Xem mẫu

  1. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN - HỘI SINH VIÊN TRONG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG, TẠO CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP Nguyễn Thị Thương Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM GIỚI THIỆU Xã hội ngày càng phát triển, kèm với đó là nhu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực. Để có được cơ hội việc làm tốt nhất sau khi ra trường, mỗi sinh viên cần tự trau dồi kiến thức, kỹ năng và thái độ. Thêm vào đó, sinh viên cần mở rộng mối quan hệ, tạo ra cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp, các đơn vị ngoài trường để ngay từ khi còn ngồi trong ghế nhà trường, đã xây dựng được hình ảnh của mình trong mắt nhà tuyển dụng. Điều này đòi hỏi có sự hỗ trợ của nhà trường trong việc liên kết với doanh nghiệp thông qua các hoạt động giao lưu, liên kết. Theo tổ chức Chronicle of Higher Education32, nhà tuyển dụng cần ở sinh viên mới tốt nghiệp là kinh nghiệm bên ngoài kiến thức học thuật như thực tập, việc làm thêm, tình nguyện và các hoạt động ngoại khóa khác. Cũng theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến quý 4/2017, cả nước có 215.300 cử nhân tốt nghiệp đại học thất nghiệp do không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Vậy các yếu tố mà nhà tuyển dụng quan tâm là gì? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các yếu tố đó bao gồm kỹ năng - thái độ, trình độ ngoại ngữ - tin học, kiến thức xã hội và kinh nghiệm thực tiễn. Hiện nay, hầu hết các trường đại học đều thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy người học là trung tâm, áp dụng các phương pháp dạy học theo PBL, Build It… nhằm rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên, tuy nhiên thời gian học trên lớp là chưa đủ. Điều này đòi hỏi cần phải có thêm môi trường rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên cũng như định hướng thái độ phù hợp cho sinh viên sau khi ra trường. Khi sinh hoạt trong môi trường Đoàn – Hội, ngoài các kỹ năng mềm, sinh viên còn rèn luyện được thái độ sống tích cực, tham gia các hoạt động xã hội và sống có trách nhiệm với cộng đồng. Đây là những yếu tố mà các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài chú trọng hàng đầu khi đánh giá hồ sơ xin việc. Nắm bắt vấn đề đó, tác giả đã chọn đề tài Vai trò của Đoàn thanh niên – Hội sinh viên trong rèn luyện kỹ năng, tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp để trình bày tại hội thảo, với hy vọng những ý kiến đóng góp trong đề tài sẽ góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho sinh viên hiện nay. 32 Peter Cappelli (2012), Why Good People Can't Get Jobs: The Skills Gap and what Companies Can Do about it 326
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ NĂNG VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm kỹ năng Kỹ năng là vấn đề từ lâu đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục học nổi tiếng thế kỷ 19 như G.Rutxo, K.D.Usinxki, I.A.Comenxki cũng đã đề cập đến kỹ năng trí tuệ và sự hình thành kỹ năng này. Thế kỷ XX trở lại đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trong đó có Tâm lý - Giáo dục học, vấn đề kỹ năng được quan tâm nhiều hơn. Có người thì cho rằng kỹ năng phản ánh sự thành thạo trong công việc, thể hiện qua năng lực làm việc. Có người lại cho rằng kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức vào thực tiễn, là cách tư duy đúng để tìm ra được phương thức hành động đúng. Theo quan điểm của tác giả, Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. 1.1.2. Khái niệm kỹ năng mềm Cũng tương tự như khái niệm kỹ năng, có nhiều góc nhìn khác nhau về kỹ năng mềm. Tuy nhiên, tựu chung lại, Kỹ năng mềm là một thuật ngữ xã hội học chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người. Kỹ năng mềm là những kỹ năng có liên quan đến việc hòa mình vào, sống với hay tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức. 1.1.3. Khái niệm kỹ năng sống Theo UNESSCO, kỹ năng sống là “những năng lực tâm lý - xã hội liên quan đến kiến thức, thái độ được thể hiện bằng hành vi giúp cá nhân thích nghi và giải quyết hiệu quả các yêu cầu, thách thức của cuộc sống”. Theo Lê Hà Thu (2016), thì kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý - xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống. Những kỹ năng này còn được xem như một biểu hiện quan trọng của khả năng tâm lý - xã hội giúp cho cá nhân thể hiện được chính mình cũng như tạo ra những nội lực cần thiết để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống và phát triển. 1.2. Các kỹ năng cần có của sinh viên Có nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau về kỹ năng, do đó cũng có nhiều cách phân loại khác nhau. Trong nội dung bài nghiên cứu của mình, tác giả chỉ chọn ra những kỹ năng cơ bản cần thiết cho sinh viên, tạo thuận lợi cho sinh viên khi đi xin việc tại các đơn vị tuyển dụng. Cụ thể, các kỹ năng được chia làm 03 nhóm như sau: 327
  3. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… (1) Kỹ năng kỹ thuật: Là nhóm kỹ năng phản ánh chuyên môn nghiệp vụ, bao gồm kiến thức chuyên ngành, khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực tế, khả năng ngoại ngữ - tin học. (2) Kỹ năng mềm: Là nhóm kỹ năng phản ánh cách thích ứng và giải quyết các vấn đề. Bao gồm kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán, kỹ năng ra quyết định, Kỹ năng quản lý thời gian, (3) Kỹ năng sống: Là nhóm kỹ năng sử dụng trong xây dựng và phát triển các mối quan hệ xã hội, bao gồm: Kỹ năng sáng tạo, Kỹ năng điều phối cảm xúc, Kỹ năng giao tiếp. Sự cảm thông, chia sẻ, Sống có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào phát triển nhóm kỹ năng mềm và kỹ năng sống (gọi chung là kỹ năng mềm) trong tác động đến năng lực của sinh viên. 1.3. Tác động của kỹ năng đến khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp Cốt lõi trong giáo dục đại học là “học đi đôi với hành”, gắn “lý thuyết với thực tiễn”, do đó, việc phát triển kỹ năng có tác động rất lớn đến khả năng tìm được việc làm tốt của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Điều này được thể hiện cụ thể qua những khía cạnh: - Giúp sinh viên củng cố kiến thức, khả năng tư duy, tự hoàn thiện các điểm yếu của mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. - Giúp sinh viên quản lý tốt thời gian, có thể sắp xếp công việc học tập và tham gia các hoạt động ngoại khóa. - Giúp sinh viên có tác phong làm việc chuyên nghiệp, tính kỷ luật, khả năng lắng nghe, cảm thông và chia sẻ. 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM VÀ VAI TRÒ CỦA CƠ SỞ ĐOÀN – HỘI HIỆN NAY 2.1. Thực trạng công tác đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên hiện nay 2.1.1. Đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên hiện nay tại các trường đại học - cao đẳng Trên thực tế, việc đào tạo kỹ năng mềm cho Sinh viên đang được các trường đại học hết sức quan tâm, từ việc đổi mới phương pháp giảng dạy đến việc mở các lớp kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm cũng được đưa vào làm tiêu chí đánh giá chuẩn đầu ra của một số chương trình học, nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. Cụ thể, công tác đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên hiện này có những ưu điểm như sau: - Đưa môn học kỹ năng vào chương trình học: Thông qua đề án đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy người học là trung tâm, nhiều trường đã đưa kỹ năng là một trong những chuẩn đầu ra của môn học. Theo đó, những kỹ năng cơ bản mà một sinh viên cần thành thạo khi còn ngồi trong giảng đường là kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tin 328
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC học văn phòng, kỹ năng làm việc nhóm. Ngoài ra, thông qua phương pháp giảng dạy PBL, đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng lãnh đạo… để hoàn thành những project mà giảng viên đứng lớp định hướng từ đầu kỳ. Thêm vào đó, ở một số trường còn có những môn học riêng về kỹ năng mềm, giúp sinh viên trau dồi hơn về kỹ năng. Việc tham gia khóa đào tạo kỹ năng mềm và các hoạt động khác do nhà trường tổ chức đã mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên, giúp sinh viên bổ sung, hoàn thiện các kỹ năng thiết yếu phục vụ công việc học tập và cuộc sống hằng ngày. - Phối hợp với các đơn vị ngoài trường tổ chức định hướng kỹ năng cho Sinh viên: Ngoài việc lồng ghép trong chương trình đào tạo, các trường còn liên kết với các trung tâm, các đơn vị ngoài trường để tổ chức các buổi tư vấn, hội thảo, giao lưu ngoại khóa nhằm hỗ trợ thêm những kỹ năng riêng biệt cho sinh viên. Chẳng hạn, ở trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, định kỳ thực hiện các kỹ năng Viết CV, Kỹ năng khi đi phỏng vấn dành riêng cho Sinh viên năm cuối; Kỹ năng quản lý thời gian khi học đại học dành riêng cho Sinh viên năm nhất. Những chuỗi hội thảo này liên kết với các doanh nghiệp lớn như công ty Bridgestone, công ty đào tạo Kỹ năng Việt… Một số trường thì liên kết đào tạo với các trung tâm, tổ chức Đoàn thể như Trường đoàn Lý Tự Trọng, Nhà văn hoá Thanh niên… Nhìn chung, kỹ năng của sinh viên đã được cải thiện đáng kể so với thời gian trước đây. Đa phần, sinh viên ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong học tập, cuộc sống và nghề nghiệp của mình khi ra trường.Tuy vậy, vẫn còn một số tồn tại trong việc thực hành kỹ năng mềm, cụ thể như sau: - Chương trình đào tạo kỹ năng chưa đồng bộ: Hiện nay, các trung tâm đào tạo kỹ năng mềm rất phổ biến ngoài thị trường với giảng viên nổi tiếng, cơ sở vật chất hiện đại. Tuy nhiên, mức học phí là khá cao và khó đáp ứng được số đông sinh viên. Đặc biệt, quan trọng trong giảng dạy là chương trình học, thì hiện nay chưa có một sự thống nhất trong chương trình đào tạo các kỹ năng mềm mà chủ yếu tự phát theo nhu cầu của người học hoặc tạo các khóa học “hot” để thu hút người học và cấp chứng chỉ cho học viên chứ chưa chú trọng chất lượng. Trong khi đó, các lớp học kỹ năng ở trường thì lại gặp vấn đề về số lượng người học quá đông. Thông thường ở các trường đại học, các lớp kỹ năng mềm dao động từ 35-45 sinh viên/lớp. Việc này khiến cho việc tương tác và thực hành bị hạn chế đi không ít. - Thiếu môi trường cho Sinh viên vận dụng thành thạo các kỹ năng sau khi được học. Điều quan trọng nhất trong sử dụng các kỹ năng là phải được sử dụng hàng ngày để tạo thành thói quen cho sinh viên. Sau mỗi buổi học, sinh viên cần ứng dụng ngay trong học tập và cuộc sống của mình. Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm cần phải có không gian và thời gian để phát huy và thực hành hàng ngày, tự đó mỗi sinh viên mới tự hoàn thiện những hạn chế của mình. Việc sử dụng thành thạo các kỹ năng, ngoài việc được công nhận qua các chứng chỉ kỹ năng mềm còn cần những đánh giá khách quan hơn từ đơn vị 329
  5. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… sử dụng lao động, ví dụ như thành tích từ các cuộc thi, từ các chứng nhận tham gia các chương trình, hoạt động được tổ chức trong nhà trường. - Chưa có tiêu chí đánh giá và xác nhận mức độ cần thiết của từng kỹ năng đối với sinh viên. Hiện việc học kỹ năng cho sinh viên chủ yếu là những kỹ năng cơ bản, hầu hết áp dụng chung cho tất cả mọi người, chứ chưa có những nhóm kỹ năng chuyên biệt áp dụng cho từng đối tượng. Việc học kỹ năng đại trà cũng khiến sinh viên có ít sự lựa chọn cho những kỹ năng mà các bạn thực sự còn yếu. Bên cạnh đó, chưa có một lộ trình cho sinh viên tính toán thời gian hoàn thiện từng kỹ năng của mình. Chẳng hạn, năm nhất nên tập trung vào các kỹ năng sống, nhưng những năm 3-4 đòi hỏi phải có kỹ năng thực hành xã hội, đặc biệt những nhóm kỹ năng như viết CV, viết email xin phỏng vấn… 2.3. Vai trò của cơ sở Đoàn - Hội tại nhà trường trong việc tạo cơ hội việc làm cho sinh viên Việc đào tạo kỹ năng đòi hỏi phải có sự nỗ lực của chính người học, sự quan tâm của đơn vị đào tạo và phối hợp đồng bộ của tất cả các đơn vị có liên quan. Trước thực tế đó, đòi hỏi vai trò của Đoàn thanh niên - Hội sinh viên trường trong việc phối hợp cùng các đơn vị chức năng trong nhà trường để cùng tạo ra nhiều cơ hội hơn cho sinh viên trong việc tiếp cận với việc làm sau khi tốt nghiệp, cụ thể ở 03 khía cạnh: 2.3.1. Chủ động định hướng cho sinh viên trong học tập (1) Hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập: Môi trường học tập đại học đòi hỏi sinh viên vừa phải đảm bảo kết quả học tập ở lớp, vừa tham gia hoạt động ngoại khóa, và còn phải đi làm thêm để tích luỹ kinh nghiệm. Do đó, Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên cần phải định hướng cho sinh viên đưa ra một kế hoạch học tập phù hợp và có tính khoa học, đảm bảo sắp xếp thời gian hợp lý. Mỗi sinh viên cần phải dựa vào kế hoạch giảng dạy của trường đưa ra mà sắp xếp thời gian học tập và sinh hoạt phù hợp, xác định khối lượng bài vở, tài liệu mà mình phải làm việc… nên dành một phần thời gian cho việc tự học, tự tìm tòi nâng cao trình độ và việc rèn luyện kỹ năng mềm. Thông qua Tuần sinh hoạt công dân đầu khoá, tổ chức các buổi báo cáo khoa học, chuyên đề do Đoàn tổ chức về vấn đề xây dựng kế hoạch làm việc nhằm giúp sinh viên quan tâm và có thể định hướng trong việc xây dựng kế hoạch học tập. Trong việc xây dựng kế hoạch học tập, sinh viên cần chú ý việc tự rèn luyện kỹ năng mềm, chú ý ngoại ngữ và tin học để khi ra trường đáp ứng nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó tổ chức Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên cũng cần phải chú trọng đến vai trò của mình là phải làm sao cho sinh viên nhận thức rõ được vai trò, tầm quan trọng của việc lập kế hoạch học tập một cách khoa học và tuân theo kế hoạch đó, chứ không phải lập ra rồi bỏ đó hay lập một đằng, làm một nẻo. Việc này cần thực hiện khách quan, trung thực nhằm giúp sinh viên nâng cao hiệu quả của việu tự học, chủ động sáng tạo trong học 330
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC tập và rèn luyện. Thông qua các chương trình sinh hoạt của tổ chức Đoàn - Hội, các cán bộ Đoàn Hội, đoàn viên sinh viên phải được tập huấn các kỹ năng xây dựng một kế hoạch cho công việc để có thể chủ động xây dựng một kế hoạch công việc, học tập cho bản thân mình. (2) Tham gia định hướng nghề nghiệp cho sinh viên Thực tế, nhiều sinh viên khi đã ngồi trong giảng đường vẫn chưa thực sự xác định được mục tiêu nghề nghiệp sau này, cũng như chưa an tâm với đầu ra của ngành nghề mình đang học. Do đó, Đoàn – Hội cần chủ động định hướng, nắm bắt tâm tư của đoàn viên – thanh niên trường. Thông qua đó, hướng dẫn các bạn tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của riêng mình. Sau khi sinh viên học xong chương trình cơ bản, bắt đầu có sự chọn lựa chyên ngành học lại một lần nữa, vai trò của tổ chức Đoàn – Hội là phải tổ chức các buổi nói chuyện để định hướng nghề nghiệp với sinh viên về mục tiêu đào tạo các chuyên ngành và nhu cầu của xã hội về chuyên ngành sinh viên chọn để có thể giúp sinh viên định nhướng đúng hơn và phù hợp với sinh viên. Đoàn – Hội trường còn là cầu nối giữa sinh viên với các tổ chức trong xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp, thông qua các hoạt động như: Tổ chức cho sinh viên tiếp xúc với doanh nghiệp; Tổ chức các hoạt động thực tế, các đợt tham quan nhằm rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực tế và giúp cho sinh viên có những thông tin hỗ trợ cho việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường; Tổ chức ngày hội tuyển dụng. Đây là cơ hội để sinh viên tiếp cận nhanh hơn với các nhà tuyển dụng. 2.3.2. Tạo môi trường rèn luyện kỹ năng cho sinh viên Trên thực tế, thông qua chuỗi hoạt động phong phú, đa dạng của mình, hoạt động Đoàn – Hội là môi trường rèn luyện kỹ năng tốt nhất cho sinh viên. (1) Rèn luyện kỹ năng thông qua các hoạt động định kỳ Qua quá trình tham gia vào Hội sinh viên, Đoàn thanh niên – tổ chức dành riêng cho sinh viên, các sinh viên sẽ được học hỏi, rèn luyện bản thân trưởng thành hơn về mọi mặt trong cuộc sống, đặc biệt là các kỹ năng mềm. Không những thế, sinh viên còn được cùng tham gia với các bạn khác vào những hoạt động mình yêu thích như võ thuật, âm nhạc, thể thao và hơn hết là được tự mình tổ chức các chương trình, sự kiện, công việc chung của toàn trường hay biến những ý tưởng mà từ trước đến nay vẫn còn ấp ủ thành hiện thực. Thông qua các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, bảo vệ môi trường được tổ chức thường niên đã giúp đỡ Sinh viên có được một sân chơi bổ ích sau những giờ học căng thẳng, đồng thời cũng đã trang bị cho Sinh viên được một lượng kiến thức Các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các chương trình Mùa hè xanh, Xuân tình nguyện… giúp các bạn có thêm kỹ năng sống, sự cảm thông và chia sẻ với mọi người. Đặc thù của hoạt động Đoàn - Hội là những hoạt động tập thể, các sinh viên sẽ phân 331
  7. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… chia nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên phù hợp với năng lực để tạo cơ hội cùng nhau làm việc và giúp đỡ nhau. Thông qua đó, các bạn đã tự thực hành được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng lập kế hoạch. (2) Phát huy vai trò của Câu lạc bộ - Đội - Nhóm Sự đa dạng của các câu lạc bộ - Đội - nhóm giúp sinh viên có nhiều sự lựa chọn theo nhu cầu và sở thích của mình. Mô hình CLB-Đ-N là hình thức tập trung, tạo cơ hội và môi trường sinh hoạt trong giảng đường của sinh viên, là nơi rèn luyện các kỹ năng sống rất hiệu quả trong điều kiện học tập tín chỉ hiện nay. Ngoài các CLB-Đ-N theo sở thích, năng khiếu như câu lạc bộ âm nhạc, CLB võ thuật… thì hầu hết các trường đều có những câu lạc bộ học thuật. Chẳng hạn, tại các khối trường kinh tế, nhiều CLB học thuật thường chú trọng rèn luyện những kỹ năng mềm liên quan đến kinh doanh, quảng cáo bằng cách tổ chức nhiều buổi tọa đàm, hội thảo về các kỹ năng quản lý thời gian, tài chính, tư duy... Tại các trường khối các trường kỹ thuật thì lại các CLB về cơ khí, cơ học, tự động hóa. Đây vừa là cơ hội giao lưu học hỏi, vừa giúp các bạn có những mentor là những người thành đạt, những nhà tuyển dụng làm việc thường xuyên với các bạn. (3) Tạo điều kiện phát huy năng lực bản thân qua các cuộc thi học thuật Các cuộc thi học thuật, các cuộc hội thảo chuyên đề cho sinh viên trên quy mô lớn thực sự có vai trò rất quan trọng. Đây là những hoạt động chính giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, phỏng vấn, khả năng lãnh đạo; hình thành sự tự tin, năng động cần có khi đi làm việc, những kinh nghiệm học được từ những con người thành đạt. Ngoài ra, những hoạt động này còn bổ trợ kiến thức chuyên sâu rất nhiều, hình thành được cách làm việc, quản lý thời gian hiệu quả, hoạt động cộng đồng theo nhóm, làm việc độc lập. (4) Xây dựng được thương hiệu cho Sinh viên qua phong trào Sinh viên 5 tốt “Sinh viên 5 tốt” là danh hiệu cao quý của sinh viên Việt Nam, minh chứng cho sự nỗ lực của các bạn sinh viên trong suốt khoảng thời gian gắn bó với ghế Nhà trường. Đây cũng là tiêu chuẩn của người sinh viên hiện đại gắn với 5 tiêu chí: “Học tập tốt – Đạo đức tốt – Tình nguyện tốt – Hội nhập tốt – Thể lực tốt”. Để đạt được danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, sinh viên phải trải qua một quá trình rèn luyện, phấn đấu về các mặt: học tập, đạo đức, thể lực, tình nguyện và hội nhập trong suốt năm học. Đòi hỏi khả năng lên kế hoạch cho chính bản thân để chinh phục các tiêu chí của danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, rèn luyện cho bản thân ý thức tự giác, chủ động trong học tập, nghiên cứu khoa học; khả năng sắp xếp thời gian hợp lý thông qua việc cân đối thời gian giữa việc học và tham gia các hoạt động xã hội; sự tự tin, chuyên nghiệp khi giao tiếp và sinh hoạt với mọi người, đặc biệt là giao lưu quốc tế. Danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cũng là cơ sở quan trọng cho việc xét chọn học học bổng, du học, vị trí công việc,… Sau nhiều năm triển khai thực hiện, rất nhiều bạn sinh viên 5 tốt 332
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC sau khi tốt nghiệp đã khẳng định được bản thân trước nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Danh hiệu này dần trở nên uy tín và trở thành một trong những tiêu chí lựa chọn ưu tiên khi tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp. 2.4. Đánh giá vai trò của cơ sở Đoàn - Hội tại trường trong rèn luyện kỹ năng hiện nay cho sinh viên Điểm mạnh - Hoạt động của các tổ chức Đoàn - Hội đa dạng và phong phú, ngày càng thu hút được nhiều sinh viên tham gia. - Bước đầu đã có sự liên kết với các tổ chức ngoài xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp, tạo gắn kết giữa sinh viên với doanh nghiệp. - Đóng góp tích cực trong việc rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng cho sinh viên trường, tạo sân chơi lành mạnh cho sinh viên ngoài những giờ học căng thẳng. Tồn tại - Nhiều sinh viên chưa biết đến vai trò rèn luyện kỹ năng thông qua các hoạt động đoàn hội, mà chỉ suy nghĩ vào tham gia để giải trí. - Các hoạt động hiện tại đôi khi còn đi vào lối mòn, chưa đáp ứng được nhu cầu trong thời đại mới, dẫn đến không cạnh tranh với những trò giải trí khác. Nguyên nhân - Chưa tập trung vào những đối tượng cụ thể, mà là những hoạt động chung mang tính chất tự nguyện cho sinh viên. - Chưa có cơ chế đánh giá mức độ thành thạo các kỹ năng sau khi tham gia các hoạt động Đoàn – Hội. - Chưa truyền thông tốt đến sinh viên lợi ích khi tham gia các hoạt động sẽ giúp nâng cao kỹ năng, tạo cơ hội việc làm tốt hơn trong tương lai 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Để phát huy được vai trò hỗ trợ sinh viên trong rèn luyện kỹ năng, nhằm tạo cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên trong tương lai đòi hỏi các cơ sở Đoàn – Hội cần phát huy điểm mạnh và khắc phục những tồn tại, từng bước gắn rèn luyện kỹ năng thông qua chương trình hoạt động của mình. Một số vấn đề cần tập trung giải quyết trong giai đoạn hiện nay cụ thể như sau: - Xây dựng các chương trình rèn luyện kỹ năng chuyên biệt, các hoạt động dành riêng cho sinh viên các khóa, các ngành khác nhau, nhằm giúp sinh viên định hướng được giai đoạn nào cần hoàn thiện kỹ năng gì. 333
  9. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… - Đa dạng các CLB-Đ-N là chưa đủ, cần có những định hướng phù hợp, hướng tới chuyên nghiệp hóa các CLB-Đ-N. Điều này giúp cho Sinh viên tiệm cận với yêu cầu kỹ năng mà các doanh nghiệp đòi hỏi, tạo cơ hội cho sinh viên tiếp xúc với môi trường chuyên nghiệp - Tham mưu cơ chế cho Đảng ủy – BGH cấp các chứng nhận hoàn thiện kỹ năng cho sinh viên khi tham gia và hoàn thành các hoạt động của Sinh viên, giúp sinh viên bổ sung CV khi đi xin việc. - Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn – Hội để tiếp cận được nhiều hơn với sinh viên, giúp sinh viên định hướng tốt ngay từ những năm đầu để sử dụng thời gian học tập tại trường một cách hiệu quả nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Kim Ánh (2012), Rèn luyện kĩ năng dạy học theo hướng tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên khoa Hóa học ngành sư phạm ở các trường đại học, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội. 2. Trần Thị Minh Đức (Chủ nhiệm đề tài, 2012), Báo cáo tổng kết đề tài Xây dựng mô hình hoạt động của cố vấn học tập trong đào tạo tín chỉ ở trường đại học Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp đặc biệt Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số QGTĐ.10.14. 3. Đặng Thành Hưng (2010), “Nhận diện và đánh giá kĩ năng”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 62 tháng 11/2010, tr. 25-28. 4. Đặng Thành Hưng, Trần Thị Tố Oanh (2014), “Bản chất và đặc điểm của kỹ năng xã hội”, kì 1, tháng 01, Khoa học giáo dục, số 100 tr. 9-10, 38. 5. Nguyễn Mai Hương (2011), Quản lý quá trình dạy học theo học chế tín chỉ trong các trường đại học ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Bùi Ngọc Lâm (2014), Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Thái Nguyên. 7. Nguyễn Đăng Minh (2018), Xây dựng mô hình đào tạo và tự đào tạo kỹ năng cho sinh viên đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 42-50. 8. Lê Hà Thu (2016), Quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên sư phạm theo hướng tiếp cận năng lực, Luận án thạc sĩ khoa học giáo dục, Viện khoa học và giáo dục Việt Nam. 334
nguon tai.lieu . vn