoài sự phát triển mạnh loại hình tư bản tư nhân của người Pháp, thì kinh tế của những người Việt tại Hải Phòng thời kỳ thuộc Pháp cũng đáng nể. Những doanh nhân nổi tiếng thời kỳ đó như doanh nhân Bạch Thái Bưởi với công ty Giang Hải Luân nổi tiếng cả nước về công nghiệp đóng tàu và vận tải hàng hải; doanh nhân Nguyễn Sơn Hà với hãng sơn Sơn Hà; doanh nhân Đoàn Đức Ban với nghề sản xuất nước mắm truyền thống với thương hiệu Vạn Vân, tiền thân của sản phẩm nước mắm Cát Hải hiện nay…. Mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững; kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi với trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không; trọng điểm dịch vụ logistics; trung tâm quốc tế về giáo dục và đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ, kinh tế biển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở Châu Á; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, quốc phòng, an ninh được giữ vững. Đến nay thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, Hải Phòng là địa phương hang hái đi đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế nhiều thành phần và đã thu được những thành tựu to lớn. Tiêu biểu là ngành dịch vụ cảng biển, thành phố hiện nay có 40 doanh nghiệp cảng, đa phần là tư nhân, lượng hàng hóa qua cảng tăng trưởng từ 13 đến 15%/ năm. Ngành dịch vụ du lịch, dịch vụ xã hội cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế thành phố, hàng chục bệnh viện, hàng trăm trường học dân lập, cùng hơn 20 nghìn doanh nghiệp hoạt động theo các mô hình trách nhiệm hữu hạn, cổ phần tư nhân, doanh nghiệp tư nhân… Hiện nay, thành phố có 27.834 doanh nghiệp và 37.500 hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động. Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân trong cơ cấu tổng nguồn vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố tăng dần qua các năm: 38,40 % vào năm 2010; 49,7% vào năm 2015 và đạt 56,48 % trong năm 2018. Hải Phòng đã thu hút được một nguồn vốn đầu tư đáng kể từ các tập đoàn tư nhân lớn như một cú bứt phá quan trọng để huy động các nguồn lực xã hội, tạo động lực xã hội trong đầu tư phát triển Thành phố, đặc biệt là đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng vật chất- kỹ thuật theo hướng đồng bộ, hiện đại và các ngành mũi nhọn, có lợi thế như: dịch vụ cảng biển, dịch vụ logistics, công nghiệp chế tạo ô tô, điện - điện tử, điện lạnh, dịch vụ du lịch, dịch vụ thương mại... Nói đến phát triển doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng trong giai đoạn đổi mới, không thể không kể đến cú bứt phá thu hút đầu tư trong nước mấy năm gần đây. Trong đó phải kể đến các dự án hàng trăm nghìn tỷ đồng do tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư: Dự án khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên; Khu nông nghiệp kỹ thuật cao Vineco (tại xã Tam Đa huyện Vĩnh Bảo); Dự án Bệnh viện quốc tế Vinmec Hải Phòng (quận Lê Chân); Dự án khu nhà ở cao cấp( quận Hồng Bàng); đặc biệt dự án Tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast tại khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải. Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư với hàng chục nghìn tỷ đồng cho dự án xây dựng khu cảng hàng hóa, bến tàu du lịch, ga cáp treo, nhà
  7. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 409 máy sản xuất các sản phẩm du lịch, khu dịch vụ hậu cần du lịch trên đảo Cát Bà. Bên cạnh đó là dự án công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10; Dự án xây dựng khách sạn 5 sao Hilton; Dự án khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Tràng Cát; Dự án cầu Bạch Đằng. Tập đoàn Mường Thanh với dự án hơn 5 nghìn tỷ đồng phát triển khu du lịch Đồ Sơn... Song song với đó, thành phố đã tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, tìm cơ hội kết nối các nguồn lực. Tổ chức đối thoại doanh nghiệp định kỳ một lần/ tháng, lắng nghe ý kiến từ doanh nghiệ để hoàn thiện cơ chế. Đến nay, doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã tham gia hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ… góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế-xã hội của Thành phố. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tư nhân còn bị đối xử chưa công bằng so với các đối tượng doanh nghiệp khác. Một số chính sách quy định chỉ đề cập đến doanh nghiệp nhà nước mà chưa đề cập đến doanh nghiệp tư nhân. Nhiều doanh nghiệp phải trả các chi phí không chính thức để giải quyết công việc… Những bất cập này càng khiến cho khu vực kinh tế tư nhân đã nhỏ lại kém phát triển. Vì vậy, để doanh nghiệp tư nhân có điều kiện phát triển, cần tập trung giải quyết vấn đề bình đẳng thật sự giữa các chủ thể kinh doanh, giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. Sự phân tầng trình độ công nghệ đang diễn ra trong từng ngành và trong nhiều doanh nghiệp; công nghệ lạc hậu, trung bình và tiên tiến cùng đan xen tồn tại; công nghệ tiên tiến, hiện đại chỉ tập trung ở một số ít doanh nghiệp tư nhân, ở một số ít lĩnh vực. Do trình độ công nghệ thấp, các doanh nghiệp tư nhân không có khả năng kết nối cũng như tham gia ngành công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân lớn, nhất là không thể tận dụng được hiệu ứng lan tỏa từ các doanh nghiệp FDI đang tăng trưởng nhanh. Các doanh nghiệp tư nhân phần lớn vẫn hoạt động ở thị trường trong nước, rất ít doanh nghiệp tư nhân vươn được ra thị trường nước ngoài. Ngay cả ở thị trường trong nước, dưới sức ép cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp tư nhân lớn có xu hướng rút khỏi các ngành sản xuất công nghiệp, nhường lại sân chơi cho các doanh nghiệp nước ngoài. Sự rút lui này cũng diễn ra trong một số lĩnh vực dịch vụ như phân phối, bán lẻ được ưu tiên và có nhiều tiềm năng của nền kinh tế. Thiếu thị trường, thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh là trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp tư nhân. Việc giải quyết những rào cản về thủ tục hành chính là bắt buộc, nhưng để doanh nghiệp có thể phát triển thì vấn đề “thị trường”, vấn đề đầu ra và hình thành nơi trao đổi buôn bán, hình thành trục liên kết... giúp các doanh nghiệp phát triển đột phá là rất quan trọng. Để doanh nghiệp tư nhân là động lực phát triển kinh tế cần thúc đẩy hoàn thiện thể chế thị trường đầy đủ, bởi thị trường là cơ hội tiếp cận kinh doanh, cơ hội tiếp cận đất đai, tiếp cận thông tin, chính sách, quy hoạch...là sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ với các tập đoàn lớn để tiêu thụ sản phẩm, tạo ra chuỗi giá trị. 2.3. Kết quả đạt được của các doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng Phấn đấu đến năm 2020, toàn thành phố có trên 33.000 doang nghiệp hoạt động; đến năm 2025 có trên 42.000 doanh nghiệp hoạt động và đến năm 2030 có treemn 53.000
  8. 410 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP doanh nghiệp hoạt động. Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực doanh nghiệp tư nhân vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đến năm 2020 đạt khoảng 51%- 53%, năm 2025 đạt khoảng 55%- 56% và 2030 đạt khoảng 60%- 65%. UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của doanh nghiệp tư nhân, tạo sự thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với các chủ trương, giải pháp, chính sách phát triển doanh nghiệp tư nhân; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp tư nhân; hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra phối hợp của cấp ủy đảng, nâng cao vai trò của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp Trong tháng 3/2019, toàn thành phố có 252 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 1.015,4 tỷ đồng, giảm 27,17% về số doanh nghiệp và giảm 25,82% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 4,03 tỷ đồng, tăng 1,76% so với cùng kỳ. Số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập mới trong tháng là 89 cơ sở, giảm 31,01% so với cùng kỳ. Tính chung quý I năm 2019, toàn thành phố có 644 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 5.152,8 tỷ đồng, giảm 15,26% về số doanh nghiệp và tăng 28,86% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 8 tỷ đồng, tăng 52,09%. Số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập mới trong năm là 271 cơ sở, giảm 29,61% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến trong tháng 3 năm 2019, thành phố có 9 doanh nghiệp và 65 chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tiến hành thủ tục giải thể. Ba tháng đầu năm 2019, số doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể là 50 và đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh là 166 cơ sở. Về thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: trong tháng 3 năm 2018 đã thực hiện 100 lượt yêu cầu giải trình tình hình hoạt động đối với các doanh nghiệp, thu hồi 30 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tính từ đầu năm, có 420 doanh nghiệp được yêu cầu giải trình tình hình hoạt động, 82 doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của 180 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy: có 66,66% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2019 so với quý IV/2018 tốt lên và giữ ổn định (27,22% doanh nghiệp đánh giá tốt lên và 39,44% doanh nghiệp đánh giá giữ ổn định), 33,34% cho rằng khó khăn hơn. Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lạc quan nhất khi có tới 72,46% doanh nghiệp đánh giá tốt lên và giữ ổn định (30,43% tốt lên, 42,03% giữ ổn định); tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp nhà nước và
  9. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 411 doanh nghiệp ngoài nhà nước cho kết quả lần lượt là 57,14% (21,43% tốt lên; 35,71% giữ ổn định) và 63,91% (25,77% tốt lên và 38,14% giữ ổn định). Trong các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh quý I/2019, có 44,44% doanh nghiệp đánh giá khả năng cạnh tranh cao của hàng hóa trong nước là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; 41,67% doanh nghiệp cho rằng không tuyển dụng được lao động theo yêu cầu làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; 36,11% doanh nghiệp cho rằng nhu cầu thị trường trong nước thấp; 23,33% doanh nghiệp cho rằng tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu cao và 16,67% doanh nghiệp cho rằng lãi suất vay vốn cao là yếu tố quan trọng. Quý II/2019 dự báo tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khả quan, khởi sắc hơn so với quý I/2019, trong đó tỷ lệ số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn, tăng lên tới 61,45%; tỷ lệ doanh nghiệp dự báo ổn định là 24,58% và chỉ có 13,97% doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn. Theo hình thức sở hữu, khu vực doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tốt lên và giữ ổn định ở quý II/2019 cao nhất với 92,86% (trong đó dự báo tốt lên là 71,43% và dự báo ổn định là 21,43%), tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lần lượt là 84,38% và 86,96%. Một số ngành dự báo khả quan về khối lượng sản xuất quý II/2019 tăng lên so với quý I/2019 như: sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống, dệt, sản xuất hóa chất và sản phẩm từ hóa chất, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, thiết bị điện,… KẾT LUẬN Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ; hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; chuyển đổi căn bản sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp; nền kinh tế đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, khác về chất và dựa nhiều hơn vào nâng cao năng suất và đổi mới sáng tạo; những yêu cầu cấp thiết về đảm bảo sự độc lập và tự chủ của nền kinh tế… đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đan xen đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Ðể tận dụng được cơ hội và vượt qua được thách thức đó các doanh nghiệp tư nhân phải là các doanh nghiệp năng động, sáng tạo với năng lực cạnh tranh và tác động lan tỏa cao tới các khu vực kinh tế khác và qua đó tới toàn bộ nền kinh tế. Ðó phải là sự kết hợp hài hòa và hữu cơ giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp/tập đoàn tư nhân lớn, có thương hiệu và năng lực cạnh tranh quốc tế; dẫn đầu trong đổi mới sáng tạo và tăng trưởng; có tác động lôi kéo, thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ khu vực kinh tế tư nhân. Số doanh nghiệp mới thành lập năm sau nhiều hơn năm trước, nguồn lực trong dân đưa vào kinh doanh đạt hàng triệu tỷ đồng mỗi năm, phong trào quốc gia khởi nghiệp thu hút nhiều người trẻ có hoài bão, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, hàng triệu hộ kinh doanh cá thể cũng đang tạo doanh thu lớn hơn, giải quyết công ăn việc làm nhiều hơn… Môi trường kinh doanh thuận lợi, khối doanh nghiệp tư nhân sẽ tự tìm
  10. 412 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP các cơ hội để tăng trưởng, phát triển và bứt phá, cạnh tranh sòng phẳng với doanh nghiệp nước ngoài khi các hiệp định kinh tế đa phương, song phương mới có hiệu lực. Hải Phòng luôn đặt ra vấn đề cải thiện mạnh mẽ hơn nữa thể chế kinh tế, dỡ bỏ hết rào cản về thủ tục, giảm chi phí kinh doanh để tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp tư nhân. Hàng loạt những chương trình hành động cụ thể đã được thực thi một cách rốt ráo, quyết liệt với định hướng quan trọng là phát triển mạnh kinh tế tư nhân nói chung và các doanh nghiệp tư nhân nói riêng; kiến tạo môi trường thuận lợi, cạnh tranh, khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển, mục tiêu tiếp tục phát triển doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Hải Phòng theo hướng lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, góp phần đưa kinh tế - xã hội thành phố phát triển nhanh, bền vững, tạo sự phát triển đột phá, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đồng thời, nâng cao chất lượng hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp tư nhân, xây dựng doanh nghiệp thành phố Hải Phòng có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân có tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. TÀI LIỆU THAM KHÂO 1. Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng, (2018). Báo cáo tổng kết 15 năm quán triệt thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. 2. Cục thống kê thành phố Hải Phòng, (2017). Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng năm 2017. Hải Phòng: Nhà xuất bản Thống kê. 3. Cục thống kê thành phố Hải Phòng, (2018). Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng năm 2018. Hải Phòng: Nhà xuất bản Thống kê. 4. Trịnh Đức Chiều, Nguyễn Văn Thịnh,Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã sẵn sàng cho Công nghiệp 4.0,Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 4+5, tháng 2/2018. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016): “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". 7. Tổng cục Thống kê (2017), Doanh nghiệp Việt Nam 15 năm đầu thế kỷ XII (2000 – 2015), NXB Thống kê, Hà Nội.
nguon tai.lieu . vn